31 thg 5, 2024

Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 2)

Ít lâu sau khi ký hiệp định Paris, ga Sài Gòn hoạt động trở lại sau thời gian dài tê liệt vì chiến tranh với tuyến Sàigòn - Biên Hòa. Dịp này, nhật báo Chính Luận đã đăng một phóng sự dài kỳ kể chuyện đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa.

Phóng sự của ký giả Long Mã đăng 4 kỳ trên báo Chính Luận từ ngày 7/3/1973 đến 10/3/1973. Bài phóng sự không phải là hay, nhưng đọc để hình dung lại xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa cũng như hoài niệm những nét sinh hoạt đời thường của cư dân Sàigòn nửa thế kỷ trước cũng là điều thú vị.

Đây là bài thứ hai trong loạt phóng sự 4 bài, đăng ngày 8/3/1973. Tui gõ lại gần như nguyên văn, trừ những chỗ do báo cũ mờ quá đọc không ra.

Phạm Hoài Nhân

Ga Biên Hòa năm 1960's. Ảnh Mạnh Hải

29 thg 5, 2024

Đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước

Đầu năm 1973, sau khi ký hiệp định Paris, ga Sài Gòn hoạt động trở lại sau thời gian dài tê liệt vì chiến tranh. Lúc ấy, đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa là một chuyện kỳ thú. Chính vì vậy, nhật báo Chính Luận đã đăng một phóng sự dài kỳ kể chuyện đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa.

Phóng sự của ký giả Long Mã đăng 4 kỳ trên báo Chính Luận từ ngày 7/3/1973 đến 10/3/1973. Bài phóng sự không phải là hay, nhưng đọc để hình dung lại xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa của nửa thế kỷ trước cũng là điều thú vị.

Ga Sài Gòn, 1964-1965. Ảnh: Fred Mucciardi.

27 thg 5, 2024

Tranh 'Mục đồng thổi sáo' khổng lồ trên đồng lúa Tam Cốc

Bức tranh "Mục đồng thổi sáo" được tạo hình trên cánh đồng lúa rộng lớn ở Tam Cốc, hứa hẹn là điểm hút khách trong Tuần lễ du lịch Ninh Bình sắp tới.

Cánh đồng lúa nghệ thuật tại Tam Cốc, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư có diện tích gần 10.000 m², nổi bật là hình ảnh cậu bé chăn trâu thổi sáo, lấy cảm hứng từ tranh dân gian "Mục đồng thổi sáo".

Bức tranh là một trong những điểm nhấn nhằm thu hút du khách đến trong Tuần lễ du lịch Ninh Bình "Sắc vàng Tam Cốc -Tràng An 2024", diễn ra từ 1 đến 8/6. Lễ khai mạc được tổ chức vào 20h ngày 1/6 tại bến xe Đồng Gừng, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. Các hoạt động cũng diễn ra trong dịp này gồm tổ chức phố đi bộ, triển lãm ảnh nghệ thuật, biểu diễn múa rối nước, hát chèo, xẩm, các làn điệu dân ca 3 miền, hội thi chọi dê.

Du khách chụp ảnh với bức tranh "Mục đồng thổi sáo" trên cánh đồng lúa, hôm 23/5. Ảnh: Minh Đường

Hồ treo 'siêu thực' trong hang Thung

Hồ nước "treo" lơ lửng tại hang Thung được tìm thấy đầu tháng 5 mang vẻ đẹp "siêu thực", sẽ được khai thác du lịch cùng các tour thuộc thung lũng Thoòng trong năm nay.

Đầu tháng 5, Jungle Boss Tours - công ty du lịch mạo hiểm đang khai thác độc quyền một số tour khám phá hang động tại Quảng Bình, thông báo tìm thấy một hồ nước bí ẩn nằm trong nhánh phụ của hang Thung, thuộc thung lũng Thoòng (hung Thoòng) nằm trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Hồ treo được đặt tên là hồ Lơ Lửng. Ông Lê Lưu Dũng, Giám đốc công ty, cho biết nhóm thám hiểm tình cờ tìm ra hồ nước này trong lần đi kiểm tra thường xuyên hệ thống an toàn và kiểm tra mực nước sông ngầm ở hang Thung mùa hè năm nay.

25 thg 5, 2024

Lên đỉnh Bồ Hong

Tọa lạc ở độ cao 710m so mực nước biển, vồ Bồ Hong là nơi cao nhất của núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), cũng là nơi cao nhất ở miền Tây. Với nhiều người, đỉnh Bồ Hong là nơi nhất định phải đặt chân đến một lần, nếu không thì như họ chưa lên núi Cấm.

