Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo tàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo tàng. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 9, 2024

Kiến trúc Bảo tàng Trường Sa vươn mình mạnh mẽ về đại dương

Sau thời gian thi tuyển, địa phương đã tìm được phương án giải Nhất trúng tuyển thiết kế kiến trúc, cảnh quan công trình Bảo tàng Trường Sa.

Kiến trúc Bảo tàng Trường Sa vừa đạt giải nhất. Ảnh: Huni Architectes

Ngày 31.7, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã có quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc, cảnh quan công trình Bảo tàng Trường Sa.

7 thg 8, 2024

Bên trong căn nhà cổ chứa hàng trăm hiện vật Khmer ở Sóc Trăng

Phòng trưng bày văn hóa Khmer hiện có trên 400 hiện vật về đời sống, sinh hoạt, văn hóa của đồng bào Khmer.

Phòng trưng bày Văn hóa hóa Khmer tỉnh Sóc Trăng tọa lạc trên đường Nguyễn Chí Thanh (Phường 6, TP Sóc Trăng), được khởi công xây dựng vào năm 1936. Đây là nơi lưu giữ tổng hợp các hiện vật sinh động và đa dạng về đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất, sinh hoạt của cả dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Khmer vùng ĐBSCL nói chung.

11 thg 7, 2024

Bảo tàng Bến Tre – Nơi lưu giữ ký ức và vẻ đẹp văn hóa của xứ Dừa

Bảo Tàng Bến Tre là một trong những địa chỉ đỏ về giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước vô cùng ý nghĩa cho thế hệ trẻ. Bảo Tàng còn là địa điểm du lịch Miền Tây thú vị, hấp dẫn để du khách đến tham quan, tìm hiểu, học tập, trải nghiệm, thưởng thức nghệ thuật và di sản văn hóa xứ dừa Bến Tre.

Bảo tàng Bến Tre

4 thg 7, 2024

Bảo tàng Đồng quê độc nhất vô nhị ở Nam Định

Bảo tàng Đồng quê ở Nam Định đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật có giá trị lịch sử. Từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm tham quan, du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Khoảng 10 năm trước, với mong muốn lưu giữ hồn cốt của làng quê Việt Nam, nhà giáo Ngô Thị Khiếu cùng chồng là thiếu tướng Hoàng Kiền, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đã sáng lập Bảo tàng Đồng quê (xã Giao Thịnh, H.Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Cũng từ đó, Bảo tàng Đồng quê được xem như là thiết chế văn hóa, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa của cư dân vùng đồng bằng Bắc bộ.

Báo tàng Đồng quê được xem như một thiết chế văn hóa. MAI CHIẾN

14 thg 6, 2024

Nghìn năm vẫn mới

Mỗi hiện vật ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh luôn gắn liền với một câu chuyện rất thú vị. Mặc dù đã có từ hàng nghìn năm nay, nhưng vẫn hấp dẫn người nghe.

Tôi thực sự bị cuốn hút bởi câu chuyện bảo quản và phục chế hiện vật từ những mảnh vỡ cách đây hàng nghìn năm của những cán bộ làm công tác bảo tàng. Họ đã thầm lặng gìn giữ tài sản quý cho muôn đời sau.

Làm bạn với cổ vật

Không phải ai cũng làm được công việc mà ngày qua ngày quanh quẩn với hàng chục nghìn hiện vật trong nhà kho của bảo tàng. Vậy mà chị Phạm Thị Thanh Tuyết (50 tuổi) - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng Tổng hợp tỉnh) làm công việc kiểm kê, bảo quản hiện vật ở bảo tàng đã hơn 13 năm. Chị Tuyết cười bảo, có ngày chẳng nhìn thấy ánh mặt trời, chỉ biết bầu bạn với hiện vật. Thế mà tôi rất yêu thích công việc mình làm! Đó là bởi chị đam mê, vì rằng mỗi hiện vật ở bảo tàng là một câu chuyện kể, gắn với con người, với lịch sử - văn hóa qua hàng nghìn năm. Ở đó, còn có nhiều bí ẩn cần được nghiên cứu, giải mã.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi và chị Phạm Thị Thanh Tuyết trao đổi về việc phục dựng ngôi mộ chum của người Sa Huỳnh cổ.

