Trên quốc lộ 1K từ TPHCM về Biên Hòa, lúc sắp đến cầu Hóa An du khách sẽ nhìn thấy bên tay phải có một khuôn viên yên bình rợp bóng cây xanh, đó là Quan Âm Tu viện. Ngôi chùa này có vị trí rất đẹp, phía trước là dòng sông Đồng Nai, phía sau là núi Châu Thới, cảnh quan yên bình tĩnh lặng, với những rặng cây cao. Quan Âm tu viện là Tổ đình của Liên tông Tịnh độ Non bồng, là nơi liên hệ của 172 cơ sở thờ tự trên toàn quốc cùng một môn phong pháp phái, một Thầy Tổ với danh nghĩa tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, Niệm Phật Đường.
Nếu bạn là khách phương xa đến Biên Hòa, đây là một nơi tôn nghiêm có nhiều ý nghĩa với người kính ngưỡng Phật pháp; một nơi có nhiều cảnh quan kiến trúc, điêu khắc đẹp mắt, hài hòa; một điểm đến vãn cảnh yên bình, thơ mộng với người yêu thiên nhiên. Với người sống ở Biên Hòa, đây ngoài việc là nơi viếng chùa lễ Phật của Phật tử còn là nơi đến để có những phút giây yên ả tạm quên đi những náo nhiệt ồn ào nơi phố thị.
30 thg 6, 2018
Khám phá nghề làm gốm Gia Thủy
Xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng với làng nghề gốm truyền thống có tuổi đời hơn 50 năm. Đến nay, làng nghề gốm Gia Thủy không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.
Theo các nghệ nhân của làng, gốm Gia Thủy có tiền thân là gốm Long Thịnh. Năm 1959, một số thợ gốm ở Thanh Hoá đã di cư về đây và mở lò gốm để làm các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt như nồi, niêu, chum, vại. Từ đó, làng gốm Gia Thuỷ ra đời. Đến năm 2007, làng gốm Gia Thủy được công nhận là làng nghề truyền thống. Hơn 50 năm đã trôi qua nhưng gốm Gia Thủy vẫn giữ được nét riêng biệt bởi những sản phẩm đơn sơ, mộc mạc và không kém phần tinh tế do những người thợ gốm nơi đây tạo nên.
Theo các nghệ nhân của làng, gốm Gia Thủy có tiền thân là gốm Long Thịnh. Năm 1959, một số thợ gốm ở Thanh Hoá đã di cư về đây và mở lò gốm để làm các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt như nồi, niêu, chum, vại. Từ đó, làng gốm Gia Thuỷ ra đời. Đến năm 2007, làng gốm Gia Thủy được công nhận là làng nghề truyền thống. Hơn 50 năm đã trôi qua nhưng gốm Gia Thủy vẫn giữ được nét riêng biệt bởi những sản phẩm đơn sơ, mộc mạc và không kém phần tinh tế do những người thợ gốm nơi đây tạo nên.
Người thợ đang nhào đất.
Nhà mồ Ba Na - những giá trị văn hoá
Kiến trúc nhà mồ của người Ba Na mang đầy tính giao cảm âm - dương và rất gần gũi với buôn làng. Bởi họ tin rằng, có một thế giới người chết tồn tại song hành với cuộc sống dương gian.
Vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc
Theo quan niệm của người Ba Na, chết là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác - thế giới của hồn ma. Chính vì vậy, họ tạc ra những bức tượng gỗ với nhiều hình thù khác nhau để tiễn đưa và trông coi linh hồn cho người chết.
Nhà mồ được xây dựng bằng những vật liệu và kiến trúc hoàn toàn thô sơ, chỉ có hệ thống kết nối bằng gá, buộc chứ không có hệ thống kèo, mộng. Vật liệu xây dựng chỉ có gỗ nứa, lá mà không dùng gạch; công cụ xây dựng chỉ có dao, rìu mà không có cưa… Chính điều đó tạo cho nhà mồ một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự nhiên nguyên thủy.
Theo quan niệm của người Ba Na, chết là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác - thế giới của hồn ma. Chính vì vậy, họ tạc ra những bức tượng gỗ với nhiều hình thù khác nhau để tiễn đưa và trông coi linh hồn cho người chết.
Nhà mồ được xây dựng bằng những vật liệu và kiến trúc hoàn toàn thô sơ, chỉ có hệ thống kết nối bằng gá, buộc chứ không có hệ thống kèo, mộng. Vật liệu xây dựng chỉ có gỗ nứa, lá mà không dùng gạch; công cụ xây dựng chỉ có dao, rìu mà không có cưa… Chính điều đó tạo cho nhà mồ một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự nhiên nguyên thủy.
Độc đáo kiến trúc nhà mồ Ba Na.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp nghệ thuật từ cát
“Thủ đô resort” Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận không chỉ nổi tiếng với những khu nghỉ dưỡng lý tưởng cùng các loại hình du lịch hấp dẫn, mà du khách trong nước và quốc tế từ lâu còn được biết đến Công viên tượng cát Forgotten Land - một điểm đến độc đáo, mang đặc trưng của một miền gió cát.
Điều đầu tiên mọi người thường nghĩ khi nhắc đến địa danh Mũi Né chính là những đồi cát vàng óng, mịn màng, nằm yên bình dưới cái nắng, cái gió của một vùng biển xanh trong mát. Những đồi cát được tạo hóa tạo hình nên nhiều hình hài như được sắp đặt sẵn mà trí não con người có thể thỏa sức tưởng tượng. Giờ đây, ngoài điểm du lịch nổi tiếng mà thiên nhiên ban tặng cho Mũi Né như Đồi Cát hay Bàu Trắng, du khách còn có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật “độc nhất vô nhị” từ cát trong Công viên tượng cát Forgotten Land, được biết đến là công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới.
Các nhà khoa học quốc tế sau một thời gian dài khảo sát cát Mũi Né đã khẳng định chất lượng cát nơi đây hoàn toàn đạt yêu cầu để làm nguyên liệu cho nghệ thuật điêu khắc trên cát. Loại hình này tuy khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã rất phổ biến trên thế giới. Để hình thành nên công viên tượng cát, các nghệ nhân điêu khắc cát từ 15 quốc gia trên thế giới bao gồm: Hà Lan, Canada, Italia, Brazil, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đã được mời về để trực tiếp thực hiện những tác phẩm điêu khắc trên cát.
Điều đầu tiên mọi người thường nghĩ khi nhắc đến địa danh Mũi Né chính là những đồi cát vàng óng, mịn màng, nằm yên bình dưới cái nắng, cái gió của một vùng biển xanh trong mát. Những đồi cát được tạo hóa tạo hình nên nhiều hình hài như được sắp đặt sẵn mà trí não con người có thể thỏa sức tưởng tượng. Giờ đây, ngoài điểm du lịch nổi tiếng mà thiên nhiên ban tặng cho Mũi Né như Đồi Cát hay Bàu Trắng, du khách còn có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật “độc nhất vô nhị” từ cát trong Công viên tượng cát Forgotten Land, được biết đến là công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới.
Các nhà khoa học quốc tế sau một thời gian dài khảo sát cát Mũi Né đã khẳng định chất lượng cát nơi đây hoàn toàn đạt yêu cầu để làm nguyên liệu cho nghệ thuật điêu khắc trên cát. Loại hình này tuy khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã rất phổ biến trên thế giới. Để hình thành nên công viên tượng cát, các nghệ nhân điêu khắc cát từ 15 quốc gia trên thế giới bao gồm: Hà Lan, Canada, Italia, Brazil, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đã được mời về để trực tiếp thực hiện những tác phẩm điêu khắc trên cát.
Công viên tượng cát Forgotten Land được hoàn thành sau một năm thực hiện.
Đìu hiu nhà cổ Trần Ngọc Du
Nhà cổ Trần Ngọc Du là công trình có giá trị về mặt lịch sử và nghệ thuật kiến trúc. Nếu không có biện pháp bảo tồn, quản lý một cách bài bản, di tích này có nguy cơ bị quên lãng
Chúng tôi đến thăm ngôi nhà cổ Trần Ngọc Du (phường Tân Vạn, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) vào một ngày đầu tháng 6. Ngôi nhà hơn trăm năm tuổi từng được UNESCO trao “Giải thưởng công trạng kiến trúc nhà Việt cổ” (năm 2004) và UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh (năm 2005). Thế nhưng, di tích này đang rơi vào tình trạng “cửa đóng then cài” và có dấu hiệu xuống cấp.
