Anh Đào Xuân Ước, người sáng lập thương hiệu cho biết tên gọi Cơm Đốt bắt nguồn từ cách chế biến công phu của món ăn. Nhà hàng lựa chọn những loại gạo ngon nhất như ST25 Sóc Trăng, tám Hải Hậu, tám Điện Biên rồi đấu trộn theo tỷ lệ vàng tùy kích thước và độ ngậm nước mỗi loại.
8 thg 7, 2024
Cơm Đốt Thố Lão Đại bán gần 900 suất mỗi ngày
Anh Đào Xuân Ước, người sáng lập thương hiệu cho biết tên gọi Cơm Đốt bắt nguồn từ cách chế biến công phu của món ăn. Nhà hàng lựa chọn những loại gạo ngon nhất như ST25 Sóc Trăng, tám Hải Hậu, tám Điện Biên rồi đấu trộn theo tỷ lệ vàng tùy kích thước và độ ngậm nước mỗi loại.
Nhà hàng 'thuần Việt' giữa phố Tây Sài Gòn được Michelin gọi tên
31 thg 3, 2024
Nhà hàng TP HCM bốn năm liền vào top 50 ngon nhất châu Á
Trong lễ trao giải Asia's 50 Best Restaurants 2024 - 50 nhà hàng tốt nhất châu Á - tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/3, Anan Saigon là nhà hàng Việt Nam duy nhất được vinh danh, ở vị trí thứ 48. Đây cũng là nhà hàng đầu tiên ở TP HCM nhận một sao Michelin vào năm 2023.
Thực đơn tại nhà hàng được phát triển từ những món Việt bình dân dọc ba miền, làm mới trong cách chế biến, trang trí. Trả lời VnExpress ngày 27/3, đầu bếp Peter Cường Franklin, chủ nhà hàng, cho biết đây là lần thứ 4 liên tiếp Anan Saigon được xướng tên trong danh sách 50 nhà hàng tốt nhất châu Á.
Peter cho biết những món ăn tại nhà hàng của ông thường được biết đến là "fusion cuisine" (ẩm thực kết hợp), nhưng ông thích gọi là phong cách nấu ăn Việt Nam mới hay ẩm thực mới.
9 thg 9, 2022
Bún thang hải sâm
Chị Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Bếp trưởng của Khách sạn Movenpick Hà Nội là người đã tạo ra tuyệt tác bún thang Hải sâm, món ăn đã từng tạo nên dấu ấn ẩm thực tại bữa tiệc quốc tế do Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bún thang Hải sâm được làm từ hơn 20 nguyên liệu và gia vị như hải sâm, thịt gà, tôm khô, củ cải khô, giò lụa, trứng gà, trứng cút, bột gà, mắm tôm, rau răm, ớt sừng, chanh, dấm trắng, nấm hương khô, hành khô, đường trắng.
Hải sâm là một loại thực phẩm tuyệt hảo đồng thời là vị thuốc cổ truyền có giá trị dinh dưỡng cao. Khi kết hợp cùng món Bún thang cùng với quy trình chế biến cầu kỳ tạo nên một món ăn ngon, bổ dưỡng. Quy trình chế biến món bún thang gồm 3 bước: Bước 1 quan trọng nhất ở khâu ninh nước dùng từ xương lợn và từ thịt gà đã lọc thịt cùng với tôm khô, hải sâm. Sơ chế: Tôm sú luộc chín bóc vỏ, giã dập, xào qua hành khô, gia vị.
Địa chỉ thưởng thức:
Khách sạn Movenpick Hà Nội
83A Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Tel: 024.38222800
Giò lụa thái chỉ, trứng gà tráng mỏng thái chỉ, trứng cút luộc bóc vỏ bổ đôi. Các nguyên liệu khác như rau răm, hành hoa, ớt, chanh, củ cải khô… được sơ chế sạch. Bước 2: khi nước dùng thơm mùi nấm hương ngọt từ xương và tôm khô thì nêm nước mắm, gia vị vừa ăn. Đầu bếp cầu kỳ để nước dùng ngon nhất họ còn thêm 5 con sá sùng nướng cho vào nước ninh để tăng độ ngọt và đậm vị. Nước dùng xong là ra đồ và trang trí món ăn. Bún được trần vớt ra bát rồi bày các nguyên liệu đã chế biến lên trên gồm: gà xé, giò lụa thái chỉ, trứng tráng mỏng thái chỉ, trứng cút luộc, nấm hương thái chỉ, tôm khô, hải sâm thái chỉ, củ cải khô trộn dấm muối đường, rau răm thái rối, ớt thái chỉ, hành hoa chẻ. Chan nước dùng ăn nóng lên Bún là đã hoàn thành món Bún thang Hải sâm. Món này ăn kèm mắm tôm, chanh, nếu có thêm cà cuống thì càng tuyệt.
