28 thg 2, 2015

Cuối tuần du ngoạn Quan Sơn

Trong khi mùa hè, Quan Sơn phủ một màu hồng rực rỡ của sen thì mùa đông, bỗng chốc nơi đây biến thành bức tranh thủy mặc.

Trong hai ngày nghỉ cuối tuần đầu của tháng 12 mới đây, nhóm bạn chúng tôi đã có chuyến ngao du dã ngoại thăm thú quần thể du lịch hồ Quan Sơn, rộng tới 850 ha, thuộc địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Xuất phát từ trung tâm TP, 6 người chúng tôi đi trên 3 chiếc xe máy. Trải qua quãng đường dài khoảng hơn 50 km, tất cả có mặt tại hồ Quan Sơn sau chỉ hơn 1 giờ đồng hồ.

Bến thuyền chính hồ Quan Sơn

Hoài Nhơn đẹp bất ngờ

Không nằm trên bản đồ du lịch nhưng biển, núi, rừng Hoài Nhơn (Bình Định) sẽ khiến bất cứ ai một lần đi qua cũng phải trầm trồ.

Huyện Hoài Nhơn nằm phía Bắc tỉnh Bình Định, giáp địa phận tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quy Nhơn hơn 100 km.

Hoài Nhơn không phải là một điểm đến du lịch hấp dẫn so với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, với địa hình bao gồm cả rừng, núi, ruộng, vườn, sông, suối, hồ, biển, Hoài Nhơn sở hữu trong mình một nét đẹp vừa mộc mạc, hiền hòa đặc trưng thôn quê lẫn hùng vĩ của tự nhiên hoang dã.

Hoài Nhơn có cửa biển Tam Quan ấn tượng với những ngọn đồi chạy dài ra biển, khi bình lặng cùng bãi cát trắng dài tít tấp, khi nhộn nhịp với cảng cá Thiện Chánh tấp nập tàu thuyền. Đến cửa Tam Quan, bạn hãy dành thời gian khám phá hang Yến qua chuyến leo núi tại mũi không tên chia cắt ranh Bình Định và Quãng Ngãi.

27 thg 2, 2015

Ðường tre đẹp nhất Sa Pa

Lên Sa Pa, nếu đến làng du lịch Tả Van, đi trên tuyến đường từ thị trấn Sa Pa - Tả Van, ai cũng phải ngỡ ngàng khi đi qua đoạn đường gần 1 km hàng tre, mai, trúc xanh mướt bốn mùa dọc hai bên đường.

Từ lâu, hình ảnh lũy tre xanh đã gắn liền với làng quê Việt Nam. Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam cần cù, chịu thương, chịu khó, sống trung thực, ngay thẳng, luôn đoàn kết gắn bó, nương tựa lẫn nhau để vươn lên trong cuộc sống và chống lại kẻ thù. Thông thường, những lũy tre xanh thường gặp ở các làng quê vùng đồng bằng cùng với với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, tạo nên vẻ đẹp cổ kính, bình dị. Thật bất ngờ, ở ngay “Thành phố trong sương”, dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ - xứ sở của các loại sa mộc và những loài cây xứ lạnh, chúng ta lại bắt gặp những lũy tre, lũy mai xanh tốt đẹp đến vậy.

Du khách thích thú đi dạo trên đoạn đường tre xanh ngắt.

26 thg 2, 2015

Bến Bình Đông

Bến Bình Đông là một không gian di sản với các dãy nhà mang đậm nét kiến trúc đặc thù của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam. Nơi đây còn mang dấu ấn của hoạt động kinh tế “trên bến dưới thuyền” một thời cũng như sự giao thoa của văn hóa Đông - Tây rất thu hút du khách khi đến Tp. Hồ Chí Minh. 

Ngược thời gian, bến Bình Đông xưa là một phần quan trọng của Chợ Lớn, được hình thành ngay khi người Hoa từ Cù lao Phố (thuộc Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tới đây vào năm 1778. Sau đó, cộng đồng người Hoa đã gây dựng bến Bình Đông dọc theo hai bờ kênh Tàu Hũ trở thành một trung tâm quan trọng của vựa lúa miền Nam với sự kết hợp liên hoàn giữa hệ thống các điểm xay lúa, kho gạo và bến bãi. Bến Bình Đông chính là nơi chứng kiến một giai đoạn thịnh vượng của việc mua bán và xuất khẩu lúa gạo trong suốt lịch sử hơn 300 năm phát triển Sài Gòn - Chợ Lớn.

Địa danh Cù lao Tân Triều

Cù lao Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu , Biên Hòa tên gọi này đã từng bị hiểu lầm là “triều đình mới”, “kinh đô mới” do Nguyễn Ánh thiết lập ở Trấn Biên, Biên Hòa để đối đầu với nhà Tây Sơn chẳng hạn như tác giả Mathilde Tuyết Trần qua bài viết Đi tìm dấu vết Bá Đa Lộc (Mgr Pigneau de Béhaine)… 

Trong làng bưởi Tân Triều. Ảnh: PHN

Thưởng thức bánh chưng gù độc đáo của người Dao đỏ

Cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng trong cộng đồng người Dao đỏ Yên Bái, chiếc bánh gù vẫn được thế hệ này truyền lại cho thế hệ khác.

Đối với đồng bào Dao đỏ ở Yên Bái, đón Tết cổ truyền, ngoài những lễ vật như xôi, thịt, rượu thì không thể thiếu những chiếc bánh truyền thống của dân tộc.

Bánh chưng gù – một loại bánh truyền thống của dân tộc thường được bà con người Dao đỏ ở Yên Bái làm để thờ cúng tổ tiên, mang biếu ông bà. Theo quan niệm của người Dao đỏ, bánh chưng gù tượng trưng cho người Phụ nữ Dao chịu thương chịu khó, khi lên nương thường gùi chiếc gùi truyền thống của mình để hái lúa, lúc chị em cúi xuống sẽ tạo thành một đường cong trên lưng.

Ảnh minh họa: Báo Bắc Kạn

Sắc đỗ quyên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Không chỉ thử thách bản thân khi chinh phục đỉnh Fansipan mà bạn còn được ngắm các loại hoa đủ màu trắng, hồng, đỏ, vàng... trên dãy Hoàng Liên Sơn.

