30 thg 11, 2018

Đến đảo ngọc thưởng thức món 'chàng ăn nàng thích'

Có một loài hải sản không chỉ độc đáo về hình dáng mà còn ly kỳ bởi câu chuyện “góp vui chốn phòng the” của nó. Đấy chính là con nhum.

Nhum ăn tái với mù tạt. Ảnh: Quang Viên 

Nhum có nơi gọi là nhím biển, cầu gai. Có người còn gọi là con “si đa”. Dù là gì đi nữa thì con nhum luôn được biết là... viagra tự nhiên đến nỗi giới mày râu đến Phú Quốc mà không ăn nhím biển thì bị coi là không biết mùi đời. Theo những người bạn “thổ địa” tại nơi này, trước đây ở đảo ngọc nhím biển nhiều vô kể, dân bắt ăn vô tư. 

Bún cua 'thối', ai lỡ ăn dễ ghiền

Nồi nước dùng lớn chứa nước đen sánh sệt, bên trong có măng, hột vịt. Bếp tăng nhiệt, nồi sôi ùng ục. Bạn có tin không? Đấy là nồi nước dùng cho món bún cua thối của phố núi Gia Lai, khiến biết bao người mê mẩn.

Chủ quán giải thích về tên gọi cũng như hương vị của món ăn này: “Tại vì do mình ủ qua đêm nó bay mùi lên nên gọi là bún cua thối". LÊ NAM 

Từ đầu hẻm, mùi mắm, mùi cua đã dậy lên khá nồng như cuốn chân thực khách bước vào quán. Cả dãy phố Phùng Hưng ở TP. Pleiku nổi tiếng với món này bởi rất nhiều nhà bán bún cua thối. Chúng tôi quyết định bước vào quán cô Chi, nằm tại số 02 Phùng Hưng – quán được nhiều người giới thiệu là 22 năm tuổi.

29 thg 11, 2018

Chim bay về núi tối rồi

Hồi nhỏ, thường nghe má hát ru: 

Chim bay về núi tối rồi
Chị em lo liệu lấy nồi nấu cơm.

Bỏ qua câu sau, có thể có nhiều bản khác như: Sao không lo liệu, còn ngồi chi đây?/Không cây chim đậu, không mồi chim ăn..., câu đầu Chim bay về núi tối rồi nhắc ta nhớ rằng tổ chim là ở núi, buổi chiều tối là chim bay về tổ ở núi, ở rừng...

Năm 2001, tui có dịp đi công tác ở Cà Mau. Hỏi anh bạn trẻ rằng có nơi đâu gần gần để tham quan không. Ảnh biểu là khi chiều về thì đi tham quan vườn chim Cà Mau, giờ đó chim bay về tổ nhiều lắm. Vườn chim ở ngay trong lòng thành phố hà, không đi đâu xa hết!

Chim ở Vườn chim Cà Mau. Ảnh chụp năm 2001

Về Tam Hải nghe đá 'thở'

Những phiến đá trầm tích đen tuyền, óng ả với tuổi đời hàng trăm triệu năm xếp tầng tầng, lớp lớp tạo nên những hình thù lạ mắt, kỳ bí.

Những phiến đá trầm tích ở mũi Bàn Than, Tam Hải đẹp như tranh vẽ - Ảnh: LÊ TRUNG

Tam Hải là một xã đảo của huyện Núi Thành, Quảng Nam, biệt lập với đất liền bởi biển cả và sông Trường Giang.

Bốn hướng nơi này là nước, một mặt giáp biển và ba mặt còn lại giáp sông. Nơi đây còn giữ nét hoang sơ của thiên nhiên, khung cảnh hữu tình.

Hương mùa Đà Lạt

Với tôi, Đà Lạt không chỉ có bốn mùa hoa. Trong tôi luôn có một Đà Lạt với những mùa hương.

Mùa xuân không thể thiếu sắc mai anh đào - Ảnh: TRẦN THÙY LINH

Đà Lạt, trong mắt tôi, mùa nào cũng đẹp. Dù cũng giống với số đông hay càm ràm về sự đổi thay của thành phố ngàn hoa, nhưng tôi thấy mình giống đa số bạn bè đồng nghiệp, những người viết và vẽ, luôn tìm cách lưu giữ hồn của phố, hương của mùa trong các tác phẩm của mình qua những chuyến đi.

Đặt 76 tượng điêu khắc trên tuyến đường đẹp nhất Châu Đốc

102 tượng điêu khắc của các họa sĩ trong và ngoài nước tại Núi Sam được di dời và bố trí tại 3 địa điểm, trong đó có đường Tân Lộ Kiều Lương - tuyến đường đẹp nhất thành phố Châu Đốc để phục vụ du lịch.

Lãnh đạo TP Châu Đốc cho rằng, việc lắp đặt tượng sẽ làm thay đổi diện mạo TP theo hướng đẹp hơn để phục vụ khách du lịch - Ảnh: BỬU ĐẤU

Theo anh Trần Đức Trí, cán bộ kỹ thuật của Ban quản lý dự án TP Châu Đốc ( An Giang), 102 tượng ở 2 vườn tượng của P.Núi Sam, TP Châu Đốc, An Giang đang được thực hiện di dời để lắp đặt nơi khác từ ngày 22-11.

Chùa Hội Linh - Một di tích lịch sử văn hóa Quốc gia

Chùa Hội Linh, còn có tên gọi khác Hội Linh Cổ Tự, thuộc hệ phái Bắc tông - tọa lạc trên diện tích 6.500 tại số 314/36 đường Cách mạng Tháng Tám (cách đường khoảng 200 mét), phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Chùa Hội Linh được khởi lập vào ngày rằm tháng hai năm Đinh Mùi – 1907, theo dòng Thiền Tông Lâm Tế. Chùa do một gia đình phật tử - ông Phạm Văn Bường (pháp danh Thông Lý) và bà Nguyễn Thị Tám (pháp danh Thông Ngọc) cúng dường đất cho Hòa thượng Thích Khánh Hưng, thế danh Quý Thanh Hương đứng ra trông coi xây cất. 


