Thác Mây hay còn gọi là thác tình yêu nằm giữa một thung lũng núi ở bản Đăng Thượng, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành. Thác thuộc vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương, cách TP Thanh Hoá hơn 100 km và cách Hà Nội khoảng 140 km. Đây là một trong những thác nước hùng vĩ, cảnh đẹp nguyên sơ nhất ở xứ Thanh.
Hiển thị các bài đăng có nhãn thác. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thác. Hiển thị tất cả bài đăng
3 thg 8, 2022
Thác nước ven rừng Cúc Phương
Thác Mây nằm giữa núi rừng thuộc huyện Thạch Thành, mang vẻ đẹp nguyên sơ, mùa hè thu hút đông du khách thưởng ngoạn.
'Tiểu Sa Pa' của xứ Nghệ
Mường Lống, thuộc huyện biên giới Kỳ Sơn, được ví như Đà Lạt hay 'tiểu Sa Pa của xứ Nghệ' vì mùa hè nhiệt độ chỉ ở mức 22-28 độ C.
Ngụy Đình Kỳ, người gốc Nghệ An, cuối tháng 6 có dịp về quê hội khóa 20 năm ngày ra trường. Anh từng nghe rất nhiều về Mường Lống nhưng đây là lần đầu tiên có cơ hội tới đây.
"Tôi đến Mường Lống vào một buổi chiều tháng 6 với cái nắng cháy da, cháy thịt của miền Trung. Thế nhưng khi bước chân qua cổng trời Mường Lống tôi như lạc vào không gian khác với khí trời mát lạnh dễ chịu, không thua Đà Lạt hay Sa Pa", Kỳ cho hay.
Ngụy Đình Kỳ, người gốc Nghệ An, cuối tháng 6 có dịp về quê hội khóa 20 năm ngày ra trường. Anh từng nghe rất nhiều về Mường Lống nhưng đây là lần đầu tiên có cơ hội tới đây.
"Tôi đến Mường Lống vào một buổi chiều tháng 6 với cái nắng cháy da, cháy thịt của miền Trung. Thế nhưng khi bước chân qua cổng trời Mường Lống tôi như lạc vào không gian khác với khí trời mát lạnh dễ chịu, không thua Đà Lạt hay Sa Pa", Kỳ cho hay.
2 thg 8, 2022
Cuốn hút cụm thác Gia Long - thác Lụa
Cụm thác Gia Long – thác Lụa nằm trên sông Sêrêpốk thuộc địa phận xã Đắk Sôr (Krông Nô) và một phần thuộc xã Ð'ray Sáp, huyện Krông Ana (Ðắk Lắk).
Thác Gia Long được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết với câu chuyện kể vua Bảo Đại cưỡi voi đến nơi đây, vì quá cảm kích trước vẻ đẹp của thác nên đã lấy tên vị vua đầu tiên của triều Nguyễn (Gia Long) đặt cho nơi này…
Còn thác Lụa cách thác Gia Long khoảng 200m, có dòng chảy bắt nguồn từ các khe đá, rừng cây (dài khoảng 20m, cao khoảng 3m xếp thành các tầng) thuộc rừng đặc dụng cảnh quan Ð'ray Sáp. Thác có nước trong, chảy tựa dải lụa, dịu êm. Ðến với thác Lụa, du khách như được đi vào một không gian thiên nhiên mênh mông, hoang sơ, cảm nhận bản thân như là người đầu tiên đặt chân đến nơi đây...
Thác Gia Long được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết với câu chuyện kể vua Bảo Đại cưỡi voi đến nơi đây, vì quá cảm kích trước vẻ đẹp của thác nên đã lấy tên vị vua đầu tiên của triều Nguyễn (Gia Long) đặt cho nơi này…
Còn thác Lụa cách thác Gia Long khoảng 200m, có dòng chảy bắt nguồn từ các khe đá, rừng cây (dài khoảng 20m, cao khoảng 3m xếp thành các tầng) thuộc rừng đặc dụng cảnh quan Ð'ray Sáp. Thác có nước trong, chảy tựa dải lụa, dịu êm. Ðến với thác Lụa, du khách như được đi vào một không gian thiên nhiên mênh mông, hoang sơ, cảm nhận bản thân như là người đầu tiên đặt chân đến nơi đây...