Khoảng thời gian đẹp để chinh phục đỉnh Fansipan là những ngày giữa tháng 2 đến cuối tháng 3 khi thời tiết bắt đầu ấm dần, các loài hoa đỗ quyên phổ biến bắt đầu nở rộ. Khi đó bạn sẽ được chiêm ngưỡng các loại hoa tuyệt đẹp này, giúp ta không còn cảm giác nhàm chán trên đường đi, mà sẽ cảm thấy rất thú vị khi được hòa mình với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá.

Từ thành phố Sa Pa phải di chuyển bằng xe khách để đến được bản Cát Cát. Đây là cung đường đi khó nhất trong những đường phổ biến. Nó dài và hiểm trở, muốn đi lên phía trước phải trải qua rất nhiều dốc đá cao, lấy tay bám từng rễ cây nhô ra để làm tay vịn đu người lên.

25 thg 2, 2015

Tên phường - xã Việt Nam bắt đầu bằng chữ gì nhiều nhất?

Theo số liệu thống kê cuối năm 2006, Việt Nam có 10.899 đơn vị hành chánh cấp xã, phường, thị trấn. Từ đó đến nay có một số thay đổi nhỏ như thành lập thêm, sát nhập hoặc nâng cấp (thị trấn thành thị xã)... các đơn vị hành chánh này, tuy nhiên về tổng thể con số gần 11.000 đơn vị hành chánh cấp xã, phường, thị trấn vẫn là chính xác.

Một xả ở làng quê Nam bộ. Ảnh: PHN

Tên thị trấn - phường - xã Việt Nam bắt đầu bằng chữ gì nhiều nhất?

Di tích thành Cổ Loa

Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng, thuộc địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17km về hướng Tây Bắc. Đây là thủ đô thứ 2 của Việt Nam sau Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay) là thủ đô thời các vua Hùng.

Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương, theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Qua cầu là thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi 5km đến ngã rẽ vào Cổ Loa. Khoảng cách quốc lộ 3 đến Cổ Loa là 2km.

Trạm xe buýt Long Biên, các xe đi Phù Lỗ, Đa Phúc đều có chạy ngang Cổ Loa. Sẽ phải đi bộ thêm 2km mới vào đến khu di tích, nhưng khung cảnh làng quê Bắc Bộ ở đoạn này cũng khá dễ thương.

Bảo tàng điêu khắc Chăm độc đáo giữa Đà Nẵng

Được hoàn thành vào năm 1919, Bảo tàng điêu khắc Chăm là trung tâm lưu trữ và nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc Chăm ở dải đất miền Trung.

Cổ viện Chàm, nay là Bảo tàng điêu khắc Chăm (số 2, đường 2-9, thành phố Đà Nẵng), được xây dựng theo ý tưởng của nhà khảo cổ người Pháp Henri Parmentier với một đề án của Viện Viễn đông Bác cổ. Công trình được hoành thành vào năm 1919, trở thành là trung tâm lưu trữ và nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc Chăm ở dải đất miền Trung. Công trình được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu pha trộn với những đường nét của kiến trúc Chăm theo gợi ý của Parmentier.

Một góc của Bảo tàng điêu khắc Chăm

Tên quận - huyện Việt Nam bắt đầu bằng chữ gì nhiều nhất?

Nếu xét theo tên tỉnh thì chữ Quảng được dùng làm chữ đầu tên tỉnh nhiều nhất. Ta có 5 tỉnh có tên bắt đầu bằng Quảng:

Quảng Ninh
Quảng Bình
Quảng Trị
Quảng Nam
Quảng Ngãi

(dù có đúng 5 tỉnh bắt đầu bằng chữ Quảng nhưng Ngũ Quảng lại không phải 5 tỉnh như thế này à nghen!)


Ngôi đình 300 năm nguyên vẹn ở Bắc Giang

Tọa lạc tại Bắc Giang, Đình Vường có quy mô lớn và kết cấu khá hoàn hảo. Dù đã gần ba trăm năm tuổi, đình vẫn giữ nét đẹp nguyên sơ do chưa hề có một lần trùng tu nào lớn.

Đình Vường tọa lạc tại thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngoài tên gọi theo làng, đình có tên chữ là Thịnh Vượng, do chữ làng Vường mà ra. Toàn bộ khu đình bao gồm các công trình đại đình và tả vu, hữu vu, sân, vườn, tam quan. Toà đại đình đặt trên đỉnh gò đồi, bố cục mặt bằng theo kiểu chữ công, gồm ba hạng mục: Đại đình, ống muông, hậu cung. Đại đình có ba gian hai chái. 

Lễ hội bôi mặt nhọ ở Lạng Sơn

Vào ngày 15 tháng giêng hàng năm, lễ hội Ná Nhèm (trong tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ") diễn ra ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn. Thực chất đây là nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng làng và là lễ hội cầu an, cầu mùa đầu năm mới.

Điều đặc biệt là khi tham gia lễ hội, nam giới trong làng sẽ bôi nhọ lên mặt, thể hiện khuôn mặt giặc "Sấc Tài Ngàn" và tham gia đánh trận giả, tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng của cha ông. Dân làng tin rằng làm như thế sẽ đánh lạc hướng những linh hồn ma giặc, qua lễ hội sẽ không còn ma nào biết ai đã diễn lại hình dạng và sự thất bại của chúng trước dân làng mà bắt về gây họa cho họ cùng gia đình.


Làng cổ Phước Tích hơn 500 tuổi của xứ Huế

Làng cổ Phước Tích hơn 500 tuổi với những ngôi nhà rường độc đáo và nghề gốm nổi tiếng...của xứ Huế.

Được hình thành từ thế kỷ XV, làng cổ Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây cũng là ngôi làng cổ thứ hai được nhà nước xếp hạng “di tích quốc gia” sau làng cổ Đường Lâm.

Độc đáo kiến trúc Nhà thờ Lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn – là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình này, có tên chính thức là Nhà thờ chính toà Thánh Giuse. Đây là nhà thờ chính toà của Tổng giáo phận Hà Nội. Nhà thờ Lớn Hà Nội cũng là một trong những công trình Thiên chúa giáo được xây dựng sớm nhất ở Hà Nội và cũng là một trong những kiến trúc nhà thờ đẹp nhất.

Hình ảnh phía trước công trình

24 thg 2, 2015

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

1.
Nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường vốn quê quán ở... Biên Hòa. Chiều mồng Hai Tết Ất Mùi ông về cố hương thăm lại dòng sông Đồng Nai. Ông ngơ ngác ngó dáo dác, cóc có thấy sông Đồng Nai đâu hết, Chỉ thấy có chiếc máy xúc nằm chình ình như cái vòng kim cô nhốt núi Châu Thới phía xa xa, còn nơi là dòng sông thuở nào của ông là một bãi đá, bụi mịt mù.