Chùa Hội Linh. 

Đất Phật – Chợ trời, cuộc hội ngộ chốn non Sài

Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 20 km về phía Tây Nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người làng Láng nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.

Đất Phật

Chùa Giáng xứ Thanh

Chùa Giáng là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ triều vua Trần Duệ Tông (1372-1377), tọa lạc ở chân núi Đốn Sơn (Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), xưa được liệt vào kỳ quan bậc nhất của xứ này. 

Truyền thuyết kể lại rằng, dưới triều vua Trần Duệ Tông, giặc Chiêm Thành đem quân cướp phá, quấy nhiễu dân cư, triều đình đã phái quân quân đi đánh nhưng không được. Nhà vua cho đó là họa lớn nên thân chinh dẫn quân đi dẹp giặc. Trên đường đi qua địa phận Đốn Sơn, thấy phong cảnh sơn thủy hữu tình bốn bên có núi, sông bao bọc, thật là một khu thắng địa. 

Cổng chùa Giáng ở xứ Thanh.

Thăm thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Theo sử liệu và khảo cổ, gần đây các nhà nghiên cứu, các nhà sư và chính quyền các cấp xác minh rõ nguồn gốc và nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam ở Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trong rừng quốc gia Tam Đảo thuộc xã Đại Đồng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. 

Nhân duyên hình thành Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức

Dòng thiền Trúc Lâm nước Việt bắt nguồn từ Tam Tổ mà tuôn chảy, mà thấm đượm vào đời từ 700 năm qua, cho đến bây giờ vẫn tuôn chảy, vẫn âm thầm nuôi dưỡng giới thân huệ mạng của Tăng Ni Phật tử Việt Nam. Hòa thượng Ân sư thượng Thanh hạ Từ, một thiền sư có chủng duyên sâu dày với dòng thiền nước Việt. Ngài đã nhiều năm trăn trở, nhiều năm tu tập và sau cùng Phật pháp không cô phụ người có đại chí, Hòa thượng đã thấu đạt nguồn tâm, đã tìm được lối đi cho mình và Tăng Ni tứ chúng. Từ đó dòng thiền nước Việt được hồi sinh sau một thời gian dài ngủ yên trong tịch lặng.

HT Thích Nhật Quang trình bày đồ án xây dựng TV Trúc Lâm Trí Đức

Chùa Tam Bảo - Ngôi sắc tứ tại đất Hà Tiên

Theo sách Mạc Thị Gia Phả, sau khi triều đình nhà Thanh được thành lập tại Trung Hoa, một vị quan trung thành với nhà Minh là Mạc Cửu đã rời bỏ quê hương trôi dạt xuống vùng Đông Nam Á. Năm 1695, ông thần Phục vua Chân Lạp và xin được đến làm ăn tại Mang Khảm. Đến năm 1714, Mạc Cửu xin sát nhập Mang Khảm vào xứ Đàng Trong. Chúa Hiển tông Nguyễn Phúc Chu đồng ý phong cho Mạc Cửu chức Tổng binh, sau phong Cửu Lộc hầu. Vùng Mang Khảm được đổi thành trấn Hà Tiên. 

28 thg 11, 2018

Đi thuyền ngắm cảnh trên dòng sông Đà

Bạn vừa ngắm cảnh sông núi hữu tình vừa thưởng thức gà đồi, cá nướng ngay trên thuyền.


Sông Đà bắt đầu chảy vào Việt Nam từ biên giới với Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ. Ở điểm cuối thuộc Phú Thọ, sông Đà nhập với sông Hồng và sông Lô đổ ra biển.

Trước đây, sông nổi tiếng hung dữ với nhiều thác ghềnh. Để xuôi dòng, người điều khiển thuyền phải có nhiều kinh nghiệm và vững tay chèo. Tài năng của những người lái đò từng được nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả trong tùy bút "Người lái đò sông Đà". 

27 thg 11, 2018

Chùa Một Cột ở Biên Hòa

Chùa Một Cột ở Biên Hòa

Đó là chùa Bửu Sơn. Ngôi chùa này nằm ở gần khu vực chợ Biên Hòa, trong một con hẻm lớn số 487 đường Cách mạng Tháng Tám, phường Hòa Bình. Bạn sẽ dễ dàng thấy chùa Bửu Sơn nếu bạn... đi ăn lẩu tôm Năm Ri, bởi vì ngôi chùa nằm đối diện lối vào quán lẩu tôm.


Đã quen với hình ảnh ngôi chùa Một Cột nổi tiếng ở Hà Nội, bạn sẽ thấy ngỡ ngàng khi nhìn thấy ngôi chùa này và tự hỏi: Sao gọi là chùa Một Cột?

Sơn Trà – Quà của tạo hóa

Tạo hóa ban cho Đà Nẵng không chỉ biển xanh, cát trắng, nắng vàng… mà còn có cả một bán đảo Sơn Trà hoang sơ, kiều diễm nằm cách trung tâm thành phố không xa. Sơn Trà được đánh giá là bán đảo “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, bởi ngoài vị trí trọng yếu về mặt an ninh quốc phòng, đây còn là bán đảo có hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền với biển duy nhất ở Việt Nam. Vì vậy, bán đảo Sơn Trà đã sớm được Chính phủ quy định là rừng cấm, tạo cơ sở cho việc quy hoạch phát triển thành khu bảo tồn thiên nhiên, và là khu du lịch quốc gia theo hướng bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học...

Sự hào phóng của thiên nhiên
 


Thiên nhiên luôn khắc nghiệt, khó lường nhưng cũng hào phóng ban cho bán đảo Sơn Trà vẻ đẹp và sự giàu có hiếm nơi nào sánh được. Sơn Trà vào thu, những khu rừng chò nảy lộc đỏ rực đẹp như những cánh rừng thu châu Âu vào mùa thay lá. Thảng hoặc, những cơn mưa rừng bất chợt xối xả rồi cũng bất chợt tạnh để cho những tia nắng bừng lên lung linh trên tàn cây, ngọn cỏ.

