29 thg 4, 2014

Cây to nhất TPHCM

Cây to nhất TPHCM (không phải nhất nước) được xác nhận là cây sọ khỉ có danh số 1552 trong Thảo cầm viên TPHCM. Cây sọ khỉ còn gọi là cây xà cừ trồng rất nhiều nơi trong nước làm cây xanh che bóng mát, gỗ xà cừ cũng dùng nhiều để đóng vật dụng, nhưng cây lớn nhất là cây này.

Đường kính cây sọ khỉ này hơn 3 met, ở vi trí chiều cao 1,3 met

Lại bêtông hóa thêm một danh thắng

Sau hàng loạt dự án can thiệp thô bạo vào các thắng cảnh du lịch như lắp thang máy để “leo” Ngũ Hành Sơn, xây dựng cáp treo trên đỉnh Phanxipăng... lại thêm một danh thắng tiếp tục bị con người can thiệp, đó là dự án “nâng cấp điểm dừng chân Mã Pì Lèng” trên cao nguyên đá Đồng Văn mà huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đang thực hiện.

Còn nhớ năm 2011, cộng đồng phượt đã bàng hoàng khi chợ phiên Đồng Văn dời sang địa điểm mới để lại những dãy nhà cổ đẫm màu thời gian và hoài niệm trở nên hoang lạnh thì mấy ngày gần đây, một bức ảnh chụp toàn cảnh “đệ nhất hùng quan” trên đèo Mã Pì Lèng được chia sẻ trên mạng xã hội lại khiến nhiều người “thương nhớ Đồng Văn” thêm một lần đau xót.

Xốn xang mùa hoa loa kèn

Dường như sắc trắng của những loài hoa tháng ba vẫn còn luyến tiếc với đất trời nên đã gửi gắm hương sắc, nỗi niềm ấy cho loài hoa trắng của tháng tư mang cái tên "vang dội": hoa loa kèn.

Người trồng hoa loa kèn ngắt hoa một cách cẩn thận, khéo léo - Ảnh: Hà Trang

Hoa loa kèn (còn gọi là huệ tây hay bách hợp) được xem như dấu gạch nối giữa mùa xuân ấm áp, đâm chồi nảy lộc sang mùa hè xanh tươi, đầy nhựa mới. Đó là loài hoa sang trọng, đài cát và quyền quý nhưng vẫn giữ được nét trong sáng, nhẹ nhàng đặc trưng của Hà Nội khi tháng tư về.

Về thăm xứ thanh trà

Vào những ngày này, khách du lịch có dịp đi trên quốc lộ 54, đoạn từ thị xã Bình Minh hướng về Trà Ôn (Vĩnh Long), ghé qua ấp Đông Hưng 1 và Đông Hưng 2, thuộc xã Đông Thành chắc sẽ choáng ngợp trước những vườn thanh trà oằn trái, căng tròn và mọng nước. 

Thanh trà bày bán dọc hai bên lề đường - Ảnh: Hưng Phú

Đến đây, du khách không những tham quan các vườn cây trái sum suê mà còn tận mắt chiêm ngưỡng những chùm thanh trà mơn mởn, khoe sắc, khoe hương dọc hai bên lề đường. Ấn tượng nhất là đoạn đường dưới dốc cầu Cần Thơ, phía Vĩnh Long.

28 thg 4, 2014

Cây bao báp

Bao báp là một loài cây khổng lồ, sống ở châu Phi. Cây trưởng thành cao 20 - 30 met, và có đường kính từ 7 đến 11 met. Nó to đến nỗi người ta có thể khoét lòng thân cây thành nhà ở (nhà ở bề ngang 4 - 5 mét là ok rồi, đúng không?).

Bạn có thể xem ảnh này để hình dung nó to cỡ nào. (Ảnh: Wikipedia)


Tìm dấu chân địa đàng nơi Bãi Xép

Bãi cát vàng óng trải dài ra mép sóng lô xô tung bọt trắng xóa bờ gây ấn tượng đẹp lạ lùng, khiến du khách phải lòng ngay cái nhìn đầu tiên với Bãi Xép (xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Không chỉ có bãi cát vàng óng như mật, Bãi Xép còn có hai mũi đá lớn nhô ra biển bọc hai đầu bãi khiến những con sóng xô vào tung bọt trắng trời. Và rồi du khách sẽ ngỡ ngàng khẽ đặt từng bước chân trần lên cát, ngỡ như mình đi tìm lại dấu chân người trong chốn địa đàng hoang sơ.

