29 thg 10, 2019

Bên trong ngôi nhà 100 tuổi của công tử Bạc Liêu

Nhà Công tử Bạc Liêu được xây bằng các vật liệu chuyển từ Pháp về, bên trong vẫn lưu giữ nhiều cổ vật giá trị. 


Nhà Công tử Bạc Liêu (tên thật là Trần Trinh Huy) ở số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây, được xây dựng từ năm 1917 đến năm 1919 thì hoàn thành. Đến nay, công trình tròn 100 năm tuổi nhưng vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn và là điểm đến hấp dẫn bậc nhất của Bạc Liêu.

Cận cảnh đình làng lớn nhất xứ Quảng nơi vua Lê Thánh Tông từng nghỉ ngơi

Đình làng Chiên Đàn là một trong những công trình kiến trúc đình làng cổ nhất Quảng Nam. Khi vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt, bình phương Nam, nhà vua đã sử dụng đình Chiên Đàn để nghỉ ngơi . 

Đình tọa lạc tại thôn Đàn Trung, xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh), cách Quốc lộ 1 chưa đầy 1 km. 

Để tưởng nhớ công ơn những bậc tiền nhân, tiền hiền, hậu hiền đã có công khai sơn phá thạch lập nên địa hiệu Chiên Đàn, người dân trong làng, trong xã thời ấy đã cùng nhau xây dựng đình làng Chiên Đàn có quy mô bề thế và đặt tên là “Chiên Đàn xã đình”. 

Lang thang khám phá làng gốm 500 năm tuổi ở Hội An

Làng gốm Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam) được hình thành cách đây 500 năm. Cư dân gốc chủ yếu từ Thanh Hóa, Nam Định đến lập làng ven sông Thu Bồn từ thế kỷ 15.

Sự yên bình của làng gốm Thanh Hà hấp dẫn nhiều du khách. Ảnh: Hữu Trà 

Theo các cao niên trong làng, do vị trí của làng Thanh Hà không thuận lợi, nên đã di dời đến vùng đất gần sông Thu Bồn để dễ dàng cho việc vận chuyển đất sét – nguyên liệu chính để làm gốm cũng như giúp các ghe thuyền "ăn hàng". Và vùng đất đó được đặt tên là Nam Diêu. 

Thử một lần đi xóm chợ cuối cùng nơi cực Nam Việt Nam: Dung dị, bình yên!

Chợ Đất Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) là khu chợ cực Nam cuối cùng (trên đất liền) của nước ta. Nhiều người đến đây ấn tượng bởi nét dung dị, đặc trưng của một khu chợ miền biển cuối trời. 

Toàn cảnh khu vực chợ Đất Mũi. Khu chợ này nằm ven ngã ba sông nước, thuộc địa phận xã Đất Mũi của huyện Ngọc Hiển. 

28 thg 10, 2019

Kiên Hải - Thiên đường trên biển Tây Nam

Nhà thờ Ka Đơn - linh hồn Churu giữa rừng Lâm Viên

Không như những điểm du lịch văn hóa tâm linh khác nằm ở Đà Lạt, nhà thờ Ka Đơn khiêm tốn ẩn mình trong khu rừng thông nhỏ của thôn dân tộc vùng sâu Krăng Gọ 2, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng.

Mọi kết cấu bên trong của nhà thờ - từ trần nhà, tường, vách ngăn, bàn ghế - đều bằng gỗ thông, nguồn nguyên liệu sẵn có từ địa phương

Hoang sơ rẻo cao Hồng Ngài

Nếu có dịp đặt chân đến Hồng Ngài - bản Mông hẻo lánh, địa danh đã trở nên quen thuộc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, nhiều du khách sẽ được trải nghiệm với điểm đến thú vị trong hành trình lên miền Tây Bắc.

Rẻo cao Hồng Ngài hiện ra trong nắng vàng - Ảnh: H.DƯƠNG

Nằm ẩn mình giữa khung cảnh rừng núi hoang vu, Hồng Ngài hôm nay hiện ra khác hẳn tưởng tượng của chúng tôi.

Thay cho khung cảnh nghèo đói trước đó là hình ảnh những cửa hàng tạp hóa, điểm thương mại dịch vụ mọc lên san sát, sầm uất ngay ở đỉnh con dốc. Trường học, trạm y tế, trụ sở UBND, nhà văn hóa... đều được xây dựng kiên cố, khang trang, đẹp đẽ.

26 thg 10, 2019

Khám phá hang động dài hàng cây số ở miền Tây xứ Nghệ

Hang Thăm Binh (bản Cắm, xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong) được xem là một trong những hang núi kỳ vĩ ở miền Tây Nghệ An. Ngoài cảnh sắc thì hang động này còn có dòng nước trong xanh xuyên suốt hàng cây số. 

Khác với nhiều hang động ở miền Tây Nghệ An, hang động Thăm Binh nằm ngay trên tuyến đường từ bản Cắm đi bản Huồi Máy. Nơi đây xe ô tô có thể ra vào dễ dàng, thuận lợi cho du khách gần xa đến để thưởng ngoạn, ngắm cảnh. Ảnh: Hồ Phương 

Kỳ bí chiếc thẻ tre 'nối' thế giới tâm linh của thầy mo người Thái Nghệ An

Hầu như thầy mo nào cũng có một đôi thẻ tre. Đây là một trong những công cụ thực hành tâm linh của họ. Người ta tin rằng với những chiếc thẻ tre được vót, chuốt khá cẩn thận, thầy mo có thể liên lạc với thế giới tâm linh. 

“Liên lạc” với đấng siêu nhiên
Cũng như nhiều thầy mo khác, thầy mo Cụt Thanh Hải trú ở bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn luôn mang theo một đôi thẻ tre khi làm lễ. Đôi thẻ tre ấy có thể được ông mang từ nhà đi, hoặc cũng có khi đến nơi hành lễ mới chặt tre, nứa để làm bởi nó cực kỳ đơn giản. 

