25 thg 11, 2013

Bánh bò thốt nốt, đặc sản Châu Đốc

Bên cạnh đặc sản mắm làm nên thương hiệu ẩm thực Châu Đốc, mảnh đất này còn nổi tiếng bởi bánh bò thốt nốt vàng ươm khiến ai ăn đều gật gù khen ngợi.

Đến Châu Đốc, An Giang, qua các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên…, đâu đâu bạn cũng bắt gặp cây thốt nốt. Có thể nói thốt nốt là đặc trưng của người Khmer Nam Bộ và là loại cây đa dụng của vùng Thất Sơn huyền bí. 

Trái thốt nốt được bày bán bên vệ đường. 

Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt, cây già làm cột nhà, làm bàn ghế… Riêng, trái thốt nốt để lại dư vị khó quên trong lòng du khách với những món ăn dân dã như: cơm (cùi) thốt nốt, nước thốt nốt tươi (hoặc lên men), đường tán, chè thốt nốt, bánh gói thốt nốt… Trong đó, món ăn gây ấn tượng cho du khách mỗi khi đến Châu Đốc trong mùa thu hoạch trái là bánh bò thốt nốt.


Nhà thờ đá tại Nha Trang

Một trong những điểm mà bạn không nên bỏ qua khi đến Nha Trang chính là nhà thờ đá nằm trên độ cao 12 m giữa trung tâm thành phố.

Hàng năm, thành phố Nha Trang thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng. Ngoài những thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển dài với bãi cát trắng tuyệt đẹp, các hòn đảo nổi tiếng như Hòn Tre, Hòn Tằm với đủ trò chơi trên biển, khu nghỉ dưỡng Vinpearland, vịnh Vũng Rô, bãi dài Cam Ranh... Nha Trang còn có rất nhiều điểm đến văn hóa và lịch sử nằm ngay trong thành phố. 

Nhà thờ đá nằm ngay trung tâm thành phố, dễ tìm và luôn mở cửa đón khách tham quan. Ảnh: Baokhanhhoa. 


Suối Mỡ, dòng thác bạc trên sườn tây Yên Tử

Không chỉ là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Bắc Giang với dòng chảy bạc quanh năm róc rách, suối Mỡ còn là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với ba ngôi đền thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn.

Có thể bạn không biết nhiều về các điểm du lịch ở Bắc Giang nhưng nếu có dịp ngang qua, đừng quên dừng chân ghé dòng suối Mỡ với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đẹp tựa bức tranh. Đây là điểm du lịch nổi tiếng Bắc Giang, thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, cách trung tâm thành phố 30 km về phía đông. 

Cồng đền Hạ nằm ngay mặt đường xe chạy. 


Một chốn thiền môn thanh khiết

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt hài hòa với khung cảnh thiên nhiên mây trời non nước và một kiến trúc cổ kính làm mê lòng bao du khách.

Trúc Lâm Thiền Viện là một ngôi chùa của phái thiền Trúc Lâm nằm cách trung tâm TP Ðà Lạt, tỉnh Lâm Đồng khoảng 4 km. Công trình được khởi công xây dựng năm 1993, và hoàn thành sau đó một năm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng mà còn là điểm tham quan hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Cùng với Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh) và Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc), Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn của Việt Nam theo phái Trúc Lâm. 

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn của Việt Nam theo phái Trúc Lâm. 

Thiền Viện Trúc Lâm được coi là thiền viện lớn nhất cả nước cả về không gian lẫn quy mô. Thiền viện được xây dựng trên một khu đất rộng khoảng 24 hecta, gồm 22 hecta vườn chùa và 2 hecta xây dựng các công trình của hai khu nội viện và ngoại viện.

24 thg 11, 2013

Về phương Nam lắng nghe...

Tôi đến thăm Nhà lưu niệm nhà văn Sơn Nam ở Mỹ Tho (Tiền Giang) với niềm tôn kính và một sự thắc mắc lớn. Rằng nhà văn Sơn Nam sinh quán ở Kiên Giang, sống và qua đời ở Sài Gòn, an táng tại nghĩa trang Bình Dương, thế sao Nhà lưu niệm lại ở Tiền Giang?

Thắc mắc ấy rồi cũng được giải đáp. Khu đất xây nhà lưu niệm là nơi sinh sống của vợ chồng người con gái nhà văn Sơn Nam. Hai người đã xây dựng khu lưu niệm này để tưởng nhớ thân sinh của mình.

Giải đáp thắc mắc này xong, một sự tò mò khác lại đến. Bên cạnh nhà lưu niệm là nhà ở của gia đình anh chị Nghị - Hằng (con rể và con gái nhà văn Sơn Nam), chính diện tầng trên của ngôi nhà này là một gian thờ tự có biển ghi Nhà thờ Cống quận công Trần Đức Hòa.


Nhà thờ Cống quận công Trần Đức Hòa

Động Thiên Hà ở đất cố đô

Tuy không nổi tiếng như Tràng An, Bích Động, nhưng nếu đã một lần đặt chân đến động Thiên Hà, bạn sẽ mê mải trong không gian huyền ảo, mông lung.

Thuộc xã Sơn Hà (Nho Quan, Ninh Bình), động Thiên Hà cùng dòng sông Bến Đang dẫn lối là một tuyến du lịch hấp dẫn trong quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc. Tuy động không lớn nhưng do nằm ngay trong dải núi Tướng, vốn là một phần của bức tường thành thiên nhiên vững chắc bao bọc, bảo vệ kinh thành Hoa Lư thế kỷ 10, nên động Thiên Hà được nhiều du khách tìm đến để hiểu thêm về vùng đất cố đô. 

Động Thiên Hà không lớn nhưng rất đẹp với muôn hình nhũ đá. Ảnh: nguoininhbinh 

Cái thú của hành trình đến động không khác là bao so với các chuyến tham quan, khám phá Ninh Bình, bởi cảm giác lênh đênh ngồi thuyền du ngoạn. Từ bản Mường Thổ Hà, con thuyền nhẹ lướt trên dòng kênh nhỏ thuộc hệ thống sông Bến Đang. Với chiều dài chừng một cây số nhưng cũng đủ để bạn thỏa sức ngắm nhìn hai bên là khung cảnh đồng quê sông nước yên bình.


Hấp dẫn Suối Tiên

Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên ở Tp. Hồ Chí Minh nổi tiếng trong và ngoài nước vì có một không gian thoáng đãng, trong lành, kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo, giữa kiến trúc cổ và kiến trúc đương đại, đây là một quần thể hấp dẫn, vừa hiện đại, vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt.


«
       Một số công trình lập kỷ lục Việt Nam ở Suối Tiên:
- Biển Tiên Đồng: Hồ nước biển duy nhất trong các khu công viên nước Việt Nam (năm 2004)
- Thiên Đăng Bảo Tháp: Tòa tháp cao nhất Việt Nam (năm 2005)
- Tượng Phật Quan Âm bằng gỗ mun nặng nhất Việt Nam (năm 2005)
- Thánh tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn lớn nhất Việt Nam (năm 2010)
- Lễ hội Trái cây Nam Bộ 2011 là lễ hội có nhiều tác phẩm tạo hình bằng trái cây lớn nhất và là lễ hội có nhiều chủng loại trái cây nhất Việt Nam (năm 2011).
                    »
Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên tọa lạc trên một vùng đất đồi hình chữ S, rộng chừng 200.000m2, thuộc phường Tân Phú, Quận 9, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh gần 20km. 

