29 thg 3, 2018

Con đường 200 m trồng 60 cây hoa giấy ở Nha Trang

Tháng ba, đường Bạch Thái Bưởi ở Nha Trang đang bừng lên màu hồng của những chùm hoa giấy chào đón mùa hè. 

Mùa hạ, khắp Nha Trang rực rỡ màu hoa giấy. Giống hoa càng nắng lại càng rực rỡ màu sắc. Và đặc biệt, có một con đường quen, được mọi người thường xuyên hỏi thăm: “Đường Bạch Thái Bưởi hoa giấy nở chưa?” 

Hoa gạo tháng 3 chở bao thương nhớ

Dù nở ở bờ đê, bên mái đình hay giữa thành thị thì màu hoa gạo tháng 3 cũng khiến người ta phải nao lòng. 

Tháng 3 - mùa gạo nở - cũng là mùa chở theo bao thương nhớ về thời thơ ấu êm đềm của bao người. Loài hoa thân thuộc với người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, hầu như làng nào cũng có cây gạo đầu làng, như dấu hiệu để đánh dấu cho những người con xa quê trở về nhà. 

Cây bằng lăng được nhiều người chụp nhất Hà Nội

Trong những ngày gần đây, cây bằng lăng gần trăm tuổi nằm ngay sát vệ Hồ Gươm (gần đường tới cầu Thê Húc) đang thu hút sự chú ý của rất nhiều nhiếp ảnh gia cũng như người dân đi ngang qua con đường này.

Vào cuối tháng Ba, khi ảm đạm là tiết trời chủ đạo trong những ngày giao mùa, thì màu đỏ rực của những lộc non bằng lăng vừa nhú làm ấm lên cả một góc trời ven hồ. Sắc lá đặc trưng vốn có kết hợp với nắng chiều vàng óng ánh vẽ lên mặt hồ một bức tranh đầy mê hoặc, khiến nhiều tay máy không kìm nổi sức hấp dẫn trước một tuyệt sắc. 

Về nơi lá ngón - thứ cây kịch độc dễ tìm hơn rau

Ở Kỳ Sơn, cây lá ngón - thứ cây kịch độc dẫn đến những cái chết đau lòng mọc nhiều nơi, kể cả ngay cạnh nhà. 

Những cái chết đau lòng


Từ năm 2017 đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra nhiều vụ tự tử bằng lá ngón gây xôn xao trong cộng đồng. Những vụ tự tử này hầu hết đều nằm trên địa bàn có người Mông sinh sống. Nguyên nhân dẫn đến cái chết cũng chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn trong tình yêu, gia đình hay đơn giản hơn là tính cách tự ái, dễ tổn thương của phụ nữ Mông. 

Cây lá ngón trên vùng cao Nghệ An. Ảnh: Đào Thọ 

Độc đáo những nhạc cụ được chế tác từ tre, nứa

Trong cuộc sống lao động sản xuất, người vùng cao gắn bó, nương tựa vào tự nhiên, vì thế văn hóa cũng mang đậm màu sắc của tự nhiên. Từ đó, cây tre, cây nứa đã được các cộng đồng dân tộc sáng tạo ra các nhạc cụ độc đáo. 

Xi xo: 

Xi xo được sử dụng đệm cho các bài dân ca Thái như lăm, xuối nhuôn... Ảnh: Đình Tuân 

Là nhạc cụ dây kéo, được làm từ ống nứa có chiều dài 45-50cm. Trước đây, nhạc cụ có hai dây làm bằng tơ tằm, nhưng ngày nay ngoài việc sử dụng dây bằng kim loại sắt, cung kéo làm từ một thanh tre mỏng có chiều dài khoảng 45cm, rộng khoảng 1cm; dây cung thường được làm từ những sợi cước nhỏ, nhưng phổ biến nhất là làm bằng dây nứa. Nứa được dùng để làm loại nhạc cụ này phải là loại nứa già và không bị mối mọt. Thường chọn nứa vào khoảng tháng 2 tháng 3, thời điểm này nứa sẽ không mọt, còn tháng 7, 8 nứa tốt nhưng bị mọt. Nhạc cụ này ngoài dùng để độc tấu còn có thể sử dụng hòa tấu hoặc đệm cho hát dân ca trong sinh hoạt thường ngày.