Thầy mo Cụt Thanh Hải làm lễ cúng rẫy. Ảnh: Hữu Vi 

Những 'nấc thang lên trời' ở Hoàng Su Phì

Mùa lúa chín tại ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam ẩn hiện trong làn mây được du khách ví như thiên đường nơi hạ giới. 


Ruộng bậc thang được công nhận Di tích quốc gia ở Hoàng Su Phì trải dài ở 11 xã gồm Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín và Nậm Khòa (ảnh). Trong đó, Bản Luốc và Bản Phùng là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.

Những thửa ruộng bậc thang ở đây ước tính có tuổi đời khoảng 300 năm. 

23 thg 10, 2019

Bí ẩn của Cát Bà


Những tập quán sinh hoạt đáng trân trọng của đồng bào dân tộc M’nông

Vấn đề về tập tục, về văn hóa, tín ngưỡng… của người M’nông là những đề tài khá rộng nên trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập vài nét nhỏ về tập quán, đời sống sinh hoạt và tính cách con người M’nông xưa, từ khoảng thập niên 80 của thế kỷ 20 trở về trước.

Đồng bào M'nông hát Tâm Pớt trong Hội xuân Mậu Tuất 2018. Ảnh: Mỹ Hằng 

Trước ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam tháng 4/1975, người M’nông vùng Quảng Đức (Đắk Nông) còn lạc hậu, chậm phát triển. Nhưng họ lại là tộc người có tính cộng đồng cao, với cuộc sống hết sức đơn giản, thật thà, thương người và có lòng sẻ chia. Một tính cách vô cùng đáng yêu, đáng trân trọng mà người viết đã từng gần gũi, tiếp xúc trong những năm của thập niên 60, 70, 80 của thế kỷ trước.

Chùa Một Cột hơn trăm tuổi ở Biên Hòa

Xây dựng từ thế kỷ 18, chánh điện chùa Bửu Sơn chỉ có một cột chịu lực ở chính giữa. 

Chùa Bửu Sơn (phường Hòa Bình, TP Biên Hòa) ban đầu chỉ dựng bằng vách tre, cột gỗ. Chánh điện chùa diện tích khoảng 100, nóc hình bát giác. Theo nhà chùa, bát giác tượng trưng cho tám con đường giải thoát khỏi khổ đau trong giáo lý Nhà Phật. 

Dinh Cậu hơn 300 năm tuổi ở Phú Quốc

Điểm đến linh thiêng bậc nhất đảo ngọc gắn liền với nhiều truyền thuyết được ngư dân lưu truyền. 

Dinh Cậu là điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất ở đảo Phú Quốc. Dinh nằm trên ghềnh đá hướng mặt ra biển, cách thị trấn Dương Đông khoảng 200 mét về phía tây. Theo ghi chép, dinh hiện nay được xây dựng vào năm 1937 và trùng tu vào năm 1997. Để lên dinh, du khách phải bước qua 29 bậc đá. 

Tiệm bánh mì dân tổ đầu tiên ở Sài Gòn

Những ổ bánh giòn rụm được đơm thêm nhân từ 8 loại nguyên liệu khác nhau có giá 28.000 đồng.
Trên bếp lửa liu riu, chị Ngọc Hà lần lượt cho nguyên liệu vào chảo rồi trộn đều tay. Mùi thơm lan toả khắp một góc phòng. Các loại nguyên liệu sau khoảng 20 phút bắt đầu quện thành hỗn hợp nhân của ổ bánh mì dân tổ vừa "làm mưa làm gió" ở Sài Gòn trong thời gian qua.

"Thơm và béo quá", Bảo Vi (sống ở quận 1) thốt lên sau khi cắn miếng bánh đầu tiên. Theo cô, hương vị của bánh mì dân tổ hoàn toàn khác với bánh mì có nhân ở Sài Gòn. "Nhân được trộn lại với nhau hài hoà đã là một khác biệt", Vi nói và cho biết, giá cả có phần cao so với mặt bằng chung nhưng chất lượng vẫn có thể chấp nhận được.

Nhân bánh mì được đảo trên bếp. Ảnh: Di Vỹ. 

Săn mây mùa thu Đà Lạt

Với những ai mê Đà Lạt, mùa để ngắm cả thành phố chìm đắm trong mây chẳng phải chỉ có tháng 4 hay tháng 6 mà ngay giữa mùa thu này.


“Hay là về Đà Lạt với anh em nhé. Anh sẽ kể cho em nghe trong những đêm lạnh giá. Giữa bao la đại ngàn, một chiếc lều nhỏ thắp lên đống lửa. Mình thì thầm với nhau những câu chuyện chưa kể. Trên đầu là bầu trời đày sao. Cứ thế chúng ta bị bao vây bởi những áng mây kỳ bí và ánh sáng diệu kỳ…" là lời mời gọi khiến bất kì ai cũng xiêu lòng về một mùa mây Đà Lạt.

21 thg 10, 2019

Đi thuyền rồng nghe ca Huế trên sông Hương

Du lịch bằng thuyền rồng trên sông Hương (Thừa Thiên - Huế) đang là loại hình thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Điều đặc biệt của thú vui thưởng ngoạn này là du khách không những thoả sức ngắm nhìn các địa danh nổi tiếng đất Cố đô mà còn đắm mình trong những giai điệu mượt mà của ca Huế. 

Xưa kia, thuyền rồng thường dành riêng cho vua đi lại trên sông nước. Nay thuyền đã trở thành phương tiện độc đáo phục vụ du khách tham quan các thắng cảnh nổi tiếng ở Huế, như chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, Lăng vua Khải Định, lăng Minh Mạng... Giá vé từ 100–700 nghìn đồng/người tùy thời gian và thêm các dịch vụ khác.