Vùng này vốn là một lâm trại nhỏ trên vùng đất hoang sơ, đầm lầy, cây cỏ mọc um tùm. Chính giữa vùng đất là một dòng suối uốn lượn, dài gần 2km. Ven suối có một miếu thờ. Dân trong vùng kể lại rằng, ngày xưa có 7 cô gái đến suối tắm, không may sẩy chân chết đuối. Dân làng cho rằng 7 cô gái trong trắng đã hóa thành tiên rất linh thiêng nên lập miếu thờ và dòng suối cũng bắt đầu mang tên là Suối Tiên từ đó.

Được mở cửa phục vụ du khách từ năm 1992, nét độc đáo của Suối Tiên là các cụm công trình ở đây được lấy ý tưởng từ các truyền thuyết, huyền tích của người Việt và tư tưởng đạo học phương Ðông. Với mơ ước về sự thái bình, thịnh vượng, những nhà thiết kế đã xây dựng Suối Tiên thành 4 khu theo truyền thuyết về tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng (phượng).


Thăm đền bà Tấm - Nguyên Phi Ỷ Lan

Ỷ Lan là người phụ nữ Việt Nam tài sắc, có công sinh hạ và nuôi dạy vua Lý Nhân Tông nhân ái, có tài. Bà còn được phong là Quốc mẫu.

Nguyên phi Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, cũng có sách ghi tên bà là Lê Thị Yến Loan hay Lê Thị Khiết. Bà là vợ vua Lý Thánh Tông. Ỷ Lan sinh ngày 7/3 năm Giáp Thân (1044), lúc hơn 10 tuổi thì mẹ mất, bố lấy vợ kế nhưng ít lâu sau cũng qua đời. Ỷ Lan là một cô gái rất xinh đẹp và chăm làm.

Sử cũ chép rằng, năm Quý Mão 1063, Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai. Vua và hoàng hậu đi cầu tự nhiều nơi nhưng không thành. Một sáng mùa xuân, vua về viếng thăm chùa Dâu (tổng Dương Quang, phủ Thuận Thành) dân làng mở hội nghênh giá. Vua ngự giá đến trang Thổ Lỗi sau này đổi là Siêu Loại (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm- Hà Nội ngày nay), thấy thần dân đang sụp lạy, duy có một thôn nữ xinh đẹp vẫn điềm nhiên hái dâu bên cạnh gốc lan. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, cho người gạn hỏi. Người con gái đối đáp thông minh, cử chỉ đoan trang dịu dàng đó chính là Yến Loan. Vua truyền lệnh tuyển cô gái ấy vào cung, phong Yến Loan là Ỷ Lan phu nhân, có ý nghĩa đứng dựa cây lan.

Đền chính thờ Nguyên Phi Ỷ Lan với lối kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hoá nhà Lý, vừa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, lại vừa mang giá trị nghệ thuật cao.

23 thg 11, 2013

Bánh nghệ xứ Phan

Bánh nghệ, tức là loại bánh có xuất xứ từ Nghệ An. Và thật là ngạc nhiên khi loại bánh này đã không còn có ở “quê hương” của mình nhưng lại là món ăn quen thuộc hàng ngày của người dân Phan Thiết cũng như khách du lịch mỗi lần đến tham quan phố biển.

Chị Huỳnh Thị Ngọc Minh, bán bánh nghệ tại góc đường Trương Gia Mô, cho biết: “Đây là nghề của gia đình chúng tôi hơn 60 năm qua. Tôi được mẹ dạy cách làm bánh nghệ và giờ đang truyền lại cho con…”. Bánh nghệ được làm bằng bột gạo nguyên chất không gia vị và chất phụ gia. Muốn bánh trắng, dai và thơm cần phải chọn loại gạo ngon. Công đoạn làm bánh là “vất vả” nhất. Bột được nén sợi, người làm bánh cầm chiếc nia (bằng nan tre đường kính khoảng 30cm) vừa hứng từng sợi bột vừa lắc lư chiếc nia để tạo hình tròn (đường kính 4cm) cho bánh. Mỗi nia đựng khoảng 25 bánh được đưa vào nồi hấp đang sôi. Sau khoảng 20 phút là bánh chín có màu trắng đục và mùi thơm của gạo.


Nem măng đắng của người Tày trên đất Lào Cai

Nem măng đắng được làm từ lá măng thay cho bánh đa nem của người miền xuôi, nhân thịt gà tơ, gà đồi cùng lá hẹ, củ kiệu băm nhỏ đậm chất núi rừng Tây Bắc.

Măng đắng là món ăn rất phổ biến của các dân tộc Tày, Thái, Mường… ở khu vực miền núi phía Bắc. Măng đắng hầu như có quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là mùa mưa - mùa măng mọc. Măng được chế biến thành nhiều món nhưng độc đáo nhất là nem măng đắng. Đây không chỉ là món ăn dân dã của người dân tộc miền núi mà còn là món yêu thích với những ai đã một lần thưởng thức. Đến nay, nem măng đắng xuất hiện rất nhiều tại các nhà hàng, quán ăn và là món khách du lịch không thể bỏ qua mỗi khi có dịp đến với Lào Cai. 

Mùa mưa được coi là mùa măng đắng ở Tây Bắc. Ảnh: dacsanvungmien 

Bánh canh Trảng Bàng nức tiếng Tây Ninh

Không chỉ đơn thuần là đặc sản địa phương, bánh canh Trảng Bàng còn mang trong mình nỗi nhớ niềm thương về mảnh đất Tây Ninh nắng gió.

Trảng Bàng (Tây Ninh) là địa danh đi vào lòng du khách với những đặc sản địa phương và làng nghề thủ công truyền thống như bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng Tây Ninh. Trong đó, tô bánh canh Trảng Bàng được coi như nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Tây Ninh, khó lòng mà trộn lẫn. 

Nước dùng của bánh canh Trảng Bàng cũng giống như nước lèo của bún mắm, nước dùng của phở. Ảnh: kyluc.vn 


Cà Ná, cung đường biển gọi

Cung đường biển gọi Cà Ná mê hoặc lòng người bởi sự hòa hợp đầy sáng tạo của thiên nhiên giữa biển cả, núi rừng và trời mây.

Cung đường Cà Ná là một đoạn của quốc lộ 1A, thuộc địa phận huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố Phan Rang 30 km về phía nam. Tên gọi đặc biệt của cung đường xuất phát từ địa danh cổ của người Chăm nơi đây. 

Núi và biển giao hòa. Ảnh: daumaytoaxe.com. 

Để thưởng ngoạn cung đường này tốt nhất là bạn nên đi xe máy từ thành phố Phan Rang. Khoảng 40 phút sau, khi cánh đồng Phước Nam rộng lớn khuất xa, những tiếng sóng đầu tiên ùa về thì đường cong tuyệt mỹ của cung đường Cà Ná đã ở ngay trước mắt bạn.


