Lục lạc có một số hình dạng khác nhau, có cái hình tròn, hình quả bầu, có loại giống chiếc chuông hay cái loa. Mỗi chiếc lục lạc bao giờ cũng có phần đầu và phần đuôi. Phần đuôi thường được khoét lỗ để xâu chúng lại thành chuỗi hạt lục lạc hoặc phối hợp với các loại trang sức khác như cườm để đeo hoặc gắn trên quần áo, đồ dùng. Loại lục lạc to còn được đồng bào xỏ thêm chiếc vòng để đeo hoặc để cầm. Trên giữa đầu chiếc lục lạc có một khe hở rộng, chia đều đầu lục lạc ra hai bên giống như cái mồm cá. Trên thân lục lạc có trang trí điểm xuyết một số hoa văn, hoạ tiết. Bên trong lục lạc thường gắn một thanh nhỏ hay những viên rời để khi rung hoặc cử động, những vật này chạm vào thành lục lạc hay chạm vào nhau, nhờ cộng hưởng phát ra âm thanh.
12 thg 7, 2022
Lục lạc đồng của các dân tộc trên dải Trường Sơn
Lục lạc có một số hình dạng khác nhau, có cái hình tròn, hình quả bầu, có loại giống chiếc chuông hay cái loa. Mỗi chiếc lục lạc bao giờ cũng có phần đầu và phần đuôi. Phần đuôi thường được khoét lỗ để xâu chúng lại thành chuỗi hạt lục lạc hoặc phối hợp với các loại trang sức khác như cườm để đeo hoặc gắn trên quần áo, đồ dùng. Loại lục lạc to còn được đồng bào xỏ thêm chiếc vòng để đeo hoặc để cầm. Trên giữa đầu chiếc lục lạc có một khe hở rộng, chia đều đầu lục lạc ra hai bên giống như cái mồm cá. Trên thân lục lạc có trang trí điểm xuyết một số hoa văn, hoạ tiết. Bên trong lục lạc thường gắn một thanh nhỏ hay những viên rời để khi rung hoặc cử động, những vật này chạm vào thành lục lạc hay chạm vào nhau, nhờ cộng hưởng phát ra âm thanh.
19 thg 3, 2021
Dàng Then, lễ hội cấp sắc độc đáo của người Tày
Một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian
Dàng Then là một chắc sắc mặc định trong đời sống tín ngưỡng dân gian của người Tày cư trú ở một làng, một vùng cụ thể có tài cao hiểu rộng về cúng bái và hát xướng.
Dàng Then đứng ra chủ trì tổ chức lễ hội một khi ước lệ được trời cấp cho tờ sắc để làm Dàng Then hoặc nâng cấp sắc này trở thành ngày hội sôi nổi, háo hức của cả một vùng người Tày rộng lớn với nhiều làng bản tham gia.
30 thg 10, 2020
Vẻ đẹp uy nghi của chùa Hang
Đến với chùa Hang (Bình Thuận) du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghi của kiến trúc mà còn được thả mình trong không khí thanh tịnh chốn cửa Phật, với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ.
Chùa Cổ Thạch còn gọi là chùa Hang hay chùa Đá Cổ nằm trong khu du lịch Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 100 km về phía Bắc, cách thị trấn Liên Hương 8 km về phía Đông, là một quần thể kiến trúc Phật giáo được xây dựng dựa vào núi, nằm san sát các hang đá trong khu vực hơn 2.000 m2, phía Đông Nam liền kề với biển Đông, ba mặt còn lại thì giáp rừng núi và những dải đá nguyên sinh tuyệt đẹp.
Ban đầu, chùa chỉ là một thảo am nhỏ do nhà sư Bửu Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế ở năm Minh Mạng thứ 16 (1835) lập nên để sống cuộc đời tu hành, cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau trong thời loạn lạc. Và sau hơn 100 năm tuổi thọ, qua nhiều lần trùng tu, sửa sang lại, ngôi chùa không chỉ rộng lớn, khang trang hơn mà còn được công nhận là di tích, thắng cảnh quốc gia vào năm 1996 cũng như thu hút rất nhiều người từ khắp nơi về hành hương và tham quan mỗi năm.
12 thg 10, 2020
Mộc mạc làng nghề dệt choàng giữa đất sen hồng
Từ bao đời nay, hình ảnh những cô bác nông dân mặc áo bà ba, đầu đội khăn rằn trở nên quen thuộc trên những cánh đồng mênh mông thẳng cánh của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó cũng là sản phẩm làng nghề truyền thống của chính quê hương Đồng Tháp Mười - làng nghề dệt choàng Long Khánh, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Trăm năm nghề dệt choàngMảnh đất trù phú Đồng Tháp cũng được xếp vào vùng đất trăm nghề của Nam Bộ, nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng với tuổi đời cả trăm năm như làng nghề dệt chiếu Định Yên, làng nghề đóng xuồng, ghe Bà Đài, nghề làm bột, trồng hoa kiểng Sa Đéc, làm nem Lai Vung hay nghề dệt choàng Long Khánh... Các nghệ nhân dệt choàng Long Khánh tự hào vì quê hương mình là một trong những làng nghề tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của tỉnh, với những chiếc khăn rằn giản dị đã gắn bó với cuộc sống của những người nông dân thôn quê bao đời.
