29 thg 8, 2019

Những làng nghề truyền thống ở Tuyên Quang

Làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khá phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, tiêu biểu như: nghề trồng bông, dệt thổ cẩm, nghề thêu, đan lát, chế biến nông lâm sản...Các làng nghề góp phần giải quyết việc làm mang lại thu nhập cho người dân.

Nghề đan nón Minh Quang


Nghề đan nón tre xuất hiện ở xã Minh Quang vào năm 2016, để đan hoàn chỉnh 1 sản phẩm nón tre mất rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều cần sự tỉ mỉ và kỳ công khác nhau như: vào rừng lựa tre, ngâm tre, chẻ lạt, đan thành nón, quét sơn, dầu bóng… Sự khéo léo, tinh tế của người thợ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của sản phẩm.

Bánh ong - hương vị Tết ngọt ngào, dân dã của người dân Hà Tĩnh

Bánh ong (còn gọi là bánh chè lam) thường xuất hiện trên bàn thờ gia tiên hay bên cạnh khay bánh mứt ngày Tết tại nhiều vùng quê Hà Tĩnh. Món ăn dân dã mang hương vị của ruộng đồng nhưng có sức mạnh ghê gớm, làm khơi gợi những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ, khiến những người con xa quê phải khắc khoải nỗi nhớ nhà khi không thể trở về với Tết đoàn viên...

Bánh ong là món ăn có ở nhiều vùng quê khác nhau trên cả nước, mỗi nơi có những công thức và những biến thể khác nhau nhưng tựu chung lại đều có các nguyên liệu cơ bản là bột nếp, mật mía, gừng tươi, lạc rang và vừng trắng. Tại các xã Sơn Tiến, Sơn Lệ, Sơn An… ở huyện biên giới Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, món bánh ong đã có từ hơn một thế kỷ. Ngoài các nguyên liệu cơ bản nói trên, người dân nơơi đây còn cho thêm bột quế vào bánh ong để tăng thêm mùi thơm cho món ăn này.

Hà Tĩnh - miền đất giàu tiềm năng du lịch sinh thái



Lắng đọng dòng La


Sông La - một con sông “không nguồn, không cửa” nhưng đã khởi nguồn cho biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương Hà Tĩnh. Những giá trị ấy và cảnh sắc đôi bờ sông La cũng ẩn giấu nhiềm tiềm năng du lịch trải nghiệm chưa được khai thác.

Bắt đầu ở điểm cuối của 2 con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa, sông La chảy qua 15 km làng mạc, xóm thôn, đến ngã ba Phủ (Nghi Xuân) thì hợp lưu với dòng Lam đổ ra biển cả. Trên bản đồ, hầu như sông La không có khúc nào thẳng. Ngay từ điểm bắt đầu, sông đã vồng lên hướng Bắc thành một vòng cung lách qua bãi Ngưu Chữ rồi lại lượn một vòng cung chếch về hướng Đông Nam lách mình dưới cầu Thọ Tường ôm ấp các làng quê và cuối cùng là uốn mình thành một vòng cung nhỏ theo hướng Bắc mới nhập vào dòng Lam.


Bánh đúc đỏ Hương Sơn - Món ngon bạn nên thử một lần trong đời

Không ít người, khi về với phố núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bị “mê hoặc” bởi những chiếc bánh đúc gạo đỏ thơm hương gạo lứt. Bánh đúc đỏ tuy giản dị nhưng thấm đượm tình quê mộc mạc, ăn một lần nhớ mãi không quên.

Đã gần 30 năm nay, mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Tuyết (xã Sơn Thịnh) đều dậy từ 2h sáng tất tả chuẩn bị cho nồi bánh đúc đỏ để kịp bán tại chợ quê buổi sớm. Món bánh dân dã, mộc mạc, thấm đượm hồn quê này đã gắn bó với gia đình bà suốt từ nhiều đời nay. Bà thường mang bánh đi bán ở chợ Gôi (Sơn Thịnh), chợ Choi (Sơn Hà) và cũng đã có một lượng khách hàng thân thiết không nhỏ. Bánh đúc đỏ của bà từ lâu còn trở thành món quà quê dân dã mà người đi xa trở về thường lựa chọn để mang theo.

Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết đã gắn bó với món bánh đúc đỏ từ nhiều đời nay

Bóng làng thân thương…


Mục sở thị cây thị cổ hơn 700 tuổi ở Hà Tĩnh

Trải qua hơn 7 thế kỷ, cây thị cổ ở xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vẫn sừng sững, đầy sức sống, tỏa bóng xanh mát, trĩu quả khi vào mùa. Đặc biệt “cụ thị” này còn gắn với sự tích cứu Vua Lê Lợi.

Cây thị cổ nằm trong khu vườn của gia đình bà Trần Thị Nhuận, thuộc xóm Kim Sơn 2, xã Sơn Phúc. Cây cao khoảng 35 - 40m, tán lá rộng chừng 30m, đường kính thân cây 5 người ôm không xuể. Gốc cây sần sùi, rêu xanh bám quanh. Phía trong gốc cây rỗng, 2 - 3 người có thể ngồi vừa trong đó.

28 thg 8, 2019

Hấp dẫn bạch tuộc chợ đảo Cù Lao Chàm

Hằng năm, khoảng tháng 6 đến tháng 7, khi từng đợt gió Lào hầm hập nóng tràn về, người dân chài vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) lại vào mùa câu bạch tuộc. 

