Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 9, 2024

Đồng Cao, Suối Hấu mai này ...

Suối Hấu là một địa danh thuộc thôn Đồng Mương, xã Phúc Sơn (Sơn Động). Nơi đây có nhiều người dân tộc Nùng sinh sống với những ngôi nhà tường đất ấn tượng, đẹp một cách gần gũi, hiền hòa như chính chủ nhân của những ngôi nhà nơi đây. Gần Suối Hấu là khu du lịch Đồng Cao - vùng đất bình yên với những núi cỏ trập trùng. Lên Đồng Cao để đắm mình trong biển mây, trải nghiệm hun hút gió ngàn là cảm giác thú vị, khiến du khách nhớ suốt đời…

Mênh mang Đồng Cao

Cách Hà Nội 160 km, TP Bắc Giang 100 km, Đồng Cao có độ cao gần 1.000 mét so với mực nước biển, bao quanh là những dãy núi trùng điệp, bốn mùa mây trắng nhẹ bay. Thảo nguyên Đồng Cao nằm trọn vẹn trong hai xã Phúc Sơn và Vân Sơn (Sơn Động). Nét đặc trưng của Đồng Cao là những núi cỏ xanh mướt, trải dài rộng lớn. Đồng Cao còn được mệnh danh là “ngôi nhà của gió”.

Bên bếp lửa mùa đông ở Đồng Cao.

1 thg 9, 2024

Lễ hội xuống đồng của đồng bào các dân tộc huyện Sơn Động

Ngày 2/12, tại thôn Nà Ó, xã An Lạc, huyện Sơn Động (Bắc Giang) diễn ra Lễ hội xuống đồng năm 2023 thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện tham dự.

Lễ hội do UBND huyện chỉ đạo UBND xã An Lạc chủ trì, phối hợp với các xã Vân Sơn, Hữu Sản, Lệ Viễn, Vĩnh An tổ chức.

Đồng bào các dân tộc thực hiện nghi thức xuống đồng.

29 thg 8, 2024

Khám phá "Đà Lạt thu nhỏ" ở Bắc Giang chỉ cách Hà Nội 100 km

Với cảnh đẹp hoang sơ, không khí dễ chịu, khu vực thảo nguyên với hồ trong rừng ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách tới trekking, săn mây, tận hưởng không gian xanh mát như "Đà Lạt thu nhỏ".

Nằm cách Hà Nội khoảng 100 km, thảo nguyên xanh mát thuộc địa phận thôn Đảng (xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn) là điểm đến mới nổi trên bản đồ du lịch tỉnh Bắc Giang thời gian gần đây. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên trong lành, bầu không khí dễ chịu, được ví như “Đà Lạt thu nhỏ”.

Thảo nguyên xanh mát thuộc địa phận thôn Đảng (xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn).

Cầu Sông Thương - nơi ghi dấu nhiều chiến công

Để thực hiện khai thác thuộc địa, từ năm 1889, thực dân Pháp tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương tới Lạng Sơn, đến tháng 12/1894 thì hoàn thành. Cầu Phủ Lạng Thương còn gọi là cầu Sông Thương được xây dựng trong khoảng thời gian này và đã trở thành biểu tượng, nhân chứng lịch sử gắn liền với người dân Bắc Giang trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giai đoạn 1945-1954, Phủ Lạng Thương (nay là TP Bắc Giang) đã thực hiện tốt chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, cùng các địa phương trong cả nước tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện tiến tới thắng lợi. Sau 9 năm kháng chiến, thực dân Pháp để lại hậu quả nặng nề cho đất nước ta.

Cầu Sông Thương. Ảnh tư liệu.

25 thg 7, 2024

Dạo một vòng chợ quê Thổ Hà tìm đặc sản độc lạ Bắc Giang

Bắc Giang - Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, chợ quê Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên) là điểm đến mang những nét ẩm thực đặc sắc của địa phương.

Ai đã từng về Thổ Hà đều sẽ nhớ, ngoài bánh đa nem, làng cổ này còn có nhiều món ăn rất độc đáo, khó tìm ở những địa phương khác. Những món ăn này không tìm thấy ở hàng, quán cầu kỳ mà thường chỉ xuất hiện trong những quán nhỏ ở chợ quê Thổ Hà họp vào mỗi sáng sớm.