Bãi cát vàng óng đẹp hoang sơ nơi Bãi Xép khiến du khách tưởng như lạc vào chốn địa đàng

Làng cối xưa Nha Trang

Ngày trước, các loại cối giã, cối xay bằng các chất liệu đá, gỗ… là một dụng cụ đặc trưng không thể thiếu trong đời sống của mỗi gia đình Việt Nam. Mỗi lọai cối có một công dụng khác nhau. 

Cối xay thì để xay bột, cà đậu, nghiền khoai, xay lúa…Cối giã thì để giã gạo, giã cua, giã giò…Ngoài ra, cối còn để đập lúa, làm đồ kê cửa, chặn cổng…Ngày nay, các công việc trên đều có các thiết bị hiện đại thay thế. Vì vậy, những cái cối xay "truyền thống" thường bị bỏ bê, lăn lóc. nơi xó bếp, góc nhà, trong vườn… 

Huỳnh Hữu Lộc - chủ nhân Làng cối Nha Trang 

Công viên văn hóa Đầm Sen

Nằm trên đường Hòa Bình (Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh), Công viên văn hóa Đầm Sen được xem là ốc đảo nhỏ giữa lòng thành phố. Đây là điểm đến ưa thích của người dân thành phố và du khách phương xa. 

Vốn là một khu ruộng hoang, đầm lầy rộng, sau hơn 30 năm cải tạo bằng công sức của hàng triệu công nhân lao động, đến nay, Đầm Sen đã trở thành một quần thể hài hòa giữa con người với thiên nhiên.

Đầm Sen là một trong những công viên văn hóa lớn và hiện đại nhất cả nước. Diện tích quy hoạch của Đầm Sen gần 50 ha, trong đó có hơn 60% diện tích là cây xanh, hoa cảnh và 20% diện tích mặt hồ. Công viên Văn hóa Đầm Sen là nơi có sản phẩm của nhiều nền văn hóa khác nhau. Như sự hiện diện của trà đạo quán, vườn bonsai xứ hoa anh đào; của quảng trường La Mã cổ đại; cùng phong cảnh sơn thủy hữu tình của vườn Nam Tú Thượng Uyển; vẻ đẹp của hoa lan kiêu hãnh khoe sắc …

Hồ Thủy Tạ trong Công viên văn hóa Đầm Sen.

17 thg 4, 2014

Cây tung

Rừng Nam Cát Tiên có nhiều cây cổ thụ: đa, gõ, tung... Gây ấn tượng với những đứa trẻ lần đầu biết đến rừng là cây tung.

Rể cây tung lan dài và tỏa ra như chiếc cánh.

Thơm ngon xôi mít

Nếu từng một lần nếm thử miếng xôi mít nhỏ xinh, bạn sẽ không thể không xao xuyến với cái dẻo mềm của cơm nếp, giòn thơm của mít, beo béo của nước cốt dừa, bùi ngậy của lạc rang và dừa tươi nạo.

Mãn nhãn với xôi mít - Ảnh: Lan Oanh

Xôi mít là một món ăn có xuất xứ từ đất nước Thái Lan, được du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu nhưng đã trở thành món ăn yêu thích của giới trẻ hiện nay. Một món ăn không chỉ đẹp mắt mà còn thơm ngon, bổ dưỡng và trở thành món quà thân tình dành cho những người thân yêu.

Hủ tiếu Mỹ Tho - đặc sản mới châu Á

Cuối tháng 3-2014 vừa qua, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã trao cúp và chứng nhận “Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á năm 2013” cho UBND tỉnh Tiền Giang. Đây cũng là món ăn độc đáo rất nổi tiếng của vùng đất Nam bộ suốt khoảng 100 năm qua.

Ông Huỳnh Tài Phúc (trái) kiểm tra độ ẩm của bánh hủ tiếu trước khi đem cắt thành sợi - Ảnh: V.Tr.

Những năm gần đây du khách trong nước và quốc tế khi đặt chân đến TP Mỹ Tho (Tiền Giang) đều muốn thưởng thức món ngon nổi tiếng này.

Món ăn hấp dẫn từ chiếc lá Cà ri

Không chỉ có rau - củ - bông chiên giòn, lá cà ri chiên giòn vừa thơm ngon vừa có lợi cho sức khỏe, đồng thời làm phong phú những món ăn chơi "thứ thiệt" mang hơi hướng tempura hiện đại.

Lá cà ri chiên giòn - Ảnh: Hoài Vũ

Cà ri là môt loại cây, lá và hạt dùng làm gia vị nổi tiếng trong ngành ẩm thực Ấn Độ và một số nước Á Đông. Hạt cà ri xay ra thành bột có màu vàng, mịn, mùi vị đặc trưng, dùng chế biến nhiều món ăn thơm ngon độc đáo như cà ri gà, cà ri dê, mực chiên cà ri, cá lóc tẩm cà ri chiên giòn…

Bãi đá trắng có hình thù kỳ lạ ở biển Kê Gà

Sở hữu ngọn hải đăng cổ nhất Đông Nam Á, biển Kê Gà (Bình Thuận) còn mê hoặc du khách bởi các bãi đá lớn màu trắng cùng bãi biển dài, nước xanh ngắt.