14 thg 7, 2022
Thác Xăng, Thác Mây – vẻ đẹp hùng vĩ nơi biên cương Xứ Lạng
Hồ thủy điện Thác Xăng nằm trên địa phận giáp ranh giữa 3 xã: Hồng Phong (huyện Bình Gia), Bắc La (huyện Văn Lãng) và Hùng Việt (huyện Tràng Định). Hồ rộng gần 300 ha với các dãy núi, đồi lớn nhỏ cùng hệ thống thác, hang động đẹp ẩn sâu bên trong, đặc biệt có Thác Mây với 5 tầng thác hùng vĩ, cảnh quan hoang sơ.
Hiện nay, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đang tập trung hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Thác Xăng -Thác Mây để trình UBND tỉnh công nhận điểm du lịch vào cuối năm 2021.
Hiện nay, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đang tập trung hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Thác Xăng -Thác Mây để trình UBND tỉnh công nhận điểm du lịch vào cuối năm 2021.
13 thg 7, 2022
Khám phá thác Bậc Tình Yêu trên Mẫu Sơn
Thác Bậc Tình Yêu là một dòng thác nhỏ nằm trên km số 9, thuộc thôn Khuổi Tẳng, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình. Gây ấn tượng nhờ dòng nước mát lạnh trong vắt chảy qua nhiều bậc đá lạ mắt cũng như dễ tìm và khám phá, từ lâu thác đã trở thành một địa điểm ko thể thiếu trong những chuyến khám phá Mẫu Sơn của du khách thập phương.
12 thg 7, 2022
Thác Sông Môn ẩn mình trong rừng sâu
Chỉ cách TP Phan Thiết 40 km, nhưng thác Sông Môn vẫn còn xa lạ với hầu hết du khách.
Thác Sông Môn nước trong vắt, chảy quanh năm trong khu rừng già ở xã Hàm Cần (huyện Hàm Thuận Nam). Đây là khu vực ít người biết đến, chỉ dân bản địa và lực lượng bảo vệ rừng mới thường vào.
Để khám phá thắng cảnh này, từ phố biển Phan Thiết, du khách di chuyển bằng ôtô hoặc xe máy theo tuyến Phú Hội - Mương Mán lên vùng cao Hàm Cần. Hiện nay, tuyến đường nhựa mới làm, khá thuận lợi cho các phương tiện di chuyển. Sau chặng đường 30 km, đến thôn 3, xã Hàm Cần, bạn sẽ thấy những căn nhà vách tre đơn sơ, trên đường có những phụ nữ dân tộc Rai địa phương mang gùi lên rẫy. Cuối làng, cánh rừng xanh ngát dần hiện ra trước mắt.
Kề bên Trạm bảo vệ rừng Mỹ Thạnh có một con đường đất, chính là nơi du khách có thể xuất phát vào rừng bằng xe máy khám phá ngọn thác bí ẩn trên quãng đường khoảng hơn chục km. Hai bên đường, cây rừng thẳng tắp, các thảm tre nứa che bóng mát, tiếng chim rừng gọi bầy, theo gió núi vọng về...
Anh Trọng, người Rai (Raglai) cư ngụ trong làng, nhân viên bảo vệ rừng tại đây cho biết, con đường mòn đi vào thác đã có từ thời xưa. Trước đây, dân làng thường theo đường này đi săn thú, chặt đọt mây, bắt cá suối... về làm lương thực. Mỗi khi trời tối chưa kịp về, họ thường chặt tre làm lán, ngủ lại bên bờ suối. "Khu này có nhiều cây môn rừng, nên người xưa đã đặt tên cho dòng suối lớn này là Sông Môn", anh Trọng giải thích xuất xứ địa danh.
Từ cửa rừng vào đến thác khoảng 9 km chủ yếu là đường bằng, ít dốc, dễ đi. Đến đoạn không thể vượt lên nữa, du khách dựng xe dưới gốc cây tung cổ thụ, lội bộ thêm gần một km, qua vài đoạn dốc đá khó đi. Càng đi, càng nghe rõ hơn tiếng thác đổ.
