31 thg 12, 2021

Ý nghĩa tên gọi tỉnh Ninh Bình

Tên gọi Ninh Bình có từ thời vua Minh Mạng, mang hàm ý sâu xa về truyền thống lịch sử đáng tự hào của vùng đất từng là kinh đô đầu tiên của nước Việt tự chủ.

Nằm ở cực Nam của vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng trong và ngoài nước nhờ những di sản văn hóa lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên mang tầm vóc thế giới. Sau các biến động của lịch sử, tên gọi Ninh Bình đã trải qua nhiều lần thay đổi. Ảnh: Phong cảnh Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình

Điều bí ẩn về cây cổ thụ thiêng nhất cao nguyên đá Đồng Văn

Sự hiện diện của cây thiêng Thài Phìn Tủng là điều lạ ở vùng cao nguyên khắc nghiệt. Có lẽ điều này đã khiến cây được gắn với một sức mạnh tâm linh huyền bí.

Nằm ở Xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cây thiêng Thài Phìn Tủng là một di sản văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Mông ở khu vực cao nguyên đá địa đầu đất nước

Chè cốm đậm đà hương vị Việt

Cốm được xem là một món ẩm thực Việt, là một món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Cốm có thể làm ra được rất nhiều món ăn ngon từ những món chính cho tới món ăn chơi. Trong đó, món chè cốm là món không thể thiếu khi nhắc đến những món ăn vặt đặc trưng khi Hà Nội bước vào thu.

Hà Nội nổi tiếng nhất là thương hiệu cốm làng Vòng, hoặc cốm Mễ Trì, với sự dẻo, ngọt, bùi và thoảng mùi thơm của lúa nếp non. Cốm được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến ra rất nhiều món ăn ngon như xôi cốm, bánh cốm, chả cốm… Nhưng đặc biệt nhất là món chè cốm.

Mỗi một người nấu sẽ ra một vị ngon khác nhau, nhưng điểm giống nhau nằm ở cái hồn của món ăn. Cái hồn Việt, cái hồn của những con người chân chất, thật thà. Chè cốm có hương vị đặc biệt hơn những loại chè khác. Những hạt cốm xanh hòa quyện cùng hương lá dứa làm độ hấp dẫn, thơm ngon tăng thêm bội phần.

Cốm tươi và đường kính trắng cùng bột sắn dây là những nguyên liệu chính làm nên món chè cốm Hà Nội.

Cua da - đặc sản nức tiếng ở Bắc Giang

Chỉ có vào cuối thu đầu đông, cua da của huyện Yên Dũng là món ăn đặc sắc không chỉ với du khách mà cả dân địa phương.

"Sông Cầu nước chảy lơ thơ, Đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi" câu thơ lục bát gợi nhớ đến vùng đất Kinh Bắc - Bắc Ninh và Bắc Giang, với những câu hát dân ca quan họ làm bao người say đắm. Không chỉ đi vào thơ ca, dòng sông còn ghi dấu ấn với giới sành ăn nhờ một đặc sản hiếm có. Trước khi hợp lưu với hai con sông khác tại Kiếp Bạc, Hải Dương, sông Cầu chảy qua các xã Đồng Việt, Đồng Phúc, thị trấn Nham Biền... của huyện Yên Dũng. Khoảng tháng 9, tháng 10 Âm lịch, trên khúc sông này sẽ xuất hiện cua da sống tự nhiên ở những ghềnh đá.

Cua da chấm cùng bột canh, thêm tiêu, ớt, chanh. Ảnh: Đàm Đức Từ

Linh thiêng đền thờ Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn

Đền thờ Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn (còn gọi là đền Quốc Phụ) nay thuộc khu dân cư Nẻo, phường Chí Minh, TP Chí Linh, nổi tiếng linh thiêng.

Mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, quyển 3, mặt khắc 18 ghi về cuộc đời và sự nghiệp của Huệ vũ đại Vương Trần Quốc Chẩn

Trần Quốc Chẩn (có sách chép là Quốc Chân, Quốc Trấn), sinh năm Tân Tị (1281), mất năm Mậu Thìn (1328).

Cam đường Hải Dương - sản vật tiến vua

Ngoài quả vải, Hải Dương còn có 1 loại quả khác cũng từng được tiến vua là cam đường.

Dưới triều Nguyễn, mỗi khi Tết đến xuân về, cam đường Hải Dương đều được dâng lên nhà vua. Trong ảnh: Ngày nay, cam đường ở xã Thất Hùng (Kinh Môn) mang lại thu nhập cao cho người dân

Ẩm thực phong phú của Việt Nam từ thời xa xưa bao gồm hàng trăm, hàng nghìn món ăn đặc sắc. Một phần nhỏ trong số những món ăn đó đã được chọn để đưa vào cung đình dâng tiến lên các bậc vua chúa. Những món ăn được cung tiến đều có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời, hiếm thấy.

Về thăm làng cổ Kẻ Sập

Không chỉ nổi danh là quê hương của người anh hùng áo vải Lê Hoàn, làng Kẻ Sập (nay là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) còn được biết đến là vùng quê mang nhiều dấu tích cổ xưa với những giá trị lịch sử quý báu đang được người dân nơi đây gìn giữ.