Huế mờ ảo khi bước vào mùa sương mù cuối năm

Dưới làn mưa bụi nhỏ cùng cái se lạnh sáng sớm, cầu Trường Tiền, Đại Nội... mang nét trầm mặc khi đông sang. 

Khác với các tỉnh thành phía bên kia đèo Hải Vân, Huế vẫn mang khí hậu của miền Bắc với mùa đông giá buốt. Khi xuất hiện đợt không khí lạnh và độ ẩm cao cũng là lúc kinh thành Huế bước vào mùa sương phủ mỗi buổi sáng. 

Lễ thổi tai - nghi thức đầu đời của người Ba Na

Thổi tai là nghi lễ cho em bé dưới 24 tháng, gửi gắm mong muốn các thần linh tiếp tục bảo vệ và dạy bảo con trẻ lớn lên. 

Đồng bào dân tộc Ba Na (Tơ Tung, K’bang, Kon Tum) quan niệm vạn vật hữu linh và cầu cúng là phương thức phổ biến để đồng bào giao tiếp với thần linh. Trong những giai đoạn nhất định, đời người sẽ chịu tác động của những thần linh khác nhau. Những đứa trẻ luôn được bao quanh bởi nhiều vị thần. Muốn chúng được mạnh khỏe, đồng bào phải thực hiện các nghi lễ cầu xin các vị thần phù hộ từ khi đứa bé mới sinh ra đến tuổi trưởng thành.
Để tiến hành nghi lễ, người thân trong gia đình và thầy cúng tiến hành là cây nêu. Đây là loại cây đặc trưng của đồng bào được làm bằng tre, tỉa hoa, vẽ hoa văn bằng tiết gà. 

Thả hồn giữa đồi cỏ hồng mộng mơ ở Đà Lạt

Thành phố ngàn hoa không chỉ có hoa, tháng 11 này, Đà Lạt còn có những đồi cỏ hồng đẹp như mơ. Đừng ngại ngần cho những tháng cuối năm, bạn sử dụng những ngày phép cuối cùng để tận hưởng một Đà Lạt mộng mơ khó tả.


Nổi tiếng từ nhiều năm qua, đồi cỏ hồng Đà Lạt thường xuất hiện vào cuối tháng 11 đến tháng 12 hằng năm. "Nở rộ" dưới chân những đồi thông, bên hồ nước nên những bạn cỏ hồng đã tạo thành một khung cảnh Đà Lạt vô cùng lãng mạn.

Di tích Lịch sử - Nghệ thuật Chùa Phật Lớn – Rạch Giá

Chùa Phật Lớn toạ lạc tại 151 Quang Trung, P. Vĩnh Quang, Tp. Rạch Giá là một trong 75 chùa Phật giáo Nam tông của tỉnh Kiên Giang được hình thành và phát triển khá sớm vào khoảng năm 1504 – thế kỷ XVI.

CHÙA PHẬT LỚN – TP. RẠCH GIÁ
  • Tên chùa: Phật Lớn
  • Pháp hiệu: UTTUNGAMEANJAYA (UttanùgaMen-Chey)
  • Địa chỉ: 151 Quang Trung – P. Vĩnh Quang – TP. Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang
  • Thành lập năm: 1504
  • Người sáng lập: Hòa thượng MEN CHEY
  • Lần thay đổi vị trí: 3 lần
  • Vị trí hiện tại từ năm: 1884
  • Các đời Trụ trì : 21 đời
  • Trụ trì hiện nay: Đại đức HUỲNH VĂN TÀI
  • Hệ phái gốc: Nam Tông (Theravada)
  • Năm trùng tu: 2009
Cổng chính và lối vào chùa

Chùa Sắc Tứ Thập Phương – TP. Rạch Giá

Vào thập niên 1790, có một vị Sa môn (không rõ thế danh, pháp danh và hành trạng) đến mé sông Rạch Giá (trên đường Nguyễn Công Trứ hiện nay) dựng một ngôi chùa đơn sơ bằng cây lá để tu tịnh và đặt tên hiệu là Thập Phương tự.

Chùa Sắc Tứ Thập Phương

  • Địa điểm : 9/2 Lê Lai, khu phố Mạc Cửu, Phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá
  • Thành lập năm : 1790
  • Người sáng lập : Một vị Sa môn và Hòa thượng Vĩnh Thùy
  • Hệ phái gốc : Thiền Lâm
  • Năm trùng tu : 1890, 1904, 1990, 1995, 1997, 2009, 2011

26 thg 11, 2018

Ngôi miếu nhỏ ở Năm Căn

Tui đang đứng lớ ngớ ở một quán nước nơi bến tàu Năm Căn (Cà Mau) thì thấy một chiếc xe 7 chỗ, bảng số Sài Gòn trờ tới. Tui nghĩ bụng: Chắc là khách Sài Gòn ra thuê ca nô cao tốc hay vỏ lãi để ra mũi Cà Mau đây mà!

Nhưng không phải. Một người phụ nữ đứng tuổi bước xuống xe và ghé vào quán, hỏi thăm chị chủ quán đường tới một ngôi miếu nào đó. Chị chủ quán vồn vã chỉ đường. Thế rồi trên xe vài ba người nữa bước xuống, có lẽ là con cháu gì đó, mang theo nhang đèn, hoa quả. Họ cùng đi bộ theo con hẻm nhỏ cạnh bến tàu.

Tui thắc mắc tự hỏi: Đã đi gần 400 cây số tới đây rồi sao không phải đi ca nô ra Đất Mũi, cũng không phải tham quan những điểm gần đây mà lại đi ra miếu? Đã chủ tâm đi ra miếu rồi, mang nhang đèn hoa quả rồi, sao lại... không biết miếu nằm ở đâu để phải hỏi đường?

