Ai đã từng tắm biển Vũng Tàu mà lại không nhìn thấy tượng Chúa Jesus trên đỉnh núi Tao Phùng, hay còn gọi là Tượng chúa giang tay?
Trong số đó, chắc không ít người đã lên đến tận đỉnh núi để chiêm bái tượng Chúa. Và hơn thế nữa, chui vào lòng tượng để theo những bậc thang lên đến tận cánh tay của Chúa.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
19 thg 12, 2023
9 thg 8, 2023
Từ du đãng Cầu Muối trở thành bậc Hiển thánh
Dạo bước trong khuôn viên nhà thờ Tân Triều, tui thấy bức tượng một vị thánh giơ cao cây thánh giá, phía sau mang dòng chữ: Tôi là Kitô hữu, không bao giờ tôi chối chúa. Bệ tượng ghi tên vị thánh này là Trần văn Hạnh.
18 thg 4, 2023
Ấn tượng Thánh lễ Phục sinh ở Đà Nẵng
Cùng với cộng đồng người theo đạo Kitô trên thế giới và cả nước, những ngày đầu tháng Tư này giáo dân các giáo xứ ở Đà Nẵng cũng hân hoan đón mừng Thánh lễ Phục sinh, một trong những Thánh lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kitô với nhiều hoạt động, nghi lễ ấn tượng và giàu ý nghĩa nhằm truyền đi thông điệp đoàn kết, yêu thương cùng hướng tới cuộc sống an vui, tươi đẹp, hạnh phúc, tốt đời đẹp đạo.
Thánh lễ Phục sinh năm nay được các giáo xứ tổ chức trang nghiêm, quy mô với nhiều hoạt động hơn hẳn các năm trước nhờ đời sống kinh tế, xã hội đã phát triển ổn định hơn sau những năm dài bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đây là dịp để đồng bào Công giáo tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus hồi sinh sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá và cũng là dịp để mọi người bày tỏ sự yêu thương, đoàn kết và niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
Dưới đây là những hình ảnh về bầu không khí thành kính, an vui, hạnh phúc đón mừng Thánh lễ Phục sinh của giáo dân và các nghi lễ thú vị diễn ra ở nhà thờ giáo xứ Chính Trạch thành phố Đà Nẵng.
Thánh lễ Phục sinh năm nay được các giáo xứ tổ chức trang nghiêm, quy mô với nhiều hoạt động hơn hẳn các năm trước nhờ đời sống kinh tế, xã hội đã phát triển ổn định hơn sau những năm dài bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đây là dịp để đồng bào Công giáo tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus hồi sinh sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá và cũng là dịp để mọi người bày tỏ sự yêu thương, đoàn kết và niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
Dưới đây là những hình ảnh về bầu không khí thành kính, an vui, hạnh phúc đón mừng Thánh lễ Phục sinh của giáo dân và các nghi lễ thú vị diễn ra ở nhà thờ giáo xứ Chính Trạch thành phố Đà Nẵng.
14 thg 11, 2022
Bốn cây số đặc biệt miền Hố Nai
Có dịp đi ngang con đường Nguyễn Ái Quốc thuộc địa bàn phường Hố Nai và phường Tân Biên thành phố Biên Hòa - Ðồng Nai, nhiều người thường bật ra câu hỏi: tại sao mật độ nhà thờ ở đây lại dày như thế ? Nếu tính từ điểm đầu là nhà thờ Gia Cốc cho đến điểm cuối là nhà thờ Thánh Tâm, chỉ vỏn vẹn gần 4km, đã có đến 17 xứ đạo hiện diện.
Mỗi xứ đạo là một mảnh ghép
Hố Nai là phường nằm ở ngoại vi phía Ðông và cách trung tâm thành phố Biên Hòa 6 cây số. Ngược dòng thời gian, vùng đất kề cận con sông Ðồng Nai này trước năm 1954 thuộc làng Bình Trước. Năm 1954-1955, làn sóng dân cư từ miền Bắc di cư vào với số lượng lớn. Chính quyền lúc bấy giờ đã lập nhiều trại định cư trên quốc lộ 1. Ðến 1957 thì thành lập xã Hố Nai, với các ấp Tây Hải, Nam Hải, Ðông Hải, Bắc Hải... (có một số xứ đạo thành lập sau đó đã lấy theo tên các ấp). Ngoài ra có những nơi lấy tên gốc từ xứ đạo hay giáo phận hoặc tỉnh lỵ nơi quê cũ trước khi di cư như Kẻ Sặt, Hà Nội, Hải Dương, Ba Ðông, Phú Tảo... 17 giáo xứ nằm trên đoạn đường này gói trọn trong hạt Hố Nai, với tổng số giáo dân chừng 80.000 người, gần bằng số tín hữu của một giáo phận trung bình ở Việt Nam. Trước 1975, tỷ lệ người Công giáo nơi đây là 100%, hiện là 85%.