Tiếng xe gắn máy gầm rú đưa chúng tôi ngược dốc lên đỉnh Bồ Hong. Dù nhiều lần lên núi bằng phương tiện này, nhưng chúng tôi vẫn căng thẳng. Cứ đến đoạn ngược dốc, anh bạn thân lại cười hô hố khi thấy tôi bấu mạnh vào vai. Chiếc xe gắn máy phân khối lớn cứ hùng hục trườn qua mấy con dốc, lướt qua những khúc cua “cù chỏ” trong sự đứng ngồi không yên của tôi.

24 thg 5, 2024

Níu giữ "chứng nhân lịch sử" trong biệt thự cổ Hà Nội (bài 5): Sớm giữ lấy tinh hoa, đừng đợi để bảo tồn đại trà

Tháng 10.Thăng Long Hà Nội tròn 1010 tuổi. Sự tồn tại của những công trình kiến trúc Pháp trong suốt hơn 100 năm như một dấu ấn sống động kể về một khoảng thời gian vất vả, bi thương nhưng cũng rất hào hùng của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Giá trị đặc biệt của những công trình kiến trúc đó đều đã được khẳng định, nghĩa là sẽ phải - sẽ được bảo tồn để gìn giữ ký ức cho muôn đời sau.

Biệt thự số 6B Đường Thành mới được trùng tu đúng với nguyên bản đến từng chi tiết. Thời gian để hoàn thiện trong 2 năm và chủ nhân của nó tiết lộ, riêng tiền để tu sửa lên đến hơn 20 tỷ đồng

Níu giữ "chứng nhân lịch sử" trong biệt thự cổ Hà Nội (bài 4): Biệt thự - "Cuộc chơi" cần cả tiền và văn hóa

Hà Nội - thành phố này, việc thiết kế - xây dựng biệt thự theo tổng thể quy hoạch bài bản bắt đầu từ năm 1888 đến 1954 (giai đoạn Pháp xâm chiếm). Quy hoạch này tạo nên một quần thể biệt thự được phân bổ trong một khu vực rộng khoảng 800ha (khu phố Cũ), tập trung trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và một phần nhỏ ở quận Tây Hồ…

Dù được xác định và thiết lập là di sản ký ức đô thị đặc biệt, Luật Di sản Văn hóa quy định rõ - cần được bảo tồn, tôn tạo. Tuy nhiên, bảo tồn thế nào, tôn tạo ra sao trong khi hình thức sở hữu đa dạng, kiến trúc xuống cấp, thậm chí biến dạng và quan trọng hơn cả là mảnh đất mà biệt thự tọa lạc luôn nằm trong “tầm ngắm” của nhiều “đại gia” bởi vị trí cực kỳ đắc địa.

Chứa đựng phức tạp và nhiều mâu thuẫn trong một biệt thự có nhiều chủ sở hữu cùng sử dụng. Ảnh: Đức Hạnh

Níu giữ "chứng nhân lịch sử" trong biệt thự cổ Hà Nội (bài 3): Biệt thự cũ có "bó tay"… cải tạo?

Theo đánh giá của giới chuyên môn, số lượng biệt thự có giá trị của Hà Nội dù đã giảm đi nhiều trong vài năm qua, nhưng vẫn còn rất đáng kể. Cho đến thời điểm này, dù UBND TP Hà Nội đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 (2013) thì những ngôi biệt thự với nhiều hộ gia đình chung sống vẫn được coi là tài sản chứ không phải di sản. Niên đại của tòa nhà xem như không mang lại giá trị kinh tế. Và việc có giữ được ngôi nhà hay không lại phụ thuộc vào… ý thức của chủ nhà.

Một biệt thự trên phố Lý Thường Kiệt (ảnh: Yên Vân)

Níu giữ "chứng nhân lịch sử" trong biệt thự cổ Hà Nội (bài 2): Ký ức cuộc đời từ những khu nhà cũ

Biệt thự được định nghĩa là loại hình nhà ở có không gian biệt lập với xung quanh bằng hệ thống sân vườn, tường rào và lối đi riêng. Đây là loại hình nhà ở xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp thời cổ đại, trải qua thời gian, loại nhà ở “sang chảnh đẳng cấp” có mặt ở nhiều nước trên thế giới…

Phía ngoài biệt thự số 19 phố Trần Quốc Toản

Thế kỷ thứ XVII - XVIII, những ngôi nhà diện này được hoàn thiện với chuẩn mực của kiến trúc cổ điển Ba-rốc ở châu Âu. Cho đến ngày nay, nó vẫn là một loại hình nhà ở không thuộc diện đại trà. Tuy nhiên, nó chỉ “siêu sang” khi dưới mái nhà đó có một gia đình sống, còn nếu là nơi cư ngụ của 5-10 hay 20 gia đình thì lại là chuyện rất khác!