Kẻ Sập còn có cách gọi khác là Khả Lập, là làng Việt cổ điển hình của mảnh đất xứ Thanh. Nơi đây đã từng phát hiện nhiều dấu tích minh chứng cho sự phồn thịnh, trù mật của người Lạc Việt ở thời đại đồ đồng và thời kỳ sau.

Bánh xèo - Món ăn dân dã đậm đà thơm ngon

Cái tên “bánh xèo” bắt nguồn từ đâu? Vì sao mà nó lại được gọi một cách đặc biệt như vậy? Nói ra chắc không ít người ngạc nhiên. Bởi chính là bắt nguồn từ âm thanh phát ra khi đổ bánh, lúc đổ bột vào chảo sẽ vang lên “xèo xèo “. Từ đó, người dân quen gọi món ăn này là bánh xèo.

Trong các món bánh mặn của Nam bộ, bánh xèo là món phổ biến, được nhiều người ăn ưa thích. Đặc biệt, ăn bánh xèo có đông người mới vui vì khi làm bánh phải qua nhiều công đoạn nên cần nhiều người. Người ta phân công nhau bằng những câu vè vui vẻ như:

“Người nào xấu xấu xay bột, lặt hành.
Người nào lanh lanh băm nhân, đổ bánh”.

30 thg 12, 2021

Khám phá hiện vật vô giá trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Hàng nghìn hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tái hiện một cách sinh động lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Tọa lạc tại số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong những bảo tàng quốc gia có lượng khách tham quan đông nhất Việt Nam.

Lạc lối giữa khu phổ cổ trên cao nguyên đá Đồng Văn

Với khung cảnh cổ kính cũng nét văn hóa bản địa độc đáo, phố cổ Đồng Văn sẽ khiến những vị khách miền xuôi khắc ghi trong tâm trí cả đời khi một lần ghé thăm.

Nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, phố cổ Đồng Văn là một trong những khu phố cổ nổi tiếng nhất Việt Nam.

Những phong cảnh tuyệt vời của mảnh đất Tiền Giang

Tên tỉnh Tiền Giang được đặt theo tên một trong hai nhánh chính của dòng Mekong. Miền đất này có nhiều cảnh đẹp gắn với sông nước và các miệt vườn trù phú.

Những ngôi nhà nhô ra mặt sông Bảo Định là một hình ảnh đặc trưng về thành phố Mỹ Tho, thủ phủ tỉnh Tiền Giang. Được khơi thông vào thời vua Gia Long, sông Bảo Định được coi là con kênh đào chiến lược quan trọng đầu tiên của miền Tây Nam Bộ

Con đường Hạnh Phúc huyền thoại của Hà Giang

Con đường Hạnh phúc của Hà Giang là nơi 14 thanh niên xung phong đã hy sinh trong quá trình mở đường, đem lại hạnh phúc thực sự cho đồng bào.

Trước thập niên 1960, từ thị xã Hà Giang lên đến huyện Mèo Vạc chưa có đường ô tô. Khi đó, chỉ có con đường mòn gập lởm chởm đá sỏi cho người đi bộ và ngựa thồ hàng xuyên qua một vùng núi non vô cùng hiểm trở.

Bún sứa Nha Trang

Không chỉ người dân địa phương mà khách du lịch khi ghé thăm Nha Trang đều “phải lòng” món bún sứa giòn sần sật - đặc sản miền biển có tác dụng “giải nhiệt” với âm thanh lúc thưởng thức khá vui tai.

Không chỉ nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp, những bãi biển trong xanh trải dài, Nha Trang còn “níu chân” du khách trong và ngoài nước bởi nền ẩm thực phong phú, nhiều món ăn ngon.

Bên cạnh những đặc sản được nhiều người biết đến như bánh xèo, bánh căn, yến sào..., ở vùng biển này còn có một món ăn bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn. Đó chính là bún sứa.

Bún sứa - đặc sản nổi danh của thành phố Nha Trang (Ảnh: @trangpinkyy)

Những điểm tham quan nên đến ở Xuyên Mộc

Suối nước nóng Bình Châu, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu... thu hút du khách nhờ vẻ đẹp hoang sơ cùng nhiều trải nghiệm thú vị.

Xuyên Mộc - một huyện lớn nhất của Bà Rịa - Vũng Tàu đã được thiên nhiên ưu ái ban cho phong cảnh nên thơ, hữu tình với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Du khách đến đây thỏa thích tắm biển và cảm nhận vẻ đẹp yên bình, êm đềm. Ảnh: Hữu Khoa

Nét độc đáo của nhà thờ Phủ Cam

Khác với các lăng tẩm, đền đài hay công trình tôn giáo cổ kính ở Huế, nhà thờ Phủ Cam mang phong cách kiến trúc hiện đại và ấn tượng.


Nhà thờ Phủ Cam nằm trên ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, ở bờ nam sông Hương, TP Huế. Công trình có một vị trí đẹp, với không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội. Đây là một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và có lịch sử khá lâu đời.

28 thg 12, 2021

Nhà thờ Đá Nha Trang

Nha Trang không chỉ được biết đến với cảnh biển thơ mộng, những bãi cát trắng trải dài, những hòn đảo nhỏ nên thơ mà còn có Nhà thờ Đá tuyệt đẹp - Công trình kiến trúc độc đáo hấp dẫn nhiều du khách ghé thăm.

