Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 9, 2024

Độc đáo kiến trúc mộ nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nằm ẩn mình giữa không gian yên bình, xanh mát, trong lành trên núi Phương Nhi (xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), với kiến trúc mang biểu tượng chiếc bút, trang giấy hướng lên trời cao và bài thơ “Tự trào” nổi tiếng khắc trên tấm bia, mộ nhà thơ Nguyễn Khuyến không chỉ là nơi tưởng nhớ ông - một nhà thơ lớn, một nhân cách lớn, mà còn là điểm đến cho du khách và người hâm mộ văn chương có cơ hội trải nghiệm không khí thanh bình, hòa mình vào không gian tưởng niệm văn hóa độc đáo.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi. Ông sinh năm 1835 tại quê ngoại là làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của nhà thơ ở làng Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đất Ý Yên - Nam Định là nơi ông sinh ra và gắn liền tuổi thơ tại nhà ông ngoại, Ý Yên cũng là nơi có những người thầy hun đúc nên tài năng, nhân cách của Nguyễn Khuyến.

Chuyện lạ trong ngôi nhà gỗ hơn 100 tuổi ở Hà Nam

Đôi rồng đá nạm ngọc và chiếc lư hương bị đánh cắp nhiều năm. Trước khi lâm chung, người sở hữu 2 cổ vật này dặn con cháu mang trả cho gia đình cụ Nguyễn Khuyến.

Ngôi nhà gỗ của cụ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) nằm ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (Bình Lục, Hà Nam) được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1991. Hiện, con cháu cụ Nguyễn Khuyến vẫn sinh sống, thờ cúng tổ tiên tại đây.

Nhiều năm nay, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1941) hậu duệ đời thứ 5 của cụ Tam Nguyên Yên Đổ kiêm luôn vai trò ‘hướng dẫn viên’, kể cho du khách tham quan những câu chuyện liên quan đến ngôi nhà.

Ông Tùng - hậu duệ đời thứ 5 của cụ Nguyễn Khuyến.

Thăm Từ đường Nguyễn Khuyến

Từ đường Nguyễn Khuyến nằm ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (xưa là xã Yên Đổ), huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Khu Từ đường Nguyễn Khuyến được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991.

Làng Vị Hạ nhìn từ trên cao.

Khu Từ đường nhà thơ Nguyễn Khuyến

Năm 1991, khu Từ đường được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 15 km về phía đông nam, khu di tích Từ đường Nguyễn Khuyến nằm ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (xưa là xã Yên Đổ), huyện Bình Lục, Hà Nam.

Từ đường Nguyễn Khuyến là nơi thờ Nguyễn Khuyến, một nhà thơ lớn của Việt Nam, nơi lưu giữ các kỷ vật, các bức hoành phi, câu đối của các bậc đại sĩ tặng nhà thơ, các bức ảnh về quan trường, các tác phẩm của ông.

Từ đường Nhà thơ Nguyễn Khuyến

5 thg 9, 2024

Thành phố Phủ Lý đẹp nao lòng trong sắc tím bằng lăng

Tháng 5 về, khắp đường phố của Phủ Lý khoác lên mình vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn bởi sắc tím bằng lăng. Tại những tuyến phố, vẻ đẹp của bằng lăng nổi bật thu hút nhiều người thích thú check in.

Nếu như tháng 3 là mùa của hoa gạo với hoài niệm về tuổi thơ, tháng 4 là mùa hoa loa kèn thuần khiết, tinh tế....thì với tháng 5 về, với sắc tím bằng lăng là mùa của ký ức thơ mộng, lãng mạn và trong trẻo của kỷ niệm tuổi học trò.

Những ngày đầu hạ, trên những tuyến phố ở Phủ Lý, hàng bằng lăng nở rộ phủ kín cả con đường. Đường phố như được khoác lên mình tấm áo mới, ánh nắng mặt trời chiếu rọi qua những cánh hoa bằng lăng, làm cho chúng trở nên rực rỡ, đầy sức sống hơn. 

Hàng bằng lăng nở rộ tím hai bên đường quanh hồ Chùa Bầu.

26 thg 7, 2024

Chân trần bước đi trong chùa cổ 1.000 năm tuổi ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm yên bình giữa những mảng xanh của núi rừng Hà Nam.

Cách Hà Nội hơn 70 km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một điểm đến tâm linh độc đáo ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 1.000 năm mới được xây dựng lại vào năm 2015.

25 thg 2, 2024

Ngôi đền thờ Đức Thánh Trần trên đất kho lương

Đền Trần Thương từng có vị thế hiểm yếu, được Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chọn đặt một trong sáu kho lương thực nuôi binh sĩ trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285).


