30 thg 8, 2020

'Giữ lửa' cho xứ gò thùng Kim Bích

Nghề gò thiếc Kim Bích xuất hiện ở KP.2, P.Hố Nai (TP.Biên Hòa) từ những năm 1970. Từ “xứ” gò thùng ban đầu ở khu vực giáo xứ Kim Bích với hơn chục hộ, giờ đã có cả trăm hộ đang sống với nghề. Từng có thời làng nghề này gần như bị mai một, nhưng hiện nay sản phẩm thiếc gò “made in Kim Bich” không chỉ được đưa đi nhiều nơi mà còn xuất khẩu ra nước ngoài...

Ông Triệu Bá Đón (ngụ P.Hố Nai, TP.Biên Hòa) nhận sửa hàng cho khách. Ảnh: P.Liễu 

“Giữ lửa” nghề, nhiều thế hệ thợ gò cả đời lăn lộn, tìm tòi, học hỏi để đưa nghề gò hàn truyền thống ngày một phát triển, mặc cho những vết sẹo do bị thiếc cắt, cứa trên đôi tay họ mỗi ngày một dày hơn.

Dinh Thầy Thím, di tích lịch sử độc đáo của đất phương Nam

Dinh Thầy Thím có lẽ là nơi thờ tự có tên gọi độc đáo nhất Việt Nam: đi cùng với Thầy sao không là Cô, đi cùng với Thím sao không là Chú để có Dinh Thầy Cô hay Dinh Chú Thím mà lại có Dinh Thầy Thím? Lại nữa, có lẽ đây là nơi duy nhất tại Việt Nam, bậc nữ được tôn thờ có danh xưng là Thím (các nơi khác gọi là Bà, Cô, Mẹ, Mẫu...).

Dinh Thầy Thím đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/9/1997.


Côn Đảo: từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch”

Hai tạp chí du lịch danh tiếng Lonely Planet (Australia) và Travel and Leisure (Mỹ) đã từng bình chọn bởi Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) là hòn đảo “bí ẩn nhất” và “quyến rũ nhất” hành tinh. Các biên tập viên của hai tạp chí này nhận thấy rằng, Côn Đảo đã có một hành trình vận động, biến chuyển chỉ sau 50 năm từ “địa ngục trần gian” trước năm 1975 đến “thiên đường” của bảo tồn hệ sinh thái biển và là nơi có nhiều loại hình du lịch biển đảo độc đáo như ngày nay. 

Dấu ấn bảo tồn hệ sinh thái biển 

Tháng 6, khi dịch Covid – 19 đang lan rộng trên toàn cầu nhưng Việt Nam đã bước đầu khống chế thành công. Trên nhiều diễn đàn, mang xã hội lan tỏa câu chuyện, người Việt đi du lịch nội địa và “Côn Đảo - thiên đường giữa Biển Đông” được nhiều người nhắc tới. Chúng tôi có cuộc hành trình 4 giờ đồng hồ vượt biển bằng tàu cao tốc thì được anh Thái Khắc Tình, một cán bộ trẻ của Vườn Quốc gia Côn Đảo, đón và đưa ra hòn Bảy Cạnh, một hòn đảo nhỏ nằm phía Đông của huyện đảo Côn Đảo.

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 6

Sự thật sáng tỏ

Chính thi sĩ Đông Hồ đã chỉ rõ trong bài viết ấy rằng bản sấm truyền được ông chép lại từ thiên tiểu thuyết Nàng Ái Cơ trong chậu úp của Mộng Tuyết – vợ ông. Tác phẩm này còn được Mộng Tuyết ghi Hà Tiên ngoại sử ký sự tiểu thuyết, hoàn tất bản thảo dịp Trung thu Mậu Tuất 1958, do NXB Bốn Phương tại Sài Gòn in lần đầu năm 1961, NXB Văn Hoá tại Hà Nội tái bản năm 1996, NXB Văn Nghệ TP.HCM tái bản năm 2000. Trong tiểu thuyết, lời sấm nằm trong chương 10 và được tác giả đặt vào miệng nhân vật tiểu thư Mạc Mi Cô – con gái thứ 5 của Mạc Thiên Tích và chánh thất họ Nguyễn. Mộng Tuyết mô tả Mạc tiểu thư vừa chào đời liền lớn phổng, cất tiếng đọc bài sấm bằng “giọng hoà hoãn như gió đêm thanh”, đoạn “từ từ nhắm mắt, nằm yên, tắt thở, thân hình cũng thu nhỏ lại như đứa bé sơ sinh.”


Cúng giỗ nơi mộ tiểu thư Mạc Mi Cô. Ảnh: Lê Văn Toàn

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 5

Mật thư hay sấm ký?

Thi sĩ Đông Hồ Lâm Tấn Phát từng nhận xét trong cuốn Văn học Hà Tiên (sđd): “Việc dân gian nghĩ rằng họ Mạc phải có một kho tàng chôn giấu, tất cũng có một nguyên nhân, một duyên cớ nào mới được. Chơ không dưng, ai đồn đãi mà chi.” Thế nhưng, ông xem văn bản đang xét chẳng phải mật thư chỉ dẫn địa điểm chôn vàng giấu ngọc, mà là một bài sấm truyền. Đông Hồ viết: “Đó quả là một bài tiên đoán sự nghiệp của họ Mạc ở Hà Tiên, từ khi khai sáng cho đến lúc tàn mạt. Mỗi câu, mỗi chữ đều đúng như y, phân minh từng chi tiết. Thiệt là lạ lùng!”


Sách “Văn học Hà Tiên” của Đông Hồ (NXB Quình Lâm, Sài Gòn, 1970). Ảnh: Error

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 4

Phanxipăng thám hiểm vùng cấm. Ảnh: Tám Thạnh 

Thâm nhập vùng cấm địa

Trong Thạch động, không khí mát lạnh, thơm nức mùi nhang trầm. Đứng bên dấu tích miệng hang Âm Phủ và ngắm nghía hang Đại Bàng, tôi càng thấy nội dung bức mật thư mù mờ khó hiểu hơn mình tưởng. Trên nguyên tắc, muốn khám phá bạch văn của mật thư bất kỳ, điều thiết yếu là phải nắm cho được “code” tức chìa khoá giải mã. Hỡi ôi! Cái “code” dùng mở mật thư Khả thuỷ sơn nhơn dường nằm im dưới đáy hang khuất kín?