Bám dây rừng, lội ngược vách đá trên khe nước mát trong, chẳng mấy chốc du khách sẽ nhìn thấy thác Sông Môn hiện ra trước mặt. Một dải nước trong lành đổ xuống từ độ cao hơn 12 m. Gió rừng đẩy những hạt nước li ti bắn tỏa ra, mát rượi. Dưới thác sông Môn còn có hai đoạn thác nhỏ khác, nếu nhìn ngược lên trông giống như ba đoạn lụa nối liền đang uyển chuyển trong vạt nắng rừng.
Những ai có đam mê chụp những bức ảnh nguyên sơ về núi rừng có lẽ đây là nơi lý tưởng. Hồ nước dưới chân thác rộng chừng 40 m², sâu không quá đầu người, an toàn cho dân thị thành thích trầm mình dưới dòng nước mát.
Trên các vách đá quanh thác, rễ cây thòng xuống đong đưa theo nhịp thác đổ, các loài rêu, dương xỉ, hoa rừng cũng bám vào khe đá vươn lên sức sống mới. Dưới tán rừng có những nơi đất bằng rất thuận lợi để cắm trại nghỉ trưa hoặc ngủ đêm trong rừng.
Đến đây, du khách còn có thể khám phá các cánh rừng già với đủ loài cây quý như: trắc, gõ, bằng lăng, săng đá, căm xe... đang được bảo vệ. Có những cây cổ thụ cao 30 m, gốc to năm người ôm không hết.
Hiện thác Sông Môn nằm trong lâm phận của Trạm bảo vệ rừng Mỹ Thạnh thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Đây là ngọn thác đẹp nhất nằm trong lõi vùng giáp ranh 3 huyện Hàm Thuận Nam, Tánh Linh và Hàm Tân.
Ông Phạm Tuấn Anh, Trưởng trạm bảo vệ rừng Mỹ Thạnh, cho biết năm ngoái có một nhóm du khách chuyên khám phá núi rừng từ Sài Gòn tình cờ đến đây, họ không ngờ ở gần Mũi Né - Phan Thiết lại có một thác nước tự nhiên đẹp như vậy. "Họ nói nếu được đầu tư, thắng cảnh này sẽ thu hút đông du khách vì chỉ cách điểm nối cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết chưa tới 20 km", ông Tuấn Anh nói.
Trưởng trạm bảo vệ rừng Mỹ Thạnh cũng cho biết đang đề xuất lập phương án đưa thắng cảnh thác Sông Môn vào khai thác du lịch gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Thác Sông Môn nước trong vắt, chảy quanh năm trong khu rừng già ở xã Hàm Cần (huyện Hàm Thuận Nam). Đây là khu vực ít người biết đến, chỉ dân bản địa và lực lượng bảo vệ rừng mới thường vào.
Ông Phạm Tuấn Anh, Trưởng trạm Mỹ Thạnh vào kiểm tra rừng trong thác Sông Môn. Ảnh: Việt Quốc
Để khám phá thắng cảnh này, từ phố biển Phan Thiết, du khách di chuyển bằng ôtô hoặc xe máy theo tuyến Phú Hội - Mương Mán lên vùng cao Hàm Cần. Hiện nay, tuyến đường nhựa mới làm, khá thuận lợi cho các phương tiện di chuyển. Sau chặng đường 30 km, đến thôn 3, xã Hàm Cần, bạn sẽ thấy những căn nhà vách tre đơn sơ, trên đường có những phụ nữ dân tộc Rai địa phương mang gùi lên rẫy. Cuối làng, cánh rừng xanh ngát dần hiện ra trước mắt.
Kề bên Trạm bảo vệ rừng Mỹ Thạnh có một con đường đất, chính là nơi du khách có thể xuất phát vào rừng bằng xe máy khám phá ngọn thác bí ẩn trên quãng đường khoảng hơn chục km. Hai bên đường, cây rừng thẳng tắp, các thảm tre nứa che bóng mát, tiếng chim rừng gọi bầy, theo gió núi vọng về...
Anh Trọng, người Rai (Raglai) cư ngụ trong làng, nhân viên bảo vệ rừng tại đây cho biết, con đường mòn đi vào thác đã có từ thời xưa. Trước đây, dân làng thường theo đường này đi săn thú, chặt đọt mây, bắt cá suối... về làm lương thực. Mỗi khi trời tối chưa kịp về, họ thường chặt tre làm lán, ngủ lại bên bờ suối. "Khu này có nhiều cây môn rừng, nên người xưa đã đặt tên cho dòng suối lớn này là Sông Môn", anh Trọng giải thích xuất xứ địa danh.