Bạch tuộc vừa được ngư dân Cù Lao Chàm bắt lên. THANH LY 

Theo kinh nghiệm, những ngày này chỉ cần ra cách bờ chừng vài hải lý, dân chài sẽ bắt gặp từng đàn bạch tuộc theo dòng hải lưu đi kiếm mồi.

Bánh cuốn Quảng Trị sao thiếu được vị cay nồng nước chấm

Bánh cuốn thì nơi nào cũng có. Nhưng làm nên cái đặc biệt cho bánh cuốn hẻm Quảng Trị vẫn là hương vị cay nồng, thấm tháp nổi bật trong từng chén nước chấm. Một hương vị mang đậm bản sắc ẩm thực của người dân Quảng Trị.

Sự kết hợp hài hòa giữa thịt, rau, bánh cùng nước chấm

Bánh cuốn hẻm là tên gọi của một tiệm bánh cuốn nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo (thị xã Quảng Trị) được mở từ năm 1994. Chẳng do người chủ đặt ra, bánh cuốn hẻm là cái tên do tự người dân nơi đây cùng du khách truyền miệng mà nên.

Yêu con gái xứ Nghệ, yêu luôn món cháo lươn trứ danh

Cứ mỗi lần về Nghệ An là tôi cứ phải thưởng thức cho bằng được cháo lươn. Lươn đồng nấu cháo là ngon nhất vì giữ được vị ngọt tự nhiên, dai và thơm. Đặc biệt, phải có hành lá và rau răm để khử mùi tanh của lươn và cân bằng tính hàn - nhiệt.

Bát cháo lươn mà tôi được ăn ngày ra mắt

Tôi sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình nhưng có nhiều nhân duyên với mảnh đất Nghệ An. Quê ngoại tôi ở Vinh, tôi cũng trót đem lòng thương cô gái Nghệ dịu dàng, chịu thương chịu khó. Nhờ vậy mà tôi cũng có dịp thưởng thức nhiều món đặc sản của miền đất này, trong đó có món cháo lươn thơm ngon trứ danh.

Tổ đình Giác Lâm ở TPHCM

Tổ đình Giác Lâm có lịch sử hình thành vào năm 1744, là một trong những ngôi chùa hiện diện đầu tiên ở mảnh đất Sài Gòn.

Tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM, Tổ đình Giác Lâm là một trong những ngôi chùa hiện diện đầu tiên ở mảnh đất Sài Gòn. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.

Huế và những con đường rợp bóng cây xanh

Nhắc đến Huế, người ta sẽ nghĩ ngay đến những di tích lịch sử, những chùa chiền, lăng tẩm cổ kính với kiến trúc lâu đời, hay cũng có thể là những món ăn ngon… Nhưng nếu để ý, ta sẽ phát hiện ra Huế còn đẹp hơn bởi những con đường rợp bóng cây cổ thụ xanh mát.

Di chuyển trên các tuyến đường trung tâm của TP Huế như Lê Lợi, 23 tháng 8, hay Đoàn Thị Điểm, Lê Duẩn…, chúng ta có thể bắt gặp những hàng cây xanh hai bên đường tỏa rợp bóng mát. Đây vừa là một trong những điều làm nên thương hiệu “Thành phố Xanh” cho mảnh đất Cố đô nhưng cũng vừa tạo ấn tượng với những ai có dịp đến đây.

Cầu Vàng và những khoảnh khắc đẹp xuất thần

Hơn 1 năm xuất hiện, cho đến thời điểm hiện tại, Cầu Vàng tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) vẫn luôn là điểm phải check in của tất cả du khách trong và ngoài nước. Cùng ngắm nhìn những khoảnh khắc đẹp không tưởng của cây đầu từng được tạp chí TIME của Mỹ đưa vào danh sách “Top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2018”.


Bức ảnh này được phóng viên của Reuters chụp lại sau một cơn mưa nhỏ bất ngờ đổ bộ lên cầu Vàng. Ở thời điểm đó, Cầu Vàng đang rất “hot”, bởi vậy lượng du khách đến tham quan cây cầu lúc nào cũng quá tải. Việc chụp ảnh Cầu Vàng khi đó còn là thách thức ngay cả những tay máy cừ khôi nhất.

27 thg 8, 2019

Ngọt ngào mạch nha đất Quảng

Chỉ cần nghe: mạch nha, đường phèn, đường phổi..., người sành ẩm thực miền Trung nhận ra ngay đây là “bộ ba” đặc sản của vùng đất mía đường Quảng Ngãi.

Nấu mạch nha. Ngọc Đường 

Có lẽ do đặc điểm này mà phần lớn các bài hát về Quảng Ngãi đều có hình ảnh bạt ngàn đồng mía và “vị ngọt” lắng trong mỗi ca từ. Có câu hát “độ chế” rất vui như vầy: “Ôi quê ta mênh mông đồng mía. Mía ngọt ngào xin một khúc không cho!”. 

Bánh chuối - ăn hoài rồi trừ cơm bữa

Chuối là loại trái cây có quanh năm, được chế biến thành nhiều món ngon như chuối ép, chuối chiên, chuối hầm… Trong đó phải kể đến món bánh chuối hấp với nước cốt dừa, một món ăn vặt, tráng miệng rất được ưa thích.


