Hiển thị các bài đăng có nhãn đảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đảo. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 7, 2023

“Sức hút” Hòn Cau!

Bình Thuận có một nơi như thế, luôn tạo sức hút cho những ai từng đặt chân đến – đó là đảo Cù Lao Câu (Hòn Cau). Đảo nhỏ thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, chỉ cách bờ chừng 5 hải lý. Khu bảo tồn biển Hòn Cau có tổng diện tích 12.500 ha, trong đó diện tích biển 12.360 ha và diện tích đất đảo Hòn Cau 140 ha.

Theo lời giới thiệu của một cán bộ Khu bảo tồn biển Hòn Cau, vùng ven bờ phía Bắc huyện Tuy Phong có cảnh quan tự nhiên phong phú, tính đa dạng sinh học cao, trong đó đảo Cù Lao Câu có “sức hút” riêng biệt, nổi bật bởi nhiều cảnh đẹp khó cưỡng.

Đoàn ĐBQH tỉnh cùng du khách trên tàu ra đảo Cù Lao Câu.

10 thg 7, 2023

Hòn đảo hình con thú kỳ lạ ở Quy Nhơn

Nằm cách làng chài Nhơn Hải chưa đầy 1km, nhìn từ trên cao cù lao Hòn Khô (TP Quy Nhơn, Bình Định) trông như một con thú đang co chân chạy tốc độ cao.


Đến với đảo Hòn Khô (hay còn gọi là cù lao Hòn Khô), du khách phải đi qua làng chài Nhơn Hải, cách trung tâm TP Quy Nhơn hơn 15km. Đây là địa điểm đang được nhiều người ưa chuộng bởi còn nhiều nét hoang sơ, chưa có sự tác động của bàn tay các nhà đầu tư du lịch nghỉ dưỡng. 

14 thg 6, 2023

Quần đảo ở Hà Tiên từng là sào huyệt khét tiếng của hải tặc

Hà Tiên (Kiên Giang) có quần đảo Hải Tặc mang vẻ đẹp hoang sơ. Nơi đây từng là sào huyệt của cướp biển.

Quần đảo Hải Tặc, còn gọi là quần đảo Hà Tiên, gồm 18 hòn đảo nổi thuộc xã Tiên Hải, vùng biển giáp biên TP Hà Tiên (Kiên Giang). Hòn Đốc, hay còn gọi là Hòn Tre Lớn, nơi tập trung đông dân cư nhất quần đảo và đặt trụ sở cơ quan hành chính. Hòn Đôc cũng là điểm có cột mốc xưa ghi dấu danh xưng quần đảo Hải Tặc…

Theo nhiều tài liệu lịch sử lẫn chuyện truyền miệng của người dân địa phương, nơi đây xưa kia là căn cứ của nhiều nhóm cướp biển. Hải tặc chọn quần đảo này làm nơi ẩn náu, chờ các thuyền buôn qua lại để “ăn hàng”.

Đến thế kỷ XVIII, các nhóm cướp vẫn hoành hành trên vùng biển rộng lớn quanh quần đảo Hải Tặc, thậm chí còn tràn vào đất liền. Về sau, phần vì nhiều thành viên sám hối, cộng với tuổi cao, sức yếu… dần dần các nhóm cướp biển khét tiếng tan rã…

29 thg 5, 2023

Đảo Tuần Châu - thiên đường du lịch trên vịnh Hạ Long

Đảo Tuần Châu có vị trí cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 2 km với diện tích lên đến 400 ha. Nhờ điều kiện thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ, vì thế việc di chuyển đến đảo diễn ra một cách khá dễ dàng. Nơi đây, được đánh giá là một trong những địa điểm phát triển du lịch quan trọng của thành phố biển Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Cách trung tâm TP. Hạ Long khoảng 2 km, khu du lịch Quốc tế Tuần Châu (TP. Hạ Long) với bãi biển trải dài thu hút rất đông đảo khách du lịch.

