Hiển thị các bài đăng có nhãn người Chăm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Chăm. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 8, 2024

Văn hóa ẩm thực trong lễ hội của người Chăm

Ẩm thực trong lễ hội của người Chăm tỉnh Bình Thuận là một nét văn hóa độc đáo. Nét độc đáo ấy không phải là ở những món ăn cao lương mỹ vị, đắt tiền mà nó mang vẻ bình dị, mộc mạc.

Người Chăm bày biện đồ cúng độc đáo trong lễ tảo mộ. Ảnh: Nguyễn Thành

22 thg 7, 2024

Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh

Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm của đan lát gồm có thúng, mủng, nia, giỏ đựng chén, đĩa, giỏ đựng cá… Bên cạnh đó, người Chăm còn làm nghề đan lưới để đánh bắt cá. Tuy nhiên hiện nay, người Chăm chỉ còn bảo tồn nghề đan lát gùi để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hằng ngày. Để làm ra một cái gùi hoàn chỉnh, đòi hỏi người thợ cần phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và khéo léo cùng với kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm.

Nguyên liệu làm gùi

Nguyên liệu chính để làm gùi là cây lồ ô, cây tre và dây mây. Nguồn nguyên liệu này, được khai thác tại chỗ trong khu rừng Tánh Linh. Lựa chọn những cây lồ ô thẳng, không quá già hoặc quá non chặt mang về nhà để làm nguyên liệu đan gùi. Cây lồ ô được xử lý bằng cách ngâm dưới nước suối để không bị mối, mọt gây hại. Cây tre chặt ra thành từng đoạn, chẻ ra và vót mỏng tách lớp vỏ để làm nguyên liệu đan.

8 thg 4, 2024

Nghệ thuật múa trống đôi của người Chăm H’roi

Với người Chăm H’roi sinh sống ở huyện Vân Canh (Bình Định), múa trống đôi (còn gọi là kơ-toang) là di sản văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, trước nguy cơ mai một ở huyện Vân Canh hiện tại vẫn còn một số nghệ nhân tâm huyết với loại nhạc cụ này nên ngày đêm ra sức gìn giữ và truyền dạy cho con cháu.

Già làng Lê Văn Ru (người cầm cây nêu) là một trong số ít những người am hiểu trống kơ-toang và văn hóa truyền thống của người Chăm H’roi huyện Vân Canh

Đắm say tiếng trống K’toang của người Chăm H’roi

Với người Chăm H’roi (một nhánh của dân tộc Chăm), sinh sống ở huyện Vân Canh (Bình Định), trống K’toang (hay còn gọi trống đôi), là di sản văn hóa độc đáo, là một trong những nhạc cụ đặc sắc nhất trong kho tàng âm nhạc của họ. Dù hiện nay, tiếng K’toang ít có dịp được vang lên, nhưng các nghệ nhân vẫn đang dồn tâm huyết để giữ gìn và nắm bắt các cơ hội để tiếng K'toang lại được "nói chuyện" với mọi người.

Trống K’toang thường được biểu diễn ở những lễ hội của người Chăm H’roi

5 thg 4, 2024

Nghi lễ nhập Kut của người Chăm

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, đồng bào nhận diện nhau không chỉ bằng sợi dây huyết thống mà còn dựa vào yếu tố cùng chung nguồn gốc dòng tộc. Mỗi dòng tộc của người Chăm có một nhà Kut giống như nghĩa trang. Những thành viên trong cùng một dòng tộc không được quan hệ hôn nhân với nhau, cho dù đã trải qua nhiều thế hệ. Người Chăm khi chết sẽ làm lễ hoả táng, sau đó, họ chỉ giữ lại 9 miếng xương vùng trán được cắt nhỏ bằng hình đồng xu để làm lễ nhập Kut. Đó là nét đặc trưng cơ bản trong sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Chăm Bàlamôn giáo.

Một dòng tộc người Chăm trên đường đến nhà Kut

1 thg 4, 2024

Tết Ramưwan đầm ấm của đồng bào Chăm Ninh Thuận

Ninh Thuận là địa phương có cộng đồng người Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước với 3 nhóm tôn giáo chính gồm: Đạo Bàlamôn (trên 50.000 người) Hồi giáo Bàni (trên 30.000 người và Hồi giáo Islam (trên 3.000 người). Đối với đồng bào Chăm theo đạo Đạo Bàlamôn có Tết Ka tê là tết cổ truyền thì cộng đồng người Chăm Hồi giáo Bàni và Hồi giáo Islam có Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng Chay - niệm) là tết cổ truyền mang đậm sắc thái riêng.