11 thg 10, 2020
Lễ rước và thay y trang cho thần vua trong lễ hội Ka Tê
Vào dịp năm mới người Chăm tổ chức lễ hội lớn gọi là lễ hội Ka Tê để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, ông bà tổ tiên và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các nghi lễ thiêng liêng thường được diễn ra tại khu đền tháp thờ thần vua. Nghi lễ quan trọng nhất trong lễ hội này là Lễ rước và thay y trang cho thần vua. Lễ hội được diễn ra trong 3 ngày đầu tháng 7 (theo lịch Chăm), khoảng cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 Dương lịch.
Đối với người Chăm, dù là vua hay là người bình thường, khi chết và trở thành thần linh ít nhất phải có ba bộ trang phục để dùng, (đồng bào gọi là: klau kaya anguei). Trang phục của vua gồm có: mão, áo, váy, dây lưng và giày. Trang phục của nữ thần hay hoàng hậu, công chúa gồm có mão, vòng tay, hoa tai, áo và khăn đội đầu. Ngày xưa, người Chăm sắm đầy đủ trang phục các vua chúa để dâng cúng trong lễ hội Ka Tê. Với lòng thành kính của mình người Chăm không chỉ sắm có 3 bộ trang phục cho vua mà còn có thể nhiều bộ, càng nhiều càng tốt, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi năm. Trước đây, bộ trang phục của nữ thần hay vua chúa do người dân ở các làng Chăm tiến cúng mỗi dịp tổ chức lễ Ka Tê. Đó là những thứ vải vóc, lụa, hàng thổ cẩm hảo hạng, có hoa văn, màu sắc đẹp. Tuy nhiên, do thời gian, việc bảo quản không tốt, nhiều loại vải, y phục của thần vua đã bị hư hỏng hoặc mấc mác. Y phục xưa cũ của thần vua không còn nữa nên nó được đồng bào thay thế bằng nhiều loại vải vóc mới mua từ các làng dệt thổ cẩm Chăm hiện nay.
19 thg 9, 2020
Làng trải lừng danh xứ Huế
Làng lúa làng “trải”
Làng Dương Nổ (thuộc xã Phú Dương, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) nằm về hướng Đông, cách trung tâm thành phố 6 km. Dương Nổ là một làng cổ hơn 500 năm tuổi, gốc tích do di dân từ Thanh Hóa vào. Làng gồm có 7 họ: Nguyễn, Trần, Đoàn, Lê, Võ, Huỳnh, Dương; trong đó vị khai canh, khai khẩn là võ tướng Nguyễn Đức Xuyên, được vua Gia Long phong làm Khoái Châu Quận Công, trong vùng thường gọi là Khoái Công; tên ông được đặt cho một con đường lớn ở trung tâm huyện lỵ Phú Vang.
Gốm Chu Ðậu - Làng nghề truyền thống Việt
Gốm Chu Ðậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII. Nguyên liệu để làm gốm Chu Đậu là đất sét trắng được lấy từ vùng Trúc Thôn (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Đất sét sau khi lấy về sẽ được hòa trong nước, sau đó lọc qua hệ thống máng dẫn và bể ngắn. Quá trình lắng lọc sẽ tạo ra hai hợp chất gồm lỏng và nhuyễn, thêm chất phụ gia rồi phối luyện thành hồ gốm. Gốm được lắng lọc càng lâu thì màu gốm càng bóng, đẹp và trong. Đất sau khi được luyện kỹ, đạt độ dẻo, mịn cần thiết sẽ được người thợ chuốt nặn trên bàn xoay. Sản phẩm gốm Chu Đậu từ xưa đến nay, từ khâu nặn, đúc đến trang trí hoa văn đều được làm thủ công với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân dày dạn kinh nghiệm. Điều này khiến cho gốm Chu Đậu không thể lẫn với các loại gốm khác.
Cầu ngói Phát Diệm – Nét kiến trúc cổ xưa
Huyện Kim Sơn – Ninh Bình thuở sơ khai là vùng đất sình lầy ven biển do nhà Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ chiêu dân, lập ấp, quai đê, lấn biển, lập nên từ năm 1829. Công cuộc ấy diễn ra trong thời gian dài, cùng với việc lấn đất bãi bồi ven biển mở làng, Dinh điền sứ đã cho xây dựng hệ thống thủy lợi, sông ngòi, kênh rạch dọc ngang dẫn nước ngọt về thau chua rửa mặn. Trong đó, dòng sông Ân chảy qua thị trấn Phát Diệm là công trình thủy lợi được xây dựng trong nhiều năm, là dòng sông chính cung cấp nước tưới tiêu ruộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống dân sinh.