Được kiến trúc sư Nhật trùng tu tỉ mỉ
Ngôi nhà do cụ Trần Ngọc Du (1862-1932), vốn là tri huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa (cũ) xây dựng từ năm 1900 trên mảnh đất hương hỏa của dòng tộc họ Trần, có tổng diện tích sử dụng khoảng 1.200 m2, mặt tiền hướng ra sông Đồng Nai, mặt hậu dựa lưng vào núi Sảnh, thuận theo thuyết bền vững của phong thủy. Nhà được xây dựng theo dạng nhà rọi, có 3 gian, 2 chái; mái lợp ngói âm dương, nền lót gạch tàu do cụ Trần Ngọc Du trực tiếp chỉ đạo toán thợ mộc Thủ Dầu Một và Biên Hòa vào rừng tuyển gần 200 cây gỗ quý các loại làm cột, xuyên, đòn tay, rui và xẻ ván để trang trí nội thất. Toàn bộ số gạch lát nền và ngói âm dương được đặt mua ở các lò gốm vùng Tân Vạn, đá tảng dùng kê chân cột được khai thác từ núi Sảnh. Riêng việc chạm trổ các họa tiết nơi cánh én, khuôn bông, đầu các vì kèo, cửa buồng, khánh thờ, bàn thờ theo các mô típ dân gian, như: tùng - lộc, cúc - bướm, trúc - mai... được làm rất cẩn trọng, tỉ mỉ trong suốt 2 năm.
Chúng tôi đến thăm ngôi nhà cổ Trần Ngọc Du (phường Tân Vạn, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) vào một ngày đầu tháng 6. Ngôi nhà hơn trăm năm tuổi từng được UNESCO trao “Giải thưởng công trạng kiến trúc nhà Việt cổ” (năm 2004) và UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh (năm 2005). Thế nhưng, di tích này đang rơi vào tình trạng “cửa đóng then cài” và có dấu hiệu xuống cấp.
Được kiến trúc sư Nhật trùng tu tỉ mỉ
Ngôi nhà do cụ Trần Ngọc Du (1862-1932), vốn là tri huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa (cũ) xây dựng từ năm 1900 trên mảnh đất hương hỏa của dòng tộc họ Trần, có tổng diện tích sử dụng khoảng 1.200 m2, mặt tiền hướng ra sông Đồng Nai, mặt hậu dựa lưng vào núi Sảnh, thuận theo thuyết bền vững của phong thủy. Nhà được xây dựng theo dạng nhà rọi, có 3 gian, 2 chái; mái lợp ngói âm dương, nền lót gạch tàu do cụ Trần Ngọc Du trực tiếp chỉ đạo toán thợ mộc Thủ Dầu Một và Biên Hòa vào rừng tuyển gần 200 cây gỗ quý các loại làm cột, xuyên, đòn tay, rui và xẻ ván để trang trí nội thất. Toàn bộ số gạch lát nền và ngói âm dương được đặt mua ở các lò gốm vùng Tân Vạn, đá tảng dùng kê chân cột được khai thác từ núi Sảnh. Riêng việc chạm trổ các họa tiết nơi cánh én, khuôn bông, đầu các vì kèo, cửa buồng, khánh thờ, bàn thờ theo các mô típ dân gian, như: tùng - lộc, cúc - bướm, trúc - mai... được làm rất cẩn trọng, tỉ mỉ trong suốt 2 năm.
Di tích nhà cổ Trần Ngọc Du
29 thg 6, 2018
Bên trong làng dệt chiếu cói trăm năm ở Phú Yên
Vùng đất Tuy An, Phú Yên nổi tiếng với các sản phẩm thủ công từ chiếu cói suốt hàng trăm năm qua.
Tại làng Phú Tân, chiếu cói không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng mà còn tiêu thụ ra các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Thời tiết trong vùng khô nóng nên chiếu cói với nguyên liệu tự nhiên giúp giấc ngủ ngon hơn.
Đủ món ngon từ nhum - đặc sản bổ dưỡng từ biển đảo Lý Sơn
Nhắc đến đảo Lý Sơn là nhắc đến thiên đường ẩm thực từ biển cả như: cá, ốc, rong biển, tôm hùm… Trong đó, cầu gai (nhum biển) là một trong những món ấn tượng nhất mà bất cứ du khách nào cũng muốn tìm ăn khi đến vùng biển đảo Lý Sơn.
Nhum biển có hình thù kỳ quái, dưới bàn tay khéo léo của ngư dân xứ đảo đã mang đến cho du khách hương vị độc đáo, ngon khó quên.
Mùa sinh sản của nhum bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch. Nhum thường sống các gành đá ven biển, thức ăn chủ yếu của cầu gai là phù du, chính vì vậy, để bắt được nhum, người ta phải dùng móc sắt để giật cho nhum rơi ra. Người bắt nhum phải rất khéo léo và nhẹ tay bởi chỉ cần đánh động mạnh, nhum sẽ tự vệ bằng cách bắn gai để tự vệ và sẽ bám chắc trên vách đá, không thể nào gỡ ra được.
Nhum biển có hình thù kỳ quái, dưới bàn tay khéo léo của ngư dân xứ đảo đã mang đến cho du khách hương vị độc đáo, ngon khó quên.
Mùa sinh sản của nhum bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch. Nhum thường sống các gành đá ven biển, thức ăn chủ yếu của cầu gai là phù du, chính vì vậy, để bắt được nhum, người ta phải dùng móc sắt để giật cho nhum rơi ra. Người bắt nhum phải rất khéo léo và nhẹ tay bởi chỉ cần đánh động mạnh, nhum sẽ tự vệ bằng cách bắn gai để tự vệ và sẽ bám chắc trên vách đá, không thể nào gỡ ra được.
Nhum là món ngon nhiều du khách tìm ăn khi đến đảo Lý Sơn. Ảnh: I.T
5 địa điểm lý tưởng ‘thu gọn’ Vũng Tàu trong tầm mắt
Ngắm nhìn thành phố từ 5 cao điểm này là một trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi du lịch Vũng Tàu.
Cách Sài Gòn chừng 2 tiếng đi xe, Vũng Tàu là lựa chọn thích hợp cho chuyến du lịch hè ngắn ngày hoặc cuối tuần. Không dừng lại ở thú vui tắm biển và thưởng thức hải sản, thành phố này còn nhiều điều hấp dẫn khác như khám phá thành phố từ trên cao. 5 địa điểm đắc địa sau là gợi ý để bạn không bỏ lỡ trải nghiệm thú vị này. Ảnh: @gauutrucc_112.
Rừng vải cổ thụ sai trĩu quả giữa đảo Cát Bà
Rừng vải thiều 1.300 gốc sai trĩu quả giữa vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng đang chín đỏ, du khách có thể rẽ vào tham quan miễn phí.
Thanh Hà (Hải Dương) được mệnh danh là đất vải thiều, nhưng để có cả một rừng vải cổ với đường kính thân lên tới cả mét, vài ba người ôm thì chỉ có ngoài đảo Cát Bà, Hải Phòng.
28 thg 6, 2018
Không trùng tên, nhưng trùng người
TPHCM có rất nhiều con đường trùng tên,theo thống kê thì có đến hơn 200 con đường. Bên cạnh đó, có những con đường tuy không trùng tên nhưng... trùng người. Hai trường hợp quen thuộc nhất là cặp đường Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh và Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Ở trường hợp đầu thì ông Đinh Bộ Lĩnh thuở hàn vi ở Bình Thạnh, đến chừng lên làm vua lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng thì chuyển hộ khẩu sang quận 1 ngay. Trường hợp Quang Trung - Nguyễn Huệ thì ngược lại, thuở còn áo vải mang tên Nguyễn Huệ thì ở ngay khu vực trung tâm quận 1, nhưng khi lên ngôi hoàng đế Quang Trung thì chuyển sang tận Gò Vấp.
Ở trường hợp đầu thì ông Đinh Bộ Lĩnh thuở hàn vi ở Bình Thạnh, đến chừng lên làm vua lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng thì chuyển hộ khẩu sang quận 1 ngay. Trường hợp Quang Trung - Nguyễn Huệ thì ngược lại, thuở còn áo vải mang tên Nguyễn Huệ thì ở ngay khu vực trung tâm quận 1, nhưng khi lên ngôi hoàng đế Quang Trung thì chuyển sang tận Gò Vấp.
Nguyễn Huệ ở quận 1
Kẻ mộng mơ
Ở Đà Lạt, qua thời gian người ta chợt nhận ra rằng những nghệ sĩ tử tế xứ này đều là những kẻ đơn độc (có người chịu không nổi phải bỏ chạy!). Và kẻ đơn độc nhất hiện nay có tên là Lữ Trúc Phương, hành nghề vẽ nhà vẽ cửa...
KTS Lữ Trúc Phương
Ông là một kiến trúc sư “có tiếng” ở phố núi du lịch sang trọng này. Hằng ngày tôi thấy ông lầm lũi đi về trong bộ đồ nâu xám cũ kỹ, trên một ngọn đồi ở ấp Hồng Lạc, cạnh ngôi chùa sư nữ nhỏ rêu phong trên đường Phạm Hồng Thái.
Ông không nói chuyện với ai, kể cả khi ở quầy bán báo bà Chương (cửa hàng báo trên 40 năm ở đường Ba Tháng Hai), mà chủ yếu dồn tất cả cho cuộc độc thoại trường kỳ với căn phòng ngợp các bản thiết kế, tranh, tượng gỗ, sách, máy tính... Nhìn vào không gian sống ở căn phòng 20m2 kia đủ nhận ra nỗi cô đơn, tự kỷ, trầm tĩnh (và chịu đựng), cùng vẻ ẩn sĩ của một kiến trúc sư kỳ dị giữa buổi cuộc sống đang tốc hành, nhốn nháo thực dụng...