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 3

Cổng đền thờ họ Mạc nơi chân núi Lăng / Bình San.

Hoành phi: “Mạc công miếu”.
Đối liễn: “Nhất môn trung nghĩa gia thanh trọng / Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh” (Một nhà trung nghĩa, danh thơm cả họ / Bảy lá dậu che, khắp nước quý yêu).
Ảnh: Phanxipăng 


Lần tìm chìa khoá giải mã

Bức mật thư truyền khẩu kia cứ như bài toán hóc búa, thách đố bao lớp người động não, thậm chí xả thân, để săn lùng đáp số. Lần này, rằm tháng giêng Nhâm Ngọ (26-2-2002), trở lại Hà Tiên, tôi thử tìm hiểu những cách lý giải mật thư đã và đang tồn tại ở địa phương.

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 2

Trong công viên Mũi Tàu ở Hà Tiên, tượng đá Mạc Cửu cao 7m do điêu khắc gia Nguyễn Hồng Phong tạc. Ảnh: Quang Trưởng 

Đến bức mật thư dài

Năm ngoái (2001) ghé vội, tôi chưa kịp ngoạn du Hà Tiên thập cảnh. Tuy nhiên, dạo ấy, trong bữa tiệc sơ ngộ với một số bậc thức giả tại địa phương, tôi có hỏi về Thạch động thôn vân thì được nghe lắm chi tiết lý thú. Rằng “động đá nuốt mây” nằm trong ngọn núi cách trung tâm thị xã chừng 3km về phía tây bắc. Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi tên là 雲山 / Vân sơn / núi Mây: “Cao chừng 4 trượng, bốn bên dốc đứng như cái cột kình thiên, núi động rộng 4,5 trượng, trong có chùa Bạch Vân.”

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 1

Ghé chơi Hà Tiên, du khách sẽ ngạc nhiên thích thú nếu tình cờ nghe dân địa phương kể về kho báu mà dòng họ Mạc từng cất giấu nơi đây hồi thế kỷ XVIII. Đúng tiết Nguyên tiêu Nhâm Ngọ (26-2-2002), nhân trở lại thị xã biên viễn này để dự lễ hội kỷ niệm 266 năm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, tôi bèn tranh thủ sưu tra tư liệu, gặp gỡ chứng nhân, kết hợp quan sát thực địa, những mong làm sáng tỏ đôi điều quanh câu chuyện ly kỳ.

Bản đồ địa giới hành chính thị xã Hà Tiên hiện thời

Chùa Phù Dung (Chùa Phù Cừ) – Hà Tiên – Kiên Giang

Chùa Phù Dung còn có một tên gọi khác là chùa Phù Cừ, nằm dưới chân núi Bình San, phường Bình San, thành phố Hà Tiên, Kiên Giang. Là một trong những danh lam cổ tự của miền đất Hà Tiên hiền hòa thơ mộng, chùa Phù Dung không chỉ điểm tô cho non nước cõi biên thùy nét uy nghiêm trầm mặc của một ngôi già lam mà còn làm say lòng du khách bởi phát tích câu chuyện tình diễm lệ của ngài Tổng trấn và “nàng Ái cơ trong chậu úp”.

Cổng chùa

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm – U Minh – Cà Mau

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm là điểm du lịch sinh thái cộng đồng nằm giữa cánh rừng tràm U Minh Hạ thuộc tuyến Kênh T27, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Tuy vừa mới hoạt động nhưng đã trở thành địa điểm du lịch Cà Mau thu hút đông đảo khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm.

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm – U Minh – Cà Mau

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm có diện tích lên đến 27ha, trong đó có 20ha rừng tràm hơn 4 năm tuổi. Hiện nay Hương Tràm có các mô hình phục vụ du khách: Khu homestay với 6 căn nhà thủy tạ trên ao 4.000
m2 phục vụ ẩm thực; các trò chơi dân gian hấp dẫn: Chạy xe đạp, cầu trượt, cầu treo, chèo xuồng ba lá…

Nông Trại Du Lịch – Sân Chim Vàm Hồ – Bến Tre

Nếu có dịp về thăm xứ dừa Bến Tre, bạn đừng quên đến Vàm Hồ là sân chim lớn nhất của tỉnh Bến Tre để khám phá thiên nhiên kỳ thú, lắng nghe và nhìn tận mắt ngắm nhìn những đàn chim bay lượn trên bầu trời.
Sân chim Vàm Hồ nằm bên hữu ngạn sông Ba Lai thuộc địa phận các xã Mỹ Hòa, Tân Mỹ và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có diện tích trên 67ha. Từ trung tâm tỉnh Bến Tre có nhiều con đường dẫn đến Khu du lịch sinh thái Sân chim Vàm Hồ đậm dấu ấn rừng ngập mặn. Trong đó tuyến đường thuận tiện nhất: qua Giồng Trôm đến Tân Xuân, huyện Ba Tri, lộ trình khoảng 30 cây số.

Thời điểm mà khách du lịch Bến Tre ghé đến tham quan đông nhất là vào khoảng tháng 10 đến tháng 4, chim bắt đầu tụ tập về đây sinh sản, có thể thấy rõ trên các ngọn đước, bần, mắm nặng trĩu những tổ chim. Đến tháng 8 chúng lại bay đi nơi khác. Tập quán này được giữ nguyên hàng chục năm qua.

26 thg 8, 2020

Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

Tọa lạc trong khuôn viên tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội), bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ là nơi lưu giữ những tài liệu, hiện vật về lịch sử báo chí mà còn là nơi ghi dấu những ký ức về lịch sử dân tộc, đời sống xã hội nói chung. 

Xuất phát từ ý tưởng, tâm huyết gìn giữ, tôn vinh và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Ngày 28/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam và đã chính thức khai trương hệ thống trưng bày thường xuyên và đón khách tham quan từ ngày 19/6/2020.

