Hiển thị các bài đăng có nhãn cây trái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cây trái. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 12, 2023

Ngắm cây di sản ở Biên Hòa

Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) vừa công nhận cây dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) hơn 300 năm trong khuôn viên chùa Hoàng Ân (đóng tại P. Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa) là Cây di sản Việt Nam.

Cây dầu rái trong khuôn viên chùa Hoàng Ân có chiều cao hơn 80 m vừa được công nhận Cây di sản Việt Nam

Cây dầu rái này nằm trong danh sách 8 ngàn cây di sản Việt Nam và cũng là cây di sản Việt Nam đầu tiên của Đồng Nai được công nhận. Cây dầu rái ở chùa Hoàng Ân đã hơn 300 tuổi, cao hơn 80 m, vòng tròn thân 8,5 m.

Việc công nhận cây dầu rái tại chùa Hoàng Ân là Cây di sản Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về bảo tồn đa dạng sinh học mà đây còn là sự kiện có ý nghĩa trong tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ cây trồng cho người dân; đánh thức tiềm năng tham quan, du lịch văn hóa, quảng bá giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường cây di sản.

21 thg 11, 2023

Thăm cây da trăm tuổi xứ đầu nguồn An Phú

Hơn 300 năm song hành cùng mưa nắng, cây da Long Bình (thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã chứng kiến biết bao sự đổi thay của đất trời, là nơi lưu giữ niềm tin, tình đất, tình người Long Bình với quê hương, xứ sở...


Tọa lạc tại thị trấn Long Bình, cây da Long Bình gắn chặt với tên gọi “Giồng cây da”. Địa danh dân gian ấy đã chứng minh sự có mặt của “cụ” cây này từ những ngày lớp lưu dân đầu tiên đến “cắm dùi”, lập ấp ở vùng đất đầu nguồn.

9 thg 10, 2023

Hương chúc Bảy Núi

Cây chúc là cây trồng thân thuộc của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, xuất hiện ở hầu hết các phum, sóc. Loại cây trồng đặc hữu ở TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) ngày càng có giá trị nhờ được tận dụng chế biến món ăn cho đến sản phẩm chiết xuất tinh dầu.

7 thg 10, 2023

Cây cổ thụ uốn éo như rắn, được “phong thần” ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Có thể nói, cây cổ thụ này chính là một “báu vật sống”, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn – TP HCM.

Cạnh khu chuồng nuôi hổ trắng của Thảo Cầm Viên Sài Gòn có một cây gùi cổ thụ hình dáng hết sức lạ mắt.

21 thg 9, 2023

Vườn dừa Thiện Trung hút khách

Dừa xiêm Thiện Trung được đánh giá là loại thức uống bổ dưỡng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Giống dừa xiêm dễ trồng, vốn đầu tư ít, tiêu thụ lại ổn định.

Vì thế, các hộ dân Thiện Trung tận dụng đất trống để trồng dừa. Dừa Thiện Trung nói riêng và Thiện Nghiệp nói chung không chỉ được xem là đặc sản của địa phương mà còn là một thắng cảnh tuyệt đẹp vùng gió cát, hấp dẫn khách du lịch, nhất là mỗi khi rảo bước dưới rặng dừa trĩu trái. 

Rừng dừa trên vùng cát thôn Thiện Trung

10 thg 8, 2023

Rực rỡ sắc màu si rô mùa hạ

Ở khóm Tây Khánh 6, phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) có một vườn cây si rô sai trái. Những trái si rô mọc thành chùm màu sắc bắt mắt phủ kín khu vườn...

Nồng nàn mùa thị chín

Không phải là loại trái cây hảo hạng, nhưng trái thị có sức cuốn hút riêng biệt, bởi mùi hương. Ăn cũng được, để trưng thơm cũng được. Mọi người nâng niu loại trái gắn liền tuổi thơ, với câu chuyện cổ tích quen thuộc và nhớ hoài câu: "Thị ơi, thị rơi bị bà, để bà ngửi chứ bà không ăn"...

24 thg 7, 2023

Nhãn tím ở xứ lụa Tân Châu

Những chùm nhãn tím ngả màu đỏ trông rất bắt mắt đang được ưa chuộng trên thị trường. Vài nông dân TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) nhanh chóng “bắt kịp xu hướng”, đưa nông sản mới lạ này đến với người tiêu dùng.