Ông không nói chuyện với ai, kể cả khi ở quầy bán báo bà Chương (cửa hàng báo trên 40 năm ở đường Ba Tháng Hai), mà chủ yếu dồn tất cả cho cuộc độc thoại trường kỳ với căn phòng ngợp các bản thiết kế, tranh, tượng gỗ, sách, máy tính... Nhìn vào không gian sống ở căn phòng 20m2 kia đủ nhận ra nỗi cô đơn, tự kỷ, trầm tĩnh (và chịu đựng), cùng vẻ ẩn sĩ của một kiến trúc sư kỳ dị giữa buổi cuộc sống đang tốc hành, nhốn nháo thực dụng...
Đường lên trăng - kiến trúc bước ra từ cổ tích
KTS Lữ Trúc Phương nổi tiếng từ thập niên 90 của thế kỷ 20 với 2 công trình “Nhà trăm mái” và “Đường lên trăng”. Với ý tưởng dựa vào các câu chuyện truyền thuyết về lịch sử và cổ tích Việt Nam, khắc họa cả những vật liệu truyền thống về kiến trúc là tre, trúc, gỗ, đá, gốm… con gái ông đang tiếp tục triển khai ý tưởng của ba mình để hoàn thiện công trình hình chữ “đ” kỳ bí mang tên “Đường lên trăng”…
Nơi đây sẽ có một nàng Trăng
26 thg 6, 2018
Ấn tượng Cu Vai
Bản Cu Vai giữa ngát xanh. Ảnh. Từ Thức
Mùa trứng cá chuồn
Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày hè, tôi vẫn thường “săn” trứng cá chuồn để bữa cơm gia đình có thêm chút vị quê hương.
Quê tôi ở làng biển An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi). Lúc còn nhỏ, nghỉ hè được về quê chơi, các bác thường cho tôi lên thuyền gỗ chạy vòng vòng xem câu cá, kéo lưới. Con thuyền nhỏ lướt một mạch ra biển, bốn bề là nước, phóng tầm mắt ra xa chỉ nhìn thấy đường chân trời như vạch kẻ chỉ phân chia biển, trời.
Quê tôi ở làng biển An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi). Lúc còn nhỏ, nghỉ hè được về quê chơi, các bác thường cho tôi lên thuyền gỗ chạy vòng vòng xem câu cá, kéo lưới. Con thuyền nhỏ lướt một mạch ra biển, bốn bề là nước, phóng tầm mắt ra xa chỉ nhìn thấy đường chân trời như vạch kẻ chỉ phân chia biển, trời.
Món trứng cá chuồn chiên.
Nơi khỉ đùa bên sóng
Đàn khỉ rượt đuổi nhau trên những ngọn cây gây náo loạn cả xóm, cây lá tả tơi như vừa qua một trận bão lớn. Chiều phai nắng, chúng biểu diễn trò đánh đu trên ngọn tre thu hút nhiều người đến xem và cổ vũ. Tre uốn cong nghiêng ngã sau những cú vươn nhảy - chụp bám, cảnh tượng trông như màn trình diễn xiếc. Khi đói, chúng nhảy ùm xuống biển lặn bắt hải sản rồi ăn ngon lành…
Chớm hạ, những cơn gió phiêu bồng và phóng đãng mơn man trên da thịt như dìu lòng người vào cõi thiên thai. Tôi đeo máy ảnh rong ruổi xe máy về Sa Huỳnh (Đức Phổ) để ghi lại hình ảnh “con cháu Tôn Ngộ Không” nơi đảo khỉ, vùng núi đồi nằm giữa làng và biển cả bao la.
“Phá như khỉ”
Bao đời, cư dân trong thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) luôn sống chan hòa và giàu lòng hiếu khách. Nghe tôi hỏi chuyện đàn khỉ trú trên núi cạnh làng, nhiều người vui vẻ: “Chúng phá phách nhưng cũng lắm chuyện vui!”.
Chớm hạ, những cơn gió phiêu bồng và phóng đãng mơn man trên da thịt như dìu lòng người vào cõi thiên thai. Tôi đeo máy ảnh rong ruổi xe máy về Sa Huỳnh (Đức Phổ) để ghi lại hình ảnh “con cháu Tôn Ngộ Không” nơi đảo khỉ, vùng núi đồi nằm giữa làng và biển cả bao la.
“Phá như khỉ”
Bao đời, cư dân trong thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) luôn sống chan hòa và giàu lòng hiếu khách. Nghe tôi hỏi chuyện đàn khỉ trú trên núi cạnh làng, nhiều người vui vẻ: “Chúng phá phách nhưng cũng lắm chuyện vui!”.
Một chú khỉ vừa rời khỏi hang
25 thg 6, 2018
Mê hoặc điệu Bài Chòi miền Trung bộ
Loại hình nghệ thuật dân gian Bài Chòi đã phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch đặc sắc với các hình thức Hô Bài Chòi, Hội đánh Bài Chòi, Bài Chòi chiếu, Bài Chòi ghế... được các tầng lớp nhân dân miền Trung vô cùng yêu thích và đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Điệu hát sáng tạo của người lao động
Theo lưu truyền, từ xa xưa, người nông dân vùng Trung bộ dựng những cái chòi trên đồng ruộng có treo trống, mõ, phèng la... để canh giữ thú rừng ra phá hoại hoa màu. Khi có thú rừng tới thì đồng loạt các chòi đánh trống mõ đuổi thú và khi yên tĩnh thì họ hò hát với nhau cho vui. Trên cơ sở ấy, đã hình thành hát Bài Chòi, tức là ngồi trên chòi hát theo tên con bài. Từ đó nhân dân lao động miền Trung phát triển thành Hội Bài Chòi và hát có bài bản, có nhạc đệm.
Theo tiến trình lịch sử, Bài Chòi trở thành hội của người dân miền Trung mỗi dịp lễ, Tết. Bộ Bài Chòi có 30 thẻ, thường có 9 chòi được dựng lên. Anh Hiệu (người diễn xướng trong Bài Chòi) bốc trúng thẻ bài nào sẽ hát kể một câu chuyện vui để đưa đến đích là tên thẻ bài đó. Ai trúng được cả 3 thẻ bài sẽ là người thắng cuộc, được nhận bao lì xì, được chúc rượu…
Điệu hát sáng tạo của người lao động
Theo lưu truyền, từ xa xưa, người nông dân vùng Trung bộ dựng những cái chòi trên đồng ruộng có treo trống, mõ, phèng la... để canh giữ thú rừng ra phá hoại hoa màu. Khi có thú rừng tới thì đồng loạt các chòi đánh trống mõ đuổi thú và khi yên tĩnh thì họ hò hát với nhau cho vui. Trên cơ sở ấy, đã hình thành hát Bài Chòi, tức là ngồi trên chòi hát theo tên con bài. Từ đó nhân dân lao động miền Trung phát triển thành Hội Bài Chòi và hát có bài bản, có nhạc đệm.
Theo tiến trình lịch sử, Bài Chòi trở thành hội của người dân miền Trung mỗi dịp lễ, Tết. Bộ Bài Chòi có 30 thẻ, thường có 9 chòi được dựng lên. Anh Hiệu (người diễn xướng trong Bài Chòi) bốc trúng thẻ bài nào sẽ hát kể một câu chuyện vui để đưa đến đích là tên thẻ bài đó. Ai trúng được cả 3 thẻ bài sẽ là người thắng cuộc, được nhận bao lì xì, được chúc rượu…
Nghệ thuật dân gian Bài Chòi là loại hình sân khấu ca kịch đặc sắc được các tầng lớp nhân dân miền Trung yêu thích và được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh Tất Sơn
Bí quyết săn nấm mối cả triệu đồng một kg ở miền Tây
Những tay săn nấm bắt đầu hành trình đi tìm đặc sản "bạc triệu" khi trời vừa chớm nắng sau những ngày mưa nặng hạt.
Đây là loại nấm tự nhiên, không thể trồng được và thường xuất hiện gần những tổ mối đất trong vườn. Loại mối này làm tổ nơi đất cao ráo, có nhiều cây mục. Khi trời mưa dầm kéo dài nhiều ngày, loại mối này tiết ra một chất men xung quanh tổ, đến khi trời nắng thì nấm từ những nơi này sẽ mọc lên thành từng đám, có khi kéo dài vài mét. Biết được đặc điểm này, người dân đi săn nấm mối phải dậy từ lúc trời còn khuya, xách đèn đi dò tìm khắp nơi trong vườn.
Về xứ Quảng thưởng thức canh rau ranh ốc đá
Đồng bào miền núi phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có câu: “Rau ranh, ốc đá/ Là cá nậu nguồn”. Vì xa biển nên loại thực phẩm phổ biến được xem như cá của người nậu nguồn nơi đây là rau ranh, ốc đá. Có nhiều cách chế biến ốc đá và rau ranh. Trong đó, thơm ngon độc đáo nhất là món canh rau ranh ốc đá.