Níu giữ "chứng nhân lịch sử" trong biệt thự cổ Hà Nội (bài 1): Những ngôi nhà một thời vang bóng

Trong tâm thức của nhiều thế hệ, Hà Nội đã, đang và vẫn sẽ là một thành phố cổ kính với “mái ngói thâm nâu” cùng những góc phố thật đẹp. Thực tế vốn phũ phàng, những mái ngói thâm nâu kia giờ chẳng còn là bao, và người ta chỉ còn thấy Hà Nội thật cổ, thật cũ trong tranh của danh họa Bùi Xuân Phái. Ngoài 36 phố phường ra, Hà Nội còn gì? Chẳng khó để trả lời, Hà Nội còn nhiều ngôi biệt thự ở “phố Tây”, dẫu chúng còn nguyên hay cũ kỹ, thậm chí là xuống cấp thì đó vẫn như những “chứng nhân lịch sử” của một thời thăng trầm và đau thương, về sự tiếp nối của những mạch nguồn lịch sử.

Biệt thự hay gọi chính xác hơn là Dinh thự trên phố Chân Cầm. Ngôi nhà bề thế, được xây từ những năm 30 của thế kỷ trước

23 thg 5, 2024

Những món cà phê ngon và dở nhất thế giới

Taste Atlas lại vừa giới thiệu một danh sách các món ẩm thực ngon nhất thế giới. Lần này là các món cà phê.

Danh sách "Top 56 Best Coffee in the World" này được tổng hợp từ 4.090 bình chọn của độc giả Taste Atlas tính đến 16/05/2024, trong đó hệ thống đã lọc ra còn 2.727 bình chọn hợp lệ.

Trong danh sách 56 món cà phê ngon nhất thế giới này có 4 món từ Việt Nam. Dưới đây là điểm bình chọn, thứ hạng, mô tả và hình ảnh thức uống từ Taste Atlas

Hạng 14, điểm 4,2*

Ngắm cây phượng hình trái tim đỏ rực dưới chân núi Bà Đen

Nếu có dịp đến thăm núi bà Đen, Tây Ninh, trong những ngày đầu hè này, bạn hãy dành thời gian ngắm cây phượng đang mùa nở rộ rực đỏ dưới chân ngọn núi linh thiêng.

Hoa phượng từ lâu đã trở thành hình ảnh gắn bó mật thiết với tuổi học trò, đi vào câu văn, bài thơ và tiếng hát của biết bao người. Chính vì thế, hình ảnh phượng vĩ nở đỏ cả một vùng trời những ngày hè vốn dĩ không còn xa lạ gì nữa.

Nhưng, có cây phượng nở hoa ở Tây Ninh, tán rộng lớn phủ cả góc vườn, mang hình dáng trái tim, thì có lẽ không đâu có được.

Cây phượng nằm gần chân núi Bà Đen, từ cổng sau đường dẫn vào Khu du lịch núi Bà, chúng ta quẹo phải và đi khoảng 2 km về hướng huyện Dương Minh Châu sẽ thấy cây phượng già mọc bên trái đường, cạnh Văn phòng khu phố Phước Long 2. BÙI VĂN HẢI

48 giờ ở làng du lịch Việt Nam tốt nhất thế giới

Ở Tân Hóa, du khách có thể lái xe địa hình xuyên rừng, thám hiểm hang động hay trải nghiệm cuộc sống cùng người dân.

Xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tháng 10/2023 được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) vinh danh "Làng du lịch tốt nhất thế giới" với mô hình "thích ứng với thời tiết". Đây là làng du lịch đầu tiên được công nhận ở Việt Nam. Nằm giữa thung lũng núi đá vôi của miền tây bắc tỉnh Quảng Bình, Tân Hóa là một trong những "rốn lũ" của miền Trung. Gần 10 năm nay, nơi đây nổi tiếng nhờ là điểm khởi phát của hành trình khám phá các hang động như Tú Làn, hang Tiên, hang Tổ Mộ.

Du khách có thể đến Tân Hóa các mùa trong năm, với nhiều trải nghiệm khác nhau tùy điều kiện thời tiết. Hành trình dưới đây được gợi ý theo trải nghiệm của phóng viên VnExpress.

Khu vực đầu làng du lịch Tân Hóa. Ảnh: Oxalis

22 thg 5, 2024

Làng Kon Pring

Chiều muộn, tụi tui rời trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen. Đi về thì hơi sớm nên bạn đề nghị ghé thăm một ngôi làng dân tộc gần đó.


Lối vào làng đây. Chiếc cổng nhỏ mang đậm màu sắc Tây nguyên ghi Làng Văn hóa Du lịch Cộng đồng Kon Pring.

Vì không chuẩn bị trước nên tui và cả nhóm - kể cả anh bạn hướng dẫn vô đây - đều chưa nắm thông tin gì về ngôi làng này cả.

Ngồi tàu máy, đi xe điện khám phá cù lao ven sông Mekong

Cù lao Thới Sơn ở hạ lưu sông Tiền (một nhánh sông Mekong) được bao phủ bởi những rặng dừa xanh trải dài, vườn cây trái trĩu quả, cùng nhiều loại hình du lịch đã thu hút du khách khám phá.