Phải lòng bánh dây thì về Bồng Sơn

Sau bao lần nhấp nha trong ước muốn, tôi đã đặt chân đến được Bồng Sơn (H.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) để rồi "phải lòng" món đặc sản Bình Định có tên bánh dây.

Tạo nên nét đặc biệt cho bánh dây Bồng Sơn chính là sự khéo léo trong quá trình nêm nếm gia vị. THANH LY 

Ngỡ ngàng rừng săng lẻ nơi miền tây xứ Nghệ

Rừng săng lẻ thuộc xã Tam Đình, huyện Tương Dương (Nghệ An) là một quần thể cây săng lẻ độc nhất vô nhị mà ai đi qua cũng phải dừng chân để chiêm ngưỡng. Khu rừng đặc dụng săng lẻ Tương Dương được bảo vệ nghiêm ngặt bởi Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát và các cơ quan chức năng địa phương.

Không gian đẹp đến ngỡ ngàng nơi rừng săng lẻ 

Chùa Sắc tứ Tam Bảo - Kiên Giang

Địa điểm: Phường Vĩnh Lạc, TP. Rạch Giá
Thành lập năm: Cuối thế kỷ 18
Người sáng lập: Bà Dương Thị Oán
Hệ phái gốc: Bắc Tông
Năm trùng tu: 1915, 1917, 1961, 1972, 1997 đến 2001


Vào thập niên cuối thế kỷ 18, một Phật tử tại Rạch Giá là bà Dương Thị Oán (cư dân địa phương gọi là Bà Hoặng) đã đứng ra xây dựng một ngôi chùa trên một khu đất thuộc phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá hiện nay và đặt tên hiệu là chùa Tam Bảo. Đến nay, người ta vẫn chưa rõ tiểu sử của bà Dương Thị Oán cũng như những vị trụ trì đầu tiên của ngôi chùa mà chỉ biết rằng, trong những năm chiến tranh với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã từng có một thời gian tạm lánh tại chùa Tam Bảo nên sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã ban Sắc tứ cho chùa vào năm 1803 và từ đó, được gọi là chùa Sắc Tứ Tam Bảo. Nhà văn Sơn Nam trong quyển Hồi ký (tập 1 : Từ U Minh đến Cần Thơ) của ông kể lại rằng bà Dương Thị Oán giàu có nhờ buôn bán lúa gạo tại địa phương đã cho Nguyễn Ánh, khi đang trốn chạy Tây Sơn, những cuộn tơ tằm quý giá để làm quai chèo không đứt khi vượt biển thay cho loại quai chèo thắt bằng gai, bằng bố dễ đứt và có thể từ công ơn này mà sau này vua Gia Long đã ban Sắc tứ cho chùa Tam Bảo.

Khám phá tàn tích nhà thờ cổ H'Bâu trăm năm tuổi bên dãy Chư Đang Ya

Qua hơn một trăm năm, ngôi nhà thờ cổ H'Bâu nay chỉ còn lại tàn tích tháp chuông rêu phong giữa màu xanh của cây lá, khiến ta không khỏi nghĩ đến thuở đầu, khi tiếng chuông đầu tiên từ thánh đường này ngân vọng, dội vào vách đá trong thâm sâu đại ngàn.

Nhà thờ cổ H'Bâu nằm dưới chân núi Chư Đang Ya hùng vĩ, thuộc làng Xõa (Chư Păh, Gia Lai). Ảnh: Chu Thế Dũng 

Ngỡ ngàng với Cổng trời Đông Giang

“Cổng trời Đông Giang” thuộc địa bàn 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng thuộc huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam). Nơi đây sở hữu một hệ sinh thái thiên nhiên vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó, những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào Cơ tu đã tạo nên địa điểm du lịch độc nhất vô nhị mà bất cứ ai cũng muốn dừng chân khám phá.

“Cổng trời Đông Giang” thuộc địa bàn 2 xã Mà Cooih và Kà Dăng (huyện Đông Giang). 

"Cổng trời" hay "Hang Gợp" là cái tên theo cách gọi của người dân địa phương. Nơi đây bao gồm một vòm núi đá vôi khổng lồ nối hai đỉnh đồi tạo thành cái vòm hay cái cổng. Từ cổng trời đi bộ vào bên trong khoảng 30 phút có một hang động gồm nhiều bộng hang lớn nhỏ do những dòng nước chảy hàng ngàn năm tạo thành với nhiều thạch nhũ đẹp mắt, và nơi đây cũng có rất nhiều ghềnh thác, suối mát... rất ít người biết tới. 

Cột đá chùa Dạm

Cột đá chùa Dạm là một tuyệt tác không chỉ của thời Lý mà trong cả lịch sử nền mỹ thuật Việt. Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã ý nghĩa biểu tượng cột đá này đã diễn ra sôi nổi.

Nằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), cột đá chùa Dạm được xây dựng vào thế kỉ thứ 11, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.

25 thg 11, 2018

Chùa Monivongsa Bopharam ở Cà Mau

Chùa Monivongsa Bopharam là ngôi chùa Nam tông Khmer lớn nhất, đẹp nhất ở thành phố Cà Mau. Điều này là chắc chắn, bởi vì đây cũng là ngôi chùa Nam tông Khmer duy nhất tại thành phố này.


Tui hơi bất ngờ với thông tin rằng TP Cà Mau chỉ có duy nhất một ngôi chùa Khmer Nam tông, vì Cà Mau thuộc miền Tây Nam bộ là nơi tập trung nhiều chùa Khmer nhất cả nước, điển hình như Trà Vinh có đến 141 ngôi chùa Nam tông Khmer. Vì vậy, tui thử kiểm tra lại và quả nhiên đúng như vậy thiệt. Cả tỉnh Cà Mau chỉ có 7 ngôi chùa Nam tông Khmer, tập trung ở các huyện Thới Bình, huyện Trần văn Thời và TP Cà Mau, trong đó TP Cà Mau chỉ có một ngôi chùa là Monivongsa Bopharam.

Đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai

Hình thành cách đây 100 năm, Biển Hồ chè là điểm tham quan lý tưởng cho người thích thiên nhiên và chụp ảnh sống ảo. 

Đồi chè được trồng từ những năm 1920 nằm trên địa phận huyện Chư Pah, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 13 km. Do nằm ở phía bờ bắc của Biển Hồ (hồ T'Nưng) nên nơi này còn được biết đến với tên gọi Biển Hồ chè. 

Đàn đá, “báu vật” 3.000 tuổi của VN

Đàn đá không chỉ là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam mà còn là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Cùng ngắm nhìn bộ sưu tập đàn đá cổ lớn nhất Việt Nam ở Đà Lạt.

Bảo tàng Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt) là nơi đang lưu giữ một bộ sưu tập đàn đá cổ được đánh giá là "báu vật" nhạc cụ có quy mô lớn nhất Việt Nam

Quả chuông 800 tuổi có lịch sử lạ lùng

Là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam, xung quanh chuông Vân Bản này có nhiều câu chuyện nửa hư nửa thực được lưu truyền, khiến quả chuông này được coi là một trong những quả chuông kỳ lạ nhất Việt Nam.

Được tìm thấy năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng, chuông Vân Bản là một quả chuông cổ có số phận lịch sử rất đặc biệt. Hiện vật này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam,

Bảo tàng trầm hương ở xứ… trầm hương

Người ta ví Khánh Hòa là xứ trầm hương là bởi ở Khánh Hòa, hễ nơi nào có rừng già là nơi đó có trầm kỳ, nhưng nhiều nhất là Ninh Hòa và Vạn Ninh. Và nhiều, tốt nhất là trầm hương Vạn Giả của Vạn Ninh. Chả thế mà ca dao Khánh Hòa có câu: “Cây quế Thiên Thai mọc ngoài khe đá/ Trầm nơi Vạn Giả hương tỏa sơn lâm”.

Tranh vẽ về xông trầm hương ở Ai Cập thời cổ đại. Ảnh: tư liệu 

Và nếu như Khánh Hòa là xứ trầm hương của Việt Nam thì Việt Nam lại là “xứ trầm hương” của cả thế giới. Điều này không phải do chúng ta “tự sướng” mà là sự công nhận từ nhiều nguồn sách báo nước ngoài.

23 thg 11, 2018

Ta gọi tên chùa Khmer

Chùa Monivongsa Bopharam ở Cà Mau

Miền Tây Nam bộ có nhiều ngôi chùa Khmer đẹp và nổi tiếng. Tên chùa bằng tiếng Khmer dài và khó nhớ (nhớ... chết liền!), cho nên người Việt ta... tự đặt ra những cái tên mới cho dễ gọi, dễ nhớ. Cách gọi tên thường là dựa theo đặc điểm của chùa hoặc phiên âm nôm na tên Khmer theo giọng Nam bộ.

Ngôi làng ở Phú Quốc được khách Tây ví như 'vương quốc sao biển'

Thưởng thức hải sản tươi sống và chụp ảnh check-in cùng sao biển là trải nghiệm hấp dẫn nhất ở làng chài Rạch Vẹm. 

Trong khi làng chài Hàm Ninh là cái tên quen thuộc ở Phú Quốc thì Rạch Vẹm gần đây mới được nhiều du khách nhắc tới. Để đến làng, du khách phải băng qua vài km đường đất gồ ghề, nhiều ổ gà xuyên rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, đích đến sẽ làm bạn hài lòng. 

Vườn hồng trĩu quả giữa trời thu Đà Lạt

Mùa thu, "trốn nắng" ở các nhà vườn và tự tay hái, thưởng thức hồng là trải nghiệm hấp dẫn nhiều du khách. 

Khoảng tháng 11, vườn hồng trở thành điểm đến được nhiều du khách "săn" tìm ở Đà Lạt, đặc biệt là các bạn trẻ. Khách đến vườn có thể tham quan, chụp ảnh lưu niệm và mua hồng về làm quà. 
Các vườn hồng ở đây được trồng tự nhiên mà không có nhà lồng hay mái che. Dù vậy, vào mùa thu hoạch, chỉ cần bước chân vào vườn, bạn vẫn sẽ cảm nhận được mùi hồng chín thoang thoảng. 

Có một người mang tên Kon Tum

Sau khi tỉnh Kon Tum được thành lập 3 tháng, ngày 3/5/1913, có một cậu bé cất tiếng khóc chào đời và được gia đình đặt tên Ngụy Như Kon Tum để ghi lại dấu ấn lịch sử của sự kiện tỉnh Kon Tum được thành lập (9/2/1913)- vùng đất gắn bó nhiều kỷ niệm với gia đình .

Thông thạo tiếng Ba Na hơn tiếng Việt

Giáo sư Ngụy Như Kon Tum chào đời ở Kon Tum, trong một gia đình công chức nhỏ. Thân sinh ông là cụ Ngụy Như Bích, lục sự bưu điện. Bà cụ thân sinh, giống như nhiều bà vợ công chức thời đó, ở nhà làm nội trợ, không tham gia công tác xã hội.

Kon Tum vào những năm đầu thế kỷ XIX nhỏ bé, nép mình bên bờ sông Đăk Bla, lèo tèo vài con phố nhỏ, nơi tập trung các gia đình viên chức chính quyền thuộc địa. Gia đình của Giáo sư Ngụy Như Kon Tum sống ở Rue de La Marne (ngày nay là đường Trần Hưng Đạo - TP Kon Tum). Cư dân ở Kon Tum chủ yếu là dân tộc Ba Na, sống trong các làng Kon Ra Chót, Kon Tum Kpâng, Kon Tum Knâm... mà ngày nay vẫn còn. Suốt thời thơ ấu, giáo sư làm bạn với núi rừng Kon Tum, với trẻ em đồng bào DTTS ở Kon Tum, mà đa số là trẻ em người Ba Na. Bởi vậy, Giáo sư Ngụy Như Kon Tum ngay từ thời đó đã nói thạo tiếng Pháp, tiếng Ba Na.