Lễ tảo mộ - một nghi lễ trong Lễ hội Ramưwan của đồng bào Chăm Bàni Ninh Thuận (Ảnh tư liệu)

3 thg 1, 2024

Xôi ngọt xứ Quảng, nhớ vị bánh chè Palei

Món xôi ngọt của người Quảng có nét tương đồng với bánh xôi chè của người Chăm và luôn xuất hiện trong các dịp quan trọng như lễ tết, dâng cúng ông bà tổ tiên... 

Muk buh - bà chủ lễ đong gạo nếp làm bánh xôi chè.

30 thg 11, 2023

Về An Giang khám phá văn hóa độc đáo ở làng Chăm Châu Phong

Làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu) là một trong những điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến tỉnh An Giang.

26 thg 10, 2023

Rực rỡ kho tàng di sản văn hóa Chăm

Quần thể tháp Pô Klong Garai (Ninh Thuận) được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia có trang trí nhiều họa tiết gốm Chăm đặc sắc. Ảnh: Nguyễn Luân/ Báo ảnh Việt Nam

Nền văn hóa Chăm vô cùng rực rỡ với nhiều lễ hội, di tích, nghề truyền thống, trong đó có “Nghệ thuật làm gốm Chăm” được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu văn hóa của đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam.

19 thg 10, 2023

Nét đẹp trong trang phục đồng bào Chăm ở An Giang

Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm ở An Giang được giữ gìn đến ngày nay là một tín hiệu văn hóa mà họ luôn tự hào. Nét đẹp, tính thẩm mỹ sáng tạo trong từng chiếc khăn, cái nón, thước vải thổ cẩm rực rỡ… đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hút khách.

Phụ nữ Chăm diện những bộ đồ kín đáo, nhưng rất quyến rũ. Nét đẹp ấy sẽ thêm phần kiêu sa khi họ có dịp đội lên đầu chiếc khăn Mispok vào những dịp trang trọng của cộng đồng. Khác với khăn Mispok sản xuất bằng máy thêu, toàn tỉnh An Giang chỉ còn xóm Chăm Châu Giang giữ nghề thêu khăn Mispok thủ công. Giá 1 chiếc khăn từ 850.000 đến hơn 1 triệu đồng.

6 thg 7, 2023

Nụ cười mùa Roya Haji

Bà con nhiều làng Chăm tỉnh An Giang sống dọc theo dòng Hậu Giang hiền hòa, cũng mang tính cách hiền hòa, chất phác như phù sa. Một mùa Tết chịu tuổi (Roya Haji) sắp về, phủ đầy ước vọng bình yên, hạnh phúc, may mắn ở từng mái nhà, từng thánh đường, trong từng nụ cười…

Trong nắng chiều, Thánh đường Masjid Al Ehsan (xã Đa Phước, huyện An Phú) bàng bạc một màu cổ tích, như trong chuyện “Nghìn lẻ một đêm”.

7 thg 11, 2022

Xóm Bàu Bắc- địa bàn cư trú lâu đời của người Chăm Tây Ninh

Đây là xóm có rất đông bà con dân tộc Chăm làm ăn sinh sống. Có thể nói, địa bàn này là nơi định cư đầu tiên cũng như lâu đời nhất của người Chăm Tây Ninh từ hơn hai trăm năm mươi năm qua.

Làng Chăm Bàu Bắc

Bàu Bắc là tên cái xóm cũ thuộc xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, nay là khu vực liên thông giữa hai ấp Tân Trung A và Tân Trung B, nằm ven trục tỉnh lộ 785. Đây là xóm có rất đông bà con dân tộc Chăm làm ăn sinh sống. Có thể nói, địa bàn này là nơi định cư đầu tiên cũng như lâu đời nhất của người Chăm Tây Ninh từ hơn hai trăm năm mươi năm qua.

3 thg 11, 2022

Lễ hội Katê của người Chăm

Người Chăm khắp nơi đổ về di tích tháp Pô Sah Inư ở TP Phan Thiết dự lễ hội Katê, ngày 25/10.


Hàng năm, cứ đến ngày đầu tháng 7 Chăm lịch, người Chăm khắp tỉnh Bình Thuận lại đổ về di tích tháp Pô Sah Inư, phường Phú Hài, TP Phan Thiết tham dự lễ hội Katê, nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời ở địa phương.

Từ 7h30, đoàn người hòa mình vào nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội là cuộc rước y trang Mẹ xứ sở (nữ thần Pô Sah Inư) từ chân đồi Bà Nài lên đền tháp để hành lễ. Nam thanh, nữ tú, người trẻ, người già... ai cũng mặc bộ trang phục truyền thống để dự hội.

