Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 10, 2024

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.

Tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh tại thị trấn Nghèn (Can Lộc). Ảnh tư liệu.

Ví, giặm và những “thổ sản” của văn hóa xứ Nghệ

Một trong những giá trị nghệ thuật độc đáo của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là không gian, hình thức diễn xướng mang đậm chất “thổ sản”, bản sắc văn hóa, con người quê hương núi Hồng, sông La.

CLB dân ca ví giặm xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh) tái hiện không gian diễn xướng "Hội phường ví, giặm nhà nông" tại Liên hoan Dân ca ví, giặm toàn tỉnh năm 2023.

Hình hài khu bảo tồn chim trời trên đất Thành Sen

Vườn chim nhân tạo dần hình thành giữa TP Hà Tĩnh sẽ là quần thể sinh thái sống động, nơi bảo tồn chim trời và tạo điểm tựa để phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm.

Đầu năm 2024, TP Hà Tĩnh bắt đầu lên ý tưởng và triển khai các bước xây dựng một vườn chim nhân tạo nhằm bảo tồn chim trời và phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Sau nhiều lần rà soát, khảo sát ở các xã, phường ven đô có điều kiện tự nhiên phù hợp, lãnh đạo TP Hà Tĩnh quyết định lựa chọn khu vực sông Đông (phường Thạch Linh) để triển khai dự án. 

14 thg 10, 2024

Chợ Đông Ba - trăm nhớ nghìn thương

Nét đẹp tiểu thương chợ Đông Ba xứ Huế. Ảnh: CTV Lê Huy Hoàng Hải

Chợ Đông Ba (Huế) đến nay vừa tròn 125 năm, là ngôi chợ lớn nhất và có tuổi đời lâu nhất ở Huế. Cái khu chợ bề thế nằm bên bờ sông Hương thơ mộng này không chỉ là nơi giao thương, buôn bán, tạo kế sinh nhai cho hàng vạn con người mà còn là nơi quy tụ và phản ánh đầy đủ mọi sắc thái thú vị về đời sống, văn hóa Huế.

Ở Việt Nam, chợ truyền thống là một xã hội thu nhỏ, bởi ở đó có sự tương tác mang tính biểu tượng của đời sống con người. Chợ là nơi quy tụ đủ mọi thành phần, tính cách, đủ thứ hàng hóa, sản vật của địa phương và đặc biệt là ngôn ngữ, phương thức mua bán được định hình theo tính cách của người bản địa nên phản ánh rất rõ nét đặc tính văn hóa, phong tục, tập quán của người dân xứ ấy.

12 thg 10, 2024

Về Quảng Trị thưởng thức cà phê Khe Sanh bên cánh đồng điện gió

Quảng Trị chính thức đưa 'Khe Sanh coffee tour' vào hoạt động với nhiều trải nghiệm thú vị như tự tay thu hái, chế biến cà phê, săn mây ở cánh đồng điện gió và ngắm ngựa thồ C130 ở di tích sân bay Tà Cơn...

Du khách thưởng thức cà phê đặc sản Khe Sanh - Ảnh: HUY VÕ

4 thg 10, 2024

Cây trôi cổ thụ 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam

Cây cổ thụ là một cây trôi hơn 800 tuổi ở xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh), chu vi thân hơn 8,2 m, cao 27 m, tán rộng 40 m được công nhận cây Di sản Việt Nam

Cây trôi trong khuôn viên nhà văn hóa thôn Vĩnh Thắng, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) có chu vi thân 8,2 m, cao 27 m, tán rộng 40 m, hơn 800 tuổi.

Trải qua bao thế hệ, cây cổ thụ này được người dân xem như "báu vật" của làng, cùng nhau bảo vệ.

Cây cổ thụ là một cây trôi hơn 800 tuổi ở xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Ảnh: Minh Xuân

1 thg 10, 2024

Cháo bột cá lóc nhưng không có cháo

Đến vùng nào ở Quảng Trị - dù là phố thị Đông Hà, miền biển Hải Lăng, Cửa Việt hay vùng sơn cước Khe Sanh - đều thấy trưng biển món cháo bột cá lóc.

Cháo bột cá lóc. Ảnh: Hải An

Cứ tưởng đấy là một thứ cháo cá lóc nấu bằng bột của người Quảng Trị, nhưng mà khi cầm thìa khuấy cháo, mới biết hóa ra không phải. Làm gì có cháo trong tô cháo bột này?

25 thg 9, 2024

Thăm đình làng Cổ Lão, nơi lưu giữ văn hóa làng xã Huế xưa

Làng Cổ Lão cũng như đình làng thuộc phường Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, được lập dưới thời các chúa Nguyễn.

Tuy chưa có nguồn tư liệu khẳng định sự ra đời của đình làng Cổ Lão vào thời điểm nào, nhưng qua khảo sát thực tế tại di tích và lời truyền khẩu của các vị cao niên trong làng, thì có thể đoán đình làng Cổ Lão được hình thành sau khi làng Cổ Lão ra đời một thời gian. 

Đình gồm ba gian hai chái, mái lợp ngói liệt, trên các bờ nóc, bờ dải, bờ tè… trang trí hình tượng Long, Lân, Quy, Phụng… Ảnh: Hoàng Lê

20 thg 9, 2024

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).

Bình yên buổi sáng ở biển Hải Lĩnh.

5 giờ sáng chị Trần Nga, người Hà Nội, dậy ra chợ biển Hải Lĩnh chờ tàu cá về để mua hải sản. Tầm này năm ngoái, chị cũng đến đây, đi chợ sớm mua được mẻ ghẹ tươi xanh, rồi nhờ chủ nhà hấp lên, ai cũng khen ngon. Hôm nay, cũng lại mượn xe máy của chủ nhà, chị đến chợ, mua mớ mực tươi còn đang nhấp nháy.