18 thg 5, 2023

Du lịch đảo Phú Quý giữa mùa biển lặng

Trong cái nắng nóng hừng hực của những ngày đầu hè, chúng tôi ra đảo Phú Quý giữa mùa biển lặng. Con tàu cao tốc lướt sóng nhẹ nhàng, đưa khách từ Phan Thiết đến Phú Quý (Bình Thuận) chỉ mất chừng hơn 2 giờ đồng hồ.

Rời xa cảng Phan Thiết trong buổi sáng nắng lên, nhiều du khách không ngồi yên trong khoang tàu có máy lạnh, mà lên boong để quan sát TP. Phan Thiết từ biển. Hiện nay, tuyến tàu khách Phan Thiết - Phú Quý đã có 5 chuyến, tất cả đều khai thác hết công suất, sáng ra chiều vào và ngược lại, nhưng mùa này không phải lúc nào cũng dễ dàng mua được vé.

Phú Quý đã trở thành đảo du lịch

Trên chuyến tàu ra đảo, có hơn 80% người trên tàu là khách du lịch. Hai vợ chồng chị Minh Thu đến từ Q.Cầu Giấy (Hà Nội) đều bỏ ghế dưới phòng lạnh, lên boong tàu để hóng gió biển. Chị Minh Thu là tiểu thương buôn bán quanh năm nên hiếm khi có thời gian đến những vùng đất lạ như hòn đảo Phú Quý. "Hai vợ chồng tôi có người quen ở Bình Thuận, rủ rê mãi bây giờ chuyến đi đảo mới trở thành hiện thực, phải đi một lần cho thỏa thích" - chị Minh Thu chia sẻ.

Hồ nước ngọt dự trữ trên đảo Phú Quý. Ảnh: QUẾ HÀ

2 thg 5, 2023

Cù lao Mái Nhà - đảo Robinson của Phú Yên

Cù lao Mái Nhà là hòn đảo không có dân sinh sống, nơi lý tưởng để du khách nghỉ ngơi, trải nghiệm thiên nhiên, tránh đám đông.

Cù lao Mái Nhà hay Hòn lao Mái Nhà, nằm ở xã An Hải, huyện Tuy An. Đây là một hòn đảo nhỏ có diện tích chỉ khoảng 1,2 km². Cù lao Mái Nhà còn được gọi là Robinson của Phú Yên bởi trên đảo không có nhà dân, không có điện và wifi.

Cù lao Mái Nhà nhìn từ bến tàu xã An Hải, huyện Tuy An (Phú Yên).

8 thg 3, 2023

Đảo Dấu - điểm đến nhiều trải nghiệm

Đảo Dấu là điểm du lịch có rừng nguyên sinh, bãi đá cổ, ngọn hải đăng 125 tuổi cùng hệ thống đền thờ linh thiêng.


Đảo Dấu hay đảo Hòn Dấu, thuộc quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, cách đất liền khoảng 700 m.

Theo sách "Đại Nam nhất thống chí" biên soạn vào thời Nguyễn, đảo có tên là Song Ngư hoặc Cồn Dừa, còn trong dân gian, ngư dân địa phương gọi là đảo Hòn Dấu bởi nó được đánh dấu trên bản đồ làm mốc cho tàu thuyền qua lại các luồng lạch cửa biển.

9 thg 1, 2023

Hòn Ao vọng tiếng sóng gành...

Giữa muôn trùng sóng nước, Hòn Ao- đảo đá trầm tích được tạo nên từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa hiện lên như một nét chấm phá cho vùng biển ven bờ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu (Bình Sơn). Sóng vỗ vào đá tung bọt trắng xóa, nên người dân nơi đây mới lưu truyền câu hát: “Hòn Ao vọng tiếng sóng gành...”.

Kỳ thú đảo đá cách bờ 500 mét

Từ bờ biển thôn Châu Thuận Biển nhìn về phía đông nam, Hòn Ao hiện ra với tầng tầng lớp lớp đá đen nổi bật giữa nền biển xanh thẳm. Chỉ cách bờ chừng 500m, nên du khách chỉ mất hơn 5 phút đi tàu, hoặc thúng cùng ngư dân, là đã đặt chân lên đảo đá.