Cách chế biến bánh chuối cũng rất nhanh, tiện. Nguyên liệu đầy đủ gồm: chuối chín, bột sắn, nước cốt dừa và dừa nạo. Những nguyên liệu này dễ tìm, chỉ cần ra chợ là có ngay!
Chuối dùng để làm bánh phải chọn loại chuối mốc chín mềm, nếu chuối vừa chín tới sẽ chát và khi ăn miếng bánh chuối sẽ bị cứng hơn. Trước khi chế biến, lột vỏ, để ra thau nhỏ, cho các nguyên liệu gồm: bột sắn mì, nước cốt dừa, dừa nạo, chút đường trắng, ít nước vào cùng một lúc và dùng tay nhào bóp sao cho thật nhuyễn thì miếng bánh chuối khi chín ăn mới thơm ngon. 

Khi bò tơ 'kết' lá lốt: Thăng hoa hương vị xứ Quảng

Với nhiều người xứ Quảng, cái hương thơm dìu dịu của lá lốt và vị ngọt ngào lẫn âm thanh sừn sựt giòn tan khi vừa cắn đến ngập răng lát thịt bò tơ đủ làm cho bữa cơm chiều thêm thi vị. 

Nguyên liệu cho món bò tơ xào lá lốt. Văn Hoàng 

Thường cứ mỗi buổi xế chiều, sau khi công việc đồng áng, vườn tược đã xong, các anh, các bác nông dân xứ Quảng quây quần bên mâm cơm, nhâm nhi vài ly rượu gạo. Trong những cuộc trà dư tửu hậu ấy thường xuất hiện các món tự chế từ ốc, nghêu, sò, cá đồng... thi thoảng đổi vị bằng món thịt bò tơ xào lá lốt.

26 thg 8, 2019

Mì Quảng Bà Láng gần nửa thế kỷ vừa tráng vừa ăn

Có lẽ ít ai biết ngay tại Tam Kỳ (Quảng Nam) có một quán mì Quảng gần 50 năm nay chỉ bán món mì Quảng tôm thịt và một điều khá thú vị là sợi mì được tráng, xắt tại chỗ. 

Sợi mì được tráng và xắt ngay tại chỗ. BÌNH NGUYÊN 

Quán mì Quảng Bà Láng có tên khác là quán Cây Mít. Nơi đây có bàn nhỏ đủ phục vụ chừng 20 người ăn và là địa chỉ quen thuộc của những người sành ăn khi đặt chân đến thành phố Tam Kỳ.

Càng cua, món quê mà nhớ mà thương

Hồi nhỏ, chị tôi từng đố “Càng cua không phải càng cua mà càng cua là thứ gì?”. Tất nhiên là tôi ngẩn tò te. Khi nghe giải đố “rau càng cua”, tôi đập đùi cái chách, nói xíu nữa em giải ra rồi.

Rau càng cua trộn với tôm. Trần Cao Duyên 

Càng cua là loài rau hoang dại nên dễ tính nhất… quả đất! Từ xó rào đến bờ giậu, từ góc hè đến chân móng nhà, chỗ nào hơi ẩm là chỗ đó mọc lên rau càng cua. Nhất là trong những chậu cảnh, rau càng cua yên tâm mà xanh cành tốt lá, tốt đến mức tràn cả ra ngoài chậu, gần chạm đất mới giật mình vươn ngọn lên.

Hương vị đậu phộng Đức Hòa

Nhắc đến huyện Đức Hòa, tỉnh Long An nhiều người vẫn thường nhớ đến đậu phộng. Giống đậu phộng truyền thống nơi đây hạt nhỏ, có vị béo, thơm nên đã “gây thương nhớ” cho không ít du khách.

Các sản phẩm từ đậu phộng Đức Hòa được bày bán ở nhiều nơi 

Về Đức Hòa hôm nay, dẫu không còn thấy những vùng đất bạt ngàn trồng đậu nhưng vẫn không thiếu những món ăn được chế biến từ đậu phộng. Từ hạt đậu phộng, người dân làm ra nhiều món ăn như đậu phộng luộc, đậu rang cát, đậu chấy tỏi ớt, đậu rang nước mắm, đậu sấy, đậu áo bột, kẹo đậu phộng,… Những món ăn này hiện được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là du khách và trở thành món quà biếu của người dân địa phương dành tặng khách quý phương xa.

Con trâu trong đời sống của người Hrê ở Pờ Ê

Từ bao đời nay, trong mọi cuộc tế lễ cúng Yàng (trời) của người Hrê ở làng Vi Ô Lăk (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông), vật hiến sinh lớn nhất, quý nhất là con trâu. Bởi đối với người dân ở đây, con trâu là vật nuôi không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn mang giá trị tinh thần…
Người Hrê có mặt trên vùng đất Kon Tum từ rất lâu đời. Nhiều người lớn tuổi trong làng Vi Ô Lăk cho biết, họ được nghe các thế hệ cha ông kể lại, trước đây một nhóm người Hrê ở tỉnh Quãng Ngãi đã di cư lên Kon Tum tìm vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, một số cán bộ cách mạng là người Hrê ở Quảng Ngãi lên vùng Kon Tum hoạt động đến ngày giải phóng cũng ở lại sinh sống và làm việc. Ngoài ra, nhiều thanh niên nam, nữ tới Kon Plông làm ăn, lập gia đình rồi định cư ở đây… Tất cả tạo nên cộng đồng người Hrê như bây giờ.