Ở miền núi xứ Quảng, rau ranh và ốc đá có quanh năm nhưng ngon nhất là vào thời gian từ mùa xuân đến giữa mùa hè. Lúc này, rau ranh tươi non, ít đắng. Còn ốc thì thịt nhiều và ngọt. Mùa này lên các huyện Trà Bồng, Tây Trà, Bắc Trà My, Tiên Phước…, không khó để tìm được ốc đá, rau ranh. Nếu ghé lại nhà người dân, du khách thường sẽ được mời dùng cơm với canh rau ranh, ốc đá.
Nguyên liệu chính để nấu canh rau ranh ốc đá.
Ở miền núi xứ Quảng, rau ranh và ốc đá có quanh năm nhưng ngon nhất là vào thời gian từ mùa xuân đến giữa mùa hè. Lúc này, rau ranh tươi non, ít đắng. Còn ốc thì thịt nhiều và ngọt. Mùa này lên các huyện Trà Bồng, Tây Trà, Bắc Trà My, Tiên Phước…, không khó để tìm được ốc đá, rau ranh. Nếu ghé lại nhà người dân, du khách thường sẽ được mời dùng cơm với canh rau ranh, ốc đá.
Ngọt ngon hến kình sông Thoa
Bột nêm đủ đầy vị cay, mặn, ngọt quyện với vị chua của tắc (quả quất) làm cho thịt hến thêm dai và ngọt mềm. Lần đầu thưởng thức hến luộc chấm với bột nêm cùng ít nước tắc khiến tôi ngỡ ngàng. Chợt thấy lòng lâng lâng vui sướng tựa lúc thả thuyền lững lờ trôi thưởng ngoạn cảnh sắc trên dòng sông Thoa hiền hòa và thơ mộng.
Sông Thoa, chi lưu của dòng Vệ giang, khởi nguồn giữa hai huyện Nghĩa Hành và Mộ Đức. Khi vào địa phận Đức Phổ, dòng sông này lại góp thêm nước của cả ba dòng Trà Câu, sông Trường và Lò Bó trước khi ra biển, nên được xem là sông mẹ.
Bao suối khe, kênh rạch đôi miền xuôi - ngược hòa nước chung dòng, tạo vẻ thơ mộng cho sông Thoa trước khi đổ ra biển lớn qua cửa biển Mỹ Á. Nơi cuối dòng sông lượng thủy sản khá phong phú, nuôi sống bao đời dân quê hiền hòa và hiếu khách.
Sông Thoa, chi lưu của dòng Vệ giang, khởi nguồn giữa hai huyện Nghĩa Hành và Mộ Đức. Khi vào địa phận Đức Phổ, dòng sông này lại góp thêm nước của cả ba dòng Trà Câu, sông Trường và Lò Bó trước khi ra biển, nên được xem là sông mẹ.
Bao suối khe, kênh rạch đôi miền xuôi - ngược hòa nước chung dòng, tạo vẻ thơ mộng cho sông Thoa trước khi đổ ra biển lớn qua cửa biển Mỹ Á. Nơi cuối dòng sông lượng thủy sản khá phong phú, nuôi sống bao đời dân quê hiền hòa và hiếu khách.
Đĩa hến luộc chấm bột nêm vắt tí nước tắc.
Bí ẩn con đèo chết chóc ở Khánh Hòa
Đèo Rù Rì thuộc phường Vĩnh Hải (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Theo người dân địa phương, tên đèo gắn với tên loài chim sinh sống quanh những ngọn đồi gần khu vực. Khi chiều tối, loài chim này cất tiếng kêu nghe rất thảm thiết, sau đó là những tiếng rù dài trong cổ họng nên có tên gọi chim rù rì.
Ngoài ra, còn tồn tại luồng ý kiến khác về xuất xứ của tên đèo, cho rằng ngọn đèo cao lại ngoằn ngoèo, xe cộ đi qua đều rất chậm, nên dân trong vùng gọi là đèo Rù Rì. Di chuyển chậm vậy nhưng tai nạn vẫn cứ xảy ra. Người dân vùng đèo đã chứng kiến nhiều cái chết thương tâm, họ gọi đoạn đèo tang tóc này là cung đường “ma ám”. May mắn con đèo này nay đã không còn được sử dụng bởi đã có đường tránh thay thế. Giờ đây, nó chỉ còn là nơi cho dân phượt lang thang tìm cảm giác lạ.
Ngoài ra, còn tồn tại luồng ý kiến khác về xuất xứ của tên đèo, cho rằng ngọn đèo cao lại ngoằn ngoèo, xe cộ đi qua đều rất chậm, nên dân trong vùng gọi là đèo Rù Rì. Di chuyển chậm vậy nhưng tai nạn vẫn cứ xảy ra. Người dân vùng đèo đã chứng kiến nhiều cái chết thương tâm, họ gọi đoạn đèo tang tóc này là cung đường “ma ám”. May mắn con đèo này nay đã không còn được sử dụng bởi đã có đường tránh thay thế. Giờ đây, nó chỉ còn là nơi cho dân phượt lang thang tìm cảm giác lạ.
24 thg 6, 2018
Ngôi chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam ở Sài Gòn
Chùa Vạn Đức hơn 50 năm tuổi sau khi được xây dựng thêm, trở thành chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam với 43,5 m.
Chùa Vạn Đức (đường Tô Ngọc Vân, quận Thủ Đức, TP HCM) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 15 km, được xây dựng từ năm 1954. Chùa nằm trên khu đất rộng vốn là của một gia đình giàu có trong vùng hiến tặng cả đất và nhà.
Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp
Nhà báo Pháp François Sully đã ghi lại cuộc sống của người dân Sài Gòn cách đây nửa thế kỷ qua một bộ ảnh.
François Sully được biết đến là một nhà báo Pháp nổi tiếng trong chiến tranh tại Việt Nam và đã dành 24 năm làm việc tại Đông Dương.
Vào những năm 1960, ông tới Sài Gòn với mong muốn ghi lại một cách chân thực cuộc sống của người dân nơi đây, từ giao thông, cơ sở vật chất cho tới con người, trang phục...
Quảng Bình quê ta ơi, khoai khoai toàn khoai!
Về Quảng Bình thấy đâu đâu cũng cát trắng, nắng chang chang, chỉ hợp với khoai lang nên nhiều người hát nhại: “Quảng Bình khoai khoai toàn khoai", và khoai deo, thức ăn của người nghèo, nay trở thành đặc sản xứ "Đời cát".
Câu hát "Quảng Bình khoai khoai toàn khoai" ấy được nhiều người, và cả chính người dân Quảng Bình nhại theo câu hát "Quảng Bình khoan khoan hò khoan" của nhạc sỹ Hoàng Vân, để nhớ lại hay tự trào về những năm tháng mà củ khoai lang là "cơm" ngày hai bữa của người dân...
Chị Nguyễn Thị Luyền đang làm mẻ khoai deo mới
Câu hát "Quảng Bình khoai khoai toàn khoai" ấy được nhiều người, và cả chính người dân Quảng Bình nhại theo câu hát "Quảng Bình khoan khoan hò khoan" của nhạc sỹ Hoàng Vân, để nhớ lại hay tự trào về những năm tháng mà củ khoai lang là "cơm" ngày hai bữa của người dân...
Nhớ cây vải tổ Thanh Hà
Mỗi mùa thu hoạch vải người dân khắp nơi lại nhớ về cây vải tổ có tuổi thọ gần 200 năm ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Từ cây vải tổ này mà đến nay cây đã sinh sôi, đơm hoa, kết trái ở khắp các vùng miền trong cả nước.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đi theo những con đường hai bên rực màu vải chín, chúng tôi tìm về thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà thăm cây vải tổ. Giữa khoảng vườn rộng, cây vải tổ có tuổi thọ gần 200 năm vẫn tươi tốt, vươn những tán lớn xum xuê, ôm trọn cả một góc vườn. Ông Hoàng Văn Lượm, đời thứ 5 của cụ Hoàng Văn Cơm (Người có công đầu đưa cây vải về trồng ở Hải Dương) dẫn chúng tôi ra thăm cây rồi kể: "Thời trẻ, trong một lần dự tiệc với người nước ngoài ở một nhà hàng lớn tại Thành phố Hải Phòng, cụ Cơm được ăn loại quả rất ngon. Cụ đã lấy 3 hạt về ươm tại vườn nhà. 3 hạt này đều nảy mầm thành cây nhưng sau đó 2 cây bị chết, chỉ còn 1 cây sống. Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên cây phát triển tốt và cho quả ngọt. Vụ nào cây vải cũng sai trĩu quả. Được biết vải xuất phát từ vùng Thiều Châu (Trung Quốc) nên cụ Cơm đặt nó tên vải thiều".
