31 thg 10, 2013

Làng Nôm, vẻ đẹp xưa ở Hưng Yên

Nằm cách Hà Nội khoảng 30km về hướng Đông, làng Nôm - ngôi làng cổ thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên đang được nhiều người yêu thích nét đẹp xưa tìm tới. Đường về làng, hai bên là những cánh đồng lúa xanh bát ngát yên bình.

Một cổng xây trăm năm tuổi

Bước qua cánh cổng làng cổ kính có từ hàng trăm năm nay, một không gian làng quê còn khá nguyên vẹn mở ra trước mắt mọi người. Nằm ở vị trí trung tâm làng có một hồ nước rộng và trong xanh.

Hai bên hồ là những cây cau thẳng tắp, những cây nhãn vàng ươm bởi những sợi tơ hồng quấn quýt. Đặc biệt quanh hồ còn có nhiều ngôi nhà cổ, nhiều nhà thờ dòng tộc có niên đại hơn trăm tuổi cũng long lanh in hình dưới hồ nước.

Phước Minh Cung ở Trà Vinh

Phước Minh Cung tọa lạc tại số 44 đường Điện Biên Phủ (thuộc phường 2, thành phố Trà Vinh), con đường chính lúc nào cũng nườm nượp xe cộ qua lại, nhưng chỉ cần bước vào bên trong chánh điện, du khách sẽ cảm nhận một không gian trầm lắng, u nhàn.

Bia di tích lịch sử cấp quốc gia

Phước Minh Cung là tên chữ còn tên dân gian thường gọi chùa Ông Quan Thánh vì thờ Quan Công.

Quan Công tên thật là Quan Vũ, tự Quan Vân Trường, thường được gọi là Quan Thánh Đế Quân, Quan Đế, Hán Vũ Đế, Xích Đế. Quan Công sinh năm 162 ở tỉnh Sơn Tây, Trung Hoa. Ông mất năm 219. Quan Công đã cùng với Lưu Bị và Trương Phi kết nghĩa anh em tại vườn đào. Quan Công là người hội đủ các đức tính trung dũng, nghĩa tình độ lượng và công minh chính trực, là nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc hậu Hán. Chính vì vậy mà khi ông qua đời người ta đã tôn thờ ông như một vị thánh.

Ổi Đông Dư ngọt ngon phù sa sông Hồng

Nói đến Bát Tràng, người ta thường nói đến thương hiệu gốm tồn tại từ bao đời nay, nhưng ít ai biết bên cạnh làng gốm truyền thống còn có thứ sản vật quý không đâu sánh bằng, đó là trái ổi Đông Dư.

Những trái ổi găng thơm ngon trong nắng - Ảnh: P.T.T.

Có dịp đi ven đê sông Hồng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng sự xanh tốt của những cây ổi được trồng bằng đất phù sa sông Hồng. Ở trong làng nhà nào cũng có một vườn ổi, ít thì 5-10 cây, nhiều thì có tới vài chục cây.

Về Sóc Trăng ăn bánh nắn lá dừa nước

Cũng như những miền quê khác ở Tây Nam bộ, đất Sóc Trăng chằng chịt kênh rạch dọc ngang; ven bờ sông rạch, lá dừa nước mọc ken dày tạo nên một màu xanh ngút tầm mắt. Mọc chen trong các đám lá dừa nước ngoài các loại cây thân gỗ như bần, vẹt, quao, dái ngựa… còn có những loài dây leo như cóc kèn, dây choại… đặc biệt là dây mơ rừng.

Bánh nắn trên lá dừa nước. 

Có lẽ ngay từ những ngày đầu khai mở vùng đất mới, người miền quê đã biết tận dụng những thứ có sẵn để chế biến các món ăn chơi, vừa ngon miệng, vừa tăng thêm dư vị cho cuộc sống hàng ngày. Người ta đốn lá dừa nước, hái những lá mơ mọc hoang ấy về nhà để làm một thứ bánh đơn giản nhưng rất độc đáo, gọi là bánh nắn lá dừa nước.


Ngọt ngào hương kẹo Sìu Châu

Có một món quà quê mà khiến người ta phải thòm thèm mãi mỗi khi nhắc tới, thứ kẹo do chính những người dân Việt làm nên từ những nguyên liệu sẵn có của vùng châu thổ sông Hồng nhưng lại “khoác” một cái tên rất Hoa: kẹo Sìu Châu.

Nghe đến kẹo Sìu Châu, không ít người tưởng rằng đây là một sản phẩm do người Hoa Kiều làm ra. Điều này cũng xuất phát từ một lý do, đó là từ xa xưa, những người Hoa sống trên đất ta thường nổi tiếng vì làm ra nhiều món ăn ngon với những cái tên độc đáo.

Kẹo Sìu Châu vốn là đặc sản nổi tiếng của đất Thành Nam, là một thứ kẹo lạc, vừng hoặc kẹo lạc pha vừng. Cái tên kẹo Sìu Châu có từ rất lâu đời và gắn liền với một cửa hàng kẹo ngon có tiếng của Nam Định. Cửa hàng đó được đặt ở phía trước đền Triều Châu – một ngôi đền cổ của những người đồng hương thuộc huyện Triều Châu, tỉnh Phúc kiến, Trung Quốc sang sinh cơ lập nghiệp ở đất Sơn Nam hạ, ngay gần bến Ngự sông Vị Hoàng (con sông lấp rất nổi tiếng trong thơ Tú Xương khi xưa). Vì không có tên hiệu nên nhân dân quanh vùng thường gọi là hiệu kẹo ngon ở trước cửa đền Triều Châu, lâu dần người ta chọn cách gọi giản tiện hơn là kẹo Triều Châu, rồi kẹo Sìu và trở thành cái tên kẹo Sìu Châu như ngày nay.

Kẹo Sìu Châu 

Chuyện thú vị về kẹo Cu Đơ

Câu chuyện thú vị về sự tích kẹo Cu Đơ, một đặc sản của Hà Tĩnh, được tái hiện sinh động qua cuộc trò chuyện giữa PV báo Tiền Phong và ông Nguyễn Trường Phiệt (khối 3, phường Quang Trung, TP Vinh), người nói là một thành viên trong nhóm đặt tên cho kẹo lạc Cu Đơ cách đây hơn 60 năm.

Cu Đơ Hà Tĩnh chính hiệu được sản xuất tại lò kẹo phường Đại Nài

“Từ trước lại nay, có nhiều bài báo viết về xuất xứ kẹo Cu Đơ. Nhưng xem ra, tất cả đang ở dạng phỏng đoán, suy luận, chưa đúng sự thật!”, ông Nguyễn Trường Phiệt nói.


28 thg 10, 2013

Cay nồng món ốc Nam Giao

Nếu chỉ có một ngày ở Huế, có lẽ du khách sẽ phân vân khi nghĩ nên ăn gì? Không phải vì Huế có ít đồ ăn mà là vì nơi đây có quá nhiều thứ để lựa chọn. Bước ra phố, tạt vỉa hè, chui vào hẻm… đều gặp quán ăn. Tới Huế, dĩ nhiên không phải chỉ để ăn. Nhưng những ai chưa nếm thử ốc Huế có đủ các vị mặn, ngọt, chua, cay, nồng... cũng đáng tiếc như tới Hà Nội mà chưa ăn phở vậy.

Ốc bươu luộc. 

Hầu hết các món ăn ở Huế đều có vị cay. Nhưng cay đến... điếc tai mà vẫn mê thì phải nói đến ốc Nam Giao với bát nước chấm đỏ rực.


Những cây xoài ở chùa Đá Trắng

Nằm bên cạnh QL1A, chùa Đá Trắng (ở xã An Dân, H.Tuy An, Phú Yên) ngày nay vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện vừa mang tính lịch sử, lại vừa nhuốm màu tâm linh.

Xung quanh chùa Đá Trắng là những cây xoài to lớn - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Năm 1797, hòa thượng Luật Truyền, một nhà sư theo dòng Lâm Tế thiền tông, đã khởi xướng xây dựng ngôi Bạch thạch Từ Quang tự trên núi Bạch Thạch. Đại đức Thích Chúc Thuận, người được trao nhiệm vụ trông coi ngôi cổ tự này, cho hay: “Do được xây trên gò đá trắng, nên dân trong vùng hay gọi là chùa Đá Trắng, dù rằng bây giờ tên chùa là Từ Quang - Đá Trắng. Năm 1997, chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia”.

