Hiển thị các bài đăng có nhãn VOV online. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VOV online. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 1, 2025

Lung linh hoa anh đào khoe sắc ở Măng Đen

Hoa anh đào ở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đang lung linh khoe sắc trong điều kiện thời tiết lạnh hơn những năm trước. Rất đông du khách đã đến Măng Đen để được hoà mình vào sắc hồng quyến rũ của loài hoa này.

Hoa anh đào nhuộm hồng đường tới Măng Đen

13 thg 1, 2025

Trải nghiệm điểm du lịch làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Đây là làng nghề chuyên biệt về tăm hương duy nhất của Hà Nội, nơi lưu giữ và phát triển một nghề thủ công truyền thống gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt.

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Tp Hà Nội có những nét đẹp độc đáo, khắc hoạ rõ nét văn hoá của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Người dân nơi đây nhiều đời nay đã gắn bó với nghề làm hương từ vỏ tre, nhuộm thêm nhiều màu sắc sặc sỡ...

Chợ nổi Cái Răng đổi mới sản phẩm chào đón du khách

Để hành trình tham quan Chợ nổi Cái Răng đặc sắc, trọn vẹn cảm xúc và có những trải nghiệm đáng nhớ cho du khách sau khoảng thời gian tưởng chừng “ngủ quên”, TP. Cần Thơ đã phối hợp cùng các doanh nghiệp hoạt động du lịch xây dựng hành trình thú vị, tạo nhiều không gian khám phá hơn trong năm mới.

Đến với Cần Thơ, nếu muốn bắt kịp khoảnh khắc bình minh trên sông Hậu, tận hưởng làn gió mát buổi sớm mai, du khách sẽ xuất phát từ Bến Ninh Kiều khoảng 5h30 sáng.

12 thg 1, 2025

Ngỡ ngàng cảnh sắc rừng Phong Hương mùa thay lá

Cây Phong Hương (tên gọi khác là cây Sau Sau, bạch giao hương...) mọc trên những đỉnh đồi, ven thủy điện Rào Quán (Quảng Trị). Vào mùa cây thay lá, cả khu rừng và lòng hồ tạo nên khung cảnh ấn tượng, đầy màu sắc.

Từ trung tâm thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị khoảng 70 km, du khách có thể men theo Quốc lộ 14, đến xã Hướng Phùng, sau đó tiếp tục đi vào hồ thủy điện sẽ gặp cánh rừng Phong Hương, đẹp nhất mùa thay lá.

10 thg 12, 2024

Biển hồ Quỳnh Nhai - điểm đến thơ mộng giữa núi rừng Tây Bắc

Với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, cùng sắc màu văn hóa dân tộc độc đáo, vùng lòng hồ Quỳnh Nhai, thuộc Thủy điện Sơn La đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên cung đường khám phá Sơn La – Tây Bắc. Nơi đây cũng đang hướng tới phát triển thương hiệu điểm đến “Biển xanh trong lòng núi”.

Hồ Quỳnh Nhai, hay còn được gọi với cái tên “Biển hồ Sơn La”, thực chất là lòng hồ thủy điện Sơn La - nơi được tỉnh Sơn La lựa chọn để xác định thương hiệu tương ứng với tiềm năng, thế mạnh của hồ thủy điện lớn nhất cả nước. Hồ thủy điện này nằm trên các địa điểm như huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu của tỉnh Sơn La. Trong đó, khu vực hồ thuộc địa phận huyện Quỳnh Nhai có tổng diện tích mặt hồ trên 10.500 ha, chiều dài khoảng 70 km. Nơi đây là một quần thể các hòn đảo, hang động và rừng nguyên sinh ẩn sâu trong các ngọn núi.

Đến Quỳnh Nhai, điểm tham quan đầu tiên của du khách sẽ là cầu Pá Uôn nối 2 bờ sông Đà. Cầu nằm trên quốc lộ 279, có chiều dài hơn 1.400 m, cao 103,8 m, rộng 9m, gồm 11 trụ với hai làn xe chạy thông thoáng. Hằng năm, tại đây diễn ra Lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân vùng sông nước Quỳnh Nhai.

Điểm tham quan đầu tiên của du khách là cầu Pá Uôn nối 2 bờ sông Đà - cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam.