Mỗi xứ đạo là một mảnh ghép
Hố Nai là phường nằm ở ngoại vi phía Ðông và cách trung tâm thành phố Biên Hòa 6 cây số. Ngược dòng thời gian, vùng đất kề cận con sông Ðồng Nai này trước năm 1954 thuộc làng Bình Trước. Năm 1954-1955, làn sóng dân cư từ miền Bắc di cư vào với số lượng lớn. Chính quyền lúc bấy giờ đã lập nhiều trại định cư trên quốc lộ 1. Ðến 1957 thì thành lập xã Hố Nai, với các ấp Tây Hải, Nam Hải, Ðông Hải, Bắc Hải... (có một số xứ đạo thành lập sau đó đã lấy theo tên các ấp). Ngoài ra có những nơi lấy tên gốc từ xứ đạo hay giáo phận hoặc tỉnh lỵ nơi quê cũ trước khi di cư như Kẻ Sặt, Hà Nội, Hải Dương, Ba Ðông, Phú Tảo... 17 giáo xứ nằm trên đoạn đường này gói trọn trong hạt Hố Nai, với tổng số giáo dân chừng 80.000 người, gần bằng số tín hữu của một giáo phận trung bình ở Việt Nam. Trước 1975, tỷ lệ người Công giáo nơi đây là 100%, hiện là 85%.
29 thg 6, 2017
Khám phá đồ thờ Công giáo xưa
Trong không gian cổ ngoạn Nhà truyền thống Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh (số 6 Tôn Đức Thắng, Quận 1), Linh mục Nguyễn Hữu Triết đã giới thiệu đến công chúng Bộ sưu tập “Đồ thờ Công giáo cổ và xưa” độc đáo và rất có giá trị. Bộ sưu tập mang thông điệp về bảo tồn văn hóa Kitô giáo và văn hóa dân tộc mà chủ nhân muốn gửi gắm đến khách tham quan.
Tham quan Bộ sưu tập, công chúng và giáo dân được chiêm ngưỡng hơn 200 hiện vật có giá trị mỹ thuật từng dùng trong các nghi lễ, nghi thức Công giáo.
Bước vào không gian trưng bày, công chúng được chiêm ngắm bức tượng chúa Jesus chịu nạn trên cây thập giá cao 2m có xuất xứ huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ đầu thế kỷ 20. Bức tượng này được ông thợ Phó Giáo nổi tiếng là người tạc tượng gỗ giỏi nhất Việt Nam thời bấy giờ. Theo linh mục Nguyễn Hữu Triết, những sản phẩm tượng gỗ do ông Phó Giáo và học trò của ông cung cấp được dùng nhiều trong các nhà thờ ở Việt Nam.
Tham quan Bộ sưu tập, công chúng và giáo dân được chiêm ngưỡng hơn 200 hiện vật có giá trị mỹ thuật từng dùng trong các nghi lễ, nghi thức Công giáo.
Bước vào không gian trưng bày, công chúng được chiêm ngắm bức tượng chúa Jesus chịu nạn trên cây thập giá cao 2m có xuất xứ huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ đầu thế kỷ 20. Bức tượng này được ông thợ Phó Giáo nổi tiếng là người tạc tượng gỗ giỏi nhất Việt Nam thời bấy giờ. Theo linh mục Nguyễn Hữu Triết, những sản phẩm tượng gỗ do ông Phó Giáo và học trò của ông cung cấp được dùng nhiều trong các nhà thờ ở Việt Nam.
Không gian trưng bày bộ sưu tập “Đồ thờ Công giáo cổ và xưa” tại Nhà truyền thống Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Nguyễn Luân
21 thg 8, 2016
Những di tích việc bức hại giáo dân ở Quảng Trị từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX
Bức phù điêu tại lăng Tử Đạo Trí Bưu
- Ở Đàng Trong, 6 đời Chúa Nguyễn đã ban hành 8 sắc chỉ trong thời gian từ 1625 đến 1725.
- Ở Đàng Ngoài, 7 đời Chúa Trịnh đã ban hành 17 sắc chỉ trong thời gian từ 1629 đến 1773.