Ông Núi linh thiêng

Dân gian lưu truyền rằng người sáng lập ra chùa Linh Phong tại núi Bà (ở thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, H.Phù Cát, Bình Định) là ông Núi, một tu sĩ rất bí ẩn.

Tháp mộ ông Núi - Ảnh: Hoàng Trọng 

Bậc chân tu

Người dân Bình Định quen gọi chùa Linh Phong là chùa Ông Núi. Những dấu tích về ông Núi ngày nay chỉ còn lại ngôi mộ tháp và hang Tổ ở sau chùa Linh Phong. Hang Tổ nằm sát mép suối, đá tự nhiên che kín cả 3 mặt như một ngôi nhà. Tương truyền rằng đây chính là hang đá mà ngày xưa ông Núi từng ở, từng ngồi niệm kinh tụng Phật. Phật tử đã tạo dựng tượng ông Núi và các vị Phật để thờ tại chùa. Theo ông Võ Hợi (67 tuổi, ở thôn Phương Phi), người được giao việc trông coi hang Tổ, ông Núi rất hiển linh nên ngày nào cũng có người đến dâng hương, cầu xin sức khỏe, tài lộc, học hành... Hằng năm, vào ngày 25 và 26 tháng giêng âm lịch, chùa Linh Phong có lễ hội lớn, hàng ngàn du khách đến hang Tổ để cầu khấn.

26 thg 10, 2013

Khu lăng mộ bí ẩn

Khu di tích Gò Lăng (ở thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, H.Tây Sơn, Bình Định) được các nhà nghiên cứu và người dân địa phương nghi ngờ là khu lăng mộ của nhà Tây Sơn.

Ông Mai Văn Châu bên lăng mộ ông Hồ Phi Tiễn đang bị hoang phế 

Lăng mộ 'ông nội vua nước Việt'

Đầu năm 2013, trong lần trở lại viếng lăng mộ ông Hồ Phi Tiễn (ở thôn Phú Lạc) - ông nội của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (90 tuổi, ở TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bật khóc khi chứng kiến cảnh hoang phế. Theo cụ Liễn, dù đã được phát hiện hơn 20 năm qua, nhưng ngành văn hóa tỉnh Bình Định ngoài việc công nhận là di tích cấp tỉnh vào cuối năm 2012 vẫn chưa có động thái nào đáng kể trong việc trùng tu, bảo vệ ngôi mộ cổ này.

Tường thành cổ dưới biển

Đầm Thị Nại (tỉnh Bình Định) là nơi diễn ra nhiều trận chiến ác liệt, quyết định số phận của các vương triều như: Chămpa, Tây Sơn, triều Nguyễn...

Bờ thành ở vùng biển Nhơn Hải được nhìn thấy khi thủy triều xuống - Ảnh: Ngọc Nhuận 

Vùng biển gần bờ xã Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn) tồn tại một bờ thành chìm trong lòng biển, chỉ nhìn thấy khi thủy triều xuống. Bờ thành này nối liền vách đá thôn Hải Nam ra đến đảo Hòn Khô của thôn Hải Đông. Bề mặt thành phẳng, rộng hơn 10 m, độ cao của thành chưa xác định được. Những ngư dân làm nghề thợ lặn khẳng định bờ thành này không xây bằng đá hoặc gạch mà bằng hồ vữa đặc nguyên khối.

Thôn Hải Giang (cách bờ thành nói trên hơn 5 km) cũng có bờ thành chìm dưới lòng biển, thủy triều xuống sẽ nhìn thấy đoạn dài hơn 3 km ở gần bờ, người dân địa phương gọi là Rạng Cầu. Hai đoạn bờ thành này có kết cấu giống nhau, nên nhiều người cho rằng đó là một tường thành kéo dài. Tuy nhiên, không ai tính chính xác tường thành này dài đến đâu và được xây dựng từ thời nào.

Vùng núi thôn Hải Giang lại có một lũy đá kéo dài, bao quanh đỉnh núi Tam Tòa (thuộc hệ thống núi Phương Mai) của khu vực Hải Minh (P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn). Lũy được xây dựng bằng cách xếp chồng những viên đá núi có nhiều kích cỡ khác nhau. Ở những nơi còn nguyên vẹn, chiều cao của lũy đá khoảng từ 1 - 1,5 m, đáy rộng 2 m, bề mặt rộng 1,2 m.

Theo TS Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, bờ thành Nhơn Hải và lũy đá trên núi Tam Tòa là những công trình phòng thủ khác nhau. Theo thư tịch cổ để lại thì người Chămpa xây dựng 4 thành lớn tại Bình Định gồm: Thị Nại (H.Tuy Phước), Đồ Bàn (TX.An Nhơn), Chas (TX.An Nhơn), Uất Trì (H.Tây Sơn) và một số thành nhỏ khác. Nhưng đến nay vẫn chưa phát hiện có tư liệu nào nhắc đến bờ thành được xây dựng ở vùng biển Nhơn Hải. “Bờ thành ở Nhơn Hải là một di tích rất lạ, tường thành nằm dưới nước hàng trăm năm qua vẫn còn nguyên vẹn chứng tỏ kỹ thuật xây dựng của người Chămpa rất độc đáo”, TS Hòa nói.

Theo TS Đinh Bá Hòa, Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ có ghi chép vào tháng 8 năm Canh Tý (1840), vua Minh Mạng cho xây dựng pháo đài Hổ Ky ở cửa biển Thị Nại, chính quyền địa phương đã huy động trên 500 dân phu tham gia xây dựng. Sau lưng pháo đài Hổ Ky, trên đỉnh núi Phương Mai là một hệ thống thành lũy yểm trợ, được xây dựng tại 2 nơi riêng biệt là gò Vũng Tàu và gò Kinh Để. Phòng tuyến gò Kinh Để có nhiệm vụ ngăn không cho quân địch tiến từ sườn phía đông để tấn công pháo đài Hổ Ky vào phía bên trong cửa Thị Nại. Còn phòng tuyến gò Vũng Tàu để ngăn quân bộ tấn công mặt tây của pháo đài Hổ Ky và chiếm cửa biển Thị Nại.
Thị Nại có âm gốc tiếng Chămpa gọi đầy đủ là Thi Lị Bi Nại, tên phiên âm chữ Cri-Banoi là tên hải cảng của Vương quốc Chămpa. Thời Chămpa và thời Tây Sơn, Thị Nại có vai trò rất quan trọng, vừa là quân cảng và vừa là thương cảng rất sầm uất”.
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (TP.Quy Nhơn, Bình Định)

Những trận thủy chiến nổi tiếng

Đầm Thị Nại là cửa ngõ ra vào Bình Định bằng đường thủy nên triều đại nào cũng xây dựng hệ thống phòng thủ để trấn giữ. Thời Chămpa có xây thành Thị Nại, tháp Bình Lâm. Thời Tây Sơn, thủy quân cũng đóng bản doanh tại đầm Thị Nại và núi Tam Tòa. Thành Thị Nại đóng vai trò là tiền đồn bảo vệ cho kinh đô Đồ Bàn của Chămpa nên các cuộc tấn công bằng đường thủy thường nhắm vào thành này.

Trận thủy chiến đầu tiên tại thành Thị Nại được sử sách ghi lại là trận chiến chống quân Nguyên - Mông do Toa Đô chỉ huy xâm lược Chămpa vào cuối năm 1282. Thủy binh do Toa Đô chỉ huy tiến đánh thành Thị Nại quá mạnh, quân Chămpa phải rút lui.

Khoảng thời gian từ năm 1792 - 1801, thủy quân của nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn đã có 5 lần giao chiến tại đầm Thị Nại. Các trận năm 1792, 1793, thủy quân Nguyễn Ánh tấn công Thị Nại nhưng đều phải lui binh. Lần thứ 3, năm 1799, đại quân Nguyễn Ánh vượt qua được cửa Thị Nại, đánh chiếm luôn thành Hoàng Đế (cũng là nơi xây dựng thành Đồ Bàn cũ). Năm sau, quân Tây Sơn từ kinh thành Phú Xuân (Huế) do Trần Quang Diệu chỉ huy vào đánh lấy lại được Thị Nại rồi giao cho Võ Văn Dũng trấn thủ, sau đó kéo quân vây đánh thành Hoàng Đế.