Anh Trọng, nhân viên bảo vệ rừng (người dân tộc Rai) nói tên thác gắn liền với loài môn rừng, một cây ăn được của dân bản xứ. Ảnh: Việt Quốc
Từ cửa rừng vào đến thác khoảng 9 km chủ yếu là đường bằng, ít dốc, dễ đi. Đến đoạn không thể vượt lên nữa, du khách dựng xe dưới gốc cây tung cổ thụ, lội bộ thêm gần một km, qua vài đoạn dốc đá khó đi. Càng đi, càng nghe rõ hơn tiếng thác đổ.
Bám dây rừng, lội ngược vách đá trên khe nước mát trong, chẳng mấy chốc du khách sẽ nhìn thấy thác Sông Môn hiện ra trước mặt. Một dải nước trong lành đổ xuống từ độ cao hơn 12 m. Gió rừng đẩy những hạt nước li ti bắn tỏa ra, mát rượi. Dưới thác sông Môn còn có hai đoạn thác nhỏ khác, nếu nhìn ngược lên trông giống như ba đoạn lụa nối liền đang uyển chuyển trong vạt nắng rừng.
Những ai có đam mê chụp những bức ảnh nguyên sơ về núi rừng có lẽ đây là nơi lý tưởng. Hồ nước dưới chân thác rộng chừng 40 m², sâu không quá đầu người, an toàn cho dân thị thành thích trầm mình dưới dòng nước mát.
Trên các vách đá quanh thác, rễ cây thòng xuống đong đưa theo nhịp thác đổ, các loài rêu, dương xỉ, hoa rừng cũng bám vào khe đá vươn lên sức sống mới. Dưới tán rừng có những nơi đất bằng rất thuận lợi để cắm trại nghỉ trưa hoặc ngủ đêm trong rừng.
Đến đây, du khách còn có thể khám phá các cánh rừng già với đủ loài cây quý như: trắc, gõ, bằng lăng, săng đá, căm xe... đang được bảo vệ. Có những cây cổ thụ cao 30 m, gốc to năm người ôm không hết.
Thác Sông Môn nằm trong rừng Hàm Cần, cách Phan Thiết 40 km. Ảnh: Việt Quốc
Hiện thác Sông Môn nằm trong lâm phận của Trạm bảo vệ rừng Mỹ Thạnh thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Đây là ngọn thác đẹp nhất nằm trong lõi vùng giáp ranh 3 huyện Hàm Thuận Nam, Tánh Linh và Hàm Tân.
Ông Phạm Tuấn Anh, Trưởng trạm bảo vệ rừng Mỹ Thạnh, cho biết năm ngoái có một nhóm du khách chuyên khám phá núi rừng từ Sài Gòn tình cờ đến đây, họ không ngờ ở gần Mũi Né - Phan Thiết lại có một thác nước tự nhiên đẹp như vậy. "Họ nói nếu được đầu tư, thắng cảnh này sẽ thu hút đông du khách vì chỉ cách điểm nối cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết chưa tới 20 km", ông Tuấn Anh nói.
Trưởng trạm bảo vệ rừng Mỹ Thạnh cũng cho biết đang đề xuất lập phương án đưa thắng cảnh thác Sông Môn vào khai thác du lịch gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Việt Quốc
2 thg 7, 2022
Cắm trại trốn nóng ở Thái Nguyên
Cách Hà Nội khoảng 80 km, khu vực thác Ngao - Thái Nguyên là một trong những điểm cắm trại mới hút khách.
18 thg 6, 2022
Chiêm ngưỡng Ma Hao - thác nước lọt top đẹp ảo diệu nhất Việt Nam
Với vẻ đẹp hoang sơ, dòng nước mát trong, thác Ma Hao ở miền Tây tỉnh Thanh Hóa bất ngờ lọt top 7 thác nước đẹp ảo diệu của Việt Nam.
2 thg 6, 2022
Con thác muốn tham quan phải đi thuyền
Thác Khuổi Nhi nằm giữa rừng già, bao quanh là hồ thủy điện Tuyên Quang, cách duy nhất để đến thác là đi thuyền.