Núi Phượng Hoàng đầu đông

Trên núi là bầu không khí mát mẻ, trong lành, dưới chân là dòng nước trong xanh như ngọc, chừng ấy là đủ để du khách tìm về danh thắng bậc nhất Thái Nguyên.

Nhắc đến Thái Nguyên chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến những đồi chè xanh mướt hay hồ Núi Cốc với biết bao huyền thoại. Ít ai biết rằng, ở mảnh đất gang thép anh hùng cũng tồn tại những hang động nhũ đá tuyệt đẹp làm nao lòng du khách gần xa, trong đó phải kể đến núi Phượng Hoàng thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai.

Theo quốc lộ 3 từ Hà Nội lên thành phố Thái Nguyên, bạn đi tiếp dọc quốc lộ 1B thêm khoảng 45 km nữa. Trong cơn gió đầu đông se lạnh bạn sẽ thấy hai bên đường, những con phố đông đúc và nhà cao tầng dần được thay thế bằng những ngôi nhà sàn đơn sơ, mộc mạc. Không còn những hàng quán tấp nập mà chỉ là núi đá bao quanh, cứ thế con đường thẳng tắp xuyên qua thung lũng, thấp thoáng những bông hoa vàng cuối vụ. 

Đường lên hang Phượng Hoàng. Ảnh: vilide.com 

Vương quốc khỉ ở Cần Giờ

Cần Giờ còn có những cánh rừng ngập mặn với những hậu duệ của Tôn Ngộ Không tinh khôn, nghịch ngợm đủ trò… thật thú vị. 

Nằm trong Khu Du lịch sinh thái Lâm Viên, xã Long Hoà huyện Cần Giờ, đảo khỉ là 1 trong 24 tiểu khu của rừng ngập mặn Cần Giờ. Khu Du lịch sinh thái Lâm Viên không chỉ thu hút du khách bằng không khí trong lành chan hòa gió biển, những câu chuyện cảm động và ấn tượng về căn cứ Cách mạng Rừng Sác, Bảo tàng Cần Giờ. Ở đó còn có những cánh rừng ngập mặn với những “hậu duệ” của Tôn Ngộ Không tinh khôn, láu lỉnh, nghịch ngợm đủ trò…

Để gây dựng được “Vương quốc” khỉ như hôm nay là cả câu chyện dài với nhiều công sức, thời gian và đặc biệt nhờ có lòng yêu thiên nhiên, niềm đam mê công việc, ý thức trách nhiệm về việc giữ rừng, bảo vệ rừng của những người trong Tổ bảo tồn động vật tại Đảo khỉ. 

22 thg 11, 2013

Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn

Hồi mới giải phóng, lứa tuổi teen như tôi (teen là nói theo kiểu bây giờ cho dễ hiểu, chớ hồi đó không có khái niệm teen à nghen!) khoái hát bài Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây (nhạc: Hoàng Hiệp - thơ: Phạm Tiến Duật). Khoái hát bởi vì đó là bản nhạc trữ tình lãng mạn và êm ái hiếm hoi giữa vô số những bài hung hăng, gào thét khác (Tiến về Sài Gòn, Sài Gòn quật khởi, Bão nổi lên rồi...).

Bài hát mở đầu nhẹ nhàng như lời tâm sự:


Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

và kết thúc bằng âm điệu vút cao tha thiết


Từ bên em đưa sang bên nơi anh
Những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến
như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn


Đuông dừa, đặc sản miền Tây Nam Bộ

Người miền Tây đã chế biến đuông dừa thành nhiều món ngon như: đuông dừa nướng, đuông ngâm nước mắm hay chiên bơ...

Với nhiều người, việc nhìn những con đuông dừa to bằng ngón tay ngọ nguậy là đã thấy lạnh sống lưng. Nhưng với người dân miền Tây thì đó là một tặng vật của thiên nhiên, một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có. Ở miền Tây, đuông dừa có nhiều nhất ở Bến Tre, nơi có các cánh rừng dừa bạt ngàn. Tuy là loại vật có hại, vì cây dừa nào bị chúng đục khoét thân đều bị chết, nhưng đuông dừa là nguồn nguyên liệu để chế biến nên nhiều món ăn thơm béo, ngon miệng.

Hàng năm, cứ vào mùa mưa là những con bọ rầy bắt đầu đục khoét vào ngọn dừa để sinh trứng. Khi nở thành ấu trùng, chúng bắt đầu ăn hủ dừa đến khi cây dừa héo úa cũng là lúc những con đuông dừa đã to béo. Khi đó, người dân chỉ cần đốn hạ cây dừa là có thể bắt đuông để chế biến thành những món ăn. 

Đuông thường sống trong các ngọn cây dừa, chúng to bằng ngón tay út, có màu trắng, béo tròn. Ảnh: Tiêu Phong. 

Đến Huế nhớ ăn bánh canh cá tràu

Bánh canh cá tràu phải ăn khi đang nóng, rắc thêm ớt bột, hạt tiêu… Ảnh: Sao Mai 

Tuy chỉ là món ăn dân dã và phổ biến ở Huế, nhưng để chế biến được một tô bánh canh cá tràu ngon đúng vị… món ăn này cũng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mẩn và khéo léo. Ở Huế, bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, như bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da heo... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá tràu (người Bắc gọi là cá quả, miền Nam gọi đó là cá lóc).

Bánh canh cá tràu là món trông có vẻ bình dân nhưng trong đó lại chứa đựng sự tinh tế, cầu kì ở công đoạn chế biến, chính điều này đã mang đến cho ẩm thực cố đô sự phong phú khiến bất cứ ai cũng phải ấn tượng.

Thác Tầm Du: Tiềm năng cho du lịch sinh thái

Cách xã Phan Điền khoảng 5 cây số, men theo bìa rừng khoảng 15 phút đường bộ, những ai thích khám phá sẽ rất thích thú với cảnh đẹp nơi đây đã được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Dân địa phương quen gọi nơi hùng vĩ này là thác Tầm Du, không ai biết tên gọi ấy xuất phát từ đâu và có ý nghĩa như thế nào, nhưng ai đã đến một lần cũng muốn trở lại. 

Theo dân địa phương, ở khu vực này có rất nhiều thác, càng vào sâu bên trong (phía rừng), cảnh càng đẹp, càng hùng vĩ. Tuy nhiên, những người đi du lịch dã ngoại chỉ dừng chân ở thác Tầm Du bởi đường đi còn hiểm trở. Đến đây, mọi người tha hồ đắm mình trong dòng nước mát lạnh. Lên càng cao thác đổ càng mạnh, không khí càng trong lành. Khung cảnh ở đây gần giống với thác Bà (Tánh Linh), rất thích hợp cho du lịch sinh thái nếu được khai thác hết tiềm năng. 







M.Vân

Biển đen vẫn đen, người đi sao đành?