Năm 1801, Nguyễn Ánh cho đại binh ra đánh Thị Nại nhằm giải vây cho thành Hoàng Đế. Đây là trận đại chiến lớn nhất từ trước đến nay tại đầm Thị Nại. Trong sách Nhân vật Bình Định, tác giả Đặng Quý Địch dẫn lại tư liệu của ông Barizy (một người ngoại quốc có mặt trong đoàn quân của Nguyễn Ánh tấn công Thị Nại) khẳng định quân Tây Sơn tại cửa Thị Nại gồm có 557 tàu chiến lớn nhỏ, 1.827 đại bác các cỡ và 53.250 thủy quân. Thủy quân của nhà Nguyễn có 91 thuyền chiến, 91 đại bác, 10.400 lính và lực lượng rất đông quân bộ ở Phú Yên tấn công ra.

Theo ông Barizy, quân hai bên đánh nhau rất dữ dội vào đêm rằm tháng giêng năm Tân Dậu (1801). Quân Nguyễn tập kích rất bất ngờ, đốt rất nhiều thuyền chiến của quân Tây Sơn. Các thuyền chiến và pháo hạm hai bên cầm cự đến chiều ngày 16 tháng giêng thì quân Tây Sơn bị vỡ trận, Võ Văn Dũng dẫn thủy quân rút lui. Trận này, 4.000 quân của Nguyễn Ánh bị tử thương, thuyền quân Tây Sơn bị đốt gần hết. “Lũy đá cổ trên núi Tam Tòa đã được nhắc đến trong sử sách triều Nguyễn nhưng có thể đã có từ các triều đại trước và nhà Nguyễn cho xây dựng lại. Cuối thế kỷ 18, quân Tây Sơn đã thiết lập đồn, đặt đại bác ở núi Tam Tòa, khống chế cửa biển Thị Nại. Ngày nay, người dân và các cơ quan chức năng đã trục vớt 14 khẩu súng thần công tại đầm Thị Nại là những chứng tích còn lại của trận thủy chiến giữa quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn. Chắc chắn trong khu vực đầm Thị Nại còn rất nhiều dấu tích liên quan đến những trận chiến này nên cần phải được nghiên cứu thêm”, TS Đinh Bá Hòa nói.

Hoàng Trọng
Loạt bài Những di tích kỳ bí - Kỳ 4

Chuyện liêu trai trong ngôi chùa cổ

Chùa Thập Tháp (ở P.Nhơn Thành, TX.An Nhơn, Bình Định) có nhiều câu chuyện truyền miệng hoang đường, nghe đến không ít người phải rùng mình.

Cổng chùa Thập Tháp 

Quần thể di tích Phật giáo

Nhà nghiên cứu Lộc Xuyên Đặng Quý Địch khẳng định chùa Thập Tháp (tên đầy đủ là Thập Tháp Di Đà Tự) do thiền sư Nguyên Thiều (1648 - 1728) kiến tạo rồi làm lễ khai sơn vào năm 1683.

Thiền sư họ Tạ, tự Hoán Bích (người Trung Quốc), theo thuyền buôn đến phủ Quy Ninh (nay thuộc tỉnh Bình Định) năm 30 tuổi. Sau chùa Thập Tháp, thiền sư Nguyên Thiều ra đất Thuận Hóa lập chùa Hà Trung, chùa Quốc Ân, tháp Phổ Đồng rồi mất tại đó. Tên chùa Thập Tháp là do nguyên trước đây trên khu đồi xây dựng chùa có 10 ngôi tháp Chăm đã sụp đổ. Ban đầu, chùa Thập Tháp được xây dựng từ gạch của 10 ngôi tháp cổ này.

25 thg 10, 2013

Chuyện ông Đỏ, ông Đen

Chùa Nhạn Sơn (thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, TX.An Nhơn, Bình Định) có 2 pho tượng đá cổ, cao khoảng 2,8 m, được người dân địa phương cho rằng rất linh thiêng.

Hai pho tượng ông Đỏ, ông Đen trong chùa Nhạn Sơn - Ảnh: Hoàng Trọng 

Truyền thuyết Song nghĩa tự

Theo hòa thượng Thích Thị Hoàng, trụ trì chùa Nhạn Sơn, hai pho tượng cổ này có từ thời người Chiêm Thành (người Chăm) còn đóng đô ở thành Đồ Bàn (thuộc xã Nhơn Hậu). Do chiến tranh, hai pho tượng đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng trăm năm. Sau đó, mưa nắng xói mòn nên hai búi tóc của các pho tượng lộ dần lên khỏi mặt đất. Trẻ con chăn bò thấy lạ đào bới, phát hiện tai, mũi, mắt, miệng, rồi dân làng đào lên được 2 pho tượng liền lập chùa để thờ lấy tên là Thạch tự công, nghĩa là chùa thờ ông Đá. Thời gian sau, người dân biết câu chuyện lý giải về 2 pho tượng đá này nên đổi tên chùa thành Song nghĩa tự, tức là chùa thờ hai anh em kết nghĩa.

Làng chài được yểm bùa

Làng chài Hải Giang (xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn, Bình Định) có nhiều dấu tích của người Chăm đến nay vẫn chưa được giải mã. Nhiều người cho rằng đó là những lá bùa để giữ đất, giữ làng.

Pho tượng cổ bí hiểm


Pho tượng cổ ở Hải Giang được người dân mặc áo vàng, thờ chung với các vị Phật, bồ tát - Ảnh: Hoàng Trọng 

Điểm đến hấp dẫn nhất ở Hải Giang là chùa Linh Sơn, nơi thờ pho tượng cổ bằng đá mà dân gian quen gọi là tượng Phật Lồi. Pho tượng có hình dáng một vị tu sĩ trong tư thế ngồi thiền, tay trái đặt lên đùi, tay phải cầm tràng hạt, mình trần, thân đeo một mảnh vải vắt chéo qua vai trái. Tượng cao 0,82 m, ngang 0,46 m. Đặc biệt, lưng tượng là một tấm bia hình ngũ giác (cao 60 cm, rộng 45 cm), có 12 dòng chữ Chăm cổ đến nay vẫn chưa ai đọc được.

Thung Nham, đất lành chim đậu

Thung Nham ở Ninh Bình còn được biết đến với tên gọi Thung Chim, nơi trú ngụ của hàng nghìn con chim các loại.

Trong khi Tràng An, Tam Cốc - Bích Động là những điểm đến đã trở nên quen thuộc, thì Thung Nham dường như vẫn là cái tên còn khá xa lạ với du khách đến với Ninh Bình. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích phong cảnh thiên nhiên trữ tình của hai danh thắng từng được ví là “Hạ Long trên cạn” của vùng đất cố đô, chắc hẳn, vẻ đẹp nên thơ của Thung Nham sẽ không làm bạn thất vọng. 

Vẻ đẹp trữ tình của Thung Nhai. Ảnh: vuonchimthungnham. 


Tây Côn Lĩnh, nóc nhà Đông Bắc

Với độ cao 2.427 m, Tây Côn Lĩnh là một trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam, là nóc nhà của núi rừng Đông Bắc.

Tây Côn Lĩnh là dãy núi nằm ở phía Tây Hà Giang, trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên. Tuy không phải là ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng việc chinh phục được nóc nhà Đông Bắc dường như khó khăn hơn nhiều lần so với đỉnh Fansipan cao vời vợi. Bởi lẽ, đường lên đỉnh Tây Côn Lĩnh rất xa xôi, cách trở, lại chưa được định hình thành tuyến như cung đường chinh phục nóc nhà Đông Dương, vốn xuất phát ngay gần thị trấn du lịch Sapa.

Theo kinh nghiệm từ những người đi trước, bạn có thể bắt đầu từ cửa khẩu Thanh Thủy ở huyện Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang hơn 20 km về phía Tây Bắc, đến ngã ba Xín Chải rồi hỏi đường người dân địa phương để lên được đỉnh Tây Côn Lĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể xuất phát từ huyện Hoàng Su Phì với cung đường qua Tùng Sán – Trúng Phúng và từ đây lên nóc nhà Đông Dương. 


Chinh phục được đỉnh Tây Côn Lĩnh là niềm tự hào của bất kỳ ai. Ảnh: vtc 


Miếu bà Chúa xứ Thủy Tề

Du khách đến Bạc Liêu cúng bà Nam Hải thường viếng thăm miếu Chúa Xứ Thủy Tề cách đó không xa. Miếu Bà tọa lạc trên một sở đất rộng, thoáng đãng và sạch sẽ, thuộc phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu. Ngôi miếu này được xây dựng vào năm 1919 bắt nguồn từ những huyền thoại và tín ngưỡng bản địa của cư dân ven biển Bạc Liêu.

