Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 11, 2024

Dấu ấn Bình Định ở Nam bộ

Những ngôi nhà được giới thiệu sơ qua trên đây mà bước đầu khảo sát đã cho tôi nhận định về bộ khung /giàn trò được thiết kế theo mẫu của Bình Định mà tôi gọi là phong cách phường thợ mộc Bình Định.


Nam bộ - vùng đất mà hồi còn nhỏ ở Huế tôi được nghe người lớn bảo là vùng đất phương Nam trù phú, rộng lớn với đồng ruộng mà cò phải bay thẳng cánh. Để dồi dào sản phẩm từ cây quả đến lúa gạo chắc phải có những người tiên phong từ phía Bắc vào vất vả khai phá đất hoang, đào kênh dẫn thủy nhập điền... Từ những ngôi nhà đơn sơ với vật liệu tranh tre, lá, tầm vông với cột chôn xuống đất (nhà rội) (*) được thay bằng những khung sườn nhà gỗ cao cứng cáp, liên kết dọc bằng xuyên, ngang bằng trính và các cột gỗ kê trên đá tán (nhà rường). Và như vậy các ngôi nhà được dựng lên từ nguồn vật liệu phong phú là các loại gỗ quý như cẩm lai, căm xe, gõ, thao lao,… có sẵn tại chỗ. Cả những viên ngói cong lợp mái kiểu âm dương cũng được lấy từ nguồn đất sét khai thác chung quanh.

19 thg 11, 2024

Thư viện kiến trúc Pháp gần 100 tuổi ở Quy Nhơn

Thư viện Đại học Quy Nhơn, vốn là Đại chủng viện, được xây dựng theo kiến trúc Pháp - Việt từ năm 1930, hút sinh viên đến học tập và check in.


Tọa lạc trên đường An Dương Vương, bên bờ biển Quy Nhơn, thư viện Đại học Quy Nhơn là địa điểm nổi tiếng không chỉ với sinh viên mà còn thu hút du khách, giới nhiếp ảnh.

17 thg 11, 2024

Biểu tượng quyền uy hơn 1.000 năm tuổi của 2 bảo vật quốc gia

Theo lãnh đạo Bảo tàng Bình Định, ngoài ý nghĩa tôn giáo, đối với người Champa, hình tượng sư tử còn là biểu tượng của dòng dõi quý tộc, tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh của các vương triều Champa.

Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn có niên đại cuối thế kỷ XI, thuộc phong cách Tháp Mẫm trong điêu khắc Champa.

Hai tượng sư tử đá này được Bảo tàng tỉnh Bình Định lưu giữ, bảo quản, trưng bày từ năm 1999. Hồi đầu năm, 2 pho tượng được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.

Theo lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Bình Định, 2 tượng sư tử đá được phát hiện năm 1992 tại khu vực Bả Canh, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, gần vị trí tháp Cánh Tiên thuộc phạm vi thành Đồ Bàn - kinh đô vương quốc Champa xưa.

Bảo tàng tỉnh Bình Định đang lưu giữ, trưng bày 2 tượng sư tử đá được công nhận bảo vật quốc gia (Ảnh: Doãn Công).

9 thg 10, 2024

Lòng Sông có kiến trúc Bồ

Êm đềm dưới tàng cây sao xanh gần cửa Phú Hoà đổ ra đầm Thị Nại, là một tu viện có kiến trúc Gothic, trầm mặc, cổ kính, uy nghiêm - như một nốt son nổi bật trên nền xanh của miên man sông nước, ruộng đồng vùng Phước Sơn, Tuy Phước, Bình Định.

Sự hài hoà trong kiến trúc xây dựng là nét đẹp nổi bật của nhà thờ Lòng Sông

4 thg 10, 2024

Làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

Những tấm nệm mút êm ái đến nay cũng chưa thể khiến cho nghề dệt chiếu truyền thống trải dài trên nhiều địa phương cả nước mất đi vị trí của nó.


Có những làng nghề trồng cói, dệt chiếu tồn tại hàng trăm năm đến nay vẫn còn mang về công ăn việc làm cho nhiều người. Trong đó làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn là một ví dụ. Đây là một trong những làng nghề truyền thống có mặt từ khá lâu, ở xã Tam Quan Bắc và xã Công Thạnh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Làng chiếu cói tại Hoài Nhơn hiện có 800 hộ dân và 3.200 lao động.