Hiện nay, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã sưu tầm được trên 20.000 hiện vật, tài liệu. Trong đó, có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo và quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày. Nội dung trưng bày bao gồm năm phần: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925-1945; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954-1975 và Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

Khu vực bên ngoài được trưng bày những bức tranh kính khổ lớn, thể hiện các giai đoạn của báo chí Việt Nam.

Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên

Sáng 20-8, lãnh đạo quận 8 (TP.HCM) và người dân đã đến viếng và dâng hương, hoa trước tượng Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (bên trong khuôn viên Đình Bình Đông) nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Bác Tôn.

Đình Bình Đông nằm ngay nhánh rẽ của Kênh Đôi, trên cù lao Bà Tàng, thuộc Q.8, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Trước đó, trong ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, người dân, du khách các vùng lân cận cũng đã đến viếng, thắp hương cúng bái tại nơi này.

Cảnh sắc bình dị ở hồ Khe Ngang

Hồ Khe Ngang (huyện Hương Trà) thu hút nhiều người trẻ nhờ cảnh quan nguyên sơ, sông nước hữu tình.

Khe Ngang là hồ nước ngọt nằm lọt thỏm giữa rừng núi, vì gần khu dân cư nên mật độ khách tham quan, check-in khá đông đúc. Bao phủ không gian sông nước là thảm thực vật xanh ngút ngàn, nên thơ vào mọi thời điểm trong năm. 

Rủ nhau... chạy còng

Vùng bãi ngang ven biển quê tôi có nhiều món hải sản tươi ngon. Trong số đó, còng biển là loại giáp xác tuy ít người ở phố biết đến, lại là món ăn dân dã, hấp dẫn của người dân ven biển, nhất là tụi trẻ con. Chạy còng cũng là thú vui rộn ràng của những đứa trẻ sinh ra đã hít hà vị mặn mà của gió biển.

Con còng hình thù giống với con ghẹ, tuy nhiên thân hình nhỏ bé hơn rất nhiều. Để chạy còng, bọn trẻ thường đợi mặt trời đã lặn xuống núi, lúc ấy những con còng bò đi kiếm ăn. Khi ánh đèn của những chiếc tàu thuyền đánh bắt cá lung linh tận phía xa, những đứa trẻ vùng biển tay cầm đèn pin, xách theo cái xô đi dọc bờ biển “săn” còng. 

Còng biển có thể dùng để nấu cháo, nướng hoặc rang me chua. 

Tân An và những tên gọi đi vào huyền thoại

Người từng đi qua, từng biết về những năm tháng chiến tranh khói lửa, ít ai gọi ngôi làng anh hùng với 52 gia đình thì đã có 50 gia đình liệt sĩ, nằm ở thôn Lâm Hạ, xã Đức Phong (Mộ Đức) bằng tên gọi hành chính Tân An. Mọi người thường gọi Tân An bằng cái tên thân thương là “xóm Mù U”, hoặc lấy mật danh trong kháng chiến chống Mỹ của làng là “Cây số 52” để gọi tên làng.

Ngôi làng anh hùng
Đôi mắt đã không còn nhìn thấy được gì nữa, nhưng người thương binh Nguyễn Ngọc Độ (1956), ở làng Tân An vẫn đi phăm phăm ra nhà tưởng niệm của xóm để hương khói cho những người nằm xuống. Vừa thắp hương, ông Độ vừa bồi hồi kể: Gia đình tôi có 6 anh chị em, thì cả 6 người đều tham gia cách mạng. Một người hy sinh, 5 anh em còn lại đều là thương binh. Tôi là em út trong nhà, tham gia du kích từ năm 16 tuổi. Liền sau đó, tôi bị thương ở đầu, ở tay, chân trong một trận đánh, rồi mắt bị giảm thị lực, một thời gian sau thì mù hẳn. 

Nhà tưởng niệm những người nằm xuống ở làng Tân An. 

Lưỡi long rim đường: Món mứt dân dã của người Gò Cỏ

Nơi mảnh đất cực nam của tỉnh, người dân thường dùng lưỡi long để chế biến thực phẩm trong bữa ăn gia đình. Đây được xem là rau sạch, mọc tự nhiên ở vùng đất cát ven biển. Từ loại rau chỉ dùng để nấu canh, các bà, các mẹ ở làng Gò Cỏ, tổ dân phố Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) đã chế biến thành món mứt lưỡi long rim đường dân dã, bình dị, thơm ngon.

Lưỡi long là loại cây cùng họ với xương rồng, không có gai. Cây tự sinh sôi, phát triển, phần lá non có màu xanh đọt chuối, người dân hay hái vào để nấu canh. Điều thú vị là lưỡi long hái vào buổi sáng, sẽ có vị chua hơn hái vào buổi chiều.Ngoài món canh chua (có thể nấu với cá, tôm, hoặc thịt), với tài khéo léo chế biến các món ăn, các bà, các mẹ ở Gò Cỏ đã sáng tạo làm nên món mứt lưỡi long. 

Món mứt lưỡi long có vị chua thanh, ngọt của đường và thơm ngon của hạt mè rang. 

Thơm ngon bánh tráng cuốn thịt luộc

Bánh tráng cuốn thịt luộc là món ăn đặc trưng xứ Quảng. Với nhiều người, đây là món ăn khoái khẩu. 

Theo kinh nghiệm của nhiều người, để món bánh tráng cuốn thịt luộc thơm ngon, nên chọn thịt ba chỉ vừa có mỡ, có nạc. Thịt được cắt ra từng khổ, rửa sạch với nước muối, sau đó cho vào nồi nước luộc. Khi luộc cũng vừa đủ nhiệt độ để thịt không dai, không bị rã. 

Bánh tráng cuốn thịt luộc là món ăn mang đậm chất quê xứ Quảng. 

Món bánh tráng cuốn thịt heo ngon một phần cũng nhờ nước chấm. Tùy vào khẩu vị và sở thích của mỗi người, nước chấm có thể là nước mắm chanh tỏi ớt pha chút đường để tạo vị chua ngọt hoặc là mắm nêm pha vừa.

25 thg 8, 2020

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình)

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình) hình thành hơn 500 năm trước. Hiện, mộ đá, tượng thờ và các sản phẩm từ đá được đặt la liệt hai bên đường vào làng. 

