Hiển thị các bài đăng có nhãn Phụ nữ TPHCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phụ nữ TPHCM. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 7, 2022

La cà ở hẻm chợ Chiều

Cái thú lớn nhất khi ăn vặt ở hẻm chợ Chiều đường Nguyễn Tiểu La (Q.10, TPHCM) chính là ngồi một chỗ rồi tập hợp các món về mà ăn đến no nê.

Các cô, các chị chủ quán ở đây cũng thân tình lắm nên rất thoải mái chuyện ngồi hàng này í ới hàng kia. Hàng quán trong hẻm bán suốt từ sáng đến chiều tối. Hàng này dọn vào hàng khác lại dọn ra “thế chỗ”.


Thế nhưng, bạn nên khám phá hẻm vào khoảng giữa trưa đến xế chiều. Dù hơi nóng nhưng bù lại, lúc đó hẻm có khoảng 7 - 9 hàng, tập trung hơn 40 món nên gu ẩm thực nào đến đây cũng được đáp ứng.

23 thg 7, 2021

Nhìn mưa mà nhớ bánh ít trần khoai mì

Bánh ít trần khoai mì với hương vị đặc biệt là món bánh lưu dấu tuổi thơ tôi. Món thanh đạm ấy, với người rời quê sinh sống trên thành phố, còn là kỷ niệm gieo trồng.

Để gói bánh ít trần khoai mì, chỉ cần mài củ mì tươi và dùng liền tại chỗ. Củ mì sau khi nhổ lên, đem vào nhà để qua đêm, hôm sau lột vỏ lại ngâm tiếp vào thau nước sạch một ngày. Làm như vậy cho bột mì được “êm”, tức là ráo mủ, tránh ngộ độc.

Khi vớt ra rửa lại cho sạch sẽ, mài bột nhuyễn, tùy vào kinh nghiệm người làm cho bao nhiêu đường cát vào bột thì bánh được ngọt vừa hoặc có thể không cần thêm đường vào vỏ bánh. Trộn đều bột để chừng 1-2 giờ, để bột ngon và dẻo hơn, sau đó má tôi chuẩn bị làm nhân.

Má tôi vẫn miệt mài làm bánh gửi cho con cháu ở xa

Nhân bánh ít trần khoai mì thường là nhân dừa ngọt. Dừa khô nạo sẵn, trộn với lượng đường nhất định, thêm chút muối, cũng cho vào chảo bắc lên bếp trộn đều, đợi các thứ nguyên liệu kết dính nhau, cho thêm gừng cắt sợi, đậu phộng rang cho dậy mùi thơm. Chảo nhân dừa đảo đều tay xong để nguội là có thể nắn bánh.


Tôi nhớ những năm nhà còn nghèo, sống trong bưng, đường ra chợ không thuận tiện và khó khăn, bọn trẻ con chúng tôi chẳng được quà bánh như con nít bây giờ. Những ngày làm bánh quê trong gian bếp sau hè được xem như nhà có đại tiệc. Bánh ít trần khoai mì là món tôi ưa thích nhất, nên bây giờ má tôi dù tuổi thất thập cổ lai hy vẫn hăng say làm bánh cho con cháu mỗi dịp chúng tôi về quê.

Tôi luôn đảm nhận công đoạn đơn giản, còn những việc như thoa dầu ăn lên lá chuối, nắn nhân, vỗ bột và nắn bánh, đều là việc của người lớn. Bọn trẻ chỉ xúm quanh cười nói, háo hức chờ đợt bánh đầu tiên, khoảng hơn chục cái, được xếp ngay ngắn vào xửng và bắc lên lò hấp.

Công đoạn làm nước cốt dừa rất quan trọng, nước cốt dừa ngon thì càng làm cho món bánh ít trần khoai mì thêm hấp dẫn.


Giở từng lớp lá chuối của cái bánh nóng hổi, mùi thơm của bột mì, của nhân dừa hình như quyện lấy một hương thơm quen thuộc trong ký ức.