Trên đường từ Hà Nội về Thái Bình ăn Tết, ngày 14/2, Nguyễn Hồng Sơn, 27 tuổi, ghé thăm đền Trần Thương bởi bị thu hút bởi nét cổ kính của ngôi đền.

9 thg 5, 2023

Bình yên trong không gian chùa Phật Quang

Chùa Phật Quang tọa lạc tại thôn Dư Nhân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 70km. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Cách Hà Nội khoảng 70km về phía Nam, tọa lạc ở thôn Dư Dân, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm (Hà Nam), chùa Phật Quang trở thành điểm tu tập, thuyết giảng và hành hương của du khách trong và ngoài nước những năm gần đây.

Trước đây chùa Phật Quang là ngôi chùa nhỏ bé xuống cấp có tuổi đời hơn 100 năm. Mãi đến năm 2015 khi Đại đức trụ trì Thích Thiên Ân kiến tạo xây dựng lại khang trang với lối kiến trúc vô cùng độc đáo.

Với tổng diện tích khoảng 5000 m², Chùa Phật Quang như khoác lên mình với vẻ đẹp độc đáo với nét hiện đại và truyền thống đan xen. Đến cổng chùa, du khách có thể đi theo 3 cổng gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Đoạn đường từ cổng chùa dẫn vào khuôn viên được rải đá trắng và đường đi là những phiến đá lớn. Bước chân qua cổng chùa là bức tượng phật bà quan âm được đặt chính diện.




Không gian bên trong được bài trí trang nghiêm. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Tòa chính điện nằm bên trên hồ nước nhỏ, khung cảnh gần gũi nhưng không kém phần thơ mộng. Trong chính điện gồm 3 gian nhà bày trí đơn giản nhưng tinh tế. Chính giữa là ban thờ Đức Phật ngự trên đài sen, bên phải thờ quan thế âm bồ tát, bên trái thờ đại tạng vương bồ tát. Các bức tượng làm bằng gỗ, chạm khắc tỉ mỉ công phu. Điều đặc biệt là câu đối hoành phi trong chùa đều bằng tiếng Việt được theo phong cách thư pháp. Điều này giúp các phật tử hiểu rõ hơn về ngôi chùa.

Phía đằng sau là một gian nhà tranh vách nứa được dựng ở góc chùa, bước chân tới đây sẽ cảm nhận được nét văn hóa của người Việt xưa. Một ngôi nhà nhỏ, giếng nước, chiếc bàn ngồi uống trà với tiếng nhạc phật được bât du dương trong chùa sẽ khiến du khách có cảm giác nhẹ nhàng, tĩnh tâm để cảm nhận cuộc sống bình yên.



Khuôn viên sân vườn chủa Phật Quang được thiết kế tỉ mỉ với phong cảnh thiên nhiên thoáng đãng. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Khuôn viên chùa không quá hoành tráng nhưng cách phối hợp khá tinh tế với sự kết hợp giữa nét văn hóa Việt Nam và kiến trúc Nhật Bản. Với việc bày trí cây, hồ nước, các phiến đá đều được viết thư pháp, tất cả đều được kiến thiết thành những tiểu cảnh trong khu vực khuôn viên.

Ở đây, du khách có thể thong dong đi dạo giữa khuôn viên xanh mát, chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ được kiến thiết vô cùng công phu và tham gia các hoạt động tâm linh. Bên cạnh đó, có nhiều du khách cũng có thể ghi lại nhiều tấm hình đẹp trong chuyến đi hành hương tới cửa chùa nơi đây.

Có thể nói, đến nay, chùa Phật Quang đã trở thành một trong những điểm dừng chân du lịch tâm linh của nhiều người trong chuyến đi khám phá mảnh đất Hà Nam.

Ngôi chùa bình yên như chốn bồng lai tiên cảnh. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Địa chỉ chùa Phật Quang Hà Nam không khó tìm, quãng đường cũng được đánh giá là dễ đi nên bạn hoàn toàn có thể đến địa điểm này bằng cả ô tô lẫn xe máy.

Di chuyển bằng xe máy: từ Hà Nội, bạn đi theo đường quốc lộ 1A cũ qua Phủ Lý Hà Nam rồi dựa theo bản đồ để đến chùa Phật Quang.

Di chuyển bằng ô tô: từ Hà Nội, bạn đi cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến quốc lộ 1A cũ, cũng đi qua Phủ Lý, Hà Nam và dựa theo bản đồ để đến chùa.

