Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 7, 2024

Bánh mần dè - đặc sản khó tìm ở Châu Đốc

Bánh mần dè nguồn gốc từ Campuchia, là đặc sản Châu Đốc nhưng không dễ tìm bởi ít người làm và nguyên liệu không phổ biến.

Nguyên liệu chính để làm bánh là bột cây mần dè phổ biến ở Campuchia. Loại cây này trồng lâu năm mới cho bột, vì vậy, người làm bánh phải tìm mối quen mới có thể nhập bột mần dè về làm. Bột cây được pha làm vỏ bánh, trong ngần, ăn giòn và cảm giác mát lạnh. Nhân bánh là đậu xanh xay nhuyễn.

Để thưởng thức món bánh này ở Châu Đốc, du khách có thể đến xe bán bánh của chị Mai Ngọc, ở đường Nguyễn Văn Thoại, bên hông chợ Châu Đốc. Đây là một trong số ít những xe bánh mần dè trong vùng.

Bánh mần dè với lớp bột mần dè bọc nhân đậu xanh, ngọt, mát. Ảnh: Trạm Châu Đốc

Hàng xôi xéo 'thần tốc' ở Hà Nội ngày bán 1000 suất, khách xếp hàng vây quanh

Quán xôi Mây trên phố Hàng Bài (Hà Nội) là địa chỉ "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội và từng lên sóng truyền hình Hàn Quốc với hình ảnh chủ quán cắt xôi "thần tốc", khách xếp hàng kín xung quanh chờ mua.

7 giờ sáng, quán xôi Mây trên phố Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tấp nập thực khách đến mua. Nhiều du khách quốc tế cũng xếp hàng, háo hức xem cô chủ quán thể hiện "kỹ nghệ" cắt xôi xéo "thần tốc". Cả chục người vây quanh sạp hàng, chăm chú quan sát, chụp hình và quay video chủ quán thoăn thoắt chia xôi, thái đậu xanh, cắt giò chả.

Quán xôi này là của bà Mây, nay được giao cho con gái - chị Ngọc Anh. Chị Ngọc Anh sinh ra và lớn lên ở vùng đất làm xôi nổi tiếng thuộc làng Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Tính đến nay, chị đã có hơn 20 năm cùng mẹ mưu sinh, rong ruổi khắp hè phố Hà Nội với những thúng xôi nóng hổi.

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức.

Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối kiến vàng... thì ở Tri Tôn (An Giang), kiến được sử dụng làm nguyên liệu của món bò xào kiến vàng với lá chha ca dao.

Ba nguyên liệu chính của món ăn này là thịt bò, kiến vàng và lá chha ca dao.

25 thg 7, 2024

Dạo một vòng chợ quê Thổ Hà tìm đặc sản độc lạ Bắc Giang

Bắc Giang - Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, chợ quê Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên) là điểm đến mang những nét ẩm thực đặc sắc của địa phương.

Ai đã từng về Thổ Hà đều sẽ nhớ, ngoài bánh đa nem, làng cổ này còn có nhiều món ăn rất độc đáo, khó tìm ở những địa phương khác. Những món ăn này không tìm thấy ở hàng, quán cầu kỳ mà thường chỉ xuất hiện trong những quán nhỏ ở chợ quê Thổ Hà họp vào mỗi sáng sớm.

Hột vịt lộn Thu Hà nức tiếng Biên Hòa ngon cỡ nào mà giá 12.000 đồng/trứng?

Nhắc tới món hột vịt lộn, nhiều người dân Biên Hòa (Đồng Nai) và du khách đều đã nghe tới cái tên Thu Hà. Hột vịt lộn Thu Hà vị ngon nức tiếng, lâu đời, giá ngang ngửa với các hàng quán tại trung tâm TP.HCM.