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đi theo những con đường hai bên rực màu vải chín, chúng tôi tìm về thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà thăm cây vải tổ. Giữa khoảng vườn rộng, cây vải tổ có tuổi thọ gần 200 năm vẫn tươi tốt, vươn những tán lớn xum xuê, ôm trọn cả một góc vườn. Ông Hoàng Văn Lượm, đời thứ 5 của cụ Hoàng Văn Cơm (Người có công đầu đưa cây vải về trồng ở Hải Dương) dẫn chúng tôi ra thăm cây rồi kể: "Thời trẻ, trong một lần dự tiệc với người nước ngoài ở một nhà hàng lớn tại Thành phố Hải Phòng, cụ Cơm được ăn loại quả rất ngon. Cụ đã lấy 3 hạt về ươm tại vườn nhà. 3 hạt này đều nảy mầm thành cây nhưng sau đó 2 cây bị chết, chỉ còn 1 cây sống. Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên cây phát triển tốt và cho quả ngọt. Vụ nào cây vải cũng sai trĩu quả. Được biết vải xuất phát từ vùng Thiều Châu (Trung Quốc) nên cụ Cơm đặt nó tên vải thiều".
Năm 2015, Tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam đã công nhận đây là cây vải thiều lâu năm nhất Việt Nam Ảnh: Quang Minh .
Lao xao mùa ngâu chín
Trong mâm ngũ quả chưng trên bàn thờ gia tiên ngày tết của nhiều người dân cố cựu ở Biên Hòa, Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), Tân Uyên, Dĩ An (tỉnh Bình Dương) ngoài thứ không thể thiếu là bưởi Tân Triều, còn có một loại trái cây rất được ưa chuộng là ngâu. Cho đến giờ, trong cả nước không ghi nhận được nơi đâu có loại trái này.
Ngâu gần như là đặc sản chỉ có ở vùng Đại An (nay là xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu). Trái ngâu chín tỏa một mùi thơm đặc trưng và để được lâu ngày không thua kém gì bưởi. Mùi thơm của ngâu trong mâm ngũ quả kết hợp với mùi bông vạn thọ tạo thành hương sắc độc đáo cho cái Tết Nguyên đán của một thời chưa xa lắm trên vùng đất Biên Hòa.
Ngâu gần như là đặc sản chỉ có ở vùng Đại An (nay là xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu). Trái ngâu chín tỏa một mùi thơm đặc trưng và để được lâu ngày không thua kém gì bưởi. Mùi thơm của ngâu trong mâm ngũ quả kết hợp với mùi bông vạn thọ tạo thành hương sắc độc đáo cho cái Tết Nguyên đán của một thời chưa xa lắm trên vùng đất Biên Hòa.
21 thg 6, 2018
Khu chợ Nga gần 20 năm tuổi ở trung tâm Sài Gòn
Khu chợ ngoài bán quần áo xứ lạnh còn có nhiều thực phẩm, đồ lưu niệm xuất xứ từ nước Nga, thu hút nhiều khách ngoại quốc tham quan.
Trên đường Võ Văn Kiệt (quận 1, TP HCM) có khu chợ Nga với tổng diện tích khoảng 2.000 m2. Chợ hình thành năm 2000 do một du học sinh từng học tập ở Nga (Liên Xô cũ) thành lập từ tình yêu với xứ sở bạch dương. Tại đây, mỗi ngày tiếp đón hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua đồ.
Hai món đặc sản đất Mũi khiến bạn phải rùng mình
Mắm ong rừng hay ba khía là món bạn nên thử khi có dịp ghé thăm Cà Mau, nơi tận cùng Tổ quốc.
Không những thu hút du khách bởi nét hoang sơ, Cà Mau còn hấp dẫn bởi những món ăn độc và lạ không nơi nào có được.
Mắm ong rừng
Từ khoảng tháng 11, khi những bông hoa tràm nở rộ, ong bắt đầu làm tổ ở khắp nơi trong rừng U Minh Hạ. Ong chủ yếu hút mật hoa tràm nên mật tinh khiết, màu vàng tươi.
Thời gian này, người dân lại cắt phần tổ để lấy mật, bên trong tổ vẫn còn những con ong non nhỏ xíu, béo ngậy. Trước đây nếu như người dân vùng này hay dùng ong để xào hay nấu cháo, ngày nay, họ cho vào làm mắm, một món ăn nếu được thử, bạn sẽ khó quên được.
Không những thu hút du khách bởi nét hoang sơ, Cà Mau còn hấp dẫn bởi những món ăn độc và lạ không nơi nào có được.
Mắm ong rừng
Từ khoảng tháng 11, khi những bông hoa tràm nở rộ, ong bắt đầu làm tổ ở khắp nơi trong rừng U Minh Hạ. Ong chủ yếu hút mật hoa tràm nên mật tinh khiết, màu vàng tươi.
Thời gian này, người dân lại cắt phần tổ để lấy mật, bên trong tổ vẫn còn những con ong non nhỏ xíu, béo ngậy. Trước đây nếu như người dân vùng này hay dùng ong để xào hay nấu cháo, ngày nay, họ cho vào làm mắm, một món ăn nếu được thử, bạn sẽ khó quên được.
Những lễ hội về cây lúa của người H’rê ở làng Vi Ô Lắc
Người H'rê ở làng Vi Ô Lắc (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông) có truyền thống làm lúa nước nên các sinh hoạt tín ngưỡng đa phần gắn liền với chu kỳ vòng đời của cây lúa. Hằng năm, người dân làng Vi Ô Lắc thường tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến cây lúa.
Với đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc, cây lúa nước có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân, bởi đây không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống mọi người mà còn là nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình. Vì thế, những nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Hằng năm, đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc vẫn duy trì việc tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến việc trồng cấy, thu hoạch lúa như: lễ đón bầu nước thiêng, gieo mạ, cấy lúa, thu hoạch lúa, đón lúa về kho...
Với đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc, cây lúa nước có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân, bởi đây không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống mọi người mà còn là nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình. Vì thế, những nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Hằng năm, đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc vẫn duy trì việc tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến việc trồng cấy, thu hoạch lúa như: lễ đón bầu nước thiêng, gieo mạ, cấy lúa, thu hoạch lúa, đón lúa về kho...
Cồng chiêng một trong những đồ vật không thể thiếu trong các lễ hội của dân làng Vi Ô lắc. Ảnh: T.H
Về 2 bản sắc phong thời Nguyễn cùng kiếm gỗ cổ ở miền Tây Nghệ An
Hàng chục năm nay, ông Lô Thiết Thuyết (74 tuổi) ở bản Tổng Xan, xã Thạch Ngàn (Con Cuông) cất công lữu giữ hai bản sắc phong của triều Nguyễn. Với gia đình ông, đó thực sự là những báu vật, là chứng tích khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của vùng “ngàn đá”.
Hai bản sắc phong đựng trong chiếc hộp gỗ sơn son cùng một thanh kiếm gỗ được ông Lô Thiết Thuyết cất giữ cẩn thận, chỉ những người có đủ độ tin tưởng mới được ông mở cho xem. Ông Thuyết cho hay: “Hai sắc phong này được truyền lại từ đời ông nội, đến đời bố và nay đến lượt tôi giữ. Trước khi về với ông bà tổ tiên, tôi sẽ giao lại cho con trai trưởng và dặn dò cất giữ cẩn thận”.
Hai bản sắc phong đựng trong chiếc hộp gỗ sơn son cùng một thanh kiếm gỗ được ông Lô Thiết Thuyết cất giữ cẩn thận, chỉ những người có đủ độ tin tưởng mới được ông mở cho xem. Ông Thuyết cho hay: “Hai sắc phong này được truyền lại từ đời ông nội, đến đời bố và nay đến lượt tôi giữ. Trước khi về với ông bà tổ tiên, tôi sẽ giao lại cho con trai trưởng và dặn dò cất giữ cẩn thận”.
Hai sắc phong đang được ông Lô Thiết Thuyết lưu giữ cẩn thận. Ảnh: Công Kiên
Mũi Isabelle ở Đà Nẵng dưới khía cạnh lịch sử và văn hóa
Hiện nay, trong văn bản hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương hay trên các website du lịch và cả trong ngôn ngữ thường nhật của người Đà Nẵng, mũi đất phía đông-bắc vịnh Nam Chơn gắn liền địa danh Hòn Hành được đồng nhất với tên gọi mũi Isabelle. Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi vì sao địa danh này mang tên là mũi Isabelle, chắc hẳn không phải ai cũng có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng.
Mũi Isabelle (Hòn Hành) nhìn từ bờ tây-nam vịnh Nam Chơn hiện nay. Ảnh: T.T
Hòn Hành trước thế kỷ XIX có tên là núi Thông (Thông sơn: 葱山), tục gọi Hòn Hành (Hòn Hành: 㞩行), nguyên văn là “Thông sơn tục danh Hòn Hành”: 葱山俗名㞩行. Năm 1823, vua Minh Mạng triều Nguyễn đổi tên núi Thông thành núi Định Hải (Định Hải sơn: 定海山), xây pháo đài ở đó gọi là pháo đài Định Hải (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Nha Văn hóa Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, quyển 5, Sài Gòn, 1962, phần Hán-Nôm, mục Xuyên Sơn, trang 17).