Du lịch bằng thuyền rồng trên sông Hương được khách du lịch đánh giá là loại hình văn hoá trải nghiệm vô cùng thú vị và đậm đà bản sắc dân tộc. Du khách có thể ngắm toàn cảnh dòng sông đậm chất thơ này khi xuôi theo dòng sông Hương đến viếng cảnh chùa Thiên Mụ hay đến thăm hệ thống các lăng tẩm triều Nguyễn.

Giếng cổ ngàn năm: di sản “có một không hai” hút khách ở Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị đang chú trọng tôn tạo, phục hồi hệ thống giếng cổ thời Chăm để quảng bá, giới thiệu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. 

Hệ thống giếng cổ ngàn năm được xem là di sản “có một không hai” thuộc xã Gio An, miền tây huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị - nơi có nhiều lợi thế phát triển du lịch cộng đồng với cảnh quan thiên nhiên độc đáo. 

Tỉnh Quảng Trị kỳ vọng biến hệ thống giếng cổ ngàn năm trở thành điểm du lịch hấp dẫn. 

Thời gian vừa qua, nhiều du khách trong và ngoài nước đã tìm về Gio An và thực sự bị cuốn hút bởi vẻ đẹp các điểm du lịch.

Nghề dệt vải thổ cẩm Mai Châu hút du khách tham quan trải nghiệm

Từ lâu nghề dệt vải thổ cẩm thủ công truyền thống của dân tộc Thái trắng, huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) đã góp phần tạo nên bản sắc văn hoá riêng biệt, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan trải nghiệm. 

Những năm gần đây, huyện Mai Châu đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam với những loại hình: Du lịch cộng đồng, homestay, du lịch văn hóa nổi tiếng ở vùng Tây Bắc. Một trong những nét đẹp văn hóa đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch đến Mai Châu chính là các sản phẩm dệt vải thổ cẩm truyền thống, đậm chất sáng tạo với nhiều màu sắc, hoa văn của đồng bào dân tộc Thái. 

Nghề dệt vải thổ cẩm của người Thái trắng huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình thu hút du khách tham quan trải nghiệm. 

Thơm ngon bánh xèo mực Quy Nhơn

Bánh xèo mực là món ăn quen thuộc ở nhiều tỉnh, thành. Tuy vậy, bánh xèo mực ở Quy Nhơn lại mang một nét rất riêng của người dân xứ Nẫu.


Tùy vào khẩu vị, cách chế biến bánh xèo mực có thể khác nhau nhưng điểm chung là khi ăn, mực phải giòn, ngọt và có độ dai. Điều làm nên sự khác biệt của món ăn này nằm ở sự tươi ngon của những con mực.

Anh Ngô Anh Tuấn, chủ quán Bánh xèo mực Bà Tư ở đường Xuân Diệu cho biết, bí quyết để chọn mực ngon là thịt mực cứng, da sáng và lớp áo không rách, khi chế biến phải rửa sạch lấy túi và xương mực ra.

Ấn tượng trang sức bạc trên trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ

Người Dao đỏ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sống tập trung ở các xã: Đắk R’la, Đắk N’Drót, Long Sơn (Đắk Mil); Nâm N’Đir (Krông Nô); Đắk Wil (Cư Jút)… Trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày, người Dao đỏ rất quý trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Bạc được đính nhiều nhất trên áo phụ nữ Dao đỏ 

Trang phục của phụ nữ Dao đỏ mang những nét riêng trong cách tạo bố cục, bài trí trang phục. Trong đó, phải kể đến những trang sức bạc quý giá được đính kèm trên bộ trang phục truyền thống tạo nên sự độc đáo không lẫn vào đâu được. Không chỉ thể hiện nếp sống sinh hoạt thường ngày, bộ trang phục truyền thống còn thể hiện đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người Dao đỏ. Một bộ trang phục của phụ nữ Dao đỏ bao gồm: áo dài, yếm, xà cạp, khăn vấn đầu, dây lưng... 

Độc đáo nghề đúc nồi ở Cải Viên

Từ nhiều năm nay, người dân xóm Tà Pjẩu, xã Cải Viên (Hà Quảng) duy trì nghề truyền thống độc đáo đó là đúc nồi nhôm thủ công. Từ đôi bàn tay khéo léo của mình, những người thợ ở Tà Pjẩu đã tận dụng phế liệu nhôm, đúc thành những chiếc nồi với nhiều kích cỡ khác nhau làm đồ dùng phục vụ gia đình. 

Ông Doòng tạo hình cho chiếc nồi nhôm. 

Ông Lương Văn Doòng năm nay đã gần 70 tuổi, là một trong những thợ đúc nồi ở xóm Tà Pjẩu cho biết: Từ nhỏ tôi đã phụ việc cho bố làm nồi nên biết làm nghề này khá sớm. Học làm nồi không khó nhưng phải thực sự đam mê, còn nếu chỉ nhìn cho biết cách làm thì không thể làm được chiếc nồi hoàn chỉnh. Với người học nhanh thì từ 1 - 2 năm mới có thể làm được. Làm nghề này không như các nghề thủ công truyền thống khác, mọi dụng cụ làm đều thô sơ, không có khuôn mẫu sẵn mà chiếc nồi đẹp hay xấu, tròn, méo và có bền hay không đều phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự khéo léo của mỗi người. Do làm đẹp và dùng được lâu nên nồi do tôi làm ra đến đâu bán hết đến đó. Bây giờ, có người đặt thì tôi mới làm và chỉ làm vào mùa đông (vì mùa hè nóng), nếu ai muốn học nghề thì tôi luôn sẵn sàng giúp.

Kiến trúc nhà ở của người Mông

Với đặc điểm chủ yếu ở những nơi khó khăn, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, do đó, kiến trúc nhà ở của người dân tộc Mông cũng có những nét độc đáo riêng.

Người Mông xã Đức Xuân (Hòa An) dựng nhà ở ven chân núi có độ dốc cao. 