Theo lời bà chủ, quán mở ngót nghét 42 năm, bà được truyền lại nghề từ mẹ - Ảnh: Tô Cường

18 thg 7, 2024

Ngọt thơm mít ngào

Món mít ngào bây giờ khá xa lạ với nhiều người. Nhưng với người Quảng Ngãi trước đây, mít ngào là món ăn rất đỗi thân quen mỗi khi mùa hè về.

Trong truyền thống ẩm thực Quảng Ngãi, trái mít rất quen thuộc, có thể làm thành nhiều món ăn. Mít non chấm muối ớt là món ăn dân dã khó phai trong ký ức của nhiều người, gắn với tuổi thơ nơi làng quê. Ngoài ra, mít non có thể luộc chấm mắm nêm, kho cá chuồn, nấu canh lá lốt, chiên giòn hay làm gỏi đậu phụng. Mít vừa chín tới có thể hấp cơm hoặc xắt phơi khô để dành đến mùa mưa ghế với cơm, xôi nếp. Hột mít thì luộc, lùi tro bếp hay rang lên ăn rất thơm, bùi. Khi trong nhà không còn đồ ăn, bóc múi mít ráo chấm với nước mắm hoặc xì dầu cũng qua bữa. Mít ướt làm bánh tráng ăn ngon lạ lùng... Tất cả đều là những món ăn ngon, để lại những dư vị ngọt ngào trong tâm thức người Quảng Ngãi.

Món mít ngào.

Rau giá đậu phụng

Tháng Năm về, mùa nhổ đậu phụng đã xong, cũng là lúc những cơn mưa dông đầu mùa đến. Niềm vui của trẻ con ở Quảng Ngãi một thuở là những tối đi soi ếch, bắt cá lên đồng hay những chiều đi tìm rau giá đậu phụng.

Đậu phụng khi nhổ lên thỉnh thoảng sẽ bị sót lại vài trái. Những trái đậu bị sứt này nằm lại dưới đất, đợi mưa dông đến sẽ đội đất nứt lên thành giá, thành cây.

Món giá đậu phụng xào.

17 thg 7, 2024

Ngọt thơm cá bống biển nướng

Không phải là sơn hào hải vị quá xa xỉ, thậm chí còn được xem là món ăn bình dân nhất so với những loại cá, tôm, song, bất kỳ ai, khi thưởng thức món cá đục (cá bống biển) vừa được nướng chín còn bốc hơi nóng hổi đều cảm nhận được sự quyến luyến không rời.

Cá bống biển hay còn gọi là cá đục có thân to hơn ngón tay cái, dài khoảng 10 - 20 cm, trông giống cá bống nước ngọt. Cá bống biển sống tập trung nhiều ở vùng bãi ngang biển miền Trung.

Ở vùng bãi ngang Mộ Đức quê tôi, ngư dân đánh bắt cá bống biển quanh năm, nhưng nhiều nhất là trong những tháng hè. Quãng thời gian này biển êm nên việc đánh bắt của ngư dân khá thuận lợi. Ngư dân chỉ cần dong thuyền ra vùng biển cách bờ vài hải lý buông lưới là có thể đánh bắt được cá bống biển.

12 thg 7, 2024

Cá suối nướng ống tre: Món ngon độc đáo của dân tộc Cống ở Lai Châu


Ẩm thực Tây Bắc từ lâu đã nổi tiếng với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng hoang sơ, mộc mạc. Trong bản đồ ẩm thực phong phú ấy, cá suối nướng ống tre của người dân tộc Cống ở Mường Tè, Lai Châu luôn là điểm nhấn níu chân du khách bởi sự độc đáo và tinh tế trong cách chế biến.

11 thg 7, 2024

Khâu nhục Cao Bằng- Món ngon mang đậm bản sắc văn hóa Tày


"Khâu nhục" hay còn gọi là "Nằm khâu", bắt nguồn từ tiếng Tày, mang ý nghĩa là "thịt mềm nhừ". Món ăn này thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết, cỗ bàn quan trọng hoặc để đãi khách quý, thể hiện sự hiếu khách và lòng thành kính của người Tày.