Giống nhãn này được nông dân 2 xã Tân Thạnh và Vĩnh Hòa mua từ tỉnh Đồng Tháp, Đồng Nai về, rồi nhân rộng cùng với các loại nhãn khác. Màu sắc nổi bật của nhãn tím càng trở nên ấn tượng hơn khi trồng cạnh loại nhãn có màu vàng thông thường.

14 thg 7, 2023

Ngón tay đen – giống nho không hạt đầu tiên của Ninh Thuận


Vừa qua, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (xã Ninh Sơn, huyện Ninh Phước) đã tuyển chọn thành công giống nho NH04-102, còn gọi là nho ngón tay đen, chuyển giao cho người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trồng thử nghiệm và gặt hái được những thành công ngoài mong đợi.

4 thg 7, 2023

Bên gốc trâm già

… Là tâm tình của người sống dựa cả đời vào trâm, là vui buồn từng ngày được họ chia sẻ cùng nhau trong buổi trưa vắng khách. Cũng bên gốc trâm, là những đứa trẻ bắt đầu lớn lên ở vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) lựa trái trâm chín ngọt bỏ vào miệng thay quà vặt phố thị.

27 thg 6, 2023

Chiêm ngưỡng hồng nhung cổ thụ trăm tuổi trong chùa ở Sóc Trăng

Chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) không chỉ là ngôi cổ tự có tuổi đời gần 500 năm mà khuôn viên trồng nhiều cây hồng nhung cổ thụ độc đáo.

Tọa lạc tại địa phận Chợ Cũ, thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 6 km, chùa Bốn Mặt được biết đến là một trong những ngôi cổ tự được xây dựng lâu đời. Nơi đây nổi tiếng về lối kiến trúc mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khmer.

Theo lời các vị sư sãi trong chùa, ngôi cổ tự này được xây dựng từ khoảng năm 1537. Bức tượng Phật Bốn Mặt đặt bên trong chính điện gắn với việc hình thành chùa. Trong một lần khai hoang làm rẫy, đồng bào Khmer phát hiện một pho tượng Phật có 4 mặt quay về 4 hướng, mỗi hướng có 5 vị Phật. Xem là điềm lành, người dân đã rước tượng Phật về thờ.

Một góc của chùa Bốn Mặt Sóc Trăng và cây hồng nhung hơn trăm năm tuổi. Ảnh: Vân Hi

14 thg 6, 2023

Những cây vải trăm tuổi trong Hoàng cung Huế vào mùa rộ quả

Sau gần 200 năm, những cây vải (lệ chi) tiến cung trong Hoàng cung Huế vẫn sinh trưởng tốt và đang mùa rộ quả.

Lệ chi trong Hoàng cung Huế đang mùa rộ quả. Ảnh: Bảo Minh

Lệ chi trên Cửu đỉnh

Lệ chi là tên gọi của quả vải – một trong 9 loài trái quý được vua Minh Mạng cho khắc lên Cửu đỉnh. Hình tượng cây vải nằm trên Huyền đỉnh - đỉnh đặt hàng thứ tư bên phải tượng trưng cho sự huyền kỳ.

9 thg 6, 2023

Hái mận trong vườn tại Mộc Châu

Khắp thị trấn Mộc Châu, mận đang chín rộ, thu hút du khách tới hái quả, chụp ảnh và thư giãn dưới những tán cây.


Mận tại thị trấn Mộc Châu đang vào mùa thu hoạch. Hàng chục vườn từ nhỏ đến lớn, mỗi vườn dao động từ 300 đến hơn 1.000 gốc mận, quả đang chín đỏ. Trên ảnh là thung lũng mận Nà Ka và Phiêng Khoang, cách trung tâm Mộc Châu gần 20 km.

26 thg 5, 2023

Miên man cây trái mùa hè xứ Huế

Hạ về, trời nắng nóng. Cái nắng miền Trung gắt gao. Nhưng, miền sông Hương núi Ngự lại có nhiều cây trái thơm ngon, hoa đẹp nổi tiếng, cho du khách dừng chân, cho người ở xa nhớ mãi.

Cây vả được trồng nhiều ở Huế

Chớm hạ, sáng sớm ra đường Phan Đình Phùng, Điện Biên Phủ bắt gặp các bà, các chị gánh những gánh rau xanh, trong đó có một rổ trái cây, xanh xanh. Đó là trái vả, đặc biệt có nhiều ở Huế. Trong vườn của người Huế, cây vả mọc thật đẹp với tán lá to, quả chi chít ở gốc. Lá vả hái để gói rau trái. Còn quả vả thì chế biến nhiều món ăn ngon, làm trà vả, vả trộn, vả hầm xương, vả chua ngọt, vả sống chấm ruốc kèm mấy lá rau thơm... Món ăn vả trộn là món ngon trong bữa cơm hàng ngày của người Huế và món ngon trong các bữa tiệc.

