Hiển thị các bài đăng có nhãn điêu khắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điêu khắc. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 10, 2022

Nghệ thuật trang trí văn bia Thiệu Trị ở chùa Diệu Đế

Thiệu Trị là vị Hoàng đế thứ ba của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, ông lên ngôi khi tình hình đất đất nước đã đi vào ổn định, được thừa hưởng nền chính trị ổn định, vững chãi do vua Gia Long và Minh Mạng đã dày công vun đắp, cải cách, xây dựng và phát triển.

Trong thời gian 7 năm trị vì ngắn ngủi của mình, ông cũng không có cải cách gì mang tính đột phá mà chỉ là người tiếp nối đường lối trị nước của hai vị tiên vương. Thời gian trị vì của vua Thiệu Trị có đóng góp về mặt kiến trúc nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc trên đá đã đạt đến trình độ đỉnh cao so với các đời vua trước.

Trong phạm vi của bài viết với đề tài Nghệ thuật trang trí trên văn bia vua Thiệu Trị chùa Diệu Đế, chúng tôi mong muốn người đọc có một góc nhìn mới về nghệ thuật trang trí trên đá, một loại hình nghệ thuật đương thời vang bóng của vương triều Nguyễn.

3 thg 10, 2022

Chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc nhà thờ họ độc đáo, hiếm có ở Nghệ An

Tồn tại giữa làng quê có bề dày văn hóa truyền thống lâu đời, từ đường dòng họ Nguyễn Viết ở xã Đại Đồng (Thanh Chương) là một công trình nghệ thuật đặc sắc, mang vẻ đẹp cổ kính, hiếm có ở Nghệ An.

Họ Nguyễn Viết là dòng họ có truyền thống khoa bảng, yêu nước, cách mạng ở làng Đại Định, xã Đại Đồng. Nhà thờ họ Nguyễn Viết được xây dựng vào thời Nguyễn gồm có 2 công trình chính: Hạ đường và hậu đường để thờ các vị tổ tiên và hậu duệ của dòng họ. Hạ đường là ngôi nhà 3 gian 2 hồi thể hiện tập trung, đầy đủ nhất vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc cổ. Ảnh: Huy Thư

6 thg 11, 2021

Người xây tượng Phật trên núi Cấm

Nghệ nhân Thụy Lam (Phạm Dân Chủ, 69 tuổi, quê ở P.Long Sơn, TX.Tân Châu, An Giang) không chỉ nổi tiếng trong giới điêu khắc mà còn được nhiều người biết đến, bởi ông chính là tác giả của bức tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm vừa đạt kỷ lục châu Á.

Nụ cười 'Xuân Di Lặc' qua từng tác phẩm điêu khắc của nghệ nhân Thụy Lam

Hàng chục, hàng trăm tượng Phật, tượng Bồ tát, các vị La hán, Hộ pháp… đã được đôi bàn tay tài hoa của Điêu khắc gia Thụy Lam tạo nắn nên, hiện đang được tôn trí tại các chùa ở cả ba miền đất nước Việt Nam và nước ngoài. Trong đó có nhiều Tượng đạt Kỷ lục Việt Nam, Kỷ lục châu Á về chiều cao, trọng lượng và thần thái của Tượng khiến người đời chiêm ngưỡng vô cùng ngưỡng mộ.

TÂM HƯỚNG PHẬT… NHIỆM MÀU TỪ ĐÔI BÀN TAY.


“Khi làm tượng, tôi đã cắt đứt hết mọi chướng duyên, chướng nghiệp, chỉ tập trung vào công việc. Tất cả mọi thứ phải để nó trôi đi nhẹ nhàng như gió thoảng. Tâm mình phải tịnh, không một mảy may vọng động. Bởi vì, vọng tâm thì mọi việc đều dễ dàng tan vỡ như bong bóng! Mình làm tượng Phật, tượng Bồ tát mà lòng không thanh thản, nhiều tạp niệm thì sẽ mất niềm tin trong từng nét vẽ... Tự mình làm mình không xứng đáng với sự thanh khiết, cao siêu của Chư Phật… Làm tượng Phật cũng như tu thiền… Và, người xây chùa thì có Pháp môn xây chùa,còn người làm tượng thì cũng phải có Pháp môn tạo tượng!”. Câu nói này tỏ rõ tâm sự bất biến của Điêu khắc gia Thụy Lam khi bắt tay vào việc tạc tượng!