18 thg 9, 2024

Tuyến đường tuyệt đẹp đi xuyên đồi cát dẫn đến làng chài cổ ở Bình Định

Ở Bình Định có một tuyến đường nổi tiếng trên mạng xã hội vì đi xuyên qua đồi cát lớn và nằm kế bên ngọn đồi quạt gió.

Làng chài cổ Nhơn Lý (xã Nhơn Lý, TP.Quy Nhơn, Bình Định) vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn nhờ có tuyến đường tránh vừa xây dựng.

Làng chài Nhơn Lý nằm cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 20 km về phía đông bắc. Nơi đây nổi tiếng thu hút khách du lịch nhờ những ngôi nhà mang kiến trúc đặc trưng của làng biển với mái thấp, hàng rào đá và bờ cát đẹp. ẢNH: THANH QUÂN

2 thg 9, 2024

Đường xuyên rặng dừa, nối phố biển trước ngày khánh thành

Tuyến đường nối quốc lộ 1 với biển Tam Quan xuyên qua những rặng dừa đã hoàn thành sau hai năm thi công, khánh thành ngày 31/8.


Dự án đường nối phía tây thị xã Hoài Nhơn với đường dọc biển khởi công tháng 4/2022, hoàn thành sau hai năm thi công.

Công trình dài 7 km, rộng 22 m, 6 làn xe, tổng đầu tư 786 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 400 tỷ đồng, phần còn lại là kinh phí của tỉnh. Điểm đầu tuyến nối đường ĐT 638 ở phường Hoài Thanh Tây, điểm cuối cắt đường ven biển ĐT 639 thuộc phường Tam Quan Nam.

24 thg 6, 2024

Bốn món ăn lạ miệng ở Quy Nhơn

Gỏi ốc giấy, cá cơm mờm khô rim hay cá chình mun, bò chua Tây Sơn là những món đặc sản lạ miệng, du khách nên thử khi đến Quy Nhơn.

Thành phố biển Quy Nhơn không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Với những ai yêu thích khám phá hương vị mới lạ, Quy Nhơn là điểm đến lý tưởng. Dưới đây là những món ăn du khách không nên bỏ qua khi đến thăm thành phố biển xinh đẹp này.

Gỏi ốc giấy

Gỏi ốc giấy là một trong những món ăn đặc trưng của Quy Nhơn, mang hương vị thanh mát. Ốc giấy còn gọi là ốc giấm - một loại ốc có vỏ mỏng, dày và ngọt thịt.

Gỏi ốc giấy thanh mát của người Quy Nhơn. Ảnh: Hải sản Đại Dương Xanh

10 thg 5, 2024

Đặc sản mắt cá ngừ đại dương Quy Nhơn

Nằm trên dải đất duyên hải miền Trung, được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiều loại hải sản đa dạng và phong phú, trong đó phải kể đến cá ngừ. Loại cá được mệnh danh ‘’đèn pha của biển cả’’ nổi tiếng với nhiều món ăn chế biến khác nhau nhưng để nói về đặc sản chắc không gì khác đó là Mắt cá ngừ.

Khi nói đến cá ngừ, người ta thường nhắc vùng duyên Hải Nam Trung bộ, nơi được xem là thủ phủ của cá ngừ đại dương. Cá ngừ đại dương Quy Nhơn là loại đặc sản đem lại giá trị kinh tế cao và tạo nên nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng rất ưa chuộng loại cá này. Tuy nhiên, họ chỉ dùng thịt cá để chế biến thức ăn, phổ biến nhất là làm đồ hộp, sashimi hay sushi. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia tận dụng mắt cá ngừ để làm nên món ăn trứ danh mà không phải ai cũng dám nếm thử khi mới nhìn.

Công đoạn đun sôi khử mùi tanh của mắt cá ngừ

8 thg 5, 2024

Tháp Đôi - dấu ấn văn hóa Chăm Pa ở Quy Nhơn


Đến với Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ được khám phá những bãi biển đẹp, các danh lam thắng cảnh hùng vĩ mà còn được chiêm ngưỡng những tòa tháp Chăm cổ kính có niên đại trên dưới ngàn năm tuổi. Trong số đó, Tháp Đôi là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu luôn thu hút đông đảo du khách tới tham quan và khám phá.