Tục rước lửa đêm giao thừa độc đáo ở Nam Định

Người La Xuyên duy trì tục rước lửa đêm giao thừa đồng nghĩa với việc bảo tồn, lưu giữ một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của cha ông.

Rước lửa đêm giao thừa là một trong những lễ tục có từ xa xưa của người dân làng mộc La Xuyên, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Không chỉ thể hiện lòng thành kính, ghi nhớ công ơn đối với Tổ nghề, ngọn lửa đỏ trong đêm giao thừa còn tượng trưng cho ước vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng, mọi người gặp nhiều may mắn, gia đình hạnh phúc.

Thanh niên chờ lấy lửa tại Đình Phủ La Xuyên

Về miền Tây tát mương ăn tết

Năm hết tết đến. Thời khắc sang xuân mỗi lúc càng giục giã khiến tôi cứ thèm được chạy ào về quê mình... tát mương ăn tết.

Tát mương bằng thùng - Ảnh: Hoài Vũ 

Hồi đó, mỗi lần đầu làng cuối xóm vang lên tiếng quết bánh phồng thình thịch cũng là lúc bà con miệt vườn chuẩn bị tát đìa và tát mương. Cá rọng đầy lu đầy khạp, ăn tới ra giêng vẫn còn.

Kể từ nửa tháng chạp, khi con nước bắt đầu rút bớt ra sông là mọi người cùng nhau ra mương vườn, kẻ phát cỏ, người kéo lục bình. Đâu đó xong xuôi, mọi người mới chia nhau tát từ sáng cho tới trưa. Có nơi tát bằng thùng, có nơi tát bằng gàu dai tùy mương lớn nhỏ. Không khí thật rôm rả vui vầy. 

Về Đồ Sơn khám phá vườn táo ‘muối’ trĩu quả

Những vườn táo trĩu quả trồng trên... ruộng muối là điểm đến lý thú cho du khách khi đến với khu du lịch Đồ Sơn, TP.Hải Phòng.

Gia đình bà Đỗ Thị Liên, 45 tuổi, tổ dân phố Điện Biên, trồng 70 gốc táo từ năm 2004 

Táo được trồng thành vùng chuyên canh ở phường Bàng La với tổng diện tích 70 ha. Những ngày cận Tết Nguyên đán này, những chiếc xe máy chở táo đi lại tấp nập dọc con đường dẫn vào vườn táo trĩu quả đang ngả màu vàng nhạt chờ tay người hái.

Thăm 'vương quốc hoa' hải đường ở Hải Phòng

Những đóa hoa hải đường căng tròn khoe màu đỏ thắm trên nền lá xanh gợi lên bao cảm xúc trước thềm năm mới.

Cả khu vườn nhà ông Súy ngập tràn sắc hoa hải đường

Làng Đồng Dụ, xã Đặng Cương, huyện An Dương vốn nổi tiếng ở TP.Hải Phòng với nghề trồng hoa hải đường. Loài hoa này mỗi năm chỉ nở một lần vào độ cuối năm, tươi suốt cả tháng. Tuy hương thơm chỉ thoảng qua nhưng cánh hoa đỏ thắm ôm ấp lấy nhụy vàng khiến người thưởng hoa cảm nhận được sự tinh khiết, thanh cao nhưng rất đỗi giản dị. 

23 thg 2, 2015

Ăn trái cọ om, nhớ năm tháng tuổi thơ

Mỗi khi tới mùa đông giá lạnh, bắt gặp trong phiên chợ vùng cao thúng cọ om là tôi phải mua ăn. Ăn mà trong lòng cứ bồi hồi nhớ những kỷ niệm êm đẹp của năm tháng tuổi thơ nơi miền trung du. 

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt… - Ảnh: Iris Trương 

Cây cọ từ lâu đã là một loại cây gần gũi với người dân Việt ta. Gần gũi từ trong đời sống hằng ngày cho tới trong văn thơ, ca hát.

"Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca"…
(Tố Hữu)

"Cọ xòe ô che nắng, râm mát đường em đi"… (Đi học - Bùi Đình Thảo)

Hương vị Tết qua chiếc bánh phồng Bến Tre

Bánh phồng nếp từ lâu đã trở thành món ăn dân dã quen thuộc, mang đậm hồn quê trong văn hóa ẩm thực Việt. 

Bánh phồng là loại bánh phổ biến ở miền Tây Nam Bộ nói chung và Bến Tre nói riêng. Cái tên này xuất phát từ đặc thù hình dáng bánh vì khi nướng lên bánh sẽ phồng to, tròn trịa. Bánh phồng nếp khá dễ làm, một người có thể tự làm bánh vào những lúc rảnh rỗi để ăn vặt cùng bạn bè. Vào những ngày cận Tết, nhiều người thường tụ tập quết bánh phồng sôi nổi, rộn ràng. Tiếng chày, tiếng cười nói cứ thế rộn rã cả ngày. 

Món quà miền Tây này bạn dễ dàng bắt gặp từ những cửa hiệu sang trọng đến các gánh hàng rong quen thuộc. Ảnh: Hiepcantho 

22 thg 2, 2015

Cuối năm về làng lá dong Tràng Cát

Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nằm bên sông Đáy, hơn nửa thế kỷ qua đã trồng và cung cấp những tấm lá dong nếp cho Hà Nội. Những chiếc lá nhỏ bé ấy bao đời nay đã 'gói ghém' cả hồn Việt, làm nên những chiếc bánh vuông, tròn thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với đất trời và cha ông trong những ngày xuân về, Tết đến.

Lá dong nếp được trồng ở khắp mọi nơi trong làng, từ ngoài đồng... 

Bến En - biển hồ giữa đại ngàn xanh ngắt

Lên một chiếc ca nô chạy chầm chậm trên hồ sông Mực ở Vườn quốc gia Bến En vào một ngày đông nắng lạnh, chúng tôi được thưởng ngoạn những cảnh sắc thiên nhiên đẹp đến nao lòng. Mùa này, Bến En như một bức trang thủy mặc, đẹp lung linh bởi màu xanh ngăn ngắt của trời nước, mây ngàn, cây cỏ.


Vườn quốc gia Bến En cách thành phố Thanh Hóa khoảng 45 km về phía tây nam, thuộc địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, có diện tích gần 15.000 ha, trong đó hơn 8.500 ha rừng nguyên sinh.