Cách thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 30 km, Kê Gà vẫn còn là vùng biển hoang sơ. Theo lời người dân địa phương, cái tên Kê Gà đọc chệch từ 'Khe Gà', bắt nguồn từ truyền thuyết, trước đây, có đàn gà rừng rất đông thường kiếm ăn bên khe nước suối. 

Thăm bảo tàng tư nhân về y học cổ truyền ở Sài Gòn

Nép mình ở một góc đường Hoàng Dư Khương, quận 10 yên tĩnh, FiTo là bảo tàng về y học cổ truyền tư nhân đầu tiên ở Việt Nam.

Bảo tàng ra đời từ ý tưởng, lòng đam mê và quá trình sưu tập trong nhiều năm của ông Lê Khắc Tâm, một người làm việc trong ngành dược phẩm với mong muốn bảo tồn những tài sản quý giá, tôn vinh nền y học cổ truyền Việt Nam, đồng thời giúp những người quan tâm đến lịch sử y học cổ truyền Việt có thể tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu.

Bảo tàng được xây dựng năm 2003, đưa vào sử dụng năm 2007 với quy mô 6 tầng và 18 phòng trên tổng diện tích gần 
600 m2

Được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ với nhiều họa tiết tinh xảo, chủ nhân bảo tàng dùng những khung cửa nhà gỗ xưa được chuyển từ đồng bằng Bắc Bộ vào khiến cho không gian rất cổ kính, ấm cúng. 

Các phòng trưng bày hiện vật nhỏ với cách bố trí hài hòa. 

16 thg 4, 2014

5 anh em trên một chiếc xe tăng

1. 

Tại Di tích Lịch sử Chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh (huyện Đắk Tô, Kontum) có 2 chiếc xe tăng. Cậu hướng dẫn viên giới thiệu với tôi:
  • Đây là 2 chiếc xe tăng T54 tham gia chiến trường Đắk Tô - Tân Cảnh năm 1972. Một trong 2 chiếc xe tăng này là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Doãn Nho sáng tác bài Năm anh em trên một chiếc xe tăng. Trong trận chiến Đắk Tô - Tân Cảnh 1972, chiếc xe tăng này đã bị bắn cháy và toàn bộ kíp lái 5 người đã hy sinh cùng với chiếc xe tăng của mình.
Đó là 2 chiếc xe tăng mang số hiệu 377 và 472. Tôi vốn không rành về quân sự, nên nghe vậy biết vậy, lấy làm xúc động và chụp ảnh lưu niệm với một trong 2 chiếc xe tăng.


Chù ụ - đặc sản vùng duyên hải

Trong họ hàng nhà cua có con chù ụ, cái tên tuy lạ lẫm nhưng chất lượng không thua kém bất cứ một loài giáp xác nào. Du khách đến với Trà Vinh nghe cái tên ngộ nghĩnh “chù ụ” cũng háo hức khám phá và thưởng thức.

Chù ụ hấp - Ảnh: Hoài Vũ

Chù ụ là một loài giáp xác thường sinh sống ở các bãi bồi, nơi dòng sông đổ ra biển hoặc các cánh rừng phòng hộ ven biển, nhiều nhất là huyện duyên hải tỉnh Trà Vinh. Thân hình giống như ba khía, con to nhất cũng khoảng 100g trở lại nhưng trông cục mịch và có vẻ chậm chạp hơn.

Hoang sơ Bình Lập

Nói đến du lịch Khánh Hòa, không thể không nhắc tới bờ biển Nha Trang đẹp nổi tiếng. Nhưng cạnh đó, vùng biển Cam Ranh cũng sở hữu nhiều bãi tắm đẹp đến bất ngờ và quan trọng là còn đậm nét hoang sơ. Bình Lập là một nơi như vậy...

Hòa mình trong biển trời xanh ngát - Ảnh: Kim Duy

Nhìn trên bản đồ, có vẻ như thiên nhiên ưu ái ban cho Khánh Hòa hai “ống tay áo” đối xứng nhau vươn ra biển rất ngoạn mục với hai làng chài cuối cùng: phía bắc là Đầm Môn thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh và phía nam là Tàu Bể, thôn Bình Lập, xã Cam Lập, Cam Ranh. Đầm Môn được du khách biết đến nhiều, còn Bình Lập vẫn hoang sơ.