25 thg 8, 2019

Tục đi Sim của người Tà Ôi

Tập tục “Pộôc xu” hay còn gọi là “đi Sim” là tập tục có từ lâu đời, một nét văn hóa truyền thống, là khát vọng tự do yêu đương của nam nữ thanh niên dân tộc Tà Ôi sinh sống tập trung ở huyện Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị, huyện A Lưới và Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Các chàng trai cô gái đến tuổi trăng tròn, ngày lên nương làm rẫy, tối đến nô nức rủ nhau đi Sim. Đi Sim để tìm bạn tình, để nói lời tỏ tình và để lựa chọn cho mình một người ưng ý, gắn bỏ cả đời. Trước kia, người Tà Ôi quy định nơi đi Sim phải cách làng khoảng chừng một dặm đường, ở đó phong cảnh hữu tình, thường là nơi có con suối trong róc rách chảy qua. Cha mẹ của các cô gái dựng lên những cái chòi nhỏ, gọi là Chòi A Tiêng. Chòi A Tiêng nhỏ chỉ đủ cho hai người, là nơi vừa để tránh thú dữ vừa để đôi trẻ Tà Ôi nói lời tỏ tình.

Khi đi Sim, các cô gái thường đi trước, mang theo chiếc giỏ đựng đầy cơm nếp, thịt gà, cá nướng, bánh nếp và đợi người mình hẹn hò. Các chàng trai đến muộn hơn, đến nơi chàng trai cất tiếng hát gọi và nếu được cô gái đáp lại, các chàng trai mới tiến đến gần. Lúc gặp mặt, chàng trai ngồi một bên, cô gái ngồi đối diện.

Điệu múa của dân tộc thiểu số Tà Ôi.

Bún chả Obama

Nằm trên phố Lê Văn Hưu, quán bún chả Hương Liên 3 năm trở lại đây thường được nhiều người gọi với cái tên “Bún chả Obama” và đã trở thành một địa điểm ẩm thực không thể thiếu của du khách nước ngoài khi đến du lịch Hà Nội. 

Bà Nguyễn Thị Liên - Chủ quán Bún chả Obama cho biết, không có một mốc chính xác để ghi lại sự xuất hiện của món bún chả ở Hà Nội, chỉ biết rất lâu rồi, từ thế hệ này sang thế hệ khác của người Hà Nội vẫn quen thuộc với món ăn này được bày bán từ vỉa hè bình dân cho đến hàng quán sang trọng.

Quán Bún chả Obama được mở từ năm 1993 trên phố Lê Văn Hưu, Hà Nội. Đến tháng 5/2016, khi cựu tổng thống Mỹ Barack Obama ghé ăn cùng cây viết ẩm thực nổi tiếng của CNN Anthony Bourdain trong chuyến thăm Việt Nam và ghi hình thì quán ngày càng đông khách. Từ đó, quán bắt đầu được người ta gọi với cái tên “Bún chả Obama”.

Hấp dẫn với gỏi rong biển Lý Sơn

Rong biển là món ăn giàu chất dinh dưỡng. Còn ở huyện đảo Lý Sơn, món gỏi rong biển - được xem là rau xanh của biển cả, là một biến tấu hấp dẫn khi du khách bốn phương có dịp ghé đến đảo.
Cứ mỗi khi thủy triều xuống mạnh, nước cạn, rong biển lại nằm phơi mình la liệt trên những rặng san hô. Mỗi ngày, người dân đảo vớt được khoảng 10kg rong biển. Để làm món gỏi rong biển ngon và không có vị tanh của biển, người ta chỉ chọn những cọng rong nhỏ vì thường có nhiều chất dinh dưỡng lại dễ ăn hơn, và phải rửa qua nhiều lần trong nước có vắt cốt chanh. Loại rong biển ở Lý Sơn có hình dạng giống như sợi bún, trong vắt và có nhiều màu sắc đa dạng từ xanh mướt cho đến vàng mơ. 


Mượt mà câu hát ống

“Em đố chàng: Hoa gì sớm nở tối tàn/ Trắng, hồng, đỏ thẫm, tím than trong ngày?/ Hoa gì trắng đỏ cùng cây?/ Hoa gì đêm nở, ban ngày cấm cung?/ Phù dung sớm nở tối tàn/ Năm màu thay đổi chan chan trong ngày/ Hoa giấy trắng đỏ cùng cây/ Hoa quỳnh đêm nở, ban ngày cấm cung…”.
Lời điệu hát ống, hát ví ngọt ngào, da diết ấy đã được người dân thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đánh thức sau nhiều năm chìm trong quên lãng.

Vang từ ruộng lúa
Tưởng như hát ống, hát ví giờ chỉ còn trong ký ức của nhiều người, bởi loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo này đã chính thức vắng bóng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Vậy mà giờ đây, những điệu hát dân dã, ngọt ngào ấy đã “sống” lại nhờ sự tâm huyết của người dân thôn Hậu. Với tôi, lần đầu tiên được thưởng hát ống, hát ví quả thật lạ lẫm và cuốn hút. Chỉ qua những nhạc cụ thô sơ là ống tre ngà, sợi tơ mỏng manh đã tạo nên một “đặc sản” tinh thần hiếm nơi nào có được. Theo những cụ cao niên trong thôn, hình thức nghệ thuật này thường được hát trong các buổi đi cấy, đi cày, làm cỏ, tát nước… những người nông dân Liên Chung lại hát đối đáp, giao duyên để bớt đi những mệt nhọc ngày mùa. Chính vì thế, người Liên Chung gọi hình thức hát này với những cái tên mộc mạc hơn, gần gũi hơn: hát cày, hát cấy, hát vơ cỏ…

Chiếc ống được xem như là một cái loa để nghe và cũng là Micro để hát. 