Hình thức trình bày món khâu nhục cũng mang ý nghĩa độc đáo. Thịt ba chỉ được xếp xen kẽ với khoai môn, tạo thành hình chóp nhọn tựa như một ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho sự no đủ, sung túc và sức sống mãnh liệt của người dân nơi đây.

8 thg 7, 2024

Các món ăn dở nhất Việt Nam (do độc giả TasteAtlas bình chọn)

Ngày 19/6/2024 trang tin Ẩm thực nổi tiếng thế giới TasteAtlas vừa giới thiệu danh sách 44 món ăn dở nhất Việt Nam (44 worst rated Vietnamese food) do độc giả bình chọn.


Không hẳn đúng như tiêu đề của bảng danh sách (44 món ăn dở nhất), đây không phải kết quả bình chọn món ăn dở nhất mà là cuộc bình chọn các món ăn ngon nhất của Việt Nam. Mỗi món được chấm điểm từ 1 đến 5 sao (*). Bảng kết quả này được lấy ngược từ dưới lên trên. Nếu gọi chính xác thì có lẽ là Những món ăn Việt Nam ít được khách quốc tế ưa chuộng nhất.

Cơm Đốt Thố Lão Đại bán gần 900 suất mỗi ngày

Từng hạt gạo ngon được hấp cách thủy, đốt trong thố gang để lớp cháy giòn rụm, bên trong dẻo thơm, bán gần 900 suất mỗi ngày tại quán Cơm Đốt Thố Lão Đại (Hà Nội).

Anh Đào Xuân Ước, người sáng lập thương hiệu cho biết tên gọi Cơm Đốt bắt nguồn từ cách chế biến công phu của món ăn. Nhà hàng lựa chọn những loại gạo ngon nhất như ST25 Sóc Trăng, tám Hải Hậu, tám Điện Biên rồi đấu trộn theo tỷ lệ vàng tùy kích thước và độ ngậm nước mỗi loại.

Một bữa ăn tại Cơm Đốt Thố Lão Đại. Ảnh: Phạm Long Vũ

Nhà hàng 'thuần Việt' giữa phố Tây Sài Gòn được Michelin gọi tên

Nhà hàng Mặn Mòi nằm trong khu phố Tây Thảo Điền, chuyên món đặc sản vùng miền khắp Việt Nam, lần đầu được Michelin đưa vào danh sách ''ngon, giá phải chăng".


Mặn Mòi ở phố Tây Thảo Điền, TP Thủ Đức là cái tên mới vào danh sách Bib Gourmand do Michelin công bố hôm 20/6. Cẩm nang Michelin giới thiệu đây là địa chỉ thuần Việt giữa khu vực đa dạng ẩm thực quốc tế, tên tuổi được biết đến hơn 10 năm ở TP HCM.

7 thg 7, 2024

Bò kho bình dân dưới chung cư Sài Gòn 'vào mắt' Michelin

Bán bò kho hơn 10 năm, chủ tiệm không biết Michelin là gì nhưng tự tin đáp ứng được tiêu chí "ngon, giá phải chăng" mà Michelin công nhận.


Bò Kho Gánh là một trong 8 cơ sở mới ở TP HCM được Michelin trao Bib Gourmand - quán ngon, giá phải chăng, hôm 20/6. Quán nằm dưới chân chung Ngô Gia Tự, đường Sư Vạn Hạnh quận 10. Michelin giới thiệu địa điểm nổi tiếng với món bò kho, có thể ăn kèm với bánh mì, mì trứng hoặc mì gói. Các thẩm định viên của cẩm nang ẩm thực nổi tiếng thế giới đánh giá món bò kho ở đây có nước dùng đậm đà, vị thiên ngọt. Quán ăn mở cửa từ 7h đến 22h.