Mang trên mình nét đẹp xưa cũ với lịch sử hơn 80 năm tuổi, ngôi nhà thờ tọa lạc giữa trung tâm thành phố Nha Trang, gần khu vực ngã 6 đầu đường Nguyễn Trãi giao với đường Thái Nguyên.

Giờ mở cửa, giờ làm lễ và giá vé nhà thờ đá Nha Trang:
- Giờ mở cửa nhà thờ:
+ Ngày thường: 5h30 – 17h
+ Chủ Nhật: 5h – 7h, 11h – 16h30
- Giờ làm lễ nhà thờ:
+ Ngày thường: 4h45, 17h
+ Chủ Nhật: 5h, 7h, 9h30, 15h, 16h30, 18h30
- Giá vé tham quan nhà thờ: không phí, vào tự do. 

Diện tích chính của Nhà thờ là khoảng 720 m², nằm ở độ cao 12 m trên đỉnh đồi Hoàng Lân. Đây là một ưu điểm của nhà thờ vì địa điểm này rất dễ tìm và cũng dễ di chuyển.

Quỳ Châu - Hấp dẫn một rẻo non cao

Sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh cũng như di tích văn hóa lịch sử, vùng đất Quỳ Châu đang là điểm đến lý tưởng cho những du khách thích tìm hiểu, khám phá giá trị văn hóa các dân tộc cũng như thưởng ngoạn, hòa mình vào thiên nhiên.

Trải nghiệm du lịch cộng đồng Hoa Tiến

Cách TP. Vinh khoảng 140km về phía Tây Bắc, Quỳ Châu – vùng đất trung tâm Phủ Quỳ xưa vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ, rất đỗi thanh bình. Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa phong phú, huyện Quỳ Châu đang tập trung phát triển điểm du lịch cộng đồng Hoa Tiến ngày càng xứng tầm, trở thành một điểm đến hấp dẫn với đa dạng các loại hình du lịch, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách.

Du khách trải nghiệm ở làng nghề dệt thổ cẩm bản Hoa Tiến, Quỳ Châu.

Vẻ đẹp Hòa Bắc

Ở Đà Nẵng, bên cạnh đèo Hải Vân hay bán đảo Sơn Trà, có một Hòa Bắc với những bãi cỏ, con suối hoang sơ thu hút mọi người tìm đến du ngoạn.

Xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang có cảnh quan đặc trưng là những ruộng, vườn nằm ven đôi bờ nơi dòng sông Cu Đê chảy qua.

Nước mắm cá đồng

Mùa đông, khi tiết trời trở lạnh cũng là lúc tôi nhớ chén mắm cá đồng với nồi cơm lúa mới. Nhiều người muối cá biển, nhưng bà tôi lại muối cá đồng, vì có hương vị rất đặc trưng.

Mùa mưa lũ, dòng nước từ thượng nguồn đổ về các con sông, ao hồ, ruộng đồng nước ngập trắng. Vô số các loại cá theo dòng thủy lưu về cư trú ở các ao, hồ... Như một sự ưu đãi của thiên nhiên, cá đồng luôn có nhiều trong mùa mưa lũ. Khi nước cạn, nhà nhà trong xóm xúm xít tát nước ở các ao, hồ... để bắt cá. Cá ăn không hết thì làm mắm. Cá đánh lưới về bỏ vào thau rồi nhặt sạch rác, rêu bị lẫn trong cá. Bà tôi làm sạch từng con cá dù lớn hay nhỏ, lấy nhúm lá chuối khô cuộn lại chà vào rổ cá cho sạch vẩy cá và nhớt cá.

Đậm đà vị mắm cá đồng. Ảnh: Trung Ân

Thơm ngon bánh bó

Vào dịp Tết, mẹ tôi thường làm bánh bó. Bánh bó là loại bánh truyền thống của người dân xứ Quảng. Tôi rất thích món bánh bó ở quê nhà, nhất là bánh do chính tay mẹ làm, bởi mùi vị thơm ngon, đậm đà tình quê.

Bánh bó được cắt thành lát. Ảnh: Kim Trang

Những địa danh mang chữ "bàu"

“Bàu” là một từ chỉ địa hình tự nhiên, xuất hiện phổ biến trong hàng trăm địa danh ở Quảng Ngãi. Nhưng dần về sau, vì nhiều nguyên nhân, một số tên gọi ấy giờ chỉ còn trong ký ức của các cụ lớn tuổi.

Tên gọi ruộng đồng, sông, núi...

Trong “Đại Nam quấc âm tự vị”- cuốn sách được xem là tự điển tiếng Việt đầu tiên của nước ta (xuất bản lần đầu tiên vào năm 1896), tác giả Huỳnh Tịnh Của đã giảng nghĩa từ “bàu” là “ao, vũng lớn” và dẫn chứng “bàu tắm tượng” nghĩa là “hồ tắm tượng”, “bàu sen” là hồ sen, “bàu rau muống” là “bàu thả rau muống”...