Về Bùi Xá nghe hát trống quân

Là loại hình nghệ thuật dân gian tồn tại hơn 700 năm, hát trống quân Bùi Xá đến nay vẫn được người dân thôn Bùi Xá (xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) bảo tồn và phát huy thành nét đẹp văn hóa tinh thần của vùng đất Kinh Bắc.

Theo cụ Phạm Công Ngát, nghệ nhân cao tuổi của Câu lạc bộ Trống quân Bùi Xá thì phong trào hát trống quân ở Bùi Xá có từ thế kỷ thứ XIII ở triều đại nhà Trần và phát triển hưng thịnh nhất trước năm 1945. Thời kỳ đó, cứ mỗi dịp trăng rằm tháng Tám âm lịch các đôi nam thanh nữ tú của làng vừa thi hát đối giao duyên vừa ngắm trăng trước sự chứng kiến và cổ vũ của toàn dân và đông đội trên bãi cỏ trước cửa đình làng, cuộc thi kéo dài cho đến lúc trăng tàn. Không những thế hát trống quân của Bùi Xá đã nổi tiếng khắp kinh thành Thăng Long và được vua Trùng Quang đời Trần mời về hát. Vào giai đoạn chống Mỹ cứu nước, hát trống quân Bùi Xá lắng dần do nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của toàn dân tộc.

Lê Bá Bạo 72 tuổi, Chủ nhiệm CLB Trống quân Bùi Xá,một trong những thành viên đầu tiên của CLB của những người yêu thích hát trống quân.

Dù Kê – loại hình nghệ thuật độc đáo của người Khmer Nam Bộ

Những tích truyện từ ca kịch dù kê, món ăn tinh thần của người Khmer Nam Bộ trong suốt mấy chục năm qua đã in sâu trong đời sống chân chất, mộc mạc, vun đắp nên tình làng nghĩa xóm để khẳng định, giữ gìn những nét đặc sắc riêng có của dân tộc mình.

Dù Kê – loại hình nghệ thuật độc đáo của người Khmer Nam Bộ. Ảnh: Internet

Người Khmer ở Nam bộ vốn có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo, đa dạng đã phát triển khá lâu đời, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội của bà con dân tộc và luôn được bảo tồn, phát huy.

21 thg 2, 2015

Hồ Nước Ngọt Sóc Trăng

Khoảng đầu những năm 1960, khi thành phố Sóc Trăng còn có tên là Khánh Hưng, thuộc tỉnh Ba Xuyên, tỉnh trưởng Ba Xuyên bấy giờ là ông Hoàng Mạnh Thường người gốc Huế. Vì nhớ quê nên ông cho xây dựng ở đây một cái hồ theo nguyên mẫu hồ Tịnh Tâm trong Đại Nội, Huế. Hồ này có tên là Tịnh Tâm.

Hồ Tịnh Tâm (hồ nhỏ) 2015. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Đến năm 1982, do nhu cầu trữ nước, người dân Sóc Trăng đào một hồ nuóc ngọt lớn phía sau hồ Tịnh Tâm. Từ đó khu vực này có tên là hồ Nước Ngọt, bao gồm hồ nhỏ (hồ Tịnh Tâm) và hồ lớn.

Diện tích hồ rộng 20 ha. Xung quanh hồ trồng nhiều cây xanh, chủ yếu là cây sao lấy bóng mát và cau, phi lao, phượng vĩ để trang trí thêm. Nơi đây được coi là lá phổi chính của thành phố Sóc Trăng với mặt hồ rộng mênh mông và nhiều cây xanh, cây cảnh. Hầu hết các hoạt động văn hóa của tỉnh Sóc Trăng đều diễn ra tại đây.

Làng bưởi Diễn dịp giáp Tết

Bưởi Diễn là một món quà, thức quả để trưng bày hoặc biếu, tặng rất được ưa chuộng dịp lễ Tết. Giống bưởi thơm ngon này có xuất xứ từ đất Phú Diễn, Minh Khai, Kiều Mai, Từ Liêm, Hà Nội.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật kết hợp giống bưởi ngon truyền thống đã làm nên một thương hiệu cam Canh bưởi Diễn ngày nay cho mảnh đất Phú Diễn. 

Cuối tuần đi vườn hoa Xuân Quan đón Tết sớm

Đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên thời gian này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng muôn sắc hoa tết rực rỡ đang được người dân nơi đây chăm sóc kỹ càng trước khi xuất bán. 

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội chưa đầy 20 km, Xuân Quan cũng là một địa điểm lý tưởng cho các bạn trẻ chụp ảnh lưu niệm. Bạn có thể đi xe máy theo đê Long Biên hướng Bát Tràng hoặc đi xe buýt 47 rồi bắt xe ôm là tới. Vườn hoa Xuân Quan khá gần làng gốm Bát Tràng nổi tiếng. 

Xuân về trên làng hoa tết Nhật Tân

Còn chưa đến một tháng nữa là đến tết Nguyên Đán, làng hoa Nhật Tân trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Những cành hoa đào hoa xuân bung nở khoe sắc thắm thu hút không chỉ người đến mua hoa mà còn cả khách du lịch đến thăm thú, chụp ảnh. 

Làng hoa Nhật Tân cách trung tâm Hà Nội 7 km về phía Tây Bắc, nằm ven Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ. Nơi đây vốn nổi tiếng với nghề trồng đào cảnh lâu năm của Hà Nội. 

Làng hoa Tây Tựu vào vụ Tết

Cúc, violet, thược dược... vào độ đẹp nhất, bông nở to và sắc màu rực rỡ, được các chủ vườn thu hoạch chuyển vào thành phố phục vụ Tết Nguyên đán. 

Làng hoa Tây Tựu thuộc huyện Từ Liêm cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 20 km. Cứ đầu tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân xã Tây Tựu lại tất bật chuẩn bị cho một mùa hoa Tết. Nhiều nhất ở đây là hoa cúc. 

Dạo chơi 6 làng hoa ven Hà Nội dịp giáp Tết

Hà Nội vốn nổi tiếng với làng hoa Nghi Tàm, Quảng Bá... là điểm đến yêu thích của số đông người dân thủ đô. Không chỉ vậy, hiện nay, các vùng lân cận như Xuân Quan, Phụng Công (Hưng Yên) cũng trồng nhiều loại hoa rất đẹp.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, Hà Nội lại ngập tràn sắc màu rực rỡ của các loại hoa hồng, cúc, đào, đồng tiền, thược dược... Nguồn hoa dồi dào đó chính từ các làng ven đô, nhiều nơi còn chuyển đất canh tác nông nghiệp sang trồng hoa phục vụ quanh năm.

