Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 7, 2025

Đến Hà Giang, đi 500 m phải dừng lại một lần

Hà Giang khiến người ta mê mẩn bởi các cung đường đèo hiểm trở ẩn mình trong sương sớm, bởi vách núi cao sừng sững… nhưng cũng khiến ta bật khóc với những trải nghiệm chưa từng có trong đời.

Bản nhà mái rêu Xà Phìn (TP Hà Giang) nơi du khách tìm lại chính mình - Ảnh: NAM TRẦN

"Phải đi xe máy, lang thang rong ruổi vào các bản vùng cao mới thấy, hiểu được Hà Giang không chỉ là điểm du lịch, là bức hình check-in, mà đó là nơi chiếm chọn cả tâm hồn mình". Đó là chia sẻ của Minh Anh (Hà Nội) sau chuyến đi đến Hà Giang lần thứ hai trước khi bước vào tuổi 30.

29 thg 6, 2025

Cao nguyên đá Đồng Văn, mỗi phiến đá một bản tình ca

Rong ruổi trên những con đường đèo quanh co uốn lượn, hay đi ‘lạc’ trong những bản làng của người Mông, người Lô Lô… đều thấy đá tai mèo ở đó, mỗi phiến đá ở cao nguyên đá Đồng Văn như một bản tình ca êm dịu.

Mùa xuân ở Lao Xa - Ảnh: NAM TRẦN

Dù xuân, hạ, thu, đông… mùa nào cũng vậy, Hà Giang luôn ấm áp, chân tình. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ khiến bất cứ ai lần đầu đến Hà Giang cũng phải ngỡ ngàng, nơi đây còn có những nét văn hóa lâu đời, đậm đà làm say lòng du khách.

Ngôi chùa sở hữu những di sản cổ nhất, lớn nhất, độc đáo nhất Việt Nam và thế giới

Chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang) không chỉ có kiến trúc độc đáo và khác biệt, có vườn tháp lớn nhất Việt Nam. Điểm nổi bật nhất là ngôi cổ tự đã được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt này còn lưu giữ bộ Mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới.

Nằm uy nghi trên dãy Bổ Đà sơn thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Chùa Bổ Đà không chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam mà còn là một quần thể di tích mang giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật vô cùng quý giá, được vinh danh là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2016.

Đặc biệt, ngôi cổ tự này còn ẩn chứa những báu vật vô song, trong đó nổi bật nhất là bộ Mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới và vườn tháp khổng lồ, độc đáo bậc nhất Việt Nam.

Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2499 ngày 22/12/2016. Hiện chùa Bổ Đà còn nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật.

26 thg 6, 2025

Sống ở ngôi làng của người Tày lọt top đẹp nhất thế giới

Như một ốc đảo giữa lòng Thái Nguyên, làng Thái Hải không vang tiếng máy móc, không sáng ánh đèn của thành phố chỉ có tiếng mõ tre, lời ru và những mái nhà sàn còn thở cùng ký ức.

Người Tày nơi đây sống như cách cha ông từng sống: lặng lẽ, bền bỉ và yêu thương. Một nơi không cần dựng bảo tàng, bởi mỗi bước chân, mỗi ánh nhìn đã là di sản.

BƯỚC QUA CÁNH CỔNG MÕ

Làng Thái Hải vào một sáng tinh mơ sau cơn mưa đêm, khi không khí còn đẫm vị đất ẩm và lá cây còn lưu giữ giọt ngọc trời. Cơn mưa như một cuộc thanh tẩy, trả lại cho mảnh đất này vẻ nguyên sơ mướt mát đến ngỡ ngàng. Ngẩng đầu nhìn bầu trời xanh trong không gợn, nơi cánh diều của lũ trẻ đang chao liệng như những nét mực mỏng manh vẽ lên nền giấy lụa. Trong khoảnh khắc ấy, tự hỏi: phải chăng thiên nhiên đã “dồn” tất cả dịu dàng và tinh khiết cho riêng nơi này?