Sông Bàu Giang đoạn chảy qua địa phận phường Nghĩa Lộ (TP.Quảng Ngãi). Ảnh: Ý THU

Kiệt tác nhà thờ gỗ Kon Tum

Trên bản đồ du lịch các tỉnh Tây Nguyên có một địa chỉ hầu như ít du khách nào bỏ qua, đó là nhà thờ chánh tòa Kon Tum (số 13 đường Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum), ngôi nhà thờ cổ hơn 100 tuổi làm bằng gỗ tuyệt đẹp, xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác các công trình kiến trúc Công giáo bằng gỗ ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Từ giữa thế kỉ 19, theo bước chân của các nhà truyền giáo phương Tây, đạo Công giáo bắt đầu có mặt ở Tây Nguyên, trong đó có Kon Tum. Thuở sơ khai, các cơ sở thờ tự ở xứ này đa phần đều có quy mô nhỏ, được làm bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá... Mãi về sau, khi giáo dân đông lên người ta mới tính tới chuyện xây cất những ngôi nhà thờ lớn, trong đó có nhà thờ gỗ Kon Tum.

27 thg 12, 2021

Địa đạo nơi các tướng lĩnh bộ đội Trường Sơn hoạt động

Trong khuôn viên rộng khoảng 5.000 m² tại Hương Khê (Hà Tĩnh) là hệ thống đường hầm, hào, địa đạo được kết nối với nhau và là nơi được Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên chọn đặt sở chỉ huy tiền phương.

Năm 1966, do bị địch đánh bom, bắn phá, Sở chỉ huy tiền phương Tổng cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 và Đoàn 500 đã quyết định di chuyển từ huyện Minh Hóa (Quảng Bình) về đóng quân tại xã Hương Đô (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).

Đây là nơi được Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Tiền phương kiêm Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn đặt Sở chỉ huy từ năm 1966 - 1970 của 3 đơn vị: Tiền phương Tổng cục Hậu cần; Bộ Tư lệnh Đoàn 559; Bộ Tư lệnh Đoàn 500.

Hành trình chinh phục Ngũ Chỉ Sơn - đệ nhất hùng sơn Tây Bắc

Núi Ngũ Chỉ Sơn cao 2858 m, được xem là đệ nhất hùng sơn của Tây Bắc, nằm ở xã Tả Giàng Phình, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Nhìn từ xa, 5 ngọn núi nằm sát nhau như năm ngón tay xòe thẳng lên trời trông sừng sững, hùng vĩ và bí ẩn.

Đường chinh phục núi Ngũ Chỉ Sơn. (Ảnh: Mạnh Chiến).

Cổng trời Tam Đảo

Cổng Trời Tam Đảo là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi bạn du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Nơi đây sở hữu vẻ đẹp phong cảnh hữu tình với núi non trùng điệp, mây trôi lững lờ.

Nằm cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 70 km, cổng trời Tam Đảo là một địa danh du lịch nổi tiếng của vùng sơn cước Tam Đảo. Đây chắc chắn là điểm đến lý tưởng dành cho du khách nếu muốn chiêm ngưỡng thiên nhiên và hưởng không khí mát mẻ, trong lành.

Thánh địa La Vang đón Giáng sinh

Gần Giáng sinh, tại thánh địa La Vang - hang đá được dựng trước tháp chuông cũ, giáo dân cùng nhau thu dọn khuôn viên.

Thánh địa La Vang nằm ở xã Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị. Đây là nơi hành hương quan trọng với người theo Công giáo Việt Nam, đồng thời là một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị.

Chùa Phù Ly – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp trên đất Vĩnh Long

Được bao quanh bởi những cây sao cổ thụ và những cây thốt nốt xanh mát nên Chùa Phù Ly 1 có khung cảnh rất thanh tịnh là điểm du lịch Vĩnh Long ấn tượng mà du khách không nên bỏ qua.

Chùa Phù Ly – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp trên đất Vĩnh Long

Vãn cảnh Chùa Tuyên Linh – Khu lưu niệm Nguyễn Sinh Sắc ở Bến Tre

Chùa Tuyên Linh từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh lý tưởng để người dân địa phương cũng như khách du lịch Bến Tre tới hành hương, vãn cảnh, gửi gắm những ước nguyện, cầu mong cho mọi sự bình an và may mắn. Chùa Tuyên Linh nổi tiếng không chỉ là một trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bến Tre mà còn bởi bề dày lịch sử Cách mạng. Nơi đây gắn liền với Tổ Khánh Hòa – một vị cao tăng của Phật giáo Nam Bộ, một nhà sư uyên thâm Phật pháp và là lá cờ đầu trong phong trào Chấn hưng Phật giáo nước nhà nửa đầu thế kỷ XX. Đặc biệt ngôi cổ tự này còn diễn ra cuộc hội ngộ giữa Hòa thượng Khánh Hòa với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Hồ Chủ tịch.

Chùa Tuyên Linh – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Bến Tre

Hành hương về Tổ đình Kim Cang – Long An

Tổ đình Kim Cang được xem là trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng tài vào thế kỷ XIX của Nam Bộ. Hiện nay vẫn lưu giữ một bộ mộc bản ghi khắc những kinh điển nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa như kinh Pháp hoa, kinh Sám hối, Ngũ hối…Những mộc bản đó được chính tay Sư tổ của Tổ đình chạm khắc và lưu giữ đến ngày nay. Ngôi cổ tự này còn có câu chuyện đi cùng mang màu sắc liêu trai, thu hút, trở thành điểm nhấn cho du lịch Long An.