20 thg 6, 2018
Lên biên viễn xứ Nghệ săn, chế biến món bọ hung tê giác
Ở những bản làng rẻo cao huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), có một món ăn đặc biệt mà đồng bào chỉ dành riêng để tiếp đãi những vị khách quý: Bọ hung tê giác.
Cầm con bọ hung đang đập cánh rít lên những tiếng vin vít, anh Đàm Ngọc Văn (xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn) giới thiệu: Đây là loài bọ hung tê giác hay còn gọi là kiến vương sừng được chế biến thành món ăn những khi nhà có khách quý. Nó là loài bọ cánh cứng lớn nhất ở miền biên viễn này. Con trưởng thành có chiều dài xấp xỉ 6cm, con đực thân màu nâu đỏ, con cái màu sẫm đen.
Cầm con bọ hung đang đập cánh rít lên những tiếng vin vít, anh Đàm Ngọc Văn (xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn) giới thiệu: Đây là loài bọ hung tê giác hay còn gọi là kiến vương sừng được chế biến thành món ăn những khi nhà có khách quý. Nó là loài bọ cánh cứng lớn nhất ở miền biên viễn này. Con trưởng thành có chiều dài xấp xỉ 6cm, con đực thân màu nâu đỏ, con cái màu sẫm đen.
Cận cảnh một chú bọ hung tê giác đực trưởng thành. Ảnh: Thanh Quỳnh
Xem người Khơ mú chế tác pí tơm
Nói đến nhạc cụ của đồng bào dân tộc Khơ mú không thể không nhắc tới pí tơm. Đây là một loại nhạc cụ khá độc đáo, được chế tác từ 1 cây nứa nhỏ.
Anh Moong Văn Cương (SN 1965), trú tại bản Na Bè, xã Xá Lượng (Tương Dương) cho biết: Để có được một chiếc pí ưng ý thì việc chọn nứa là một trong những yếu tố rất quan trọng. Phải chọn những cây nứa già, có thớ nứa mỏng, nếu chọn nứa non khó làm và không để được lâu, còn thớ nứa dày thì âm thanh phát ra sẽ không hay. Ảnh: Đình Tuân
Thơ mộng cung đường Thằm Lạn
Dài chỉ chừng 1 km, nhưng cung đường ở khu vực Thằm Lạn thuộc bản Xốp Tụ (xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn) thu hút khách đi đường bởi vẻ đẹp kỳ vĩ và thơ mộng.
Trong tiếng Thái, Thằm Lạn có nghĩa là "Hang vạn người". Cung đường đi qua Thằm Lạn nối liền 2 xã Mỹ Lý và Mường Lống (Kỳ Sơn), một bên vách đá dựng đứng, một bên là suối và thác nước rất kỳ vĩ nhưng cũng hết sức thơ mộng. Ảnh: Đào Thọ
Tín hiệu trên trang phục người Mông
Trang phục của thiếu nữ Mông thường rất nổi bật. Họ thường mặc trang phục truyền thống tại những ngày hội như Tết, đám cưới và trong những hội diễn văn nghệ.
18 thg 6, 2018
Kỳ lân Chợ Lớn (bài 4): Nghĩa đường nhí
Lang thang nơi đầu đường xó chợ, không chốn nương thân là hoàn cảnh của hầu hết thành viên trong đoàn lân sư rồng Long Nhi Đường.
Trong giới lân sư rồng ở TP.HCM, Long Nhi Đường (P.13, Q.8) được xem là đoàn lân của những đứa trẻ. Ở đó, các thành viên có độ tuổi từ 6 - 17 cùng túm tụm bảo bọc nhau, ngày ngày miệt mài luyện các kỹ năng để hành nghề.
Hai anh em Gia Phát (9 tuổi) và Gia Phúc (6 tuổi) luyện tập dưới chân cầu Chà Và (Q.8)
Trong giới lân sư rồng ở TP.HCM, Long Nhi Đường (P.13, Q.8) được xem là đoàn lân của những đứa trẻ. Ở đó, các thành viên có độ tuổi từ 6 - 17 cùng túm tụm bảo bọc nhau, ngày ngày miệt mài luyện các kỹ năng để hành nghề.
Kỳ lân Chợ Lớn (bài 3): Ông Địa tái thế
Trong thế giới kỳ lân, ông Địa được ví như Bồ tát, thuần phục con lân từ một linh thú dữ tợn, trở nên hiền lành, gần gũi với con người.
Các lò lân vùng Chợ Lớn khi trình diễn luôn có ông Địa song hành, đùa giỡn cùng lân, dẫn dắt lân phá trận, làm nhân vật kết nối giữa lân và khán giả... Ông Địa giữ một vai trò quan trọng, nhưng rất hiếm người chịu nhận vai.
Trong thế giới kỳ lân, ông Địa được ví như Bồ tát, thuần phục con lân từ một linh thú dữ tợn, trở nên hiền lành, gần gũi với con người. Lân - Địa song hành cùng các bài múa kinh điển như Lân hí Địa với mong ước đem lại đoàn viên, tài lộc và hạnh phúc.
Ông Địa Châu Minh Quang (hàng ngồi, thứ hai từ trái sang) cùng giới võ lâm Chợ Lớn. ẢNH: T.L
Trong thế giới kỳ lân, ông Địa được ví như Bồ tát, thuần phục con lân từ một linh thú dữ tợn, trở nên hiền lành, gần gũi với con người. Lân - Địa song hành cùng các bài múa kinh điển như Lân hí Địa với mong ước đem lại đoàn viên, tài lộc và hạnh phúc.
Kỳ lân Chợ Lớn (bài 2): Lân phá trận
Màn kết của buổi diễn sẽ là 'trận pháp' mà đội lân phải hóa giải. Phá trận thành công mới nhận được quà thưởng, đồng thời lò lân ấy càng tăng uy tín trong nghề.
Múa lân Chợ Lớn có hai dòng: hiện đại và truyền thống. Lân hiện đại nay nở rộ, có tiền là có thể mở đoàn, khi đi diễn thường tự bày “trận pháp” và tự hóa giải. Lân truyền thống, vẫn còn kỷ luật, khuôn phép riêng trong việc chọn vận động viên, bài múa, các chiêu thức tuyệt kỹ, đều là sự đào luyện công phu.
Bước nhảy của lân khi lên mai hoa thung. NGUYỄN ĐÌNH
Múa lân Chợ Lớn có hai dòng: hiện đại và truyền thống. Lân hiện đại nay nở rộ, có tiền là có thể mở đoàn, khi đi diễn thường tự bày “trận pháp” và tự hóa giải. Lân truyền thống, vẫn còn kỷ luật, khuôn phép riêng trong việc chọn vận động viên, bài múa, các chiêu thức tuyệt kỹ, đều là sự đào luyện công phu.
Kỳ lân Chợ Lớn (bài 1): Ngũ bang 'tranh hùng'
Thế giới kỳ lân thực vẫn tồn tại nhiều bí ẩn với những luật lệ, huyền thoại, cùng những bài diễn vang danh khắp năm châu...
“Nơi nào có người Hoa là có múa lân”. Câu nói quen thuộc trong cộng đồng người Hoa cùng loại hình nghệ thuật múa lân hẳn không xa lạ trong đời sống văn hóa Việt. Nhưng thế giới kỳ lân thực vẫn tồn tại nhiều bí ẩn với những luật lệ, huyền thoại, cùng những bài diễn vang danh khắp năm châu. Khám phá nghệ thuật múa lân của cộng đồng người Hoa Chợ Lớn (TP.HCM) là câu chuyện thú vị mà Thanh Niên chia sẻ đến độc giả…
Lò lân Thanh Liên Đường năm 1961 với một đầu lân, một ông Địa. ẢNH: T.L
“Nơi nào có người Hoa là có múa lân”. Câu nói quen thuộc trong cộng đồng người Hoa cùng loại hình nghệ thuật múa lân hẳn không xa lạ trong đời sống văn hóa Việt. Nhưng thế giới kỳ lân thực vẫn tồn tại nhiều bí ẩn với những luật lệ, huyền thoại, cùng những bài diễn vang danh khắp năm châu. Khám phá nghệ thuật múa lân của cộng đồng người Hoa Chợ Lớn (TP.HCM) là câu chuyện thú vị mà Thanh Niên chia sẻ đến độc giả…
Đội lân tóc dài U.90 độc nhất vô nhị ở miền Tây
Trong trang phục áo bà ba đen, nón tai bèo, các cụ bà tay cầm đầu lân, chân nhún nhảy theo từng nhịp trống không khác gì đội lân chuyên nghiệp.
Đây là đội lân nữ có tuổi đời cao nhất và cũng là duy nhất ở ấp Hòa Thạnh, xã Lương Hoà, H.Giồng Trôm, Bến Tre. Đội được thành lập tận những năm 1954 từ các nữ du kích ấp. Các chị em đa phần là lính “dưới trướng” của nữ tướng Nguyễn Thị Định. Lực lượng tham gia đội lân chính vẫn là các chị em tham gia kháng chiến, trong đó có nhiều mẹ Việt Nam Anh hùng, vợ liệt sĩ, thương binh. Tuy nhiên, sau nhiều năm, đội lân giải tán và đã được tái lập vào năm 1981...
