19 thg 11, 2010

Từ bao giờ Biên Hòa hóa ra Hà Nội?


Từ năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng thủ đô, Biên Hòa đã hóa ra Hà Nội!

Hi hi, đó là nói tắt, nói cho đầy đủ thì thế này: Xa lộ Biên Hòa, con đường nối liền thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa, được đổi tên thành Xa lộ Hà Nội từ năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng thủ đô!


17 thg 11, 2010

Thèm ăn chuột cống

Thịt chuột là món ăn dân dã đầy hấp dẫn, là món đặc sản miệt đồng. Dìa miền Tây mà hổng ăn thịt chuột thì thiệt là uổng phí. Hic, chuột nướng chao, chuột xào lăn, chuột rô-ti... món nào cũng ngon.

Đây nè, hấp dẫn ghê chưa:

Photobucket

Miền Tây còn có món bánh cống, là loại bánh gồm bột, đâu xanh và tôm, chiên giòn lên. Nghe tả nè:

Bánh cống ăn với nước mắm chua ngọt và các loại rau diếp cá, đọt xoài, cải đắng, xà lách, húng quế… Nhìn dĩa bánh vàng ươm và dĩa rau tươi xanh là đã muốn thưởng thức. Mùi đậu xanh, mùi thịt, mùi tôm chiên trộn lẫn vào nhau thơm nức mũi, bát nước mắm lấm tấm hạt ớt, tép chanh, trong veo mấy cọng dưa chua đu đủ... ôi, thèm!


Ở đâu có Hòn Vọng Thê?

 

Hòn vọng phu ta nghe nói đã nhiều, thế nhưng ở nước mình nơi đâu có Hòn vọng thê?
Có đó!

Núi Ba Thê

Núi Ba Thê còn có tên là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn (do kỵ húy mà chữ Hoa bị đọc trại thành Ba). Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Từ Long Xuyên theo tỉnh lộ 943, đi về hướng Tây là hướng về Núi Sập. Qua thị trấn Núi Sập, đến chợ Ba Thê (thị trấn Óc Eo).


Đây là đâu?

 
 Đố mọi người biết cái kiến trúc này tượng trưng cho cái gì nè?

Toanha

và những họa tiết trang trí này tượng trưng cho cái gì nè?


16 thg 11, 2010

Thử tài của bạn một tí nhé!

Hai Ẩu có thằng bạn là chuyên gia đi du lịch, lại có trí nhớ siêu đẳng (cỡ Lê Quý Đôn chớ chẳng chơi!). Nó thuộc lòng tên của 695 quận huyện thuộc 63 tỉnh thành trong cả nước Việt Nam.

Bữa nọ, nó thách Hai Ẩu như vầy:
  • Ông cứ nói tên một huyện bất kỳ nào đó ở Việt Nam, tui sẽ nói ngay huyện đó thuộc tỉnh thành nào!
Chơi thì chơi chớ ngán gì, sẵn dịp thử tài thằng bạn mình luôn. Hai Ẩu cắc cớ hỏi:
  • Huyện Con Cu Ông thuộc tỉnh nào?
Thằng bạn cười sằng sặc, đáp ngay:
  • Ông chơi ăn gian, huyện Con Cuông chớ không phải Con Cu Ông đâu nghe, ở tỉnh Nghệ An.

Làng tre Phú An

"Thiên đường tre xanh" là tên gọi khác của làng tre Phú An (gồm khu Bảo tàng sinh thái tre và Bảo tồn thực vật), nơi tập trung trên 1.500 bụi tre của 17 giống trong số hơn 100 giống trên thế giới.

Thiên đường tre rộng 10 ha với toàn tre và đủ loại tre xanh bạt ngàn. Trong đó có nhiều loại tre quý hiếm như cây tép nứa, tre vuông, vàng sọc, mai, mạy muồi, luồng, vầu, trúc Cao Bằng, tre mét, hóp. Bộ sưu tập tre được trồng theo từng khu vực: khu tre đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Bộ. Trên mỗi bụi được đánh dấu tên địa phương, tên khoa học, tọa độ tìm thấy, thời gian và tên người sưu tập... để tiện cho việc nghiên cứu, tham quan.



Biển xanh cát trắng

Biển xanh cát trắng!

Đó là hình ảnh tuyệt đẹp quyến rũ chúng ta trong những chuyến du lịch.

Nhưng bạn có chắc là hể đến biển là ta sẽ thấy biển xanh cát trắng không?

Những hình ảnh sau đây sẽ trả lời các bạn là: Chưa chắc.

Pham Hoai Nhan's album

Biển này khá quen thuộc đối với cư dân TPHCM. Chắc bạn dễ nhận ra đó là biển Cần Giờ. 

Không phải biển xanh mà là biển đục ngầu. Không phải bãi cát tuyệt đẹp mà là bãi... rác tệ hại.


15 thg 11, 2010

Con rùa ở đâu?

Đi SG, tui hay uống cafe ở khu vực Hồ Con Rùa, chỗ đó có cái view khá thích.


Photobucket
Hồ Con Rùa dịp Tết Canh Dần

Bữa nọ, uống cafe với nàng KA. Nàng ấy kể rằng bạn bè ở Hà Nội vô chơi, háo hức đến chiêm ngưỡng hồ con Rùa. Hóa ra, hồ đâu chả thấy, chỉ thấy có cái đài phun nước. Còn con rùa? Không có con rùa nào cả!



Cà phê Cổ ở Đà Lạt

Nơi thời gian đi giật lùi
TRẦN ĐỨC TÀI

Không gian café Cổ là bản hợp tấu những hòa âm chỏi. Màu xanh lá cây, đỏ, cam… của những chiếc xe máy đủ loại hồn nhiên giành giật sự chú ý bên cạnh những bàn ghế màu tối, những chiếc đĩa hát cũ đen đủi và những đèn măng-sông xỉn màu thời gian.