Cù lao Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, thuộc ấp Thới Hòa, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, nằm bên bờ sông Tiền hiền hòa

Nhà hát múa rối bên biển đầu tiên tại Việt Nam

Nhà hát À Ơi mở cửa từ tối 19/5 tại thị trấn Hoàng Hôn, Phú Quốc, trở thành nhà hát múa rối bên biển đầu tiên tại Việt Nam.


Nhà hát À Ơi (AOI Theater) tọa lạc tại khu vực cổng Bắc của Cầu Hôn, ngay bãi biển và nằm trong trục chính kết nối toàn bộ trải nghiệm Thị trấn Hoàng Hôn. Tên gọi À Ơi lấy cảm hứng từ câu hát trong lời ru của mẹ, bà, gợi cho du khách về ký ức thuở ấu thơ. Từ nay đến hết 19/6, nhà hát miễn phí vé xem show Rối Việt cho du khách, với hai suất diễn hàng ngày lúc 18h30-18h50 và 20h-20h20.

Bánh canh cua hơn 40 năm trong hẻm Sài Gòn

Tiệm bánh canh đầu hẻm Võ Văn Tần, quận 3, TP HCM, truyền qua 4 thế hệ, là điểm đến quen thuộc của nhiều người dân và du khách hơn 40 năm.


Nằm ở đầu hẻm 194 Võ Văn Tần, quận 3, tiệm bánh canh cua của bà Võ Kim Hồng đã bán hơn 40 năm. Đây không chỉ là địa chỉ quen thuộc của dân văn phòng mỗi buổi trưa, mà còn được khách ngoại tỉnh và khách nước ngoài thường xuyên tìm đến.

21 thg 5, 2024

Hàm Rồng, có mấy Hàm Rồng?

Trong một bài viết cách nay khá lâu tui có kể đến 3 địa danh Hàm Rồng khá quen thuộc với mọi người, đó là núi Hàm Rồng ở Pleiku, núi Hàm Rồng ở Sa Pa và núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa. Bên cạnh đó tui có kể thêm về tảng đá Hàm Rồng ở Biên Hòa. (Ai quan tâm có thể xem lại tại đây).

Cùng với những ngọn núi Hàm Rồng nổi tiếng kể trên là các địa danh hành chánh liên quan, gồm: phường Hàm Rồng ở thị xã Sa Pa, cầu Hàm Rồng, phường Hàm Rồng ở TP Thanh Hóa.

Nay tò mò, tui tìm hiểu thêm coi còn có Hàm Rồng ở đâu nữa không. Hóa ra còn cũng bộn Hàm Rồng! Xin kể ra như sau:

Bãi biển Hàm Rồng ở Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế. Đây là một bãi biển hoang sơ, đẹp, gần phá Tam Giang, cách TP. Huế khoảng 40 km.

Bãi biển Hàm Rồng ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh tamgianglagoon.com

Ngày 19-5, theo dấu chân Bác Hồ trên TP.HCM

Trong thời gian ở tại Sài Gòn, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành vừa dạy học vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống.

Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM, địa điểm lịch sử ghi dấu chân Bác ra đi tìm đường cứu nước - Ảnh: THANH HIỆP

Khu tưởng niệm thân mẫu Bác Hồ giữa rừng thông rì rào xứ Huế

Khu di tích tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác Hồ - nằm ở lưng chừng núi Bân (Huế). Đây là nơi từng an táng thi hài người mẹ của Bác Hồ, sau khi bà qua đời ở tuổi 33.

Khu tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ - nằm ở lưng chừng núi Bân (Huế) - Ảnh: NHẬT LINH

Chiêm ngưỡng 'báu vật' hơn một thế kỷ ẩn mình ở Đồng Nai

Khu rừng cổ thụ ở Đồng Nai được xem là báu vật, không chỉ sở hữu giá trị lịch sử mà còn trở thành điểm đến nghiên cứu khoa học về cây cao su.

Nhắc đến Đồng Nai, người ta biết đến các khu công nghiệp sầm uất. Ít ai biết rằng, vùng đất này còn có một "báu vật" xanh mướt mang tên Vườn cây cao su bảo tồn của ngành cao su Việt Nam hơn 100 năm tuổi.

Vườn cây cao su đầu tiên ở Việt Nam

20 thg 5, 2024

Nhà rông Kon Klor theo dòng thời gian

Nhà rông là một thiết chế văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc ở Tây nguyên. Mỗi làng dân tộc Tây nguyên có một ngôi nhà rông. Nhiều nơi gọi tên của nhà rông là Nhà văn hóa làng. Thế nhưng nhà rông không chỉ có chức năng là nhà văn hóa, mà còn là không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng. Nhà rông còn là nơi phân xử các vụ kiện, tranh chấp, hòa giải của dân làng, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách quý đến buôn làng thăm chơi. Xét ở góc độ nào đó nhà rông của người dân Tây nguyên tương đương đình làng của người Việt.