- Nhà Tây Sơn có 5 sắc chỉ cấm đạo do vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) ban hành 2 sắc chỉ và Cảnh Thịnh ban hàng 3 sắc chỉ. Đặc biệt, vua Quang Trung không ban hành một Sắc Chỉ nào. Quan Thái Phó Trần Quang Diệu là người chống lại việc cấm đạo. Ông chống đối lại việc bắt bỏ tù và đày đoạ các Giáo Sĩ và giáo dân. Vợ chồng Thái Phó (phu nhân là nữ tướng Bùi Thị Xuân) rất có cảm tình với các Giáo Sĩ Thừa Sai. Cuộc tàn sát năm 1798 ghê gớm hơn cả, với những màn tra tấn dã man như tẩm dầu vào các đầu ngón tay, hay đổ vào rốn, trước khi châm lửa, hoặc treo ngược đầu "tội nhân" xuống... Các cơ sở Công Giáo tại Bố Chính, Nghệ An, Thanh Hoá: nhà thờ, nhà xứ, tu viện, trường học, đều bị cướp phá, dân chúng chạy vào rừng trú ẩn lánh nạn.
1 thg 10, 2015
Có một nơi có đến 2 tòa giám mục!
Việt Nam có 26 giáo phận trên 63 tỉnh thành trong cả nước. Vì thế cho nên có một số giáo phận bao gồm nhiều tỉnh thành. Mỗi giáo phận như vậy có tòa giám mục, là nơi vị giám mục cai quản giáo phận ở và làm việc. Có 26 tòa giám mục (và tổng giám mục, tương ứng với tổng giáo phận) tương ứng với 26 giáo phận trên cả nước. Như vậy chắc chắn sẽ có một số tỉnh thành không có tòa giám mục. Thế nhưng, có tỉnh thành nào có hơn một tòa giám mục không? Có đó!
Giáo phận Hưng Hóa (tiếng Latin: Dioecesis Hunghoaensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Giáo phận nằm trên vùng Tây Bắc, Bắc Việt Nam, tương ứng địa bàn 10 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Ðiện Biên, Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang. Tổng diện tích 54.352 km2 .
Giáo phận Hưng Hóa (tiếng Latin: Dioecesis Hunghoaensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Giáo phận nằm trên vùng Tây Bắc, Bắc Việt Nam, tương ứng địa bàn 10 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Ðiện Biên, Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang. Tổng diện tích 54.352 km2 .
Tòa giám mục giáo phận Hưng Hóa
28 thg 9, 2015
Lan man về tên giáo phận và tên hành chánh
Công giáo chia địa bàn quản lý giáo dân ra thành từng giáo phận, giống như quản lý hành chánh Nhà nước chia thành tỉnh. Tuy vậy, cả nước có 63 tỉnh thành nhưng chỉ có 26 giáo phận mà thôi, do đó về địa lý giáo phận thường không trùng với tỉnh thành. Phạm vi địa lý và ngay cả tên gọi của giáo phận do Tòa Thánh quyết chứ không phải Nhà nước.
Thường thì tên giáo phận trùng với tên tỉnh, thành phố nơi giáo phận ấy quản lý, nhưng có khi không phải.
Trước năm 1975, ở Sài Gòn có Tổng giáo phận Sài Gòn Nhưng sau sự kiện 75, Sài Gòn đổi tên thành TP Hồ Chí Minh. Chuyện Sài Gòn đổi tên thành TPHCM thì Nhà nước quyết được (Quốc hội thông qua ngày 2/7/76), nhưng Nhà nước làm gì được phép đổi tên Tổng giáo phận thành Hồ Chí Minh! Vì vậy phải xin phép Tòa Thánh Vatican. May thay, Tòa Thánh đồng ý (ngày 23/11/76), và ban cho tên tiếng La tinh là Archidioecesis Hochiminhopolitanus. Kể ra danh xưng Hồ Chí Minh mà đi với giáo phận thì nghe nó cũng hơi kỳ kỳ (sao kỳ kỳ thì tự hiểu nghen), nhưng cũng được cái là tên hành chánh và tên tôn giáo trùng nhau.
Thường thì tên giáo phận trùng với tên tỉnh, thành phố nơi giáo phận ấy quản lý, nhưng có khi không phải.