Bài: Ngân Hà - Ảnh: Công Đạt

5 thg 4, 2023

5 đặc sản Hà Nam ngon nức tiếng, từng được dâng tiến Vua

Đặc sản Hà Nam nổi tiếng với nhiều món ngon dân dã, từng được lựa chọn để dâng lên tiến Vua thời xưa như cá kho làng Vũ Đại, bún cá rô đồng, bánh cuốn Phủ Lý, mắm cáy Bình Lục, bánh chưng làng Đầm,…

Cá kho làng Vũ Đại

Nhắc đến đặc sản Hà Nam, người ta không thể không kể đến món cá kho làng Vũ Đại vô cùng nổi tiếng, từng được chọn làm món tiến Vua thời xưa và ngày nay được thực khách “sành ăn” săn đón, nhất là vào dịp Tết.

Món ăn này sử dụng các nguyên liệu chính là cá trắm đen, thịt ba chỉ và các gia vị đồng quê. Mỗi niêu cá được kho trong nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày trên bếp củi.

19 thg 1, 2023

Hà Nam: Khánh thành Lăng Thánh mẫu Đoài Ngọc Phu Nhân Trung Đẳng Thần

Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt xuất hiện từ lâu, là nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của biết bao thế hệ. Tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người. Năm 2016, di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày nay, tín ngưỡng này vẫn được nhân dân các nơi trên cả nước lưu truyền và thờ phụng từ đời này qua đời khác.

Lễ khánh thành Lăng Thánh mẫu.

23 thg 10, 2022

Tổ đình Tế Xuyên, nơi phát xuất nhiều vị cao tăng Phật giáo

Tổ đình Tế Xuyên được xây dựng trên một khu đất cao, rộng gần 3 mẫu, mặt quay về hướng tây, nay thuộc thôn Tế Xuyên, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Chùa Tế Xuyên gồm 3 tòa nhà xây kiểu chữ nhị, hậu chữ đinh cùng với hệ thống tường bao phía trước, hai dãy tăng phòng hai bên và nhà Tổ phía sau tạo thành kiểu nội công ngoại quốc hài hòa, kín đáo.

26 thg 6, 2022

Hà Nam không chỉ có chùa Tam Chúc

Đến Hà Nam du khách có thể thăm thành phố Phủ Lý, vương cung thánh đường Sở Kiện hay làng nghề kho cá Vũ Đại.


Nguyễn Gia Bảo, sinh năm 1999, yêu thích nhiếp ảnh phong cảnh. Hiện tại Bảo đang học tập ở Hà Nội và mỗi lần về quê Hà Nam, anh lại tranh thủ chụp khung cảnh, nhịp sống quê hương. “Chụp cảnh ở quê mang lại cho tôi nhiều cảm xúc khác lạ”, Gia Bảo nói.

14 thg 6, 2022

Địa Tạng Phi Lai Tự - Điểm du lịch văn hóa tâm linh

Chùa Địa Tạng Phi Lai ( tên cổ là chùa Đùng) cách Hà Nội khoảng 70 km, tựa lưng vào núi, hai bên là dãy núi có hình thế theo phong thủy phương Đông là tả thanh long, hữu bạch hổ với nhiều cổ vật thiêng liêng, mang tính lịch sử. Theo lời kể của những người lớn tuổi trong thôn, chùa Đùng được xây dựng vào Thế kỷ 11 với quy mô hơn 100 gian. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng làm nơi ở ẩn và vua Tự Đức cũng chọn nơi này đến cầu tự. Chùa Địa Tạng (thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) trước có tên là chùa Đùng, xung quanh là muôn vàn bóng thông reo, cối mọc hoang um tùm khiến ngôi chùa dường như bị lãng quên, xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai, nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không quay lại nghĩa là nơi đó hóa Phật.

Ngôi chùa ẩn mình trong rừng thông dưới chân núi, tạo cảm giác yên bình, thanh tịnh ngay lần đầu tiên du khách đặt chân đến. Ảnh: Công Đạt

6 thg 5, 2022

Bữa sáng ở Phủ Lý với bánh đa cá rô và bánh cuốn

Bánh đa cá rô và bánh cuốn chả nướng thường được du khách thưởng thức trên hành trình di chuyển từ Hà Nội xuống phía Nam.

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía nam, nằm trên quốc lộ 1A là thành phố Phủ Lý. Nơi đây thường được coi là trạm dừng chân nghỉ ngơi, ăn sáng cho các du khách trên hành trình di chuyển từ Hà Nội đến Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... Cứ mỗi buổi sáng từ khoảng ngoài 5h, đã có hàng loạt xe ôtô đỗ dọc các quán ven đường. Bạn cũng có thể dùng bữa trưa nếu đi theo chiều ngược lại.