Bàn thờ hai Bà ở gian chính điện. 

Một thoáng Vinh Sang

Nằm trên cù lao An Bình quanh năm cây trái xanh tốt, Khu du lịch (KDL) Vinh Sang như một “đồng bằng sông Cửu Long thu nhỏ” với các dịch vụ du lịch gắn liền cùng các hoạt động bình dị trong đời sống của người dân vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.

Từ trung tâm thành phố Vĩnh Long, du khách di chuyển bằng phà An Bình mất khoảng 10 phút và dạo bộ qua những cung đường trải bê tông bóng mịn để đến Vinh Sang. Đường vào KDL Vinh Sang uốn lượn dưới bóng mát của hàng chục loài cây ăn trái. Nếu đi bằng đường thủy, du khách có thể thuê tàu, thuyền của các công ty du lịch hoặc tư nhân trên bến phà An Bình, trên dòng Cổ Chiên, ngắm nhìn sông nước miền Tây.

KDL Vinh Sang thuộc xã An Bình (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) được thành lập năm 2005 với tổng diện tích 2,2 ha, do một doanh nhân địa phương đầu tư nhằm khai thác tiềm năng du lịch miệt vườn theo hướng chuyên nghiệp. Địa hình của Vinh Sang như một tam giác, một cạnh nằm cặp theo bờ sông Cổ Chiên, đối diện với thành phố Vĩnh Long. Một cạnh khác chếch sang hướng Bắc, nơi có cây cầu Mỹ Thuận duyên dáng nối đôi bờ sông Tiền thơ mộng. Cạnh còn lại nối Vinh Sang với các khu vườn trái cây khác trong cù lao An Bình. Đó là điểm đắc địa giúp Vinh Sang có cảnh quan hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch ngay từ ngày đầu hoạt động. 

Du khách tham quan cảnh quan sông nước miền Tây từ những chiếc thuyền đưa đón mang kiểu dáng đặc trưng của miền quê sông nước miền Tây Nam Bộ.

23 thg 10, 2013

Ngược sông Mã đến thăm Mường Lát

Là dòng sông gắn với nhiều huyền thoại xứ Thanh, sông Mã nổi tiếng không chỉ nhờ vẻ đẹp nên thơ mà còn bởi sự hung hãn khôn cùng của nó. Khởi nguồn từ miền Tây Bắc Tổ quốc, sông uốn một vòng hơn trăm cây số trên đất Sầm Nưa nước Lào rồi mới trở về đất Việt.

Dọc theo đường sông chảy từ huyện Mường Lát đến Cửa Hới tỉnh Thanh Hóa, những địa danh gắn với bài thơ Tây Tiến luôn thôi thúc giới yêu thích khám phá được một lần đặt chân đến.

Chuyện buồn vui bên sông

Đường 15

Từ thị trấn Mai Châu (Hòa Bình), đoạn đường đến đất Thanh Hóa khá hẹp và quanh co, một bên là núi cao, một bên là từng mảng rừng rời rạc cằn cỗi. Sang mạn Quan Hóa, Bá Thước một bên sông Mã một bên núi cao, cảnh sắc trở nên hoang vu và đẹp hơn hẳn dẫu rằng cái hiểm ác của thời Tây Tiến đã không còn nữa.


Xốt vang Hà Nội, xốt vang Hội An

Món bò xốt vang chắc chắn được du nhập từ nước Pháp khi Việt Nam còn là xứ thuộc địa của thực dân Pháp; nhưng cũng giống như nhiều món ăn khác có nguồn gốc từ Pháp, bò xốt vang đã dần dà được bản địa hóa để phù hợp với khẩu vị và gia vị của người Việt.

Bò xốt vang kiểu Hà Nội

Về nguyên liệu căn bản, món bò xốt vang của người Việt cũng phải gồm thịt bò và rượu vang (đỏ hoặc trắng) như nguyên gốc, cũng không thể thiếu các loại rau củ là khoai tây, cà rốt, cà chua, hành tây nhưng gia vị tẩm ướp và nêm nếm thì có thêm nhiều thứ đặc trưng bản địa như hồi, quế, rau húng, gừng và cả… nước mắm. 


Ngọt ngào mạch nha xứ Quảng

Du khách khi rời Quảng Ngãi thường mua đặc sản mạch nha về làm quà cho người thân. Cắn miếng bánh tráng giòn rụm, vị ngọt thanh của mạch nha nơi đầu lưỡi như để lại dư vị ngọt ngào của vùng đất miền Trung đầy nắng gió...

Mạch nha xứ Quảng - Ảnh: Võ Quý Cầu

Mạch nha Quảng Ngãi vốn nổi tiếng từ xưa. Theo Địa chí Quảng Ngãi, từ những năm 1930-1935, mạch nha Quảng Ngãi đã được trưng bày tại hội chợ ở Huế, Hà Nội và được công nhận là sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất sắc. Triều đình Huế từng phong hàm "Cửu phẩm văn giai" cho nghệ nhân chế biến mạch nha.

Bánh măng, bánh mận

Ở Huế, có hai loại bánh đang dần bị lãng quên và có thể sẽ bị thất truyền nay mai. Đó là bánh măng và bánh mận mà rất ít nơi có bán, nếu có thì cũng chỉ bán vào những ngày rằm; mặt khác dường như nhiều người trẻ ngày nay cũng không hay biết ở Huế có hai loại bánh đó.


Ngày trước, mỗi dịp được mời dự kỵ giỗ thì khách mời hay mang lễ vật đến, và thường là những gói bánh đủ loại được làm thủ công, trong đó có cả bánh măng, bánh mận.

Như nhiều món ăn khác của xứ Huế, nguyên liệu để làm hai loại bánh này thật đơn giản nhưng giá trị của chúng lại nằm ở sự tỉ mỉ, công phu trong chế biến và cách bày biện.


Bản người Mông đẹp nhất Đông Nam Á

Ngay cả khi các công ty lữ hành trong nước vẫn chưa biết đến Pú Đao, thì khách du lịch quốc tế đã coi đây như điểm trekking lý tưởng.

Pú Đao là một xã vùng cao thuộc huyện Sìn Hồ, Lai Châu, cách thị trấn Mường Lay 13 km và Hà Nội hơn 560 km về phía Tây Bắc. Dù dân cư chưa đến nghìn người với địa thế xa xôi, hẻo lánh nhưng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết, Pú Đao giống như “thỏi nam châm” hút bất cứ ai đam mê khám phá những vùng đất mới. Đó là lý do mà hãng du lịch Gecko Travel của Anh năm 2006 bầu chọn Pú Đao là một trong 5 điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á. 

Đường lên Pú Đao. Ảnh: Vung Cao. 


Dấu ấn kiến trúc cũ ở thành phố Cảng

Là một thành phố lớn nhưng Hải Phòng vẫn giữ được những công trình kiến trúc mang dấu ấn từ thời Pháp thuộc.

Hải Phòng từng là thành phố quan trọng bậc nhất Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, là đầu mối giao thông với cảng biển lớn. Cũng như Hà Nội, Sài Gòn (TP HCM), đô thị Hải Phòng in đậm dấu ấn quy hoạch, kiến trúc của người Pháp.

Cho đến nay, Hải Phòng vẫn giữ vị trí quan trọng, là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, sự phát triển đô thị của Hải Phòng không quá nhanh và cấp tiến như các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, hay Đà Nẵng với tốc độ xây dựng chóng mặt và trào lưu cao ốc nên Hải Phòng vẫn giữ được nhiều nét xưa cũ...

Dấu ấn quy hoạch, kiến trúc thuộc địa vẫn hiện diện khá rõ nét ở thành phố Cảng, dẫu ít nhiều có những phôi phai. Vẫn có thể thấy những không gian đô thị, công trình kiến trúc mang dấu ấn từ thời thuộc địa, những công trình cũ gợi nét u hoài; mà tiêu biểu là ở khu vực trung tâm - quận Hồng Bàng và các quận Lê Chân, Ngô Quyền.

21 thg 10, 2013

Người đẽo thuyền độc mộc cuối cùng

Rah Lan Pênh ở làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) được xem như người thợ đẽo thuyền độc mộc tài hoa và nổi tiếng hiếm hoi còn sống bên dòng Pô Kô.