Ngôi trường cổ nhất đất cố đô Huế

5h chiều, khi hoàng hôn buông đỏ trên sông Hương cũng là lúc những tà áo dài trắng dịu dàng ùa ra từ cổng ngôi trường cổ kính bậc nhất Việt Nam, trường Quốc học Huế.

Những ngày ở Huế, trong tiết trời dễ chịu đầu hè, cách tốt nhất để tham quan thành phố là đạp xe thong thả ngắm những con phố nhỏ êm đềm. Huế dịu dàng sau những guồng xe, không quá đông xe cộ qua lại. Trên con đường Lê Lợi là trường Quốc học nổi tiếng với tuổi đời hơn 100 năm có màu hồng đỏ đặc trưng dưới tán cây xanh. 

Cổng ngôi trường nổi bật trên con đường Lê Lợi. Ảnh: Hues. 

7 khu lăng tẩm nên ghé thăm khi đến Huế

Triều Nguyễn có 13 vua, nhưng do các lý do kinh tế và chính trị nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng, tất cả đều còn lại đến ngày nay với các lối kiến trúc riêng.

Các lăng tẩm Huế được xây dựng từ khi vua còn tại vị nên đây không phải là chốn mộ địa u buồn mà có phong cảnh hữu tình với những chạm khắc tinh xảo, hài hòa với thiên nhiên.

Bề thế lăng Gia Long 

Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn yên nghỉ trong một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ. Ảnh: Huexuavanay. 

Món ngon nức tiếng ở Bình Định

Những món ăn như nem chợ huyện, bánh canh chả cá, bánh hỏi lòng heo mang đậm nét văn hóa của miền đất võ.

Du khách đến Bình Định không chỉ bị quyến rũ bởi danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa hay những đêm hát Bội hấp dẫn mà còn bị quyến rũ bởi nhiều món ăn lạ miệng.

1. Bánh canh chả cá

Bánh canh chả cá là đặc sản khá nổi tiếng ở Quy Nhơn, được bày bán ở nhiều con phố. Sự độc đáo của bánh canh chính là cách làm bánh, chả và chế biến nước dùng. Chả cá ở đây được chế biến hoàn toàn từ cá tươi với nhiều gia vị. Còn sợi bánh làm bằng bột gạo pha với bột mì, khi chín có độ dai và màu trong rất lạ. Nước dùng chủ yếu nấu bằng xương cá, đầu cá tạo ra cái ngọt thanh thanh, để lại cho người ăn cảm giác khó quên. 

Bánh canh chả cá Bình Định được Tổ chức Kỷ lục châu Á ghi nhận đạt giá trị ẩm thực châu Á. Ảnh: VOV 

15 thg 4, 2014

Chỉ là đất sét...

Xưa kia có một gia đình lưu dân đến khẩn hoang lập nghiệp ở Sóc Trăng. Người chủ gia đình là ông Ngô Kim Tây lập một am nhỏ để tu tại gia. Đời này sang đời khác đều có người trong họ chăm lo nhang khói, tu hành. Đó chỉ là một am nhỏ, không có sư trụ trì.

Đầu thế kỷ trước, ông Ngô Kim Tòng là người trụ trì đời thứ tư của ngôi chùa gia đình này. Ông sinh năm 1909, vào giai đoạn gia đình cực kỳ khó khăn. Năm ông 18 tuổi, cha ông là Ngô Kim Đính làm phu lục lộ vì tuổi già sức yếu phải thôi việc. Từ 18 đến 20 tuổi ông Ngô Kim Tòng phải lao động vất vả để lo sinh kế cho gia đình và đổ bệnh nặng. Suốt thời gian nằm bệnh khi tỉnh khi mê ông mơ những giấc mơ về một ngôi chùa thờ Phật và rồi khi tỉnh dậy ông bắt tay nặn tượng Phật để thờ.

Đi ra mảnh ruộng phía Tây, cách chùa 1km, ông đào đất sét gánh về. Đất sét phơi khô, bỏ vào cối giã gạo giả nhuyễn, rây bỏ rễ cỏ, rễ lúa, tạp chất, rồi trôn chung với bột nhang, ô dước làm vật liệu đắp tượng. Không học mỹ thuật, không có bản vẽ thiết kế, chỉ với đôi tay và tấm lòng ông đã dày công đắp tượng suốt 42 năm!

Thỏa sức trên biển vắng ở Cam Ranh

Chạy dọc theo con đường ra sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), bãi Dài hoang sơ và vắng người, nơi bạn có thể chọn một bãi tắm riêng cho mình.