Trang phục truyền thống của người phụ nữ Thái huyện Quan Sơn
Nét đẹp từ những bộ trang phục truyền thống
Người Thái là một dân tộc rất coi trọng về hình thức trang phục. Điều này không chỉ thể hiện trong các dịp lễ hội mà ngay trong cuộc sống hàng ngày cũng cần mặc đẹp. Mỗi bộ y phục được làm ra chính là tình cảm, là niềm tự hào của dân tộc Thái. Trang phục nữ có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội người Thái. Nó vừa giải quyết nhu cầu “mặc” của các thành viên trong gia đình, vừa thể hiện nét văn hóa đặc trưng của dân tộc thông qua các hoa văn trên trang phục. Bộ trang phục của phụ nữ Thái huyện Quan Sơn bao gồm: Váy, áo, thắt lưng, khăn xéo và các loại trang sức đi kèm như hoa tai, vòng cổ, vòng tay bằng bạc… Để có được “eo kíu meng po” (thắt đáy lưng ong) thì ngay từ khi còn nhỏ, các cô gái Thái đã được các bà, các mẹ dạy cách quấn thắt lưng “Xái khát éo ánh lé” (dải thắt lưng màu xanh) - một loại khăn được dệt bằng vải tơ mềm mại và bền chắc.
6 thg 9, 2020
Độc đáo nghi lễ Then “pang” của người Tày
Không chính thức hành lễ, được mời tham dự, thầy Then nổi tiếng trong cộng đồng người Tày ở đất Văn Bàn - Chu Hồng Phương cho biết: Đây là nghi lễ cấp sắc cho thầy Then nhưng ở bậc dưới thầy then, tiếng Tày còn gọi là thầy “mất”, để phân ngôi thứ bậc trong các thầy then… Thầy Then hát then với đàn tính, còn thầy mất hát then theo khèn và pí lào (sáo lào). Trong di sản Then có rất nhiều nghi lễ thể hiện nét văn hóa truyền thống độc đáo rất riêng của đồng bào Tày, trong đó có nghi lễ Then “pang” hay còn gọi là “lẩu pang”. Then là câu chuyện kể không có hồi kết thông qua lời hát của thầy Then, thầy mất. Thế nên nghi lễ diễn ra, người làm Then hát cả đêm không hết, bao giờ hát xin được vía mới thôi…
5 thg 9, 2020
Bảo tồn di tích núi Bân
Một thời bị lãng quên
8 thg 8, 2020
Đậm đà nước mắm Vạn Phần
Không ai rõ nghề làm nước mắm xuất hiện tại đất Vạn Phần xưa tự bao giờ, chỉ biết rằng, làng nghề làm nước mắm có truyền thống nổi tiếng từ vài thế kỉ trước. Những tổ nghề từ xa xưa đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào từ biển cả, kết hợp với phương pháp ủ chượp truyền thống để cho ra loại nước mắm thơm ngon. Dần dần, làm nước mắm trở thành nghề truyền thống của địa phương theo hình thức cha truyền con nối. Sản phẩm của làng nghề đã từng có vinh dự là đặc sản “Tiến Vua”.
Tết “Sử giề pà” của người Bố Y
Tết “Sử giề pà” hay Tết tháng Tư còn mang ý nghĩa là lễ tạ ơn trâu của dân tộc Bố Y. Bởi theo lý giải về sự tích Tết “Sử giề pà” của người Bố Y về văn hóa truyền thống của dân tộc mình thì trong dân gian có lưu truyền sự tích về Tết “Sử giề pà”, đó là truyền thuyết về Trâu thần xuống trần gian giúp dân làng tìm được nguồn nước trong cơn hạn hán và sự tích con trâu xuống giúp người Bố Y làm ruộng. Đây là một trong những tín ngưỡng nông nghiệp của người Bố Y, nhằm tạ ơn Trâu thần đã đến giúp người Bố Y rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, người Bố Y làm lễ tạ ơn trâu là vì vậy. Dịp này, những con trâu được gia chủ chăm sóc ân cần, được nghỉ ngơi và ăn xôi, trứng.
4 thg 8, 2020
Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ
Nằm ven sông Hồng, xã Chuyên Mỹ với hàng loạt các làng nghề khảm trai liền kề nhau san sát như Chuôn Thượng, Chuôn Trung, Chuôn Hạ, Chuôn Ngọ... gần đây thu hút rất đông lao động địa phương tham gia vào các cơ sở sản xuất.