Rah Lan Pênh trên chiếc thuyền độc mộc cuối cùng của ông - Ảnh: Tiến Thành

Già Pênh không biết mình đã bao nhiêu tuổi, chỉ nhớ mang máng chiếc thuyền độc mộc cuối cùng mà ông làm gần đây nhất cũng đã hai, ba năm. “Hôm đó có người làng bên qua nhờ mình làm chiếc thuyền độc mộc để xuôi dòng Pô Kô đánh con cá” - già Pênh nói.

Nước mắm Nam Ô

“ Làng tôi nước mắm Nam Ô nếm chút mê say, biển xanh hương muối mặn mà, gừng cay nhắn với ai ơi nhớ về cội nguồn…” Nhạc sĩ Phương Tài đã lắng đọng vào trong câu hát một đặc sản vốn nổi tiếng từ bao đời và vẫn gìn giữ duy trì cho đến ngày hôm nay. Ai đó đã một lần dừng chân trên quê hương Liên Chiểu thì chắc hẳn đã từng nghe về thương hiệu đặc sản Nam Ô. Chí ít chưa từng được dùng cũng nghe qua từ những câu hát hay câu nói quen thuộc “nước mắm Nam Ô, cá rô Xuân Thiều” 

Nước mắm Nam Ô dưới ánh Nắng xuân 

Làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành đầu thế kỷ XX. Nam Ô là làng đánh cá nhỏ nằm cửa sông Cu Đê, dưới chân đèo Hải Vân (nay thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng). Từ lâu nước mắm Nam Ô đã có tiếng tăm trên thị trường cả nước và nước ngoài. Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu mắm Nam Ô có lẽ chính là công thức chế biến. 

Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Du khách đến với Đà Nẵng không những sẽ được thưởng thức những vẻ đẹp kiều diễm mà êm ả của biển, vẻ hung vỹ mà nên thơ của núi, những nét đẹp truyền thống trong các lễ hội mà du khách còn được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo, tài hoa tại các làng nghề truyền thống. Và trong đó, làng đá Non Nước là một làng nghề tiêu biểu nhất, độc đáo nhất của thành phố du lịch Đà Nẵng.

Làng đá Non Nước Đà Nẵng có từ rất lâu, theo các nghệ nhân cao tuổi ở Làng đá Non Nước, nghề chế tác đá mỹ nghệ Non Nước có cách đây gần 200 năm. Làng được hình thành vào cuối thế kỷ XVIII, do nghệ nhân người Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát khởi xướng. Sang thế kỷ XIX, nghề chế tác đá trở thành nghề chính nuôi sống những người dân địa phương. Ngày nay, làng đá Non Nước tọa lạc dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Nơi đây vẫn còn nhà thờ “Thạch Nghệ Tổ sư” và ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày giổ tổ của nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Có thể nói làng đá mỹ nghệ Non Nước hình thành và phát triển nhờ tận dụng và kết hợp được các yếu tố nguyên liệu, nhân lực và thị trường để sản xuất kinh doanh làm nên thương hiệu đá mỹ nghệ đặc sắc như hiện nay.

Làng đá mỹ nghệ Non Nước (nguồn: TTXTDL) 

Hoang sơ Ma Thiên Lãnh

Thung lũng Ma Thiên Lãnh nằm tiếp giáp giữa ba ngọn núi: núi Bà Đen, núi Phụng và núi Heo (nằm trong quần thể núi Bà Đen, thuộc địa bàn xã Thạnh Tân, Thị xã Tây Ninh).

Ma Thiên Lãnh nằm tiếp giáp giữa ba ngọn núi: núi Bà Đen, núi Phụng và núi Heo.

Từ chân núi, men theo con đường nhựa trải dài uốn lượn trên một sườn đồi thơ mộng, một bên là núi và một bên là cheo leo vực thẳm. Có người ví nơi đây là “Đà Lạt của miền Đông Nam bộ” vì quanh năm khí trời mát mẻ. Dọc theo các sườn núi là những cánh rừng bạt ngàn, văng vẳng đâu đó là tiếng chim kêu, vượn hú, tiếng suối róc rách…

Lên Hà Giang thưởng thức thắng cố

Chảo thắng cố bốc khói nghi ngút, thơm lừng một góc chợ là hình ảnh không thể thiếu trong mỗi phiên chợ vùng cao.

Nếu ai đã một lần lên các tỉnh miền núi phía bắc, đặc biệt là những huyện vùng cao ở Hà Giang, chắc hẳn đều rất ấn tượng với một món đặc sản của đồng bào dân tộc nơi đây - món Thắng cố.

Nguyên liệu làm món Thắng cố thường là thịt ngựa, thịt bò, gần như tất cả các phần của chúng đều được sử dụng làm món thắng cố. Thịt được cắt thành những miếng nhỏ, cho tất cả vào một chiếc chảo lớn được bắc lên bếp củi cùng một chút hương liệu rồi đun sôi. Ấy thế là có món thắng cố bốc khói nghi ngút, thơm lừng...

Với đồng bào dân tộc vùng cao, đặc biệt là người Mông, thắng cố là món ăn không thể thiếu mỗi dịp xuống chợ. Khi chợ đã vãn, ấy là lúc mọi người ngồi quây quần bên chảo thắng cố, từng bát, từng bát thắng cố được múc ra, rượu ngô thơm lừng... cuộc vui xuống chợ lúc này mới bắt đầu...

Băng tuyết kỳ thú ở Sa Pa

Từ trưa 30/12/2012, tại khu vực đèo Ô Quí Hồ (Sa Pa, ở độ cao gần 2000 mét đã xuất hiện băng đông khá dày. 

Đây là đợt xuất hiện băng tuyết đầu tiên từ đầu mùa đông đến nay tại Sa Pa. Khu vực này hiện nhiệt độ giảm sâu dưới 1 độ, sương mù dày đặc kèm theo mưa phùn nhỏ tạo khối băng đá đông kết mỏng trên mặt đường, khiến các phương tiện giao thông đi lại rất khó khăn vì sương mù và mặt đường trơn.

Nhiều du khách đang có mặt nghỉ Tết tại thị trấn du lịch Sa Pa vẫn dùng các phương tiện xe gắn máy, hoặc thuê ôtô lên vùng Trạm Tôn, Núi Xẻ để được ngắm băng đông kết và chờ dịp may để được xem tuyết rơi.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lào Cai, nhiệt độ vẫn đang tiếp tục giảm thấp, đợt lạnh này kéo dài trong vài ngày tới. 

Ruộng bậc thang mùa nước đổ đẹp như tranh...

Tháng 5 bắt đầu mùa cày cấy là lúc những thửa ruộng ở Ý Tý loang loáng nước chồng lấn lên nhau như những bậc thang bắc lên trời xanh.

Từ xưa đến nay, khu ruộng bậc thang vẫn luôn là hình ảnh đẹp ở các vùng cao khiến du khách và nhiều nhà nhiếp ảnh say mê khám phá. Ở xã Ý Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai vào mùa nước đổ là một trọng những địa điểm mà những người yêu phong cảnh, ruộng bậc thang khó mà bỏ qua.

Tháng 5 bắt đầu mùa cày cấy, nước mưa đổ xuống... là lúc những thửa ruộng ở Ý Tý loang loáng nước, chồng lấn lên nhau như những bậc thang bắc lên trời xanh; được phối kết hợp với mây ngũ sắc vờn ngang đỉnh núi, tạo nên bức tranh phong cảnh đẹp không kém phần hấp dẫn so với những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng tại Sa Pa (Lào Cai) và Hoàng Su Phì (Hà Giang), Mù Căng Chải ở Yên Bái.

19 thg 10, 2013

Tản mạn Cửu Long Giang

Từ thuở xa xưa, phần sông Mê Kông chảy qua lãnh thổ Việt Nam vẫn thường được gọi là sông Cửu Long hay Cửu Long Giang. Trường ca Con đường Cái quan của Phạm Duy có đoạn:


Cửu Long Giang! 
Gió về vui trên sóng sông

Uốn quanh như chín con rồng
Ôm trọn đứa con...

Giai điệu mênh mang lồng lộng như tính phóng khoáng của người miền Tây Nam bộ.


Chín con rồng đây là chín cửa sông Mê Kông đổ ra biển. Nhánh sông Hậu đổ ra biển bằng 3 cửa: cửa Định An, cửa Ba Thắc và cửa Trần Đề. Nhánh sông Tiền đổ ra biển bằng 6 cửa: cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Cung Hầu, cửa Cổ Chiên, cửa Hàm Luông và cửa Ba Lai.