20 thg 5, 2022
Thác Ma Hao - một trong top 7 thác nước đẹp ảo diệu của Việt Nam
Lọt top 7 thác nước đẹp ảo diệu của Việt Nam, thác Ma Hao (huyện Lang Chánh) hứa hẹn trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn tại Thanh Hóa.
26 thg 3, 2022
Thác Y Hai - điểm đến hấp dẫn
Thời gian gần đây, thác Y Hai trở thành điểm đến quen thuộc của không ít người dân xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông bởi không khí trong lành, lại mang ý nghĩa tâm linh.
Đường đến thác Y Hai
Trong một dịp công tác ở huyện Tu Mơ Rông, qua lời giới thiệu bằng hình ảnh về thác Y Hai, xã Măng Ri của một người anh, tôi đã “phải lòng” ngay từ tấm hình đầu tiên. Cùng với lời mời gọi “đường dễ đi lắm” đã thôi thúc tôi phải “mục sở thị” vẻ đẹp quyến rũ của thác.
Chọn một ngày nghỉ cuối tuần, tôi quyết định tìm đến thác Y Hai. Xuất phát từ thành phố Kon Tum, sau gần 2 tiếng chạy xe, vượt qua cung đường dài lộng gió, tôi đến xã Măng Ri. Để tìm đường đến thác và nghe những câu chuyện thú vị về con thác này, lãnh đạo xã Măng Ri đã dẫn tôi đến nhà già làng A Nít ở thôn Long Láy, người được xem là thổ địa nơi đây.
Đường đến thác Y Hai
Trong một dịp công tác ở huyện Tu Mơ Rông, qua lời giới thiệu bằng hình ảnh về thác Y Hai, xã Măng Ri của một người anh, tôi đã “phải lòng” ngay từ tấm hình đầu tiên. Cùng với lời mời gọi “đường dễ đi lắm” đã thôi thúc tôi phải “mục sở thị” vẻ đẹp quyến rũ của thác.
Chọn một ngày nghỉ cuối tuần, tôi quyết định tìm đến thác Y Hai. Xuất phát từ thành phố Kon Tum, sau gần 2 tiếng chạy xe, vượt qua cung đường dài lộng gió, tôi đến xã Măng Ri. Để tìm đường đến thác và nghe những câu chuyện thú vị về con thác này, lãnh đạo xã Măng Ri đã dẫn tôi đến nhà già làng A Nít ở thôn Long Láy, người được xem là thổ địa nơi đây.
7 thg 1, 2022
Thác suối kỳ thú giữa lòng rừng già Quảng Ninh
Không chỉ có biển xanh thơ mộng, Quảng Ninh còn sở hữu những vùng rừng núi bạt ngàn, ẩn giấu nhiều ngọn thác, dòng suối hoang sơ và kỳ thú.
14 thg 12, 2021
Kỳ vĩ thác nước cao hơn 150m giữa núi rừng miền tây xứ Nghệ
Thác nước có độ cao hơn 150m mang vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ vĩ ở xứ Nghệ.
1 thg 12, 2021
Côi Trô- “Nàng công chúa ngủ quên”
Thác Trô thuộc địa bàn thôn 1 (làng Kon Đó – Kon Đôi), xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy. Theo cách gọi của người Xơ Đăng, “côi” có nghĩa là thác nước, còn “Trô” là chỉ tên riêng. Thác có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và gần như còn ít người biết đến. Có người ví thác Trô như một “nàng công chúa ngủ quên”, bởi nó cuốn hút bất kỳ ai từng đặt chân đến đây.
Trong chuyến công tác đến xã Đăk Kôi, tôi tình cờ biết đến thác Trô qua một người dân tại chỗ và nảy ra ý định khám phá con thác này vào một ngày gần nhất. Tuy nhiên, qua 3 lần liên hệ với UBND xã, tôi đành ngậm ngùi tạm gác lại kế hoạch. Bởi những ngày gần đây, do mưa lớn thường xuyên, làm cho mực nước sông dâng cao nên không thể đến thác được.
Mãi gần đây, khi mùa khô đến, mưa giảm dần, tôi mới được thỏa mãn mong ước của mình.