21 thg 11, 2024

Thác nước kỳ vĩ trên cao nguyên Sìn Hồ

Giữa núi rừng điệp trùng cao nguyên Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, dòng thác Nậm Lúc hiện ra như những dải lụa trắng mềm mại với phong cảnh hữu tình, thơ mộng chẳng khác nào chốn "bồng lai tiên cảnh" làm mê đắm lòng người.

Ở cao nguyên Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, thác Nậm Lúc bắt nguồn từ dòng suối Hải Hồ ở xã Tả Ngảo chảy xuyên qua lòng núi, qua các cánh rừng già nguyên sinh và đổ ra vách núi tại bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Xô Lin.

Hoa dã quỳ nhuộm vàng rực rỡ khắp cung đường trên cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ sống mãnh liệt và hoang dã, nhờ gió đưa hạt đi xa tạo nên những vạt hoa vàng rực rỡ trải dài trên khắp cung đường ở cao nguyên Lâm Đồng.

Hoa dã quỳ là loài hoa đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng. Hoa dã quỳ cũng vừa được UBND tỉnh này chọn làm biểu tượng xuyên suốt của “Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024”.

18 thg 11, 2024

Ngắm sắc vàng rực rỡ của dã quỳ Chư Đang Ya

Cứ vào tháng 11 hàng năm, hoa dã quỳ nở rộ tạo điểm nhấn thu hút du khách đến với khu vực núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).

Cứ vào tháng 11 hàng năm, hàng triệu bông hoa dã quỳ lại bung nở, nhuộm vàng núi lửa Chư Đang Ya, làng Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

Tam Cốc đẹp tinh khôi mùa hoa súng nở rộ

Mùa hoa súng nở rộ ở Tam Cốc (Ninh Bình) thu hút đông đảo du khách, các nhiếp ảnh gia và những người yêu thiên nhiên. Lúc này cánh đồng hoa súng Tam Cốc đang vào độ đẹp nhất, du khách nên đi vào buổi sáng từ 7h - 10h để có những bức ảnh đáng nhớ.

Tam Cốc đang vào mùa thu với nắng vàng dịu ngọt và sắc màu hoa súng ngập tràn.

29 thg 10, 2024

Khai mạc du lịch mùa nước nổi ở thị xã nhỏ nhất Việt Nam

Sáng 26/10, Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024. Đây là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức, nhằm khai thác vẻ đẹp và tiềm năng du lịch của lòng hồ thủy điện ở thị xã nhỏ nhất Việt Nam này.

Lòng hồ sông Đà khi vào mùa nước nổi tựa như một bức tranh phong cảnh hữu tình trải dài, khi các dãy núi hùng vĩ soi bóng xuống làn nước xanh biếc. Chính vì vậy, thị xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện du lịch mùa nước nổi trên sông Đà ở hai tuyến đường thủy gồm: Thị xã Mường Lay - Huổi Só, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) và Mường Lay - Nậm Nhùn (Lai Châu) nhằm giúp du khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có ở Mường Lay - thị xã nhỏ nhất Việt Nam, cũng như dọc đường thủy trên hồ sông Đà ở 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu.

UBND tỉnh Điện Biên trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Nghề làm bánh Khẩu Xén và Chí Chọp (thị xã Mường Lay)

7 thg 10, 2024

Làng đá Khuổi Ky - điểm sáng du lịch cộng đồng tại Cao Bằng

Nằm trong quần thể Khu du lịch thác Bản Giốc, làng đá Khuổi Ky với những căn nhà sàn bằng đá độc đáo là điểm đến thu hút du khách khi tới xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ năm 2008, làng Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”.

Làng đá Khuổi Ky hơn 400 năm tuổi trải rộng khoảng 1 hecta, là nơi sinh sống của hơn 100 hộ dân với 100% là người dân tộc Tày. Làng Khuổi Ky khác biệt bởi những ngôi nhà sàn làm bằng đá, lợp ngói âm dương tựa lưng vào núi, hướng mặt về dòng suối Khuổi Ky trong xanh, réo rắt đêm ngày.