Đội lân nữ U90 được xem là độc nhất vô nhị ở tỉnh Bến Tre. Bảo Ngân
Đây là đội lân nữ có tuổi đời cao nhất và cũng là duy nhất ở ấp Hòa Thạnh, xã Lương Hoà, H.Giồng Trôm, Bến Tre. Đội được thành lập tận những năm 1954 từ các nữ du kích ấp. Các chị em đa phần là lính “dưới trướng” của nữ tướng Nguyễn Thị Định. Lực lượng tham gia đội lân chính vẫn là các chị em tham gia kháng chiến, trong đó có nhiều mẹ Việt Nam Anh hùng, vợ liệt sĩ, thương binh. Tuy nhiên, sau nhiều năm, đội lân giải tán và đã được tái lập vào năm 1981...
Cây cầu bàn tay khổng lồ ở Đà Nẵng
Thoạt nhìn, cây cầu vàng với bàn tay khổng lồ nằm giữa mây trời như một điểm du lịch ở nước ngoài.
Trong mấy ngày qua, rất nhiều bạn trẻ đã đến đây và “check in” lưu giữ những bức ảnh cho riêng mình và bạn bè- Ảnh: Lê Huy Tuấn
Giá trị văn hóa của người S’Tiêng mãi lưu truyền
Hàng bao đời nay, đồng bào S’Tiêng sinh sống ở phía Nam dãy Trường Sơn đã gắn với những bản sắc văn hoá đậm đà trong đời sống vật chất - tinh thần. Cộng đồng S’Tiêng luôn trân trọng, gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc mình và truyền lại cho con cháu qua nhiều thế hệ bằng ngôn ngữ, chữ viết và cả những lễ hội dân gian.
Ở Việt Nam, tỉnh Bình Phước là nơi tập trung người S’Tiêng đông nhất với gần 100.000 người, chiếm 95% tổng số người S’Tiêng trên cả nước. Cũng như các đồng bào dân tộc Tây Nguyên, mỗi buôn làng người S’Tiêng đều có một già làng đứng đầu quản lý - là người giàu kinh nghiệm sống, am hiểu về tập tục, lối sống, có uy tín với dân làng.
Người S’Tiêng gắn kết nhau chặt chẽ với nhau bằng những đặc tính của dân tộc mình qua đời sống hàng ngày, mối quan hệ ứng xử trong gia đình, xã hội… Họ có chữ viết và ngôn ngữ nên sự lưu giữ, kế thừa là khá dễ dàng bên cạnh một hệ thống các giá trị văn hóa từ sự giáo dục của gia đình, dòng tộc và xã hội. Trong gia đình, con cháu kính trọng ông bà, cha mẹ, được giáo dục, định hướng ngay từ nhỏ để có nhận thức nguồn cội, biết yêu quê hương, đất nước. Điều này phản ánh rõ nét qua các làn điệu dân ca, luôn chất chứa những tình cảm trong từng lời ăn tiếng nói.
Ở Việt Nam, tỉnh Bình Phước là nơi tập trung người S’Tiêng đông nhất với gần 100.000 người, chiếm 95% tổng số người S’Tiêng trên cả nước. Cũng như các đồng bào dân tộc Tây Nguyên, mỗi buôn làng người S’Tiêng đều có một già làng đứng đầu quản lý - là người giàu kinh nghiệm sống, am hiểu về tập tục, lối sống, có uy tín với dân làng.
Người S’Tiêng gắn kết nhau chặt chẽ với nhau bằng những đặc tính của dân tộc mình qua đời sống hàng ngày, mối quan hệ ứng xử trong gia đình, xã hội… Họ có chữ viết và ngôn ngữ nên sự lưu giữ, kế thừa là khá dễ dàng bên cạnh một hệ thống các giá trị văn hóa từ sự giáo dục của gia đình, dòng tộc và xã hội. Trong gia đình, con cháu kính trọng ông bà, cha mẹ, được giáo dục, định hướng ngay từ nhỏ để có nhận thức nguồn cội, biết yêu quê hương, đất nước. Điều này phản ánh rõ nét qua các làn điệu dân ca, luôn chất chứa những tình cảm trong từng lời ăn tiếng nói.
Triển lãm chuyên đề “Văn hóa dân tộc S’Tiêng” phản ánh sự đa dạng, phong phú và giàu bản sắc trong văn hóa của cộng đồng dân tộc S’Tiêng.
Độc đáo rừng lá phong và ngôi nhà 132 mái ở Đà Lạt
Sau nhiều năm âm thầm chuẩn bị, Công ty TNHH Vĩnh Xuân (Đà Lạt) chính thức 'trình làng' khu rừng cây lá phong và ngôi nhà 132 mái độc đáo.
Nằm ở cuối đường Đặng Thái Thân (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), khu du lịch (KDL) Lá Phong Đà Lạt được xây dựng trên diện tích rộng hơn 4,8 ha. Nơi đây gây ấn tượng với người xem bằng những mảng xanh mướt mắt cùng những công trình kiến trúc độc đáo.
Chưa đến mùa thu nên rừng cây lá phong chỉ toàn một màu xanh của lá. Ảnh: Gia Bình
Nằm ở cuối đường Đặng Thái Thân (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), khu du lịch (KDL) Lá Phong Đà Lạt được xây dựng trên diện tích rộng hơn 4,8 ha. Nơi đây gây ấn tượng với người xem bằng những mảng xanh mướt mắt cùng những công trình kiến trúc độc đáo.
16 thg 6, 2018
Những 'ninja' săn sá sùng ở Vân Đồn
Ở xã đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, mỗi ngày có hàng trăm chị em phụ nữ vác mai đi săn sá sùng. Loại đặc sản quý hiếm này đã nuôi sống biết bao gia đình ở nơi được mệnh danh là "đảo ngọc" này.
Mặt trời bắt đầu nhô lên khỏi mặt biển, từng tốp chị em phụ nữ ở xã đảo Minh Châu rủ nhau vác mai đi săn sá sùng.
Từ sáng sớm, phụ nữ Minh Châu tập trung về các khu vực bãi triều quanh đảo bắt đầu một ngày săn sá sùng - Ảnh: HÀ THANH
Mặt trời bắt đầu nhô lên khỏi mặt biển, từng tốp chị em phụ nữ ở xã đảo Minh Châu rủ nhau vác mai đi săn sá sùng.
Tứ quái Đà Lạt
Có nhiều du khách khi đến Đà Lạt thường hỏi tôi rằng " Khí hậu nơi đây thất thường khi một ngày có đến bốn mùa, sáng xuân, trưa hạ, chiều thu, tối đông. Khí hậu thất thường như thế liệu tính cách con người Đà Lạt có thất thường không ?" Tôi bối rối nhưng chợt nhớ rằng, đúng là Đà Lạt có những con người thất thường, nhưng chính cái thất thường ấy đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà không nơi nào có được.
Khi nghệ thuật thăng hoa cần một chút khác người, một chút điên, vì chỉ khi ấy họ mới làm nên những tác phẩm mà người thường khó thể hình dung.
Nếu nói về tứ quái Đà Lạt, người đầu tiên tôi muốn nói đến đó chính là Phước khùng MPK. Không ồn ào và hào nhoáng, nhiếp ảnh gia MPK (Phước Khùng) vẫn ngày ngày lặng lẽ rong ruổi khắp phố phường để “săn” những khoảnh khắc của Đà Lạt qua ống kính điêu luyện của mình.
Khi nghệ thuật thăng hoa cần một chút khác người, một chút điên, vì chỉ khi ấy họ mới làm nên những tác phẩm mà người thường khó thể hình dung.
Nếu nói về tứ quái Đà Lạt, người đầu tiên tôi muốn nói đến đó chính là Phước khùng MPK. Không ồn ào và hào nhoáng, nhiếp ảnh gia MPK (Phước Khùng) vẫn ngày ngày lặng lẽ rong ruổi khắp phố phường để “săn” những khoảnh khắc của Đà Lạt qua ống kính điêu luyện của mình.
Phước Khùng MPK hàng ngày rong ruỗi trên những con đường để săn tìm cái đẹp Đà Lạt. Ảnh Thụy Trương Ngọc
Ngôi nhà 132 mái độc đáo giữa Đà Lạt
Ngôi nhà 132 mái với kiến trúc độc đáo, lạ lẫm, tọa lạc trên đỉnh một quả đồi thông vừa được khánh thành tại Đà Lạt đang làm sửng sốt người dân địa phương và du khách.
Chủ sở hữu tòa nhà độc nhất vô nhị trên là gia đình bà Lê Thị Ngọc Trinh, ngụ tại đường Đặng Thái Thân, phường 3, TP. Đà Lạt. Bà Trinh cho biết trước khi lên ý tưởng xây dựng căn nhà này, gia đình bà đã tham khảo ý kiến của rất nhiều kiến trúc sư nhằm tạo ra một công trình “không đụng hàng”.