Điều thú vị về cây lội sống qua hơn 10 đời người ở đất Mường Quàng

Cây lội đại thụ này có đường kính nơi rộng nhất là 2m, cao khoảng 25m và được xem là tài sản chung của 3 bản người Thái, gồm: bản Tạ, bản Thăm và Hủa Khổ của xã Quang phong (Quế phong). 

Cây lội đang mùa thay lá, ra hoa, nhìn góc trái phía trên có những vành mây rất đẹp nhiều màu và kì lạ. Ảnh: Hùng Cường 

Ông Lang Văn Liêm (71 tuổi) ở bản Tạ cho biết: “Từ nhỏ tôi được nghe bố, ông nội kể rằng cây lội có từ lâu đời, ít nhất 10 đời người rồi”.

Cây lội theo tiếng Thái gọi là “cỏ phạt” sừng sững giữa một vùng rộng bao la. Tương truyền, vào giữa thế kỷ 19 ở Trung Quốc nổ ra cuộc nổi dậy của Hồng Tú Toàn và lập nên Thái Bình Thiên Quốc. Sau đó thất bại, tàn quân tràn sang lánh nạn, xâm chiếm và khai thác vàng trên vùng đất Mường Quàng (Quế Phong ngày nay). Mặc dù tàn quân Thái Bình Thiên Quốc đi đến đâu đốt phá đến đó nhưng đã không những đốn chặt cây lội mà giữ lại để làm thuốc chữa bệnh. 

28 thg 3, 2018

Lạc lối xứ băng giá và mây mù

Tà Xùa, Hồng Ngài, Háng Đồng, Hang Chú... là những địa danh nổi tiếng ở vùng cao huyện Bắc Yên (Sơn La) từng thấp thoáng trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của cố nhà văn Tô Hoài, sau này dựng thành phim năm 1973. Khoảng 10 năm gần đây, những địa danh này được dân phượt tìm đến để săn mây và chụp ảnh với ba “đặc sản” là Thiên đường mây ải Bắc, đất trời đóng băng tuyết vào mùa Đông và Trà cổ thụ shan tuyết thơm ngon. 

Với tôi, ngoài ba thứ đặc sản đã nổi tiếng, thì chuyến lên Tà Xùa lần này còn muốn tìm hiểu về văn hóa người Mông bản địa, thứ văn hóa với ngôn từ đầy sự mời gọi như trong lời Bài ca trên núi của nhà văn Tô Hoài: “Rừng chiều có tiếng khèn ai đó, khèn hát lên những lời mong chờ/Đường đi về rừng, đường đi xuống núi/Trời chỉ có, chỉ có sao sớm sao chiều/Núi chỉ có hai người, hai người yêu nhau…”.

Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ

Mở đầu đại lễ cấp sắc là cầu trời đất, thỉnh Ngọc Hoàng. Sau đó các nghi thức trong lễ cấp sắc 12 đèn được tiến hành theo trình tự, các thầy sẽ đánh trống, chiêng, thổi tù và trong mỗi nghi lễ. 

Lễ cấp sắc là một nghi lễ truyền thống và quan trọng bậc nhất trong kho tàng văn hóa của người Dao. Theo quan niệm của người Dao đỏ, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì không coi là người trưởng thành. Lễ cấp sắc của người Dao đỏ có nhiều cấp bậc, mỗi cấp bậc phản ánh một ý nghĩa và trình độ khác nhau. Cấp sắc 12 đèn là cấp sắc cao nhất và họ phải trải qua một quá trình tự học, rèn luyện, thông thạo các nghi thức, thủ tục hành lễ cũng như các bài cúng ghi trong sách Nôm Dao.