Điêu khắc gia Thụy Lam, tên thật là Phạm Dân Chủ. Ông sinh năm 1945, trong một gia đình Nho giáo trung lưu tại tỉnh An Giang.

2 thg 12, 2020

Tượng gỗ Tây Nguyên

Tây Nguyên – Vùng đất giàu truyền thống văn hóa dân gian, ở đó có không gian văn hóa Cồng chiêng, có một trường ca sử thi, có hàng nghìn lễ hội hội truyền thống đặc sắc mà còn có một kho tàng tượng gỗ vẫn âm thầm hiện hữu trong đời sống đồng bào hàng nghìn đời nay. Đến Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thường tìn đến nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ, vì ở đó, có cồng chiêng, có sử thi và có cả tiến trình phát triển và đời sống tâm linh đặc sắc và phong phú của nhân dân các tộc người sinh sống trên vùng đất đỏ Bazan. 
Chủ trương “Bảo tồn các giá trị văn hóa để phát triển kinh tế, du lịch” cũng được các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum triển khai đồng bộ. Tượng gỗ nhà mồ Tây Nguyên không chỉ còn nằm im lìm trong những nhà mồ linh thiêng mà đã xuất hiện tại các bảo tàng, các địa điểm công cộng, các khu du lịch cộng đồng.

Người Ba Na có câu “Tháng nghỉ làm nhà mồ”. Tháng nghỉ đó là mùa hội, mùa vui, mùa “uống tháng, ăn năm, trâu đâm, lợn mổ”. Sau 30 năm dọc ngang Tây Nguyên tôi nhận thấy rằng, không chỉ người Ba Na mà còn là người Gia Rai, Ê Đê, Cơ Tu… và nhiều tộc người khác ở Tây Nguyên làm tượng nhà mồ để tổ chức lể bỏ mả hay lễ bỏ ma. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà lễ bỏ mả lại là lễ hội lớn nhất, vui nhất, mang tính văn hóa nhất và mang tính cộng đồng nhất của người vùng Tây Nguyên. Chính tượng nhà mồ - những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân gian độc đáo được ra đời vào những lễ hội thường niên này.

4 thg 1, 2019

Chiêm ngưỡng “nhà” mới của Điềm Phùng Thị bên bờ sông Hương

175 tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng thế giới Điềm Phùng Thị hiến tặng cho Huế, vừa được chuyển từ khu biệt thự số 1 Phan Bội Châu về “nhà” mới tuyệt đẹp ở số 17 Lê Lợi, nằm bên bờ sông Hương.

"Nhà" mới của Điềm Phùng Thị ở Huế. Ảnh: H.V.M 

Điềm Phùng Thị tên thật là Phùng Thị Cúc (1920-2002) là một tên tuổi lớn của nền điêu khắc thế giới, từng được ghi danh trong “Từ điển La Rousse: Nghệ thuật thế kỷ XX”; Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học, Văn học và Nghệ thuật châu Âu...

17 thg 12, 2018

Nghệ thuật điêu khắc, đắp nổi ở đình làng Quảng Ngãi

Đình làng ở Quảng Ngãi hình thành từ rất sớm, gắn liền với quá trình di dân, lập làng của người Việt ở Đàng Ngoài vào vùng đất mới từ khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Trải qua nhiều thế kỷ, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn nhiều đình làng mang dấu ấn văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc, đắp nổi của người xưa.

Dấu xưa trên... gỗ


Đình làng có chức năng thờ Thần Hoàng làng, các bậc Tiền Hiền, Hậu Hiền và làm nơi sinh hoạt, hội họp, tổ chức các hoạt động lễ hội của cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn nhiều đình làng cổ, mang đậm giá trị nghệ thuật kiến trúc như: Đình An Định (Nghĩa Hành), đình Bình Chương (Bình Sơn), đình Liên Chiểu (Đức Phổ); đình An Hải, đình An Vĩnh (Lý Sơn)...

