Hiển thị các bài đăng có nhãn tháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tháp. Hiển thị tất cả bài đăng
17 thg 8, 2024
Khám phá tháp cổ nghìn năm ở Bạc Liêu
Di tích tháp cổ Vĩnh Hưng được hoàn thiện vào thế kỷ IX, mang đặc trưng kiến trúc - tôn giáo của văn hóa Óc Eo, hiện đón hàng chục nghìn khách đến thăm mỗi năm.
8 thg 8, 2024
Tháp cổ gần 500 tuổi ở Điện Biên mang biểu tượng đoàn kết Việt - Lào
Công trình kiến trúc tại xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên hình thành từ giữa thế kỷ XVI có tên gọi là tháp cổ Mường Luân.
Tháp cổ Mường Luân là công trình kiến trúc mang nét văn hóa, tôn giáo của dân tộc Lào tại tỉnh Điện Biên. Đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn gắn với những câu chuyện về tình đoàn kết. Đây còn là biểu tượng của các dân tộc 2 nước Việt Nam - Lào anh em.
Theo ông Lò Văn Hạnh - Bí thư chi bộ bản Mường Luân 1, xã Mường Luân, từ thế kỷ XVI, các bậc tiền nhân đã lựa chọn Mường Luân làm nơi xây dựng ngôi tháp linh thiêng này vì thế đất vô cùng độc đáo.
Trải qua gần 500 năm, tháp cổ Mường Luân đã trở thành một di sản văn hóa đang được bảo tồn và phát huy giá trị. Ảnh: Quang Đạt
Tháp cổ Mường Luân là công trình kiến trúc mang nét văn hóa, tôn giáo của dân tộc Lào tại tỉnh Điện Biên. Đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn gắn với những câu chuyện về tình đoàn kết. Đây còn là biểu tượng của các dân tộc 2 nước Việt Nam - Lào anh em.
Theo ông Lò Văn Hạnh - Bí thư chi bộ bản Mường Luân 1, xã Mường Luân, từ thế kỷ XVI, các bậc tiền nhân đã lựa chọn Mường Luân làm nơi xây dựng ngôi tháp linh thiêng này vì thế đất vô cùng độc đáo.
8 thg 5, 2024
Tháp Đôi - dấu ấn văn hóa Chăm Pa ở Quy Nhơn
Đến với Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ được khám phá những bãi biển đẹp, các danh lam thắng cảnh hùng vĩ mà còn được chiêm ngưỡng những tòa tháp Chăm cổ kính có niên đại trên dưới ngàn năm tuổi. Trong số đó, Tháp Đôi là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu luôn thu hút đông đảo du khách tới tham quan và khám phá.
Tháp Đôi tọa lạc ngay trung tâm thành phố Quy Nhơn, trong một không gian rộng lớn với diện tích lên đến 6.000 m² là điều kiện lý tưởng để du khách tới tham quan. Đây là một trong tám cụm tháp Chăm Pa còn lại trên đất Bình Định và cũng là một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm Pa mang đậm màu sắc tôn giáo đặc sắc.
8 thg 3, 2024
Bí ẩn tháp cổ núi Bút
Núi Thiên Bút ở phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi (xưa gọi là núi Bút) ghi dấu câu chuyện cổ xưa từ cách đây hàng nghìn năm của người Chăm. Điều đó được chứa đựng trong ngôi tháp cổ, cần được khám phá, bảo tồn.
Năm 1909, trong tác phẩm Inventaire descriptif des monuments Cams de l'Annam (Kiểm kê mô tả đền tháp Chàm ở An Nam) của Henri Parmentier, nhà khảo cổ học người Pháp, trong đoạn viết về cuộc khai quật khảo cổ ở tháp Chánh Lộ năm 1904, ông đã nhắc đến một phế tích đền tháp Chămpa trên đỉnh núi Bút đã bị sụp đổ, hiện trạng là gạch tháp đổ phủ lên trên nền phế tích không còn nhận ra hình dạng. Cuộc khai quật phế tích tháp núi Bút vào năm 2017 đã làm lộ rõ hình dạng tháp núi Bút là tháp thờ Shiva, nằm trên đỉnh cao nhất của núi Bút.
Núi Thiên Bút. ẢNH: MINH HOÀNG
Năm 1909, trong tác phẩm Inventaire descriptif des monuments Cams de l'Annam (Kiểm kê mô tả đền tháp Chàm ở An Nam) của Henri Parmentier, nhà khảo cổ học người Pháp, trong đoạn viết về cuộc khai quật khảo cổ ở tháp Chánh Lộ năm 1904, ông đã nhắc đến một phế tích đền tháp Chămpa trên đỉnh núi Bút đã bị sụp đổ, hiện trạng là gạch tháp đổ phủ lên trên nền phế tích không còn nhận ra hình dạng. Cuộc khai quật phế tích tháp núi Bút vào năm 2017 đã làm lộ rõ hình dạng tháp núi Bút là tháp thờ Shiva, nằm trên đỉnh cao nhất của núi Bút.