Người đã được cấp sắc 12 đèn sẽ được cộng đồng trọng vọng nhất, sẽ trở thành thầy cúng cao cấp, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Lễ cấp sắc của người Dao có giá trị nhân văn, được thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ tuyệt đối kỵ làm việc ác, điều xấu.

Cá nướng sông Giăng chỉ có ở chợ Chùa

Chợ Chùa nằm ven sông Giăng, đây là nơi giao thương của bà con xã Phong Thịnh và các xã lân cận thuộc huyện Thanh Chương (Nghệ An). Chợ họp 10 phiên trong tháng vào các ngày: 2,5,7,12,15,17,22,25,27 và 30. Đến đây nhiều người không khỏi giật mình bởi ở ngôi chợ quê này có rất nhiều đặc sản, thực phẩm sạch... đặc biệt là cá sông Giăng. 

Chợ Chùa nằm bên cây cầu treo cùng tên bắc qua dòng sông Giăng 4 mùa xanh mát. Cây cầu này cũng đồng thời dẫn vào xóm Chùa.

Nét quê kiểng nơi chợ Sa Nam

Ai đi chợ Sa Nam mà xem thuyền xem bến. Thuyền xưa nay còn nhớ nơi bến cũ sông nhà. Dù thuyền có đi xa biển vẫn chờ vẫn đợi, bến sông nay vẫn đợi... Đó là những câu hát dân ca xứ Nghệ nói về một trong những ngôi chợ lâu đời nhất ở thị trấn Nam Đàn (Nghệ An). Cuộc sống hiện đại nhưng ngôi chợ vẫn còn đó dáng dấp quê kiểng. 

Chợ Sa Nam được hình thành lâu đời trên vùng đất Nam Đàn. Đây được xem là trung tâm mua bán của người dân địa phương và các huyện lân cận. Ngày thường ngôi chợ khá vắng vẻ. Ảnh: Lê Thắng 

Hút mắt cảnh quan làng hoa miền Trà Lân

Thôn 2/9 và thôn Vĩnh Hoàn (xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An) được người dân gọi là làng hoa của miền Trà Lân. Hầu hết các hộ dân ở hai thôn này đều tự tạo cho gia đình mình một vài luống với nhiều loài hoa bung nở hết sức đẹp mắt.

Hơn 10 năm trở lại đây, những hộ dân thuộc thôn 2/9 và thôn Vĩnh Hoàn cùng bảo nhau trồng hoa làm đẹp cảnh quan làng xóm. Ảnh: Hồ Phương 

27 thg 3, 2018

Ốc ruốc tí hon mỏi tay hoa mắt ngồi lể vẫn gây nghiện

Con ốc bé đến mức khó cầm trên tay nhưng vẫn khiến chị em chết mê xúm vào say sưa ngồi lể.

Với dân biển miền Trung, ốc ruốc như là một phần ký ức tuổi thơ. Đó là những buổi trưa đi trên cát, chợt phát hiện con ốc tròn như cái nút áo, long lanh như ngọc. Đó là những chiều vừa đi làm về đã ngồi xúm lại lể ốc (nhể ốc) đến quên bắc nồi cơm, quên thay quần áo. 

Cảnh đẹp say lòng trên hòn đảo đá nhiều hơn cây ở Quy Nhơn

Ngắm biển trời trong xanh hay thả chân trần đi dạo trên bãi cát mịn ở Hòn Khô sẽ giúp bạn nạp đủ "vitamin sea" mùa hè này.

Hòn Khô hay còn được gọi là Cù lao Hòn Khô, là một trong 32 hòn đảo thuộc bờ biển Bình Định, ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, Quy Nhơn, cách trung tâm thành phố khoảng 15 km. Trước kia nơi đây là một hòn đảo ít người lui tới, sau này trở thành một trong những điểm du lịch khá hấp dẫn của miền đất võ nhờ cảnh thiên nhiên hoang sơ đẹp đến nao lòng.