Hang Mường Tỉnh - căn cứ cách mạng chứa đựng giá trị lịch sử to lớn

Nằm dưới chân dãy núi đá vôi hùng vĩ, ẩn mình dưới đại ngàn ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, Di tích Lịch sử cấp quốc gia hang Mường Tỉnh (bản Chống, xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) là nơi gắn với quá trình hình thành, phát triển Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Điện Biên (cũ), Ban Cán sự tỉnh Lai Châu (cũ) và phong trào cách mạng trên địa bàn. Hang Mường Tỉnh còn là địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn với khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên đẹp. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, tiềm năng du lịch của Di tích này đang bị “bỏ ngỏ”. 

Đường vào hang Mường Tỉnh. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN 

Vượt sông Son khám phá hang nước dài nhất thế giới

Không chỉ có vẻ đẹp tráng lệ, động Phong Nha đã sớm trở thành một huyền thoại, một biểu tượng mang tính lịch sử của Việt Nam, hàng năm thu hút hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài nước đến để được chiêm ngưỡng.

Phong Nha được Hiệp hội Hoàng gia Anh bình chọn là một trong những hang động đẹp nhất thế giới.

Bình Định: Về Phù Cát thăm gì, chơi ở đâu?

Phù Cát là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, nơi đây nổi tiếng bờ biển đẹp, bãi cắt trắng mịn, ngoài ra còn có chùa Ông Núi – Linh Tự Phong sẽ lôi cuốn bất kỳ ai khi một lần ghé thăm.


Nếu muốn có nhiều hơn những trải nghiệm, được hòa mình vào cuộc sống thôn quê, tận hưởng hết vẻ đẹp của vùng đất này tốt nhất bạn nên đi con đường ven biển. Từ TP.Quy Nhơn bạn sẽ chạy qua cầu Thị Nại, băng qua những dồi cát trắng đẹp mê ly, bon bon trên những con đường thẳng tắp.

23 thg 8, 2019

Mùa quả chín thơm trên cây thị di sản 200 năm tuổi ở Nghệ An

Cây thị khổng lồ với tuổi đời gần 200 năm ở xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vẫn cho quả chín vàng, thơm nức mỗi độ tháng 8 về. 

Cây thị cổ thụ ở thôn 11, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu nổi tiếng vì tuổi đời lâu năm, thân cây to lớn 10 trẻ em dang tay vòng quanh mới ôm xuể. 

Về khu chợ 'người bán nhiều hơn kẻ mua' ở miền Tây xứ Nghệ

Ở một khu chợ nơi trung tâm xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) dường như chẳng mấy ai nặng nề việc mua đi bán lại. Người ta vẫn vui miệng gọi nơi này là chốn "người bán nhiều hơn kẻ mua". 

Khu chợ ở trung tâm xã Tri Lễ cách trung tâm huyện Quế Phong 30km. Nơi đây có những sạp hàng dựng bằng tre nứa tạm bợ và chủ yếu phục vụ nhu cầu cho bà con các xóm lân cận. 

Người Mông Nghệ An 'lên trời' ăn tiệc trong lễ cúng 'giàng'

Trong lễ cúng "giàng", còn gọi là cúng họ của dòng họ Và, người ta tin rằng mình được "lên trời" ăn tiệc và trở về qua 3 cánh cổng tâm linh. 

Mỗi dòng họ người Mông ở miền núi Nghệ An lại có một tập tục riêng. Dòng họ Và ở bản Thăm Hín, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn cũng vậy. Họ tổ chức lễ cúng "giàng" vào cuối tháng 6 âm lịch. Các dòng họ khác cũng có tập tục này nhưng thường tổ chức vào thời gian khác nhau và cách cử hành cũng khác nhau. 

22 thg 8, 2019

Ve ve - món ăn ngon... ve kêu

Ve xào cuốn bánh tráng chẳng thứ gì bằng. Chảo mỡ phi hành tỏi thơm phưng phức rồi đổ ve ve vô chao qua chao lại, dậm tí tiêu tí nước mắm. Ve ve chín săn mình xúc ra đĩa vàng ươm, cuốn bánh tráng, dưa chuột, rau sống rồi chấm nước mắm chanh ớt.

Ve ve cuốn bánh tráng

"Ve sầu khóc suốt mùa đông", con ve tỉ tê mùa đông thế nào chẳng biết chứ con nít làng Giồng Ông Tố (quận 2) xưa kia hễ thấy hoa phượng đỏ rực đầy cành, mưa lai rai ướt đất lập tức mừng quắn đít.

Khó cưỡng với mỹ nhân chem chép 'cưới' điều non tơ

Sao mà ngọt thế nhỉ, ngọt lịm cả người, cái ngọt thanh tao của điều non hòa lẫn ngọt man mác chem chép. Cắn miếng điều bùi tan tơi nâng thêm dòn dai sần sật beo béo của chem chép, úi mèn ui, ai mà cầm lòng đậu.