21 thg 9, 2023

Bầu Tiên - điểm đến mới ở Bắc Giang

Sau 1 tháng khai trương (từ ngày 12/8/2023), điểm du lịch sinh thái Bầu Tiên nằm ở thôn Đồng Dao, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đón hàng nghìn lượt khách du lịch.

Điểm du lịch sinh thái Bầu Tiên được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Giang ra quyết định công nhận là điểm du lịch vào tháng 6/2022, do Hợp tác xã (HTX) Du lịch Đồng Dao đầu tư với diện tích hơn 140 ha (trong đó có khoảng 120 ha mặt nước) theo mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành.

Khách tham quan lưu lại những khoảnh khắc đẹp tại điểm du lịch sinh thái Bầu Tiên.

26 thg 7, 2023

Chùa Vĩnh Nghiêm - trường đại học Phật giáo đầu tiên

Chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã được thư tịch và tư liệu cổ ghi nhận là một danh lam cổ tự đứng đầu thiên hạ. Giữ vị trí địa lý tâm linh quan trọng nên chùa Vĩnh Nghiêm trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trên hành trình về với kinh đô của đất thiêng Yên Tử.

Ngày 23/9/2014, Website của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã đăng tải Hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ Di sản thế giới. Theo đó, chùa Vĩnh Nghiêm là một trong 6 điểm thuộc 3 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang) được lựa chọn để lập hồ sơ. Căn cứ vào thư tịch cổ cho biết, ngôi chùa được xây dựng thời Lý (thế kỷ XI) có tên gọi là Chúc Thánh. Đến thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), chùa được mở mang, tôn tạo và đổi tên là chùa Vĩnh Nghiêm.

“Cư trần lạc đạo phú” - Áng văn Nôm mang tinh thần Phật giáo Trúc Lâm

Tháng 5/2012, kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với giá trị lớn lao của kho mộc bản, nhiều nhà nghiên cứu Hán-Nôm và những người yêu mến Thiền phái Trúc Lâm, những người làm công tác nghiên cứu đã dày công lược thuật toàn bộ kho mộc bản.

Qua nghiên cứu cho thấy, kho mộc bản gồm hai loại kinh, sách chính: Loại kinh sách có nguồn gốc từ Trung Hoa, Ấn Độ được các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm kế truyền, chú dẫn theo tư tưởng Việt Nam và loại kinh sách của các Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm sáng tác truyền lại bằng ngôn ngữ Hán - Nôm. Những tác phẩm này đa phần chứa đựng nội dung cốt lõi của tư tưởng nhân văn Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là nguồn di sản tư liệu phong phú, đa lĩnh vực giúp các nhà nghiên cứu hiểu được cơ sở phát triển của Thiền học Trúc Lâm Yên Tử, lịch sử Phật giáo Việt Nam, văn hóa, giáo dục, văn học, ngôn ngữ học, sinh thái môi trường, tâm linh học, lịch sử nghề khắc in mộc bản, nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ truyền, y học, cùng các lĩnh vực khác thuộc về khoa học xã hội của Việt Nam từ đầu thế kỷ XIII đến những năm đầu thế kỷ XX.

8 thg 1, 2023

Cận cảnh chùa Vĩnh Nghiêm – Danh lam cổ tự ở Bắc Giang

Với những giá trị lịch sử tiêu biểu, chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) còn là nơi lưu giữ kho mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới – khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Chùa Vĩnh Nghiêm từ lâu đã trở thành một “Đại danh lam cổ tử” nổi tiếng khắp cả nước. Chùa thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là một trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần; một chốn tổ quan trọng – nơi ba vị Trúc Lâm Lam tổ (Trần Nhân Tông – Pháp Loa- Huyền Quang) từng trụ trì và mở trường thuyết pháp.

7 thg 7, 2022

Bắc Giang và những điểm đến ít người biết

Đến Bắc Giang, du khách có thể thăm thành cổ Xương Giang, chùa Bổ Đà, bản Bắc Hoa hay lễ hội vật cầu nước làng Vân.