Uốn lượn theo con đường dọc biển gần 60 km, xuyên qua hằng hà sa số những bãi cát trắng nở đầy những bông hoa xương rồng hồng, những bông hoa cúc biển vàng bò lan trên mặt cát, biển xanh lấp lánh ánh mặt trời buổi sớm. Tiếng sóng vỗ ì oạp, làn gió mang hơi nước mặn mòi thổi tung mái tóc rối quẩn quanh. Sau hơn một tiếng đồng hồ đùa với nắng và gió, bãi Dài Cam Ranh đã chạy song song.

Nếu đi từ sân bay đến Cam Ranh đến bãi Dài, khoảng cách ước chừng chưa đầy 10 km, nhưng để chạy từ thành phố Nha Trang thì quãng đường là hơn 25 km. Từ Nha Trang, bạn có thể thuê một chiếc xe máy với giá 120.000 đồng/ ngày để xuống chơi Cam Ranh trong ngày hoặc hôm sau mới về. Con đường đi dễ tìm vì chạy theo đường ra sân bay Cam Ranh. 

Biển Cam Ranh nhìn từ trên máy bay. Ảnh: Simon. 

Ra Côn Đảo nhớ ăn hạt bàng rang

Nghe tin tôi đi Côn Đảo, anh bạn thân vồn vã "nhớ mua cho mình hũ hạt bàng rang ăn đỡ ghiền!”, tôi ngạc nhiên nhưng vẫn cứ gật đầu. Và chưa chi, ký ức tuổi thơ lại ùa về. 

Hạt bàng - Ảnh: T.Tâm

Tôi nhớ giảng văn những năm trung học ngày xưa thầy dạy có bài “Nhặt lá bàng” của Nhất Linh với hình ảnh hai chị em nghèo, phong phanh áo vải trong đêm đông giá buốt tranh nhau nhặt lá bàng về làm chất đốt sưởi ấm cho gia đình. Câu chuyện xúc động và mang tính nhân văn sâu sắc...

Tôi cũng nhớ rõ ngày ấy trước sân đình làng tôi có cây bàng cổ thụ tỏa bóng râm mát. Những buổi trưa hè oi ả, bọn trẻ chúng tôi thường tụ tập nhau đá bóng, đá cầu, nhảy lò cò hoặc tán u rất vui nhộn. Mùa hè cũng là mùa bàng ra trái. Khi có gió to, trái bàng chín rụng đầy sân và bọn tôi tranh nhau lượm...

Món ngon xứ Sóc Trăng

Món ngon miền nào cũng không thiếu, miễn là biết tìm đúng nơi đúng chỗ để ăn. Có dịp đến với Sóc Trăng, sẽ thật thiếu sót nếu như bạn chưa thưởng thức tô bún nước lèo, bún gỏi dà hay tô cháo lòng và món bò nướng ngói trứ danh.

Tô bún nước lèo đặc trưng của miền quê Sóc Trăng từng đi vào lời thơ dân gian:

Đi xa có nhớ quê nghèo
Nhớ bún nước lèo, nhớ mắm Ba Xuyên.

Từ bún nước lèo tới bún gỏi dà

Bún nước lèo Sóc Trăng có ít nhiều khác biệt với một số địa phương lân cận trong vùng. Sang thì tô bún có đủ thứ: cá lóc, tép bạc, heo quay…, đơn giản hơn thì chỉ cần con cá lóc trọng trọng cũng có thể nấu được nồi nước lèo.

Song có hai thứ không thể thiếu là ngải bún và mắm bò hóc. Ngải bún trước đây thường mọc hoang, sau được người ta trồng trong vườn nhà làm gia vị. Ngải bún có tác dụng khử mùi tanh của mắm. Mắm bò hóc được người Khmer làm từ các loại cá đồng trộn với muối và cơm nguội.

Bún nước lèo

Về Bạc Liêu không chỉ nghe Đờn ca tài tử

Tháng 4 này, Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) sẽ được tổ chức ở Bạc Liêu từ 20 - 25/4, tại Trung tâm Văn hóa - nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu, nhân dịp ĐCTT được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Đây là lần đầu tiên ĐCTT có ngày hội cấp quốc gia. Dù có mặt khắp 21 tỉnh thành Nam bộ, nhưng Bạc Liêu được xem là cái nôi của ĐCTT. Hậu tổ của ĐCTT là Lê Tài Khí (1870 - 1948), dân Bạc Liêu, thầy của Cao Văn Lầu (1890 - 1976). Bài “Dạ cổ hoài lang” bất hủ được Cao Văn Lầu sáng tác khi làm viên chức ở Bạc Liêu năm 1920. Hiện khu lưu niệm và mộ của ông ở P.2, TP. Bạc Liêu, dù quê ông ở Long An. Về Bạc Liêu, người yêu ĐCTT sẽ có cơ hội gặp các quái kiệt, các nghệ sĩ tài danh của ĐCTT, nghe kể về lịch sử hình thành, về những giai thoại kỳ thú và tham dự nhiều hoạt động hấp dẫn của Festival ĐCTT - Tình người, tình đất phương Nam. 