Tổ Đình Kim Cang – Long An

Chợ Vị Thanh – Chợ quê giữa lòng thành phố

Du lịch Hậu Giang, bạn hãy một lần ghé qua chợ Vị Thanh để mua được những loại nông sản sạch tươi ngon, trải nghiệm và hiểu thêm về văn hóa của chợ quê vùng sông nước miền Tây.

Chợ Vị Thanh

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Vị Hưng ở Hậu Giang

Xuôi dòng kênh xáng Xà No đến gần chân cầu Xà No, hiện lên trước mắt du khách là nhà thờ Vị Hưng với màu trắng nổi bật cùng màu ngói đỏ uốn cong, nhiều lớp mái xếp chồng lên nhau. Du lịch Miền Tây ghé thăm nhà thờ Vị Hưng ở Hậu Giang bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ cầu nguyện tại cùng người dân xứ đạo, và chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp. Đặc biệt vào dịp Giáng sinh, nhà thờ sẽ được trang hoàng rực rỡ với cây thông lung linh và hang đá được thiết kế cầu kỳ trong khuôn viên nhà thờ.

Nhà Thờ Vị Hưng bên Kênh Xáng Xà No thơ mộng

26 thg 12, 2021

Chùa Mục đồng ở Gò Công Tây

Chùa Thiên Trường

Chùa Thiên Trường ở huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang còn được gọi là chùa Mục đồng, tức ngôi chùa do trẻ chăn trâu tạo dựng nên. Như lịch sử tạo dựng của hầu hết các ngôi chùa Mục đồng ở miền Nam, câu chuyện về chùa Thiên Trường như sau:

Xưa kia tại phủ Tân Hòa, tỉnh Gia Định (một phần xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây hiện nay) cánh đồng mênh mông. Bên bờ sông Tra uốn lượn hiền hòa, có rừng lá chạy dài tới thôn Lợi An (chùa Thiên Trường hiện nay ở cuối rừng). 
Các trẻ chăn trâu ở thôn Bình Phục Nhì (nay là xã Bình Nhì) thả trâu đến rừng lá ăn cỏ bên đầm lầy và nghỉ ngơi. Nhân đó, họ nặn tượng Phật bằng đất sét chơi rồi đem thả xuống ao cho Phật tắm. Lạ thay các tượng ấy lại nổi trên mặt nước. Đám mục đồng thấy vậy vớt tượng lên rồi che một am tranh để thờ.

Bước qua đình làng về miền cổ tích

Khu vực ngoại thành phía Nam Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng về quần thể kiến trúc đình làng cổ kính với cảnh sắc thiên nhiên được ví như miền cổ tích.

Cách trung tâm Hà Nội 25km về phía Nam, làng An Duyên (Tô Hiệu, Thường Tín, HN) có tên nôm là làng Mui.

Bánh đa xúc hến Đô Lương thơm lừng...

Gạo tẻ thơm bùi hòa với vừng đen hảo hạng và chất cay nồng của tiêu, tỏi, ớt tạo nên hương vị đặc trưng của bánh đa Đô Lương (Nghệ An). Chiếc bánh chỉ bé vừa chiếc đĩa, nhưng khi ăn có đủ vị bùi, mặn, cay,…không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu nước ngoài.

Trải qua 300 năm, người dân làng Vĩnh Đức (thị trấn Đô Lương, Nghệ An) vẫn luôn duy trì và phát triển nghề làm bánh đa. Những ngày cuối năm, làng nghề lại càng sôi động, tất bật sản xuất bánh đa phục vụ ngày Tết.

Mo Mường

Mo trong đời sống người Mường là tên gọi một loại nghề nghiệp, một loại hình di sản văn hóa có tính nguyên hợp, là hoạt động diễn xướng văn hóa, văn nghệ dân gian chỉ thực hiện trong tang lễ và một số nghi lễ tín ngưỡng, nghi lễ vòng đời của người Mường. Nó bao gồm ba lĩnh vực chính cấu thành: Lời Mo, môi trường diễn xướng, con người thực hành diễn xướng Mo tức là Nghệ nhân Mo. Trong đó lời Mo gắn liền với Nghệ nhân Mo chiếm vị trí quan trọng nhất.

Thầy mo làm lễ cúng trong Lễ Mát nhà

Huyền bí những chiếc cầu thang nhà dài của người Ê Đê

Vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ hiện còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc, trong đó có người Ê Đê. Một trong những nét văn hóa đặc sắc phải kể đến là kiến trúc nhà dài, ở đó chứa đựng một sự huyền bí, ý nghĩa sâu sắc về chiếc cầu thang được điêu khắc họa tiết “đôi bầu vú”, “vầng trăng khuyết”.

Nhà dài là kiến trúc đặc trưng của đồng bào dân tộc Ê Đê

22 thg 12, 2021

Ngôi đền thờ phụng 8 vị vua nhà Lý được cấu trúc theo kiểu 'kinh đô'

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) cùng với khu lăng mộ các vua nhà Lý là di tích quốc gia đặc biệt. Đây cũng là công trình văn hóa, lịch sử quan trọng nhất của thành phố trẻ Từ Sơn.