Người xưa kể lại, nhà sàn với người Tày nơi đây không chỉ là nơi ăn chốn ở, mà còn là nơi cất giữ rất nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của biết bao thế hệ. Đồng bào dân tộc Tày ở Trùng Khánh còn có truyền thống tín ngưỡng thờ đá; đá gắn bó trong mọi mặt đời sống hàng ngày, được dùng để xây nhà, đập nước, cối xay… Ngược dòng lịch sử, những ngôi nhà sàn đá đã được xây dựng từ khoảng năm 1594-1677, từ khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng để xây dựng thành quách để phòng thủ. Cho đến nay, những ngôi nhà sàn cổ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, ẩn chứa bao tri thức bản địa độc đáo.

Làng đá Khuổi Ky cách không xa khu du lịch thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.

20 thg 9, 2024

Làng đá Khuổi Ky - điểm sáng du lịch cộng đồng tại Cao Bằng

Nằm trong quần thể Khu du lịch thác Bản Giốc, làng đá Khuổi Ky với những căn nhà sàn bằng đá độc đáo là điểm đến thu hút du khách khi tới xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ năm 2008, làng Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”.

Làng đá Khuổi Ky hơn 400 năm tuổi trải rộng khoảng 1 hecta, là nơi sinh sống của hơn 100 hộ dân với 100% là người dân tộc Tày. Làng Khuổi Ky khác biệt bởi những ngôi nhà sàn làm bằng đá, lợp ngói âm dương tựa lưng vào núi, hướng mặt về dòng suối Khuổi Ky trong xanh, réo rắt đêm ngày.

Người xưa kể lại, nhà sàn với người Tày nơi đây không chỉ là nơi ăn chốn ở, mà còn là nơi cất giữ rất nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của biết bao thế hệ. Đồng bào dân tộc Tày ở Trùng Khánh còn có truyền thống tín ngưỡng thờ đá; đá gắn bó trong mọi mặt đời sống hàng ngày, được dùng để xây nhà, đập nước, cối xay… Ngược dòng lịch sử, những ngôi nhà sàn đá đã được xây dựng từ khoảng năm 1594-1677, từ khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng để xây dựng thành quách để phòng thủ. Cho đến nay, những ngôi nhà sàn cổ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, ẩn chứa bao tri thức bản địa độc đáo.

Làng đá Khuổi Ky cách không xa khu du lịch thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.

6 thg 9, 2024

Khu Từ đường nhà thơ Nguyễn Khuyến

Năm 1991, khu Từ đường được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 15 km về phía đông nam, khu di tích Từ đường Nguyễn Khuyến nằm ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (xưa là xã Yên Đổ), huyện Bình Lục, Hà Nam.

Từ đường Nguyễn Khuyến là nơi thờ Nguyễn Khuyến, một nhà thơ lớn của Việt Nam, nơi lưu giữ các kỷ vật, các bức hoành phi, câu đối của các bậc đại sĩ tặng nhà thơ, các bức ảnh về quan trường, các tác phẩm của ông.

Từ đường Nhà thơ Nguyễn Khuyến

19 thg 5, 2024

Khám phá rừng trúc Bản Phường ở độ cao 1000m

Nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển với khung cảnh đẹp như tranh vẽ, rừng trúc Bản Phường đang dần trở thành địa điểm check-in thu hút các tín đồ ưa xê dịch khi tới thăm non nước Cao Bằng.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 260 km, rừng trúc Bản Phường (xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) vài năm gần đây trở thành địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách ghé thăm bởi không gian xanh mát dưới tán hàng nghìn cây trúc sào cao vút, thẳng tắp.

Đến Cao Bằng thăm "Biệt thự đỏ" bị lãng quên

Sở hữu tài nguyên thiên nhiên độc đáo, vùng đất Phia Oắc – Phia Đén được ví như một "báu vật" mà trời đất ban tặng cho Cao Bằng. Trong tuyến hành trình "Khám phá Phia Oắc" của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, du khách sẽ bắt gặp những dấu tích các công trình do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

Trong tuyến hành trình "Khám phá Phia Oắc" của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, du khách sẽ bắt gặp điểm tham quan thú vị có tên "Biệt thự đỏ của Pháp" ở xóm Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

18 thg 5, 2024

Hoa phượng vĩ rực rỡ trên đồi A1 Điện Biên

Những cây phượng vĩ nở rực đỏ trên đồi A1 những ngày tháng 5 lịch sử này càng tô điểm thêm cho cảnh sắc và không khí hào hùng, như lời chào đón các đoàn du khách đến với Điện Biên.