Lòng cá cờ xào chua ngọt

Các món ăn về lòng cá chắc hẳn không xa lạ với nhiều người, nhất là với người dân ở các làng chài ven biển Quảng Ngãi. Song, có một loại cá mà bộ lòng của nó được chế biến thành nhiều món ăn ngon, trong đó có món xào chua ngọt mà không phải ai cũng có cơ hội được thưởng thức, đó là lòng cá cờ.

Món lòng cá cờ xào chua ngọt.

6 thg 7, 2024

Đặc sản cam sành Dương Phong

Khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng phù hợp, thiên nhiên đã ban tặng cho xã Dương Phong (Bạch Thông) giống cam sành có mùi hương đặc trưng, vị ngọt thanh mát, mẫu mã đẹp, được khách hàng gần xa ưa chuộng.

Giòn rụm tóp mỡ mắm ớt

Tóp mỡ từng là một món ăn gắn liền với tuổi thơ của các thế hệ 8X, 9X. Tóp mỡ kết hợp với các nguyên liệu khác tạo ra nhiều món ăn lạ miệng, thơm ngon.

Ngày trước, khi dầu ăn chưa được phổ biến như bây giờ, chẳng gia đình nào lạ với những hũ mỡ trắng dùng để chiên, xào thức ăn. Hôm nào nhà chiên mỡ, mấy chị em tôi sẽ quanh quẩn mãi dưới bếp, trông ngóng được thưởng thức những miếng tóp mỡ béo ngậy, giòn tan.

Tóp mỡ mắm ớt.

5 thg 7, 2024

Lan man bánh ít

Bánh ít là món ăn rất quen thuộc với người Việt Nam - nhất là người miền Nam, hầu như dịp cúng giỗ nào ở các gia đình miền Nam cũng đều phải có món bánh ít. Ai trong gia đình làm, hay là mua không biết, nhưng khi giỗ xong mỗi thành viên đều phải có vài cái bánh ít mang về (không được chê là dở, không thèm ăn!).


Vì miền Nam phát âm ít và ích giống nhau nên khi viết có người viết là bánh ít, có người viết là bánh ích. Hai cách viết này đều được xem là đúng, nhưng tên gọi bánh ít được dùng nhiều hơn (có thể dùng Google để kiểm chứng điều này).

4 thg 7, 2024

Tháng Ba về Bắc Kạn thưởng thức bánh trứng kiến

Những ngày đầu tháng Ba âm lịch, nhiều người dân ở Bắc Kạn lại lên rừng thu hoạch trứng kiến về làm bánh. Đã từ lâu, bánh trứng kiến trở thành món ăn đặc sản mang hương vị núi rừng đối với người dân địa phương.

Ông Hoàng Văn Vận, tổ Đon Tuấn, phường Huyền Tụng (TP. Bắc Kạn) thu hoạch trứng kiến.

Bánh trứng kiến là món ăn dân dã của dân tộc Tày, được chế biến tương đối cầu kỳ, có hương vị thơm ngon đặc trưng với nguyên liệu chính là trứng kiến.

Những ngày này, món bánh trứng kiến được bán nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, thu hút đông khách trong và ngoài tỉnh đặt mua.

Ông Lưu Đình Sáng, thôn Nà Kha, xã Quang Thuận (Bạch Thông) cho biết: “Để lấy được trứng kiến làm nhân bánh, tôi thường đi vào rừng tìm tổ kiến lúc mới bắt đầu vào mùa kiến đẻ trứng để đánh dấu tổ kiến đó và chờ khoảng hai tuần sau quay lại thu hoạch. Quá trình thu hoạch hết sức tỉ mỉ và cẩn thận để trứng kiến không bị vỡ, bị nát, nên mỗi tổ mất chừng một giờ đồng hồ.








Ông Lưu Đình Sáng, thôn Nà Kha, xã Quang Thuận (Bạch Thông): Vào mùa kiến đẻ trứng tôi thường xuyên vào rừng lấy trứng kiến về làm nhân bánh.