Canh chem chép nấu điều non

Đồng Nai đất đỏ tươi rói rợp trời thướt tha mái tóc xanh mượt mà của giai nhân điều. Điều phải được bầu làm hoa hậu xứ bụi hồng mù trời này mới đúng.

Anh thấy em nhỏ xíu anh thương

'Lục bình trôi dọc triền sông. Hái vào xào tép ngọt lòng dân quê'. Từng ngó lục bình mềm, vị ngọt mát và mùi đặc trưng là món ăn dân dã, giữ hồn quê cho vùng sông nước miền Tây.

Lục bình xào tép đồng

Lục bình thường gọi là bèo Tây hay bèo Nhật Bản, có rất nhiều ở miền sông nước. Khi xưa, lục bình chỉ là loài thủy sinh, thân thảo không hữu dụng nhưng là hình ảnh quen thuộc với bà con đồng bằng sông Cửu Long.

Ăn tô bún cá, chạy dìa Rạch Giá, bỏ má theo em

Bún cá Kiên Giang phản ánh đúng chất "địa lý" của vùng đất Kiên Giang, bên biển bên đồng, phải có thịt cá lóc đồng, tôm biển, rau ăn kèm "cây nhà lá vườn" và nước mắm ngon.

Món bún cá Kiên Giang quyện giữa vị của đồng bằng và biển cả

Hôm rồi, trong Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn thơ rằng: "Lần đầu ăn tô bún cá, chạy dìa Rạch Giá, bỏ má theo em".

Những tảng đá xếp chồng chênh vênh ở Đồng Nai

Tại thắng cảnh Đá Ba Chồng, những khối đá to lớn, có nhiều hình thù, hình thành hàng triệu năm trước do biến đổi địa chất của trái đất. 

Danh thắng Đá Ba Chồng nằm ven Quốc lộ 20 (huyện Định Quán, Đồng Nai), cách TP HCM hơn 100 km, được tạo thành từ nhiều tảng đá lớn. Đây là một vùng núi đá có diện tích hơn 8 ha, độ cao trung bình trên 100 m so với mực nước biển, thành phần chủ yếu là đá Granodiopit. 

21 thg 8, 2019

Nét đẹp sinh hoạt văn hóa quanh nhà rông Kon Tum

Các hoạt động như biểu diễn cồng chiêng, múa xoang hay giã gạo quanh nhà rông ở Kon Tum gây ấn tượng với du khách tham quan. 

Hai phụ nữ Ba Na đang giã gạo và sàng ngô trước nhà rông Kon K’ri, nằm bên dòng sông Đăk Bla (xã Đắk Rơ Wa, TP Kon Tum). 
Nhà rông ở Tây Nguyên được biết đến như “trái tim” của các buôn làng. Tại Kon Tum, nhà rông là kiểu nhà sàn đặc trưng, được xây dựng hoàn toàn bằng tranh, tre, nứa, lá với phần mái vững chãi.

Khu chợ nổi nằm giữa 5 con sông ở miền Tây

Tại chợ nổi Ngã Năm, Sóc Trăng, các ghe thuyền treo “cây bẹo” mang hình ảnh đặc trưng của vùng quê sông nước miền Tây.

Bên cạnh các chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), Cái Răng (Cần Thơ) hay Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Ngã Năm (thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng) cũng là một điểm đến được nhiều du khách ghé thăm khi đến miền sông nước Cửu Long.
Khu chợ cách TP Sóc Trăng khoảng 60 km, đã hình thành từ hơn một trăm năm nay, là giao điểm của năm con sông chảy qua các ngả gồm Cà Mau, Vĩnh Quới (Sóc Trăng), Long Mỹ (Hậu Giang), Thạnh Trị (Sóc Trăng) và Phụng Hiệp (Hậu Giang). 

“Pẻng tải” – món bánh đen sì, ngọt mà không ngấy của người Tày - Nùng

“Pẻng tải” (bánh gai) là món bánh quen thuộc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng (Lạng Sơn) dịp Rằm tháng Bảy. Dù ở quê hay làm ăn xa trên những vùng đất mới, đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn giữ tục tự giã bánh để cúng tổ tiên, biếu cha mẹ và cho gia đình thưởng thức. 

Ngày nay đồng bào các dân tộc Tày – Nùng ở khu vực miền núi phía Đông Bắc vẫn giữ được những phong tục, nét văn hóa đặc trưng riêng có. Đặc biệt, dịp Rằm tháng 7 có là tục lệ “Pây tai” (đi nhà vợ) là không thể thiếu, để con rể thể hiện lòng tôn kính, lòng biết ơn công sức sinh thành, nuôi dạy người con gái của bố mẹ vợ giờ là vợ của mình. Dịp lễ cũng là dịp, là cơ hội để thắt chặt tình cảm giữa những người trong gia đình, trong dòng tộc, họ hàng và tình đoàn kết giữa mọi người với nhau. 

Đây là món bánh không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng xứ Lạng trong dịp Rằm tháng 7 

“Pây Tái” nét đẹp văn hóa Rằm tháng 7 của người Nùng, Tày ở Yên Bái

“Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7” là câu nói dân gian có từ lâu đời thể hiện tầm quan trọng của cái tết tháng Âm lịch đối với cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc. Rằm tháng 7 Âm lịch còn gọi là lễ “Pây Tái” - một trong ba cái tết quan trọng nhất của năm. 