Mười năm trước, tôi đến bãi biển Thừa Đức thuộc huyện Bình Đại, Bến Tre với sự tò mò muốn biết biển miền Tây khác biển Vũng Tàu và biển miền Trung thế nào. Đường đi không xa lắm (hơn 130 km nếu xuất phát từ TPHCM, hơn 160 km nếu xuất phát từ Biên Hòa) nhưng cực kỳ khó đi và mất thời gian. Hồi đó chưa có cầu Rạch Miễu, qua phà Rạch Miễu lâu lắc lâu lơ. Qua đến thị xã Bến Tre (hồi đó chưa là thành phố) đường từ đó về Bình Đại nhỏ và xấu, rất khó đi. Còn từ trung tâm huyện Bình Đại ra đến xã Thừa Đức - nơi có bãi biển - lại càng khó đi hơn nữa, đến mức có thể gọi là không có đường cũng được.

Và đến nơi, thật thất vọng. Biển đen ngòm như thế này:



21 thg 11, 2013

Quế Trà Bồng - thơm nồng đặc sản quà tặng Việt Nam

Đồng bào dân tộc Cor ở hai huyện Trà Bồng và Tây Trà (Quảng Ngãi) đang có một niềm vui chung vì quế Trà Bồng nằm trong số 8 đặc sản quà tặng Việt Nam vừa được xác lập là kỷ lục châu Á mới.

Vỏ quế Trà Bồng 

Tin vui này đến trong thời điểm tháng 11, mưa bão đầy trời chứ không phải mùa thu hoạch quế vụ đầu tiên (bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán hay vụ quế “hậu” trong tháng 7 âm lịch hằng năm) nhưng cũng làm nức lòng người trồng quế ở hai huyện này.

Về miền Tây, ăn cá rô rang muối


Ở ĐBSCL, nguồn cá đồng rất phong phú. Trong đó, cá rô là loài có khá nhiều trong các kinh rạch, đầm lung, ruộng cỏ ngập nước. Cá rô có con bằng 3 ngón tay người lớn khép lại, mập ú và thịt dẽ dặt, thơm ngon.

Mùa nước nổi hoặc khi trời sa mưa, cá rô lên ruộng để kiếm thức ăn là những bông lúa rụng, hoặc những hạt lúa chét tái sinh sau vụ gặt trước. Cá rô lớn rất nhanh và mập béo vì lúc này thức ăn trong thiên nhiên rất phong phú. Cá rô to độ 2- 3 ngón tay, người ta gọi cá “rô mề”, nhỏ bé hơn gọi là cá rô “mén”. Cá “rô biển” mình bầu, dẹt có màu đen sáng. Cá rô thịt dẽ dặt, thơm ngon. Cá rô mề là loại ngon nhất và rất có giá trị thương phẩm.


Rau càng cua ruộng


Miền Tây Nam Bộ là xứ sở của biết bao loài rau đồng. Riêng Trà Vinh quê tôi, có một loài rau rất ngon, rất dễ ăn có tên “rau càng cua ruộng”.

Khác với rau càng cua mọc trên bờ, càng cua ruộng mọc lẫn trong ruộng lúa hay những chỗ nước đọng. Thân rau dài, mình nước thường cao cỡ hai tấc đến bốn tấc nếu chỗ nước sâu và có phân bón cho lúa tốt.

Nhớ lúc còn nhỏ, vừa dọn nhà ở quê ra, mỗi khi thấy rau càng cua ruộng được bán ở chợ thì má tôi không thể bỏ qua. Má thường kho mắm, kho tép hoặc một mớ cá hủn hỉn để chấm rau càng cua. Mùi vị của rau dễ ăn. Ngay cả đám con nít chúng tôi cũng rất thích.


Món ngon từ da cá mập

Rất ít người hình dung da cá mập có thể chế biến thành món ăn ngon. Hiện nay, tại những nơi chế biến thịt cá mập ở Bình Thuận như: thôn Thanh Linh, xã Tân Phước, thị xã La Gi; các xã Đông Hải, Tam Thanh và Ngũ Phụng (Phú Quý), da cá mập được thương nhân (đa số là Trung Quốc) đặt mua không hạn chế số lượng.

Chị Phạm Thị Mười, một trong những người chế biến khô da cá mập ở Tam Thanh, nói: “Thấy họ mua da thì bán chớ có biết họ làm gì!?”. Theo nhiều người, một con cá mập con, dài trên 1 m, đường kính thân nơi to nhất từ 20 - 25cm, sau khi xẻ thịt cho một lớp da dày phơi khô trọng lượng khoảng 300gr, hoặc hơn tùy theo việc lóc thịt. 



20 thg 11, 2013

Khám phá Thẩm Púa - "hang ông Giáp"

Là nơi đặt huy đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ và được người dân bản địa gọi là hang "ông Giáp", nhưng hang Thẩm Púa còn ít được nhiều người biết đến khi đến thăm địa danh "lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu" này.

Hang Thẩm Púa 

Sau hơn 400km theo đường QL6 từ Hà Nội và vượt qua con đèo Pha Đin - một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam - chúng tôi đặt chân tới Điện Biên, vùng đất một thời oanh liệt của cha ông với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng danh. Theo lịch trình, cả nhóm cũng thăm thú các địa danh lừng lẫy Đồi A1, Hầm tướng Đờ-Cát, cánh đồng Mường Thanh...

Nhưng cứ thấy như đã bỏ quên điều gì đó.

Du ngoạn thác Yang Ly

Thác Yang Ly nằm trên địa phận xã Yang Ly, huyện Khánh Vĩnh, cách Nha Trang khoảng hơn 50 km về phía Tây. Yang Ly có vẻ đẹp hoang sơ, gắn với những câu chuyện, truyền thuyết đẹp.

Chuyện kể rằng, suối Yang Ly vốn là một nàng tiên trên trời. Một ngày kia, nàng xuống trần gian chơi, trở thành vợ của một chàng trai và có một đứa con tên là Lách. Biết tin, Trời vô cùng tức giận đã biến nàng tiên thành Suối Mẹ. Suối Mẹ ở trên đỉnh núi rất cao. Còn Lách thì biến thành suối Lách, bị đày xuống tận hạ lưu, vùng Yang Ly xa xôi nên còn có tên là suối Yang Ly. 

Một góc Yang Ly 


Những hang động huyền bí ở Thất Sơn: Đi tìm hang hổ

Hang bạch hổ ở vồ Thiên Tuế 

Núi Cấm xưa kia có rất nhiều hổ với những truyền thuyết ly kỳ. Đến bây giờ nhiều người dân đi rừng vẫn còn nhìn thấy dấu chân chúa sơn lâm.

Từ những truyền thuyết, giai thoại về hổ trên vùng Bảy Núi, chúng tôi trở lại Thiên Cấm sơn để tìm hiểu. Hiện trên ngọn núi này có đến gần 10 hang hổ và theo người dân, trong số đó có nơi vẫn còn ông “ba mươi” trú ngụ.

Trận chiến ly kỳ

Tương truyền xưa kia, các võ sĩ ở miệt Thất Sơn thường đấu hổ, song lão đạo sĩ cuối cùng trên đỉnh Thiên Cấm sơn - Ba Lưới bảo đó chỉ là lời đồn thổi. Bởi theo ông, xưa kia hổ trên núi nhiều vô số kể nhưng đều là hổ tu không làm hại mà còn bảo vệ con người. Trong đó có hai con hắc hổ (hổ đen) và một con bạch hổ - chúa sơn lâm trên núi Cấm.