Mùa mưa, chúng tôi giâm xuống đất xốp những thân mì, cứ thế đợi giáp năm là có khoai mì làm bánh ăn. Kỷ niệm về những món ăn bình dị luôn có khoai luộc, khoai nướng, chè khoai, bánh bà ba, bánh da lợn, rồi bánh ít trần khoai mì. Tảng sáng, ăn một hai cái bánh ít cũng đủ dằn bụng, trẻ đi học, người lớn ra đồng. Ai “mạnh” ăn, cứ đem theo vài cái nữa, để dành giữa buổi.

Ai từ quê có dịp lên thành phố, đem cho con cháu xa nhà giỏ bánh mới hấp nóng hổi, ăn mà rưng rưng nhớ hai tiếng “quê nhà”.

Diệp Linh

Vị ốc bưu tuổi thơ

Mùa mưa tới cũng là lúc mùa ốc bắt đầu. Trời lâm râm mà ngồi bên bếp lò, ăn con ốc hấp hoặc nướng tiêu xanh thì… đúng bài.

Ốc bươu ngày xưa rất dễ bắt. Mỗi lần ba má xách cái giỏ tre ra ruộng là thế nào lúc trở về cũng có ốc. Chúng đen sẫm, béo tròn, rất khỏe.

Khác với ốc lác, ốc gạo, ốc bươu to hơn nhiều. Mấy đứa nhỏ ăn loại ốc này tưởng như món dân dã, ăn chơi mà quá chừng dinh dưỡng, đứa nào cũng nhận đủ canxi để lớn. Đó là lời má nói, mỗi lúc lui cui bên cái bếp lò, chuẩn bị giã tiêu, nhóm bếp, làm cái món hết sức cầu kỳ để các con ăn.

Ốc được bắt về, đem ngâm nước vo gạo cả ngày trời cho nhả hết bùn. Nếu có ớt thì làm siêng cắt vào 1, 2 trái ớt đỏ. Bầy ốc béo thấy cay là nhả hết bùn, sạch thơm và không còn chút nhớt nào.

Ốc bươu là món ăn trong ký ức tuổi thơ của rất nhiều người

21 thg 7, 2021

Thăm rừng lộc vừng hơn trăm năm tuổi

Để có hơn 5.000 gốc mưng tuổi đời hơn 100 năm như hiện tại, dân làng Siêu Quần không ít lần từ chối nhiều món lợi khổng lồ.

Từ trung tâm TP. Huế đi theo Quốc lộ 1A về phía Bắc, khi đến gần cầu Mỹ Chánh, bạn rẽ trái thêm gần 10km, rồi men theo nhánh sông Ô Lâu (ranh giới giữa hai tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị) để đến làng Siêu Quần (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ngôi làng mộng mơ nổi tiếng khắp xứ Huế do được bao bọc bởi rừng lộc vừng cổ thụ với ba hàng cây xanh mướt chạy dọc cánh đồng.

Hiếm có miền quê nào trên đất nước Việt Nam như làng Siêu Quần (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) còn giữ nguyên rừng lộc vừng có lịch sử hơn trăm năm tuổi bao bọc quanh làng. Câu chuyện về “một đời người, một rừng cây” luôn gắn liền với bản ngã sinh tồn của những con người sinh ra, lớn lên từ mảnh đất này.

Cổng làng dẫn vào thôn Siêu Quần, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Mơ theo mùi gió

Mớ lá tràm cháy bốc lên, mùi hương theo gió bay qua đêm lạnh thật lạ lùng. Nó nhanh chóng lôi kéo cái mùi dầu tràm quen thuộc từ thập niên 1980 ập về, khi tôi cầm quyết định phân công nhận nhiệm sở ở ngôi trường cấp III vùng biên giới Bến Cầu.

Ở nơi bốn bề là nước, gió từ núi thổi về mang theo hơi lạnh của sương đêm, của lá rừng... không khí bình yên như len theo mùi gió phủ quanh, tôi xỏ thêm chiếc áo dài tay, quấn thêm chiếc khăn quanh cổ, bước ra ngoài không gian mênh mông. Đêm ở đây chỉ có gió là ồn ào, nhưng gió cũng mang theo mùi hương dịu nhẹ của hơn sáu vạn cây tràm năm gân được trồng thử nghiệm trên vùng bán ngập của hòn đảo nhỏ này.