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.

Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.

19 thg 9, 2024

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.

Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được công nhận là một xã thuộc tổng Yên Định. Sau năm 1945, Vân Cổn thuộc xã An Nông.

Trên mảnh đất huyền thoại, tâm linh

Vùng đất nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách TP Thanh Hóa khoảng 40 km được thiên nhiên ưu đãi cho thế núi, hình sông, đồng bãi cùng hệ thống di tích, danh lam thắng cảnh, bề dày lịch sử - văn hóa truyền thống... Đánh thức tiềm năng, lợi thế ấy thành các giá trị, động lực phát triển du lịch luôn là một trong những nhiệm vụ được các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Nga Sơn qua các thời kỳ quan tâm, chú trọng.

Lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch với nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống, văn nghệ - thể thao quần chúng đặc sắc.

18 thg 9, 2024

Phát huy giá trị di tích đền thờ Lê Phụng Hiểu

Xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa) là vùng đất giàu giá trị lịch sử, nơi còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể có giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc, trong đó có đền thờ Lê Phụng Hiểu. Những năm qua, xã luôn chú trọng đến việc giữ gìn, phát huy giá trị của đền thờ nhằm tri ân công đức của bậc tiền nhân.

Đền thờ Lê Phụng Hiểu, xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa).

Đền thờ Lê Phụng Hiểu gắn liền với cuộc đời và công trạng của võ tướng Lê Phụng Hiểu - một nhân vật lịch sử đặc biệt, quê ở Kẻ Bưng, hương Băng Sơn, Châu Ái, nay là làng Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa). Ông phụng sự hai triều vua nhà Lý là Lý Thái Tổ (1009-1028) và Lý Thái Tông (1029-1054).

17 thg 9, 2024

Không gian văn hóa đặc sắc dưới chân Pù Luông

Lâu nay, người ta nhắc nhiều tới đỉnh Pù Luông nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - nơi được mệnh danh là “thiên đường giữa đại ngàn” của xứ Thanh. Nhưng ít ai biết rằng, ở huyện Lang Chánh cũng có đỉnh Pù Luông sừng sững “che mưa, chắn gió” cho những bản làng người Thái từ ngàn xưa.

Đường vào thung lũng lúa Ngàm Pốc, thung lũng hoa Mường Đeng.

16 thg 9, 2024

Phước Tích - ngôi làng cổ đẹp nhất xứ Huế

Làng cổ Phước Tích nằm bên bờ sông Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Theo sử sách ghi lại, làng Phước Tích được thành lập từ năm 1470 dưới thời vua Lê Thánh Tông, có diện tích khoảng 49 ha. Theo “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang với ý chỉ ngôi làng ở gần vùng sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước). Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích hàm ý tích lũy phúc đức cho con cháu muôn đời sau, và tên ấy được giữ nguyên cho đến tận ngày nay. Như vậy, tính cho đến nay, làng Phước Tích đã có tuổi đời hơn 550 năm.

Trần Văn Vĩnh - dũng tướng dưới triều vua Minh Mạng

Nhắc đến Trần Văn Vĩnh (1773-1856) quê ở Vãn Hà, huyện Thụy Nguyên (nay là thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa) là nhắc đến một trong những tướng quân xuất sắc, góp phần vào sự ổn định chính trị triều Nguyễn dưới thời thịnh trị của vua Minh Mạng.

Nhà thờ Vệ úy tướng quân Trần Văn Vĩnh ở khu phố 1, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa.

Lưu Đình Chất: Danh quan tài đức

Làm quan dưới triều Lê - Trịnh, từng giữ chức Tham tụng trong phủ Chúa, danh vọng rực rỡ, danh nhân Lưu Đình Chất còn được sử sách ghi nhận là một nhà ngoại giao có nhiều đóng góp. Cuộc đời và sự nghiệp làm quan của ông đã góp phần vào sự rạng danh của đất và người xứ Thanh.

Danh sĩ Lưu Đình Chất được hậu thế thờ ở nhà thờ dòng họ Lưu, làng Đông Khê. Ảnh: Khánh Lộc

14 thg 9, 2024

Ngọt dẻo món mè xửng, đặc sản đất cố đô Huế

Mè xửng là đặc sản không thể tách rời trong biểu tượng văn hóa đất cố đô Huế. Nhiều người nói vui, thấy trong hành lý của ai mới du lịch về mà có mè xửng là biết họ vừa đi Huế.

Kẹo mè xửng ngày nay được chú trọng nhiều hơn ở phần bao bì. Ảnh minh họa: Chus

Về đình Ngô Xá Hạ, nhớ ngày khởi nghĩa xưa

Giữa không khí thanh bình của làng quê, tôi như lạc vào những ngày tháng chiến đấu oanh liệt qua những lời kể mang sức nặng của dòng chảy lịch sử kiêu hùng của đất và người làng Ngô Xá Hạ, nay là khu phố Đồng Chí, huyện Thiệu Hoá.

Đình làng Ngô Xá Hạ nhuốm màu rêu phong, là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử, nhiều cuộc mít tinh đấu tranh cách mạng của quần chúng Nhân dân địa phương.

Lễ hội Chá Mùn

Lễ hội Chá Mùn là một nét đẹp sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của dân tộc Thái xã Yên Thắng (Lang Chánh). Nhận thức được tầm quan trọng của lễ hội này, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm bảo tồn và phát huy, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân.

Đồng bào dân tộc Thái ở xã Yên Thắng quan tâm gìn giữ và phát huy giá trị Lễ hội Chá Mùn.