Người Mông ở Cao Bằng thường cư trú thành xóm, bản trong những thung lũng hoặc ven chân núi có độ dốc cao. Ông Hoàng Văn Dí, dân tộc Mông, xã Đức Xuân (Hòa An) cho biết: Người Mông thường dựng nhà vào mùa xuân. Ăn Tết Nguyên đán xong, dựng nhà để chuẩn bị một vụ mùa mới. Chọn ngày để làm nhà thường là vào ngày chẵn do quan niệm ngày chẵn là ngày đem lại may mắn. Thông thường bà con làm nhà 3 gian, 12 cột hoặc nhiều hơn do điều kiện của từng gia đình và địa thế của nơi ở đó.

Mùa lá đổ ở bàu Cá Cái

Một bức tranh đẹp như cổ tích ở bàu Cá Cái (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) khi hàng triệu cây cóc trắng trở mình thay lá. Vẻ đẹp mùa thu như ở các nước ôn đới đang hiện ra tại Quảng Ngãi.

Một góc rừng bàu Cá Cái mùa thay lá với tông màu trắng pha xanh lạ lẫm - Ảnh: DUY SINH

Nghệ sĩ nhiếp ảnh trẻ Bùi Thanh Trung (TP Quảng Ngãi) quả quyết với chúng tôi rằng vào tiết trời thu, hiếm có nơi nào ở dải đất hình chữ S này mang vẻ đẹp mê mẩn như bàu Cá Cái.

Sài Gòn có phở Tàu Bay, ăn tô xe lửa cả ngày... chán cơm

Chào ông chủ phở Tàu Bay, cho một tô xe lửa như cũ nhé. Như cũ của vị khách là tái vè. Ông chủ tên Khang nở nụ cười, chẳng cần nói vì đã quá quen mặt và cả gu của khách.

Tô tàu thủy của phở Tàu Bay đầy bánh và thịt - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Một tô tái vè được bưng ra. Trên bàn đã có sẵn chanh, ớt, tiêu, nước mắm cùng một dĩa rau thơm to đùng, hai chai tương, một đỏ, một đen. Không thấy bóng dáng của giá sống.

Từ bàn bên, tôi nhìn sang: Ông Khang đấy à! Một nụ cười nhoẻn lên trên khuôn mặt nhuốm màu thời gian, mái tóc bạc trắng, vui vẻ đáp lại bằng câu nửa tây nửa ta: Khang là me! Me tiếng Anh nghĩa là tôi!

19 thg 10, 2019

Đi tìm dấu tích tù trưởng Ama Thuột

Nước ta có 2 thành phố hiếm hoi mang tên người, đó là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng trong khi Danh nhân Văn hóa Thế giới Hồ Chí Minh đã quá rõ ràng cho việc cắt nghĩa nguồn gốc của địa danh thì với địa danh mang tên Ama Thuột, việc cắt nghĩa nguồn gốc không phải dễ dàng. 

Cho đến nay, người ta chỉ biết đến Ama Thuột là một tù trưởng nổi tiếng của người Êđê xưa, còn ông là người thế nào, công trạng của ông, cũng như gia thế, dòng họ ra sao… thì không có câu trả lời nào cụ thể và chính xác. Nhà nghiên cứu văn hóa Linh Nga Niê Kđăm - người đã có hơn 40 năm nghiên cứu, sưu tầm văn hóa Tây Nguyên nói: “Tôi cho rằng Ama Thuột là có thật - một tù trưởng nói theo kiểu của người Êđê là dũng mãnh, và không chỉ dũng mãnh mà còn là người biết thương dân, biết nhìn xa trông rộng vì buôn làng vì quê hương. Một tù trưởng có ảnh hưởng trong khắp vùng.”. 


Buôn làng Êđê xưa. Ảnh tư liệu 

Nhớ hơ mon…

Là loại hình văn nghệ dân gian độc đáo, sử thi góp phần làm nên nét đẹp văn hóa của đồng bào các DTTS Tây Nguyên. Bây giờ, tuy không còn phổ biến như cồng chiêng, xoang hay các nhạc cụ truyền thống, song sử thi (tiếng Ba Na là hơ mon) vẫn được gìn giữ, tiếp nối niềm tự hào của thế hệ đi trước. Với hơ mon, gần cả cuộc đời, già A Lưu ở làng Kon Klor (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) vẫn nhớ...

Đã lâu mới trở lại. Con đường nhỏ từ ngã ba trên trục đường chính của xã Đăk Rơ Wa rẽ vào nhà già A Lưu ngày trước lởm chởm sỏi đá, giờ đã được bê tông hóa phẳng lì. Chỉ có căn nhà nhỏ của gia đình ông ở chỗ thưa dân này thì vẫn vậy, có chăng là ngả màu cũ hơn. Vừa qua một trận ốm, già A Lưu chưa hết mệt mỏi. Mới đây, có đoàn quay phim của VTV về Kon K’tu mời già hát kể hơ mon nhưng đành phải từ chối.

Ông bảo “tiếc quá”, nhưng “lực bất tòng tâm”. Đã ngoài 80 rồi còn gì. Những cơn ho tức ngực, đau xương nhức cốt, run tay run chân… Lâu không hát kể, thấy nhớ hơ mon làm sao! Nghe hỏi về sử thi, mắt già sáng lên, cười móm mém. Bao nhiêu chất chứa trong lòng được dịp giãi bày.

Thưởng thức món thịt khô gác bếp của đồng bào các dân tộc thiểu số

Người Thái, Dao, Mông, Tày,… trên địa bàn tỉnh cùng có món thịt khô gác bếp (thịt khô) rất độc đáo bắt nguồn từ xa xưa. 

Món thịt khô không chỉ là một trong những cách bảo quản thịt hữu hiệu mà trở thành đặc sản ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số. Món ăn phần nào nói lên được phong tục và đời sống sinh hoạt thường ngày của các dân tộc. 