Lễ “Pây tái” dịch ra tiếng Kinh có nghĩa là về nhà ngoại, thường diễn ra vào ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng Bảy hằng năm. Mặc dù đã có chút mai một, song ở Lục Yên, Yên Bái nét đẹp văn hóa này vẫn được duy trì và gìn giữ.

Cứ đến ngày 14/7 Âm lịch hằng năm, gia đình chị Hoàng Thị Hòa (dân tộc Nùng, thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, Yên Bái) lại tạm gác mọi công việc đồng áng để chuẩn bị ăn Tết rằm tháng 7. Mọi người trong gia đình quây quần làm bánh chuối, vịt thịt để cúng tổ tiên, chuẩn bị đồ lễ để “Pây tái” nhà ngoại.

Chị Hòa chia sẻ: “Ngay từ ngày 13 Âm lịch gia đình tôi đã đi tìm vịt, gà sạch và chuẩn bị gạo, đỗ, lạc để ngày 14 đi Tết nhà ông, bà ngoại. Gia đình tôi luôn duy trì phong tục này hằng năm để gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc mình.” 

Chị Hoàng Thị Hòa cùng chồng gánh đồ "Pây tái". 

Kin Chu Sìn – chủ nhân của những ngôi nhà nấm nơi rẻo cao

Nằm sâu trong lòng thung lũng, giữa quả đồi rộng lớn, những mái nhà vuông vức được phủ mái cỏ theo thời gian đã phủ một lớp rêu thành những ngôi nhà "nấm" khổng lồ, bản Kin Chu Sìn thu hút nhiều du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng bởi vẻ đẹp độc, lạ này.


Kin Chu Phìn cách trung tâm xã Nậm Pụng (Bát Xát) khoảng 10km. Ở độ cao 1.000m so với mực nước biển, không khí ở Kin Chu Phìn vào mùa động, nhiệt độ xuống thấp, có một thời điểm tuyết phủ trắng cả một góc trời. Kin Chu Phìn là bản của người Dao. Vì thời tiết khắc nghiệt diễn ra thất thường trong năm nên đồng bào dân tộc đã tự bảo vệ cơ thể của mình bằng cách xây dựng những ngôi nhà có mái vuông vức được lợp cỏ hoặc tôn, có tường dày và kính. Nhìn xa xa những ngôi nhà ở bản chẳng khác gì những cây nấm khổng lồ được mọc lên từ đất.

20 thg 8, 2019

Ý nghĩa lễ nâng khăn đầu trong đám cưới của người Mạ

Cùng với sự giao thoa văn hóa và thay đổi thích nghi trong đời sống hiện đại, đám cưới của người Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng có sự biến đổi theo hướng tối giản hơn. Nhiều nghi lễ rườm rà và hủ tục được xóa bỏ, nhưng một số nghi thức mang ý nghĩa tốt đẹp vẫn được giữ gìn, thực hiện qua nhiều thế hệ như lễ nâng khăn đầu (còn gọi là lễ nâng đầu), lễ cúng thần linh - tổ tiên, lễ trùm chăn,...

Chú rể đặt lễ vật tặng lên đầu người thân 

Đám cưới của người Mạ hiện nay thường diễn ra trong 2 ngày tại nhà gái. Ngày đầu tiên sẽ thực hiện các nghi thức truyền trống, ngày thứ hai tổ chức tiệc cưới mời khách như kiểu người Kinh. Lễ nâng khăn đầu diễn ra trong buổi sáng ngày đầu tiên. Buổi lễ được tổ chức với ý nghĩa cô dâu - chú rể tôn trọng dòng họ hai bên, từ nay trở thành người thân, ruột thịt. Sau lễ này, cô dâu - chú rể cũng sẽ đổi cách xưng hô với mọi người hai bên gia đình.

Lễ cúng rào bon trồng cây của người M’nông ở xã Nâm Nung

Mới đây, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, đồng bào M’nông ở xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tổ chức Lễ cúng rào bon trồng cây (Tăm Blang m’prang bon). 

Đây là một trong những nghi lễ tiêu biểu của người M’nông Preh được tổ chức 3-5 năm một lần với sự tham gia của nhiều bon làng trên địa bàn nhằm cảm tạ trời đất ban cho mưa thuận gió hòa, cây Blang đã bảo vệ che chở dân làng vượt qua bao gian khó của cuộc sống. 

Lễ cúng rào bon trồng cây là lễ hội tiêu biểu của người M'nông Preh được tổ chức 3-5 năm một lần 

Long Xuyên – 230 năm hình thành và phát triển

Từ một đồn nhỏ được lập bên vàm sông Tam Khê mang tên thủ Đông Xuyên, sau 230 năm, đã trở thành mảnh đất trù phú Long Xuyên ngày nay. Là thành phố trẻ nằm bên bờ hữu ngạn sông Hậu, Long Xuyên còn có cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng) quanh năm cây trái xanh tươi, phong cảnh hữu tình - quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính mến.