Cách trang trí bầy biện món bún thang hải sâm đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật khiến ai nhìn cũng muốn được thưởng thức bởi sự thơm ngon, hấp dẫn. Món ăn này được coi là “đặc sản tuyệt đỉnh” mà bất cứ du khách nào đến với Hà Nội cũng háo hức được thưởng thức.1 thg 4, 2022
Check-in Phú Yên với nhà hàng tre lớn nhất Việt Nam
20 thg 12, 2019
Nhà hàng xây từ 25.000 cây tầm vông
19 thg 11, 2018
Bên trong nhà hàng đèn lồng giữa biệt thự cổ ở Hà Nội
12 thg 9, 2018
Nhà hàng hình bông sen khổng lồ nằm trên sông Hương
4 thg 8, 2016
Bên trong nhà hàng luôn đóng cửa ở Sài Gòn
11 thg 11, 2015
Ngắm Hồ Tây từ du thuyền Potomac
Từ thời Lý – Trần, Hồ Tây đã trở thành là một thắng cảnh nổi tiếng. Các vua chúa thời bấy giờ đã cho lập quanh hồ nhiều cung điện để làm nơi nghỉ mát, giải trí như: cung Thuý Hoa đời nhà Lý, điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay chính là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; hay điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường PTTH Chu Văn An…
13 thg 11, 2014
3 quán ăn mang phong cách gia đình xưa tại Sài Gòn
1. Cơm nhà
Nằm ở tầng 2 khu chung cư cũ Đồng Khởi, Cơm nhà là một quán nước mát có phục vụ món ăn giống với "bữa cơm mẹ nấu", bao gồm: một chén cơm trắng, một món mặn, một món rau và chén canh đặt trên cái mẹt. Không khí quán yên tĩnh và thực đơn thay đổi mỗi ngày trong tuần. Một phần cơm nhà có giá 59.000 đồng, ngoài ra còn có các món lạ mà quen như cơm nếp muối mè, bánh mì chà bông hay xôi mít...
29 thg 10, 2014
Lẩu Lào
Người ta nói thế này: "Trong khu vực Đông Nam Á, ẩm thực Lào vốn không nổi bật như Thái Lan, không đa dạng như Việt Nam và cũng không tinh túy như người Singapore, nhưng những món ăn và cả cách thưởng thức đôi khi không theo khuôn phép nhất định nào của người Lào lại luôn để lại những dư vị đặc biệt".
25 thg 3, 2014
Tìm về Bến Xưa
Nương theo bờ con sông Vàm Thuật hiền hòa, những hàng cây tỏa bóng mát, cùng với nhiều hồ nước, bể bơi đã làm Khu du lịch Bến Xưa hiện ra như một thế giới riêng độc đáo. Chủ nhân nơi đây là bà Võ Thị Thúy, một doanh nhân thành đạt, là người con của miền Tây sông nước. Cái tên "Bến Xưa" đối với bà như một chốn hoài niệm về kí ức tuổi thơ, cũng là nơi chia sẻ với bạn bè, du khách trong và ngoài nước những giá trị về văn hóa, tinh thần của một góc vùng quê sông nước.
Đến với Bến Xưa, bạn như bước vào một bức tranh làng quê yên bình và thơ mộng. Bến Xưa được xây dựng theo hướng là một khu du lịch sinh thái kết hợp hệ thống nhà hàng ẩm thực với tổng diện tích rộng khoảng 25.000m2. Quanh năm, nơi đây đầy bóng cây xanh. Các công trình được thiết kế hầu hết đều bằng gỗ, vừa mang nét độc đáo, vừa sang trọng, nhưng cũng rất gần gũi, bình dị. Khách có thể thơ thẩn dạo bước dưới những bóng cây xanh mát, ngắm những bông hoa đang thi nhau khoe sắc, đi qua cây cầu khỉ cheo leo, hay có thể chèo thuyền thư giãn trên hồ.
31 thg 3, 2011
Vô nhà chú Hỏa uống cà phê, nhớ Sài Gòn trăm năm trước
Một trong số đó là chú Hỏa, một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam” (Vương Hồng Sển - Sài Gòn năm xưa, phần VII: Nhơn vật Hoa kiều)