Bản đồ do người Pháp lãp hồi đầu thế kỷ trước với 9 cửa sông, hiện còn treo ở Bưu điện Trung tâm TPHCM. Đánh số từ 1 đến 9 do anh Khiếu văn Chí thực hiện

Độc đáo lễ hội kén rể Đường Yên

Lễ hội kén rể được phục dựng lại từ năm 2001 sau 60 năm thất truyền, với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian... 

Từ sớm 13/3 (2/2 âm lịch), người dân làng Đường Yên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội đã tấp nập đổ ra đình, tham gia lễ hội tưởng nhớ nữ tướng Lê Hoa, vị nữ anh hùng sau khi phò tá Hai Bà Trưng thắng trận đã trở về quê nhà mở hội đua tài canh nông và kén rể.

Lễ hội kén rể được phục dựng lại từ năm 2001 sau 60 năm thất truyền, với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian, thể hiện tinh thần hiếu học, tinh thần thượng võ của dân tộc. Những phần thi trong lễ kén rể tái hiện lại những công việc thường ngày của cư dân lúa nước, gửi gắm trong đó những ước vọng về một cuộc sống ấm no và mùa màng tươi tốt.

Trải qua 4 phần thi giữa 2 thôn Bắc và thôn Hạ: Thi cày ruộng, câu ếch, chọc chó, bắt trạch trong chum lễ hội đã tìm được người xứng đáng làm phu quân của nữ tướng Lê Hoa, đó là chàng trai sinh năm 1991 Trần Đức Cao thuộc thôn Bắc.

Trước khi lễ hội chính diễn ra là những điệu hát quan họ của các liền anh, liền chị.

18 thg 10, 2013

Trái bình bát

Miền quê Tây Nam bộ có đặc thù địa hình là những kênh rạch chằng chịt. Vùng đất thấp ven sông, dọc hai mé kênh, có nhiều phèn, cùng với khí hậu nóng ẩm là điều kiện để cây bình bát – một loại cây hoang mọc đầy, tạo nên một màu xanh ngát cả vùng.

Cây bình bát.

Bình bát là loại cây gỗ nhỡ, cao khoảng 5 - 3 mét. Lá đơn, mọc so le, lá có mùi hôi đặc trưng. Cây bình bát thường được làm củi đốt. Người bình dân thường đốn bình bát về ngâm, bỏ lớp da ngoài, lấy lớp da trong làm dây bện thắt thành những chiếc võng đưa, vừa dai, vừa chắc. Trẻ con miền quê, sáng sáng thường hay đi dọc theo mé kênh, rạch để lượm bình bát chín.


Về Đông Hưng vinh danh người soạn thảo bia tại Văn Miếu

Tiến sỹ Bùi Sĩ Tiêm (1690-1733) là quan nhà Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông đỗ Hoàng giáp khoa thi Ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 11 thời Lê Dụ Tông, tức năm 1715. Ông được sinh ra tại làng Hào, xã Kinh Lũ, Tổng Bình Cách, huyện Đông Quan, nay là thôn Kinh Hào, xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Ngày 11/6/1715 (năm Vĩnh Thịnh 11) thi Đình, đỗ Đình Nguyên đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Đình Nguyên Hoàng Giáp). Khoa thi này có tới 3.500 sỹ tử, ông là một trong số 20 người được chọn vào sân rồng, đích thân nhà vua sát hạch kiểm tra và vua đã phê chuẩn ông đỗ: Đệ nhị giáp, Đệ nhất danh Tiến sĩ, chiếm bảng Khôi nguyên được khắc tên vào bia Tiến sĩ

Ngay sau khi thi đỗ, Bùi Sỹ Tiêm được bổ chức Hiệu lý làm quan tại triều. Vì tin cậy tài năng, đức hạnh và khẩu khí văn chương của Bùi Sỹ Tiêm, triều đình đã giao cho ông soạn bài văn bia Tiến sĩ khoa Ất Mùi ông vừa thi đỗ để dựng bia tại Văn Miếu. Đây có lẽ là một trường hợp độc đáo, một vinh hạnh hiếm thấy đối với một vị tân khoa. Bởi lẽ xưa người được giao trọng trách soạn bia Tiến sĩ phải là người có danh vọng, uy tín lớn trong giới học quan

Hoa gạo rực trời tháng Ba

Mùa hoa gạo gắn liền với tháng ba, cái màu hoa đỏ thắm rưng rức trong ký ức của những người con xa quê.

Hầu như làng quê Bắc Bộ nào cũng có một cây gạo đâu đó quanh làng, thường ở đầu làng hoặc chơ vơ giữa đồng. Hoa Gạo còn có những cái tên thật mỹ miều như hoa Pơ lang, hoa Mộc Miên cái tên chỉ thoáng nghe qua thôi cũng đủ để bạn tưởng tượng đến những áng văn thơ, những lời hát say đắm lòng người.

Với các cụ ta xưa thì hoa Gạo là tín hiệu để nhận biết sự giao mùa và chuyển đổi giống cây trồng cho phù hợp:

“Bao giờ đom đóm bay ra 
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng” 

Người xưa có câu “hồn cây đa, ma cây gạo” chắc hẳn vì thế mà cây gạo hay được trồng ở đầu làng để vong hồn của ma đói chỉ quanh quẩn đầu làng. Vì thế cây gạo cũng hay gắn với cổng làng. Hoa gạo năm cánh đỏ tươi lúc hoa rơi cánh hoa xoay như chóng chóng nhìn thật đẹp. Có cây gạo nằm bên sông quê vào mùa hoa gạo rụng đỏ mặt sông nhìn thật nên thơ.


17 thg 10, 2013

Thơm nồng bánh canh hẹ Phú Yên

Vị thơm nồng của hẹ đem lại sự hấp dẫn riêng cho món bánh canh chả cá tưởng chừng rất quen thuộc của đất miền Trung.

Đây là món ăn rất phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng kéo dài đến vùng đất nắng gió Ninh Thuận. Tùy vào từng địa phương mà món bánh canh được biến tấu với nhiều phiên bản khác nhau. Từ nguyên liệu làm sợi bánh canh như bánh canh bột gạo hay bánh canh bột lọc... Chả cá cũng được làm từ nhiều loại cá khác nhau như cá cờ, cá thu, cá mối, cá nhồng, cá chỉ vàng... Tất cả góp phần tạo nên những nét đặc trưng mang bản sắc riêng, đem lại hương vị thơm ngon cho thực khách.

Riêng với người Phú Yên, ngoài các nguyên liệu thường thấy như chả cá, sợi bánh... thì màu xanh mướt cùng vị thơm nồng của hẹ chính là điểm nhấn tạo nên sự hấp dẫn riêng đối với du khách khi thưởng thức món ăn bình dị này. 

Món ăn là một bức tranh ẩm thực đẹp mắt với màu xanh của hẹ, màu vàng của chả cá chiên, màu trắng của sợi bánh, của trứng cút... Ảnh: Tiêu Phong. 

'Vương quốc đỏ' ở Vĩnh Long

Dọc dòng sông Cổ Chiên ở Vĩnh Long là những lò gạch, gốm, trông xa như những lâu đài thu nhỏ rực đỏ dưới ánh mặt trời.

Dòng Cửu Long đỏ nặng phù sa, đổ về hạ lưu bằng hai nhánh sông Tiền, sông Hậu, hàng năm mang về cho bình nguyên Nam Bộ hàng triệu mét khối phù sa. Không chỉ bồi đắp cho những cánh đồng lúa bạt ngàn, những miệt vườn bốn mùa hoa trái, những hạt phù sa đỏ ối tụ lại Vĩnh Long còn góp phần hình thành ở đây những mỏ sét nguyên sinh quý giá. 

Sông Cổ Chiên nổi tiếng với làng nghề gạch, gốm. Ảnh: baoninhthuan 


Độc đáo chùa Ốc Cam Ranh

Chùa Ốc (còn gọi là chùa Từ Vân) tọa lạc ngay trung tâm thị xã Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang 60 km về hướng nam. Chùa được ví như một "thế giới biển" với chất liệu xây dựng chủ yếu là san hô, vỏ sò, vỏ ốc, vỏ trai, điệp…

Chùa Từ Vân được xây dựng vào năm 1968, mãi đến năm 1995 mới hoàn thành. Ban đầu chùa chỉ là một ngôi chùa nhỏ bé, nằm giữa vùng đất trống trải và hoang vu. Trải qua nhiều năm, ngôi chùa được tôn tạo, xây dựng quy mô như ngày nay là nhờ nỗ lực của các nhà sư trụ trì.