 Ngay cửa vào quán, màu gỗ nâu đỏ trong cái quán trần thấp hơi âm u bị đập toang bằng một chiếc mô-tô Steed Chopper sơn màu xanh lá cây. Không gian trong quán bị đảo lộn, phân ly bởi bảy chiếc xe án ngữ ngay cửa, bên lối đi, treo trên tường, dựng áp mái... Steed Chopper đời 1992, Honda H90 đời 1964, rồi mấy chiếc Mobylette, Velo Solex Pháp thời thượng của những năm 1950. Một chiếc Jawa của Tiệp Khắc bánh xe sau móc chặt trên tường sát trần nhà, bánh trước chúi xuống như cứ chực lao xuống đầu bất kỳ ai ngồi bên dưới.

Không chỉ đối chọi về tỷ lệ khi những chiếc xe kềnh càng sắp cạnh những vật trang trí nhỏ nhắn. Bản thân những đồ trang trí cũng đã mâu thuẫn nhau. Một tượng đồng Quan Công phương đông vui vẻ vung đao bên cạnh chiếc kèn cor phương Tây. Mấy chiếc điện thoại cũ kỹ loại quay số bình lặng nằm ngủ kề chiếc máy chiếu phim nhựa 8mm của Liên Xô vênh mặt nhớ quá khứ vàng son. Nhìn ra ô cửa sổ xanh rợp màu cao nguyên lại là những chiếc đèn bão rỉ sét vị muối mặn của đại dương. Chưa hết những điều tương phản. Trên chiếc máy hát đĩa ở góc nhà, một đĩa nhựa 33 tour còn nguyên bao bì, dù đã sờn ố, lại là một album của chàng ca sĩ mù Feliciano của thập niên 1970 mang kính đen hát bài “Light My Fire” (Thắp sáng ngọn lửa).

Du lịch quá giang

Năm 1986, tôi ra Hà Nội lần đầu tiên, bằng xe U-oát, đi chung với vị lãnh đạo công ty (đi họp ấy mà).

Hồi đó mới có cầu Thăng Long do Liên Xô làm, báo chí vẫn gọi là "công trình thế kỷ". Tôi mong được tận mắt nhìn thấy cầu Thăng Long, xin với bác phó giám đốc cho xe chạy qua cầu để ngắm. Bác ấy gạt đi, nói: Cầu là cái bắc qua sông ấy mà, có gì mà xem!

Nay tôi về Quy Nhơn cùng một số bà con để dự đám cưới. Quy Nhơn có cầu Nhơn Hội là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (7 km). Mấy đứa nhỏ trong đoàn muốn được qua cầu đề chiêm ngưỡng. Gã tài xế phán một câu y hệt ông phó giám đốc năm nào: Cầu là cái bắc qua sông ấy mà, có gì mà xem! May là tôi còn biểu được hắn chạy qua. Nhưng chạy qua rồi, gã vẫn phán: Thấy chưa, cũng là cái bắc qua sông thôi! (ừm, có điều là ở đây bắc qua biển).

Chúng tôi đến khu du lịch Ghềnh Ráng, nơi có mộ và nhà lưu niệm Hàn Mặc Tử, có bãi Đá Trứng. Ai đã đến đây đều biết là khung cảnh tuyệt đẹp. Có bãi Đá Trứng, còn gọi là Bãi Hoàng hậu, vì ngày xưa hoàng hậu Nam Phương thường ra tắm. Có nơi để ta thăm và nhớ lại nhà thơ tài hoa đoản mệnh... Gã lái xe lại lên giọng hiểu biết: Chỗ này mở thành khu du lịch thật là thất sách. Chỉ có đá với biển không thôi, chán chết! (Hic!)


9 thg 11, 2010

Sêrêpốk - Dòng sông chảy ngược


Thác Draysap trên dòng sông Srepok - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Dòng sông, là nơi con nước chảy. Nhưng dòng sông mỗi nơi mỗi khác. Nếu Tiền giang, Hậu giang nơi miền Tây Nam bộ êm ả hiền hòa bồi đắp phù sa thì những dòng sông Tây nguyên như Sêrêpốk, Sêsan luôn gầm rú qua bao thác ghềnh như người Tây nguyên với sức sống cuồn cuộn, mãnh liệt.

3 thg 11, 2010

Đồng Nai, mảnh đất rồng nằm

Hà Nội có Thăng Long, Quảng Ninh có Hạ Long, còn Đồng Nai có Long Ẩn...

Đồng Nai gắn liền với con sông cùng tên, đây là con sông lớn thứ nhì miền Nam (sau Cửu Long). Điều đặc biệt là đây là con sông lớn mà từ thượng nguồn đến hạ nguồn đều nằm trọn trong lãnh thổ Việt Nam. 

Sông Đồng Nai dài 586 km, khởi nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) và đổ ra biển ở Cần Giờ (TPHCM), đi qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố HCM - nếu kể cả phụ lưu của sông Đồng Nai là sông Vàm Cỏ thì con sông này còn chảy qua Long An. (Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam, Trung quốc, còn sông Cửu Long cũng bắt nguồn từ Trung quốc, chảy qua Lào, Thái Lan, Myanmar, Camphuchia trước khi đổ ra biển ở Việt Nam).

Ngày xưa ấy, sông Đồng Nai có tên là Phước Long Giang (theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức), nghĩa là con sông rồng mang phước đến cho vùng đất này.

Sông Đồng Nai và Bửu Long