10 thg 5, 2024

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập hóa thạch hiếm có tại Hà Nội

Đến với Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) thời gian này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các mẫu hóa thạch kỳ thú, hình dạng khác nhau có niên đại hàng trăm triệu năm, đặc biệt viên đá cổ nhất Việt Nam - gần 3 tỷ năm. Đây là trưng bày chuyên đề mang tên "Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch" do Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức nhằm mang đến cho người xem hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành trái đất thông qua những hiện vật hóa thạch.

Du khách chiêm ngưỡng viên đá cổ nhất Việt Nam có niên đại 2.936 tỷ năm.

25 thg 2, 2024

Nghìn năm vẫn mới

Mỗi hiện vật ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh luôn gắn liền với một câu chuyện rất thú vị. Mặc dù đã có từ hàng nghìn năm nay, nhưng vẫn hấp dẫn người nghe.

Tôi thực sự bị cuốn hút bởi câu chuyện bảo quản và phục chế hiện vật từ những mảnh vỡ cách đây hàng nghìn năm của những cán bộ làm công tác bảo tàng. Họ đã thầm lặng gìn giữ tài sản quý cho muôn đời sau.

Làm bạn với cổ vật

Không phải ai cũng làm được công việc mà ngày qua ngày quanh quẩn với hàng chục nghìn hiện vật trong nhà kho của bảo tàng. Vậy mà chị Phạm Thị Thanh Tuyết (50 tuổi) - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng Tổng hợp tỉnh) làm công việc kiểm kê, bảo quản hiện vật ở bảo tàng đã hơn 13 năm. Chị Tuyết cười bảo, có ngày chẳng nhìn thấy ánh mặt trời, chỉ biết bầu bạn với hiện vật. Thế mà tôi rất yêu thích công việc mình làm! Đó là bởi chị đam mê, vì rằng mỗi hiện vật ở bảo tàng là một câu chuyện kể, gắn với con người, với lịch sử - văn hóa qua hàng nghìn năm. Ở đó, còn có nhiều bí ẩn cần được nghiên cứu, giải mã.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi và chị Phạm Thị Thanh Tuyết trao đổi về việc phục dựng ngôi mộ chum của người Sa Huỳnh cổ.

25 thg 11, 2023

Kỷ vật của người lính trong Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

177 kỷ vật của người lính, dân công, bác sĩ...được trưng bày trong triển lãm ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, gợi nhớ về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.


Từ ngày 21/11 đến đến hết tháng 3/2024, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trưng bày chuyên đề "Kỷ vật thời kháng chiến", giới thiệu 177 hình ảnh, tư liệu, hiện vật, kỷ vật đến công chúng.

Các kỷ vật là hành trang của các tướng lĩnh, cựu binh, tù chính trị trên các mặt trận khác nhau như văn công Quân Giải phóng miền Nam, nữ chiến sĩ miền Nam, đội ngũ y bác sĩ, phóng viên chiến trường sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

14 thg 11, 2023

Khám phá Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương

Bảo tàng Văn hoá Nghệ thuật Đông Dương (thành phố Hải Phòng) hiện đang lưu giữ và trưng bày trên 15.000 hiện vật với niên đại từ hàng trăm năm cho đến hàng ngàn năm tuổi. Đây là bảo tàng tư nhân được gây dựng bởi niềm đam mê lịch sử và tình yêu nghệ thuật của doanh nhân Cao Văn Tuấn.

Không gian tầng 1 là không gian trưng bày chính của Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương.