Từ thành phố Kon Tum, tôi mất khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ để đến thôn 1, xã Đăk Kôi. Nhờ liên hệ từ trước, A Nóc và A Niên – cán bộ xã chờ tôi ở đó. Sau đôi lời chào hỏi, tôi theo A Nóc và A Niên khám phá thác Trô.
Trong chuyến công tác đến xã Đăk Kôi, tôi tình cờ biết đến thác Trô qua một người dân tại chỗ và nảy ra ý định khám phá con thác này vào một ngày gần nhất. Tuy nhiên, qua 3 lần liên hệ với UBND xã, tôi đành ngậm ngùi tạm gác lại kế hoạch. Bởi những ngày gần đây, do mưa lớn thường xuyên, làm cho mực nước sông dâng cao nên không thể đến thác được.
Mãi gần đây, khi mùa khô đến, mưa giảm dần, tôi mới được thỏa mãn mong ước của mình.
Từ thành phố Kon Tum, tôi mất khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ để đến thôn 1, xã Đăk Kôi. Nhờ liên hệ từ trước, A Nóc và A Niên – cán bộ xã chờ tôi ở đó. Sau đôi lời chào hỏi, tôi theo A Nóc và A Niên khám phá thác Trô.
1 thg 10, 2021
Chiêm ngưỡng "thác Bản Giốc thu nhỏ" tuyệt đẹp ở Cao Bằng
Nằm tại huyện Hạ Lang, thác Hoa là điểm du lịch, trải nghiệm mới mẻ cho du khách. Dòng nước trong xanh và núi non hùng vĩ giúp khung cảnh thác Hoa không hề thua kém thác Bản Giốc nổi tiếng.
Xuôi theo dòng Quây Sơn từ thác Bản Giốc về hướng cửa khẩu Lý Vạn (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang), du khách sẽ đến với thác Hoa hay thác Thoong Lài, theo cách gọi dân dã của người dân địa phương. Ngoài ra nếu đi từ thị trấn Thanh Nhật của huyện Hạ Lang, du khách di chuyển theo hướng chợ Bằng Ca, tiếp tục đi về cửa khẩu Lý Vạn khoảng 3km nữa là đến thác Hoa.
Xuôi theo dòng Quây Sơn từ thác Bản Giốc về hướng cửa khẩu Lý Vạn (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang), du khách sẽ đến với thác Hoa hay thác Thoong Lài, theo cách gọi dân dã của người dân địa phương. Ngoài ra nếu đi từ thị trấn Thanh Nhật của huyện Hạ Lang, du khách di chuyển theo hướng chợ Bằng Ca, tiếp tục đi về cửa khẩu Lý Vạn khoảng 3km nữa là đến thác Hoa.
4 thg 7, 2021
Ngỡ ngàng trước thác Bring
“Em đã bao giờ nghe đến thác Bring chưa? Đây là một trong những thác nước hùng vĩ và hoang sơ trên địa bàn huyện Kon Rẫy, gần như chưa có sự tác động bởi con người. Nếu có dịp, em hãy tự mình trải nghiệm xem sao, chị nghĩ địa điểm này sẽ không làm em thất vọng đâu”. Lời giới thiệu ngắn gọn của một đồng nghiệp trong chuyến tác nghiệp đã khơi dậy sự tò mò, tính hiếu kỳ và tôi có chuyến trải nghiệm với thác Bring.
Từ UBND xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy đi dọc theo Tỉnh lộ 677 khoảng 4 km rồi rẽ trái, chúng tôi men theo con đường đất tiến vào thác Bring. Ngay từ khoảng cách còn rất xa, chúng tôi đã nghe được tiếng ầm ầm thác đổ, át cả tiếng xe máy đang di chuyển trên đường. Chỉ như vậy, đủ để mỗi người chúng tôi mường tượng sự hùng vĩ, kích thước, độ cao thác nước mà chúng tôi đang hướng đến. Điều đặc biệt là xuyên suốt cả chặng đường vào thác, chúng tôi không gặp bất kỳ bóng dáng của một khách du lịch nào, điều này càng củng cố thêm niềm tin về việc thác nước còn hoang sơ, chưa bị con người tác động.
Chạy chừng khoảng gần 3 km, thác nước Bring hiện lên trước mắt chúng tôi với dáng vẻ hùng vĩ, uy nghi, sừng sững giữa rừng.