Tổ kiến thường ở trên những cành cây cao, sau khi lấy tổ xuống sẽ dùng dao bổ ra và gõ để trứng kiến rơi xuống mẹt đã để sẵn. Tiếp theo dùng những cành cây nhỏ phủ lên trên để kiến bám vào. Thỉnh thoảng tôi lại rũ cành cây để loại bỏ kiến ra khỏi mẹt trứng. Sau khi đã loại bỏ hết kiến, dùng khăn ướt phủ lên trên mẹt trứng kiến để loại bỏ hết những vụn của tổ kiến. Từ đó được trứng kiến sạch để đem về làm bánh”.

Trứng kiến đem về rửa sạch rồi cho vào chảo phi cùng hành khô, đảo đến khi chín là được. Tuy nhiên, người dân còn dùng thêm thịt lợn băm nhuyễn, hành khô, vừng hay lạc rang giã nhỏ làm nhân cùng với các gia vị khác để tạo vị đậm đà cho bánh.

Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp ngon, đãi sạch rồi ngâm qua đêm, đến sáng hôm sau thì vớt ra để ráo nước. Sau đó gạo được đem xay thành bột và nhào nặn cho đến khi dẻo, mịn, không dính tay. Người dân chia bột và cán mỏng ra thành từng miếng nhỏ hình vuông bằng bàn tay rồi đặt lên miếng lá vả, cho một chút nhân đã chế biến sẵn dàn đều lên bề mặt lớp bột đó rồi gói lại để giữ chặt phần bột và nhân bên trong.

Sau khi gói xong, bánh được mang đi hấp cách thủy từ 45-50 phút là chín. Bánh trứng kiến có thể ăn nóng hoặc nguội, khi thưởng thức sẽ cảm nhận được độ dẻo của bột gạo nếp, vị bùi chát của lá vả non và vị thơm ngậy của nhân trứng kiến.

Chị Nguyễn Thị Thiểm, tổ 1A, phường Đức Xuân (TP. Bắc Kạn) cho biết: “Năm nào gia đình tôi cũng làm bánh trứng kiến để bán. Trung bình mỗi ngày tôi bán đi Hà Nội, Thái Nguyên và trong tỉnh gần 500 cái bánh, với giá 17.000 – 20.000 đồng/cái. Vào dịp Tết Thanh minh, gia đình tôi phải huy động thêm nhân lực để phụ giúp làm bánh để kịp giao cho khách hàng”.

Khách hàng mua bánh trứng kiến tại chợ Đức Xuân (TP. Bắc Kạn).

Anh Phan Hữu Khánh, trú tại quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết: “Trước đây tôi công tác tại Bắc Kạn nên rất yêu thích các món ăn mang đậm hương núi rừng như gạo bao thai, lạp sườn, bánh giầy, đặc biệt là bánh trứng kiến. Vì vậy năm nào gia đình tôi cũng chờ đến mùa bánh trứng kiến để đặt hàng gửi về thưởng thức loại bánh đặc sản này và biếu bạn bè”.

Chị Văn Thị Vân, trú tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chia sẻ: “Mẹ tôi quê ở thị trấn Bằng Lũng (Chợ Đồn) nên năm nào về tảo mộ, cũng là dịp được xem các dì làm bánh trứng kiến. Hồi bé tôi không biết ăn nhưng mẹ dạy cách ăn, dần dần lớn lên tôi nghiện loại bánh đặc sản này. Bánh trứng kiến rất ngon, mang hương vị bản sắc dân tộc Tày, chứa đựng nhiều tình cảm, tâm huyết của người làm bánh”.

Nếu có dịp đến Bắc Kạn vào tháng Ba âm lịch, du khách đừng quên thưởng thức đặc sản bánh trứng kiến và mua về làm quà biếu tặng người thân, bạn bè.

Bích Ngọc

2 thg 7, 2024

Háo hức cháo chờ Nam Ô

Người ta nói đây là món ăn gây nhiều ngạc nhiên nhất ở làng chài cổ Nam Ô (Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng).

Cháo chờ - bánh canh Nam Ô. Ảnh: N.H