Đồng bào Dao ở xã Nâm N'Đir (Krông Nô) treo từng miếng thịt lợn để hun khói 

Khi chưa có cách bảo quản thịt như ngày nay, đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng cách hun khói (xông khói). Các loại thịt thường dùng là thịt lợn, bò, trâu, nai… Sự khác biệt trong món thịt khô của các dân tộc thường ở công đoạn tẩm ướp.

Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén

Nằm trong hệ thống Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (Nguyên Bình) nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mang đậm nét hoang sơ, còn lưu giữ nhiều loài động, thực vật quý hiếm có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường. 

Băng tuyết trên đỉnh Phja Oắc. 

Đi từ thành phố Cao Bằng theo quốc lộ 34 hay từ quốc lộ rẽ qua đèo Côlêa, du khách sẽ đến Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén. Vườn được thành lập ngày 11/1/2018 với tổng diện tích tự nhiên 10.593,3 ha, trong đó có trên 8.100 ha rừng thuộc địa bàn các xã: Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc (Nguyên Bình).

Nhà sàn đá của người Tày ở Cao Bằng

Người Tày ở Cao Bằng có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó, những ngôi nhà sàn đá thể hiện phong tục tập quán gắn với điều kiện sống, lao động, sản xuất của người Tày.

Nhà sàn đá của người Tày ở Bản Thuộc, xã Đồng Loan (Hạ Lang). 

Người Tày sống tập trung thành từng làng, bản có từ vài hộ dân đến mấy chục hộ. Làng được dựng trên các gò đồi tương đối bằng phẳng. Nhiều điểm dân cư, nhà không xếp theo hàng lối mà dựa vào thế cao thấp khác nhau. Các nhà sàn thường được vận dụng các địa hình là bằng phẳng hoặc sườn đồi thoai thoải. Nhưng dù lựa chọn địa hình nào thì nhà luôn dựa vào đồi núi và hướng ra sông, suối... Đối với những hộ dân dựa vào sườn đồi sẽ tận dụng nửa phần nền đất làm giá đỡ khung nhà và đỡ tốn kém về kinh phí, vật liệu. Do điều kiện sống, sinh hoạt, nhiều nhà sàn tận dụng những vật liệu xung quanh để xây dựng, trong đó, vật liệu chủ yếu là đá, cát, gỗ...

Pác Rằng “đỏ lửa” nghề rèn

Du lịch cộng đồng trong Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng theo tuyến phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” gồm các huyện: Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, du khách đến bản Pác Rằng, xã Phúc Sen (Quảng Uyên) sẽ có những trải nghiệm thú vị về nghề rèn truyền thống. 

Du khách trải nghiệm rèn nông cụ tại điểm du lịch cộng đồng Pác Rằng. 

Mới bước chân vào bản, bạn đã nghe rộn ràng tiếng quai búa nện nhịp nhàng, tiếng xì xèo của những thanh sắt nóng đỏ khi ngâm vào nước lạnh. Nhịp sống Pác Rằng là âm thanh rèn từ những đôi bàn tay rắn chắc, khéo léo ngày ngày giữ “hồn” nghề rèn truyền thống dưới những mái nhà sàn cổ đã tồn tại hàng trăm năm…

Những nghề thủ công truyền thống của người Nùng An ở Quảng Uyên

Các nghề thủ công truyền thống như: rèn, dệt vải, nhuộm chàm, làm hương, làm giấy bản… đã gắn bó chặt chẽ với quá trình tồn tại và phát triển của người Nùng An ở Quảng Uyên. Hiện nay, những nghề trên được lưu giữ và phát triển tại một số xóm ở các xã: Phúc Sen, Đoài Khôn, Quốc Dân, Tự Do…, góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống người Nùng An và mang đậm dấu ấn văn hóa làng nghề.

Du khách trải nghiệm làm nghề rèn thủ công truyền thống người Nùng An tại xã Phúc Sen (Quảng Uyên). 

Nghề rèn: Nghè rèn của người Nùng An ở Phúc Sen là nghề truyền thống nổi tiếng nhất, mang đậm bản sắc của người Nùng An. Sản phẩm rèn của người Nùng An rất phong phú, có uy tín không chỉ trong phạm vi nội tỉnh mà còn có mặt trên thị trường ngoại tỉnh. Nghề rèn được truyền theo phương thức “cha truyền con nối”, được truyền dạy theo phương pháp thực hành tại chỗ và do tính chất nghề nghiệp nên đồng bào Nùng An chỉ truyền nghề cho con trai. Ngày 29/1/2019, nghề rèn của người Nùng An ở Phúc Sen được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận, tôn vinh là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

18 thg 10, 2019

Khung cảnh đồng quê ở Quảng Ngãi

Cánh đồng lúa, cây cầu tre hay trò chơi kéo mo cau gợi liên tưởng tới những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam xưa. 

Cánh đồng lúa vàng xã Đức Phong, huyện Mộ Đức vào mùa gặt vụ hè thu. Mộ Đức được biết đến là vựa lúa lớn của tỉnh Quảng Ngãi, với diện tích trồng lúa lên tới 10.000 ha. 

9 món không thể bỏ qua khi đến Hà Tiên

Cà xỉu hay tôm tích là những đặc sản du khách nên thử khi có dịp ghé chân tại thành phố biển Hà Tiên. 


Tôm tích

Ở vùng biển Hà Tiên, loài này thường sinh sản vào khoảng tháng 3, 4 (âm lịch) và trưởng thành vào tháng 9, 10. Những con tôm tích lúc này mang trứng, có nhiều gạch và thịt ăn rất béo.

