Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân tộc & Phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân tộc & Phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 9, 2024

Văn hóa Thái qua tín ngưỡng nông nghiệp

Dân tộc Thái (cả hai nhóm Thái trắng và Thái đen) nằm trong số những dân tộc có nền văn minh nông nghiệp gắn liền với kỹ thuật canh tác ruộng nước từ rất sớm. Quả thực, trong đời sống của người Thái, cây lúa không chỉ giúp cho việc duy trì sự sống mà còn được xem là dấu hiệu của trình độ văn minh, sự phát triển và thịnh vượng...

Ruộng bậc thang của đồng bào Thái

Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc Thái, không ít các truyền thuyết, trường ca, truyện cổ, câu đố, ca dao, tục ngữ, thành ngữ... đều ít hoặc nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp nói về cây lúa nước trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của đồng bào Thái. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ học đã khẳng định, ngay từ thời tiền sử, người Thái ở Việt Nam đã biết trồng lúa nước và đạt tới trình độ kỹ thuật nhất định. Nhiều dấu vết hóa thạch của vỏ trấu trên vùng đất có người Thái cư trú được tìm thấy qua các đợt khảo cổ có chủ đích, hoặc đơn giản là khi đào móng các công trình xây dựng.

7 thg 9, 2024

Người Cơ Tu ở phố

May mắn nằm trong địa giới hành chính của một thành phố trực thuộc Trung ương, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở thành phố Đà Nẵng có cơ hội tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thoát nghèo, giữ gìn văn hóa dân tộc.

Người Cơ Tu ở Đà Nẵng vẫn lưu giữ được các điệu múa với các nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình

3 thg 9, 2024

Công phu nghề đóng ghe ngo

Đời sống văn hóa, xã hội của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với rất nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó có lễ hội đua ghe ngo được tổ chức vào dịp Ooc Om Bok (Rằm tháng 10 Âm lịch hằng năm). Sự độc đáo của lễ hội này là những chiếc ghe ngo được các nghệ nhân tài hoa đóng và trang trí rất công phu, độc đáo với họa tiết hoa văn rực rỡ, mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh.

Lễ hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng. (Ảnh T:L)

Ghe ngo mô hình - Một phương thức gìn giữ văn hóa Khmer

Từ những chiếc ghe ngo đạt giải tại các kỳ thi đấu vào dịp Lễ hội Ooc Om Bok được lưu giữ tại các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, anh Kim Hưng, ấp Trà Canh A2, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã thiết kế và làm ra những chiếc ghe mô hình thu nhỏ. Thời gian đầu, anh chỉ tặng cho các chùa nhằm lưu giữ hình ảnh các ghe chiến thắng, qua đó góp phần bảo tồn, quảng bá hình ảnh về ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer.

Từ những chiếc ghe ngo đạt giải tại các Lễ hội Ooc Om Bok, anh Kim Hưng phỏng theo để thiết kế những chiếc ghe ngo mi ni

1 thg 9, 2024

“Giải mã” những phục sức trong lễ hội của người Gié Triêng

Dân tộc Gié Triêng sinh sống tập trung ở tỉnh Kon Tum và một bộ phận cư trú ở huyện Nam Giang, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đây là dân tộc còn bảo tồn nhiều dấu ấn văn hóa cổ xưa, đặc biệt là trong tập quán, lễ hội và phục sức và những trang phục truyền thống để thực hành trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội mang đậm sắc màu hoang sơ và giàu tính nhân văn.

Trong Lễ hội ăn than, những người ăn than đội chiếc mũ làm bằng lá cây vừa gùi than về làng, vừa thổi đinh tút

Phát huy di sản khèn Mông

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Mông, cây khèn và nghệ thuật múa khèn có thể được xem như một biểu trưng văn hóa. Chính vì lẽ đó, người Mông ở Đồng Hỷ và Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên luôn gìn giữ, trao truyền nghệ thuật khèn như một báu vật và phát huy giá trị thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch của địa phương.

Tiếng khèn là tiếng lòng

31 thg 8, 2024

Hồng Ngài - Vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Tây Bắc

Hồng Ngài là một bản nhỏ hoang sơ thuộc thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông với hơn 70 mái nhà trình tường độc đáo vẫn còn nguyên bản. Cùng với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, khí hậu đa dạng, mùa nào cũng đẹp, Hồng Ngài đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.

Với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, khí hậu đa dạng, mùa nào cũng đẹp, Hồng Ngài đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách

28 thg 8, 2024

Lễ hội Mạ ma của người Xinh Mun

Người Xinh Mun sống tập trung tại vùng núi cao thuộc tỉnh Sơn La. Vào mùa Xuân, đồng bào thường tổ chức Lễ hội Mạ ma thể hiện ước vọng trời yên vật thịnh và tài diễn xướng văn nghệ dân gian của dân tộc mình.