1. Làng hoa Tây Tựu

Nằm ở quận Bắc Từ Liêm, Tây Tựu là một làng nghề trồng hoa lâu đời của thủ đô Hà Nội. Khoảng đầu tháng 10 Âm lịch hàng năm, người dân Tây Tựu lại bận rộn chuẩn bị vụ hoa lớn để đón Tết.

Nơi đây trồng chủ yếu là các loại hoa cúc, từ cúc đại đóa vàng, trắng, cho đến cúc chi, cúc tím, hồng. Ngoài ra, không thể thiếu violet, thược dược, đồng tiền, hoa hồng... rất được ưa chuộng để trang trí lẫn trưng bày trên bàn thờ dịp lễ. 

Thời điểm này, các loại hoa đều đã đến vụ thu hoạch ở Tây Tựu. Ảnh: Vy An. 

Đầu xuân hành hương qua 5 ngôi chùa trên 200 tuổi ở Sài Gòn

Viếng chùa ngày đầu năm là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt trong Tết cổ truyền. Cũng như các miền khác, chùa Sài Gòn ngày đầu xuân luôn đông khách đến dâng hương, nhất là tại 5 ngôi chùa cổ nổi tiếng.

Đầu xuân, nhiều ngôi chùa trong thành phố, nhất là những ngôi chùa cổ luôn tấp nập khách thập phương đến vãn cảnh chùa, khấn cầu bình an và sức khỏe cho gia đình.

Tổ đình Giác Lâm 


20 thg 2, 2015

Chùa Đất Sét, ngày trở lại

Tôi đến chùa Đất Sét ở Sóc Trăng lần đầu vào năm 2001. Đây là ngôi am tự nhỏ mà tất cả các tượng Phật đều được làm bằng đất sét (884 tượng độc lập và khoảng 1200 tượng nhỏ trong các nhóm tượng), có đôi đèn cầy được thắp sáng liên tục suốt mấy chục năm... Toàn bộ công trình này được thực hiện bởi bàn tay của một con người trong suốt 42 năm: cư sĩ Ngô Kim Tòng, (xem bài viết Chỉ là đất sét)

Rất ấn tượng với công trình nghệ thuật - tín ngưỡng này, tôi liên tục trở lại đây nhiều lần vào các năm 2002, 2003 để giới thiệu cho những người thân quen. Hồi ấy tiếp chúng tôi là một ông cụ già, tự giới thiệu là em ruột ông Ngô Kim Tòng. Lần nào cũng vậy, ông đều kể tỉ mỉ cùng chúng tôi lai lịch của những bức tượng, cách thức người anh của mình là Ngô Kim Tòng đã tạo nên những cặp đèn cầy như thế nào. Chỉ nhỏ hơn ông Ngô Kim Tòng độ 10 tuổi, nên những kỷ niệm cùng người anh thân yêu vẫn đậm nét trong ông, ông kể lại với tấm lòng trân quý người anh của mình cùng di sản của anh ấy. Tôi nhớ, ông như muốn khóc khi chỉ những vết hằn trên bức tượng voi trắng: Khách vô đây họ hổng có ý thức. Tui nói tượng làm bằng đất sét mà họ hổng tin. Họ bấm, họ bẻ coi có phải đất sét thiệt hông. Họ làm tượng của ông anh tui bị hư hại.

Ông Ngô Kim Giảng, em ruột ông Ngô Kim Tòng, người trông coi chùa Đất Sét với nhiều tâm huyết. Ảnh chụp năm 2001.

Hai loại bánh Tết đặc trưng của người Sán Dìu

Dịp lễ tết, đồng bào dân tộc Sán Dìu hiện đang sinh sống ở một số nơi thuộc các huyện Vân Đồn, Cẩm Phả, Hoành Bồ... ở Quảng Ninh lại làm các loại bánh để cúng gia tiên, ăn tết cùng nhau.

Bánh tài lồng ệp

Nguyên liệu làm món bánh bao gồm bột gạo nếp 7 phần, bột tẻ 3 phần trộn với nước đường phên, tạo ra một loại bột dẻo màu vàng. Cái khéo của người làm bánh là sao cho nước đường phên hòa với bột đến đủ độ dẻo quánh, không khô quá mà cũng không vón cục.

Bột được đổ vào khuôn, dưới lót một lần lá chuối, rồi hấp cách thủy với nước gừng. Đến khi lấy chiếc đũa, xiên thử vào khuôn bột mà đầu đũa không bị bột dính nữa thì bánh đã chín. Thông thường, thời gian hấp bánh mất 7 - 8 giờ.

Trước khi bánh chín, người làm chuẩn bị lấy vừng và lạc đã rang chín xát vỏ rắc đều lên trên bề mặt bánh. Bánh tài lồng ệp có hình tròn mang theo tín ngưỡng thờ trời đất trong quan niệm của người Sán Dìu. 

Bánh tài lồng ệp có hình tròn, dẻo thơm, màu vàng đậm, thơm mùi gạo nếp quyện vị của lạc, vừng. Ảnh: Thúy Hằng. 

Cuối năm đi lễ tạ chùa Thầy

Nằm gọn dưới chân một dải núi đá vôi hình vòng cung nổi lên giữa vùng đồng bằng xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, chùa Thầy từ lâu đã là điểm đến vãn cảnh, cầu an của du khách thập phương. 

Theo quan niệm của người Việt Nam, khi đã cầu phúc lành vào dịp đầu xuân thì cuối năm phải đi chùa lễ tạ. Do đó, vào những ngày giáp Tết, nhiều đền, chùa tấp nập dòng người đổ về hành lễ cuối năm. 

Về Đông Tảo xem gà Tiến Vua

Gà Đông Tảo là loại quý được rất nhiều người biết đến và muốn mua về làm giống, đồ cúng lễ hay quà biếu...Vào các dịp lễ tết, số lượng người tìm về làng Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên để hỏi mua giống gà này lại gia tăng.

Từ lâu, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên đã là miền quê nổi tiếng với giống gà Đông Tảo hay còn gọi tên khác là gà Đông Cảo. Từ thời phong kiến, chỉ vua chúa mới được thưởng thức loại đặc sản cực ngon này, do vậy gà Đông Tảo còn có tên gọi Tiến Vua.