Khi thủy triều rút, mực nước tại vùng biển xung quanh Hòn Ao chỉ đến mắt cá chân nên du khách tha hồ lội, bắt hải sản. Ảnh: ĐÔNG YÊN

7 thg 1, 2023

Về Hòn Đá Bạc, nơi ghi dấu kế hoạch phản gián CM12 nổi tiếng

Hòn Đá Bạc cách đất liền không xa, vẫn giữ được nét độc đáo vừa hiện đại vừa hoang sơ, lưu giữ nhiều câu chuyện nổi tiếng, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Hòn Đá Bạc nằm cách đất liền khoảng 500m, có diện tích hơn 6,3ha, thuộc địa phận xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Điểm này cách trung tâm TP Cà Mau khoảng 50km về phía Tây bán đảo Cà Mau.

4 thg 12, 2022

Chiến công oanh liệt ở Hòn Đá Bạc trứ danh Cà Mau

Không chỉ là thắng cảnh nổi tiếng, Hòn Đá Bạc còn là nơi ghi dấu một chiến công oanh liệt của lượng an ninh Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Nằm ở ven bờ biển của xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Hòn Đá Bạc là tên gọi một cụm đảo có tổng diện tích 6,43 ha, được biết đến như thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất cực Nam đất nước.

22 thg 9, 2022

Đảo Phất Cờ và "vườn nổi" trên biển

Nằm trên vùng biển xanh ngát của Vịnh Bái Tử Long, từ bờ nhìn ra, đảo Phất Cờ như vòng cung xanh án ngữ trước một vùng biển mênh mang thuộc khu vực cảng thôn 2, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn.

Một góc đảo Phất Cờ.

18 thg 9, 2022

Những điều thú vị về đảo Long Sơn - Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngoài những điểm tham quan nổi tiếng, cuộc sống đời thường ở hòn đảo sát Vũng Tàu cùng có nhiều điều đáng để khám phá.

Thuộc địa phận thành phố Vũng Tàu, xã đảo Long Sơn nằm cách trung tâm thành phố khoảng 12 km về phía Bắc. Đây là một điểm đến đặc sắc với những di tích lịch sử và cảnh quan hấp dẫn nhưng chưa được nhiều người ở ngoài Vũng Tàu biết đến.

4 thg 7, 2022

Khám phá hòn đảo xa bờ nhất trên vịnh Bắc Bộ

Vượt trùng khơi đến với Bạch Long Vĩ - hòn đảo xa bờ nhất trên vịnh Bắc Bộ, du khách không chỉ tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ mà còn thêm yêu mến, tự hào bởi những con người bình dị giữa biển Đông bao la.

Khác với những hòn đảo nổi tiếng của vùng biển Đông Bắc như Cát Bà (Hải Phòng), Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh)… huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) vẫn là một cái tên có phần lạ lẫm. Đảo nằm ở trung tâm của vịnh Bắc Bộ, cách đất liền của TP. Hải Phòng 133 km, mất khoảng 6-7 giờ tàu di chuyển.

15 thg 5, 2022

Những ngôi chùa trên đảo Trường Sa

Giữa sóng nước trùng khơi, nhiều ngôi chùa ở huyện đảo Trường Sa vẫn ngân lên tiếng chuông như xóm nhỏ trong đất liền.


Huyện đảo Trường Sa có 9 ngôi chùa, chủ yếu nằm ở các đảo nổi như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Phan Vinh...

Một góc chùa Song Tử Tây nhìn từ biển khơi.

27 thg 2, 2022

Hoang sơ đảo Bánh Sữa

Đảo Bánh Sữa (còn được gọi là đảo Ông Tờ hay đảo Tu Hài) nằm khiêm tốn trong vòng cung Thẻ Vàng trên vịnh Bái Tử Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đối với những ai muốn khám phá, yêu thích sự tĩnh lặng thì đảo Bánh Sữa (Vân Đồn, Quảng Ninh) hoang sơ với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp là nơi lý tưởng để bạn trốn sự náo nhiệt của thành thị. Sau khoảng một giờ đi tàu thì các bạn sẽ đến được điểm check - in hòn đảo xinh đẹp này.