Đình làng An Hải (Lý Sơn). ẢNH: TL 

31 thg 10, 2018

Tượng mẹ Âu Cơ bên bãi biển Đà Nẵng

Bức tượng bí ẩn bên bờ biển Đà Nẵng mang một ý nghĩa hướng về nguồn cội sâu sắc khi khắc họa hình ảnh Mẹ Âu Cơ - nhân vật huyền thoại có thể được coi là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên hiện diện trong lịch sử dân tộc và trong tâm linh của những người con nước Việt.

Giữa công viên Biển Đông bên bãi biển Phạm Văn Đồng ở thành phố Đà Nẵng có một bức tượng bằng đá trắng khá lạ mắt, khiến những du khách đi qua đây không khỏi cảm thấy tò mò

17 thg 7, 2014

Ai là tác giả phù điêu chợ Bến Thành?

Chợ Bến Thành với hình dáng cơ bản giống như hiện nay được khánh thành ngày 28/03/1914, đến nay là vừa tròn 100 năm. Trăm năm qua, hình ảnh ngôi chợ Bến Thành luôn luôn được xem là một biểu tượng của Sài Gòn. 


Hình ảnh này đã quá quen thuộc không chỉ với người Sài Gòn mà còn với cả nước. Thế thì bạn có quen thuộc với hình ảnh những phù điêu trang trí chợ Bến Thành không nhỉ? Những phù điêu hình sản vật bán ở chợ như cá, bò, vịt, chuối... Bạn nhìn kỹ tí nhé:

21 thg 10, 2013

Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Du khách đến với Đà Nẵng không những sẽ được thưởng thức những vẻ đẹp kiều diễm mà êm ả của biển, vẻ hung vỹ mà nên thơ của núi, những nét đẹp truyền thống trong các lễ hội mà du khách còn được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo, tài hoa tại các làng nghề truyền thống. Và trong đó, làng đá Non Nước là một làng nghề tiêu biểu nhất, độc đáo nhất của thành phố du lịch Đà Nẵng.

Làng đá Non Nước Đà Nẵng có từ rất lâu, theo các nghệ nhân cao tuổi ở Làng đá Non Nước, nghề chế tác đá mỹ nghệ Non Nước có cách đây gần 200 năm. Làng được hình thành vào cuối thế kỷ XVIII, do nghệ nhân người Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát khởi xướng. Sang thế kỷ XIX, nghề chế tác đá trở thành nghề chính nuôi sống những người dân địa phương. Ngày nay, làng đá Non Nước tọa lạc dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Nơi đây vẫn còn nhà thờ “Thạch Nghệ Tổ sư” và ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày giổ tổ của nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Có thể nói làng đá mỹ nghệ Non Nước hình thành và phát triển nhờ tận dụng và kết hợp được các yếu tố nguyên liệu, nhân lực và thị trường để sản xuất kinh doanh làm nên thương hiệu đá mỹ nghệ đặc sắc như hiện nay.

Làng đá mỹ nghệ Non Nước (nguồn: TTXTDL) 

26 thg 8, 2013

Tượng Phật Tà Cú và điêu khắc gia Trương Đình Ý

Câu chuyện về pho tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á - Thực hư về “cánh cửa tử thần” 

Khuôn mặt tượng Phật từ bi mà không ủy mị.

Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) là ngọn núi trẻ, chỉ cao xấp xỉ 650 m nhưng từ lâu đã nổi tiếng nhờ ngôi chùa được tạo lập từ gần 150 năm trước và đặc biệt là nơi có tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 49 m đã được công nhận là Guinness Việt Nam. Pho tượng trên núi Tà Cú gần nửa thế kỷ qua luôn bị đồn thổi là được xây dựng từ ý đồ đàn áp Phật giáo của Trần Lệ Xuân. 