Theo các cụ cao niên ở làng kể, xưa kia ở Đông Tảo có tục thi gà, các dòng họ đi khắp nơi lùng mua những con to nhất, đẹp nhất để tham gia. Gia đình nào đạt giải cao nhất được cấp 3 mẫu ruộng ở trước cửa đình để cấy cày.

Ấn tượng đặc biệt nhất về gà Đông Tảo là đôi chân "khủng". Một số con còn có chân to bằng bắp tay người lớn, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg (gà trống) và hơn 3,5 kg (gà mái). Đây là thú cưng của nhiều người thích chơi gà cảnh, đồng thời là thực phẩm hàng đầu được lựa chọn trong ngày Tết. 

Gà Đông Tảo còn gọi là gà Đông Cảo và có tên khác là Tiến Vua. Ảnh: Lê Bích. 

Về Kiên Giang, khám phá biển đẹp Nam Du

Được nhắc đến nhiều trong năm vừa qua, Nam Du hiện là nơi mà dân phượt phía Nam nhất định phải ghé đến cho những kỳ nghỉ lễ. Nam Du có rất nhiều bãi tắm đẹp, trong đó thu hút nhất là Cây Mến, với hàng dừa xanh tỏa bóng mát rượi chạy dài ven bờ biển.


Cách thành phố Rạch Giá 83km đường biển, đảo Nam Du là một trong những điểm đến thú vị của Kiên Giang mà bạn nên ghé đến một lần. Nam Du là nơi còn rất hoang sơ, với 21 hòn đảo lớn nhỏ như Hòn Lớn, Hòn Nồm, Hòn Mấu… , được tạo hóa xếp đặt khéo léo. Trong số đó, có thể nói bãi Cây Mến tại Hòn Lớn là một trong những bãi biển được yêu thích nhất nhờ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng. 

14 thg 2, 2015

Về Cần Giờ thu hoạch muối cùng diêm dân

Về xã Nhơn Lý, huyện Cần Giờ những ngày nắng khô ráo giáp Tết, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống của những diêm dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên ruộng muối.

13 thg 2, 2015

Gỏi cá mai - món ngon của Nha Trang

Hầu như nhà hàng hải sản hay quán ăn bình dân chuyên bán đồ biển nào ở Nha Trang cũng có gỏi cá mai. Bạn có thể thử tại các quán hải sản trên đường Ngô Sĩ Liên, Tháp Bà hay đường Hai Tháng Tư.
Ở Nha Trang, gỏi cá mai là món ăn thường được nhiều người lựa chọn để chiêu đãi khách. Cá mai to cỡ ngón tay cái, mình trơn, dẹp, có vẻ hơi giống cá cơm nhưng không vảy, sọc dọc, thịt ngọt và rất ít tanh. Loại cá này hầu như chỉ dùng để chế biến độc một món nổi tiếng là bóp gỏi.

Gỏi cá mai thường tốn thời gian ở khâu chế biến nếu muốn đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh. Cá được chọn phải thật tươi, mới bắt từ biển về. Mất công nhất là khâu rút xương, thực hiện trên từng con cá và lấy giấy thấm thật ráo thì món gỏi mới ngon. 

Món ăn mang đậm phong vị biển, xuất hiện nhiều trên mâm cơm của người dân vùng chài lưới các tỉnh miền Trung. Ảnh: Nguyễn Bình. 

Về miền Ví, Giặm

Ngày 27/11/2014, tại Thủ đô Paris (Pháp), dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 9 của Việt Nam được tôn vinh trên trường quốc tế. 
«
          Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt. Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ được thực hành trong cuộc sống, lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa… Vì vậy, các lối hát thường được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: Ví Phường Vải, Ví Phường Đan, Ví Phường Nón, Ví Phường Củi, Ví Trèo Non, Ví Đò Đưa, Giặm Ru, Giặm Kể, Giặm Khuyên… Hai lối hát dân ca này thường được hát xen kẽ cùng nhau nên có tên ghép là dân ca Ví, Giặm.
»

Dân ca Ví, Giặm có một sức sống cực kì mãnh liệt. Sức sống ấy không phải chỉ có ở quá khứ, mà đến nay nó vẫn đang không ngừng sinh sôi nảy nở trong chính tâm hồn người dân xứ Nghệ hôm nay. Chẳng thế mà người xứ Nghệ có câu nói nổi tiếng rằng: “Bao giờ người xứ Nghệ mất đi giọng nói thì lúc đó mới mất đi tiếng hát dân ca Ví, Giặm”.

Ngay sau khi dân ca Ví, Giặm chính thức được UNESCO vinh danh, chúng tôi đã về Nghệ An, về với “miền Ví, Giặm” để khám phá tính đặc biệt của loại hình dân ca này.

1. 
6h sáng, chúng tôi rời Hà Nội đúng vào ngày tiết trời lạnh giá nhất của mùa đông để bắt đầu chuyến hành trình tìm về “miền Ví, Giặm”. Địa danh đầu tiên chúng tôi đến là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong những nơi có phong trào hát dân ca Ví, Giặm phát triển mạnh mẽ nhất và cũng là cái nôi của điệu Ví Phường Vải, một trong những điệu Ví nổi tiếng của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Đón đoàn chúng tôi là anh Trịnh Hưng Minh, cán bộ văn hoá huyện Nam Đàn. Là cán bộ văn hóa, anh Minh cũng là người soạn lời phần lớn các bài hát Ví, Giặm cho các Câu lạc bộ (CLB) ở trong vùng. Anh Minh đưa chúng tôi đến một ngôi nhà cổ có niên đại cả trăm năm ở xã Kim Liên, nơi sinh hoạt thường xuyên của gần 30 thành viên trong CLB Ví Phường Vải Kim Liên.

Săn mai rừng đón Tết

Phiên chợ trên sông Dinh, TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người yêu thích mai rừng mỗi khi xuân về Tết đến.

Khám phá chợ hải sản Đồ Sơn

Chợ tạm Ngọc Hải, quận Đồ Sơn, TP.Hải Phòng là điểm đến của nhiều người sành ăn hải sản.

Những mẻ cá phơi vội dưới nắng hanh vàng cho kịp phục vụ Tết 

Chợ ngay sát cảng cá Ngọc Hải nên mỗi khi tàu cập bờ là các loại hải sản tươi sống được đưa vào chợ. Dù cách xa hơn 20 km nhưng nhiều người dân sống ở nội thành Hải Phòng vẫn thường đi xuống tận nơi để mua hải sản vừa ngon vừa rẻ hơn về ăn hoặc làm quà biếu.