Trước năm 1975, ở Sài Gòn có Tổng giáo phận Sài Gòn Nhưng sau sự kiện 75, Sài Gòn đổi tên thành TP Hồ Chí Minh. Chuyện Sài Gòn đổi tên thành TPHCM thì Nhà nước quyết được (Quốc hội thông qua ngày 2/7/76), nhưng Nhà nước làm gì được phép đổi tên Tổng giáo phận thành Hồ Chí Minh! Vì vậy phải xin phép Tòa Thánh Vatican. May thay, Tòa Thánh đồng ý (ngày 23/11/76), và ban cho tên tiếng La tinh là Archidioecesis Hochiminhopolitanus. Kể ra danh xưng Hồ Chí Minh mà đi với giáo phận thì nghe nó cũng hơi kỳ kỳ (sao kỳ kỳ thì tự hiểu nghen), nhưng cũng được cái là tên hành chánh và tên tôn giáo trùng nhau.
4 thg 6, 2015
Xứ đạo Quy Hòa và những người nữ tu phục vụ bệnh nhân phong
Cuối thập niên 1920, linh mục Paul Maheu (1869-1931) đã tìm ra thung lũng Quy Hòa cách Quy Nhơn khoảng 5 km. Ông có tâm niệm tạo một không gian gián cách với thế giới bên ngoài để xây dựng khu điều trị bệnh phong. Trại phong Quy Hòa được thành lập năm 1929 do linh mục Paul Maheu và bác sĩ Le Moine (là người đứng đầu ngành y tế Quy Nhơn bấy giờ).
27 thg 8, 2014
Ngắm ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn trong diện mạo mới
Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn, nằm trong khuôn viên tòa Tổng Giám mục trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 (TP.HCM) đã được trùng tu hoàn tất và chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 17.8.2014.
Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn vừa được trùng tu
Bắt đầu từ tháng 10.2013, ngôi nhà gỗ hơn 200 tuổi được trùng tu, phục dựng theo kiến trúc nguyên thể ban đầu: có ba gian hai chái và hoàn toàn bằng gỗ. Được đưa vào sử dụng như một nhà nguyện (nhà thờ nhỏ), gian giữa dùng làm cung thánh, với phòng nhỏ phía sau, phía trên là khám thờ bằng gỗ; hai gian còn lại là khu vực dành cho giáo dân tham dự thánh lễ.
9 thg 2, 2013
Tu viện Tả Phìn
Tu viện Tả Phìn (bản Tà Phìn, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là tu viện bỏ hoang, rêu phong nhưng vẫn đẹp kì bí với những đường nét mang đậm phong cách kiến trúc thời thuộc Pháp.
Đường đến bản Tả Phìn quanh co uốn lượn cách thị trấn Sa Pa khoảng 12km, đoạn đường ngắn đủ để khách du lịch có thể đi bằng xe máy để thoả sức ngắm nhìn núi rừng Tây Bắc nhất là dịp xuân về. Tu viện cổ này nằm dưới chân núi, được xây năm 1942. Đây từng là nơi tu hành của 12 nữ tu theo lối khổ hạnh thuộc dòng Nữ tu của Hội thánh Kito cải giáo sinh hoạt truyền đạo. Năm 1945, do tình hình chiến tranh, đoàn nữ tu rời về Hà Nội, tu viện vì thế mà bị bỏ hoang thành phế tích cho đến ngày nay.
Tu viện có nhiều cửa, mỗi loại cửa lại có hình dáng khác nhau, lúc hình vòm, lúc hình chữ nhật.
23 thg 7, 2012
Thăm nhà thờ cổ Mằng Lăng
Hai hàng cau rợp
bóng dẫn lối đi, những bức tượng nho nhỏ, góc tường sơn màu xám lấm tấm
vệt đen màu thời gian… tất cả tạo nên không gian huyền bí và thánh
thiện cho Mằng Lăng, một trong những nhà thờ cổ với lối kiến trúc độc
đáo ở xã An Thạnh, huyện Tuy An, Phú Yên.
Mặt trước nhà thờ Mằng Lăng tạo ấn tượng bởi kiểu kiến trúc gothic thế kỷ 19 - Ảnh: Tiến Thành
Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía bắc, nhà thờ Mằng Lăng được xây
dựng năm 1892, do một người Pháp tên Joseph de La Cassagne mà người dân
xứ đạo còn gọi bằng tên tiếng Việt là Cổ Xuân, vị linh mục đầu tiên của
giáo xứ Mằng Lăng.
10 thg 9, 2011
Đức Mẹ Bãi Dâu
Ở Vũng Tàu, hai thắng tích công giáo nổi tiếng nhất là tượng chúa Jesus trên núi Tao Phùng (núi Nhỏ) và Đền thánh Đức mẹ Bãi Dâu ờ triền núi Tương Kỳ (núi Lớn).