Mép nước vùng bán ngập của đảo Nhím

Cây mùng xứ Nghệ

Phải chăng các nơi khác quê tôi không biết hay không thích món mùng muối, hay cây mùng nước chỉ mọc được ở quê tôi, hoặc vì món dưa mùng không bảo quản được lâu nên không đưa được tới các địa phương xa? Hay mọi người cho rằng đấy là món ăn rẻ tiền, buôn bán lời lãi chẳng bõ bèn nên bỏ qua?

Tôi là dân xứ Nghệ, nơi có đặc sản gió Lào cháy bỏng và những món ăn mặn mòi rặt chất Nghệ. Để rồi dù đã từng nếm đủ mùi vị thức ăn bốn phương, kể cả những món cầu kỳ trong nhà hàng năm sao, nhưng nhắc đến những món ăn quê mình, tôi không khỏi ước ao được ăn lại, nhất là các món làm từ cây mùng.

Mùng quê tôi là loại cây sống dưới nước. Tôi ra Bắc hay vào Nam cũng thấy thứ cây giống vậy, nhưng đó không phải là thứ quê tôi dùng làm thực phẩm. Đấy là mùng ngứa, chỉ làm thức ăn nấu cho gia súc.

***

Mùng là loại cây dễ trồng, dễ sống. Cho nó thẻo đất ven ao ven ruộng, cắm nó xuống, chẳng phải chăm sóc gì, nó sẽ tự lọc bùn, lọc nước, níu ánh mặt trời mà vươn lên, tự nguyện hiến dâng để những món ăn đạm bạc của người lao động quê tôi thành những món ăn thơm thảo.

Dưa mùng là món ăn đơn giản, rẻ tiền, dễ chế biến, dễ kiếm ở các chợ quê xứ Nghệ

Món cuốn Việt - Cuộc viễn du của món ăn bình dân

Ưu điểm nổi trội nhất của món cuốn Việt là chẳng nặng nề cầu kỳ, không hề gây ngán mà luôn để lại trong lòng thực khách sự nhẹ nhàng, tinh tế.

Ẩm thực dù ở bất kỳ đất nước nào cũng chính là ngôn ngữ không lời mang hình ảnh văn hóa của quốc gia đó. Năm 2020, tổ chức kỷ lục thế giới (WorldKings) đã xác nhận Việt Nam là quốc gia có nhiều món cuốn nhất thế giới. Những thức cuốn dân dã, nguyên liệu có thể tìm thấy trong bất cứ căn bếp nào để lại ấn tượng mạnh với thực khách bởi sự thanh đạm, giản dị nhưng lại mang hương vị rất riêng.

Món ăn Việt Nam vốn đa dạng, mang tiếng nói rất riêng của từng vùng miền. Chẳng biết có mặt trong danh mục món ăn từ khi nào nhưng các món cuốn đã trở thành những món ăn quen thuộc của người Việt, có mặt từ góc quán bình dân trong những con hẻm nhỏ đến những bữa tiệc thịnh soạn sang trọng thết đãi khách nước ngoài. Mỗi tỉnh, thành trên khắp Việt Nam hầu như đều có một món cuốn nào đó. Dù phong cách, sự kết hợp các nguyên liệu có khác nhau, tựu trung vẫn là những mùi vị rất riêng của ẩm thực Việt.

Ưu điểm nổi trội nhất của món cuốn Việt là chẳng nặng nề cầu kỳ, không hề gây ngán mà luôn để lại trong lòng thực khách sự nhẹ nhàng, tinh tế. Nét độc đáo nữa, chính là sự đa dạng mà chỉ cần liệt kê hoặc nhìn vào thực đơn món cuốn, có thể khiến ta ngạc nhiên. Có cảm giác như người ta có thể mang ra và cuốn bất kỳ nguyên liệu nào.