Từ UBND xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy đi dọc theo Tỉnh lộ 677 khoảng 4 km rồi rẽ trái, chúng tôi men theo con đường đất tiến vào thác Bring. Ngay từ khoảng cách còn rất xa, chúng tôi đã nghe được tiếng ầm ầm thác đổ, át cả tiếng xe máy đang di chuyển trên đường. Chỉ như vậy, đủ để mỗi người chúng tôi mường tượng sự hùng vĩ, kích thước, độ cao thác nước mà chúng tôi đang hướng đến. Điều đặc biệt là xuyên suốt cả chặng đường vào thác, chúng tôi không gặp bất kỳ bóng dáng của một khách du lịch nào, điều này càng củng cố thêm niềm tin về việc thác nước còn hoang sơ, chưa bị con người tác động.
Chạy chừng khoảng gần 3 km, thác nước Bring hiện lên trước mắt chúng tôi với dáng vẻ hùng vĩ, uy nghi, sừng sững giữa rừng.
20 thg 6, 2021
Ầm ào thác nước H'Mun
Thác H’Mun thuộc địa phận làng Tơ Drăh, xã Bar Măih, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Thác có 2 tầng riêng biệt đổ từ bậc cao đến thấp với dòng chảy rộng. Tầng thứ nhất có các bậc đá trải rộng và thấp nên nước chảy êm nhẹ. Tầng thứ hai cao chừng 20 m có các bậc đá nhấp nhô tạo dòng nước đổ từ trên cao xuống tung làn sương mát rượi với âm thanh ầm ào lan tỏa cả khu rừng, ẩn chứa nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ của đại ngàn.
Vào mùa mưa, dòng nước từ thượng nguồn đổ về tạo nên dòng nước trắng xóa, bồng bềnh huyền ảo, sống động. Vào mùa khô, nước ít hơn, dòng thác trở nên hiền hòa, êm đềm. Các khối đá trên dòng chảy cũng nhô ra, loang lổ, đủ mọi hình thù độc đáo.
Xung quanh thác là vách núi sừng sững với nhiều loại cây rừng đan xen. Dưới chân thác là các khối đá trải dài sẽ thích hợp cho du khách làm điểm dừng chân tổ chức các buổi picnic, vui chơi cùng gia đình giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Vào mùa mưa, dòng nước từ thượng nguồn đổ về tạo nên dòng nước trắng xóa, bồng bềnh huyền ảo, sống động. Vào mùa khô, nước ít hơn, dòng thác trở nên hiền hòa, êm đềm. Các khối đá trên dòng chảy cũng nhô ra, loang lổ, đủ mọi hình thù độc đáo.
Xung quanh thác là vách núi sừng sững với nhiều loại cây rừng đan xen. Dưới chân thác là các khối đá trải dài sẽ thích hợp cho du khách làm điểm dừng chân tổ chức các buổi picnic, vui chơi cùng gia đình giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Trải nghiệm cùng thác Yon Tok
Thác Yon Tok thuộc địa phận xã Ia Glai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Nơi đây có sự góp mặt của 3 dòng thác: thác chính ở giữa ầm ào ngày đêm và 2 thác phụ ở hai bên như suối tóc muôn đời chảy mãi. Khi những tia nắng cuối ngày chiếu xuống, thác Yon Tok tựa như dải lụa mềm mại, bồng bềnh trôi.
17 thg 4, 2021
Hoang sơ thác Liêng Nung
Nằm bên Quốc lộ 28, chỉ cách Tp. Gia Nghĩa khoảng 8km, thác Liêng Nung nằm ẩn mình giữa thung lũng núi rừng hoang sơ, trên địa bàn buôn N’riêng, xã Đăk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đăk Nông) thu hút du khách đến trải nghiệm, khám phá.
Truyền thuyết kể rằng, Liêng Nung là thác nước duy nhất của dòng suối Đăk Nia, bắt nguồn từ những khu rừng thiêng nên nước trong vắt, ăm ắp đổ trắng xóa quanh năm. Theo tiếng địa phương thì Liêng là thác, còn Nung là nơi nghỉ ngơi.