Trung tâm Lễ hội Mạ ma là cây hoa (xặng bok) tượng trưng cho cây đời. Để chuẩn bị cho cây hoa “xặng bok” là cả một quá trình công phu. Người chuẩn bị là thầy mo và những “con nuôi” là người ốm do thầy chữa khỏi cùng với người dân trong bản.

Một cây tre cao khoảng 3 m được chọn làm “thân” cây, cành lá, hoa quả trên cây là những hình chim, chuồn, sóc… Ngoài ra còn có cá, xương cá, con ve… và các vật dụng người Xinh Mun sử dụng như ô dù, chống chỉ, trống gỗ, tàu voi, tàu ngựa, cày bừa… Dưới gốc cây hoa trồng cây chuối lộn ngược, rêu, củ măng, quả bầu nậm… Xung quanh “xặng bok” là những bàn thờ cùng các mâm cúng với nhiều loại thức ăn.

Thiếu nữ Xinh Mun

5 thg 8, 2024

Độc đáo văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc

Bên cạnh giá trị về tài nguyên thiên nhiên, sự độc đáo, hấp dẫn về văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc cũng được xác định là một trong những yếu tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển. Vùng Tây Bắc - nơi tập trung đông các DTTS sinh sống với sự phong phú, đa dạng cùng những tinh hoa trong cách chế biến, thưởng thức đã tạo ra sức hút đặc biệt về văn hóa ẩm thực đối với khách du lịch.

Đồng bào dân tộc Tày chế biến món ăn trên không gian nhà sàn.

4 thg 8, 2024

Độc đáo Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Làng Đắk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) là nơi sinh sống tập trung của dân tộc Brâu, một trong những dân tộc thiểu số ít người hiện nay ở Kon Tum nói riêng và cả nước nói chung. Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, Lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của người Brâu về một vụ mùa thu hoạch được nhiều lúa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Trước đây, với hình thức canh tác du canh du cư, nên trước mỗi mùa rẫy, người Brâu tiến hành tìm khu rẫy mới. Khi đã chọn được khu đất ưng ý, chủ nhà lấy cây Hla Klro đánh dấu vị trí khu đất của gia đình mình. Theo người Brâu, đất nào có cây Hla Klro thì lúa rẫy mới xanh tốt. Sau khi đánh dấu đất xong sẽ tiến hành phát một khoảng nhỏ để làm phép.

3 thg 8, 2024

Độc đáo Ngày hội Kiêng gió của người Dao Thanh Phán

Từ ngày 20 - 22/5, tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) diễn ra Ngày hội Kiêng gió của người Dao Thanh Phán. Ngày hội đã thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.

Ngày hội Kiêng gió thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng

Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, như: Các trò chơi dân gian và các môn thể thao dân tộc (bóng đá nữ, đẩy gậy, kéo co, bắt vịt...); thi ẩm thực; thi thêu dệt trang phục truyền thống; trải nghiệm chợ phiên ngày Kiêng gió tại chợ Đồng Văn...

Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Người Dao Thanh Phán cư trú ở những địa hình núi cao của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ Dao Thanh Phán được biết đến với bộ trang phục truyền thống độc đáo, nổi bật với sắc đỏ trên mũ đội đầu, khăn và các họa tiết trang trí trên áo, quần do tự tay may thêu. Hiện nay, phụ nữ Dao Thanh Phán vẫn mặc trang phục truyền thống hằng ngày, trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, lao động, sản xuất. Với nụ cười tươi tắn cùng bộ trang phục rực rỡ, càng tôn thêm nét đẹp riêng có và ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ người Dao Thanh Phán.

Sống ở vùng núi cao, người phụ nữ Dao Thanh Phán chọn cho mình màu sắc chủ đạo là màu đỏ. Bởi họ có niềm tin là khi mặc trên mình bộ quần áo sặc sỡ khiến cho các con thú dữ nhìn thấy sẽ tránh đi, không làm hại đến mình. Ảnh: Trần Minh

Đồng bào Giáy vui hội xuống đồng

Sáng ngày 3/2 (ngày 13 tháng Giêng), xã Quang Kim, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ hội xuống đồng sau 3 năm tạm dừng do dịch bệnh. Lễ hội xuống đồng là Lễ hội truyền thống của đồng bào Giáy, được tổ chức vào ngày Thìn đầu tiên của năm Âm lịch.

Chương trình văn nghệ khai mạc Lễ hội

2 thg 8, 2024

Đồng Lâm - Thảo nguyên xanh xứ Lạng

Thảo nguyên Đồng Lâm được nhiều người biết tới với tên gọi là Thảo nguyên Hữu Liên, nằm tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Nếu du khách muốn khám phá một “Mông Cổ thu nhỏ” giữa lòng xứ Lạng với sự đa dạng sinh học, cũng như nhiều núi đá, thác nước, hang động đẹp kỳ vĩ... thì đây là một trong số những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua.