Về mặt kiến trúc, nhà rông có hình dáng như một lưỡi rìu vươn thẳng lên trời xanh, tạo dáng khỏe khoắn chinh phục không gian.

Nhà rông Kon Klor năm 2024, tiền cảnh bên trái là cây nêu, phía xa bên trái là cầu treo Kon Klor, bên phải nhà là cây sung cổ thụ. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Mùa nước đổ, Y Tý thành tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời

Tháng 5 mưa nhiều, ruộng bậc thang Y Tý (Lào Cai) như một tấm gương khổng lồ phản chiếu sắc nắng và mây trời, đan xen là màu xanh dịu nhẹ của mạ non mới cấy.

Cung đường đến với Y Tý những ngày tháng 5 mênh mông của những cánh đồng mùa đổ nước - Ảnh: NGUYỄN DUY HOÀNG

Dấu ấn đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại qua ảnh

Con đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh như biểu tượng về sức sống mãnh liệt của một công trình vượt qua mưa bom bão đạn thời chiến, là minh chứng lịch sử sinh động cho ý chí, khát vọng, sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách dựng xây, phát triển đất nước.

Dấu tích đường Trường Sơn còn lại trên đoạn từ ngã ba A Tép xuyên qua đất Lào và về huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong thời chiến tranh. Đường do bộ đội Trường Sơn thi công bằng đá núi xếp sát nhau (ảnh chụp năm 2013). Ảnh: HUY ĐẰNG.

Hồ Đông Tiển: điểm du lịch hút giới trẻ

Sở hữu vẻ đẹp thơ mộng, không khí trong lành, hồ Đông Tiển (thôn Vinh Huy, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình) đang thu hút khá đông du khách tìm về vui chơi giải trí.

Hồ Đông Tiển (xã Bình Trị, huyện Thăng Bình). Ảnh: THÚY HIỀN.

Từ phía đối diện UBND xã Bình Trị thuộc quốc lộ 14E, rẽ trái đi vào đường thôn Vinh Huy chừng 4 km, hồ Đông Tiển xuất hiện trong tầm mắt với màu xanh tươi mát.

19 thg 5, 2024

Khám phá rừng trúc Bản Phường ở độ cao 1000m

Nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển với khung cảnh đẹp như tranh vẽ, rừng trúc Bản Phường đang dần trở thành địa điểm check-in thu hút các tín đồ ưa xê dịch khi tới thăm non nước Cao Bằng.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 260 km, rừng trúc Bản Phường (xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) vài năm gần đây trở thành địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách ghé thăm bởi không gian xanh mát dưới tán hàng nghìn cây trúc sào cao vút, thẳng tắp.

Đến Cao Bằng thăm "Biệt thự đỏ" bị lãng quên

Sở hữu tài nguyên thiên nhiên độc đáo, vùng đất Phia Oắc – Phia Đén được ví như một "báu vật" mà trời đất ban tặng cho Cao Bằng. Trong tuyến hành trình "Khám phá Phia Oắc" của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, du khách sẽ bắt gặp những dấu tích các công trình do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

Trong tuyến hành trình "Khám phá Phia Oắc" của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, du khách sẽ bắt gặp điểm tham quan thú vị có tên "Biệt thự đỏ của Pháp" ở xóm Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

Lên non tắm suối đầu nguồn

Để tránh nắng nóng, bên cạnh lên các chòi duông (chòi rẫy) tận hưởng không gian mát lành, đồng bào vùng cao thường tạo các tour "cây nhà lá vườn", lên tận các dòng suối đầu nguồn tìm cách... giải nhiệt.

Người dân ngược núi tìm đến các điểm suối nước đầu nguồn để... "chữa lành" giữa thời tiết nắng nóng. Ảnh: Đ.N

Leng keng kẹo kéo ngày cũ

Cây kẹo kéo tuổi thơ chỉ có 100 - 200 đồng, nhưng là cả một niềm mơ ước. Hương vị cùng với tiếng chuông kêu “leng keng” trở thành vùng kỷ niệm tươi đẹp...

Chiếc thùng kẹo kéo thần thánh - luôn gây tò mò với nhiều thế hệ trẻ con.

18 thg 5, 2024

Gỏi sầu đâu giao duyên hai miền

Những ngày cuối xuân đầu hạ, khi miền Bắc và miền Trung bỗng chốc mơ màng với hoa xoan nở tím trời, thì tận miền Tây, một loài cây cùng họ hàng có tên là sầu đâu cũng nở chùm hoa trắng và ra lá non xanh.