Giáo sư Nguỵ Như Kon Tum 

Bok Wừu - người Anh hùng chống Pháp

Hỏi bất cứ một người già Bana nào ở Đăk Đoa về Bok Wừu hay Anh hùng Wừu, bạn sẽ được kể cho nghe câu chuyện về ông - liệt sỹ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, một trong những biểu tượng của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên tham gia kháng chiến chống Pháp.

"Tôi sẵn sàng chết, chứ không chịu đầu hàng..."

Sau một hồi lòng vòng, chúng tôi mới tìm được nhà của ông Hnhăk - con trai liệt sỹ Bok Wừu dù nhà thơ Tạ Văn Sỹ vốn là “thổ địa” Tây Nguyên đã xung phong dẫn đường. Khác với sự sầm uất của thị trấn trung tâm cùng những căn nhà khang trang nằm thấp thoáng sau bóng cây cà phê, căn nhà của Hnhăk ở làng Tul Đoa, xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa như được phủ bóng thời gian. Mà cũng lạ, bước vào không gian ấy, cả chủ và khách đều cảm thấy mọi thứ như ngưng đọng lại, ông Hnhăk và nhà thơ Tạ Văn Sỹ như chìm vào dòng suy tưởng về người anh hùng của vùng đất bazan. Mỗi người một câu, kẻ tiếng Kinh, người tiếng Bana cứ thế dắt tôi trở lại những tháng ngày Tây Nguyên cháy rực lửa căm thù giặc Pháp.

Thiên nhiên – Văn hóa từ vùng đất Mã Đà Sơn Cước

Trải qua 320 tuổi, vùng đất Đồng Nai đã để lại nhiều di tích lịch sử gắn liền với sự phát triển của Nam Bộ nơi đây có phù sa màu mỡ do sông Đồng Nai bồi đắp cho cây trái tươi tốt quanh năm. Đồng Nai cũng nổi tiếng với hồ Trị An, diện tích rộng lớn nhiều tôm cá. Về Đồng Nai để thăm chiến khu Đ nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng của dân tộc trong hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 


Cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ 30 km. Giờ đây Đồng Nai là điểm đến quen thuộc của dân phượt thành phố yêu thiên nhiên, thích khám phá những điều mới lạ để rời xa thành phố ồn ào náo nhiệt, thả hồn vào thiên nhiên với sông nước mênh mông mây trời lộng gió. 

22 thg 11, 2018

Bình yên Trà Bói

Tiếng nước chảy, tiếng chim kêu hoang dã cứ thế dội về. Bản hòa tấu của đất trời hiện ra đủ đầy khu vực thiên nhiên hữu tình Trà Bói (xã Trà Giang, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi).

Những thác nước ôm mình trong đá là vẻ đẹp đầy mê hoặc trên dòng Trà Bói - Ảnh: T.M.

Vẫn còn lạ lẫm đối với giới phượt, nhưng nét hoang sơ và vẻ đẹp của Trà Bói đủ sức chinh phục bất kỳ du khách nào một lần đặt chân đến đây. Việc ít người biết đến có lẽ bởi vùng đất quá xa xôi, đường đi lại cách trở.

Nhộn nhịp làng dệt choàng trăm tuổi ở miền Tây

Làng nghề dệt choàng Long Khánh (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) nổi tiếng với những chiếc khăn rằn Nam bộ nay khoác lên mình diện mạo mới, nhộn nhịp, hối hả sản xuất mỗi sáng.

Làng nghề dệt choàng Long Khánh có thêm nhiều sản phẩm đa công dụng - Ảnh: NGỌC TÀI

Trải qua bao thăng trầm, những nghệ nhân làng dệt choàng Long Khánh (xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự) không chỉ giữ nghề, mà còn đưa những chiếc khăn trở thành món quà lưu niệm không thể thiếu mỗi khi ghé về quê hương Đồng Tháp.

Bộ 10 linh thú chùa Phật Tích tuổi đời ngàn năm

10 linh thú chùa Phật Tích có tuổi đời gần 1.000 năm, được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý.

Nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích là một ngôi chùa cổ được xây từ thời Lý (năm 1057). Trong các hiện vật cổ còn được lưu giữ ở chùa có bộ tượng 10 linh thú được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý

Lam Kinh - cố đô ít người biết ở Thanh Hóa

Cách trung tâm Thanh Hóa khoảng 50 km, khu di tích Lam Kinh có nhiều công trình bề thế với lịch sử hàng trăm năm. 

Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng 200 ha (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt. 
Nhà vua đóng đô ở Thăng Long (Hà Nội) và dựng ở quê hương Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. Nơi này còn được gọi là Tây Kinh (để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội) có nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua. 

Những hàng cây có tuổi hơn một đời người giữa lòng Sài Gòn

Cây cổ thụ rợp bóng mát giống 'báu vật xanh' giúp thành phố giảm nhiệt trong những ngày nắng rát mặt.

Để giảm bớt cái nắng oi bức của Sài Gòn, người Pháp lên kế hoạch trồng cây xanh trên vỉa hè từ khi mới chiếm đóng thành phố vào những năm 1860. Theo ghi chép, những cây sao ở công viên 30 Tháng 4 (hay còn gọi là Hàn Thuyên) được trồng từ năm 1882. Hiện tại, đây có lẽ là một trong số những khu vực cây lâu năm nhất ở Sài Gòn. 
Cách đó không xa là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (trong ảnh), nơi có hàng cây sọ khỉ cao vút. Con đường đi qua nhiều điểm tham quan như Thảo Cầm Viên, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. 

Khi chuồn chuồn tre vươn cánh hội nhập

Không đơn thuần là những con chuồn chuồn xanh đỏ, những món quà lưu niệm làm bằng tre này giờ đã mang trên mình những hình ảnh độc đáo, có thể là hình ảnh quốc kỳ của các quốc gia trên thế giới, bầu trời, vì sao, cả nụ cười… Nhưng dù thế nào, ở đó người ta vẫn nhận ra nét mộc mạc, giản dị của thôn quê Bắc Bộ. 