Không hề có sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị chuyên dụng mà chỉ bằng đôi bàn tay tài hoa, sự cần cù, siêng năng và óc sáng tạo, các nhà sư đã biến những vỏ sò, mảnh ốc, vỏ điệp, đá san hô…thành một công trình xây dựng lạ mắt, kỳ ảo, hòa quyện với thiên nhiên trong không gian cổ kính rêu phong. 

Chùa Ốc 

16 thg 10, 2013

Trường Dục Thanh

Đa số các tour du lịch đến Phan Thiết đều có ghé thăm trường Dục Thanh, với lời giới thiệu: đây là nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành - tức chủ tịch Hồ Chí Minh thời trẻ - đã từng dạy học. Tôi cũng đã đến nơi này trong tình huống như thế, và đến rồi cứ băn khoăn mãi thôi.

Vì sao băn khoăn? Ta hãy tìm hiểu về trường Dục Thanh và thời gian Nguyễn Tất Thành ở đó nhé.


Cổng trường Dục Thanh. Ảnh: Wikipedia

Sàng Ma Sáo:Vùng đất trên lưng trời

Cứ đều đặn hằng năm khi tiết trời vào Hạ chớm Thu, chín ngọn thác hùng vĩ cao hàng trăm mét xuất hiện trên đỉnh Sàng Ma Sáo, đổ ào ạt vào dòng Nậm Pẻn. Đó là dấu hiệu mưa thuận gió hòa và bản làng trên non cao lại nhộn nhịp vào mùa vụ mới.


Sàng Ma Sáo là tên một dãy núi thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Trong tiếng Mông - có nghĩa là dãy núi Mào Gà. Và đây cũng là tên một bản người Mông nằm dưới chân núi. Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này một địa thế đẹp và hiểm trở với nhiều dãy núi cao bao bọc thung sâu, có suối Nậm Pẻn chảy ngang. 


Đẹp lạ lùng suối Yến mùa hoa súng

Những ngày đông giá rét suối Yến chùa Hương thật nên thơ với bạt ngàn hoa súng nở. 

Dòng suối xanh mướt làm nổi bật những bông súng tươi hồng.

Con thuyền đưa ta vào vãn cảnh chùa Hương lượn qua những bông hoa súng rực rỡ trông thật lãng mạn. Nếu có thời gian, bạn cứ thử một lần đến chùa Hương vào mùa đông lạnh để tự khám phá và cảm nhận những nét riêng này

Du khách vừa đi thuyền vừa thưởng ngoạn hoa súng 

Đò ngang phố Hội

Trong lịch sử, từ cuối thế kỷ 16 và trong suốt thế kỷ 17 - 18, Hội An (Quảng Nam) từng là một đô thị sầm uất, thương cảng tấp nập...

Không chỉ vậy, Hội An là điểm giao thương quốc tế quan trọng của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và Phương Tây, là điểm dừng của những tuyến hàng hải đi qua Biển Đông. Nơi đây đã ghi dấu ấn mạnh mẽ về sự giao lưu văn hoá, thương mại của nước Việt Nam thời phong kiến.

Từ thế kỷ 19, Hội An không còn là cảng thị quan trọng nữa. Một trong những nguyên nhân chính là sự bồi lấp của dòng sông Thu Bồn, khiến cho những tàu lớn không thể cập cảng.

Thương cảng sầm uất, nhộn nhịp xưa chỉ còn trong dĩ vãng, những rực rỡ vàng son chỉ là ký ức. Dòng sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn) chảy bên phố cổ Hội An vẫn còn một bến đò ngang nhỏ bé. Bến đò này chỉ chạy một tuyến duy nhất từ phố cổ Hội An, từ đất liền ra với xã đảo Cẩm Kim (và chiều ngược lại). Cẩm Kim là cù lao lớn nhất trong hệ thống các cù lao ở hạ lưu sông Thu Bồn, nơi con sông chảy qua Cửa Đại và đổ ra biển.

15 thg 10, 2013

Về thăm làng Chùa - quê ngoại của Bác Hồ

Làng Kim Liên (Làng Sen) là quê nội của Bác Hồ nhưng làng Hoàng Trù, tức làng Chùa, quê ngoại mới là nơi Người chào đời.

Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2 km, cùng thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; cách thành phố Vinh đi theo khoảng 15 km về phía tây. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Đây cũng là nơi gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của Bác, cùng câu chuyện cảm động về những bậc sinh thành. 

Cụm di tích Hoàng Trù bao gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép – ông bà ngoại của Bác Hồ; ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân; và ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan – thân sinh Bác Hồ. Cụm di tích Hoàng Trù là một quần thể rộng 7 sào Trung Bộ (khoảng 
3.500m2), mang đậm dấu ấn làng quê Việt. 

Làng Chùa quê ngoại Bác Hồ - một không gian ngập tràn màu xanh cây cối, giản dị, bình yên 

Phở chua Cao Bằng níu kéo bước chân du khách

Hương vị thơm ngon của thịt ba chỉ rán và thịt vịt quay, vị chua ngọt của nước sốt và độ dai dẻo của bánh phở sẽ khiến thực khách nhớ mãi không thể quên.

Phở chua là đặc sản của vùng đất Cao Bằng, góp phần làm phong phú cho nét văn hóa ẩm thực của các tỉnh miền núi phía Bắc. Phở chua với nhiều gia vị, thành phần như thịt ba chỉ rán giòn màu vàng sậm đẹp mắt, khoai tầu (củ to, bở và ngọt chỉ có ở tỉnh Bắc Cạn và Cao Bằng) được cắt sợi chiên giòn, gan lợn cắt mỏng, dạ dày lợn được làm sạch sau đó luộc qua rồi mới đem rán, thịt vịt quay béo tròn, trong bụng tẩm ướp các loại gia vị và đặc biệt không thể thiếu hương vị của lá móc mật. Bánh phở Cao Bằng thơm, dai, khó lẫn với những địa phương khác vì được làm từ gạo Cao Bằng ngọt mà dẻo. Ngoài các nguyên liệu trên, phở chua còn ăn kèm với đậu phộng, rau thơm, húng, mùi, dưa chuột cắt mỏng. 

Đến Cao Bằng thì không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món phở chua trứ danh. Ảnh: cinet.gov.vn 

14 thg 10, 2013

Vũng Chùa - đảo Yến, một vùng non nước thiêng liêng

Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn vũng Chùa - đảo Yến (Quảng Trạch, Quảng Bình) làm nơi an nghỉ cuối cùng, vùng biển này trở thành một địa danh thu hút sự quan tâm của hàng triệu người dân VN, dự báo sẽ là một điểm đến mới của du khách trong và ngoài nước trên đường thiên lý xuyên Việt.

Núi Thọ - nơi an nghỉ của Đại tướng được bao bọc bởi mũi Rồng nên kín gió, yên bình - Ảnh: Hữu Khá

Vũng Chùa - đảo Yến nằm dưới chân dãy Hoành Sơn, cách đèo Ngang khoảng 10km về hướng đông nam. Từ trên đỉnh Thọ Sơn phóng tầm mắt về hướng biển là khung cảnh non nước hữu tình, biển nước mây trời bình yên và khoáng đạt. Vũng Chùa được bao bọc bởi ba đảo là Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm (đảo Yến) nên nơi đây rất kín gió. Những ngày gió bão tàu thuyền thường về đây trú ẩn.

Núi Đôi ở Quản Bạ - Hà Giang

Vùng Tam Sơn, Quản Bạ thuộc tỉnh Hà Giang - một tỉnh nằm ở cực Bắc Việt Nam - có một toà thiên nhiên tròn trịa, đầy quyến rũ trông giống như bộ ngực căng tròn của nàng tiên gọi là Núi Đôi.

Vùng Tam Sơn nhấp nhô núi đồi trùng điệp. 

Từ Hà Giang chúng tôi đi thêm 46km về phía bắc, vượt qua dốc Bắc Sum cao tận mây để đến với cổng trời Quản Bạ. Quản Bạ là một huyện nằm ở cửa ngõ phía tây nam của công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.