Tuy công việc chính là kinh doanh, nhưng doanh nhân Cao Văn Tuấn (62 tuổi ở Hải Phỏng) có một niềm đam mê mãnh liệt với văn hóa nghệ thuật. Ông bắt đầu sưu tập cổ vật và các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ khi đang ở độ tuổi đôi mươi. Ban đầu chỉ là những món đồ trao đổi qua lại giữa những người cùng sở thích, hoặc săn tìm từ các ông chủ đồ cũ, thậm chí là mua lại từ những người bán phế liệu. Sau này, đến khi làm ăn phát đạt, ông có nhiều cơ hội sưu tầm hơn từ mối quan hệ thân thiết với nhiều họa sĩ, nhà sưu tầm. Ngay từ đầu, ông Tuấn đã định hướng rõ quan điểm sưu tầm của mình là sự kỹ càng về nguồn gốc, tiểu sử và những câu chuyện liên quan đến cổ vật đó.

Đến nay, ngoài 300 tác phẩm hội họa, trong đó có nhiều tác phẩm của các danh họa mỹ thuật Đông Dương thì trong bộ sưu tập của Cao Văn Tuấn có tới 15.000 hiện vật với khoảng 2.000 cổ vật quý hiếm. Đây là thành quả của quá trình hàng chục năm trời, ông đi khắp đất nước để săn tìm cổ vật và là nền tảng để tạo dựng nên Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương rộng hơn 1.000 m² trong một vườn cây rộng hơn 1,3 héc-ta.



Mái nhà thời Lý (thế kỷ 11) với các chi tiết ống tơ, lá đề, đầu đao rồng với tỉ lệ 1/1 chuẩn bản vẽ được ông Cao Văn Tuấn phục dựng lại.

Từ khi bén duyên với đồ cồ, ông Tuấn luôn nuôi dưỡng ý tưởng xây dựng bảo tàng nhưng mãi vài năm gần đây ý tưởng đó thành hiện thực. Dạo bước qua các gian trưng bày theo chuyên đề của bảo tàng mới thấy hết công sức của ông Cao Văn Tuấn. Dàn đèn bên trong các khu trưng bày được bố trí công phu, khiến cho những tác phẩm tranh, điêu khắc và cổ vật hiện lên lung linh, tinh tế. Trong suốt quá trình hoàn thiện bảo tàng, ông Tuấn đã phải tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, từ việc sử dụng ánh sang, bố trí cổ vật theo thời gian hay không gian, sự kiên kết của các cổ vật khi trưng bày…

Theo lý giải của ông Tuấn, bộ sưu tập đồ gốm từ thời đại Đông Sơn đến thế kỷ 20 được bài trí theo dòng thời gian. Trong khi đó, những món đồ thờ, tượng cổ, được bố trí theo không gian.





Tầng 1 của bảo tàng là không gian trưng bày chính. Du khách có thể vào các hầm kho xem “Hùng thư bảo điện” (ban thờ của người Nhật) hay những hũ nhỏ xinh đựng gia vị có từ thuở Hai Bà Trưng dựng nước được xếp tầng tầng, lớp lớp. Chiếc trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (thế kỷ 7 TCN – thế kỷ 6 CN) của người Việt cổ với ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt trời vẫn còn khá nguyên vẹn.

Sau khi tham quan hết khu trưng bày tại tầng 1 thì du khách sẽ được hướng dẫn lên tầng 2 để chiêm ngưỡng các hiện vật gốm, đá, đồ đồng gồm binh khí, thạp, đĩa, hũ, bình hay đồ trang sức từ văn hóa Phùng Nguyên (cách nay gần 4.000 năm) đến thời Lý, Trần, Mạc… rồi nhà Nguyễn đều được nâng niu, đánh số.






Ngoài ra, bảo tàng còn lưu giữ những cổ vật đặc biệt, có giá trị lịch sử lâu đời như đôi câu đối cổ ca ngợi công ơn Đức Vương Ngô Quyền có niên đại thế kỷ 18, lư hương triều Lê trung Hưng thế kỷ 16-17) hay bộ ba pho tượng Đệ nhất thành mẫu Liễu Hạnh (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải) – một “tứ bất tử” trong truyền thống thờ phụng của người Việt, bức tượng Phật bà quan âm thiên thủ thiên nhãn và nhiều hiện vật khác…

Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương được UBND thành phố Hải Phòng cấp phép hoạt động với hình thức bảo tàng ngoài công lập dưới sự quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng và chính quyền địa phương. Hiện tại, Bảo tàng đang mở cửa miễn phí cho du khách và hứa hẹn trở thành địa chỉ đỏ cho du khách ưa thích khám phá văn hóa và nghệ thuật Đông Dương.