Viếng ngôi chùa có nhiều tượng phật được ghi nhận Kỷ lục Việt Nam

Rằm tháng 7, các ngôi chùa ở An Giang tấp nập phật tử đến thắp hương, cầu mong các bậc sinh thành được mạnh khỏe, bình an, gia đình hạnh phúc… 

Trong đó, chùa Phước Thành (xã Bình Phước Xuân, Chợ Mới) là một trong những địa điểm thu hút đông khách hành hương, phật tử đến tham quan, cúng bái. 


Chùa Phước Thành được ghi nhận Kỷ lục Việt Nam, với công trình quần thể tượng Phật Tổ A Di Đà và 48 vị Bồ Tát Thánh Chúng. 

19 thg 8, 2019

Người dân tấp nập đi chợ phiên Tam Thái mua chuột, nhái ăn Tết

Được biết đến là ngôi chợ chuyên bán các sản vật của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An, chợ phiên Tam Thái họp vào Chủ nhật hàng tuần. Và ngày 31/12 năm nay cũng là phiên chợ cuối cùng của năm 2017 nên chợ đã thu hút rất nhiều người đi mua sắm để ăn Tết dương lịch.

Mới sáng sớm dù trời mưa, lạnh nhưng người dân vẫn đổ về chợ phiên Tam Thái. Một khung cảnh khá nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ. Ảnh: Đình Tuân

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao Tương Dương với các loại rau củ độc đáo

Đã từ lâu người dân khắp nơi đều biết đến chợ phiên Tam Thái (Tương Dương) là phiên chợ chuyên bày bán rất nhiều loại rau, củ, quả do bà con tự trồng hoặc thu hái ở trên nương rẫy hay khe suối. Đây không chỉ là những loại nông sản "sạch" mà còn là những vị thuốc rất tốt cho sức khỏe, nên được người dân rất ưa chuộng. 

Chợ phiên Tam Thái, cách trung tâm huyện Tương Dương khoảng 10km. Chợ được họp vào các ngày chủ nhật hàng tuần. Tuần nào cũng vậy người dân trong và ngoài xã lại mang các loại nông sản ra chợ để bày bán. 

Người Khơ mú ở Nghệ An cúng hồn vía cầu bình an, may mắn

Cúng vía là sinh hoạt tâm linh lành mạnh với ý nghĩa cầu may mắn, mạnh khỏe. Người Khơ mú tổ chức cúng vía khi một ai đó trong nhà ốm lâu ngày không khỏi; người khỏe lại sau một trận ốm nặng; có người thân qua đời hay ai đó đi xa lâu ngày trở về... 

Một buổi lễ cúng vía của người Khơ mú ở Nghệ An. Ảnh: Đào Thọ 

Những chiếc cối giã gạo truyền thống của đồng bào miền Tây xứ Nghệ

Đời sống xã hội ngày càng phát triển, trên các bản làng vùng cao người Thái, Mông, Khơ mú… hầu hết đã có máy xay lúa. Tuy vậy, nhiều gia đình vẫn còn giữ lại những chiếc cối giã gạo truyền thống. 

Những chiếc cối giã gạo lớn bằng gỗ vẫn được lưu giữ trong các gia đình vùng cao. Ảnh: Hồ Phương

Giải mã ché thiêng của người Ê Đê

Người Ê Đê có kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc, trong đó, ché không chỉ là vật dụng để ủ rượu cần mà còn là báu vật thiêng - hội tụ các giá trị văn hóa, lịch sử của người Ê Đê. Tìm hiểu về ché để giải mã những bí ẩn và thông điệp của người xưa gửi gắm.

Sự sáng tạo đặc biệt


Trong văn hóa truyền thống, dân gian của người Ê Đê, những biểu tượng văn hóa của đồng bào thường là những vật có kích thước khá to lớn, được coi như là báu vật, thể hiện thế lực và sự giàu có cũng như sự linh thiêng: Nhà dài, dàn chiêng đồng, trống h’gơr, ghế k’pan và ché rượu cần. 

Ché không chỉ để chứa rượu cần mà còn là vật thiêng trú ngụ của các vị thần, luôn có mặt trong các nghi thức tín ngưỡng của người Ê Đê. 

Rộn ràng lễ mừng cơm mới của đồng bào Si La

Lễ mừng cơm mới (ồ ứng khẹ ê) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Si La (xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), được cộng đồng người Si La trân trọng gìn giữ từ đời này sang đời khác, với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng ấm no, sung túc.

Nét đẹp văn hóa


Theo truyền thống của người Si La, lễ mừng cơm mới được tổ chức đầu vụ thu hoạch vào ngày Hợi, Ngọ, Tỵ, Thân hoặc Thìn tháng 8 âm lịch hàng năm và diễn ra trong một ngày tại gia đình trưởng mỗi dòng họ. Gia đình trưởng dòng họ có bàn thờ và trưởng họ thường là người thay mặt cho cả dòng họ làm các thủ tục trong các nghi lễ cúng. Tuy nhiên, vì lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ đặc trưng tiêu biểu của đồng bào Si La nên không chỉ tổ chức tại mỗi gia đình trưởng dòng họ riêng, mà tại tất cả các dòng họ khác trong bản cũng đều tổ chức lễ mừng cơm mới và sau các nghi lễ cúng mời tổ tiên, các gia đình trong họ sẽ đến dự bữa cơm mừng cơm mới tại nhà trưởng dòng họ. 

Các điệu múa mô phỏng sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Si La như giã gao, sàng gạo....