Gỏi sầu đâu. Ảnh: B.N

Nhớ mùa quất hồng bì

Cứ đầu hè, hương vị những chùm hồng bì như gợi nhắc chúng tôi về một khoảng trời tuổi thơ...

Quất hồng bì. Ảnh: Minh họa

Hoa phượng vĩ rực rỡ trên đồi A1 Điện Biên

Những cây phượng vĩ nở rực đỏ trên đồi A1 những ngày tháng 5 lịch sử này càng tô điểm thêm cho cảnh sắc và không khí hào hùng, như lời chào đón các đoàn du khách đến với Điện Biên.

Cứ điểm A1 nằm cạnh đường Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ.

La Giang - Đức Thọ nối mạch ngàn năm

Dòng sông La được tạo nên bởi sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, hội tụ nơi ngã ba Tam Soa là con sông đẹp khơi nguồn của thi ca, nhạc họa về xứ Nghệ. Con sông này cũng từng được lấy làm tên gọi của vùng đất La Giang, La Sơn, sau này là Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Thiên Nhẫn trùng trùng soi bóng Tam Soa

Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh từng viết: “Đôi bờ vùng đất nằm lọt giữa triền Đông Thiên Nhẫn và triền Bắc Trà Sơn, từ bờ Đông Ngàn Sâu đến bờ Nam Ngàn Cả, thời Lê sơ mang tên huyện La Giang... “La”, chữ Hán mượn để ghi âm lại có nghĩa “là” lụa là. Dòng sông như một dải lụa xanh lam, uốn lượn giữa đôi bờ xanh lục.

Đôi bờ sông La.

17 thg 5, 2024

Về bên dòng sông tuổi thơ…

Sông vẫn trẻ. Chỉ tôi là đã già. Nhưng tôi vui vì dẫu bao nhiêu vật đổi sao dời, riêng dòng La ở Hà Tĩnh quê tôi vẫn vậy…

Đôi bờ sông La. Ảnh: Huy Tùng

Một chiều hanh nắng, lòng chợt nhớ quê. Tôi rời thành phố, chạy xe về quê theo tiếng gọi của miền ký ức. Nơi đó, triền đê La Giang vẫn thoải xanh lộng gió và con sông quê vẫn miệt mài chảy cùng những ký ức êm đềm của bao nhiêu thế hệ...

Biển Thạch Hải "hút khách" dịp nghỉ lễ

Bãi biển đẹp và gần trung tâm TP Hà Tĩnh, biển Thạch Hải (Thạch Hà) đã thu hút đông đảo du khách trong những ngày nghỉ lễ.

Biển Thạch Hải (Thạch Hà) là một trong những bãi biển đẹp và nổi tiếng ở Hà Tĩnh. Đây không chỉ là điểm đến lý tưởng để du khách trải nghiệm vẻ đẹp biển hoang sơ mà còn là "thiên đường" để mỗi người tận hưởng không khí yên bình và "giải nhiệt" cho những ngày hè oi bức.

Biển Kỳ Xuân hút khách bằng vẻ đẹp hoang sơ

Thời gian nghỉ lễ năm nay khá dài cộng với thời tiết nắng nóng nên đông đảo du khách đã lựa chọn bãi biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là điểm đến.

Bãi biển Kỳ Xuân có chiều dài khoảng 13 km, hình vòng cung. Biển Kỳ Xuân hiện còn hoang sơ, nổi bật với sự hoà hợp giữa núi non và biển cả; có nhiều hải sản ngon như: tôm hùm, cua đá (cụp), các loại ốc, mực, cá... 

Bãi biển Kỳ Xuân còn mang vẻ đẹp hoang sơ.

Có một nơi để đến... Đến một nơi để nhớ

Đó là Hồ Kênh Hạ - Galina Lake View (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang). Vẻ đẹp của nơi này là sự hòa quyện của thiên nhiên với nước hồ trong xanh phẳng lặng và dãy núi bao quanh, tựa như một bức tranh thủy mặc. Đây là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi đến Nha Trang bởi họ tìm thấy ở đó sự nên thơ, yên bình, được khám phá thiên nhiên và tận hưởng bầu không khí trong lành, khác hẳn với sự nhộn nhịp ở phố…

16 thg 5, 2024

Hoàng hôn cực chill bên Đại lộ Võ Nguyên Giáp

Rộng tới 60m, Đại lộ Võ Nguyên Giáp nay trở thành địa điểm cực chill ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nhất là khi hoàng hôn buông xuống, thành phố lên đèn.

Sau 16h, dòng người-xe từ nhiều hướng dừng lại bên Đại lộ Võ Nguyên Giáp. Đây là tuyến đường rộng nhất Buôn Ma Thuột, nối Cảng hàng không Buôn Ma Thuột với trung tâm thành phố.