11 thg 5, 2023

Chờ mùa trâm chín

Như một dịp hẹn, hễ mưa xuống, cây cối vùng Bảy Núi bừng tỉnh sinh sôi, người ta bắt đầu điểm danh các sản vật sẽ được thưởng thức. Trái trâm là một trong số đó. Loại trái cây dân dã xem như “lộc của trời” xuất hiện từ đồng bằng đến miền núi, nhưng nhiều người phải tìm về Tịnh Biên, Tri Tôn để mua “trâm núi” ăn mới thỏa lòng.

10 thg 5, 2023

Về Tri Tôn, thưởng thức vị chua ngọt của vải rừng

Mùa trái cây đặc sản ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) đã bắt đầu. Dấu hiệu nhận diện là mấy sạp hàng ven đường, nhỏ gọn, đơn sơ, nhưng luôn bắt mắt. Trong đó, trái trường, còn có tên gọi khác là trái vải rừng gây ấn tượng hơn cả với màu đỏ hấp dẫn, gợi cho du khách sự tò mò về hương vị.

19 thg 4, 2023

Cao su mùa dưỡng lá

Sau nhiều tháng cho thu mủ, cao su cũng cần được dưỡng mầm, dưỡng lá chờ ngày “bung sức”…

Tháng 4 cũng là lúc cao su chuẩn bị cho thu mủ sau thời gian dài lá rụng. Trước thời điểm cho thu, cây cũng cần được dưỡng sức

6 thg 4, 2023

Độc đáo cây gạo trăm tuổi 'thắp lửa' rực rỡ đường quê

Mỗi mùa hoa về, cây gạo cổ thụ hơn trăm tuổi ở xã Thanh Nho (Thanh Chương) lại nở hoa rực rỡ. Đây là cây gạo đẹp, nổi tiếng bậc nhất trong vùng.

Những ngày này, nếu có dịp đi qua xóm Nho Tân, xã Thanh Nho, từ xa mọi người sẽ thấy cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực trước trụ sở UBND xã, trông rất đẹp mắt. Ảnh: Huy Thư

Khám phá miếu Bằng lăng

Là điểm thờ tự tại thị trấn Chợ Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), miếu Bằng lăng ẩn chứa câu chuyện huyền thoại về quá trình hình thành và phát triển của mình. Đặc biệt, nơi đây còn có 3 “cụ” bằng lăng hơn 300 tuổi đang xanh tốt, mang đến cảm giác thú vị cho du khách khi có dịp ghé thăm.


Miếu Bằng lăng được hình thành vào năm 1859 bằng tre lá, do con cháu gia tộc họ Phan, từ miền Trung vào định cư lập nên. Việc hình thành miếu gắn với giai thoại 4 bậc kỳ lão mang theo một tấm lụa đào có vẽ 7 vị tiên nương tuyệt sắc. Trong đó, người ở giữa có kích thước lớn và vị thế uy nghiêm hơn cả, đó là bà Thiên Y Tiên Nương. Các kỳ lão cho biết, vùng đất Chợ Vàm xưa là chốn địa linh, có thể lập miếu thờ các vị tiên nương.

20 thg 3, 2023

'Cụ' da khắc ghi ký ức làng An Thạnh

Anh Đỗ Văn Nghĩa là nghệ nhân chơi kiểng và sở hữu một vườn bonsai mai vàng ở xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Anh vừa thông tin cho Hội Sinh vật cảnh tỉnh rằng ở ấp 2, xã An Thạnh, có một cây da (cây đa) cổ thụ đã sống qua hàng thế kỷ. Thế là, chúng tôi đi theo anh để tìm hiểu.

Xe dừng bên gốc “cụ” da có bộ rễ xù xì, tua tủa từ trên cao buông xuống bám khít vào gốc cây mẹ phô dáng “kỳ, cổ, quái” đầy vẻ uy nghi. Dưới chân cổ thụ là những lư nhang, am thờ; cạnh đó là một ngôi cổ miếu loang lổ màu rêu xám xỉn.

Anh Đỗ Văn Nghĩa đo phần gốc cách mặt đất 1,4m và trừ các rễ phụ tách rời khỏi thân cây, còn lại chu vi là 10 m