Chăm chút từng chi tiết 


Xóm Chùa, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội giống như bao ngôi làng của xứ Đoài mây trắng với những ngôi nhà nằm bình yên bên bờ tre, đồng lúa. Buổi trưa, trẻ con trong làng trốn ngủ rủ nhau chơi bên đường, đứa nào đứa nấy vừa giơ hai tay để con chuồn chuồn tre “đậu” trên đầu ngón tay vừa thi xem ai đi được quãng đường xa nhất. Cứ lang thang theo đám trẻ nên dù cách vài ngõ là tới nhà anh Nguyễn Văn Tái, một trong những người nổi tiếng trong làng làm chuồn chuồn tre nhưng cũng phải đến đầu giờ chiều tôi mới tới cổng. 

Món quà lưu niệm độc đáo. 

Gốm Chu Đậu - Tinh hoa văn hóa Việt

Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) còn được gọi là gốm Đạo, bởi những hoa văn tinh xảo trên các sản phẩm đều mang đậm giá trị nhân văn của Phật giáo và Nho giáo.

Đây là một dòng gốm rất phát triển từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII và đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, theo giới chuyên môn đánh giá gốm Chu Đậu “mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”. 

Nghệ nhân Nguyễn Đức Tài đang say sưa sáng tác . 

Đường phố mang tên Việt ở Đà Nẵng trước năm 1955

Đỗ Hữu Vị được người Pháp cho in hình trên con tem phát hành khắp Đông Dương. (Ảnh tư liệu)

Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1955, Đà Nẵng chỉ có 45 đường phố được đặt tên, trong đó có đến 40 đường mang tên bằng tiếng Pháp và chỉ 5 đường mang tên Việt thuần túy gồm 2 địa danh là Đò Xu, Quảng Nam và 3 nhân danh là Đồng Khánh, Đỗ Hữu Vị, Gia Long.

Đường Đò Xu sau năm 1955 đổi thành đường Võ Tánh, sau năm 1975 đổi thành đường Núi Thành. Sở dĩ đặt tên này (Đò Xu) là do trên tuyến đường có bến đò Xu đưa khách từ mạn bắc (nay thuộc phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) sang mạn nam (nay thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) sông Cẩm Lệ và ngược lại. Tương truyền, ngày đó người qua lại đò này chỉ trả tiền bằng tiền xu.

Sơn Chà hay Sơn Trà

Một chiếc xe đò chạy tuyến Sơn Chà - Đà Nẵng trước năm 1975. (Ảnh tư liệu)

Về địa danh Sơn Trà đã có nhiều bàn luận với nhiều cứ liệu và luận giải khác nhau.

Bàn về địa danh này, tại trang 19 tập tài liệu “Văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn quận Sơn Trà”, do Phòng Văn hóa và Thông tin quận lưu hành nội bộ năm 2008, cho rằng Sơn Chà bắt nguồn từ một dụng cụ bắt cá của ngư dân địa phương: “Từ thế kỷ XV về trước, Sơn Trà là hải đảo, bốn bề nước bao bọc, giống như cái chà của ngư dân làm, thả gần bờ dụ cá vào để bắt, nên dân địa phương thường gọi là Sơn Chà”. Tài liệu này cũng giải thích cả địa danh Sơn Trà: “Bởi núi có gần như hầu hết cây mọc thấp “tức trà” và cũng có nhiều rừng cây trà núi mọc um tùm rậm rạp, nên gọi là Sơn Trà”.

Rừng xã Hiếu - vẻ đẹp nguyên sơ mê đắm du khách

Xã Hiếu là một trong những xã của huyện Kon Plông dường như còn nguyên vẹn hệ sinh thái rừng đặc hữu nguyên sinh của Đông Trường Sơn. Khi mùa mưa đi qua, trời hửng nắng, du khách nào có mặt nơi đây những ngày tháng 10 sẽ chìm đắm trong sắc màu xanh trong của chồi non, màu vàng ươm của những bông hoa hoang dại.

Đến bây giờ, dẫu rất nhiều lần về xã Hiếu, song mỗi lần về với nơi đây, trong tôi đều trào dâng những cảm xúc mới lạ, đắm say trước cảnh đẹp của thiên nhiên. Bởi, cảnh núi rừng của vùng đất xã Hiếu đã tạo nên bức tranh tuyệt đẹp; nắng trời, sắc mây ở mỗi thời điểm trong ngày góp phần phối nên những gam màu mới, ngập tràn cảm xúc của núi non hùng vĩ, rừng cây hoang sơ, những con suối len lỏi chảy miên man giữa núi rừng.

Và, có lẽ ai đến với xã Hiếu cũng đều trào dâng cảm xúc như tôi.

Ruộng thiết đạc, nét văn hóa nông nghiệp làng Ba La xưa

Tự bao đời vùng đất phía đông TP. Quảng Ngãi có câu ca dao “Ba La chạy thẳng Cù Mông/ Chạy quanh chạy quất cũng đồng Ba La”. Cù Mông trong câu ca dao có thể là thành Cù Mông (Cẩm Thành), có thể là làng Chánh Mông (Chánh Lộ) lúc chưa phân chia thành nhiều phường như ngày nay. 

Điều này khẳng định khu vực phía đông và nam làng Ba La (xã Nghĩa Dõng) ruộng đất bạt ngàn. Lúc ấy, dân cư của làng tập trung đông đúc ở phía bắc dọc sông Trà, còn phía nam người ở thưa thớt.

Đời sống xưa dựa hẳn vào cây lúa, văn minh lúa nước của cư dân đồng bằng vùng Ba La rất phát triển. Ruộng giữ vai trò hàng đầu trong canh tác nông nghiệp, nhất là ruộng cấy được hai vụ. Nguồn thủy lợi khởi đầu từ sông Giăng (Nghĩa Hành) chảy qua Điền Trang, La Châu (Nghĩa Trung, Tư Nghĩa) rồi mới đổ về tưới cho đồng ruộng Ba La.