Những hang động Thất Sơn huyền bí: Điện Mười Ba, hang Công Đức

Điện Mười Ba còn được gọi là điện Mẹ và hang Công Đức ở núi Cấm là hai hang động được nhiều khách hành hương, du lịch tìm đến.

Điện Mười Ba nằm chếch về hướng đông bắc của núi Cấm. Vì có tất cả 13 tầng, mỗi tầng đều có cửa thông suốt với nhau và một nơi để cho du khách có thể thắp hương cầu nguyện khi đi qua nên hang động này gọi là điện Mười Ba.

Mỗi người khi qua được cửa “mẹ đẻ” đều gõ vào chuông đá ở tầng điện thứ 13

Vào cửa “mẹ đẻ”

Từ đỉnh núi, nơi đánh dấu khu vực điện, để đi xuống được đến cửa vào hang phải băng qua những bậc thang thẳng đứng, gập ghềnh và nhiều mỏm đá cao, cheo leo. Nhìn từ bên ngoài, điện Mười Ba trông bình thường như bao hang đá khác, nhưng khi đặt chân vào bên trong mới biết được sự huyền bí và cảm nhận được điều kỳ diệu của các tầng điện. Mặc dù chỉ có một lối đi lớn thông suốt trong 13 tầng điện, thế nhưng nếu không có người dân địa phương dẫn đường, khách lạ rất dễ bị lạc trong mê cung đá mà không cách nào tìm được lối ra. Vì thế, không phải bất cứ ai cũng có đủ can đảm chinh phục hang động huyền bí này.

Những hang động huyền bí ở Thất Sơn: Hang Mãng xà

Rất nhiều người dân sinh sống trên núi Cấm khẳng định họ đã từng chạm trán mãng xà và may mắn trở về từ cõi chết.

Thiên Cấm sơn (núi Cấm) ở xã An Hảo, H.Tịnh Biên, An Giang, có đỉnh cao đến 716m, cao nhất vùng Thất Sơn và cũng là nơi chứa đựng nhiều điều huyền bí. 

Anh Sang, dân sống trên núi Cấm đang vào hang cây da, nơi con rắn khổng lồ trú ngụ - Ảnh: Thanh Quốc - Chí Nhân

Ba đời "diện kiến" mãng xà

Theo lời của nhiều người dân trên núi Cấm, hiện nay rắn lớn cỡ bắp đùi còn khá nhiều. Ông Trần Huy Dũng, tổ trưởng tổ 1, ấp Vồ Đầu trên đỉnh núi Cấm nói rằng, đến tận bây giờ vẫn còn bị ám ảnh bởi suýt làm mồi cho rắn khổng lồ. Chuyện xảy ra đã hơn 10 năm. Bữa đó, khi ông Dũng đang từ trên triền xuống chân núi thì nhìn thấy con chim chìa vôi và con sóc đang nhảy tung tăng như đùa giỡn với nhau trên mặt đất. "Cảnh này thiệt lạ. Một con trên trời, một con dưới đất sao lại giỡn với nhau? Định thần lại, tôi rùng mình khi thấy cái đầu rắn to đùng đang hướng về phía 2 con vật. Lúc đó tôi mới biết là chúng đã bị nọc độc rắn làm mù mắt và sẽ trở thành mồi cho con rắn. Tôi sựng lại khi chỉ cách con rắn chừng 5m và "chết đứng" một hồi lâu. May mắn là con mãng xà đang đặt tầm ngắm vào 2 con mồi kia nên không phát hiện ra tôi, nếu không...". Theo ông Dũng, đó là con rắn hổ mây to bằng cái khạp năm cân (còn gọi là hũ đường), nhưng không thể phát hiện nó từ xa vì hổ mây có bộ da mốc thít, rất giống với da cây cổ thụ trong rừng.

Những hang động Thất Sơn huyền bí: Doanh trại tướng cướp Đơn Hùng Tín

Theo nhiều tài liệu và các bậc cao niên, tướng cướp Đơn Hùng Tín từng chọn núi Cấm làm doanh trại. 

Đơn Hùng Tín là tướng cướp khét tiếng một thời làm đau đầu nhà cầm quyền người Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, các giai thoại về ông không thống nhất. 

Doanh trại của tướng cướp Đơn Hùng Tín xưa trở thành nơi cúng giải hạn, cầu cơ, xin số bất kể ngày đêm - Ảnh: T.Q - C.N


18 thg 11, 2013

Ngon ơi, lọn tré

Ở xứ Huế, nem và tré là hai món nhắm rượu luôn đi liền với nhau. Nếu như nem có thể tìm thấy nhiều nơi với mùi vị mỗi nơi mỗi khác thì tré là món gắn liền với Huế. 

Nhớ lần ra Hà Nội, người viết bài này suy nghĩ mãi về chuyện nên mang gì làm quà cho người chủ nhà, cuối cùng đã chọn mè xửng giòn và tré. Anh chủ nhà, lần đầu tiên biết món tré Huế, đã chia cho bè bạn mỗi người một ít nếm thử và ai cũng thích mùi vị là lạ của tré Huế.

Điều đầu tiên cần nói là sự an toàn vệ sinh thực phẩm của tré. Không giống như nem chua phải làm bằng thịt sống, tré hoàn toàn làm bằng thịt chín (dù cũng có người thêm thịt sống quết nhuyễn khi gói tré nhưng số đông thì làm tré chỉ bằng thịt chín).

Nguyên liệu chính để làm tré là da heo, thịt đầu, một ít thịt bò, gia vị thì có nước mắm kho, ớt trái, ớt bột, tỏi, mè rang, củ riềng xắt sợi và không thể thiếu thính gạo hoặc thính nếp rang. Công đoạn xắt riềng là “đáng ngại” nhất vì mùi cay nồng xông lên tận mũi và làm nóng tay người thái.

Đình Kiền Bái, vẻ đẹp xưa trên đất Hải Phòng

Nằm ở xóm Đông, xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, đình Kiền Bái là công trình kiến trúc - điêu khắc cổ kính và nổi tiếng của Hải Phòng. Di tích này có từ thế kỷ XVII - thế kỷ phát triển rực rỡ của nghệ thuật dân gian.

Đình Kiền Bái

Một tuyệt tác về nghệ thuật điêu khắc 

Đình Kiền Bái có quy mô vừa phải nhưng được làm hoàn toàn bằng gỗ lim, có cấu trúc hình chữ “đinh” quen thuộc và là ngôi đình duy nhất ở Hải Phòng còn giữ được hệ thống ván sàn thời khởi dựng.

Đình ngoài hay còn gọi là tiền đường gồm ba gian, gian giữa là nơi tiến hành các nghi lễ tế tự. Đình trong (hậu cung) gồm ba gian chuôi vồ là nơi an tọa của Đức Thành Hoàng bản thổ.