Lý do khiến thành Cổ Loa là tòa thành “không thể công phá“

Theo truyền thuyết, thành Cổ Loa này có 9 vòng xoáy trôn ốc, là một cấu trúc phòng thủ cực kỳ hiệu quả. Quân Triệu Đà đã nhiều lần vây hãm nhưng không thể chiếm thành.

Nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ".

Cây sanh cổ hơn 500 năm tuổi ở Đức Thọ

Cây sanh ở xã Tùng Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm, là nơi gắn liền với nhiều sử tích, cùng người dân địa phương trải qua bao thăng trầm.

Cây sanh cổ thụ mọc tại cánh đồng Rậm thuộc khu vực thôn Châu Thịnh (xã Tùng Châu). Cây có chiều cao hơn 15 m, tán rộng gần 27 m, chu vi gốc khoảng 5,8 m.

Ngắm cặp cây muỗm gần 600 năm tuổi ở Cẩm Xuyên

Cặp cây muỗm trong đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí (đền Cương Khấu Lộc Sơn), thuộc địa bàn thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa được công nhận là cặp cây di sản.

Tương truyền sau khi giúp Lê Lợi đánh tan quân Minh ở vùng phía Nam Hoan Châu (tức Xứ Nghệ cũ), trên đường về Bắc, Cương Quốc Công Nguyễn Xí (một võ tướng tài ba, một danh thần kiệt xuất thời Hậu Lê) đã dừng chân ở rú Trôốc (theo tiếng địa phương) thuộc khu vực làng cổ Mỹ Lộc, xã Cẩm Huy (nay là TDP 3, thị trấn Cẩm Xuyên) để lập căn cứ. Thời gian này, ông cắt cử lính nuôi ngựa, trồng lương thực, giúp bà con nhân dân nơi đây ổn định cuộc sống. Trong ảnh: Vùng rú Trôốc ngày nay.

15 thg 5, 2024

Check in ba cột mốc đầu nguồn sông Tiền - sông Hậu

Lên thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu chảy vào Việt Nam ở An Giang và Đồng Tháp, du khách sẽ chinh phục 3 cột mốc biên giới trong ngày.

Độc giả Minh Đức, TP HCM, vừa có chuyến khám phá vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Anh chia sẻ hành trình phiêu lưu bụi bặm, với nắng, gió và những con đường gập ghềnh để chinh phục các cột mốc ở đây.

Sông Tiền là nhánh chính dòng Mekong, đổ vào Việt Nam ở địa phận xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp và xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang. Sông chảy qua các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang rồi đổ ra biển qua 6 cửa: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, tổng chiều dài hơn 235 km.

Sông Hậu là dòng phụ của Mekong, chảy vào Việt Nam ở địa phận thị trấn Long Bình, huyện An Phú, An Giang. Sông chảy qua các tỉnh An Giang, TP Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh, đổ ra biển qua 3 cửa: Định An, Ba Thắc (hiện không còn) và Trần Đề, tổng chiều dài khoảng 230 km.

Cột mốc 246 nơi sông Hậu chảy vào Việt Nam. Ảnh: Minh Đức

Di tích lịch sử cấp Quốc gia đền Chợ Củi

Tọa lạc dưới chân núi Ngũ Mã bên bờ sông Lam thuộc xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, đền Chợ Củi có kiến trúc đặc sắc và nổi tiếng về sự linh thiêng, thu hút một lượng lớn du khách ghé thăm mỗi năm.

Trong những ngày gần đây, ngôi đền đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia này đang khiến dư luận quan tâm vì những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý được nêu ra trong kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Kiến trúc cổ kính và nét tín ngưỡng độc đáo

Theo Cổng Thông tin Điện tử Huyện Nghi Xuân, đền Chợ Củi còn có tên chữ là Thánh Mẫu Linh từ, được xây dựng vào thời Hậu Lê có cấu trúc theo kiểu chữ Tam gồm các hạng mục tam quan, hạ điện, trung điện và thượng điện, mặc dù đã trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng vẫn giữ lại nét xưa, trang nghiêm thần bí, hài hòa với cảnh quan sông núi và tân thế của dân gian.

Cổng tam quan đền Chợ Củi. Ảnh: Đền Củi - Đền Quan Hoàng Mười/ Facebook.

Về thăm xóm nhà giàu Thanh Phú Long

Xóm nhà giàu xưa thuộc làng Thanh Thủy, nay nhập với làng Tân Long, Phú Tây thành xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Nổi bật nơi xóm nhà giàu là cụm nhà cổ của dòng họ Nguyễn Hữu. Dù trải qua hơn 100 năm, nhuốm màu của thời gian nhưng những ngôi nhà cổ vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa về một thời trù phú của vùng đất này.