Nằm cách Hà Nội chỉ chừng 20km về phía Bắc, đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) tọa lạc tại xóm Thượng, thôn Đình Bảng (nay là khu phố Thượng, phường Đình Bảng, TP. Từ Sơn, Bắc Ninh).

Là một quần thể tín ngưỡng thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý, đền Đô được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vào ngày 25/01/1991. Năm 2014, nơi đây cùng với khu lăng mộ các vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

21 thg 12, 2021

Độc đáo đền cổ thờ Cá Ông nhiều nhất xứ Nghệ

Dù trải qua hơn 350 năm, lại bị chiến tranh tàn phá nhưng ngôi đền làng Hiếu tại phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) vẫn giữ được nét cổ kính của mình. Thậm chí, tại ngôi đền này có một “nghĩa trang” chôn cất xương cốt cá voi (hay còn gọi Cá Ông). Đến nay, ngôi đền trở thành điểm đến linh thiêng không chỉ ngư dân nơi đây mà còn là nơi du khách thập phương đến thắp hương mỗi khi về với vùng đất Cửa Hội. 

Đền làng Hiếu nơi thờ tự bản cảnh Thành Hoàng và nơi chôn cất xương cốt của gần 90 con cá Voi.

Leo núi Đại Bàng vùng suối khoáng Kim Bôi

Đây là điểm đến mới cách Hà Nội hơn 70 km, nơi du khách có thể kết hợp leo núi và nghỉ dưỡng tắm khoáng.

Vùng đất Kim Bôi còn có tên gọi là xứ Mường Động - nơi ở của người Mường Cổ, giữa 4 xứ Mường lớn nằm trên những cánh đồng trù phú của Hòa Bình là Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. Từ trước đến nay, Kim Bôi vẫn hút khách bằng các trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng với một trong những nguồn nước khoáng nóng chất lượng nhất miền Bắc. Đến đây, du khách cũng được ăn ngon với các đặc sản của người Mường như cơm lam, thịt lợn nướng mẹt, trải nghiệm văn hóa người Mường và uống nước khoáng tinh khiết.

Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh

Di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lúc 17 giờ 11 phút ngày 15.12, tại phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Paris (Cộng hòa Pháp), di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Những vòng xòe không có giới hạn số lượng người tham gia. TL

19 thg 12, 2021

Về Sơn La xem điệu xòe Thái

Ở vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, ranh giới giữa người xòe và người xem xòe thường không phân biệt rõ ràng. Những người biểu diễn và người xem luôn hòa đồng, cộng cảm cùng nắm tay nhau để hòa chung vào nhịp xòe…

Vòng xòe ngày hội

Sống giữa thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc gắn với tín ngưỡng đa thần. Trong các lễ hội, người Thái luôn cầu khấn các vị thần linh, tổ tiên trợ giúp cho cuộc sống con người khoẻ mạnh, sung túc; gia súc, gia cầm sinh sôi nảy nở; mùa màng tươi tốt bội thu. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, mọi người lại nắm tay nhau quanh đống lửa nhảy múa ăn mừng. Những điệu xòe hình thành, phát triển và hoàn thiện, mô phỏng những bước đi của cha ông khai phá đất đai, làm nương, trồng lúa, lấy nước.

Thịt chua - Món ẩm thực hấp dẫn của người Mường

Đến Phú Thọ, bạn sẽ được giới thiệu món thịt chua của đồng bào dân tộc Mường. Vị chua của thịt lên men, vị giòn của bì và hương thơm bùi bùi của thính hòa quyện tạo nên món ăn đậm đà hương vị khiến thực khách thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Để có món thịt chua ngon trước hết phải chọn được nguyên liệu thịt lợn sạch

Hẻm Tu Sản - danh thắng kỳ vĩ của Hà Giang

Hẻm núi đá sâu, với làn nước xanh mướt như ngọc, mang đến cảm giác thư thái cho du khách.

Hẻm Tu Sản nằm dưới chân đèo Mã Pí Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang), dòng sông Nho Quế xanh ngắt như sợi chỉ len lỏi theo đường cong của con đường Hạnh Phúc. Năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp khu vực này là Di tích Danh lam thắng cảnh Việt Nam. Sông Nho Quế được vinh danh là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam.

18 thg 12, 2021

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng

Sản phẩm mỳ chũ của huyện miền núi Lục Ngạn, Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi. Thế nhưng, quy trình làm ra sợi mỳ mỏng manh, thơm ngon, dẻo dai đó thì không phải ai cũng biết.


Như "ngọc càng mài càng sáng", sợi mỳ chũ cũng phải trải qua một quy trình khắt khe cùng đôi bàn tay khéo léo của người thợ làm mỳ. Mỳ chũ kén gạo. Ngoài gạo Bao Thai thơm ngon được cấy trên vùng đồi Lục Ngạn thì chỉ có những hạt gạo trắng trong, căng tròn của quê lúa Thái Bình mới được dùng làm nguyên liệu làm mỳ.

Trải nghiệm thú “săn tuyết” trên đỉnh Mẫu Sơn

Đỉnh núi Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) có độ cao khoảng 1.000 m so với với mực nước biển, địa điểm này quanh năm sương mù bao phủ. Đến Mẫu Sơn vào thời gian từ tháng 12 tới tháng 1, nhiều du khách được trải nghiệm thú “săn tuyết” thú vị, ấn tượng tuyệt vời.