Làng đá Ninh Vân thuộc xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 8km, được hình thành cách đây 500 năm. Ông tổ nghề đá của làng là Hoàng Sùng, người làng Nhồi (Thanh Hóa) ra Ninh Vân lập nghiệp và truyền nghề lại cho con cháu. Ban đầu thợ chế tác đá làm các sản phẩm đơn giản phục vụ mùa màng như cối giã, cối xay, con lăn trục lúa… Lâu dần, sản phẩm của các nghệ nhân đa dạng và hiện đại hơn.

Hòn Khô - điểm đến không thể bỏ lỡ ở Quy Nhơn

Chỉ cách trung tâm TP Quy Nhơn 20 km, du khách đến Nhơn Hải thường ghé Hòn Khô ăn hải sản, chụp hình, lặn ngắm san hô...


Hòn Khô còn gọi là Cù lao Hòn Khô, nằm tại thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn. Thôn Hải Đông thường được gọi luôn là làng chài Nhơn Hải. Từ trung tâm đi qua cầu Thị Nại, hết đường thấy bùng binh lớn ở ngã ba, rẽ trái hướng đi Eo Gió, hướng phải còn lại chính là đường vào làng chài Nhơn Hải. 

Sông Ba và những cái tên

Những câu, từ trong bài hát Ca ngợi anh hùng Núp của nhạc sĩ Trần Quý: “Đây bất khuất Tây Nguyên cao cao/Núi mây điệp trùng gió ào ào/Đây sóng nước sông Ba dâng trào/Người Bahnar như đàn chim chơ rao” đã làm cho nhiều người biết đến sông Ba, yêu mến con sông huyền thoại này, dù họ chưa một lần đặt chân đến sườn Đông Trường Sơn-quê hương Anh hùng Núp, nơi có dòng sông Ba miệt mài chảy qua, đưa nước xuống vùng duyên hải Phú Yên. Tuy nhiên, khi chảy qua mỗi vùng miền, đi qua mỗi tộc người, sông Ba lại được gọi bằng những cái tên khác nhau hẳn là điều vẫn chưa nhiều người biết.

Bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.549 m, trên dãy Ngok Linh (thuộc tỉnh Kon Tum), sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, qua các tỉnh Gia Lai, Phú Yên để đổ về Biển Đông.


Một góc sông Ba. Ảnh: internet

Thịt heo đèo mắm mực

Ngoài những món ăn đặc trưng của người Quảng Ngãi, quê tôi còn có sản vật đặc biệt của vùng ven biển miền Trung, đó là mắm mực. Món ăn trông có vẻ xấu xí với màu đen xì và mặn chát vị biển ấy lại song hành cùng đời sống của con người nơi đây từ thuở nào.

Mắm mực không xa lạ gì với dân ven biển quê tôi. Hằng năm, cứ đến mùa mực rộ là họ tự làm món mắm mực cho gia đình hay gửi biếu tặng đặc sản quê nhà cho bạn bè gần xa. Mắm mực được làm từ mực con nhỏ, còn gọi là mực cơm hay mực sữa vì rất nhỏ. Mực này ngoài làm mắm thì có thể dùng hấp gừng, sả cuốn bánh tráng chấm mắm ăn cũng ngon tuyệt.

Có dịp về quê đúng mùa mực, tôi lại được chứng kiến cảnh tất bật của các cô, các chị. Từ tờ mờ sáng, họ đã chia nhau lựa mực, “mắm mực phải được làm từ những chú mực tươi cong thì mới ngon và lâu hư”, bác gái tôi bảo vậy. Từ lúc ủ mắm cho đến lúc mắm chua, phải mất mấy ngày, tuỳ theo ướp muối mặn, lạt.

Da bò làm gỏi chua ngọt

Gỏi da bò là một trong những món gỏi được nhiều người ưa chuộng. Sự kết hợp hài hoà giữa da bò non và các loại rau gia vị, tạo nên hương vị đặc trưng của ẩm thực xứ Quảng.

Gỏi da bò rất hấp dẫn với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, cùng cảm giác mềm mại của da bò non kích thích cảm giác ngon miệng, thèm ăn đến kỳ lạ. Gỏi da bò chua ngọt chế biến khá đơn giản, không cầu kỳ. Chọn loại da bò non, bởi da bò non ăn rất mềm và bổ dưỡng. 

Gỏi da bò chua ngọt. 

Tìm hiểu địa danh Lệ Chí, Lệ Cần

Lệ Chí, Lệ Cần là những địa danh được người dân Pleiku biết đến nhiều, gắn với một đặc sản mang tên khoai lang Lệ Cần. Đây là những địa danh được hình thành khá sớm ở Gia Lai.
Từ năm 1957 đến năm 1962, thực hiện chính sách dinh điền, chính quyền Ngô Đình Diệm (Việt Nam Cộng hòa) đã di dân từ đồng bằng ven biển miền Trung lên lập nhiều dinh điền ở các tỉnh Tây Nguyên. Trên địa bàn nay thuộc huyện Đak Đoa, có 2 địa điểm dinh điền được hình thành trong giai đoạn này, đó là dinh điền Lệ Chí và dinh điền Lệ Cần.

Xã Nam Yang, huyện Đak Đoa (xã Lệ Chí cũ). Ảnh: K.N.B

23 thg 8, 2020

Bí mật trong 3 ngôi đền, chùa cổ ở Hưng Yên

Chuyện về danh thần tài ba thời Gia Long

Đó là câu chuyện về Ân Quang hầu Trần Công Hiến. Chuyện bắt đầu từ mộ chí của người xưa ở thôn Mỹ Huệ 1, xã Bình Dương (Bình Sơn).

Mộ chí đầu thời Nguyễn duy nhất ở Quảng Ngãi
Trải qua hơn 200 năm, mộ chí Ân Quang hầu Trần Công Hiến rêu phong phủ mờ. Ngôi mộ như có sức hút kỳ lạ, thôi thúc những cán bộ làm công tác bảo tàng tìm hiểu cho bằng được những gì chưa rõ từ lịch sử xa xưa. Theo chị Tạ Thị Di Hà - cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, mộ xây dựng năm 1817, không chỉ là nơi yên nghỉ của bậc anh tài, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị thẩm mỹ về kiến trúc nghệ thuật mộ chí thời Nguyễn đặc sắc và duy nhất ở Quảng Ngãi, cùng nhiều hiện vật, tài liệu Hán Nôm quý giá. 

Cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh làm rõ câu đối ở mộ chí Ân Quang hầu Trần Công Hiến, ở xã Bình Dương (Bình Sơn). ẢNH: Di Hà 

Vãn cảnh chùa Năng Quang

Chùa Năng Quang tọa lạc ở cuối thôn Năng Xã, xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa). Chưa tìm thấy sử sách nào ghi năm thành lập chùa. Theo các cụ cao niên ở xóm, thì chùa đã có từ thời mới lập làng. Lúc đó còn là đình, với tên gọi là đình Năng Quang.

Khi hỏi các cụ về năm lập làng, lập đình thì không ai biết. Họ chỉ biết khi sinh ra đã thấy đình rồi. Các cụ lý giải, sở dĩ xây dựng đình ở cuối làng là vì nơi đây có thế đất rồng cuộn hổ ngồi. Trước đình có một cây đa cổ thụ, gốc to bằng cái nong phơi lúa, cao ngất trời, cành lá sum suê, quanh năm tỏa bóng mát cả một vùng. 

Chùa Năng Quang. 

Đậm đà kho quẹt

Nhắc đến kho quẹt sẽ khiến nhiều người nhớ về một thời gian khó. Giờ đây, khi cuộc sống đủ đầy hơn, kho quẹt cũng vẫn là món ăn hấp dẫn, đậm đà hương vị. 

Món kho quẹt được chế biến rất đơn giản, nước mắm cùng với tỏi, hành tím phi và một ít đường, cứ thế kho trên bếp đến khi quánh sệt lại là có nồi mắm kho quẹt đậm đà. Theo giải thích của một số người lớn tuổi, cái tên kho quẹt xuất phát từ cách làm và cách ăn của món này. Mắm được kho đến keo lại, khá mặn, nên chỉ cần dùng đầu đũa quẹt cho dính một chút rồi ăn. Kho quẹt là món ăn rẻ tiền, dễ làm, nhưng rất “bắt cơm”, chỉ cần một ít kho quẹt, rau luộc là đã ngon cơm. 

Kho quẹt thường được ăn cùng với rau, củ luộc. 

Xa rồi những cấm rừng xưa

Là địa phương nằm ở đồng bằng, nhưng huyện Mộ Đức lại là nơi có rất nhiều cấm rừng nằm xen kẽ ngay giữa ruộng đồng, làng xóm, được người dân đồng lòng gìn giữ suốt mấy trăm năm. Đáng tiếc là, dần dà về sau, phần vì chiến tranh tàn phá, phần vì lơi lỏng trong công tác bảo vệ, khiến các cấm rừng năm xưa, giờ chỉ còn trong ký ức.
Người Mộ Đức xưa từng lập nên các cấm rừng và đưa ra nhiều cấm kỵ như: Không được chặt cây, khai thác lâm sản, chăn thả gia súc... để bảo vệ rừng. Những “cấm rừng” nhờ thế hình thành và trở thành “lá phổi xanh” của biết bao xóm làng nơi đây. Như cấm rừng Sa Voi, Văn Bân, Phước Lai (Đức Chánh), cấm rừng núi Vom (Đức Hiệp), cấm rừng ở núi ông Đọ (Đức Phong), rồi cấm Mã Gia (Đức Thạnh), cấm Gò Da, ông Thao (Đức Hòa), cấm Gò Né (Đức Tân)... 

Cấm ông Thao - một trong những cấm rừng hiếm hoi tồn tại hàng trăm năm qua tại xã Đức Hòa (Mộ Đức). 

19 thg 8, 2020

Nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Nhà in Làng Sông là một trong ba cơ sở in sách quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, nằm trong khuôn viên tiểu chủng viện gần 100 tuổi.

Nhà thờ Làng Sông, cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 10 km, là nơi đặt một trong ba cơ sở in chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, gồm nhà in Tân Định (Sài Gòn), nhà in Ninh Phú (Hà Nội) và nhà in Làng Sông (Bình Định). 
Tên chính xác của nhà thờ là Tiểu chủng viện Làng Sông. Một số tài liệu, tên hiển thị trên bản đồ ghi là Lòng Sông, là do đọc theo giọng người địa phương. 

Chùa cổ 400 tuổi bên dòng sông Hương

Nằm bên bờ sông Hương, chùa Thiên Mụ thu hút du khách thăm viếng bởi những câu chuyện lịch sử và kiến trúc độc đáo.

Chùa được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chùa còn có tên gọi là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, thuộc phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ có hướng nhìn ra dòng sông Hương, đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế.

Theo sử của triều Nguyễn, trong chuyến du ngoạn, chúa Nguyễn Hoàng đã khám phá ra một nơi có sự kết hợp hài hòa giữa núi và sông - ngọn đồi có chùa Thiên Mụ bây giờ. Người dân địa phương kể lại với chúa Nguyễn Hoàng rằng, nơi đây ban đêm thường có bà lão tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần lục xuất hiện, nói rằng sẽ có người đến đây lập chùa để tụ linh khí, giúp đất nước phát triển hùng mạnh. Nghe chuyện, ông bèn lệnh cho dựng ngôi chùa trên đồi, hướng ra sông Hương và đặt tên Thiên Mụ (thiên là trời, mụ là bà cụ).

Toàn bộ kiến trúc của chùa Thiên Mụ nằm trên một ngọn đồi hình chữ nhật. Từ đây, du khách có dịp chiêm ngưỡng nét đẹp uốn lượn, hiền hòa của dòng Hương thơ mộng. Ảnh: Võ Thạnh.

Cửa đại Cổ Lũy

Sông Trà Khúc là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, phát nguyên từ cao nguyên Đak Tơ rôn (Kon Tum) hợp lưu từ 4 con sông nhỏ (sông Tang, sông Xà Lò, sông H're, sông R'hin) nằm trên địa bàn khắp 5 huyện miền núi phía tây Quảng Ngãi, chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi trước khi đổ ra Biển Đông qua cửa Đại Cổ Luỹ, còn có tên gọi khác là cửa Đại, cửa Đợi. 