Cụm nhà cổ Thanh Phú Long nằm trên diện tích khoảng 15.000 m², có vẻ ngoài tương đối giống nhau do 3 anh em dòng họ Nguyễn Hữu là các ông Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Hữu Hoanh và Nguyễn Hữu Hùng xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX

Theo ghe đi đốn lá trời

Cây dừa nước không ai trồng, không tốn công chăm sóc mà bao đời nay vẫn xanh um dọc sông Vàm Cỏ. Trong thời đại công nghiệp, tuy nhiều loại vật liệu xây dựng như tôn, ngói,... ra đời nhưng lá dừa nước vẫn giữ được "vị thế" riêng. Người dân dùng nó để lợp nhà mát, quán cà phê,... Bởi sự mộc mạc đặc trưng của vùng quê sông nước mà những mái lá vẫn tồn tại đến ngày nay, vừa đem lại thu nhập cho người dân, vừa gợi nhớ hình ảnh tiền nhân mở cõi.

Nghề đốn lá cũng có “hoa tiêu” dẫn đường. Chú Chín nhiều kinh nghiệm nhất, đứng trước mũi ghe quan sát, hễ thấy đám lá nào được là báo anh Nguyễn Văn Tuấn (xã Tân Bình, huyện Tân Trụ) tấp ghe vào. Đó là những đám lá được mua lại của người dân trong vùng hoặc lá hoang gần Khu công nghiệp An Nhựt Tân (huyện Tân Trụ)

14 thg 5, 2024

Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Pring

Ảnh thuộc bản quyền của NSNA Ban Nguyễn

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring (xã Đăk Long) là một trong bốn làng văn hóa du lịch cộng đồng của huyện Kon Plông. Làng nằm dọc theo Quốc lộ 24, cách trung tâm huyện lỵ 3 km về hướng đông.

Kon Pring làm du lịch homestay 'độc nhất vô nhị'

Kon Pring, xã Đăk Long, H.Kon Plông (Kon Tum) là ngôi làng đẹp, nằm giữa thung lũng bạt ngàn thông reo, được ví là “Đà Lạt thứ 2 ở Tây Nguyên”...

Ngày Tết ở Kon Pring - nơi trở thành làng homestay “có một không hai” này, thực sự được đánh thức bởi ân tình của cô gái với người Mơ Nâm bản địa.

Hũ gạo buôn làng Kon Pring không còn… "đói"

Mùa xuân, làng Kon Pring khoác chiếc áo đủ màu sắc, khiến ai cũng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tự nhiên nơi đây. Những ngày xuân, du khách đến đây hòa mình trong tiết trời se lạnh, được tìm hiểu các tập tục của người dân địa phương, được nghỉ lại qua đêm, uống rượu cần, đốt lửa trại, xem đánh cồng chiêng, múa xoang, thưởng thức các món ăn đặc trưng của núi rừng... ngay nơi những nếp nhà yên bình của Kon Pring.

Lũy Thầy ở Quảng Bình “có cánh cũng không thể vượt qua“

Với lợi thế tự nhiên và cách xây dựng khoa học, Lũy Thầy gần như bịt kín các lối ra vào Đàng Trong và hoàn toàn khống chế các mũi tấn công khi có chiến sự xảy ra...

Được nhà quân sự Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng theo lệnh chúa Nguyễn nhằm mục đích bảo vệ Đàng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở Quảng Bình, Lũy Thầy hay Lũy Nhật Lệ là một công trình quân sự nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. 

Lịch sử đặc biệt của tòa Văn miếu gần thành phố Nha Trang

Cùng với thành cổ Diên Khánh, Văn miếu Diên Khánh là một điểm đến đặc sắc dành cho những du khách ưa khám phá văn hóa, lịch sử Việt Nam ở khu vực ngoại vi thành phố Nha Trang.

Tọa lạc ở khóm Phú Lộc Tây thuộc thị trấn Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang 10 km, Văn miếu Diên Khánh là một trong số ít các Văn miếu cấp địa phương còn được bảo tồn ở Việt Nam.

13 thg 5, 2024

Ghềnh đá đen hơn 400 triệu năm ở Quảng Nam

Ghềnh Bàn Than ở Quảng Nam có màu đá đen như than hình thành từ hơn 400 triệu năm trước, là điểm đến hoang sơ hứa hẹn hút khách du lịch.


Ghềnh đá Bàn Than nằm ở phía đông bắc xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành có dạng mặt bàn, nổi bật là những vách đá sắc đen như than, di tích còn lại của thềm biển cổ.

Hồ tự nhiên rộng nhất Việt Nam

Khi xét các hồ tự nhiên lớn nhất, thường người ta chỉ xét đến diện tích mặt hồ chớ không xét đến dung tích nước như các hồ nhân tạo (với các hồ nhân tạo dung tích nước là thông số quan trọng vì nó thể hiện năng lực tưới tiêu, phát thủy điện). Thành ra ta nói hồ tự nhiên rộng nhất chính xác hơn lớn nhất.

Rộng nhất là hồ Ba Bể ở Bắc Kạn với diện tích 6,5 km².

Hồ Ba Bể