"Săn tuyết" trên đỉnh Mẫu Sơn- Ảnh Nguyễn Sơn Tùng

Điểm du lịch Mẫu Sơn nằm cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông, trên địa bàn 3 xã là Mẫu Sơn, Công Sơn (huyện Cao Lộc) và Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Là nơi có luồng không khí lạnh đi qua nhiều nhất của Việt Nam, nơi đây quanh năm sương mù bao phủ và vào mùa đông thường có tuyết rơi.

Ấn tượng trang sức của phụ nữ Tà Ôi

Dân tộc Tà Ôi có những nét văn hóa độc đáo. Một phần trong những sắc thái độc đáo đó là những trang sức truyền thống. Đối với phụ nữ Tà Ôi, loại trang sức được ưa chuộng nhất là chuỗi hạt đeo cổ, vòng đeo cổ và khuyên tai.

Một số trang sức của đồng bào Tà Ôi.

Một số tài liệu nghiên cứu về bản sắc các dân tộc ghi lại: Phụ nữ Tà Ôi từ xưa đến nay thích đeo nhiều chuỗi hạt quanh cổ và dài trễ xuống ngực, trong đó phổ biến là loại chuỗi hạt được làm từ ba loại hạt cườm nhựa có màu sắc và kích cỡ khác nhau để xâu dây làm thành các chuỗi hạt đeo cổ hạt to, hạt vừa, hạt nhỏ.

Phụ nữ Lô Lô và trang sức bạc

Trong bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số, với phụ nữ Lô Lô ngoài nét độc đáo của bộ trang phục truyền thống, thì phụ kiện đi kèm như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai... cũng là điểm đặc trưng, thể hiện nét văn hóa riêng.

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Lô Lô thường được trang trí thêm bằng những chiếc vòng bạc.

Trong đó, vòng cổ bằng bạc là trang sức đắt tiền, ấn tượng nhất của người Lô Lô. Bởi số bạc để tạo ra chiếc vòng khá lớn. Các vòng cổ tăng dần về kích cỡ để khi đeo không chồng lên nhau mà so le tạo điểm nhấn. Những chiếc vòng cổ bằng bạc không được chạm khắc hoa văn cầu kỳ mà thường được uốn cong thành hình tròn. Vòng luôn có chu vi rộng hơn vòng cổ bình thường của người đeo, không có khóa mà thay vào đó là hai núm tạo móc hình mỏ vịt để khi đeo móc lại với nhau.

Độc đáo lễ mát nhà của người Mường

Đồng bào dân tộc Mường có nhiều nghi lễ đặc sắc. Trong đó có Lễ Mát nhà như là một lễ giải hạn, để hóa giải những điều xấu, cầu cho mọi điều tốt tươi, may mắn.

Thầy mo vẩy nước để làm phép trong lễ Mát nhà.

Theo truyền thống của người Mường, thông thường khi lúa đã thu hoạch, vụ mùa hoàn tất, họ sẽ tiến hành lễ Mát nhà. Tuy nhiên ngày nay, thời gian tổ chức lễ trong nhiều gia đình không còn bị áp đặt như trước. Người ta có thể tổ chức trước hoặc sau mỗi vụ mùa. Ông Đinh Ngọc Lương - một người dân tộc Mường (Hòa Bình) đang sinh sống tại Làng văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết: “Có những nhà họ làm trước gặt, cũng có những nhà làm sau gặt. Nếu làm trước mùa gặt thì có nghĩa cầu cho may mắn đến với mùa màng. Còn làm sau mùa gặt thì cầu cho mùa tới nở hoa kết trái”.

15 thg 12, 2021

Mê mẩn miền cải trắng đầu đông

Những cơn gió mùa xứ lạnh tràn về Bắc bộ báo hiệu một mùa đông đã về. Đông đến, đất trời u ám, hơi lạnh lan tỏa khắp muôn nơi… Trong không gian ấy, một loài hoa bắt đầu tỏa sáng - hoa cải trắng.

Hoa cải trắng đi vào thơ, vào nhạc và như một loài hoa báo hiệu mùa đông xứ Bắc. Ta có thể bắt gặp những ruộng cải nở trắng trên ruộng đồng, bên sông ngòi và ở cả miền núi đồi xa xăm Tây Bắc.

Nhiều năm qua lữ khách quen hẹn hò nhau trải nghiệm miền cải trắng bạt ngàn ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Năm nay chúng tôi đã được mách nước để tìm về một miền hoa cải khác mang tên Cò Nòi, thuộc huyện Mai Sơn, Sơn La. Xã vùng cao Cò Nòi nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 270km về phía Tây Bắc theo hướng QL 6. Nếu dân phượt muốn trải nghiệm QL 32 và 37 nhiều thú vị hơn thì sẽ rút ngắn được hơn 20km so với cung đường nói trên.

Miền cải trắng Cò Nòi giữa trời đông u ám

Chợ ở Châu Phú xưa và nay

Qua nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ huyện Châu Phú 1930 – 2015, tái bản lần thứ I năm 2016, cho chúng ta biết trong những ngày đầu khai hoang, mở đất Châu Phú đầy gian khổ, hiểm nguy. Những lưu dân người Việt từ mọi miền đất nước về đây tạo lập nên những thành quả rất đáng tự hào, để có một huyện Châu Phú sung túc, tươi đẹp như hôm nay.