Bài: Công Đạt -  Ảnh: Thanh Giang

24 thg 10, 2023

Loạt bảo tàng hấp dẫn tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ và Bảo tàng Áo dài là những địa điểm tham quan đặc sắc, giàu ý nghĩa vào dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

1. Nằm ở số 36 Lý Thường Kiệt, khu vực trung tâm Thủ đô Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một trong số ít các bảo tàng ở Việt Nam được biết đến rộng rãi trên bản đồ du lịch quốc tế. Cơ sở này được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

23 thg 10, 2023

800 hiện vật, tư liệu cổ truyền của đồng bào Khmer ở Trà Vinh

Hơn 800 hiện vật, hình ảnh, tài liệu phản ánh nhiều mặt đời sống của cộng đồng người Khmer đang được trưng bày trong 4 phòng lớn tầng 2 Bảo tàng Văn hóa dân tộc Trà Vinh.

Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh nằm ngay gần danh thắng ao Bà Om và di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Âng, cách TP Trà Vinh khoảng 5 km.

3 thg 10, 2023

Chiêm ngưỡng những hiện vật của nền văn hóa Óc Eo

Đến huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khi tham quan, khám phá nhà trưng bày văn hóa Óc Eo. Nơi đây trưng bày hàng trăm hiện vật có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII.

Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo nằm tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

2 thg 9, 2023

Đặc sắc trang sức của nền Văn hóa Sa Huỳnh

Tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Tổng hợp tỉnh đang lưu giữ hàng trăm hiện vật là trang sức nghìn năm tuổi thuộc nền Văn hóa Sa Huỳnh. Những cổ vật này luôn có sức hút với du khách bởi giá trị thẩm mỹ còn nguyên giá trị theo thời gian.

Dù niên đại đã tính đến hàng nghìn năm, song nền Văn hóa Sa Huỳnh (VHSH) chỉ mới được phát hiện vào năm 1909 bởi nhà khảo cổ người Pháp M.Vinet khi ông tìm thấy khoảng 200 chiếc mộ chum bên đầm An Khê (TX.Đức Phổ). Đây là lần đầu tiên nền văn hóa từng phát triển rực rỡ trên dải đất miền Trung được phát lộ. Kể từ đó, những di tích, hiện vật thuộc văn hoá Sa Huỳnh tiếp tục được nhiều thế hệ nhà nghiên cứu trong và ngoài nước dày công tìm kiếm, sưu tầm và nghiên cứu.

Quảng Ngãi được xem là cái nôi của VHSH với 26 di tích được khai quật trong số hơn 80 địa điểm được phát hiện và nghiên cứu. Qua các cuộc khảo cổ và hiện vật khai quật được, diện mạo của VHSH, từ nguồn gốc đến các giai đoạn phát triển, từ loại hình di tích di vật đến đặc trưng văn hóa ngày càng rõ nét.

Các trang sức cổ thuộc Văn hóa Sa Huỳnh được trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh.

30 thg 8, 2023

Cổ vật của 4 triều đại trưng bày ở Sài Gòn

Gần 200 hiện vật thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn trưng bày trong triển lãm ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM, quận 1.


Triển lãm mang chủ đề "Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép" giới thiệu 170 cổ vật của 27 nhà sưu tập trên cả nước. Hiện vật thuộc bốn triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê và Nguyễn, trải dài từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20.

Các hiện vật này chủ yếu là gốm Việt Nam với nhiều loại đồ gia dụng, thờ cúng, trang trí, đồ dùng để uống trà, rượu. Ngoài ra còn có gốm sứ Việt Nam đặt hàng Trung Quốc, Pháp sản xuất.

26 thg 8, 2023

Hàng nghìn kỷ vật và 600.000 mẫu tem tái hiện lịch sử ngành TT&TT

Bảo tàng Bưu điện Việt Nam đang lưu giữ hàng nghìn tài liệu, hiện vật, hình ảnh về ngành Bưu chính Viễn thông, Công nghệ thông tin và tem bưu chính tái hiện hình ảnh ngành thông tin và truyền thông trong các giai đoạn lịch sử.