Đảo Bánh Sữa có diện tích chưa đến 1km², nơi rộng nhất cũng chỉ tầm khoảng 420 m và nó trông giống như chú rùa nhỏ giữa biển cả mênh mông. Vì thế hòn đảo nhỏ này thường được ví von như cậu em út trong “đại gia đình” hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và được các đảo Thẻ Vàng (phía Tây), đảo Đống Chén (phía Đông), hòn Phi Mã (phía Nam) và hòn Bùa Thuốc (phía Bắc) bao quanh và che chở.

Đảo Bánh Sữa nhìn từ trên cao lúc giống con rùa nhỏ, lúc thì như hình con tu hài, những sinh vật biển đặc trưng ở trong Vịnh Bái Tử Long.

4 thg 1, 2022

Sức hút Cù Lao Chàm

Năm 2009, cụm đảo Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam) đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới với hơn 950 loài thủy sinh đang được bảo tồn. Hệ sinh thái, môi trường thiên nhiên nơi đây như rừng, biển, bãi tắm, suối nước,… hiện vẫn được đánh giá còn giữ nguyên vẹn nét nguyên sơ. Chính đặc điểm này khiến “hòn ngọc thô” Cù Lao Chàm đang trở thành địa điểm du lịch sinh thái có sức hút đặc biệt với du khách trong và ngoài nước mỗi khi tới Hội An.

Dấu ấn Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Ngày 29/5/2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử có tuổi đời hàng trăm năm, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).

Không phải là hư danh, mà từ xa xưa đảo Cù Lao Chàm đã vang danh trên bản đồ giao thương thế giới. Cù Lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An.

Cụm đảo Cù Lao Chàm gồm 1 hòn đảo chính và 7 hòn đảo nhỏ xung quanh, với tổng diện tích trên 15 km², trong đó rừng chiếm khoảng 90%.

Vào mùa hè, mỗi ngày Cù Lao Chàm đón hơn 3500 du khách đến tắm biển và thăm thú cảnh đẹp tự nhiên. Ảnh: Thanh Giang/VNP

4 thg 4, 2021

5 trải nghiệm nên thử ở đảo Hoa Lan

Đến hòn đảo gần Nha Trang, du khách được trải nghiệm chèo thuyền kayak 2 km tham quan rừng ngập mặn, leo núi hay chơi các môn thể thao nước.


Đảo Hoa Lan trên đầm Nha Phu có diện tích khoảng 400 ha, sở hữu vẻ đẹp hoang sơ với địa hình đa dạng như bãi biển, thác, suối, hồ, đảo... Trong đó 37 ha đảo được Công ty Cổ phần du lịch Long Phú đưa vào khai thác các hoạt động du lịch.

Địa điểm này cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 20 hải lý về phía Bắc, trung chuyển qua cầu cảng. Từ đây du khách đi tàu hoặc ca nô vượt biển khoảng 7 hải lý sẽ sang được đảo.

18 thg 2, 2021

Hoang sơ hòn Bảy Cạnh

Nhiều diễn đàn du lịch lớn trong và ngoài nước đã giới thiệu hòn Bảy Cạnh là địa điểm không thể bỏ quan khi đặt chân tới huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) bởi vẻ đẹp rừng biển hoang sơ. Ngoài ra, theo ghi nhận của Vườn Quốc gia Côn Đảo, đây là nơi có số lượng rùa lên đẻ trứng nhiều nhất Việt Nam và cũng là nơi có hệ sinh thái biển đa dạng nhất của huyện Côn Đảo.

Sau lời kêu gọi của Ban quản lý (BQL) Vườn quốc gia Côn Đảo tham gia bảo vệ rùa biển ở Côn Đảo đã có hàng ngàn tình nguyện viên từ các nơi trên cả nước hưởng ứng. Theo chân những tình nguyện viên, chúng tôi từ cảng cầu Côn Đảo, đặt vé đi ca nô ra hòn Bảy Cạnh.