Về Gò Công ăn cá hấp

Vào những lúc thu hoạch được mùa cá, ngoài số cá tươi bán đi các chợ quanh vùng ngư dân Gò Công (Tiền Giang) còn phải hấp cá để cung cấp cho những vùng đất xa biển, không thể ăn cá biển tươi hàng ngày thứ hải sản có thể dự trữ dài ngày mà vẫn giữ được vị ngon của biển.

Cá hấp ở Gò Công. Ảnh: Đoàn Xá 

Do công việc, tôi đã tới Gò Công rất nhiều lần. Những địa danh như Kiểng Phước, Tân Thành, Đèn Đỏ, Cửa Tiểu, Vàm Láng… và những món ăn ở đó đã trở thành quen thuộc với tôi. Những làng biển ở Gò Công thường nghèo khổ nhưng con người nơi đó giàu ân tình, hiếu khách. Với người ngư dân, cá là nguồn thu chủ yếu của họ. Mùa nào cá đấy. Từ những con cá ngừ nặng hàng trăm ký cho tới những con ruốc nhỏ xíu như đầu que tăm đều có. Nhưng, không chỉ biết đánh bắt mà ngư dân ở đây còn biết chế biết những món ăn ngon từ cá.

Đền tưởng niệm Bến Nọc

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đã chịu nhiều nỗi đau mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 - 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc ở Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2009, Nhà nước đã cho xây dựng đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh để ghi nhớ nỗi đau này và cũng để vinh danh sự hy sinh cao cả của những người nằm xuống. 

Đền nằm giữa một khuôn viên rộng lớn, có hồ sen thơm ngát và tượng đài các bà mẹ ôm xác con, thể hiện tội ác của thực dân Pháp đã đàn áp, khủng bố, chặt đầu mổ bụng giết hại cán bộ, chiến sỹ, đồng bào yêu nước.

Cổng chính của đền Bến Nọc được xây dựng theo phong cách cổng làng truyền thống của Việt Nam, trên lợp ngói âm dương. Đền có bia căm thù, ghi lại tội ác của thực dân Pháp cũng như chiến công của đội dân quân du kích địa phương đã phục kích đánh chìm 2 ghe Pháp tiêu diệt 15 tên thực dân xâm lược để trả thù cho đồng bào, chiến sỹ đã bị chúng thảm sát.


Nam Nhã Đường

Khi nghe cái tên Nam Nhã Đường người ta thường nghĩ đến một ngôi trường hoặc hiệu thuốc bắc hơn là một ngôi chùa. Nam Nhã Đường - ban đầu cũng là tên của một tiệm thuốc bắc do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng từ năm 1895. Cũng chính cơ sở kinh doanh này là một trong những nguồn lực kinh tài hỗ trợ cho hoạt động của phong trào Đông du vào đầu thế kỷ XX.

Chánh điện - còn gọi là Diêu Trì Bửu điện - theo kiến trúc pha trộn hài hòa Á - Âu.

Du khách đến Cần Thơ, theo đường Cách Mạng Tháng Tám đi lên Bình Thủy, sẽ thấy Nam Nhã Đường nằm ở vị trí bên phải đầu vàm Bình Thuỷ, đối diện đình Bình Thủy bên kia sông. Nơi này, xưa thuộc ấp Bình Nhật, xã Long Tuyền (nay thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ).

17 thg 11, 2013

Long Tuyền cổ miếu

Từ thành phố Cần Thơ theo hướng quốc lộ 91 đi An Giang khoảng 5km, vừa qua cầu Bình Thủy, về phiá bên phải, du khách sẽ thấy một ngôi đình trang nghiêm, cổ kính nhưng không kém phần lộng lẫy; đó chính là đình Bình Thuỷ - tên cũ là Long Tuyền cổ miếu - một hạng mục trong quần thể di tích của làng cổ Long Tuyền, cùng với chùa Hội Linh, Nam Nhã đường, chùa Long Quang, lăng mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa...

Tòa Tiền đình ở giữa, bên trái là miếu Ông Hổ, bên phải là tòa nhà Lục Ấp. 

Năm Giáp Thìn (1844) làng Long Tuyền bị bão lụt gây thiệt hại nặng nề, nhà cửa ruộng vườn tan nát, dân làng phải bỏ đi xứ khác một thời gian kiếm sống qua ngày. Sau đó, khi trở về làng họ lập một ngôi đình bằng tre gỗ, lợp lá tại vàm rạch Bình Thủy, cầu mong thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà để giúp bà con luôn được an lành. Sau khi có sắc phong của vua Tự Đức vào năm 1852 (Nhâm Tý), dân địa phương đã cùng nhau cất lại đình làng. Lần này lợp ngói phía trước đình để xây thêm một nhà võ ca.

Tú Lệ mùa lúa chín

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 250km về hướng Tây Bắc. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song.

Từ Hà Nội, theo Quốc lộ 32, đích đến của chúng tôi hôm ấy là Mù Căng Chải, nhưng trước đó, chúng tôi được mách nước nên ngủ đêm ở Tú Lệ, vì vào mùa lúa chín rất khó tìm khách sạn ở Mù Căng Chải. 



Say lòng những món ngon Nam Định

Những món ăn với khẩu vị đậm chất Bắc khiến Nam Định thành một địa danh đáng ghé qua. 

Không quá nhiều địa điểm vui chơi, du lịch nhưng Nam Định lại cho người ta cảm giác bình thản và gần gũi. Và đặc biệt hơn, hiếm nơi nào nơi vùng quê Bắc Bộ lại được thấy kiến trúc của những nhà thờ xen chùa chiền bên bạt ngàn đồng lúa như ở đây. Thêm nữa, những thức ngon cũng làm trọn vẹn thêm nghĩa tình của đất lành.

Nem nắm Giao Thủy

Nem là món phổ biến nhưng nem nắm ở Giao Thủy giữ riêng cho mình đặc điểm dễ nhận. Đó là những miếng bì đều mỏng, dài, nhỏ và trắng như cước. Thịt lợn làm khéo léo khiến cho thịt chín tái còn ngọt thơm.

Đặc sản Sóc Trăng hút hồn lữ khách

Ẩm thực Sóc Trăng mang những nét giao thoa tuyệt vời nền văn hóa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer tạo nên những nét đặc sắc không nơi nào khác có được.

Về Sóc Trăng, không chỉ được tham gia các lễ hội độc đáo như Ooc-om-Bok, đua ghe ngo, thăm các chùa chiền có lối kiến trúc đặc biệt, đi chợ nổi, thăm vườn cò… mà còn được thử các món ăn mang đậm dấu ấn của ba nền văn hóa Kinh – Hoa – Khmer. 

Những đặc sản Sóc Trăng pha trộn tinh túy của thiên nhiên cùng cách chế biến và sử dụng nguyên liệu khác biệt sẽ khiến cho khách tới đây trải nghiệm hương vị có một không hai.

Bún nước lèo

Nghe cái tên bún nước lèo hẳn nhiều người không muốn thử ăn. Ấy là vì chỉ bún với nước lèo có gì mà ham. Tuy nhiên, nếu không thử chắc chắn sẽ tiếc húi hụi khi nhìn hình ảnh của loại bún đặc biệt này.