Một góc nhà công tử Bạc Liêu 

Hoa lụa Báo Đáp

Làng hoa lụa Báo Đáp (huyện Nam Trực) nằm cách thành phố Nam Định khoảng chừng 10 km từ bao đời nay có tiếng với nghề làm lồng đèn trung thu và hoa vải lụa.

Báo Đáp hiện có 400 hộ sản xuất và kinh doanh hoa vải lụa lớn nhỏ, trong đó phần lớn là các hộ có truyền thống lâu đời. Sản phẩm của mỗi gia đình có mẫu mã riêng, không trùng lặp. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng của thị trường, các cơ sở sản xuất không ngừng làm mới, thay đổi mẫu mã .

Năm nay, những mẫu hoa mới như phong lan, lan hồ điệp, hoa ly…được khách hàng ưa thích, trong khi đó một số mẫu hoa truyền thống của làng vẫn đảm bảo duy trì sản xuất như: hồng, sen, mai, đào,…Hoa vải lụa không chỉ đáp ứng được những yêu cầu về thẩm mỹ, màu sắc không thua kém gì hoa thật mà còn có giá trị sử dụng lâu dài và có giá cả hợp lý nên ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

6 thg 4, 2014

Huyền thoại Giếng Tiên

Giếng Tiên (thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một điểm du lịch thú vị, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách mỗi khi có dịp đặt chân đến đảo ngọc Phú Quốc. 

Giếng Tiên còn gọi là Giếng Ngự hoặc Giếng Gia Long, thuộc thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Câu chuyện về sự ra đời của giếng Tiên mang đậm tính huyền thoại. Theo dân gian, vào cuối thế kỉ 18 khi chúa Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) trốn quân Tây Sơn đã chạy ra đảo Phú Quốc, trong cơn quẫn bách không có nước ngọt để cho quân uống, Nguyễn Ánh đã dậm chân than với trời rồi chỉ mũi kiếm vào lòng đất làm bắn ra một dòng nước ngọt mà cho đến nay vẫn còn tuôn chảy. Người dân địa phương sau này đã lập một bệ thờ dấu tích trên và đặt tên cho chỗ vết tích đó là Giếng Tiên.

Du khách lênh đênh trên những chiếc thuyền nhỏ thuê của ngư dân để đến khu vực giếng Tiên.

Phật viện Đồng Dương ẩn mình nơi rừng rậm

Phật viện nổi tiếng ở Quảng Nam khá khó tìm vì đường vào sâu và bị những rừng keo bao phủ. Khách tham quan phải nhờ đến lũ trẻ trong làng dẫn lối để vào đây.

Trời mưa là lúc con đường dẫn đến làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình lỗ chỗ với ổ voi, ổ gà lõng bõng nước. Vượt qua con đường đất đỏ sũng nước, du khách sẽ đến được với Phật viện nổi tiếng ở đây.

Nếu không hỏi thăm, chắc ít ai tìm được vì khu di tích nằm ẩn mình giữa khu rừng rậm rạp, bỏ hoang lâu ngày. Hai chú bé và một cô bé hồn nhiên, dắt tay người khách lạ, chạy băng qua cánh đồng rồi rẽ vào con đường mòn nhỏ để thấy Phật viện nổi danh im lìm trong đám cỏ dại, được chống đỡ bởi vô vàn những cột thép ngang dọc. 

Phật viện Đồng Dương một thời huy hoàng nằm lặng lẽ trong cánh rừng keo. 

Chùa Hương mùa hoa gạo

Hàng năm cứ vào tháng 3, tháng 4 hoa gạo lại bừng nở dọc hai bên suối Yến lối vào Chùa Hương tạo nên khung cảnh mùa xuân rực rỡ.

Từng đoàn thuyền chở du khách nối đuôi nhau nô nức trảy hội Chùa Hương, hai bên bờ thỉnh thoảng lại bắt gặp những cây gạo nở đỏ một góc trời. 

5 thg 4, 2014

Về làng Chuồn

Khi biết tôi muốn đến làng Chuồn - ngôi làng lớn ở xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, nhiều người ở TP Huế đã nhắc tôi phải rất ý tứ, kẻo làm phật lòng người dân ở ngôi làng “có cá tính” này. 