16 thg 3, 2022

Độc đáo tục cấm ân ái ba đêm đầu sau khi cưới của người Chăm ở Ninh Thuận

Với người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, trong ba đêm đầu tiên sau khi cưới, đôi vợ chồng trẻ chỉ được trò chuyện với nhau, không có bất cứ ý niệm nào về nhục dục. Lúc ngủ, trò chuyện không được quay lưng với nhau. Cha mẹ đỡ đầu sẽ ngủ ngoài phòng the để canh giữ hai vợ chồng.

Cô dâu và chú rể người Chăm trong ngày cưới.

8 thg 3, 2022

Văn hóa ẩm thực của người Chăm ở Đồng bằng sông Cửu Long

Người Chăm tại ÐBSCL phần lớn sinh sống ở An Giang. Cũng như các dân tộc khác, đồng bào Chăm có văn hóa ẩm thực đặc trưng. Với tập quán ăn bốc bằng ba ngón tay của bàn tay phải, người Chăm ở ÐBSCL thường chế biến thức ăn khô; chỉ dùng muỗng trong những món ăn có nước.

Bữa cơm tại một thánh đường ở An Giang. Ảnh: Vĩnh Thông

Vì ăn bốc nên trong các bữa tiệc ở tiểu thánh đường, người ta thường đem ra một ấm nước sạch và một chậu nhôm để thực khách rửa tay trước và sau khi ăn. Những cử chỉ lịch sự là không mút tay, không nhặt thức ăn đã rơi ra chiếu đút vào miệng và không xỉa răng trước công chúng. Một nét nổi bật nữa là do theo tín ngưỡng Hồi giáo Islam nên người Chăm ở ÐBSCL cử ăn thịt heo.

21 thg 7, 2021

Lễ Pok Tapah của người Chăm Bà - La - Môn

Lễ Pok Tapah (tôn chức Phó Cả sư) là nghi lễ quan trọng nhất, tái hiện quá trình hình thành một tu sĩ Bà-la-môn giáo, thu hút đông đảo chức sắc Bà-la-môn trong cộng đồng người Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tham dự.

Các nghi lễ Pok Tapah kể lại hành trình của một người tu hành Bà-la-môn. Ảnh: Tuệ Tri

11 thg 10, 2020

Lễ rước và thay y trang cho thần vua trong lễ hội Ka Tê

Vào dịp năm mới người Chăm tổ chức lễ hội lớn gọi là lễ hội Ka Tê để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, ông bà tổ tiên và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các nghi lễ thiêng liêng thường được diễn ra tại khu đền tháp thờ thần vua. Nghi lễ quan trọng nhất trong lễ hội này là Lễ rước và thay y trang cho thần vua. Lễ hội được diễn ra trong 3 ngày đầu tháng 7 (theo lịch Chăm), khoảng cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 Dương lịch. 

Nét đời sống tâm linh 

Đối với người Chăm, dù là vua hay là người bình thường, khi chết và trở thành thần linh ít nhất phải có ba bộ trang phục để dùng, (đồng bào gọi là: klau kaya anguei). Trang phục của vua gồm có: mão, áo, váy, dây lưng và giày. Trang phục của nữ thần hay hoàng hậu, công chúa gồm có mão, vòng tay, hoa tai, áo và khăn đội đầu. Ngày xưa, người Chăm sắm đầy đủ trang phục các vua chúa để dâng cúng trong lễ hội Ka Tê. Với lòng thành kính của mình người Chăm không chỉ sắm có 3 bộ trang phục cho vua mà còn có thể nhiều bộ, càng nhiều càng tốt, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi năm. Trước đây, bộ trang phục của nữ thần hay vua chúa do người dân ở các làng Chăm tiến cúng mỗi dịp tổ chức lễ Ka Tê. Đó là những thứ vải vóc, lụa, hàng thổ cẩm hảo hạng, có hoa văn, màu sắc đẹp. Tuy nhiên, do thời gian, việc bảo quản không tốt, nhiều loại vải, y phục của thần vua đã bị hư hỏng hoặc mấc mác. Y phục xưa cũ của thần vua không còn nữa nên nó được đồng bào thay thế bằng nhiều loại vải vóc mới mua từ các làng dệt thổ cẩm Chăm hiện nay. 

Đoàn rước y trang lên tháp Po Klaong Girai trong hội Ka Tê. 