Trong mắt người bình dân Quảng Ngãi, cửa Đại đẹp và nên thơ với núi, sông, làng mạc, bãi cát, ghềnh biển như quần tụ bên nhau:

Tư Nghĩa, cửa Đại là đây
Gành Hào, núi Quế đá xây nên chùa
Dưới thời bông súng nở đua
Ngó lên trên chùa đá dựng kiểng giăng
Ngó qua bên xóm Trường An
Ngó xuống hòn Sụp cát vàng soi dương
(Ca dao Quảng Ngãi)

Ấm lòng với lòng xào nghệ

Là một món ăn dân dã, nhưng lòng xào nghệ đã trở thành món ăn đặc sản của người Quảng và là một trong những món ăn khiến bao người xa quê phải kiếm tìm.

Ngược dòng thời gian về với những năm 90 của thế kỷ trước, lòng xào nghệ là món ăn phổ biến, rất “được lòng” người dân xứ Quảng quê tôi. Không “được lòng” sao được, khi nguyên liệu chính của món ăn này là lòng heo già có giá “rẻ như cho”, nhưng lại dư sức chế biến nên một món ăn vừa thơm ngon, vừa có thể chữa ho, ngừa cảm, trọn vẹn đôi đường. 

Lòng xào nghệ là món ăn được ưa chuộng của người Quảng Ngãi. 

Lưu giữ nét đẹp đình làng

Dẫu cuộc sống có nhiều đổi thay, song mái đình xưa vẫn hiện hữu trong tâm thức và đời sống tín ngưỡng của người dân đất Việt. Ở Quảng Ngãi, hiện vẫn còn nhiều ngôi đình cổ xưa, một trong số đó là đình làng Hổ Tiếu, ở thôn Hổ Tiếu, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi). 

Linh thiêng chốn đình làng
Đình làng Hổ Tiếu nằm giữa cánh đồng xanh ngát, những ai đến đây đều đón nhận cảm giác yên bình chốn làng quê. Ở gần đình làng có cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Người dân địa phương cho biết đó là cây chim chim. Trong tâm thức của họ, cây gần đình làng rất linh thiêng. Trải qua bao biến thiên của lịch sử và thiên tai, cây này vẫn sừng sừng tràn đầy nhựa sống. Bởi vậy, chẳng ai dám chặt cây hay tỉa cành, cây tỏa bóng mát, là nơi nghỉ ngơi vào mỗi buổi trưa nắng oi ả của những người dân đi làm đồng. 

Đình làng Hổ Tiếu. 

16 thg 8, 2020

Địa danh chùa Luông Bassăc

Chùa Luông Bassăc (còn gọi là chùa Bãi Xàu) tọa lạc tại ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên). Chùa xây trong một khuôn viên rộng rãi và rợp bóng mát cây cổ thụ. Ban đầu chùa có tên là “Wat Luông Bassac” (Bassac là tên gọi vùng Hậu Giang; còn “Wat Luông Bassac” là chùa Vua Bassac).

Chùa Luông Bassăc

Ngoài ra, theo lời kể của Lục cả thì nguồn gốc của chùa còn có liên quan đến truyền thuyết mà người dân quanh vùng vẫn còn lưu truyền: rằng xưa kia có ông Vua Bassac cùng vợ là công chúa nước Lào, do phạm tội nên cùng đoàn tùy tùng chạy trốn về vùng sông Hậu. Nhưng đến cửa Vàm Tấn (Đại Ngãi ngày nay) bị bão lớn nên vợ chồng ông vua và đoàn tùy tùng lạc nhau. Riêng vợ chồng ông vua lạc vào vùng đất Bãi Xàu, lúc đó có tên là Srock Bai-Xau, một nơi vẫn còn là khu rừng rậm, hoang vu, rất ít người cư trú. Vợ chồng ông vua định cư tại đây và ra sức đốn cây, vỡ đất biến nơi đây thành vùng đất trù phú cho đến hôm nay.

“Ôi Lôi” - một địa danh làm "đau đầu" bao thế hệ

Cũng như nhiều địa phương khác của tỉnh Sóc Trăng, vùng đất Giang Cơ - Trường Khánh vốn là nơi sinh sống cộng cư lâu đời của 3 dân tộc anh em: Kinh - Khmer - Hoa. Trong tiến trình lịch sử phát triển, sự giao thoa văn hóa của 3 dân tộc anh em thể hiện rõ nét trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Điều đó được thể hiện qua các sinh hoạt thường ngày: trong tết cổ truyền, trong các lễ hội, trong lao động sản xuất, trong ẩm thực, trong phương ngữ... trong đó, địa danh thể hiện sự giao thoa khá rõ nét.

Xã Trường Khánh ngày nay. Ảnh: mapio.net

Đôi điều về địa danh Khánh Hưng

Trong kho tàng địa danh của tỉnh Sóc Trăng, tên gọi Khánh Hưng tuy chính quyền sở tại xưa kia ít sử dụng trong các văn bản hành chính nhưng nó đã sớm quen thuộc và gần gũi với người dân địa phương.

Lật lại từng trang sử trên vùng đất này cho thấy, khi mà toàn bộ “lãnh thổ” Sóc Trăng còn chìm dưới mặt thủy triều, có chăng là những giồng cát lẻ loi nhấp nhô trên mặt nước - Đó là giồng Srock Khleang (trung tâm tỉnh lỵ) cùng với các giồng cát bao bọc xung quanh: giồng M’hatup (Mã Tộc – Bãi Xàu), giồng T’roi tum (Trà Tim), giồng Kompong Trop (Bưng Tróp – Chông Nô), giồng Sầng ke (Trường Khánh), giồng Phnoroka – Khsăk (Vũng Thơm – Kế Sách)… Vô hình trung thiên nhiên ban tặng cho giồng Srock Khleang thành trung tâm cư trú của những dòng người từ phương xa đến khai cơ lập nghiệp. 