Bảo tàng Bưu điện Việt Nam được thành lập tháng 12/1994, tổng diện tích hơn 500 m². Nơi đây đang lưu giữ, trưng bày hàng nghìn tài liệu, hiện vật, hình ảnh về Bưu chính Viễn thông, Công nghệ thông tin và tem Bưu chính. 

24 thg 7, 2023

Bảo tàng Gốm cổ sông Hương: nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc xứ Huế

Nằm trong căn nhà vườn Lan Viên cố tích (số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế), Bảo tàng Gốm cổ sông Hương của GS.TS Thái Kim Lan là một bảo tàng đặc biệt sưu tầm và trưng bày gần 5.000 hiện vật gốm cổ được trục vớt từ đáy sông Hương có niên đại từ thời thời tiền Sa Huỳnh (cách nay khoảng 2.500 – 3.000 năm). Đây cũng là bảo tàng tư nhân đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam chỉ trưng bày những hiện vật gốm cổ được tìm thấy từ một dòng sông.

14 thg 7, 2023

Khám phá Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam

Nằm trên một con phố nhỏ ở Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam không chỉ là nơi lưu trữ hàng ngàn hiện vật của ngành y học cổ truyền Việt Nam mà còn là điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách muốn tìm hiểu về ngành y học cổ truyền của dân tộc.

Ông Lê Khắc Tâm làm việc trong ngành dược phẩm và có niềm đam mê khám phá, tìm tòi về ngành y học cổ truyền Việt Nam. Từ lúc còn trẻ, ông Tâm đã có lòng nhiệt huyết, yêu nghề và gắn bó với ngành thuốc cổ truyền. Nhận thấy rằng đây không chỉ là nghề chữa bệnh mà còn chứa đựng rất nhiều những giá trị văn hóa của người Việt Nam, từ đó mà ông ấp ủ cho ra đời một bảo tàng về nghề y cổ truyền. Sau nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu và xây dựng thì đến năm 2007, Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam được đưa vào hoạt động.

10 thg 5, 2023

Bên trong bảo tàng điêu khắc đá hút khách tham quan vừa khánh thành ở Đà Nẵng

Bảo tàng Ký ức điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn vừa đưa vào hoạt động, với hơn 200 hiện vật được trưng bày, phục vụ du khách khi đến tham quan tại Đà Nẵng.

Bảo tàng Ký ức điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) vừa chính thức đón người dân và du khách tham quan vào cuối tháng 4/2023.

Bảo tàng rộng hơn 2.000 m² tọa lạc dưới chân núi Thủy Sơn ngay góc đường Huyền Trân Công Chúa và Trường Sa (quận Ngũ Hành Sơn), lưu giữ các giá trị văn hóa về làng nghề đá Non Nước nổi tiếng ở Đà Nẵng tồn tại gần 400 năm, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

13 thg 2, 2023

Hình ảnh bảo vật quốc gia Champa tại Bảo tàng Bình Định

6 di vật đã được công nhận là bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Bình Định, thu hút nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu lịch sử nghệ thuật trong nước và thế giới.

Phù điêu nữ thần Mahishasuramardini là bảo vật quốc gia năm 2015.

27 thg 1, 2023

Bảo tàng gốm cổ sông Hương: Không cấm mà khuyến khích chạm vào hiện vật

Điều lạ, là trong khi các bảo tàng khác đều “cấm sờ vào hiện vật” thì ở Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, GS Thái Kim Lan lại luôn khuyến khích du khách “hãy chạm vào hiện vật”.

Gần 5.000 hiện vật gốm độc đáo

Có thể nói, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương với diện tích 700 m², là nơi duy nhất trên cả nước trưng bày gốm được tìm thấy từ các dòng sông trong không gian địa lý hẹp (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Một góc triển lãm “Áo dài xưa triều Nguyễn” tại Lan Viên cố tích. Ảnh: Tường Minh