Lối vào những căn nhà sàn ở làng Thái Hải, rợp bóng tre xanh. Ảnh: Nguyễn Hạnh

25 thg 6, 2025

Nghề làm ngói âm dương 'biến đất thành tiền' của đồng bào Nùng ở Lũng Rì

Thuộc một trong 3 làng nghề được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là làng nghề truyền thống vào đầu năm 2024, đến nay, 23/80 hộ dân xóm Lũng Rì vẫn duy trì nghề làm ngói âm dương tăng thu nhập, bảo tồn nghề truyền thống của địa phương.

Xóm Lũng Rì, xã Tự do, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng được biết đến là làng nghề truyền thống trăm năm của người Nùng chuyên sản xuất ngói âm dương.

Hiện nay, 23/80 hộ dân ở xóm Lũng Rì vẫn duy trì nghề này, các hộ gia đình có thêm nguồn thu nhập ổn định, kinh tế gia đình phát triển, thu nhập từ làm ngói âm dương của các hộ bình quân từ 25-40 triệu đồng mỗi năm.

Ông Lương Văn Né có trên 30 năm kinh nghiệm làm ngói đất nung. Ông kể: Để làm ra những viên ngói âm dương chất lượng cao, công đoạn chọn đất đóng vai trò vô cùng quan trọng và được thực hiện một cách tỉ mỉ, thủ công.

Xóm Lũng Rì, xã Tự do, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng là nơi sinh sống của 80 hộ dân người Nùng và là làng nghề làm ngói âm dương truyền thống hàng trăm năm

23 thg 6, 2025

Sa Lý có núi Cặm, ao Trời

Xã Sa Lý trong suy nghĩ của nhiều người là vùng đất xa xôi, cách trở nhất của huyện Lục Ngạn, địa hình núi non điệp trùng, lắm dốc, nhiều đèo, ngầm sâu, suối dữ. Đây từng được xem là nơi thâm sơn cùng cốc. Bởi thế, dù từ lâu đã nghe về những địa danh như: Núi Cặm, ao Trời, suối Ngà, đỉnh Cọoc Mò… song nay tôi mới có dịp được khám phá.

Sa Lý giáp ranh với huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) không chỉ có thiên nhiên tuyệt đẹp với thác nước, đồng cỏ bao la và rừng nguyên sinh kỳ thú mà còn là vùng đất của cộng đồng người Tày, Nùng, Sán Chí với sự mộc mạc, chất phác, đậm đà bản sắc.

Ao Trời nằm giữa rừng và hầu như không bao giờ hết nước.

22 thg 6, 2025

Đặc sản 'dưới bùn' ở Quảng Ninh nhìn kỳ dị, xào su hào ăn ngọt, ngon

Mặc dù có vẻ ngoài kỳ dị, kém hấp dẫn nhưng sản vật này lại được nhiều du khách ưa chuộng, tìm mua và thưởng thức khi du lịch Quảng Ninh.

Ở Quảng Ninh, ngoài sá sùng, hàu, ngán… còn có 1 đặc sản “trời ban” tên lạ, hình thù kỳ dị nhưng ăn ngon, được nhiều du khách tìm mua. Đó là con bông thùa (hay còn gọi là sâu đất, giun biển, giun biển đen).

Chúng phân bố ở nhiều địa phương như Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Quảng Yên.

Bông thùa là đặc sản ngon có tiếng ở Quảng Ninh. Ảnh: Đinh Huy Hoàng

21 thg 6, 2025

Bản cổ tích Lô Lô Chải

Được hình thành cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, bản Lô Lô Chải nằm ở chân núi Rồng, phía Bắc cột cờ quốc gia Lũng Cú (huyện Đồng Văn – Hà Giang). Nơi đây được du khách trong và ngoài nước ví như “bản cổ tích" bởi phong cảnh và văn hóa đặc sắc của tộc người Lô Lô.