Một góc xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Nghệ thuật từ những mảnh vỡ

Hàng trăm năm qua, qua bàn tay khéo léo của những người thợ tài hoa, từ những bậc thầy nề, nghõa (thợ thủ công xây dựng cung đình Huế) đã biến những mảnh sành, mảnh thủy tinh vỡ thành những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật độc đáo trên lăng tẩm, đền đài có một không hai ở Cố đô Huế.

Khảm sành sứ đã tạo nên một nghệ thuật đặc sắc của riêng mảnh đất Cố đô Huế

Lễ cấp sắc của người Tày ở Định Hóa

Trải qua thời gian, mặc dù hiện nay Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Tày của huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại, song những giá trị cốt lõi vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Do vậy, Lễ cấp sắc trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Tày nơi đây.

Lễ cấp sắc được người dân coi là nghi lễ khá nghiêm ngặt và phải chuẩn bị thật chu đáo

Tại Thái Nguyên, người Tày sinh sống tập trung nhiều nhất ở huyện Định Hóa, với hơn 46.000 người (chiếm 37% toàn tỉnh). Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo, lâu đời của người Tày ở địa phương. Đây là dịp để tìm ra một thầy cúng am hiểu phong tục, tập quán dân tộc, có uy tín rất lớn để mọi người gửi gắm sự tin tưởng, bởi hầu hết các hoạt động trong cộng đồng, dòng họ, gia đình của người Tày đều nhờ cậy đến thầy cúng.

23 thg 7, 2024

Hoàng Su Phì – Điểm hẹn mùa nước đổ

Hằng năm vào mùa nước đổ (cuối tháng 5, đầu tháng 6) và mùa lúa chín (cuối tháng 9, đầu tháng 10) là 2 dịp mà nườm nượp du khách tìm đến Hoàng Su Phì (Hà Giang) để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang kỳ vỹ. Vào những thời điểm này, du khách được chiêm ngưỡng các thửa ruộng bậc thang uốn lượn trùng điệp, chạy dài từ ven suối lên đỉnh núi và xen lẫn những cánh rừng nguyên sinh, những nương chè cổ thụ và những dòng sông, khe suối, tạo thành bức tranh thiên nhiên hài hòa, nhiều màu sắc.Dưới đây là hình ảnh ghi lại vẻ đẹp của Hoàng Su Phì vào mùa nước đổ- thời điểm nước bắt đầu tràn về “đánh thức” vùng đất phía Tây Hà Giang sau những ngày khô hạn.

Hoàng Su Phì là huyện vùng cao phía Tây tỉnh Hà Giang. Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 63.238,06 ha, dân số 68.416 người (năm 2023). Là địa phương vùng cao có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, địa hình chia cắt mạnh, giao thông không thuận tiện, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nên từ bao đời nay canh tác nông nghiệp là một trong lĩnh vực chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện

Về thôn Tha ngắm sắc vàng

Là nơi định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang vừa được công nhận là thôn hoàn thành các tiêu chí xây dựng Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Vào thời điểm tháng 6 này, khách ghé thăm thôn Tha sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ bởi sắc vàng của cánh đồng lúa chín sát ngay những nếp nhà sàn cổ mộc mạc, được trải nghiệm nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tày nơi đây.

Nằm dưới chân núi Tây Côn Lĩnh, chỉ cách trung tâm thành phố Hà Giang 6 km nên du khách có thể dễ dàng ghé thăm thôn Tha

22 thg 7, 2024

Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Giẻ Triêng

Dân tộc Giẻ Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Giẻ Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.

Nhà trai mang lễ vật cưới sang nhà gái

Theo truyền thống, ngay từ khi mới sinh ra, hầu hết những đứa trẻ sẽ được cha mẹ định ước hôn nhân, 2 gia đình sẽ qua lại với nhau. Lớn lên, sau khi nghe lời khuyên răn và dạy dỗ của cha mẹ, họ hàng, người thân, đôi trai gái thống nhất tiến tới hôn nhân, họ sẽ thông báo cho gia đình của mình biết và cùng nhau chuẩn bị cho đám cưới.

Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh

Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm của đan lát gồm có thúng, mủng, nia, giỏ đựng chén, đĩa, giỏ đựng cá… Bên cạnh đó, người Chăm còn làm nghề đan lưới để đánh bắt cá. Tuy nhiên hiện nay, người Chăm chỉ còn bảo tồn nghề đan lát gùi để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hằng ngày. Để làm ra một cái gùi hoàn chỉnh, đòi hỏi người thợ cần phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và khéo léo cùng với kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm.

Nguyên liệu làm gùi

Nguyên liệu chính để làm gùi là cây lồ ô, cây tre và dây mây. Nguồn nguyên liệu này, được khai thác tại chỗ trong khu rừng Tánh Linh. Lựa chọn những cây lồ ô thẳng, không quá già hoặc quá non chặt mang về nhà để làm nguyên liệu đan gùi. Cây lồ ô được xử lý bằng cách ngâm dưới nước suối để không bị mối, mọt gây hại. Cây tre chặt ra thành từng đoạn, chẻ ra và vót mỏng tách lớp vỏ để làm nguyên liệu đan.