Du khách có thể tìm thử tôm tích đã được chế biến ở các nhà hàng tại trung tâm thành phố. Mỗi phần ăn có giá dao động 100.000 - 150.000 đồng. Hấp sả, rang cháy tỏi hoặc nấu lẩu hải sản là những cách làm phổ biến nhất. Nếu thức dậy sớm, bạn có thể đi ra chợ hải sản để mua những con tôm tích còn tươi rói mới cập bờ. Giá mỗi kg dao động 100.000 - 500.000 đồng tuỳ loại. 

Vẻ đẹp thiên nhiên trên đỉnh Bạch Mã

Trên con đường dài 20 km dẫn tới đỉnh Bạch Mã, du khách như được lướt qua tiên cảnh tạo nên bởi núi rừng, suối thác và mây trời. 

Cung đường uốn lượn dẫn lối khách lên núi Bạch Mã. Điểm tham quan này thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã, cách thành phố Huế hơn 40 km.
Sau khi mua vé, du khách thuê ôtô đi từ cổng vườn quốc gia đến Hải Vọng Đài, điểm cao nhất trên đỉnh Bạch Mã với quãng đường khoảng 20 km. 

Vẻ đẹp hoang sơ trên quần đảo Hải Tặc

Sào huyệt của cướp biển nay đã trở thành điểm tham quan với bãi cát trắng cùng những làng chài nằm yên bình dưới tán rừng nhiệt đới xanh rì. 

Quần đảo Hải Tặc thuộc xã Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, nằm cách đất liền gần 28 km. Tuy không nổi tiếng như Phú Quốc và Nam Du, đảo Hải Tặc được du khách yêu thích bởi khung cảnh hoang sơ và những trải nghiệm về cuộc sống làng chài. Để tới đảo, du khách phải di chuyển hơn một tiếng bằng tàu cao tốc từ thành phố Hà Tiên. 

17 thg 10, 2019

Lướt cùng gió ở bãi biển Ninh Chữ nổi tiếng thế giới

Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận đang ngày càng quen thuộc với tín đồ du lịch Việt trong những năm gần đây. 

Trước đó, vùng biển này đã được biết tới rộng rãi trong cộng đồng hàng triệu du khách quốc tế…

Hấp dẫn du khách quốc tế 


Trong hành trình khám phá của mình, Mark Gwyther - blogger du lịch người Mỹ đã dừng chân ở bãi biển Ninh Chữ. Bằng con mắt của một chuyên gia tư vấn quản lý và đầu tư bất động sản cùng trải nghiệm từng có ở nhiều vùng đất khắp thế giới, Mark Gwyther đã chia sẻ những thông tin thú vị về Ninh Chữ trên trang citypassguide.com. 

Ninh Chữ đẹp đến mê mẩn khi bình minh ló rạng. 

Tết “Khoăn vài”

Theo phong tục của nông dân người Tày - Nùng một số địa phương trong tỉnh, hằng năm, vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch có nghi lễ "Roọng khoăn vài" (gọi hồn vía cho trâu) hay còn gọi "rào thây, phưa" (rửa cày, bừa) với ý nghĩa tạ ơn trâu bò, tạ ơn các loại nông cụ sau vụ mùa vất vả cày bừa.

Người dân rửa nông cụ đón Tết “Khoăn vài”. Ảnh: Đàm Thúy Phương 

Trước đây, người Tày - Nùng chỉ cấy lúa một vụ, chính vụ cày cấy chủ yếu trong tháng Tư và tháng Năm hằng năm, cày bừa chỉ dựa vào sức trâu, bò. Theo tâm thức dân gian của người Tày - Nùng, con trâu, bò đồng hành cùng người nông dân cày bừa quanh năm vất vả, tạo ra hạt ngô, hạt thóc và các loại nông sản nuôi sống con người nên trâu, bò cũng có hồn vía như con người.

Nơi lưu giữ nghề đan lát truyền thống

Từ bao đời nay, từ cây tre, cây nứa, cây mai, cây vầu, song mây…, được người dân ở xã Hoàng Hải (Quảng Uyên) tạo nên những sản phẩm đan lát tinh tế và bền chắc, không chỉ giúp người dân địa phương có thêm việc làm lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập mà còn duy trì, gìn giữ và phát triển nghề truyền thống.

Người dân xã Hoàng Hải (Quảng Uyên) đan lát vật dụng gia đình. 

Xóm Lũng Muông có 96 hộ dân, là xóm hầu hết người dân vẫn duy trì nghề đan lát truyền thống, đặc biệt là nam giới đều biết đan lát. Tuy nhiên, những người đan thường xuyên và bán sản phẩm ra thị trường có khoảng 15 hộ. Những ngày nông nhàn, bà con trong xóm tụ họp với nhau vừa trò chuyện vừa tranh thủ cho ra những sản phẩm đan lát truyền thống.

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Đối với dân tộc Mông tại Cao Bằng, trang phục truyền thống luôn mang nét đẹp và ý nghĩa riêng, in dấu văn hóa và phong tục đặc trưng.

Nam nữ dân tộc Mông xã Nội Thôn (Hà Quảng). 

Trang phục truyền thống của người Mông chủ yến may bằng vải, tay tự dệt, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với một bộ trang phục nữ hoàn chỉnh thường gồm áo xẻ cổ, váy xòe xếp ly, xà cạp và khăn đội đầu. Trong đó, áo được trang trí với kỹ thuật đa dạng. Áo có cổ phía trước hình chữ V, hai bên được nẹp thêm vải màu. Phía sau là bức thêu họa hình chữ nhật được trang trí hoa văn rất hài hòa, trang nhã. Hai ống tay áo thường được thêu những hoa văn với đường nét vắn ngang có đủ màu sắc từ nách đến cổ tay. Đây là nơi tập trung hoa văn nhiều nhất làm nổi bật chiếc áo của người phụ nữ. Với nghệ thuật thêu chỉ màu, khâu chắp vải... những mảng màu hoa văn được phân bố hợp lý làm cho chiếc áo tươi sáng, hài hòa hơn.