Khánh Hưng (Sóc Trăng) năm 1961. Ảnh: Howard Sochurek. Sưu tập của Mạnh Hải trên Flickr

Thăm chùa Ông Bổn Sóc Trăng

Nếu có dịp ghé thăm chùa Ông Bổn du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị với nét độc đáo về kiến trúc ngôi chùa; đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa tại TP. Sóc Trăng.

Chùa Ông Bổn là tên gọi quen thuộc của Hòa An Hội Quán lâu nay. Theo tài liệu còn lưu lại thì đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875 để thờ cúng Ông Bổn (A Côn - Trịnh Ân là một viên tướng vào đời Tống), tọa lạc tại số 9, đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, TP. Sóc Trăng. Vào ngày 12-5-2004, chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh. 

Chùa Ông Bổn. Ảnh: KGT 

Cù Lao Dung - Điểm đến mới của du lịch ĐBSCL

Những ngày cuối tháng 7-2020, chúng tôi có dịp tháp tùng các đoàn khảo sát tour du lịch tại tỉnh Sóc Trăng. Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa những nội dung đã được bàn thảo tại Hội thảo Kết nối du lịch ĐBSCL diễn ra ngày 3-7 tại TP Cần Thơ. Một trong những điểm đến gây ấn tượng là Cù Lao Dung, huyện cù lao được đánh giá sẽ để lại nhiều trải nghiệm thú vị cho du lịch lữ hành khám phá. 

Bình minh trên bãi bồi Cù Lao Dung. 

Chỉ cách TP Cần Thơ khoảng 47km theo tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu, cách tỉnh Trà Vinh qua một nhánh sông, mất khoảng 10-15 phút đi phà, Cù Lao Dung là huyện cực Đông của tỉnh Sóc Trăng, nằm cuối nguồn dòng sông Hậu, với hai cửa Định An và Trần Đề đổ ra biển Đông. Riêng chúng tôi đi xe từ trung tâm TP Sóc Trăng khoảng 20km theo đường quốc lộ 60. Từ đất liền nhìn ra xa, Cù Lao Dung hiện ra như một tấm thảm xanh trải dài đến tận cửa biển.

Thăm thánh đường xưa ở xứ cù lao

Trên cù lao khuất nẻo giữa sông Tiền, một ngôi thánh đường theo kiểu Tây phương xuất hiện tại vùng sông nước như thế này làm cho nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thích thú. Nhà thờ Cù Lao Giêng (xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) được Pháp xây dựng vào năm 1877 và được xem là một trong những nhà thờ xưa nhất miền Nam. Nhiều năm qua, nơi đây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của bà con họ đạo tại địa phương mà còn là điểm tham quan hấp dẫn du khách gần xa.

Thú vị với món đọt mây nướng của người M'nông

Người M’nông có nhiều món ăn gắn với đọt mây, nhưng giữ được vị nguyên thủy của nguyên liệu phải kể đến món đọt mây nướng. Món ăn đơn giản, dễ chế biến lại mang hương vị độc đáo, thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

Người M’nông lấy đọt mây bằng cách chặt lấy phần ngọn của cây mây, đoạn dài khoảng 50 cm đến 1m. Đọt mây được róc bỏ phần gai sắc nhọn bên ngoài vỏ trước khi đem nướng. Người có kinh nghiệm thường chọn những đọt mây mập mạp nhất khi nướng sẽ ngon hơn. 

Những đoạn đọt mây đã róc bỏ gai trước khi nướng 

Chiêm ngưỡng cổng Tam quan có một không hai ở Hà Tĩnh

Hoàn thành sau gần 2 năm thi công, cổng Tam quan của chùa Thanh Lương ở thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) khiến nhiều người ấn tượng bởi kiến trúc đẹp, sự đồ sộ, bề thế.

Chùa Thanh Lương thuộc thị trấn Xuân An (Nghi Xuân), là ngôi cổ tự có từ thời Lý, do Hoàng tử thứ 8 của Đức vua Lý Thái Tổ tên là Lý Nhật Quang dựng lập khi vào trấn giữ Hoan Châu. Từ năm 2012, chùa được xây dựng, trùng tu lại. Cổng Tam quan nằm trong hạng mục được xây dựng lại. Cổng được dựng vào tháng 1/2018, hoàn thành vào tháng 12/2019, có chiều dài 16m, chiều rộng 18m.

Triều Âm Tự

Triều Âm Tự (tên dân gian là chùa Trà Bông, chùa Ông Chín Hứa) là ngôi chùa theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Chùa được ông Đặng Văn Ngoạn (tục gọi ông Đạo Ngoạn) sáng lập tại thôn Nhị Mỹ, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay là ấp Hòa Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp). Đây là một trong những nơi hiếm hoi còn lưu giữ được lọn tóc của Phật Thầy Tây An. 

Ngôi thờ Chùa Ông Chín với lối kiến trúc như một ngôi nhà cổ Nam bộ. Ảnh: THANH THUẬN 

Ngắm cầu đá cổ in bóng bàu Rằn nơi huyện lúa

Gần 80 năm đã trôi qua, cây cầu đá ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành vẫn vững chãi nối đôi bờ bàu Rằn như một chứng tích đặc biệt của làng quê. 

Cầu đá Hậu Thành hay còn gọi là cầu Thượng bắc qua bàu Rằn được người dân địa phương xây dựng vào năm 1943. Theo các cụ cao tuổi trong vùng, ngày đó làm được cây cầu này là một kỳ tích, nỗ lực của làng. Ảnh: Huy Thư 

15 thg 8, 2020

Ngon ngọt với rau dớn rừng

Mùa mưa, rau dớn rất xanh non nên đồng bào các dân tộc ở Đắk Nông thường đi hái về chế biến thành nhiều món ăn ngon. Với đặc điểm mọc ở vùng núi cao, dớn từ lâu đã là loại rau ưa thích của người M’nông, Mạ hay Ê đê.