Tháp Đôi tọa lạc ngay trung tâm thành phố Quy Nhơn, trong một không gian rộng lớn với diện tích lên đến 6.000 m² là điều kiện lý tưởng để du khách tới tham quan. Đây là một trong tám cụm tháp Chăm Pa còn lại trên đất Bình Định và cũng là một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm Pa mang đậm màu sắc tôn giáo đặc sắc.

8 thg 4, 2024

Nghệ thuật múa trống đôi của người Chăm H’roi

Với người Chăm H’roi sinh sống ở huyện Vân Canh (Bình Định), múa trống đôi (còn gọi là kơ-toang) là di sản văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, trước nguy cơ mai một ở huyện Vân Canh hiện tại vẫn còn một số nghệ nhân tâm huyết với loại nhạc cụ này nên ngày đêm ra sức gìn giữ và truyền dạy cho con cháu.

Già làng Lê Văn Ru (người cầm cây nêu) là một trong số ít những người am hiểu trống kơ-toang và văn hóa truyền thống của người Chăm H’roi huyện Vân Canh

Đắm say tiếng trống K’toang của người Chăm H’roi

Với người Chăm H’roi (một nhánh của dân tộc Chăm), sinh sống ở huyện Vân Canh (Bình Định), trống K’toang (hay còn gọi trống đôi), là di sản văn hóa độc đáo, là một trong những nhạc cụ đặc sắc nhất trong kho tàng âm nhạc của họ. Dù hiện nay, tiếng K’toang ít có dịp được vang lên, nhưng các nghệ nhân vẫn đang dồn tâm huyết để giữ gìn và nắm bắt các cơ hội để tiếng K'toang lại được "nói chuyện" với mọi người.

Trống K’toang thường được biểu diễn ở những lễ hội của người Chăm H’roi

31 thg 3, 2024

Đặc sản ốc tí hon vị ngon lạ, khách 'hoa mắt' vẫn kiên nhẫn ngồi lể từng con

Dù kích thước nhỏ xíu, đôi khi khó cầm trên tay nhưng loại ốc đặc sản này vẫn được nhiều thực khách yêu thích, không ngại cảnh “hoa mắt mỏi tay” ngồi lể và thưởng thức từng con.

Ốc ruốc (hay còn có các tên gọi khác như ốc lể, ốc gạo,…) là loại ốc quen thuộc với người dân miền Trung, được tìm thấy nhiều ở một số tỉnh thành ven biển như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Theo người dân địa phương, ốc lể thường xuất hiện từ sau tháng Giêng và có thể kéo dài đến tháng 6 âm lịch. Vào thời điểm này, du khách đi trên bãi cát cũng dễ thấy ốc dạt vào bờ. Tuy nhiên, để đánh bắt được nhiều ốc ruốc, ngư dân thường đi thuyền ra khơi, dùng lưới cào dưới đáy biển.

Hiện, loại ốc này là đặc sản hấp dẫn du khách nhờ vẻ ngoài khá lạ, hương vị thơm ngon với cách thưởng thức “có một không hai”.

Mùa thu hoạch ốc ruốc là những tháng sau Tết, có khi kéo dài đến nửa năm (Ảnh: Nguyễn Như Quỳnh)

15 thg 3, 2024

Cuối xuân, hoa vàng anh nở rộ bên suối Tà Má

Những cây vàng anh nở vàng rực vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch.

Hoa vàng anh nở vàng bên suối Tà Má, Bình Định - Ảnh: PHẠM VĂN THẾ

Mới đầu tháng ba, những cây vàng anh lá nhỏ đã bắt đầu trổ hoa. Hoa nở rải rác chưa đều, nhưng vào đúng dịp sau Tết, thời tiết Bình Định lại nóng, nên du khách đến đây cũng khá đông.

Theo người dân địa phương, khoảng tháng tư, vàng anh sẽ nở rộ tạo thành một thảm hoa vàng cam trải dài như bất tận.

9 thg 3, 2024

Check-in bãi rêu đẹp như tranh vẽ ở Quy Nhơn

Những ngày này, rất đông du khách và người dân địa phương đến xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) check-in bãi rêu xanh mướt chạy dọc theo bờ biển nơi đây.