Nơi lưu giữ nghề làm giấy bản của dân tộc Dao Đỏ

Dân tộc Dao Đỏ ở huyện Nguyên Bình có những nét văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc thể hiện qua phong tục, tập quán và nghề truyền thống. Trong đó có nghề làm giấy bản thủ công từ cây trúc sào tại xã Yên Lạc đến nay vẫn được duy trì và phát huy.

Người dân xã Yên Lạc (Nguyên Bình) sản xuất giấy bản. 

Giấy bản thường được sử dụng trong các dịp cầu an, lễ, Tết. Giấy bản có màu vàng nhạt, dai và bền, thường dùng để cắt giấy tiền, vàng hương trong tục thờ cúng, dùng để viết chữ Nho, chữ Hán, bởi giấy dai và thấm mực nên chữ viết không bao giờ phai.


Khám phá vẻ đẹp Thông Nông

Là một trong những huyện biên giới, Thông Nông được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan tươi đẹp, hùng vĩ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, khám phá và trải nghiệm. Hiện nay, địa phương đã và đang nỗ lực tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch, đồng thời trải “thảm đỏ” thu hút đầu tư vào du lịch trên địa bàn.

Nhìn từ trên cao, Bãi Tình, xã Thanh Long (Thông Nông) như một thảo nguyên thu nhỏ với khung cảnh bình yên, thơ mộng. 

Từ Thành phố, chúng tôi vượt gần 40 km đường đèo dốc quanh co, uốn lượn bên sườn núi đá như dải lụa vắt ngang lưng trời đến huyện Thông Nông chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hai điểm du lịch mà theo nhiều người giới thiệu, đó là những điểm du lịch đẹp “mê hồn” của địa phương này.

16 thg 10, 2019

Nồng nàn làn điệu Tâm Pớt

Trong đời sống tinh thần của đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Tâm Pớt là làn điệu dân ca được hát theo phong cách ngẫu hứng mang đầy màu sắc văn hóa được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. 

Trong âm thanh của cồng chiêng, bên bếp lửa bập bùng, làn điệu Tâm Pớt được cất lên thu hút sự quan tâm của cộng đồng cũng như du khách. 

Hát Tâm Pớt luôn có mặt trong các lễ hội truyền thống của người M'nông 

Theo Nghệ nhân Nhân dân Điểu Marin ở bon Bu Brâng, xã Đắk N’drung (Đắk Song), hát Tâm Pớt là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người M’nông. Người M’nông có thể hát kể Tâm Pớt khi kết bạn, giao duyên, lúc uống rượu cần hay trong nhà, bon làng có khách quý… Mỗi bài hát Tâm Pớt gồm nhiều câu và mỗi ý được người hát ứng đối dài hay ngắn tùy theo nội dung được đề cập. Tùy theo tính chất và mục đích mà người hát Tâm Pớt thể hiện nội dung phù hợp.

Dẻo thơm gói xôi dâng cúng tổ tiên của người Dao

Xôi là một trong những món ăn ngon quen thuộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Có nhiều loại xôi thường được nhắc đến như xôi trắng, xôi gấc, xôi đậu, xôi cốm, xôi bắp, xôi ngũ sắc… Tuy nhiên, mỗi dân tộc thường có cách nấu và loại xôi đặc biệt để sử dụng vào những dịp khác nhau. 

Người Dao trên địa bàn tỉnh ta nổi tiếng với nhiều loại xôi dẻo thơm, ngọt bùi như xôi trắng, xôi sắn và xôi ngũ sắc. Ngày thường, người Dao thích làm xôi sắn cho bữa ăn hằng ngày hay mang theo làm lương thực những lúc lên nương rẫy xa. Xôi ngũ sắc được nấu trong ngày đặc biệt như đám cưới, Tết Thanh minh, Rằm tháng Bảy hay khi có khách quý đến chơi nhà. Vào những dịp quan trọng như Lễ cúng cơm mới hay Lễ cấp sắc, người Dao luôn chuẩn bị những gói xôi nếp trắng làm lễ vật dâng cúng thần linh, tổ tiên. 

Lá dong được người Dao dùng để gói xôi dâng cúng 

Mùa măng rừng

Hàng năm cứ vào độ tháng 9-10, người dân ở các huyện trong tỉnh Đắk Nông lại hăm hở đi hái măng rừng về bán. Tuy vất vả nhưng việc hái măng rừng cũng giúp người dân có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống ngày mưa gió.

Mùa mưa là mùa các gia đình hái măng về bán kiếm thêm thu nhập 

Chợ phiên Lũng Pán

Đến chợ phiên Lũng Pán, xã Huy Giáp (Bảo Lạc), ấn tượng về những màu sắc khác nhau của sản vật, của trang phục, sắc thái trên từng gương mặt con người nơi đây, âm thanh của tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi mời và hương vị các món ẩm thực bản địa..., như một bức tranh tổng hòa nét văn hóa độc đáo của người vùng cao duyên dáng, hấp dẫn và thắm đượm tình người.

Chợ phiên Lũng Pán đông vui như ngày hội. 

Ngày chợ phiên, từ sáng sớm, những dòng người từ trên núi xuống, từ thung lũng lên, có người đi tay không, người gùi gà, người dắt lợn, người đi xe máy, người đi bộ... gặp nhau làm náo nhiệt cả một vùng ngày thường vốn yên ả.

Độc đáo nghề nhuộm chàm của người Nùng An

Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An tại xã Phúc Sen (Quảng Uyên) vẫn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là một nghề truyền thống, đem lại giá trị kinh tế mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. 

Phụ nữ Nùng An phơi vải chàm. 

Song song với sự phát triển của xã hội, đã có một khoảng thời gian, nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An đứng trước nguy cơ bị mai một. Thế nhưng, chính nét sinh hoạt thường ngày riêng có của người dân nơi đây đã mang lại một sắc màu mới cho nghề thủ công truyền thống này. Hiện nay, xã Phúc Sen còn 35 hộ lưu giữ, sản xuất vải chàm nằm rải rác tại các xóm Khào A, Khào B, Lũng Vài, Phja Chang. 