19 thg 4, 2020

Bánh dân gian của đồng bào Chăm

Nhiều món bánh dân gian truyền thống của người Chăm như: bánh bò nướng, bánh cay, bánh nambarang, bánh bông lan… thường có những nguyên liệu cơ bản là bột mỳ, bột gạo, nước dừa hoặc nước của cây thốt nốt cùng với ớt cay hòa quyện nên hầu hết mang hương vị thơm nồng, béo và cay vốn là đặc trưng khẩu vị yêu thích của họ. 

Những món bánh truyền thống này thường được làm nhiều vào nhịp dịp cưới hỏi, nghi lễ tôn giáo, dịp lễ hội, tết truyền thống... Nguyên liệu và cách chế biến bánh của đồng bào Chăm ở An Giang đã mang lại một nét đặc trưng rất riêng so với các loại bánh cùng tên do những nơi khác làm ra.

Nguyên liệu cơ bản thường dùng làm các loại bánh kể trên là bột mỳ, bột gạo, hột vịt, nước cốt dừa, củ hành, ớt, muối… ngoài ra, một số loại bánh còn dùng các loại lá cây có nhiều ở địa phương dùng để trang trí và tạo thêm mùi thơm cho món bánh. Mỗi món bánh sẽ có một cách pha chế nguyên liệu và cách nấu riêng để mang lại hương vị khác biệt của món bánh đó. Như bánh bò, bánh nambarang được làm từ bột gạo, bánh bông lan làm từ bột mỳ và phải có thêm nước cốt dừa hoặc bột dừa để tạo độ xốp cho chiếc bánh, khi ăn sẽ mang lại cảm giác giòn thơm, không quá dai. Có thể thay thế nước cốt dừa bằng nước của trái thốt nốt sẽ làm món bánh thơm mùi thơm đặc trưng của trái thốt nốt – vốn là loài cây có rất nhiều ở vùng đất An Giang.

Bột gạo và bột mỳ là những nguyên liệu chính để làm những món bánh dân gian truyền thống của đồng bào Chăm như bánh bò nướng, bánh cay, bánh namparang.

4 thg 2, 2020

Múa trống đôi của người Chăm H’roi

Múa trống đôi là di sản văn hóa độc đáo của người Chăm H’roi. Người ta trò chuyện, tâm tình với nhau qua tiếng trống, trao gửi tâm tư, tình cảm, khát vọng và kết nối cả cộng đồng, kết nối quá khứ, hiện tại, tương lai cũng qua tiếng trống.

Nghệ thuật diễn xướng mang tính thể thao 


Trống đôi, hay còn được gọi là Chigưl là nhạc cụ thuộc họ màng rung có từ lâu đời của người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh tỉnh Bình Định, Đồng Xuân, Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Gọi là trống đôi vì trống luôn được diễn tấu theo cặp gồm trống đực và trống cái. Loại nhạc cụ này được dùng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Chăm H’roi. 

Múa trống đôi độc đáo của người Chăm H’roi. 

29 thg 1, 2020

Thánh đường Hồi giáo Xuân Lộc

Huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai là nơi tập trung nhiều cộng đồng người Chăm sinh sống, vì vậy, từ năm 2006, xã Xuân Hưng đã được xây dựng một ngôi thánh đường Hồi giáo nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của người dân. Ngôi thánh đường có tên là Masjid Nourul Ehsaan được xem là thánh đường Hồi giáo lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau thánh đường Hồi giáo tại An Giang. 

Kiến trúc chủ đạo của thánh đường Hồi giáo thường tập trung vào ngôi nhà nguyện, nơi tập trung cầu nguyện, sinh hoạt tôn giáo hằng ngày của giáo dân. Khu nhà nguyện của thánh đường Hồi giáo Xuân Lộc có diện tích khoảng 
700 m2 được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của các nước Hồi giáo như Maylaysia, Arab Saudi với kiến trúc tổng thể hình chữ nhật cùng hai tông màu trắng và xanh ngọc làm chủ đạo.

Thánh đường thường được xây theo hình chữ nhật, mái bằng, hướng làm lễ luôn luôn hướng về phía Tây – hướng thánh địa Mecca – khi cầu nguyện. Trên nóc bốn góc ngôi nhà được xây bốn tháp có chóp nhọn, ở chính giữa đỉnh ngôi thánh đường là một tháp tròn lớn hơn úp ngược xuống như cái bát úp. Trên đỉnh tháp có đính biểu tượng vầng trăng khuyết (trăng lưỡi liềm) và ngôi sao năm cánh – đây là biểu tượng đặc trưng của Hồi giáo. Biểu tượng này cũng được trang trí theo một số nơi nhất định và có kích thước khác nhau ở một số nơi trong nhà thờ.