Sau chừng 20 phút di chuyển bằng ca nô, chúng tôi đến được hòn Bảy Cạnh. Một khung cảnh khiến những người vốn đã quá quen khám phá như chúng tôi cũng cảm thấy ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nơi đây. Mặc dù với diện tích không lớn (khoảng 5,1 ha) nhưng sự tồn tại của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nơi đây đã góp phần hoàn chỉnh tính liên kết giữa các hệ sinh thái như: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới trên núi cao, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái thảm cỏ biển và hệ sinh thái các rạn san hô.

5 thg 11, 2020

Khám phá hòn Ông Căn - mốc đánh dấu lãnh hải Việt Nam

Hòn Ông Căn là điểm A9 - một trong 11 điểm trên đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam.


Ngô Trần Hải An (Quỷ Cốc Tử), blogger du lịch, từng chinh phục những hành trình dọc Việt Nam hay qua nhiều quốc gia trên thế giới. Dưới đây là chia sẻ của Hải An về hành trình chinh phục cột mốc A9 trên đường cơ sở xác định lãnh hải Việt Nam. Trước đó anh đã chinh phục mốc A3, A4 và A5 tại Côn Đảo.

"Ngoài đam mê chinh phục tôi thật sự muốn những hình ảnh câu chuyện của mình sẽ góp phần nào lan tỏa đến mọi người sự tự hào về quê hương, đất nước, tự hào về biên cương lãnh thổ, biên giới hải đảo của Việt Nam chúng ta", blogger Hải An chia sẻ.


Bình Định vốn được biết đến với những cái tên như Ghềnh Ráng, Kỳ Co, Eo Gió… nhưng ít người nghe đến hòn Ông Căn. Ngoài vẻ đẹp hoang sơ, đây còn là nơi có cột mốc tọa độ A9 - điểm cơ sở trên đường định vị lãnh hải của Việt Nam.

Qua giới thiệu của một người bạn thân, tôi tìm đến anh Tính, người sống tại Nhơn Lý và làm nghề du lịch để bày tỏ ước muốn đến hòn Ông Căn của mình. Biết mong mỏi của tôi, anh Tính băn khoăn vì mùa này thời tiết thất thường, gió mạnh, xung quanh hòn Ông Căn rất nhiều đá ngầm nên tàu ghe cano khó có thể cập bờ.


Cuối cùng, tôi cùng những người bạn mới quen ở Bình Định cũng quyết định lên đường. Chúng tôi xem xét thời tiết và tính toán kỹ rồi quyết định xuất phát lúc 13h. Trong đoàn có nhiều người dân địa phương chưa từng đặt chân đến đây, ai cũng háo hức.


Đúng 13h cano rời bến, trời xanh biếc, nhưng gió mạnh, cano lao trên mặt biển và xé những con sóng tạt cao đến 2 - 3 m. Từ mũi Eo Gió, chúng tôi bắt đầu vượt qua Hòn Cỏ. Càng ra xa gió càng mạnh, một con sóng lớn cuốn đến đẩy cano lên cao và rơi tự do xuống biển, ai cũng giật mình và cẩn thận hơn.

Chừng 15 phút sau, hòn Ông Căn xuất hiện ở phía trước, đập vào mắt tôi là 3 hòn đảo nối tiếp, cách nhau khoảng hơn 200 m, cột mốc được cắm trên hòn đảo xa nhất.


Khi cano tiến lại gần, mọi người đều sững sờ. Giữa biển khơi mênh mông bao la sừng sững một khối đá khổng lồ cao hơn 20 m, khối đá nứt đôi tạo nên khe sâu thẳm với những con sóng đập ầm ào liên hồi.

Gió càng lúc càng mạnh, cano rất khó cập đảo, anh Tư cho thuyền vòng quanh đảo nhiều lần vẫn chưa tìm vị trí an toàn vào bờ. Nếu không, chỉ còn phương án chúng tôi mặc áo phao và bơi vào đảo - khá nguy hiểm do sóng có thể cuốn người đập vào đá nhọn xung quanh, chi chít vỏ hàu rất sắc bén.