Du khách thích thú chụp hình check-in bãi rêu xanh mướt ở bãi biển xã Nhơn Hải (Quy Nhơn) - Ảnh: LÂM THIÊN

28 thg 2, 2024

Làng Quy Hòa đầy hoa bên bờ biển Quy Nhơn thành điểm du lịch

Nằm cách trung tâm TP Quy Nhơn (Bình Định) chừng 2 km về phía nam, làng Quy Hòa đang là điểm đến rất được ưa thích của du khách bởi sự bình lặng, nhẹ nhàng và vẻ đẹp hoài cổ.

Một góc nhỏ làng Quy Hòa bình dị và nên thơ

Làng Quy Hòa rộng khoảng 60 ha (khuôn viên của Bệnh viện Phong - Da liễu trung ương Quy Hòa) là nơi sinh sống của hơn 250 hộ gia đình và hơn 300 bệnh nhân phong ở mọi miền đất nước.

12 thg 2, 2024

Ngắm đầm Thị Nại đẹp như tranh vẽ

Đầm Thị Nại được mệnh danh là lá phổi xanh của TP Quy Nhơn và là viên ngọc quý của tỉnh Bình Định. Đầm có diện tích 5.000 ha. Nơi đây quanh năm cảnh vật xanh tươi, thơ mộng.

Hoàng hôn ngả bóng trên đầm Thị Nại. Khung cảnh nơi đây vô cùng nên thơ - Ảnh: DŨNG NHÂN

Nằm cách thành phố Quy Nhơn 8 km về phía đông bắc, đầm Thị Nại là đầm lớn nhất Bình Định, có hệ sinh thái phong phú. Điểm nổi bật của đầm Thị Nại là những cánh rừng ngập mặn xanh bạt ngàn cùng những con rạch kéo dài tỏa đi khắp nơi. Du khách đến đây như lạc vào miền sông nước, trời mây vô cùng hoang sơ, thú vị.

Đầm Thị Nại: Trái tim độc đáo của Bình Định

Thị Nại - đầm nước mặn độc đáo, đa dạng sinh học rộng 5.000 ha nằm giữa lòng TP Quy Nhơn - được quy hoạch như "trái tim" cho một đô thị độc đáo của Bình Định trong tương lai gần.

Phối cảnh trong ý tưởng quy hoạch xây dựng xung quanh đầm Thị Nại có chủ đề “Sức sống quanh đầm” - Ảnh: Sở Xây dựng Bình Định

Trong ánh nắng sớm ngày đầu xuân lấp lánh mặt đầm Thị Nại, gương mặt lão ngư Nguyễn Văn Dũng (78 tuổi, ở thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) rạng rỡ, nụ cười "thiếu mấy cái răng" của ông dường như làm cho không gian thêm tươi vui.

Ông Dũng vừa kéo tấm lưới từ đầm lên, gỡ các loài cá, cua dính lưới bỏ vào khoang thuyền, vừa nói: "Đầm Thị Nại là nơi cưu mang cuộc sống của tụi tui bao nhiêu đời nay. Giờ nghe quy hoạch quanh đầm thành đô thị hiện đại, phát triển thì đương nhiên là mừng vui lắm".

18 thg 1, 2024

Thác có Gành Đá Đĩa úp ngược

Những trụ đá hình lục giác được tạo hóa xếp san sát, chồng lên nhau, hướng xuống đất ở thác Dơi khiến nhiều người liên tưởng đến Gành Đá Đĩa úp ngược.


Nằm ở độ cao 800 m so với mực nước biển, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh có khí hậu ôn đới và được xem như xứ "Đà Lạt của Bình Định". Những năm gần đây, khu vực này thu hút nhiều du khách với những thắng cảnh nổi tiếng như suối Tà Má, vườn hoa anh đào, cẩm tú cầu tại làng K3, theo trang web Cục Du lịch Quốc gia.

2 thg 1, 2024

Quy Nhơn lung linh về đêm

Quy Nhơn về đêm với đường phố thắp điện vàng chạy dài như mạch máu, thuyền hoa lung linh trên sông Hà Thanh, được ví như dải lụa vắt ngang thành phố.

TP Quy Nhơn, trung tâm của tỉnh Bình Định, nổi tiếng với bờ biển đẹp và nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Về đêm, vào các dịp lễ tết, đường phố lung linh với những ánh đèn và dòng người đông đúc.
Con đường bên bờ biển mang tên nhà thơ Xuân Diệu. Còn đường ngang (trái) là đường Nguyễn Thiếp, nơi được quy hoạch thành phố đi bộ để phát triển kinh tế đêm.