24 thg 1, 2023
Tháp Nhạn nghìn tuổi ẩn chứa nhiều điều bí ẩn ở Phú Yên
Tháp Nhạn được xây dựng trên sườn phía đông của núi Nhạn ngay trung tâm TP Tuy Hòa (Phú Yên). Đây là di tích kiến trúc đền tháp Champa cổ, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI.
2 thg 3, 2022
Ngắm tháp đá cổ hơn 500 tuổi ở Hà Tĩnh
Tháp đá cổ Cẩm Duệ ở thôn Quang Trung (xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm tuổi, vào các ngày rằm hay dịp lễ, tết rất đông người dân đến đây dâng hương, cầu nguyện.
8 thg 2, 2022
Chiêm ngưỡng tháp đá cổ 'độc nhất vô nhị' ở Hà Tĩnh
Tháp đá cổ kính hơn 500 năm tuổi được người dân xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên xem như báu vật, thường xuyên trông coi, hương khói hết sức bài bản.
26 thg 1, 2022
Khám phá ba tòa tháp Chăm nổi tiếng nhất đất Bình Định
Tỉnh Bình Định là nơi 7 tòa tháp cổ của người Chăm tồn tại cho đến ngày nay. Trong số này có ba quần thể tháp Chăm quy mô lớn, kiến trúc hoàn mỹ.
18 thg 1, 2021
Khám phá Tháp cổ Vĩnh Hưng nghìn năm tuổi ở Bạc Liêu
Tháp cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Theo quốc lộ 1A, từ Bạc Liêu hướng Cà Mau 5km, đến cầu Sập, rẽ theo lối đi chợ Vĩnh Hưng là đến tháp Vĩnh Hưng. Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc – Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam bộ, mà trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn thu được nhiều hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí … đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng.
Tháp Vĩnh Hưng đã trải qua nhiều lần khảo sát, năm 1911 học giả người Pháp Lunet de Lajonquiere đã phát hiện ra dưới tên gọi là tháp Trà Long. Năm 1917 Henri Parmentier đã đến khảo sát khu vực này và thông báo trong tập san của trường Viễn Đông Bắc Cổ ( Số XVII, tập 6 năm 1917 trang 48-49). Trong báo cáo này (dưới tên gọi là tháp Lục Hiền) ông thống kê một số hiện vật được phát hiện trong và ngoài tháp. Đặc biệt, trong số ấy có tấm bia tìm thấy trong ngôi chùa Phước Bửu Tự ở cạnh tháp khắc chữ Phạn, ghi rõ tháng Karhila, năm 814, tương ứng với năm 892 sau công nguyên, và tên của vua Yacovan-Man (thế kỷ thứ IX). Các nhà khảo cổ đã xác định tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên để thờ vị vua tên là Khmer Yacovar – Man.
Cổng vào di tích
Tháp Vĩnh Hưng đã trải qua nhiều lần khảo sát, năm 1911 học giả người Pháp Lunet de Lajonquiere đã phát hiện ra dưới tên gọi là tháp Trà Long. Năm 1917 Henri Parmentier đã đến khảo sát khu vực này và thông báo trong tập san của trường Viễn Đông Bắc Cổ ( Số XVII, tập 6 năm 1917 trang 48-49). Trong báo cáo này (dưới tên gọi là tháp Lục Hiền) ông thống kê một số hiện vật được phát hiện trong và ngoài tháp. Đặc biệt, trong số ấy có tấm bia tìm thấy trong ngôi chùa Phước Bửu Tự ở cạnh tháp khắc chữ Phạn, ghi rõ tháng Karhila, năm 814, tương ứng với năm 892 sau công nguyên, và tên của vua Yacovan-Man (thế kỷ thứ IX). Các nhà khảo cổ đã xác định tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên để thờ vị vua tên là Khmer Yacovar – Man.
2 thg 7, 2020
Tháp Chăm gần 800 năm tuổi thờ tiên nữ
Tháp Nhạn xây dựng khoảng thế kỷ 12, thờ tiên nữ Thiên Y A Na, theo truyền thuyết từng xuống trần chỉ người dân cấy cày, dệt vải.
Tháp Nhạn (TP Tuy Hòa, Phú Yên) được xây dựng khoảng thế kỷ 12, là một trong những tháp Chăm còn khá nguyên vẹn, tiêu biểu cho nền văn hóa Chăm Pa.
26 thg 4, 2019
Nét độc đáo của tháp cổ Bình Lâm
Tháp Bình Lâm nằm ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại thuộc xóm Long Mai (thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định). Người xưa đã lấy tên thôn Bình Lâm để đặt tên cho ngọn tháp này.