16 thg 7, 2020
Làng nghề ươm keo lai Hòa Hải
Quy trình trồng và chăm sóc khép kín
Có dịp về thăm thôn miền núi Hòa Hải vào những ngày này, chúng tôi thấy hai bên QL14G bạt ngàn những cánh rừng trồng và những vườn ươm cây keo lai giống. Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Sơn, trưởng thôn kiêm Bí thư Chi bộ thôn Hòa Hải cho hay, hiện nay, toàn thôn có trên 120 hộ dân với khoảng 500 nhân khẩu đều làm giàu chính đáng đó là nghề ươm cây keo lai.
3 thg 7, 2020
Làng nghề đúc đồng Tống Xá
Cách đây 900 năm, cụ tổ Nguyễn Minh Không đã về đây lập ấp, mở mang nghề đúc. Từ những kinh nghiệm của cha ông để lại và sự khéo léo của đôi bàn tay, người dân đã đúc được những sản phẩm tinh xảo hơn (lư đồng, đỉnh đồng, bát bửu, chân nến, tranh đồng, khắc chữ, ngũ sự, tượng chân dung hoặc bán thân, tượng linh vật, mặt trống đồng...) Dọc theo phố chính khá khang trang của thị trấn Lâm (xã Yên Xá, huyện Ý Yên), những cửa hàng, gian hàng trưng bày sản phẩm của các hộ gia đình mọc lên san sát. Không khí mua bán nhộn nhịp làm con phố thêm sầm uất. Sản phẩm đồng của làng Tống Xá không chỉ được bán lẻ mà còn được bán với số lượng lớn, theo các chuyến xe liên tục đưa tới các tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài.
Phục sức cho voi nhà Buôn Đôn
Tại xứ sở của nghề thuần dưỡng và săn bắt voi rừng, đồng bào Mnông luôn có ý thức bảo vệ, làm đẹp cho voi bằng những thứ trang sức đi kèm. Trước tiên là chiếc bành voi (vơng) phải đẹp, được làm bằng mây, hết sức cầu kỳ. Vơng đặt trên lưng voi, chở người thân đi thăm bà con xa, đi trao đổi hàng giữa các vùng. Bành có mái làm bằng sợi mây đan dày để che mưa nắng. Chiếc bành càng đẹp càng thể hiện sự sung túc, giàu có của gia chủ. Ngày nay, chiếc bành mây được thay thế bằng bành sắt để có thể sử dụng được lâu dài. Trước khi đặt bành lên lưng voi, đồng bào thường lót nhiều tấm đệm bằng vỏ cây. Trong dịp lễ hội, nhất là khi đoàn voi tham gia diễu hành trên đường phố hay lễ đài, xung quang bành voi thường treo cờ, phướn nhiều màu sắc khác nhau.
Độc đáo “xó pẹ” của phụ nữ Hà Nhì
Chị Sào Thó Sơ, bản Mò Phú Chải, xã Y Tý cho biết: Từ nhỏ, mẹ đã dạy chị cách vấn tóc như vậy rồi. Con gái Hà Nhì ai cũng có mái tóc giả như vậy để làm duyên, như mọi người vẫn nói là “góc con người” ấy… Tiếng Hà Nhì, mái tóc giả được gọi là “xó pẹ” dùng để vấn tóc theo kiểu truyền thống mang nét độc đáo riêng của bản sắc dân tộc mình.
30 thg 5, 2020
Đặc sắc Tết hoa của dân tộc Cống
Nghi lễ cổ truyền
Tết hoa thường tổ chức vào tháng 9 âm lịch hàng năm (khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch). Do người Cống ở giáp biên giới Việt - Lào, nên tính theo lịch của người Lào, một năm chỉ có 10 tháng. Ðây là thời điểm khi vụ thu hoạch đã xong, công việc nương rẫy trong năm kết thúc. Để chuẩn bị đón Tết, ngay từ những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch, đồng bào đã dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh làng bản, chuẩn bị địa điểm tổ chức vui xuân của bản, tạo nên một khung cảnh ấm áp, nhộn nhịp.
Đặc sắc nghi lễ cưới hỏi của người Mông xanh
Thổi sáo vầu xin mở cửa, treo ô
Theo phong tục truyền thống của người Mông xanh, nghi lễ cưới hỏi cũng giống như một số dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như: lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt. Để tổ chức lễ ăn hỏi, người Mông xanh thường chọn ngày Hợi, ngày Tuất hoặc ngày Thìn. Đoàn đi ăn hỏi chỉ có 3 người, thường đi vào buổi chiều tối, đi đầu là ông mối, tay cầm sáo vầu, tiếp đến là chú rể và sau cùng là phù rể. Ông mối được chọn phải là người giỏi giao tiếp, có tài hát đối đáp và đặc biệt phải biết thổi sáo vầu - để thổi bài sáo xin mở cửa vào nhà, xin treo ô…