Đình làng Chuồn được công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia từ năm 1994 - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ

Làng Chuồn chỉ cách TP Huế chừng 7km theo đường mới mở. Qua khỏi cầu Vỹ Dạ rồi qua tiếp những khu phố mới một quãng, cảnh trí vùng nông thôn Phú An hiện ra với ruộng lúa ngát xanh, xóm làng trù phú, kề bên là đầm Chuồn bao la với nò sáo cắm dày.

Lễ tẩy trần linh hồn của người Chăm

Với mỗi người Chăm không may gặp những chuyện chẳng lành như bệnh tật, tai nạn xe cộ, hay phạm phải những điều tội lỗi thì họ sẽ làm lễ tẩy trần “Tuh Aia Buh Salih”.

Lễ tẩy trần của người Chăm dành cho cả hai cộng đồng Chăm Ahier và Chăm Awal, chỉ khác biệt về cách hành lễ cũng như vật lễ do tính đặc thù của mỗi bên. Người Chăm quan niệm sau khi tai nạn, bệnh tật hay gặp phải điều chẳng lành là do ma quỷ ám và hồn vía chưa hoàn về với thể xác của khổ chủ nên họ làm lễ để xua đuổi ma quỷ cũng như cầu xin cho hồn vía trở về. Đối với người con trai trước khi đi lấy vợ, gia đình nhà trai thường làm lễ tẩy trần trong đêm trước khi đưa chú rể qua nhà cô dâu.

Khi gia đình có người cần làm lễ tẩy trần, chủ nhà sẽ đến xin phép thầy pháp (gru kaleng) để xin ngày làm lễ. Lễ tẩy trần do thầy pháp thực hiện, lễ vật đơn giản gồm một nải chuối chín, ba cái trứng luộc, bột gạo, rượu, cau trầu, gạo nổ, ba cây nến bằng sáp tổ ong và một nhúm gạo. Tất cả lễ vật được bày trên mâm cao có chân mà người Chăm gọi là “salao takai”, còn bột gạo sẽ được thầy pháp nặn thành hình nhân thế mạng gọi là “Salih”. Hình nhân thế mạng này sẽ nghe lời dặn của thầy pháp để mang đi những bệnh tật, xấu xa, tội lỗi và đem lại sức khỏe, bình an và tránh khỏi những trắc trở trong cuộc sống. 

Không gian huyền ảo của lễ tẩy trần. 

Một ngày thăm đất Quảng Trị anh hùng

Từ cầu Hiền Lương đến địa đạo Vĩnh Mốc rồi nghĩa trang Trường Sơn, trên khắp mảnh đất Quảng Trị đều lưu dấu những người đã ngã xuống vì tổ quốc hôm nay.

Với chiều dài 671 km từ Hà Nội, mất một đêm ngủ ngon trên ôtô là sáng hôm sau đã có mặt tại Đông Hà, đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Trị. Từ đây ngược trở lại quốc lộ 1 để đến với cầu Hiền Lương và địa đạo Vĩnh Mốc, mở đầu một ngày khám phá vùng đất anh hùng.

Trong những năm kháng chiến ác liệt nhất, cây cầu chia cắt hai miền đất nước ở vĩ tuyến 17 này đã chứng kiến một thời kì lịch sử oai hùng. Một cây cầu mới đã được dựng đi qua sông Bến Hải dành cho việc lưu thông xe qua lại trên quốc lộ 1A, cây cầu cũ nằm sát gần đó được bảo tồn như một di tích. 

Cầu Hiền Lương một thời nối hai bờ vĩ tuyến 17. 

Trang phục rực rỡ của phụ nữ Mông trên cao nguyên

Với những màu sắc rực rỡ, váy của phụ nữ Mông có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra mềm mại như cánh hoa, rung rinh theo mỗi bước chân của thiếu nữ tựa những bông hoa di động giữa núi rừng Tây Bắc.

Đến với những bản người Mông ở vùng núi Tây Bắc, bắt gặp hình ảnh những phụ nữ, những em bé Mông với quần áo sặc sỡ như những bông hoa di động, du khách mới hiểu hết được sự đa dạng sắc màu trong trang phục của người Mông. Sự tinh tế được thể hiện trên từng đường thêu, mũi chỉ tạo nên những họa tiết tinh xảo là cả một quá trình cần mẫn trong lao động và trí tưởng tượng phong phú của phụ nữ Mông.

Trước đây, phụ nữ Mông dùng nguyên liệu thiên nhiên là cây lanh để dệt vải. Vải lanh có độ bền cao, bó lanh cắt về được phơi nắng vài tuần trước khi tước sợi, sau đó đưa vào cối giã mềm rồi nối lại thành từng cuộn. Lanh sau khi giặt được luộc cho tới khi sợi mềm và trắng, chia sợi rồi mắc vào khung cửi. 