Như tên gọi, đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu nằm ở bãi Dâu, bên chân núi Tương Kỳ. (Bạn nào có tâm hồn ăn uống chắc biết Nhà hàng Cây Bàng ở Bãi Dâu, đối diện nhà hàng Cây Bàng chính là tượng đài Đức Mẹ Bãi Dâu).
Như tên gọi, đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu nằm ở bãi Dâu, bên chân núi Tương Kỳ. (Bạn nào có tâm hồn ăn uống chắc biết Nhà hàng Cây Bàng ở Bãi Dâu, đối diện nhà hàng Cây Bàng chính là tượng đài Đức Mẹ Bãi Dâu).
Tượng đài và Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu
29 thg 7, 2011
Đại chủng viện Xuân Lộc
Ở Việt Nam có 6 đại chủng viện (nơi đào tạo linh mục, như trường đại học ở ngoài đời):
Ngày 14/12/2005, Chính phủ chấp thuận cho thành lập Đại chủng viện Thánh Giuse cơ sở II tại Xuân Lộc để đào tạo Linh mục cho bốn giáo phận: Bà Rịa, Đà Lạt, Phan Thiết và Xuân Lộc.
Ngày 26/8/2006: Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Đại chủng viện cùng với tòa Giám mục và trung tâm mục vụ của Giáo Phận.
Ngày 26/9/2008: Thánh lễ Cảm tạ Hồng ân công trình xây dựng Tòa Giám Mục và Đại chủng viện cơ bản đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng.
- Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội (ở Hà Nội)
- Đại chủng viện Huế (ở Thừa Thiên - Huế)
- Đại chủng viện Thánh Giuse TP. Hồ Chí Minh (ở TP. Hồ Chí Minh)
- Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang (ở Khánh Hòa)
- Đại chủng viện Vinh Thanh (ở Nghệ An)
- Đại chủng viện Thánh Quý (ở Cần Thơ)
Ngày 14/12/2005, Chính phủ chấp thuận cho thành lập Đại chủng viện Thánh Giuse cơ sở II tại Xuân Lộc để đào tạo Linh mục cho bốn giáo phận: Bà Rịa, Đà Lạt, Phan Thiết và Xuân Lộc.
Ngày 26/8/2006: Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Đại chủng viện cùng với tòa Giám mục và trung tâm mục vụ của Giáo Phận.
Ngày 26/9/2008: Thánh lễ Cảm tạ Hồng ân công trình xây dựng Tòa Giám Mục và Đại chủng viện cơ bản đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng.
17 thg 6, 2011
Ngôi thánh đường Hồi giáo
Nhìn ảnh, bạn có thể đoán được ngôi thánh đường Hồi giáo này ở đâu không?
Không phải ở các nước Ả Rập. Không phải ở Malaysia, Indonesia. Ở Việt Nam đó bạn ạ. Và có lẽ với không ít người dân Đồng Nai, thông tin này sẽ khá bất ngờ: Ngôi thánh đường Hồi giáo này ở Đồng Nai, và là ngôi thánh đường Hồi giáo lớn nhất Việt Nam tại thời điểm khánh thành (2006).
Không phải ở các nước Ả Rập. Không phải ở Malaysia, Indonesia. Ở Việt Nam đó bạn ạ. Và có lẽ với không ít người dân Đồng Nai, thông tin này sẽ khá bất ngờ: Ngôi thánh đường Hồi giáo này ở Đồng Nai, và là ngôi thánh đường Hồi giáo lớn nhất Việt Nam tại thời điểm khánh thành (2006).
2 thg 7, 2010
Tượng chúa Jesus trên núi Tao Phùng
Ai đã từng tắm biển Vũng Tàu mà lại không nhìn thấy tượng Chúa Jesus trên đỉnh núi Tao Phùng, hay còn gọi là Tượng chúa giang tay?
Tượng Chúa được đặt quay mặt về hướng nam nhìn ra biển Đông. Nét mặt chúa bao dung, nhân từ, hai tay giang rộng về phía đại dương như đón nhận, chở che, bao bọc chúng sinh.
Trong số đó, chắc không ít người đã lên đến tận đỉnh núi để chiêm bái tượng Chúa. Và hơn thế nữa, chui vào lòng tượng để theo những bậc thang lên đến tận cánh tay của Chúa.
Toàn cảnh tượng Chúa trên núi Tao Phùng - Vũng Tàu (núi Nhỏ) - Ảnh: Internet
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)