Hai món ăn nổi tiếng, được nhiều người biết đến và thường ăn nhất khi dừng chân ở Phủ Lý là bánh đa cá rô và bánh cuốn. Ảnh: Vân Anh

16 thg 4, 2022

Lễ hội phát lương đặc biệt tại ngôi đền thiêng thờ đức Thánh Trần

Lễ hội phát lương đền Trần Thương là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Hà Nam được tổ chức vào dịp đầu năm. Nghi lễ phát lương diễn ra tại ngôi đền chính là nơi xưa Trần Hưng Đạo chọn làm kho lương, cung cấp lương thảo cho quân đội lập lên chiến công hiển hách của nhà Trần 3 lần chiến thắng quân Nguyên- Mông vào thế kỷ thứ 13.

Lễ hội phát lương diễn ra vào đêm 14 tháng giêng hàng năm

14 thg 2, 2022

Thăm chùa Địa Tạng Phi Lai

Hà Nam không chỉ có chùa Tam Chúc nổi tiếng mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh đẹp và bình yên. Một trong những ngôi chùa đẹp nơi đây là Địa Tạng Phi Lai Tự.

29 thg 7, 2020

Thăm lăng mộ nàng Mỵ Ê

Câu chuyện bà Mỵ Ê, vương phi của vua Chiêm tuẫn tiết ở Lý Nhân, được phong thần và thờ phụng suốt 10 thế kỷ qua, rất đặc biệt, nhưng không ai biết lăng mộ bà Mỵ Ê ở đâu. Do một duyên may, chúng tôi đã được viếng thăm lăng mộ của vị nữ thần trinh liệt ấy trong một chuyến về Hà Nam…

Đình làng Phúc Mãn

26 thg 2, 2020

Những chuyện huyền bí ở chùa Bà Đanh

Theo thời gian, những câu chuyện huyền bí tiếp tục xuất hiện ở chùa Bà Đanh. Người dân trong vùng thường bảo nhau rằng, khi đi ngang qua chùa thì chớ có cười cợt hoặc nói những điều bất kính...

Chùa Bà Đanh (làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã đi vào tâm thức của người Việt Nam qua câu nói cửa miệng "Vắng như chùa Bà Đanh". Lịch sử của ngôi chùa này gắn với một câu chuyện huyền bí được lưu truyền qua nhiều thế hệ

19 thg 8, 2019

Vương cung thánh đường Sở Kiện

Nhà thờ Sở Kiện (hay Kẻ Sở) nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 65 km về phía Nam. Đây từng là Nhà Thờ Chính Tòa của Tổng giáo phận Hà Nội và là một trong bốn nhà thờ được phong Vương cung thánh đường tại Việt Nam.

Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1877, khánh thành năm 1883, dưới sự chỉ đạo của Giám mục Puginier Phước (1835-1892). Do xây dựng trên một cái đầm lớn, nên toàn bộ nền nhà thờ được lót gỗ lim để chống lún. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, gồm nhà thờ chính, tòa Giám mục và chủng viện. Nhà thờ dài 67,2m, rộng 31,2m và cao 23,2m, bên trong có 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, có sức chứa 4-5 ngàn người.

Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc vòm cao vút cổ điển phương Tây từ trần đến cửa. Trên tường có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Khu vực cung thánh và bàn thờ được làm bằng gỗ chạm trổ tinh xảo, sơn son, thiếp vàng lộng lẫy theo phong cách truyền thống Việt Nam.

Khuôn viên nhà thờ Sở Kiện có diện tích khoảng 9ha.

13 thg 5, 2019

Bí ẩn những căn hầm dưới nền biệt thự cổ ở Hà Nam

Những căn hầm dưới nền nhà các biệt thự ở làng Nha Xá (Hà Nam) tồn tại gần 100 năm qua. 

Cách Hà Nội khoảng 50 km, làng Nha Xá (Duy Tiên, Hà Nam) nổi tiếng với nhiều biệt thự mang kiến trúc Pháp có tuổi đời gần 100 năm. Ngôi làng rợp bóng cây xanh xen lẫn nét cổ kính, nhuốm màu thời gian.

Theo nhiều người lớn tuổi sinh ra và lớn lên ở đây, những năm đầu thế kỷ 20 dân làng có cuộc sống khấm khá, phát đạt nhờ nghề dệt lụa và thương mại.

Các sản phẩm vải lụa được thương lái từ TP.HCM ra mua hoặc xuất sang nước ngoài. Nhiều thương nhân của làng còn mở đại lý kinh doanh khắp các tỉnh thành lớn.

Trong bối cảnh đó, hàng chục ngôi nhà, biệt thự khang trang mọc lên. Đến nay, cả làng còn hơn 20 ngôi nhà cổ. Trải qua thăng trầm của lịch sử, chúng vẫn giữ được nét đẹp vốn có.


Những căn biệt thự mang dáng dấp kiến trúc Pháp ở làng Nha Xá.