Tháp Bình Lâm cao 20m, bình đồ vuông, về hình thức tạo dáng, tháp cũng được xây cất theo kiểu tầng như các tháp khác, cửa chính quay về phía đông, còn ba mặt là cửa giả quay về ba hướng Tây – Nam – Bắc.
26 thg 12, 2018
Cụm tháp bằng gạch cao nhất Đông Nam Á
Dương Long là một quần thể gồm ba ngọn tháp nằm gần nhau, đóng thẳng hàng theo trục bắc nam, các cửa chính đều quay về hướng đông.
Đến huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) cùng với Bảo tàng Quang Trung, thì cụm tháp Dương Long (tại thôn An Chánh, xã Tây Bình) cũng là một địa điểm mà du khách không nên bỏ qua.
17 thg 9, 2018
Tháp Bánh Ít ở Bình Định
Tháp Bánh Ít được xây dựng vào thế kỷ thứ 10. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên gọi là tháp Bánh Ít. Ngoài ra, tháp còn có tên gọi khác là tháp Bạc.
Tháp Bánh Ít (nằm tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) có tất cả 4 tháp, nằm trên một ngọn đồi cao cách mực nước biển khoảng 100 mét.
16 thg 6, 2018
Tháp Đôi - vẻ đẹp huyền bí
Tháp Đôi ở Quy Nhơn còn được gọi là Tháp đôi Hưng Thạnh, tọa lạc ngay trung tâm Thành phố Quy Nhơn, một di tích lịch sử, văn hóa đẹp và độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Champa cổ với khung cảnh thiên nhiên bao quanh rộng, thoáng mát, trong lành.
Nghệ thuật kiến trúc độc đáo
Được xây dựng vào cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIII, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 khối tháp liền kề nhau (tháp lớn cao 20 m, tháp nhỏ cao khoảng 18 m). Tháp được xây dựng không phải trên khu vực đồi núi như thường thấy mà là trên khu đất bằng phẳng, được bao bọc xung quanh bởi khu dân cư đông đúc. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp "độc nhất vô nhị" của nghệ thuật kiến trúc Champa. Tháp Đôi đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 10/7/1980.
Nghệ thuật kiến trúc độc đáo
Được xây dựng vào cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIII, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 khối tháp liền kề nhau (tháp lớn cao 20 m, tháp nhỏ cao khoảng 18 m). Tháp được xây dựng không phải trên khu vực đồi núi như thường thấy mà là trên khu đất bằng phẳng, được bao bọc xung quanh bởi khu dân cư đông đúc. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp "độc nhất vô nhị" của nghệ thuật kiến trúc Champa. Tháp Đôi đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 10/7/1980.
Tháp Đôi - công trình kiến trúc Champa độc đáo ở Quy Nhơn (Ảnh: Long Vũ).
2 thg 5, 2018
Tháp Ponagar cổ kính, huyền ảo
Tháp Poh Nagar.
Tôi bị hấp dẫn bởi văn hóa Chămpa vì trót say mê giai điệu u uất, thần bí đến lạ kì của nhạc Chăm trong các ca khúc của nhạc sỹ Amư Nhân như Bến nước tình yêu, Ápsara vũ nữ Chăm. Người ta gọi ông là người giữ hồn âm nhạc dân gian văn hóa Chămpa.
Có thể nói, Tháp bà Ponagar là đặc trưng cho sự giao thoa của hai dòng văn hóa tín ngưỡng Việt-Chăm. Cho đến nay, cách thức xây dựng các tháp Chăm vẫn còn là một câu hỏi lớn với nhiều giả thiết. Người ta thắc mắc, qua nhiều biến cố, thăng trầm mà các di tích trên vẫn còn bền bỉ, nguyên vẹn cũng là một điều hiếm thấy.
3 thg 4, 2016
Đến Bình Định thăm Tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít (hay còn gọi là tháp Bạc) nằm trên địa phận xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước. Đây là quần thể tháp lớn với 4 công trình kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm trên đất Bình Định.
Cụm di tích Tháp Bánh Ít nằm trên quả đồi tự nhiên cao chừng trăm mét được ôm ấp bởi hai nhánh của sông Côn. Sử sách có ghi lại, vào thế kỷ XI, người Chăm đã xây dựng đền tháp của mình trên đỉnh các quả đồi để tạo sự uy nghi và hùng vĩ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, Tháp Bánh Ít được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI, với 4 ngọn tháp gồm: Tháp Cổng, Tháp Bia, Tháp Yên Ngựa và Tháp Chính. Với lối kiến trúc một ngôi tháp lớn có độ cao khoảng 30 mét được bao quanh bằng nhiều ngôi tháp nhỏ đã tạo nên một khu di tích tín ngưỡng với nhiều loại hình kiến trúc trong đó mỗi ngọn tháp sẽ đảm nhận vai trò, công năng khác nhau.