Ngọt ngon và kỳ thú cá leo

Mùa nước tràn đồng cũng là mùa giao phối, cá leo lại "leo" lên ruộng lúa tìm nơi lý tưởng để “làm tình”. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bà con ngư dân chuẩn bị đồ nghề "rượt cá leo".

Cá leo vừa mới dỡ chà - Ảnh: H.Vũ

Thích sống dọc theo bờ sông và kênh rạch và đến mùa nước lên, khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch, cá leo lại "leo" lên ruộng lúa tìm nơi lý tưởng để giao phối.

Đó là lúc nước vừa tràn đồng, mưa rơi lất phất, đăc biệt vào những đêm trăng thượng tuần, con đực con cái từ các sông ngòi, kinh rạch phóng lên mặt ruộng xâm xấp nước để đùa giỡn và làm nhiệm vụ truyền giống.

Câu chuyện về chiếc Chàng Chảy

Chàng Sơn nổi tiếng khắp xứ Đoài xưa bởi nghề mộc. Bàn tay tài hoa của người thợ còn lưu dấu trên một số công trình của Việt Nam.

Nguyên tên Nôm xưa của xã là làng Chàng, được cho là bắt nguồn từ tên một dụng cụ làm mộc cổ là đục Chàng Chảy. Về sau, làng được gọi theo âm Hán Việt là Chàng Thôn, rồi biến âm thành Chàng Sơn như ngày nay.

Đục Chàng Chảy (Nghĩa cổ của từ Chàng là "Đánh" - chỉ thao tác sử dụng của chiếc đục cổ này) đóng vai trò quan trọng với làng nghề Chàng Sơn xưa.

Anh Giang - người thợ trẻ của làng từng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc và hiện là chủ doanh nghiệp gỗ cho biết: “Chàng Chảy là tên gọi cho chiếc đục gỗ có từ xưa, hình dạng khác với những chiếc chàng thông thường. Điều đáng nói là kỹ thuật đục gỗ gắn với chiếc chàng đặc biệt này. Có thể nói, chiếc chàng chảy là tập hợp tinh hoa của nghề mộc xưa. Ưu điểm của dụng cụ này là cho ra đường nét gọn, tinh tế và mềm mại nhưng mất nhiều thời gian và sử dụng khó, đòi hỏi phải có tay nghề cao. Để sử dụng thành thạo thường phải học và làm trong 3 năm”.

13 thg 10, 2013

Ngày Xuân, về ngàn Nưa huyền thoại

Về xứ Thanh ngày Xuân lại nhớ câu ca: “Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh/Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng”. 

Về Thanh Hóa những ngày đầu Xuân Qúy Tỵ này, du khách sẽ không thể bỏ qua cơ hội đến núi Nưa – theo truyền thuyết – là nơi bà Triệu (tức Triệu Thị Trinh, người nữ tướng trong câu ca mà dân gian truyền lại) tập trận khi xưa. Bà đã cùng với nghĩa quân lên đỉnh núi Nưa mài gươm, luyện võ, khởi nghĩa chống lại quân Ngô.

Núi Nưa nay thuộc 3 huyện Triệu Sơn, Nông Cống và Như Thanh. Đây là một dãy núi cao trùng điệp được bắt nguồn từ dải Trường Sơn, vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đất đai trên núi phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi, thảm thực vật phong phú; đặc biệt trong rừng có cây nứa tép mọc khắp nơi, được người dân địa phương dùng để đan lát các vật dụng gia đình, làm hàng rào… 

Trước đây, lên núi Nưa, người dân đi theo lối mòn của những người đi kiếm củi, kiếm nứa. Nay đã có con đường thênh thang men theo triền dốc núi đưa du khách thập phương lên vãn cảnh. 

Vẻ đẹp huyền ảo của “Tây Thiên đệ nhất động”

“Tây Thiên đệ nhất động” là mỹ danh được đặt cho Hang Dơi – hang động đẹp nhất của tỉnh Sơn La nói riêng và miền Tây Bắc nói chung.

Hang Dơi nằm trong dãy núi đá phía Đông Bắc, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, kế bên trục quốc lộ 6. Đây là một danh lam thắng cảnh tự nhiên, di chỉ khảo cổ và cũng là di tích lịch sử kháng chiến có diện tích khoảng 6.915m2, được hình thành do quá trình xâm thực cách đây hàng ngàn năm. 

Tên Hang Dơi xuất phát từ việc nơi đây có rất nhiều dơi sinh sống, hiện nay dù không nhiều nhưng vẫn còn những đàn dơi trú ngụ. Ngoài ra, hang còn có tên khác do đồng bào người Thái gọi là hang Sa Lai (nghĩa là Hang Nước, do có nguồn nước ngầm trong lành từ trong dãy núi chảy quanh năm không bao giờ cạn)

Hang Dơi được thiên nhiên kiến tạo thành ba phần chính, được người dân nơi đây mô phỏng và ví như một con rồng với đầu rồng, thân rồng và đuôi rồng. Trong hang là những không gian kỳ diệu với vô số những điêu khắc tuyệt mỹ của của tạo hóa. Những khối nhũ đá đủ mọi hình dáng gợi nhiều sự liên tưởng đến những hình thù, sự vật và được người dân nơi đây gắn với nhiều câu chuyện truyền thuyết đầy tính nhân văn. Tại Hang Dơi, các nhà khảo cổ đã phát hiện được những di chỉ, tầng văn hoá dày 0,5m, với nhiều hiện vật minh chứng cho sự xuất hiện và cuộc sống của người Việt cổ cách đây hàng ngàn năm.

12 thg 10, 2013

Thiên nhiên đa sắc ở Vườn quốc gia Núi Chúa

Ở nước ta, có một vùng rừng núi đã gây kinh ngạc cho các nhà khoa học bởi một nửa diện tích rừng khô hạn không khác gì châu Phi, nửa còn lại là những cánh rừng mưa nhiệt đới xanh tươi với hàng trăm loài sinh vật sinh sống. Một lần đến thăm Vườn quốc gia (VQG) Núi Chúa ở Ninh Thuận, chúng tôi đã được hòa mình cùng với thiên nhiên hoang dã và học hỏi nhiều điều từ người dân Raglay hiền hòa, thân thiện.

Ban mai trên những cánh rừng

Nơi rừng gặp biển

11 thg 10, 2013

Người Mày ở Giăng Màn: Còn lại gì cổ tục xưa?

Người Mày trong hệ gia đình Rục, Mày, Sách, Mã Liềng, Khùa, Trì, Thổ thuộc dân tộc Chứt ở Quảng Bình. Tộc người Mày chỉ nhỉn hơn một ngàn người dưới núi Giăng Màn, nhưng có cuộc sống uyển chuyển với tự nhiên, thông minh với thế giới hoang dã xung quanh và đặc biệt, họ chưa động chạm đến tư hữu và có nhiều cổ tục lạ lẫm, bí ẩn.

Chòi đẻ riêng cho phụ nữ người Mày

Với người Mày vùng Dân Hóa, Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình), lửa sinh ra nhịp điệu cuộc sống, ánh sáng của lửa xua tan bóng đêm để được ngồi bên già làng nghe kể các sự tích xưa. Vì thế, lửa được cúng tế như vị thần quan trọng trong căn nhà người Mày.


Người Mày ở Giăng Màn: Tộc người không tư hữu

Người Mày trong hệ gia đình Rục, Mày, Sách, Mã Liềng, Khùa, Trì, Thổ thuộc dân tộc Chứt ở Quảng Bình. Tộc người Mày chỉ nhỉnh hơn một ngàn người dưới núi Giăng Màn, nhưng có một cuộc sống uyển chuyển với tự nhiên, thông minh với thế giới hoang dã và đặc biệt, họ chưa động chạm đến tư hữu và có nhiều cổ tục lạ lẫm, bí ẩn.

Bản làng người Mày dưới ngọn núi Găng Màn hùng vĩ

Người Mày ở Minh Hóa, Quảng Bình có cố kết cộng đồng đặc sắc. Sang thế kỷ XXI, họ vẫn chưa chạm đến con đường tư hữu cá nhân một cách nhuần nhuyễn như người Khùa ở lưng chừng núi, hay người Sách phía dưới núi, hoặc người Kinh ở hạ nguồn. Họ vẫn giữ gìn bản sắc chia sẻ thức ăn vào mùa săn bắn và cho nhau lương thực một cách vui vẻ.