12 thg 2, 2015

Làng hoa Tân Quy Đông, ngày cận Tết

Sa Đéc là làng hoa nổi tiếng nhất nước, từ nơi đây hoa được đổ ra trăm ngả đến các tỉnh thành phía Nam. Gọi Đà Lạt là thành phố hoa, còn Sa Đéc là làng hoa, chắc là không có gì hợp lý hơn. Nếu ở Đà Lạt, bạn thưởng ngoạn hoa ở những vườn hoa, ở công trình công cộng,... thì ở Sa Đéc bạn sẽ sống cùng người nông dân trong làng hoa, xem mua bán hoa, vận chuyển hoa...

Tưới hoa trong vườn

Về duyên hải ăn nước mắm rươi

“Nhiều như rươi” nhưng “nhiều” mà lại “hiếm”, ở đồng bằng sông Cửu Long rươi cũng có ở các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh nhưng chỉ người dân huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đặc chế thành nước mắm.

Bà Chi với nước mắm rươi thành phẩm - Ảnh: Hưng Phú 

Nghề nước mắm rươi có mặt ở Duyên Hải từ bao giờ chẳng ai rõ nhưng theo truyền thuyết, khi Gia Long tẩu quốc đến đây đã được dùng nó hằng ngày trong bữa cơm. Ngon quá, thơm quá nên khi lên ngôi thiên tử đóng đô tại Huế, năm nào nhà vua cũng cử ghe bầu vào tới đây mua nước mắm đặc sản về ăn.

Mùa măng đắng Mai Châu về

Măng đắng là một đặc sản thiên nhiên mà du khách khi đến Mai Châu (Hòa Bình) du lịch, nghỉ ngơi không thể không thưởng thức hay mua về làm quà.

Măng đắng Mai Châu có quanh năm, nhưng thời điểm này đang là cơ hội hiếm có để thưởng thức món ăn này, bởi đây là lúc mùa măng đắng mới bắt đầu.

Để hái được măng đắng, bà con dân tộc phải vào tận vùng rừng sâu mới kiếm được. Măng đắng hái về ăn phải là loại măng vẫn còn ẩn trong lòng đất hoặc vừa mới nhú ra khỏi mặt đất. Nếu đã lên cao thì thịt măng đã già, cứng, không thể ăn được nữa. 
Măng đắng đầu mùa mang một hương vị riêng biệt mà khó lòng có thể thưởng thức vào các thời điểm khác trong năm. Đó là một món ăn đậm đà hương vị núi rừng Tây bắc, mà một khi đã thử rồi thì khách chẳng dễ gì để quên. 

Đa phần các nhà hàng, nhà nghỉ homestay ở Mai Châu đều phục vụ măng đắng nếu khách có yêu cầu. Nhưng nếu khách muốn tự mình mua măng đắng thì chỉ cần đi chợ sáng Mai Châu họp hàng ngày ở trung tâm thị trấn là có thể mua được.

Xách mớ măng đắng vẫn còn dính nguyên đất cát vừa mùa ở chợ về, khách để dành một phần mang về làm quà, còn một phần có thể yêu cầu nhà hàng, nhà nghỉ chế biến luôn để có thể thưởng thức ngay tại chỗ món măng đắng tươi roi rói ấy.

5 điểm ngắm hoa Tết đẹp nhất miền Tây

Thời tiết chuyển ấm áp, ánh nắng mặt trời chan hòa mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để ghé thăm vườn hoa. Nếu muốn làm 1 tour du lịch ngắm hoa miền Tây những ngày giáp Tết, bạn có thể tham khảo 5 làng hoa, cây kiểng sau:

1. Làng hoa Tân Quy Đông, Sa Đéc


Nói đến hoa, cây kiểng, không thể không nhắc đến làng hoa Sa Đéc trăm năm. Mùa Tết, làng hoa Tân Quy Đông trồng nhiều nhất là cúc: cúc mâm xôi, đại đóa, đồng tiền, vạn thọ… Bên cạnh đó là bát ngát thược dược, vạn thọ, hoa dâm bụt, mãn đình hồng, ớt kiểng…, ngoài ra còn có hàng trăm thực vật quý hiếm miền Nam. Vì vậy nơi đây mỗi mùa giáp tết đều tấp nập du khách tham quan, vừa ngắm hoa vừa chụp ảnh.

Lên đỉnh Bà Rá

Nằm ở độ cao 750 mét so với mực nước biển, núi Bà Rá (Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước) là một trong ba ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ. Bà con dân tộc Stiêng bản địa gọi núi Bà Rá là Bơnom Brah hay Yumbra (đỉnh núi thần) bởi nơi đây được coi là chốn linh thiêng với họ. Núi Bà Rá hiện là điểm đến hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thơ mộng và hùng vĩ.

«
          Được khởi công xây dựng tháng 6/2008 với tổng số vốn đầu tư hơn 76 tỷ đồng, hệ thống cáp treo núi Bà Rá được đưa vào sử dụng năm 2013. Tuyến cáp treo này có chiều dài 2.063 mét. Hệ thống cabin có 32 chiếc, chia làm 8 nhóm với 6 chỗ ngồi một cabin. Thời gian cho một hành trình từ ga đầu tiên dưới chân núi đến ga cuối trên đỉnh núi là 12 phút. 
»
Những năm đầu thế kỷ XX, núi Bà Rá vẫn còn là chốn “thâm sơn cùng cốc”. Chính vì vậy, vào thời kỳ Pháp thuộc nơi đây thành chốn lao tù để giam cầm những người tù cách mạng. Bà Rá cũng là địa danh gắn liền với những chiến công của quân và dân Phước Long trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Ngày nay, núi Bà Rá trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của du khách khi đến thăm tỉnh Bình Phước. Có hai cách để bạn có thể lên tới đỉnh núi Bà Rá. Nếu đi bộ, du khách phải vượt qua 1.767 bậc tam cấp tính từ đồi Bằng Lăng lên đến đỉnh núi. Muốn ngắm toàn cảnh vẻ đẹp của một vùng rộng lớn, bạn có thể ngồi trong những cabin của hệ thống cáp treo Bà Rá. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa là phường Thác Mơ xinh đẹp và hồ thủy điện Thác Mơ. Vào mùa mưa, diện tích nước hồ thủy điện Thác Mơ chiếm tới 12.000 ha như một biển nước xanh thẳm, hòa quyện giữa rừng núi, tạo cho du khách cảm giác thân thiện, được trở 
về cùng thiên nhiên hoang sơ.