Phở cuốn

19 thg 7, 2021

Cây cầu thần thoại giữa núi rừng Hải Vân

Cầu Đồn Cả - một trong những cây cầu đường sắt cao tuổi nhất ở việt Nam bỗng dưng “nổi tiếng muộn” trong cộng đồng ưa xê dịch thời gian gần đây.


Tôi qua lại đèo Hải Vân rất nhiều lần, bằng xe đò, xe du lịch, xe máy, tàu hỏa, những tưởng mình đã quen thuộc lắm con đèo này. Rồi có một ngày, tôi bất ngờ được một người bạn cùng quê Đà Nẵng giới thiệu điểm đến mới khám phá gần đây ở đèo Hải Vân - đèo nối liền con đường thiên lý giữa Đà Nẵng và Huế.

Đó là cầu Đồn Cả trên tuyến đường từ ga Hải Vân Nam (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) với ga Hải Vân Bắc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế), là cây cầu quan trọng trong hành trình ngược xuôi vượt đèo Hải Vân của các chuyến tàu xuyên Việt cả trăm năm qua.

Qua miền bánh căn

Bánh căn giờ đây không còn lạ với khách trong nước, chưa kể khách nước ngoài cũng biết đến món này qua các sách hướng dẫn du lịch Việt Nam.

Nói về bánh căn, tôi có thể “tự hào” mình đã ăn món này trải dài khắp các tỉnh, thành từ Phan Thiết (Bình Thuận) lên Đà Lạt (Lâm Đồng), xuống Phan Rang (Ninh Thuận), Khánh Hòa, Phú Yên… Bánh căn giờ đây không còn lạ với khách trong nước, chưa kể khách nước ngoài cũng biết đến món này qua các sách hướng dẫn du lịch Việt Nam.

Bánh căn có thể xuất phát từ cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận. Theo hướng từ Nam ra Bắc, bánh căn dừng lại ở Phú Yên. Vào Nam, bánh căn dừng ở Phan Thiết. Từ Phan Rang, bánh căn băng đèo Ngoạn Mục và dừng ở Đà Lạt.


Phiêu lưu cùng món canh ngó khoai

Có lẽ nhắc đến ngó, người ta sẽ nghĩ ngay đến ngó sen. Bởi ngó khoai là thứ xa lạ với nhiều người, đặc biệt với dân phố thị.

Mùa ngó khoai bắt đầu là khi tiết trời vào hạ, lúc mà những cơn mưa rào bất ngờ đổ ào xuống, chính là thời điểm những cây khoai ngứa nảy mậm. Mậm là phần mọc ra từ rễ của cây, non to chừng ngón tay út, vươn dài hết cỡ phải bằng hai gang tay trên bùn đất. Nhìn những cọng mậm ấy, chỉ nghĩ đến món ngó khoai nấu mẻ đơn giản thôi mà khướu giác và vị giác đã cùng nhau “nhảy múa” rồi.

Giống khoai ngứa có nhiều ở các vùng quê, đặc biệt là vùng quê miền Bắc. Loài cây thường mọc hoang hoặc chỉ được trồng qua quýt ở những chỗ trũng thấp như rìa mương nước, góc ruộng, bờ ao… Tàu và lá khoai ngứa thường được người dân dùng nấu cám cho lợn, riêng ngó khoai (còn gọi bồng khoai, dải khoai…) là món ăn ngon của nhiều gia đình.

21 thg 2, 2016

Sài Gòn lý thú địa danh

Trên đường Phan Đình Phùng có chợ Phú Nhuận. Tên chợ này mới đặt sau ngày thống nhất đất nước. Còn trước đó, chợ mang tên Xã Tài. Xã Tài là ai?

Xã trưởng Lê Tự Tài, người chủ trương lập chợ này vào cuối thế kỷ XIX. Có lẽ việc đổi tên từ Xã Tài sang Phú Nhuận này là do có người cho rằng những viên chức dưới thời Pháp thuộc thực chất là những công cụ của thực dân. 