Trần Văn Tuấn, sinh năm 1989, sống tại xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, đã chụp bộ ảnh quê hương Bắc Giang. Anh Tuấn chia sẻ Bắc Giang là mảnh đất di sản với địa hình đa dạng, phong cảnh hữu tình, những làng nghề truyền thống, di sản văn hóa phi vật thể, những lễ hội độc đáo có một không hai. Nhiều người biết tới vải thiều Lục Ngạn ở Bắc Giang, nhưng vùng đất này còn những làn điệu dân ca quan họ cổ của vùng Kinh Bắc, hát then hay những đặc sản như rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, bánh đa Kế, những ngôi chùa, di tích...

Bức ảnh "Mùa lúa chín" chụp tại miền núi xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, có dãy Huyền Đinh, sông Lục Nam chảy qua.

5 thg 7, 2022

Bắc Giang đánh thức tiềm năng du lịch hồ Cấm Sơn

Mặt hồ Cấm Sơn xanh biếc phẳng lặng, bao quanh là những dãy núi vươn cao trùng điệp, quyện cùng trời xanh mây trắng, tạo nên cảnh quan rất đỗi hữu tình, thơ mộng…như một bức tranh sơn thủy hữu tình, làm mê mẩn tâm hồn các du khách.

Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước rộng 2.600 ha nhưng đến mùa mưa, lũ nhiều, nước dâng cao, mặt hồ lúc này có thể rộng đến 3.000 ha. Chiều dài của hồ gần 30 km, bề ngang nơi rộng nhất 7 km, chỗ hẹp nhất 200 m, lòng hồ nơi sâu nhất đến khoảng 47m, hồ có rất nhiều đảo. Điều đặc biệt bờ của hồ chính là những ngọn núi điệp trùng, bao bọc.

31 thg 5, 2022

Tuyệt tác Cấm Sơn: Hạ Long trên cạn của Bắc Giang

Được ví như vịnh Hạ Long trên cạn, hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang mang trong mình một vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc, trữ tình.

Trong một chuyến đi thực tế vào năm 1971 đến hồ Cấm Sơn thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã viết lên bài hát Hồ trên núi để ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, sự bạt ngàn của cây và của rừng, của hoa và màu xanh biếc của mặt hồ.

16 thg 4, 2022

Làng cổ thuần Việt ở Bắc Giang

Nhịp sống chậm rãi, yên bình trên đường quê rợp bóng tre, hòa cùng khói lam chiều trên ruộng tại làng Sấu thuộc huyện Tân Yên.


Khói lam chiều trên ngôi làng cổ có tên gọi dân dã là làng Sấu thuộc xã Liên Chung (xưa là Chung Sơn), huyện Tân Yên. Tránh xa ồn ào khói bụi nơi đô thị, có dịp du khách hãy về thăm làng Sấu. Tương truyền, phía sau làng có một núi đất xưa kia mang hình dáng một con sấu, linh vật thường được thờ ở các đình đền, nên làng tên là Sấu.

Bộ ảnh do nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Thông (sinh năm 1987), người Bắc Giang, thực hiện qua nhiều lần ghé làng. Trong sự nghiệp nhiếp ảnh, anh đã gặt hái được trên 40 giải thưởng lớn nhỏ trong nước và quốc tế.

2 thg 4, 2022

Lạc vào vườn hoa vải đẹp mê hồn ở Lục Ngạn (Bắc Giang)

Cuối tháng 3 đang là thời điểm hoa vải rộ nở khắp núi, đồi Lục Ngạn (Bắc Giang), đâu đâu cũng thấy hoa vải khoe sắc khiến vùng đất này như khoác lên mình tấm áo mới, báo hiệu một mùa vải thiều bội thu.

Đến huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vào thời điểm này, điều du khách cảm nhận là sự choáng ngợp trước cảnh hoa vải thiều bung nở trắng khắp các triền đồi. Màu trắng thuần khiết của hoa vải nối tiếp nhau trải dài bên những miệt vườn. Thật lạ kỳ, trên mảnh đất này đều có sự góp mặt của những loài cây nổi tiếng thơm ngon như: vải thiều, hồng Nhân hậu, na dai, cam đường Canh, táo Thiện phiến, nếp Phì Điền, gạo Bao Thai hồng…

25 thg 3, 2022

Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Một góc chùa Bổ Đà.

13 thg 1, 2022

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang

Lăng đá họ Ngọ còn gọi là Linh Quang Từ được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) tại làng Thái Thọ, xã Thái Sơn (Hiệp Hòa, Bắc Giang). Đây là nơi lưu giữ thi hài Phương quận công Ngọ Công Quế, một võ quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Hy Tông (1679 - 1705). Công trình được chạm khắc công phu, mang đậm dấu ấn điêu khắc thời Lê - Mạc, được bảo tồn gần như nguyên vẹn kể từ khi xây dựng.