Cột cờ Lũng Cú nhìn từ bản Lô Lô Chải. Ảnh: Thông Thiện/Báo ảnh Việt Nam

18 thg 6, 2025

Vịnh Bái Tử Long – Vẻ đẹp nguyên bản đánh thức cảm xúc

Khi những bãi biển đông đúc đã không còn mang lại sự tĩnh tại và nhiều khu du lịch quen thuộc trở nên quá tải, thì Bái Tử Long – một vùng vịnh còn nguyên sơ tiếp giáp với vịnh Hạ Long, đang âm thầm trở thành chọn lựa mới của những du khách đang tìm kiếm bình yên và sự kết nối với thiên nhiên.

Không gian riêng trong vùng tiếp nối của Di sản

Nếu vịnh Hạ Long luôn là địa điểm thu hút bởi vẻ tráng lệ và nổi tiếng toàn cầu, thì vịnh Bái Tử Long lại được ví như khúc ngân nhẹ sau cao trào, tinh tế, yên bình và gợi mở. Vùng vịnh này trải dài với những hòn đảo đá vôi sừng sững, bãi biển hoang sơ, nước biển xanh ngọc và những làng chài còn lưu giữ nhịp sống xưa. Không quá xa về địa lý, nhưng đủ khác biệt để chuyến thăm vịnh Bái Tử Long tạo nên một trải nghiệm tách biệt hoàn toàn khỏi những gì ồn ào và đông đúc.

Bãi biển kín đáo hoang sơ trên vịnh Bái Tử Long, với làn nước trong xanh yên bình đến nao lòng

10 thg 6, 2025

Quả ở miền Bắc giống phượng vĩ, mỗi năm chỉ có 1 lần, làm nộm rất ngon

Sau khi đem nướng và cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, loại quả này được bà con địa phương chế biến thành món nộm tươi ngon, xem như đặc sản riêng có của mùa hè miền Bắc.

Núc nác (hay còn gọi là quao) là một loại cây rừng, phân bổ chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc. Một số tỉnh miền núi Trung Bộ và Tây Nguyên cũng có cây này nhưng không phổ biến bằng.

Đối với người dân miền Bắc, cây núc nác không chỉ gắn bó với đời sống thường ngày mà còn đem lại giá trị kinh tế. Vỏ và lá núc nác được sử dụng làm dược liệu, còn hoa và quả là nguyên liệu chế biến món ăn.

So với hoa, quả núc nác được ưa chuộng hơn, có thể biến tấu thành một số món ngon hấp dẫn như luộc, xào, nướng… Trong đó, nộm núc nác là món được yêu thích nhất, hương vị thanh mát lạ miệng, thích hợp ăn giải ngán ngày hè.

Quả núc nác dẹt và hơi cong, to cỡ 3 - 4 đầu ngón tay chụm lại, dài 40 - 80 cm. Quả thường mọc thành chùm ở đầu cành. Ảnh: Lê Triều Dương

7 thg 6, 2025

Ngôi miếu thờ bà bán hàng nước giúp Trần Hưng Đạo thắng giặc Nguyên Mông

Miếu Vua Bà thờ một người bán hàng nước, am hiểu thủy triều nên chỉ cho Trần Hưng Đạo để chiến thắng giặc Nguyên Mông tại trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng.

Chuyện kể rằng, miếu Vua Bà ngự trên bến đò Rừng cổ làng Yên Hưng xưa. Vùng đất này thời Lê thuộc trấn An Bang, An Quảng. Đến thời Nguyễn đổ lại thành tỉnh Quảng Yên, nay là phường Yên Giang, TX Quảng Yên, Quảng Ninh.

Ngày trước, hai bên bờ sông cây cối mọc thành rừng, mặt nước mênh mông, lồng lộng sóng gió, từ xa nhìn lại giống như một hòn cù lao xanh biếc.

Nơi ấy, có hai vợ chồng già sống cùng cô con gái đã qua tuổi xuân thì trên chiếc thuyền câu nhỏ, sống bằng nghề chài lưới.

24 thg 5, 2025

Chuyện kỳ bí về loài rắn ba mào cuộn tròn trong ngôi đền thiêng ở Phú Thọ

Đền Nhà Bà (xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân bản địa. Đến nay, các thế hệ vẫn truyền tai nhau những chuyện kỳ bí về ngôi đền, trong đó có hình ảnh rắn ba mào cuộn tròn trong gian thờ.