Con đường mòn dẫn lên núi Bà Rá xanh mướt hai bên đường.

11 thg 2, 2015

7 món đặc sản Tây Ninh cho ngày cuối tuần

Với khoảng cách khá gần Sài Gòn nên du khách có thể đi về trong ngày để thưởng thức đặc sản và thưởng lãm cảnh quan thiên nhiên Tây Ninh.

1. Bánh canh Trảng Bàng

Nhắc đến thị trấn Trảng Bàng, trong lòng thực khách xa gần đều nghĩ đến món bánh canh gắn liền với nơi đây. Tô bánh canh đặc trưng với giò heo, huyết và những cọng hành xanh tươi, tuy đơn giản nhưng thực khách ngay lập tức bị cuốn hút khi thưởng thức qua. Khói của tô bánh canh bốc nghi ngút, lăn tăn mỡ hoa nóng bỏng khi húp thử. Bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của hành, vị cay của tiêu, vị ngọt của nước lèo xương hầm hay vị mềm của những lát thịt phía trên. 

Món đặc sản bạn dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu nơi đất nắng Tây Ninh. Ảnh: Khánh Bằng. 

Ba món ngon từ trái quách Trà Vinh

Trái ngược với vẻ ngoài sần sùi, cơm quách chua thanh, ngọt mát nên dễ được lòng thực khách. Trái quách có hình dáng hơi giống trái bóng nhỏ, da thô nhám màu xám trắng. Cơm quách màu đen đặc sệt.

Khi chín trái tự rụng xuống chứ không cần hái, người dân mang trái về để vài hôm cho chín hẳn rồi dùng vật cứng đập nhẹ là vỏ tự nứt ra. Ba cách làm dưới đây sẽ giúp cơm quách phát huy tác dụng độc đáo của nó trong ẩm thực:

Quách ghém cùng mắm

Mắm cá sặc, cá chốt hay cá trẽn trộn đường tỏi, ớt là loại thức chấm hấp dẫn được dùng với các loại rau sống như xà lách, cải thảo, bông súng... kèm thêm vài lát khế chua hoặc chuối chát để đậm vị. Thêm vào đó, người ta còn nạo cơm quách ra làm nhân cuốn chung trong rau và chấm mắm.

Vị nồng của mắm hòa cùng vị chua ngọt của từng miếng cơm quách đặc sệt. Cái giòn giòn của lát khế chua, mùi thơm của những cọng rau tươi thấm dần qua đầu lưỡi. Trái quách khi ăn không làm thực khách ngán vì không béo, lại có vị chua thanh, rất thích hợp để đổi vị cho bữa cơm hàng ngày. 

Cơm quách ăn như rau sống khi kèm với mắm. Ảnh: nguoidothi 

10 thg 2, 2015

Thăm bảo tàng sinh vật biển lớn nhất Việt Nam

Tại bảo tàng Hải dương học Việt Nam, bạn có thể khám phá thế giới đại dương kỳ thú với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt. 

Viện Hải dương học nhìn từ trên cao 

Bảo tàng Hải dương học Việt Nam thuộc Viện Hải dương học, được thành lập từ năm 1922, là trung tâm lưu giữ, trưng bày giới thiệu nhiều sinh vật biển quý hiếm. Nơi đây gồm nhiều khu vực tham quan như: Bể nuôi sinh vật biển, sinh vật trong bể nuôi ngoài trời, sinh vật sống trong các bể kính, bảo tàng đa dạng sinh học, các mẫu vật lớn, các mẫu vật nhỏ. 

Dạo quanh hồ Xuân Hương ngắm mai anh đào khoe sắc rực rỡ

Mai anh đào Đà Lạt đang khoe sắc rực rỡ. Đây cũng là thời điểm nhiều người Sài Gòn thu xếp mọi việc, lên Đà Lạt, dạo quanh bờ hồ Xuân Hương, thong thả uống ly cà phê và ngắm sắc hoa phố núi.

Dường như thiên nhiên vô cùng ưu đãi cho vùng đất cao nguyên những mùa hoa đẹp và hiếm có. Khi cánh hoa dã quỳ vàng rực vừa rũ cánh thì cũng là lúc mai anh đào bắt đầu hé nụ. 

3 thg 2, 2015

Ăn cơm với người Thái ở bản Áng



Một buổi tối ướt át, lạnh lẽo trong một chuyến đi bất ngờ đến Mộc Châu, Sơn La. Và cũng bất ngờ không kém khi chúng tôi đã có một bữa tối hoành tráng và đáng nhớ bên bếp lửa nhà sàn người Thái ở bản Áng.

Bên bếp lửa nhà sàn người Thái ở bản Áng - Ảnh: Thái Anh 

Từ bức ảnh chụp đèo Thung Khe bạn đăng trên facebook mà chúng tôi đã có một hành trình bất ngờ thú vị ở Mộc Châu, địa danh vốn đã trở nên quen thuộc đến (tưởng chừng như) nhàm chán với nhiều người. Thực ra, đi đâu không hẳn là điều quá quan trọng, vấn đề ở chỗ là bạn đi với ai!

Hấp dẫn chợ phiên Cốc Pài

Nằm trên vùng núi cao thuộc huyện Xín Mần (Hà Giang), chợ phiên Cốc Pài của đồng bào người Mông, Nùng, La Chí, Cao Lan... ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn lạ thường.

Đường tới Cốc Pài là những con đường đèo núi quanh co thử thách các tay lái với dốc cao cùng những khúc cua tay áo liên tiếp, mặt đường lại sửa chữa liên tục. Nhưng vượt qua hành trình gian nan, bạn sẽ được hưởng khí hậu mát mẻ trong lành của một thị trấn vùng cao 

Thác Tình Yêu đẹp diệu kỳ giữa Hoàng Liên Sơn

Nép mình vào một góc trong vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai), thác Tình Yêu rộn ràng như một 'nốt nhạc' thăng hoa cho những người đang yêu. 

Thác Tình Yêu 

Từ trung tâm thị trấn Sapa, đi theo quốc lộ 4D khoảng 14km về hướng Lai Châu, bạn sẽ tới khu du lịch thác Tình Yêu. Đây là một cung đường đầy quyến rũ với những đường cong mỹ miều của đèo Ô Quý Hồ, với sương giăng mây phủ huyền ảo, với những vườn treo su su xanh mướt và với nụ cười của những cô gái Dao, Mông trong bộ trang phục truyền thống.