12 thg 11, 2013

Lung linh phượng tím... Hà Nội

Đầu hè, khi những cây phượng đỏ rực rỡ khắp phố phường thì cây phượng tím ở Hà Nội cũng bắt đầu khoe sắc.

Phượng tím có lá kép giống phượng đỏ nhưng hoa có màu lam tím đậm, hình ống, đầu hoa loe ra như hình loa kèn. Phượng tím lần đầu tiên được nhân giống và trồng thành công ở Đà Lạt. Ở Hà Nội, loài hoa này không phổ biến nên chỉ có thể tìm thấy trên đường Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai.

Cuối tháng Tư, phượng tím nở rộ làm xao xuyến những người yêu hoa. 

Hoa được trồng đầu tiên ở Đà Lạt. Sau nhiều năm nghiên cứu kì công, loài hoa được nhân giống nhưng số lượng cây sống sót ít. 

Đậu rồng xào tép

Lúc còn ở quê, bên hông nhà tôi lúc nào cũng có một giàn đậu rồng xanh mướt. Mỗi lần ra đồng xúc được tép mẹ tôi thường hái trái về xào. Nếu không có tép thì ăn sống đậu rồng hoặc xào mỡ tỏi cũng vẫn ngon.

Giàn cây đậu rồng. Ảnh: Thiên Phúc 

Được biết, có nơi còn gọi đậu rồng là đậu xương rồng, đậu khế, đậu cánh... Đây là một loại cây thân thảo, thuộc dạng dây leo, đa niên nhờ có củ to mọc sâu dưới đất. Khi dây tàn, mưa xuống củ sẽ đâm chồi mọc lại. Lá đậu rồng hình tam giác, hoa mọc thành chùm ở nách lá. Trái xương rồng có 4 cạnh, mép có khía răng cưa, bên trong chứa khoàng 20 hột. Lúc còn non trái có màu xanh lục và khi già chuyển sang màu vàng.


Nắng gió hanh hao món ngon Ninh Thuận

Các đặc sản của Ninh Thuận hanh hao, rắn rỏi mà rất đỗi ban sơ của cát, nắng và gió, giống như cảnh, như người nơi đây.

Ninh Thuận nắng gió trải dài những bãi cát là nơi thích hợp để du hí cho người yêu văn hóa Chăm. Nhiều công trình văn hoá kiến trúc cổ Chămpa gắn với các lễ hội văn hoá dân tộc Chăm và các tháp Chàm có niên đại tính bằng nghìn năm là điểm thu hút các du khách.

Bên cạnh đó, những bãi tắm đẹp và đặc sản riêng là điểm cộng khá lớn cho du lịch tỉnh này.

Tỏi

Tỏi, thứ gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt là loại nông sản được trồng khá nhiều ở Phan Rang. Dù đang phải cạnh tranh khốc liệt với tỏi Trung Quốc, Thái Lan nhưng tỏi Phan Rang có giá trị riêng mà bất cứ người nào được thử rồi đều phải công nhận. 

Tỏi Phan Rang nhỏ nhưng thơm (Ảnh: Internet) 

Đặc sản Tây Ninh mang hồn xứ nắng

Ngay ở Sài Gòn, người ta cũng nhắc nhiều đến Tây Ninh, không chỉ bởi địa danh này gần thành phố mà vì Tây Ninh có nhiều đặc sản khiến người Sài Gòn ưa thích.

Một lần đến Tây Ninh, leo núi Bà Đen và cầu duyên, cầu tài, bạn nên thử qua những món ngon của đất nắng và bỏ túi đem về vài thức quà cho người ở nhà. Tây Ninh không có quá nhiều đặc sản, nhưng món nào ra món ấy, món nào cũng đặc trưng và hầu như không đâu có chất lượng ngang bằng. 

Muối tôm

Muối tôm - đặc sản Tây Ninh - là loại gia vị ăn dễ nghiện. Một lần chấm trái cây cóc, xoài, me, ổi… với muối Tây Ninh thì cứ luyến nhớ mãi. Muối này lại để được lâu, trong hộp hay bịch ni lông dễ vận chuyển, nên đi Tây Ninh, ai ai cũng xách về một ít để dùng dần hay làm quà cho bà con họ hàng.

Sắc màu phiên chợ vùng cao Hoàng Su Phì

Phiên chợ vẫn giữ được nét nguyên sơ của bà con các dân tộc vùng cao từ bao đời nay.

Hoàng Su Phì (Hà Giang) nằm ngay dưới đỉnh núi Tây Côn Lĩnh hùng vĩ không chỉ nổi tiếng bởi những ruộng bậc thang xếp vào hàng đẹp nhất Việt Nam, nơi đây còn nổi tiếng với phiên chợ độc đáo được họp vào chủ nhật hàng tuần.

Chợ phiên Hoàng Su Phì là nơi tụ họp của bà con các dân tộc vùng cao như: Tày, Nùng, Dao, H’Mông… Mỗi phiên chợ đồng bào thường tụ họp dọc 2 bên tuyến đường chính dọc thị trấn Vinh Quang, kéo dài hàng cây số. Chợ họp từ sáng sớm đến giữa trưa là tan.

Chợ phiên Hoàng Su Phì là nơi tụ họp của bà con các dân tộc vùng cao như: Tày, Nùng, Dao, H’Mông… 


Chợ phiên tan rồi còn lưu luyến

Chợ Dào San (huyện Phong Thổ) là chợ vùng cao đặc trưng, điển hình của Lai Châu và cả vùng Tây Bắc.

Chợ tuần họp một phiên vào Chủ nhật, chợ phiên ở độ cao hơn 1.600m so với mặt nước biển là nơi trao đổi hàng hóa, giao lưu, kết bạn và là điểm du lịch đón khách xa gần đến với vùng biên của 8 xã vùng cánh cung biên giới phía Bắc huyện Phong Thổ.

Chợ có tự bao giờ khó ai có thể nói chính xác được, nhưng với người Mông, Dao, Hà Nhì ở vùng này phiên chợ Dào San quan trọng lắm. Ở nơi heo hút gió này, phiên chợ hiện lên như một bức tranh đa sắc, đáng thưởng ngoạn hơn hết với bất cứ khách du lịch nào từng đến với Lai Châu.

Muôn sắc thổ cẩm quyện tụ trong phiên chợ Dào San vào ngày Chủ nhật

11 thg 11, 2013

Chùa Hang và những truyền thuyết tâm linh

Chùa Hang là tên dân gian thường gọi của Thiên Sanh Thạch tự (còn có tên chữ là Thạch Cốc), nằm ở lưng chừng núi Chùa thuộc thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, H.Phù Mỹ (Bình Định). Tương truyền ở đó có hai con đường để lên trời và xuống âm phủ.

'Mái che' của chùa Hang - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Núi Chùa có tên chữ là Lý Thạch, còn được gọi là La Hơi. Tương truyền, khi trời nắng hạn, nếu nghe trên núi có tiếng ồ ồ như xay lúa thì trời sẽ liền đổ mưa.