Cụm di tích Tháp Bánh Ít nằm trên quả đồi tự nhiên cao chừng trăm mét được ôm ấp bởi hai nhánh của sông Côn. Sử sách có ghi lại, vào thế kỷ XI, người Chăm đã xây dựng đền tháp của mình trên đỉnh các quả đồi để tạo sự uy nghi và hùng vĩ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, Tháp Bánh Ít được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI, với 4 ngọn tháp gồm: Tháp Cổng, Tháp Bia, Tháp Yên Ngựa và Tháp Chính. Với lối kiến trúc một ngôi tháp lớn có độ cao khoảng 30 mét được bao quanh bằng nhiều ngôi tháp nhỏ đã tạo nên một khu di tích tín ngưỡng với nhiều loại hình kiến trúc trong đó mỗi ngọn tháp sẽ đảm nhận vai trò, công năng khác nhau.
Tháp Bánh Ít là quần thể tháp cổ lớn nhất trên đất Bình Định.
29 thg 3, 2016
Đến thành Hoàng Đế ngắm tháp Cánh Tiên
Nếu là một người mê du lịch và thích tìm hiểu lịch sử, đến đất võ Bình Định mà không ghé thăm thành Hoàng Đế (xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn) và tháp Cánh Tiên thì quả là thiếu sót lớn.
Cổng thành Hoàng Đế
Một chiều tháng 3 miền Trung nắng gắt, đến thăm thành Hoàng Đế, con người ta có cảm giác quá khứ cách đây hàng trăm năm đã hiện về trong tầm mắt. Không khí thành Hoàng Đế toát lên vẻ trầm mặt, u hoài. Đứng ở đây, có cảm giác nhưng những tiếng rì rầm của lịch sử, bao bể dâu đời người, bao cuộc chinh chiến máu lửa vẫn vang vọng đâu đó. Trong Cấm thành hiện nay còn lại một số di tích như cổng chính, cột cờ, chính điện, lầu bát giác, các bờ tường thành bằng đá ong cũ kỹ, một hồ hình bán nguyệt, các tượng thú từ thời Chămpa, cây sung cổ thụ khổng lồ phía sau chính điện và đặc biệt là hai ngôi mộ phía sau lầu Bát giác gồm một mộ hình nấm tròn, một mộ hình chữ nhật…
26 thg 10, 2015
Kiến trúc độc đáo của tháp cổ ở Tây Ninh
Giữa cái nắng gay gắt, khi đến tháp cổ Bình Thạnh, bạn sẽ cảm thấy một không gian yên bình với khung cảnh làng quê mộc mạc, trong lành.
Tháp cổ Bình Thạnh tọa lạc trên gò đất cao giữa một cánh đồng lúa tại xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Tháp xây bằng gạch nung thuộc nền văn hóa Óc Eo nổi bật giữa những hàng cây, xung quanh đường dẫn vào là cánh đồng lúa, một không gian yên tĩnh thanh bình.
25 thg 7, 2015
Tháp Po Klong Garai đậm nét Chăm ở Ninh Thuận
Cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng 7 km về phía tây, tháp Po Klong Garai là một cụm tháp nổi tiếng trong các điểm đến trên bản đồ du lịch Ninh Thuận.
Tháp Po Klong Garai nằm trên ngọn đồi Trầu, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Là một quần thể gồm tháp Chính, tháp Lửa và tháp Cổng, nơi đây được xem là cụm tháp hùng vĩ và đẹp nhất trong những đền tháp của người Chăm còn tồn tại ở Việt Nam hiện nay.
22 thg 7, 2015
Nhận diện thành Thị Nại qua tư liệu khảo cổ
Theo thư tịch cổ, vùng Vijaya xưa (Bình Định nay) có 5 thành cổ Chămpa. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chỉ biết có 3 thành là thành Thị Nại (Tuy Phước), thành Cha và thành Đồ Bàn (An Nhơn); 2 thành khác là thành Sức và thành Uất Trì chưa xác định được. Kết quả khai quật khảo cổ tại khu vực tháp Bình Lâm, kiến trúc duy nhất hiện còn trong thành Thị Nại, tiến hành vào trung tuần tháng 8 vừa qua, đã cho chúng ta những nhận thức mới về thành cổ này.
Tháp Bình Lâm, kiến trúc duy nhất còn lại trong khu vực thành Thị Nại. Ảnh: N.T.Q
Đợt khai quật do TS. Bùi Chí Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Viện Khoa học Xã hội Nam bộ, chủ trì, tiến hành trên diện tích khai quật khoảng 600 m2 nhằm phục vụ việc lập dự án thiết kế trùng tu tôn tạo tháp cổ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)