Lăng đá có hình chữ nhật, chia làm hai lớp. Cửa lăng hướng về phía Nam, nơi có hồ nước trong xanh. Tương truyền, Quận công thuê thợ đánh đá và đục chạm ngay tại chỗ theo quy cách rồi mới chuyển về lăng. Một lần, khi xe chở voi đá, ngựa đá qua cửa đền Y Sơn gần đó, xe không đi được. Sau khi ông làm lễ và cúng vào đền đôi ngựa đá và voi đá, từ đó việc đánh đá xây lăng mới trôi chảy.

11 thg 1, 2022

Độc đáo bảo vật quốc gia Cửa võng tại đình làng Thổ Hà ở Bắc Giang

Cửa võng ở đình Thổ Hà thuộc làng Thổ Hà, xã Vân Hà (huyện Việt Yên, Bắc Giang) được chạm khắc công phu, tinh xảo trên từng thớ gỗ, có giá trị về nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển nghề gốm. Cửa võng này vừa được công nhận bảo vật quốc gia.

Cửa võng đình làng Thổ Hà làm bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng và gốm. Cửa võng được tạo tác vào khoảng giai đoạn 1685-1692, với chiều cao 4,9m và chiều rộng 4,3m.

Cửa võng đình làng Thổ Hà được công nhận bảo vật quốc gia

7 thg 1, 2022

Cầu Sông Thương - nơi ghi dấu nhiều chiến công

Để thực hiện khai thác thuộc địa, từ năm 1889, thực dân Pháp tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương tới Lạng Sơn, đến tháng 12/1894 thì hoàn thành. Cầu Phủ Lạng Thương còn gọi là cầu Sông Thương được xây dựng trong khoảng thời gian này và đã trở thành biểu tượng, nhân chứng lịch sử gắn liền với người dân Bắc Giang trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giai đoạn 1945-1954, Phủ Lạng Thương (nay là TP Bắc Giang) đã thực hiện tốt chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, cùng các địa phương trong cả nước tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện tiến tới thắng lợi. Sau 9 năm kháng chiến, thực dân Pháp để lại hậu quả nặng nề cho đất nước ta.

Cầu Sông Thương. Ảnh tư liệu.

31 thg 12, 2021

Cua da - đặc sản nức tiếng ở Bắc Giang

Chỉ có vào cuối thu đầu đông, cua da của huyện Yên Dũng là món ăn đặc sắc không chỉ với du khách mà cả dân địa phương.

"Sông Cầu nước chảy lơ thơ, Đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi" câu thơ lục bát gợi nhớ đến vùng đất Kinh Bắc - Bắc Ninh và Bắc Giang, với những câu hát dân ca quan họ làm bao người say đắm. Không chỉ đi vào thơ ca, dòng sông còn ghi dấu ấn với giới sành ăn nhờ một đặc sản hiếm có. Trước khi hợp lưu với hai con sông khác tại Kiếp Bạc, Hải Dương, sông Cầu chảy qua các xã Đồng Việt, Đồng Phúc, thị trấn Nham Biền... của huyện Yên Dũng. Khoảng tháng 9, tháng 10 Âm lịch, trên khúc sông này sẽ xuất hiện cua da sống tự nhiên ở những ghềnh đá.

Cua da chấm cùng bột canh, thêm tiêu, ớt, chanh. Ảnh: Đàm Đức Từ

18 thg 12, 2021

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng

Sản phẩm mỳ chũ của huyện miền núi Lục Ngạn, Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi. Thế nhưng, quy trình làm ra sợi mỳ mỏng manh, thơm ngon, dẻo dai đó thì không phải ai cũng biết.


Như "ngọc càng mài càng sáng", sợi mỳ chũ cũng phải trải qua một quy trình khắt khe cùng đôi bàn tay khéo léo của người thợ làm mỳ. Mỳ chũ kén gạo. Ngoài gạo Bao Thai thơm ngon được cấy trên vùng đồi Lục Ngạn thì chỉ có những hạt gạo trắng trong, căng tròn của quê lúa Thái Bình mới được dùng làm nguyên liệu làm mỳ.