Phụ nữ người Mông ngồi thêu trước hiên nhà. Ảnh: Như Cúc 

2 thg 4, 2014

Chiếc gùi đung đưa

Đến với các buôn làng Tây nguyên, thấy nhà nào cũng có một vài chiếc gùi. Đã từ lâu, gùi là một vật dụng thân thuộc, gắn bó với bà con dân tộc nơi đây.

Chiếc gùi gắn bó với người dân Tây nguyên - Ảnh: H.M.Sơn

Gùi của người Ê Đê có nhiều kích cỡ, to nhỏ, cao thấp khác nhau. Nhưng thông thường gùi có chiều cao từ ngang vai đến dưới thắt lưng, vừa vặn với lưng người đeo. Thân gùi đan bằng tre, to chừng cái thùng gánh nước, miệng gùi loe rộng. Đế gùi bằng gỗ, hình hộp chữ nhật, mỗi cạnh dài hơn gang tay.

Thưởng thức sủi dìn đất Cảng Hải Phòng

Với nước dùng nấu từ mật mía sánh vàng, thơm vị cay của gừng tươi, sủi dìn nhỏ tròn ăn kèm mấy viên lạc bùi bùi tạo thành món ăn hấp dẫn ở Hải Phòng.

Sủi dìn hay còn gọi là bánh trôi tàu, là món ăn có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa sống tại Hải Phòng. Đây là món ăn vặt đường phố được người dân nơi đây rất ưa chuộng. Dừng chân ở một quán nhỏ bất kỳ ven đường trên khắp thành phố, gọi một bát sủi dìn nghi ngút khói mà xì xụp mới cảm nhận rõ hơi ấm lan tỏa đầu lưỡi. 

Người ta thường dắc vừng đen, dừa và lạc lên trên để trang trí cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Ảnh: Dương Tùng 

Hấp dẫn hương vị thịt cừu nướng Ninh Thuận

Vừa ngắm biển xanh, vừa thưởng thức những miếng thịt cừu thơm ngon là một trải nghiệm mà du khách không nên bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất Ninh Thuận.

Bên cạnh những bãi biển nên thơ, những tháp Chăm huyền bí, Phan Rang (Ninh Thuận) còn lôi cuốn du khách bởi một nền ẩm thực rất đặc trưng. Trong đó, món thịt cừu nướng đã làm mê hoặc biết bao du khách đặt chân đến vùng đất nắng gió ở nam miền Trung này.

Chẳng biết có từ bao giờ cừu đã trở thành vật nuôi thân thuộc của người dân Ninh Thuận. Cừu vừa hiền lành lại dễ nuôi, bất cứ loại cỏ khô nào cũng là thức ăn của chúng. 

Những đàn cừu thơ mộng Ninh Thuận. Ảnh: Trà Khaly 

1 thg 4, 2014

Kem đánh răng Hynos

Một bảng quảng cáo kem đánh răng Hynos xưa với hình ảnh đại diện là anh Bảy Chà đen

Vương Đạo Nghĩa, chủ hãng kem đánh răng Hynos. Lúc đầu, ông chỉ là người làm thuê cho hãng kem Hynos, lúc này Hynos chỉ là một hãng kem nhỏ, ít tiếng tăm do một người Mỹ gốc Do Thái có vợ Việt Nam mở hãng sản xuất kem đánh răng ở Việt Nam. Sau này khi người vợ mất, ông chủ buồn rầu bỏ đi giao lại cho ông vì ông được tiếng là trung thành, cần cù làm ăn.

Vương Đạo Nghĩa, là một người có óc làm ăn cấp tiến kiểu Tây Phương. Ông là người có rất nhiều sáng kiến để quảng cáo hàng của hãng ông trên các cửa hàng ăn uống, chợ búa, hệ thống truyền thanh và truyền hình. Ông cũng là người đầu tiên biết vận dụng phim võ hiệp và tình báo kiểu Trung Hoa vào quảng cáo, sau khi gặp lại người anh họ (con ông bác) ở Hong Kong là tài tử Vương Vũ và được ông mời đến Việt nam nhiều lần trong các dịp nghĩ hè. Người dân miền Nam không thể quên hình ảnh tài tử “Vương Vũ giải thoát các xe hàng do đoàn bảo tiêu hộ tống thoát khỏi quân cướp” hay “anh Bảy Chà cười toe với hàm răng trắng chói” có mặt khắp nơi trên các đường phố, ngõ hẻm. Bên cạnh đó, điệp khúc Hynos cha cha cha… trên đài phát thanh và trên chiếc deux chevaux (2CV) bán hàng tại các chợ Sài Gòn.