Đền Nhà Bà tọa lạc tại xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ). Ngôi đền thờ Đức Thánh Mẫu và hai cô (tương truyền là hai nữ tướng thời Hai Bà Trưng đã có công trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc và bảo vệ đất nước). Ngôi đền nhìn từ trên cao được phủ xanh bóng mát từ những gốc cây cổ thụ. Ảnh: Lê Anh Dũng

10 thg 5, 2025

Hội Kiêng gió của người Dao

Hàng năm, khi rừng hồi, rừng quế nhuộm lá, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) lại bước vào một ngày hội lớn - Hội Kiêng gió. Vào ngày này, người Dao ở Bình Liêu vui chơi, hò hẹn, cùng say trong men rượu, men tình.

Tái hiện Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Phán

Một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Dao ở bản Thanh Phán, xã Ðồng Văn, huyện Bình Liêu còn được gìn giữ và duy trì đến ngày nay, đó là Lễ hội Kiêng gió. Người Dao ở nơi đây lấy ngày mồng 4/4 âm lịch làm ngày Kiêng gió.

Vào ngày này, không một thành viên nào ở nhà vì người dân quan niệm nếu trong nhà có người thì thần gió sẽ không vào. Họ lặng lẽ rời nhà từ sớm, để khi thần gió vào nhà sẽ mang đi những rủi ro, phiền muộn của năm cũ và đem vào nhà những điều tốt lành, sự ấm no, sung túc.

Hội Kiêng Gió - Tiếng gọi từ lòng núi của người Dao Thanh Phán

Khi nắng Xuân còn đọng trên nương ngô và mây trắng chưa kịp rời đỉnh núi Cao Xiêm, ngày 4/4 âm lịch hằng năm, người Dao Thanh Phán ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) lại rủ nhau xuống chợ mừng Hội Kiêng Gió. Không cần lời hẹn, họ tìm đến nhau bằng tiếng hát giao duyên, chén rượu thơm nồng và sắc áo rực rỡ tạo nên một ngày hội rộn ràng, ấm áp giữa núi rừng biên giới.

Đối với người Dao, đây là một ngày Tết đặc biệt, riêng của dân tộc mình

Theo tín ngưỡng của đồng bào Dao Thanh Phán, vào ngày 4/4 âm lịch, nếu trong nhà có người thì thần gió sẽ không thể vào. Vì thế, cả gia đình sẽ rời nhà từ sáng sớm, để khi thần gió đến sẽ cuốn đi những rủi ro, phiền muộn của năm cũ, đồng thời mang theo điều lành, sự ấm no, may mắn đến cho gia chủ.

9 thg 5, 2025

Quả 'lạ' ở miền Bắc nhìn giống bưởi, dân hái về dùng thay mỡ lợn, dầu ăn

Được xem như đặc sản “trời ban” ở một số tỉnh miền Bắc, loại quả này có phần hạt tươm dầu, béo ngậy, được bà con địa phương tận dụng làm thực phẩm, thay thế mỡ lợn khi nấu ăn.

Cây đài hái (còn có tên khác là du qua, dây mỡ lợn, then hái, dây sén, mác kịnh) mọc tự nhiên trong rừng, được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên…

Ngoài lá và thân dùng làm dược liệu, quả của loại cây này được bà con địa phương tận dụng làm thức ăn, xem như đặc sản “trời ban” vì mùi vị thơm ngon, béo ngậy.

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Cao Bằng, một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Một trong những món ăn truyền thống nổi bật của người Tày, người Nùng ở đây là bánh Khẩu Sli, món bánh mang đậm hương vị quê hương và được người dân nơi đây coi là món quà tuyệt vời trong những dịp lễ, Tết.