Ở bên đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5 có chợ Xã Tây, được xây vào năm 1925. Phải chăng có ông xã trưởng tên Tây, giống như Xã Tài, có công lập nên chợ này? Bạn đã lầm to! Xã Tây là tên tòa đô chính, ở đây là của thành phố Chợ Lớn, do chợ ở cạnh cơ quan đó.

Sài Gòn nhớ những cây cầu

Cùng thời với những cây cầu nổi tiếng của Sài Gòn trước kia như cầu Chà Và, cầu Chữ Y..., cầu Nhị Thiên Đường (còn được gọi cầu Mới) là một trong những công trình tiêu biểu của Sài Gòn xưa.

Gần cuối năm, tôi chuẩn bị cùng mẹ đưa ông táo về trời thì anh Bổn nhờ tôi đưa cho chị Lan lá thơ tình. Ở cùng con xóm nhỏ vùng Chợ Lớn, người học Trường Đại học Kiến trúc, người học Trường Văn khoa nhưng hẹn hò lại nhờ thằng nhỏ 15 tuổi đưa những lá thơ tình sực nức mùi dầu thơm

1. Nhờ vậy, tôi thường xuyên được cho ăn nước đá nhận và cà lem cây của cả anh và chị. Cho nên, dù chờ mẹ đưa cho cái áo mới, tôi vẫn phải làm nhiệm vụ “đưa thơ tình” tất niên để kiếm lì-xì. 

Cầu Nhị Thiên Đường được xây dựng từ năm 1925 Ảnh: hoàng triều 

11 thg 12, 2015

Ngắm vẻ đẹp quyến rũ của Bãi Khem – Mũi Ông Đội

Triền cát trắng phau mê hoặc thoai thoải hình vòng cung, bãi Khem hút hồn du khách.

Đặc biệt, gần Bãi Khem, du khách còn có thể ghé thăm mũi Ông Đội, thiên đường hai mặt biển quyến rũ nhất đảo Ngọc.


Bãi Khem và mũi Ông Đội (Phú Quốc) hiện chưa được nhiều du khách tìm tới bởi nơi đây được quân đội quản lý đến năm 2009. Nhưng vẻ đẹp quyến rũ rất riêng của hai địa danh này đã hút hồn du khách.

5 thg 8, 2015

Mường Khương - Cao Sơn cung đường 'vàng' cho các phượt thủ

Nằm ở khu vực Tây Bắc, Lào Cai được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những địa danh du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà. Hay những khu chợ vùng cao được du khách nước ngoài yêu thích như Cốc Ly, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn.


Được sự tư vấn của anh bạn, chúng tôi quyết định" phượt" theo cung đường Lào Cai đi chợ Mường Khương vòng qua chợ Cao Sơn xuôi xuống Cốc Ly để đi thuyền sông Chảy và trở lại Lào Cai vào buổi chiều để ngắm hoàng hôn trên sông Hồng.

4 thg 8, 2015

Bắc Sơn - sắc màu của những cánh đồng lúa

Lúa ở Bắc Sơn không được trồng trong cùng một thời điểm, nên khi chín sẽ có ruộng thu hoạch trước, ruộng thu hoạch sau tạo thành bức tranh sắc màu đẹp mê hoặc với những mảng màu nâu, vàng, xanh đan xen. 

Trang When On Earth đã khen ngợi thung lũng Bắc Sơn đẹp như một thiên đường màu xanh lá cây trên trái đất 

Công việc thường khiến tôi phải đi nhiều, và với cái gốc nông dân của mình. Tôi không hề cảm tính khi luôn thấy không có nơi đâu có những cánh đồng lúa đẹp bằng thôn quê nước Việt. 

29 thg 7, 2015

Huyền ảo Hang Heo

Cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 16km về phía Bắc, thuộc thôn Lương Sơn, xã Vĩnh Lương, Hang Heo thật ra chỉ là một bãi đá tự nhiên có màu sậm, gai góc, xù xì. So với Hòn Chồng Nha Trang đá bằng phẳng, tròn trịa, dễ đi thì Hang Heo trông kỳ vĩ, huyền ảo và bí ẩn hơn.
 