Hoang tàn mộ phần phi tần bạc mệnh
Từng là phi tần của vua Thành Thái nhưng một người con của làng Hội Kỳ (xã Hải Chánh, H.Hải Lăng, Quảng Trị) là bà Dương Thị Ngọt đã chết một cách đầy bí ẩn. Ngày nay, ngôi mộ của bà vẫn còn đó, nhưng hoang phế đến mức tội nghiệp như chính cuộc đời của giai nhân này…
Mộ bà Dương Thị Ngọt xuống cấp nghiêm trọng. ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Tháp Đôi - vẻ đẹp huyền bí
Tháp Đôi ở Quy Nhơn còn được gọi là Tháp đôi Hưng Thạnh, tọa lạc ngay trung tâm Thành phố Quy Nhơn, một di tích lịch sử, văn hóa đẹp và độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Champa cổ với khung cảnh thiên nhiên bao quanh rộng, thoáng mát, trong lành.
Nghệ thuật kiến trúc độc đáo
Được xây dựng vào cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIII, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 khối tháp liền kề nhau (tháp lớn cao 20 m, tháp nhỏ cao khoảng 18 m). Tháp được xây dựng không phải trên khu vực đồi núi như thường thấy mà là trên khu đất bằng phẳng, được bao bọc xung quanh bởi khu dân cư đông đúc. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp "độc nhất vô nhị" của nghệ thuật kiến trúc Champa. Tháp Đôi đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 10/7/1980.
Nghệ thuật kiến trúc độc đáo
Được xây dựng vào cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIII, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 khối tháp liền kề nhau (tháp lớn cao 20 m, tháp nhỏ cao khoảng 18 m). Tháp được xây dựng không phải trên khu vực đồi núi như thường thấy mà là trên khu đất bằng phẳng, được bao bọc xung quanh bởi khu dân cư đông đúc. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp "độc nhất vô nhị" của nghệ thuật kiến trúc Champa. Tháp Đôi đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 10/7/1980.
Tháp Đôi - công trình kiến trúc Champa độc đáo ở Quy Nhơn (Ảnh: Long Vũ).
“Cá sấu chúa” tại Vườn quốc gia Nam Cát Tiên
Vườn quốc gia Nam Cát Tiên được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới". Hệ động thực vật ở nơi đây vô cùng phong phú.
Bàu Sấu là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km² tại VQG Nam Cát Tiên
Kỳ thú Tam Hải
Mặc cho cái nắng hè chói chang tuôn tràn trên mọi nẻo đường đi lối về của mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió khiến cho ai nấy đều cảm thấy oi bức, ngột ngạt, thì ở xứ biển Tam Hải, một xã đảo xa xôi cách trở của Quảng Nam, bầu không khí vẫn mát rượi như thể có một chiếc điều hoà khổng lồ từ ngoài biển thổi vào. Tam Hải vào hè đẹp mơ màng, bình yên với những rặng dừa xanh xoè ô che bóng, với những ghềnh đá tuyệt đẹp phủ đầy rêu xanh, và cả những ngõ nhỏ bình yên đằm thắm sắc tranh quê...
Từ Đà Nẵng, theo con đường ven biển hướng vào phía Quảng Nam, chúng tôi chạy xe máy một mạch qua cầu Cửa Đại, vào tới làng bích hoạ nổi tiếng Tam Thanh, rồi từ đó rẽ phải xuống Tam Hải. Cả chặng dài gần trăm cây số đường sá thênh thang, có đoạn chẳng có bóng người.
Tam Hải là xã đảo nằm tách biệt với đất liền, ba bề bốn bên đều là nước, trước mặt biển cả mênh mông, sau lưng có dòng Trường Giang thơ mộng. Nếu nhìn trên bản đồ, Tam Hải trông giống như hình con cá voi khổng lồ đang bơi từ ngoài biển vào, còn cái đuôi chính là ghềnh đá Bàn Than đang vung ra phía biển.
Từ Đà Nẵng, theo con đường ven biển hướng vào phía Quảng Nam, chúng tôi chạy xe máy một mạch qua cầu Cửa Đại, vào tới làng bích hoạ nổi tiếng Tam Thanh, rồi từ đó rẽ phải xuống Tam Hải. Cả chặng dài gần trăm cây số đường sá thênh thang, có đoạn chẳng có bóng người.
Tam Hải cách Tp. Đà Nẵng gần 100km, cách phố cổ Hội An khoảng 70km, và cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh lị của Quảng Nam) chừng 40km. Từ các địa điểm trên, du khách có thể đi xe máy đến Tam Hải. Để sang được hòn đảo xinh đẹp này du khách có thể đi bằng thuyền máy từ xã Tam Tiến sang theo hướng Bắc, hoặc đi dọc Quốc lộ 1 rồi rẽ về phía biển chừng 10 km, qua một con phà ở cửa sông Kỳ Hà. |
Về thăm quê Bác Nam Đàn
Nam Đàn được coi là vùng đất “ địa linh nhân kiệt” với hàng loạt các danh thắng, di tích lịch sử và đặc biệt là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam.
Cách thành phố Vinh khoảng 15 km, khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên gồm 3 cụm chính: Làng Sen- quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Làng Hoàng Trù - quê ngoại của Bác Hồ tại xã Kim Liên và phần mộ bà Hoàng Thị Loan Thân mẫu của Bác nằm trên núi Động Tranh thuộc xã Nam Giang, Nam Đàn.
Là một tỉnh rộng nhất Việt Nam, Nghệ An có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn và đa dạng, từ du lịch biển, rừng, nghỉ dưỡng, du lịch khám phá tới những di tích lịch sử…
Trong khung cảnh tuyệt đẹp của một vùng quê miền Trung, du khách được tìm hiểu không gian sống, những kỷ vật thiêng liêng gắn bó với thời niên thiếu của Bác Hồ, danh nhân văn hóa của thế giới. Những hình ảnh xưa cũ gắn liền với tuổi thơ của Bác như cây đa, giếng Cốc, nhà thờ họ Nguyễn Sinh và đặc biệt nhất là ngôi nhà tranh của cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của Bác Hồ chính là cội nguồn của tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí lớn lao của một vị anh hùng dân tộc.
Cách thành phố Vinh khoảng 15 km, khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên gồm 3 cụm chính: Làng Sen- quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Làng Hoàng Trù - quê ngoại của Bác Hồ tại xã Kim Liên và phần mộ bà Hoàng Thị Loan Thân mẫu của Bác nằm trên núi Động Tranh thuộc xã Nam Giang, Nam Đàn.
Là một tỉnh rộng nhất Việt Nam, Nghệ An có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn và đa dạng, từ du lịch biển, rừng, nghỉ dưỡng, du lịch khám phá tới những di tích lịch sử…
Trong khung cảnh tuyệt đẹp của một vùng quê miền Trung, du khách được tìm hiểu không gian sống, những kỷ vật thiêng liêng gắn bó với thời niên thiếu của Bác Hồ, danh nhân văn hóa của thế giới. Những hình ảnh xưa cũ gắn liền với tuổi thơ của Bác như cây đa, giếng Cốc, nhà thờ họ Nguyễn Sinh và đặc biệt nhất là ngôi nhà tranh của cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của Bác Hồ chính là cội nguồn của tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí lớn lao của một vị anh hùng dân tộc.
Du khách thăm quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, Nam Đàn.
15 thg 6, 2018
Chùa Khai Nguyên, nơi kim cổ giao hòa
Cảnh chùa Khai Nguyên. Ảnh. Quang Khánh
Chùa Khai Nguyên có những giá trị đặc trưng về kiến thức và lịch sử, mới được tôn tạo nhưng giữ được nét thanh tịnh, yên bình.
Chùa Khai Nguyên nằm ở thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Nếu nhắc tới tên chùa Khai Nguyên, ở Hà Nội có 2 chùa, một ở thị xã Sơn Tây, một ở quận Tây Hồ.
Đêm Đà Nẵng đến cầu Tình Yêu
Cầu tình yêu ở thành phố Đà Nẵng.
Tôi gọi anh taxi, bảo chở tôi tới cầu tình yêu. Anh ấy hỏi: “Anh tới cầu tình yêu một mình à?”. Rồi anh cũng tự trả lời: “Ai đến Đà Nẵng cũng tới cầu tình yêu”.
Lựng Xanh, điểm đến mới của Quảng Ninh
Các bạn trẻ vui đùa dưới dòng thác Lựng Xanh. Ảnh. Chiến Cơ
Cái tên Lựng Xanh còn khá xa lạ đối với du khách đến với Quảng Ninh. Tuy vậy, với những ai đã tới đây một lần thì đều muốn được trở lại.
14 thg 6, 2018
Một vòng chợ phiên từ cao nguyên trắng
Những phiên chợ vùng cao ở Lào Cai luôn đậm đà bản sắc văn hoá đồng bào thiểu số.
Mỗi phiên chợ đều có những nét riêng mang đặc trưng của từng vùng, nhưng đều là nơi sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số, thường diễn ra vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, một số ít diễn ra vào các ngày trong tuần.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)