Cây rau dớn có cành dài, lá nhỏ xòe rộng. Cây mọc ven khe sông, suối, xen lẫn với các loại cây cỏ khác trong rừng. Có nơi, cây mọc thành đám rộng dưới những tán cây rừng râm mát. Khi đi rừng, nếu bị thương, người dân thường tìm lá rau dớn non, nhai nát đắp lên vết thương để cầm máu. Phần lá già và cành, người dân thường đem băm nhỏ, phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Rau dớn non tơ ở nửa đầu mùa mưa nên dịp tháng 7, tháng 8, người dân hay đi hái loại rau này. Để chế biến món ăn từ cây dớn, bà con chỉ ngắt lá non và đọt non, cong cong như cái vòi voi, dài hơn gang tay. Lá non và đọt dớn có vị hơi chát, nhơn nhớt nhưng nấu chín lại giòn sựt, nhai kĩ thấy bùi bùi, ngọt miệng. 

Đọt rau dớn xanh non có nhiều vào đầu mùa mưa. 

Những “báu vật” về cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều

Đây là những hiện vật đặc sắc nhất nằm trong bộ sưu tập hiện vật, tài liệu quý liên quan đến cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều được Ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) dày công sưu tầm trong nhiều năm qua.

Nổi bật trong bộ sưu tập được Ban quản lý (BQL) Khu di tích Nguyễn Du sưu tầm qua các thời kỳ là những hiện vật được sưu tầm vào những năm 1960. Trong ảnh (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) là: nghiên mài mực bằng gỗ, móc áo bằng gạc nai, bộ bình rượu bằng sứ là những đồ vật cụ Nguyễn Du thường dùng hằng ngày; hương án bằng gỗ khảm sứ trên bàn thờ Đại thi hào sau khi ông qua đời năm 1820.

Thác nước Tạt Niên - điểm 'giải nhiệt' mới ở miền Tây xứ Nghệ

Một địa điểm "giải nhiệt" mới được người dân xã Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) phát hiện, đó là thác nước Tạt Niên nằm sâu trong khu rừng tự nhiên. 

Cách thành phố Vinh gần 200 km, thác Tạt Niên nằm sâu trong rừng tự nhiên, thuộc bản Na Chạng, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong. Đường vào thác nước mới chỉ là lối mòn, gập ghềnh, hoang sơ nên du khách phải đi bộ để vào. Ảnh: Xuân Hoàng 

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc của ngôi đình cổ gần 500 tuổi

Với gần 500 năm tồn tại, đình Sừng ở xã Lăng Thành, huyện Yên Thành không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. 

Đình Sừng được người dân Kẻ Sừng - làng Quỳ Lăng khởi dựng vào năm 1583. Nguyên xưa đình được làm bằng tranh tre, nứa, lá, sau mới được tôn tạo lại. Ảnh: Huy Thư 

13 thg 8, 2020

Ngôi giáo đường có mái đầu đao

Nhìn từ bờ bên kia kênh xáng Xà No, nhà thờ Vị Hưng nổi bật với màu ngói đỏ, nhiều lớp mái xếp chồng lên nhau.


Nhà thờ Vị Hưng được thành lập vào những năm cuối thế kỷ thứ 19 do cha Phaolô Nguyễn Thanh Cần sáng lập. Thời gian đầu, họ đạo tên là Vị Thanh, sau đổi tên thành Vị Hưng, tọa lạc tại khu vực 2, phường 4, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 

Vườn chôm chôm Huyền Vũ – Cao Lãnh – Đồng Tháp

Vườn chôm chôm Huyền Vũ rộng 2ha nằm cạnh bờ sông Doi Me thuộc tổ 9, ấp Tịnh Mỹ, xã Tịnh Thới, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Vườn chôm chôm có cách nay 40 năm, những cây được trồng bổ sung sau này tính đến nay cũng trên 6 năm tuổi. 


Chôm chôm sớm sẽ thu hoạch được trái vào khoảng đầu tháng 5 và chôm chôm chính vụ sẽ được thu hoạch vào khoảng đầu tháng 7 hằng năm. Du khách nên đến đây vào khoảng thời gian từ tháng 5 kéo dài đến hết tháng 8.

Du lịch Đồng Tháp, đến thăm vườn chôm chôm, sau khi mua vé bạn được tha hồ hái trái và thưởng thức những trái chôm chôm ngọt nước chín mọng. 

Vườn sầu riêng chị Thảo – Cờ Đỏ – Cần Thơ

Vườn Sầu Riêng Chị Thảo tọa lạc tại ấp Thạnh Phước 2, Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Ghé thăm vườn sầu riêng chị Thảo, bạn sẽ ấn tượng bởi phong cảnh đậm chất Miền Tây và chủ vườn thân thiện, mến khách. 


Với diện tích trên 10.000 mét vuông, trồng nhiều loại cây đặc sản như sầu riêng, măng cụt, bòn bon không gian thoáng mát yên tĩnh. Trong vườn chủ nhân bố trí nhiều chòi lá mát rượi được trang bị nhiều bàn ghế, võng cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn.

12 thg 8, 2020

Cái giếng cổ ở Lò Heo - chuyện ngày xưa về quán Lẩu tôm Năm Ri

Anh Bùi Thuận là dân sống lâu năm ở Biên Hòa nên biết nhiều chuyện hay ở đây thuở xa xưa. Rất may là anh có dịp kể lại đây đó những câu chuyện ấy qua những bài báo, quyển sách đã phát hành cho đám hậu sinh như tui và các bạn cùng biết. Từng mảnh vụn trong những câu chuyện kể của anh có thể thành một câu chuyện riêng thú vị. Thí dụ như câu chuyện về quán Lẩu tôm Năm Ri mà tui mạn phép trích ra ở đây.

Quán Lẩu tôm Năm Ri nằm cạnh ngôi chùa Bửu Sơn, cũng rất nổi tiếng

Câu chuyện này là cắt một miếng trong bài viết về ông Lương văn Lựu - tác giả bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên - và bài này lại là cắt một phần trong bộ sách Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai gồm nhiều tập do anh Bùi Thuận biên soạn.

Ghi chú: Do bài trích cắt ngang hông nên xin chú thích thêm một chút: ông Hai Quan tức Võ văn Quan là người kể chuyện, thành viên ban quý tế đình Tân Lân. Thầy Tư Lựu là ông Lương văn Lựu.