Bằng kinh nghiệm dạn dày, anh Tư tìm được khu vực sóng khá nhẹ. Nhưng chúng tôi vẫn phải nhảy qua ghềnh đá, không khí lúc này khá căng thẳng. Khi cano tiến gần sát bờ đá, anh Tư cho nổ máy giật lại tránh sóng đập vào bờ, một người nhảy lên bờ tìm điểm neo kéo. Cứ mỗi một đợt sóng đến, cano được đẩy vào bờ, chúng tôi theo từng đợt sóng đó cũng lần lượt nhảy lên hòn Ông Căn.


Đi hết 20 bậc thang, tôi đến được cột mốc A9. Theo các tài liệu lưu trữ, hòn Ông Căn được hình thành do núi lửa phun trào từ triệu năm trước, dòng dung nham gặp phải nước biển nên đột ngột đông cứng.

Hòn nằm ở tọa độ 13°53’57″ Bắc 109°21’08″ Đông, cách bờ khoảng 7 km theo hướng đông, cách điểm A8 khoảng 140 km về phía nam, cách điểm A10 khoảng 170 km về phía bắc. Hòn thuộc cụm đảo Nghiêm Kinh Chiểu xã đảo Nhơn Lý, có chiều dài khoảng 200 m, chỗ rộng nhất khoảng 95 m.


Trên hòn đặt cột mốc A9. Cách cột mốc không xa là điểm tọa độ quốc gia do Bộ Tài nguyên Môi trường, Cục Đo đạc & Bản đồ dựng tháng 6/2017 mang số hiệu DH09. Hòn Ông Căn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chiều rộng lãnh hải Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS).


Sau 30 phút chụp hình kỷ niệm, chúng tôi nhanh chóng trở về cano do gió đã mạnh hơn, sóng càng cao sẽ càng khó khăn để chúng tôi rời đi.


Tôi tự hào khi chinh phục điểm thứ 10/11 trên đường cơ sở định vị lãnh hải của Việt Nam, và hy vọng sẽ chinh phục được nơi cuối cùng là điểm A11 trên đảo Cồn Cỏ.


Cano chạy một vòng quanh cả ba hòn đảo và một lần nữa tôi có cơ hội ngắm nhìn trọn vẹn khu vực này, trên đảo lớn nhất là một lòng chảo mơn mởn cỏ xanh. Thời gian không còn nhiều, chúng tôi vội vàng trở lại bờ, tránh những cơn giông sắp đến.

Tọa độ 11 điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam. Đồ họa: Ngô Trần Hải An

Ngô Trần Hải An

2 thg 9, 2020

Nên thơ Hòn Nhàn

Hòn Nhàn thuộc vùng biển xã Bình Châu (Bình Sơn) là đảo đá trầm tích được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa. Xung quanh Hòn Nhàn có nhiều rạn san hô đa dạng màu sắc. Nơi đây là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách.

Đặt chân đến Hòn Nhàn, chúng tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp quyến rũ của cảnh quang nơi đây. Hòn Nhàn cách bờ biển khoảng 10 - 15 phút đi tàu. Ngồi trên tàu của thuyền trưởng trẻ tuổi 9X Phạm Thái Viên, chúng tôi mang theo cảm giác hồi hộp xen lẫn hào hứng khi băng qua từng con sóng. Khoảng 14 giờ, trời êm, lặng gió, trên đường đến Hòn Nhàn ánh mặt trời rực rỡ giúp chúng tôi dễ dàng quan sát, ngắm nhìn từng mảng sinh vật biển lượn lờ trong sóng nước. Từng chùm rong mơ đung đưa, từng đàn cá, tôm nối đuôi nhau bơi lượn... 

Từ trên cao nhìn xuống, Hòn Nhàn có dáng như hình trái tim. Ảnh: Lê Hữu Trọng Nghĩa