15 thg 10, 2019

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào S’Tiêng

Theo Địa chí Bình Phước, thổ cẩm là một loại hàng vải dệt thủ công, có nhiều họa tiết được bố trí xen kẽ, nổi lên trên bề mặt vải giống như thêu. Những hoa văn này đem lại cho tấm vải sự tương phản về đường nét, màu sắc. Ở Bình Phước, ngoài các dân tộc tại chỗ như: S’Tiêng, Mnông, Khmer, còn có một số dân tộc khác như: Tày, Nùng, Mường, Thái... khi di cư đến, họ cũng mang theo nghề dệt thổ cẩm với những nét độc đáo riêng. 

Hiện nay, phần lớn phụ nữ S’Tiêng không còn biết dệt thổ cẩm như trước đây. 

Đối với đồng bào dân tộc S’Tiêng, dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của phụ nữ. Các thiếu nữ S’Tiêng tuổi từ 13 đến 15 được bà, mẹ, cô, dì trong nhà truyền lại nghề dệt thổ cẩm. Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo; bằng các nguyên vật liệu sẵn có từ rừng, phụ nữ S’Tiêng đã dệt nên những sản phẩm tinh xảo, có hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ vừa mang tính dân gian, vừa mang tính hiện đại của cuộc sống.

Dệt vải lanh - Nghề thủ công truyền thống của dân tộc H'mông

Với dân tộc HMông, bên cạnh nghề làm nương rẫy, ruộng nước và chăn nuôi...họ còn có một số nghề thủ công truyền thống đạt kỹ thuật cao....
Ở Sơn La, dân tộc HMông có số dân đông thứ 3 với 114.578 người cư trú chủ yếu ở các vùng nuí cao thuộc các huyện: Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu và Sông Mã, Mai Sơn, Mường La. Sơn la có 3 nghành Mông: HMông hoa, HMông trắng, HMông đen với các nét đặc trưng văn hoá độc đáo khác nhau.

Ảnh: TTXVN

Với dân tộc HMông, bên cạnh nghè làm nương dãy, ruộng nước và chăn nuôi...họ còn có một số nghề thủ công truyền thống đạt kỹ thuật cao mà đặc sắc hơn cả là nghề dệt vải lanh (dùng sợi lanh để dệt thành vải).

Nón lá Sai Nga

Trong “cơn lốc” công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều làng xã của huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ vẫn giữ được nghề truyền thống, không những thế còn biến nó thành thế mạnh, Sai Nga là một trong những địa phương tiêu biểu. Tuy là một nghề thủ công “phụ” nhưng đem lại thu nhập “chính” cho các hộ dân nơi đây. 

Điều dễ nhận thấy nhất khi về Sai Nga là những khoảng sân trắng màu lá cọ, tre nứa đã chẻ sẵn, dùng để đan nón. Trước kia, khi kinh tế còn khó khăn, lá cọ được dùng để lợp nhà, nhưng ngày nay, cọ chỉ được dùng làm nguyên liệu khâu nón. Những chiếc nón lá nhờ đôi bàn tay khéo léo của người Sai Nga tạo nên được khách hàng khắp nơi ưa chuộng.

Những người già nhất ở Sai Nga cũng chẳng còn nhớ nghề làm nón xuất hiện tự bao giờ, lại càng không thể nhớ ai là người đưa nghề nón từ làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) đến với người Sai Nga. Cũng không có sách nào ghi chép về cụ tổ nghề, những người thợ chỉ truyền bằng miệng và nghề đã tồn tại cho đến bây giờ. Nhưng với người Sai Nga hôm nay nghề làm nón không chỉ giúp họ ổn định cuộc sống, mà còn gìn giữ một nét văn hoá của vùng đất Tổ.

Tết ăn cơm mới

Tết ăn cơm mới (Nèn kin khẩu mấư) là tết truyền thống của người Tày, Nùng Cao Bằng được tổ chức vào chiều ngày 9/9 âm lịch hằng năm.

Bát lúa nước mới - lễ vật không thể thiếu trong ngày Tết ăn cơm mới. 

Theo người Tày, Nùng, ruộng cấy lúa nước của vùng cao đa phần là ruộng cạn (ruộng chờ nước mưa). Người nông dân vùng cao cần chọn các giống lúa thích hợp vào mùa mua mới có nước để cày bừa, gieo cấy. Sau Tết Trung thu (15/8), lúa bắt đầu trỗ bông, đến tháng Mười lúa mới chín.

Tản mạn về địa danh làng, xã Cao Bằng

Thoáng nghe, nhìn về các địa danh Cao Bằng bỗng dưng gieo vào lòng tôi câu hỏi: Tại sao người ta đặt tên như vậy? Xuất xứ địa danh? Ở đây tồn tại một nghịch lý là rất nhiều địa danh thân thiết từng được gọi quen thuộc hằng ngày, thậm chí đã đi vào thi ca, âm nhạc, thản nhiên “sống” trong lòng xã hội mà ta không hiểu nó.

Non nước Ngọc Côn (Trùng Khánh). Ảnh: Thế Vĩnh

Địa danh tỉnh Cao Bằng rất phong phú đa dạng, cho đến nay, có trên 2.400 tên làng, tổ dân phố, 199 tên xã và 13 tên huyện, Thành phố, chưa kể đến vô vàn tên núi, sông, ruộng, đồng… Qua sơ cứu chúng ta có thể nhận ra địa danh làng, xã được đặt tên gắn với các điều kiện sinh hoạt đời sống, sự kiện lịch sử, người có công với đất nước. Địa danh làng, xã mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chỉ trong phạm vi khuôn khổ tiếng Tày, Nùng.