Truyền kỳ chùa Hang

Theo trụ trì chùa Thiên Sanh, đại đức Thích Nhuận Tín, thì chùa được khai sơn vào năm 1613 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bất cứ tư liệu lịch sử nào đề cập chính xác điều này. Một vài tài liệu khác thì cho rằng, sau khi chùa Thập Tháp Di Đà (ở TX. An Nhơn, Bình Định) xây dựng thì đạo Phật phát triển. Nên vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, có người đến hang đá ở thôn Hội Khánh kiến tạo thành chùa để tu hành, gọi là chùa Hang. Ban đầu chùa còn hoang sơ, bày biện đơn giản, mãi đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và về sau thì chùa mới được tu chỉnh quy mô. Hiện có hai truyền thuyết về chùa Hang.

Hổ trắng và đôi rắn khổng lồ ở thành Thọ An

Ở thôn Thọ An, xã Bình An, H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hiện còn một cổng vòm rêu phong che phủ. Rất ít người biết đó là cổng thành Thọ An thuộc căn cứ Tuyền Tung một thời của nghĩa quân Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân trong phong trào Cần Vương.

Căn cứ Tuyền Tung


Cổng thành Thọ An - Ảnh: Phạm Anh 

Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh, căn cứ Tuyền Tung được xây dựng từ năm 1870 do đích thân tú tài Nguyễn Tự Tân (quê ở xã Bình Phước, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) xây dựng.

Lợi dụng chính sách khai hoang lập điền của triều đình nhà Nguyễn, Nguyễn Tự Tân chiêu mộ nông dân yêu nước lên vùng Tuyền Tung (thôn Thọ An, xã Bình An, H.Bình Sơn bây giờ) lập căn cứ địa, luyện tập hương binh và chuẩn bị lương thực chiến đấu lâu dài. Thành Thọ An ở căn cứ Tuyền Tung lập năm 1870, vốn có địa thế hiểm trở vì được núi rừng bao bọc bốn bên, lại có đường thông với bắc, nam và phía tây. Thành được xây lên bằng đá cuội tròn và đá ong. Bên ngoài có cổng thành, bên trong có sân rộng, nhà hội họp bàn việc. Cổng thành xây dựng theo lối vòm, cao khoảng 6 m, trên đình vòm cổng đầu hành lang có 4 chốt gỗ tạo thành hai lớp cửa bên trong và bên ngoài.

10 thg 11, 2013

Nhà thờ đá Ghềnh Ráng

Nằm trong khu du lịch nổi tiếng Ghềnh Ráng, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về phía Đông Nam, Nhà thờ đá là một nơi tham quan khá thú vị, nhưng có nhiều du khách bỏ qua do không biết hay không chú ý bởi cổng vào nhà thờ hơi bị khuất, và tâm điểm của du khách khi đến Ghềnh Ráng thường là khu mộ Hàn Mặc Tử và các cụm di tích khác…

Đối diện khu mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử nằm trên đồi cao, Nhà thờ đá khuất sâu phía dưới, về hướng biển. Đứng trước cổng gỗ đơn sơ du khách khó tưởng tượng được quang cảnh thơ mộng bên trong. Bước qua cổng gỗ, một không gian xanh mát khiến bước chân tò mò của du khách bị cuốn theo (lên, xuống) con đường lát đá, càng đi càng cảm thấy bị chinh phục bởi khung cảnh yên bình và ấm áp. 



Về quê quan họ ăn nhiều món ngon

Vùng đất Kinh Bắc thiết tha và thanh bình trong từng câu quan họ của các liền anh liền chị còn khiến người ta muốn ở lại mãi vì những món ăn ngon, thanh đạm, giản dị mang hơi ấm ruộng đồng.

Chẳng cần đến câu hát “người ơi người ở đừng về” thì khách du lịch mới đắn đo và luyến tiếc khi rời xa Bắc Ninh. Một vùng đất nổi tiếng với câu hát quan họ, với áo mớ ba mớ bảy và chiếc nón quai thao cùng kiến trúc chùa chiền độc đáo đủ để bất cứ ai ghé qua đều quyến luyến. 

Đấy là không kể giữa khung cảnh nên thơ đặc trưng Bắc Bộ, thưởng thức những món ngon lấy nguyên liệu từ đồng ruộng: bánh đa, bánh đúc, cháo thái, tương… sẽ cho chúng ta trở lại bản vị nguyên sơ và tuyệt vời nhất, để đến khi chào tạm biệt chỉ có thể thốt lên: Ôi, Kinh Bắc! 


Cá chạch bùn nấu mẻ

Là đặc sản vùng sông nước cù lao, cá chạch chắc thịt và ngon ăn nhất khoảng từ tháng 10 âm lịch cho đến tết. Nhưng giờ du ngoạn về An Giang, bạn sẽ được giới thiệu thêm các món ăn thú vị làm từ cá chạch bùn.

Chuẩn bị cho món chạch bùn nấu mẻ - Ảnh: Hoài Vũ

Cá chạch có nhiều loại: chạch khoan, chạch rằn, chạch bông, chạch lấu… nhưng phổ biến nhất là chạch sông, con to bằng hai ngón tay, mình dẹp, đầu nhọn. Chúng thường ẩn mình dưới những lớp bùn hoặc đeo bám theo các giề lục bình, nơi sông sâu nước chảy.

Gần đây còn có thêm loại cá chạch nuôi trong ao hồ xuất xứ từ Nhật và Đài Loan, được các cơ sở sản xuất cá giống tại Việt Nam gọi là chạch bùn. Vì đây là mô hình còn đang nuôi thử nghiệm, giá cá còn cao (350.000 - 500.000 đồng/kg) nên không phải dễ tìm mua.

Hoa trăm cánh xứ lạnh

Đến phố núi Đà Lạt mộng mơ, không chỉ tìm về với thiên nhiên, khí hậu trong lành mát mẻ mà còn là dịp để du khách thưởng thức những sản vật đặc trưng của miền đất lạnh. Nơi ấy có loài hoa mà khi nhắc đến người ta nghĩ ngay đến Đà Lạt, như một hương vị rất riêng mà khi đến, đi du khách thường nhắc nhau thưởng thức và mang về làm quà - bông Atiso.

Vườn Atiso ở Đà Lạt. Ảnh: Văn Báu 

Theo lời kể của nhiều tiểu thương thì nhiều khách nước ngoài thường diễn tả bông Atiso là loài hoa trăm cánh khi tìm mua.

9 thg 11, 2013

Tép bạc đất nướng trộn rau răm cù lao ông Chưởng

“Chiều chiều quạ nói với diều/ Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm”. Nếu có dịp ghé Chợ Mới (An Giang) vào con nước rong bạn hãy tận hưởng thú đi đặt vó bắt tép của người dân miền sông nước về tự tay mình nướng.

Tép bạc đất nướng trộn rau răm - Ảnh: T.Tâm

Câu ca dao lưu truyền trong dân gian minh chứng một cách hùng hồn về vùng quê trù phú được thiên nhiên ưu đãi. Sông rạch quê tôi hồi đó lắm cá tôm, hễ con nước lên đầy, xuống sông tắm giặt, rửa chén nhiều lúc bị cá rỉa rát cả chân. Nhiều nhất phải kể là tép. Những chú tép bạc đất vỏ dày mình tròn, màu trắng đục, to cỡ ngón tay trỏ, trông thật ngon lành!