Món bánh Khẩu Sli - một món ăn truyền thống quen thuộc, không thể thiếu trong mỗi gia đình của người Tày, Nùng ở huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng). Ảnh: Hương Hiền

Khẩu Sli tiếng địa phương có nghĩa là bánh gạo nếp nổ, cũng có thể hiểu là bánh bỏng. Với khá nhiều công đoạn tỉ mỉ vì vậy đòi hỏi người làm bánh phải khéo léo sao cho khi đun mật mía không quá lửa, bánh phải dẻo không cứng, khi để bánh lâu vẫn giòn tan. Trước đây người dân tộc Tày, Nùng tại địa phương chỉ làm Khẩu Sli trong những dịp lễ Tết, hội hè. Nhưng với những hương vị đặc trưng dần dần đã được bà con sản xuất bánh đại trà và sáng tạo thêm mùi vị mới, hay quy cách đóng gói đa dạng để phù hợp với du khách có thể làm quà biếu, ăn vặt hàng ngày hoặc trong những lễ hội, đám tiệc. Đối với dân tộc Tày ở Cao Bằng. Từ "Khẩu" trong tiếng Tày có nghĩa là "miệng", còn "Sli" là tên gọi chung của loại bánh này, do đó Khẩu Sli có thể hiểu là "bánh ăn miệng". Tên gọi này không chỉ đơn giản mô tả hình thức của món bánh mà còn thể hiện sự gần gũi, giản dị trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.

8 thg 5, 2025

Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Trong đời sống của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có các nhạc cụ quan trọng là chuông, tù và, kèn pí lè, trống... Trong đó, điệu múa chuông được xem là một trong những nghi lễ linh thiêng không thể thiếu vào những ngày đại lễ hệ trọng.

Vũ điệu múa chuông của người Dao

3 thg 5, 2025

Du lịch cộng đồng bản làng Thái Hải - sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia

Từng nhận giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất” của Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism), mô hình "Du lịch văn hóa dân tộc Tày Bản làng Thái Hải" ở xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã được nhận chứng chỉ Sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Cách Hà Nội chừng 70 km, làng Thái Hải ở xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên là một bản làng đậm đà bản sắc văn hóa Tày. Điều du khách ấn tượng đầu tiên khi tới đây đó là sự sạch sẽ và nề nếp. Du khách đến Thái Hải được bà con dân bản đón tiếp giống như đón người thân về nhà. Người Tày vốn rất hiếu khách, trước cổng làng luôn có một cái mõ. Khi đến, khách dùng gậy đánh vào mõ. Tiếng mõ vang vọng khắp làng để người dân biết chuẩn bị tiếp khách quý.

Du khách Nguyễn Thị Thu Thảo (Hà Nội) chia sẻ cảm nhận: "Bà con dân làng rất nhiệt tình và hiếu khách, không khí trong lành mát mẻ, đồ ăn khá ngon. Tôi thấy ở đây rất gần gũi, khác với các khu du lịch khác và không quá đông người. Tôi có cảm giác như mình được về quê nhà nên thấy rất thoải mái".

Bản làng Thái Hải ở xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên

24 thg 4, 2025

Vượt đèo ghé bản Bắc Hoa nơi vùng cao Bắc Giang

Đẹp như tên gọi, bản Bắc Hoa là nơi còn nhịp sống thanh bình cùng vẻ đẹp những căn nhà đất truyền thống, lọt thỏm giữa đồng xanh, núi cao.

Nép dưới chân núi của vùng trồng vải bạt ngàn ở Lục Ngạn, bản Bắc Hoa đem lại trải nghiệm thú vị cho du khách khi phải phượt qua những đồi vải bung hoa vàng nhạt, hay cung đường đèo một bên là vách đá cheo leo, một bên là vực sâu mới tới.

Khám phá thiên đường nghỉ dưỡng tại Bách Thảo Ngân

Bắt đầu ngày mới với không khí mát lành, thả mình trong làn nước mát lạnh với tầm nhìn ra dòng suối thơ mộng và nhâm nhi ly cà phê có lẽ là điều ai cũng muốn. Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác ở một nơi thiên nhiên ôm trọn tâm hồn thì Bách Thảo Ngân chính là chốn thiên đường đang chờ bạn khám phá.

Tổ hợp vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng Bách Thảo Ngân được đầu tư đồng bộ, tạo điểm nhấn cho du lịch Tuyên Quang.