Cánh cửa sau lưng tượng bị lấp khiến nhiều người cho rằng... đã có hàng trăm tăng ni bị chính quyền Ngô Đình Diệm lùa vào trong lòng tượng Phật và xịt hơi ngạt cho đến chết! 


10 thg 2, 2013

Lăng đá cổ Hiệp Hòa

Các triều đại phong kiến của Việt Nam đã để lại khá nhiều di sản kiến trúc có giá trị, trong đó có hệ thống lăng mộ làm bằng đá của các bậc quan lại. Hiện nay, ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vẫn còn lại 26 khu lăng mộ thuộc loại này và đã sớm được công nhận là Di tích Văn hóa cấp Quốc gia, điển hình như lăng Dinh Hương, lăng họ Ngọ... 

Lăng họ Ngọ (còn gọi là Linh Quang từ) được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) ở làng Thái Thọ, xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa. Đây là nơi lưu giữ di hài Quận công Ngọ Công Quế, một võ quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Hy Tông (1676 - 1705). Lăng được xây khi Quận công Ngọ Công Quế còn sống.

Tượng người và ngựa đá đứng chầu ở lăng họ Ngọ.

5 thg 2, 2013

Điêu khắc cổ Champa

Một thời kỳ vàng son của đế chế VIJAYA- Vương quốc Champa kéo dài gần 500 năm từ thế kỷ XI đến nửa sau thế kỷ XV đã để lại vùng đất Bình Định ngày nay những di sản điêu khắc vô giá.

Trong số 150 tác phẩm điêu khắc cổ Champa hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, phần lớn được tìm thấy ở gò Tháp Mẫm (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). Các nghệ sĩ điêu khắc Champa bằng bàn tay tài hoa, điêu luyện đã biến những khối đá và đất nung vô hồn thành những hình tượng thần, người, thú phù hợp với tâm thức của người Chăm bản địa. Các tác phẩm nói chung thấm đẫm ảnh hưởng phong cách văn hóa Ấn Độ giáo với hệ thống tam vị nhất thể (Brahma - Vishnu - Shiva) cùng vô vàn thần linh, tu sĩ, vũ nữ…

Một góc trưng bày các tác phẩm điêu khắc cổ Champa của Bảo tàng Tổng hợp Bình Định. Ảnh: Lê Minh 

24 thg 1, 2013

Lạc cõi đá xưa

Ở Bắc Giang có một hệ thống các lăng tẩm bằng đá đã có tuổi hơn 300 năm nằm rải rác ở nhiều huyện, với hàng nghìn hiện vật đá được tạo tác công phu, thẩm mỹ, tới nay vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã.


Tượng người dắt ngựa ở lăng Dinh Hương - Ảnh: Kim Sa

Kiểu kiến trúc điển hình của các lăng mộ này là phía ngoài xây tường bao quanh bằng đá ong, bên trong có bia đá, xung quanh xếp đặt đăng đối tượng các quan hầu võ tướng, trước mộ là hồ nước, cây cối thâm u bao quanh lăng.


16 thg 1, 2013

Cõi hoan lạc của đá



Mảnh đất tam giác ngay ngã ba Hùng Vương-Yên Thế đối với tôi là một điểm đến không có trên bản đồ du lịch Đà Lạt. Từ bảy năm qua, nơi này trở thành ngôi nhà và vườn tượng của điêu khắc gia Phạm Văn Hạng.

Bước vào vườn tượng Phạm Văn Hạng là bước vào cõi riêng của tượng. Những bức tượng ngồn ngộn phồn thực khoe những đường cong sung sức dưới tán thông và giữa cỏ hoa. Ta gặp ở đây hình hài thiếu nữ thanh xuân, tình mẹ con viên mãn, những bầu vú no nê, những sinh thực khí cách điệu... Giữa những pho tượng đó, ta nhận ra bầy chim câu bao quanh chân dung Trịnh Công Sơn và nếu để ý, sẽ thấy luôn khuôn mặt chủ nhân tạc vào đá vĩnh viễn quên đời trong cõi riêng này.