So với Hòn Chồng đá bằng phẳng, dễ đi thì Hang Heo trông kỳ vĩ, bí ẩn hơn 

Theo đường Phạm Văn Đồng, vừa xuống hết dốc cuối cùng, chưa tới cảng cá Vĩnh Lương thấy một quán nước mía bên đường là đến. Đi bộ vào bên trong khoảng 200m sẽ gặp một bãi đá rất đẹp cong vòng theo bờ biển, dài khoảng gần cây số. Bên tay trái là bãi tắm Lương Sơn, bên tay phải có những khối đá nhọn to sừng sững, kì ảo, mê hoặc; vào bên trong những “bức tường thành” đá này là Hang Heo. 

Một vòng Nha Trang ngắm cảng cá

Dạo cảng cá là một trong những nét thú vị mà nhiều du khách lựa chọn khi đến Nha Trang, không chỉ để ngắm cảnh nhộn nhịp của tàu thuyền về bến mà còn mua hải sản ngon rẻ.

Từ trên cầu Trần Phú nhìn ra cửa biển 

Thế mạnh của Nha Trang là biển nên trong thành phố có khá nhiều bến/cảng cá. Có những cảng cá lớn như Vĩnh Lương, Hòn Rớ, Vĩnh Trường… và cũng có những bến cá nhỏ, tư nhân như bến cá Song Thủy (chùa Hang). Ngoài ra còn có những nơi mua bán cá nhỏ, ở các bờ kè ven biển, tự phát theo nhu cầu của ngư dân và người mua bán. 

15 thg 7, 2015

Dạo chơi chốn thần tiên thác Tam Hợp

Thác Tam Hợp nằm phía sau khuôn viên chùa Di Đà, cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 35km. Thời điểm đẹp nhất ngắm thác là mùa mưa, khoảng cuối tháng 7.


Đến thác Tam Hợp vào mùa mưa tháng 7 của cao nguyên, có cảm giác như bước vào cõi thiên thai. Giữa không gian bao la, chỉ nghe tiếng thác đổ, tiếng lá cây xào xạc trong gió, màn sương bảng lảng che khuất tầm nhìn. 

12 thg 7, 2015

Kỳ thú Trị An

Chỉ mất khoảng hơn một giờ đồng hồ, vượt 70km, đi từ TP.HCM đến Trị An, bạn đã có thể được sống trọn cảm giác lên rừng xuống “biển”, rũ bỏ mọi lo toan, bụi đường nơi phố thị, tìm đến chốn thiên nhiên trong lành và thuần khiết. 

Hương vị của rừng

Khởi hành từ 9 giờ sáng, vừa đi vừa nhẩn nha ghé một vài nơi, chúng tôi đến văn phòng Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (KBT - thuộc ấp 1, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) vào giữa trưa. Cơn đói cồn cào được giải quyết nhanh chóng bằng bữa cơm trưa tại nhà hàng của KBT. 

Cả đoàn hăm hở hái rau rừng 

2 thg 7, 2015

Về miệt Cù lao Dài

Nằm trọn trong lòng sông Cổ Chiên, quanh năm được bồi đắp phù sa màu mỡ, Cù lao Dài xanh mướt với những vườn trái cây đặc sản. Không chỉ hoa trái quanh năm, người dân nơi đây còn ước mong “Biến cù lao thành nơi du lịch/Tô điểm rạng ngời cho trang sử Vũng Liêm”.

Thuộc địa phận huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, trước đây mảnh đất này có tên là Cù lao Giày do nhìn từ trên cao trông giống hình một chiếc giày. Người miền Tây Nam bộ thường đọc trại những từ có âm “y” thành “i” nên riết rồi Cù lao Giày trở thành Cù lao Dài. Thanh Bình hay Quới Thiện cũng chính là cách người ta gọi mảnh đất này và đó là tên gọi của hai xã thuộc cù lao. 

Xuống phà Vũng Liêm để sang Cù lao