Cánh đồng Ba La, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) hôm nay. ẢNH: BÙI THANH TRUNG 

Kiến trúc cổ còn lưu giữ tại những điểm đến tâm linh ở Cửa Lò

Không chỉ có biển xanh cát trắng nắng vàng, Cửa Lò còn có những điểm du lịch văn hóa, tâm linh với những câu chuyện lịch sử và những nét văn hóa, kiến trúc cổ đang được lưu giữ. 

Đền Vạn Lộc là nơi thờ tự Thái úy Quận công Nguyễn Sư Hồi (năm 1444 -1506) - con trai trưởng của Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí và là người có công chiêu dân lập ấp, lập nên làng Vạn Lộc. Ảnh: Thành Cường 

Nhịp sống bình dị giữa lòng hồ Hủa Na

Với diện tích trên 23 km2, hồ thủy điện Hủa Na (Quế Phong - Nghệ An) tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật thanh bình và ở đó cuộc sống con người trôi đi cũng thật giản dị. 

Hồ thủy điện Hủa Na bắt đầu hình thành từ quá trình tích nước của một nhà máy thủy điện trên thượng nguồn sông Chu từ năm 2012. Được biết, hiện tại hồ thủy điện rộng hơn 2.300 ha. Ảnh Hữu Vi 

21 thg 11, 2018

Ấn tượng Kon Jơ Ri

Trong hành trình khám phá vẻ đẹp trên dòng sông Đăk Bla, ngoài những trải nghiệm khi xuôi ngược dòng sông này trên thuyền độc mộc của người Ba Na, du khách còn được cảm nhận nhiều ấn tượng khi thăm những ngôi làng của đồng bào dân tộc thiểu số còn đậm nét xưa; cùng thưởng thức rượu cần, điệu múa xoang truyền thống, nghe những âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã... Trong đó, ngôi làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa) nằm bên cầu treo Kon Klor - cây cầu treo đẹp và dài nhất Tây Nguyên, là điểm đến ấn tượng với du khách...

Yên bình Kon Jơ Ri


Lâu lắm rồi, tôi mới có dịp trở lại làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum).

Nằm nép mình bên dòng sông Đăk Bla, từ lâu Kon Jơ Ri đã thu hút du khách thập phương bởi vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên và con người nơi đây. Đến với Kon Jơ Ri, du khách được đắm mình trong sự yên bình của cảnh vật thiên nhiên mà quên đi những xô bồ của cuộc sống thường ngày, được tham gia trải nghiệm cuộc sống của người Ba Na với những nét văn hóa truyền thống độc đáo, cùng lối sống hiền hậu và hiếu khách của người dân nơi đây.

Những hiện vật cổ độc nhất vô nhị

Ở Quảng Ngãi, người xưa đã để lại những di sản văn hóa đặc sắc mà không nơi nào có được. Tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, trong số rất nhiều hiện vật có giá trị được lưu giữ và trưng bày, có hai hiện vật mang tầm giá trị nghệ thuật tiêu biểu, xứng đáng là bảo vật quốc gia, đó là bộ sưu tập bình gốm Long Thạnh và tượng tu sĩ Chămpa.

Di sản của người Sa Huỳnh cổ 


Bộ sưu tập bình gốm hình lọ hoa Long Thạnh gồm có 18 hiện vật. Đây là di sản văn hóa của người Sa Huỳnh cổ, được tìm thấy trong cuộc khai quật di tích khảo cổ Long Thạnh thuộc xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) do Viện Khảo cổ học thực hiện năm 1978 và trong cuộc đào thám sát năm 1994 của cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Những bình gốm hình lọ hoa này có niên đại cách nay khoảng trên dưới 3.000 năm.



Điểm khảo cổ học Suối Chình - Lý Sơn: Những khám phá mới

Địa điểm khảo cổ Suối Chình, thuộc xã An Hải, huyện Lý Sơn đã có hai cuộc khai quật vào năm 2000 và 2005 do Viện Khảo cổ phối hợp với Sở Văn hoá-Thông tin Quảng Ngãi thực hiện. Năm 2018, Bộ VH-TT&DL tiếp tục cấp phép thăm dò khảo cổ Suối Chình cho Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi thực hiện, nhằm thăm dò khai quật và bảo tồn địa điểm khảo cổ Suối Chình, gắn với Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh.

Suối Chình là dòng suối nước ngọt bắt nguồn từ chân núi Thới Lới chảy ra biển. Xưa kia, suối có nước thường xuyên, có rất nhiều cá chình, nên dân gian gọi là suối Chình. Bên cạnh suối, ở về phía Đông là di chỉ cư trú của cư dân văn hóa Sa Huỳnh. Người Sa Huỳnh đã biết chọn phía nam chân núi Thới Lới và gần với nguồn suối nước ngọt để sinh sống, họ khai thác thủy sản dồi dào từ biển và nguồn rau, củ, quả từ núi.

Bản đồ các điểm thăm dò khảo cổ Suối Chình (Lý Sơn). 

19 thg 11, 2018

Gió đưa bụi chuối sau hè...

Ầu ơ,
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ...

Mấy câu trên là ca dao, và cũng là lời ru của má, tui nghe từ hồi... ừ, chắc là hồi mới được sanh ra, chưa biết gì luôn. Chắc là nhiều bạn cũng đã từng được nghe giống như tui vậy. Hồi nhỏ chưa biết gì nhưng lời ru buồn bã, xa vắng dễ dàng đưa đứa bé vào giấc ngủ. Lớn lên một chút, hiểu ý nghĩa lời ru, càng thấm thía nỗi cô đơn, chịu đựng của người phụ nữ bị chồng bỏ rơi, ru con giữa tiếng xào xạc của bụi chuối sau hè...