Với hoàn cảnh khác nhau, họ đến đây cùng một mục đích là mưu cầu cuộc sống, họ đã sống và gắn chặt với thiên nhiên, chiến thắng tất cả nỗi sợ “Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”, họ đã biến tất cả những gì có sẵn trên mảnh đất “Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma” này trở thành những thứ ngọt lành để phục vụ cho chính nhu cầu trong đời sống thường ngày của họ.

Dẻo, thơm bánh tro của người Nùng

Chuyến tác nghiệp tìm hiểu bánh tro của người Nùng ở thôn Đăk Xuân, xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) cho tôi một trải nghiệm thú vị về món bánh tro của người dân nơi đây. Bánh tro tuy dân dã, nhưng có hương thơm đặc trưng riêng, khó quên.

Thôn Đăk Xuân có gần 90% dân số là người Nùng, từ miền Bắc di cư vào đây theo diện kinh tế mới. Chính sự quần cư đông mà người Nùng ở thôn Đăk Xuân còn giữ được khá nguyên vẹn những phong tục, tập quán đặc sắc của dân tộc mình.

Chuyến tác nghiệp lần này, tôi được ông Trương Văn Học - Bí thư Chi bộ thôn Đăk Xuân mời dùng bữa cơm trưa tại nhà. Tại đây, tôi vô tình phát hiện một món bánh nếp khá lạ, mà từ trước đến nay chưa từng được biết đến. Nếm thử, vị của bánh có mùi lá đót hòa quyện với gạo nếp thơm, dẻo, tạo nên sự kết hợp hài hòa, hấp dẫn đến lạ. Dù bánh tro nếp không hề có nhân, nhưng vẫn mang đến cho tôi cảm giác bùi, ngậy… thú vị vì nét đặc trưng riêng, cuốn hút.

Bà Bay bận rộn với những mẻ bánh tro mới ra lò. Ảnh: T.T

Đền Thờ Vua Hùng Cần Thơ – Điểm du lịch tâm linh ý nghĩa

Đền thờ vua Hùng là điểm du lịch Cần Thơ ý nghĩa và mang đậm màu sắc tâm linh. Công trình có giá trị đặc biệt quan trọng, thể hiện lòng thành kính, thiêng liêng hướng về cội nguồn dân tộc và là điểm nhấn văn hóa cho TP Cần Thơ.

Đền Thờ Các Vua Hùng Cần Thơ

14 thg 12, 2021

Về Bắc Giang ngắm 'thần mộc' được vua phong

Vào thế kỉ thứ XVIII, trong một lần về đất Tiên Lục (Lạng Giang, Bắc Giang), vua Lê Cảnh Hưng ghé thăm cây dã hương và phong cho cây là "Quốc chúa đô mộc Dã đại vương" - Cây dã hương lớn nhất nước.

Cây dã hương nghìn năm tuổi ở Tiên Lục, Bắc Giang là cây thuộc họ long não, là loại cây quý hiếm, có thể sống hàng nghìn năm. Năm 1938, cây được trường Viễn Đông Bác Cổ xếp vào loại cây cổ hiếm có xứ Bắc Kỳ. Cây còn được ghi trong cuốn Bách khoa toàn thư của Pháp là một trong những cây lâu đời nhất thế giới.

Kỳ vĩ thác nước cao hơn 150m giữa núi rừng miền tây xứ Nghệ

Thác nước có độ cao hơn 150m mang vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ vĩ ở xứ Nghệ.

Cách cột mốc cây số 0 khoảng 30 km, thác Bồn (thuộc xóm Hồng Sơn, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) là một trong những ngọn thác đẹp nhất xứ Nghệ.

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị

Cửu đỉnh triều Nguyễn là bảo vật quốc gia dạng độc bản, có một mà không có hai. Được khởi tạo dưới thời vua Minh Mạng, trải qua quãng thời gian 200 năm với bao biến thiên thời cuộc, Cửu đỉnh đến nay vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu.

Thế Tổ miếu

13 thg 12, 2021

Băng rừng leo đỉnh Nhìu Cồ San

Nhìu Cồ San (2.965 m) là đỉnh núi cao thứ 9 tại Việt Nam thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, thu hút phượt thủ bởi vẻ hoang sơ và thảm thực vật phong phú.


Nhìu Cồ San trong tiếng dân tộc H'Mông có nghĩa là "sừng trâu". Núi nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách Sa Pa khoảng 60 km. Hiện nay, du khách muốn trekking đỉnh núi này thường đón xe khách đến Sa Pa, đi tiếp tới xã Dền Sáng (trên đường đi qua UBND huyện Bát Xát để khai báo di chuyển), tiếp tục đón xe ôm của dân địa phương tới bản Nhìu Cồ San. Cung đường cuối cùng từ Dền Sáng đến Nhìu Cồ San chưa đến 10 km nhưng đầy đá hộc và dốc cao chỉ tay lái cứng bằng xe máy mới đi được.

Lối trekking từ bản lên núi sẽ bắt đầu ở con đường hai bên là ruộng bậc thang mùa cạn nước, chỉ còn trơ gốc rạ và những bờ rào đá thô sơ.