Cứ điểm A1 nằm cạnh đường Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ.

16 thg 5, 2024

Hoàng hôn cực chill bên Đại lộ Võ Nguyên Giáp

Rộng tới 60m, Đại lộ Võ Nguyên Giáp nay trở thành địa điểm cực chill ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nhất là khi hoàng hôn buông xuống, thành phố lên đèn.

Sau 16h, dòng người-xe từ nhiều hướng dừng lại bên Đại lộ Võ Nguyên Giáp. Đây là tuyến đường rộng nhất Buôn Ma Thuột, nối Cảng hàng không Buôn Ma Thuột với trung tâm thành phố.

1 thg 4, 2024

Hoa ban - loài hoa của núi rừng Điện Biên và Tây Bắc

Từ lâu, hoa ban đã được coi là loài hoa biểu tượng của núi rừng Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói chung, tượng trưng cho tình yêu lứa đôi. Những ngày tháng 3 này, hoa ban nở trắng núi rừng Điện Biên, với hương thơm quyến rũ, thu hút đông đảo du khách gần xa đến để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng sắc trắng tinh khôi của hoa này.

Không biết hoa ban có từ bao giờ, chỉ biết rằng sự tích hoa ban được đồng bào dân tộc Thái kể lại qua các truyện như Pi Khum-Noọng Ban, truyện Cầm Đôi-Hiến Hom... Đây là những câu chuyện tình nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái, kể về những đôi trai gái yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cấm, không đến được với nhau, sau đó hoá thành loài hoa tượng trưng cho sự thủy chung của mối tình trong sáng, đẹp đẽ.

Vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết của hoa ban trắng Điện Biên, thường nở rộ vào tháng 3 hàng năm

Người Sán Chỉ gìn giữ nếp nhà xưa để làm du lịch

Nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của người Sán Chỉ ở xã Đại Dực (huyện Tiên Yên) từ bao đời nay được tiếp nối, góp phần làm nên sự đa dạng trong bức tranh văn hóa cộng đồng các dân tộc tại tỉnh Quảng Ninh. Văn hóa không chỉ mang lại giá trị tinh thần mà còn có thể góp phần nâng cao đời sống kinh tế của đồng bào.

Cách trung tâm huyện Tiên Yên gần 30 km, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên có gần 90% dân số là người Sán Chỉ. Văn hóa truyền thống của đồng bào được phản ánh qua hệ thống các lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn thơ, trang phục và kiến trúc... Người Sán Chỉ xưa thường làm nhà sàn 5 gian, 2 mái, tường xây gạch đất, mái lợp ngói âm dương, quanh nhà xếp bờ rào bằng đá suối. Những ngôi nhà sàn bình dị, cũ kỹ nép bên những sườn đồi xanh ngút ngàn tạo nên một bức tranh phong cảnh yên bình và cũng là minh chứng cho sức sống lâu bền của văn hoá người Sán Chỉ.

Xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) nỗ lực gìn giữ bản sắc văn hóa của người Sán Chỉ, hướng tới phát triển du lịch cộng đồng (Ảnh: Hoàng Hiền).

25 thg 3, 2024

Độc đáo di tích lịch sử Hải Vân quan sau trùng tu

Di tích lịch sử Quốc gia Hải Vân quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân do thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế cùng quản lý. Năm 2021, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế hợp tác trùng tu, phục dựng di tích này. Đến nay, công tác trùng tu cơ bản hoàn thành, di tích lịch sử và cảnh quan nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người dân và khách du lịch.

Được mệnh danh là đệ nhất hùng quan, từ lâu, Hải Vân quan là điểm dừng chân quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế mỗi khi di chuyển bằng đường bộ. Hải Vân quan do nhà Nguyễn xây dựng ở vị trí hiểm yếu nhất, khu vực chia tách thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế để dễ kiểm soát đường bộ Bắc - Nam và vịnh Đà Nẵng. Trải qua chiến tranh, thời gian lâu dài, di tích nằm ở độ cao 490 m so với mực nước biển đã xuống cấp nghiêm trọng, nhếch nhác.

Tình trạng di tích trước khi trùng tu, Hải Vân quan xuống cấp nghiêm trọng