Vào thời xa xưa, khi xảy ra hạn hán thì toàn bộ cây rừng và vật nuôi chết vô kể, tuy nhiên chỉ có động vật, cây cối ở dòng suối Đăk Nia thì sống được, từ đó người người kéo đến đây để uống nước. Sau này, nơi đây trở thành một biểu tượng mà người Đắk Nông vô cùng coi trọng, bảo tồn cho đến ngày nay, trở thành một điểm đến mà nhiều du khách quan tâm.
Thác Liêng Nung gồm ba cụm, cụm thác chính lớn nhất cao khoảng 30m, đổ xuống suối Đăk Nia bên dưới. Nhìn từ xa, con thác hiện ra đầy ấn tượng với hình dáng của một dải lụa trắng vắt dọc trên vách đá cheo leo. Thác đổ qua trần hang là những khối đá lục giác xếp liền kề nhau như một tổ ong đặc khổng lồ, trong hang thảm thực vật xanh mướt.
Truyền thuyết kể rằng, Liêng Nung là thác nước duy nhất của dòng suối Đăk Nia, bắt nguồn từ những khu rừng thiêng nên nước trong vắt, ăm ắp đổ trắng xóa quanh năm. Theo tiếng địa phương thì Liêng là thác, còn Nung là nơi nghỉ ngơi.
Vào thời xa xưa, khi xảy ra hạn hán thì toàn bộ cây rừng và vật nuôi chết vô kể, tuy nhiên chỉ có động vật, cây cối ở dòng suối Đăk Nia thì sống được, từ đó người người kéo đến đây để uống nước. Sau này, nơi đây trở thành một biểu tượng mà người Đắk Nông vô cùng coi trọng, bảo tồn cho đến ngày nay, trở thành một điểm đến mà nhiều du khách quan tâm.
Thác Liêng Nung gồm ba cụm, cụm thác chính lớn nhất cao khoảng 30m, đổ xuống suối Đăk Nia bên dưới. Nhìn từ xa, con thác hiện ra đầy ấn tượng với hình dáng của một dải lụa trắng vắt dọc trên vách đá cheo leo. Thác đổ qua trần hang là những khối đá lục giác xếp liền kề nhau như một tổ ong đặc khổng lồ, trong hang thảm thực vật xanh mướt.
24 thg 9, 2020
Dray Nur, Dray Sap – Bản hùng ca Tây Nguyên
Sự kiến tạo của địa chất qua hàng triệu năm cùng với thiên tình sử mang tính sử thi của người Ê Đê đã ban tặng cho vùng đất giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hai ngọn thác hoang sơ, kì vĩ và lãng mạn nhất vùng đất đỏ Tây Nguyên huyền thoại. Đó là thác Đray Nur (thác Vợ) và thác Đray Sap (thác Chồng).
Thác Dray Nur nằm ở địa phận buôn Kuốp, xã Dray Sap, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Cách đó một quãng không xa, du khách đi bộ qua cây cầu dây văng bằng thép sơn đỏ điệu đà và xuyên thêm đoạn đường rừng ngắn nữa là đến thác Dray Sap thuộc xã Nam Hà, huyện Krông Knô, tỉnh Đắk Nông.Dray Nur và Dray Sap là hai ngọn thác đẹp nhất nằm trên dòng sông Serepok của Tây Nguyên hùng vĩ. Truyền thuyết của người Ê Đê ở Tây Nguyên kể rằng, xa xưa dòng sông Serepok chỉ một dòng chảy quanh co giữa đại ngàn. Thuở ấy, có một chàng trai buôn Kuốp đem lòng yêu một cô gái người ở buôn bên kia sông, nhưng do hai gia tộc có mối hiềm khích nên hai người không đến được với nhau. Buồn tình đôi trai gái đã cùng gieo mình xuống sông Serepok để mong được ở bên nhau trọn đời. Tức giận trước sự ích kỉ của dân làng, Giàng (ông Trời) đã nổi giông gió chia tách sông Serepok thành hai dòng, cắt đường qua lại giữa hai buôn. Hai nhánh sông ấy mang hai cái tên là sông Krông Ana (còn gọi là sông Cái) sinh ra ngọn thác Dray Nur (còn gọi là thác Vợ), và sông Krông Knô (sông Đực) sinh ra thác Dray Sáp (còn gọi là thác Chồng). Từ bấy đến nay, thác Vợ - thác Chồng luôn nằm gần nhau, quấn quýt chung dòng nước chẳng bao giờ rời.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)