Hòn Khô sẽ cho bạn những trải nghiệm khó quên với biển xanh, cát trắng và nắng vàng. Ảnh: Tân Cao 

Vẻ hoang sơ của quần thể suối và đền Khe Xanh

Với 2 nguồn nước nóng và lạnh khác nhau, suối Khe Xanh là nơi tắm mát lý tưởng cả mùa nóng lẫn mùa lạnh. Nơi đây còn có ngôi đền thiêng với tuổi đời chừng 600 năm. 

Cách trung tâm huyện lỵ Tân Kỳ (Nghệ An) khoảng 20 km, suối Khe Xanh là nơi giáp ranh giữa xã Nghĩa Phúc và Tân An. Con suối cắt ngang con đường liên xã gồ ghề vì đã xuống cấp. Nhưng đó là một dòng suối độc đáo. Ảnh: Hồ Phương 

Hà Tĩnh: Chiêm ngưỡng vẻ cổ kính di tích Đền Tiết phụ 300 tuổi

Cặp voi đá trước đền Gôi Vị. Ảnh: Minh Lý 

Đền Gôi Vị, xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn,tỉnh Hà Tĩnh, vừa được Bộ VHTT&DL xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, là ngôi đền cổ, thờ 4 vị phúc thần. 

Ngày 15.3.2018, Bộ VHTT&DL ban hành Quyết định số 618 xếp hạng đền Gôi Vị, thuộc xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. 

Quê mùa trong tranh sơn ta làng Hạ Thái

Tranh sơn mài về làng Hạ Thái. Ảnh: Hoàng Việt Hằng 

Làng sơn mài Hạ Thái vào năm 1870 của thế kỷ 19 có tên Đông Thái; sang đến thế kỷ 20 mới đổi tên Hạ Thái.

Làng chỉ cách Hà Nội gần 20 cây số ( thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín); nơi đây còn gìn giữ được vẻ đẹp của ngôi đình cổ xưa, có ao bèo tím biếc êm đềm. Nhiều ngôi nhà trong thôn quê đã khởi sắc. Họ làm tranh sơn mài trở thành những cửa hàng giới thiệu sản phẩm du lịch chuyên biệt về chất liệu sơn mài Việt Nam.

Non nước Tuyên Quang

Núi Cọc Vài (Vài Phạ) sừng sững giữa lòng hồ. Ảnh: PV 

Mảnh đất Tuyên Quang không chỉ được biết đến bởi chiến khu Tân Trào mà còn có bao cảnh sắc tươi đẹp cùng nét văn hóa bản địa đặc sắc. 

Chúng tôi lên hai huyện vùng cao Na Hang và Lâm Bình để được trải nghiệm bức tranh phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng cuộc sống bịnh dị của cư dân. 

“Độc, dị” nghề săn nòng nọc ở vùng cao Nghệ An

Ra Tết, thời tiết ấm dần, trên các khe suối vùng cao Nghệ An loài nòng nọc đang mùa phát triển, đây cũng là thời điểm để bà con người Thái nô nức kéo nhau đi săn nòng nọc về làm món ăn. 

Những ngày này, thời tiết ở vùng cao Nghệ An ấm dần lên. Đây cũng là lúc bà con người Thái vào mùa săn nòng nọc suối. Ảnh: Đào Thọ 

Lễ hội Kỳ phúc duy nhất ở xứ Nghệ

Kỳ Phúc là lễ hội đầu năm, cầu cho dân làng bình an, no ấm có từ xa xưa. Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) là xã duy nhất ở tỉnh Nghệ An có lễ hội truyền thống này hàng trăm năm vào những ngày đầu tháng Giêng.

Thế nhưng qua các thời kỳ kháng chiến và nhiều nguyên nhân lễ hội không còn duy trì. Sau hơn nửa thế kỷ bị thất truyền, năm 2012 xã Quỳnh Đôi đã khôi phục Lễ hội Kỳ Phúc đặc sắc, một lễ hội vừa mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa tâm linh vừa có tính thời đại. 

Đền Thần Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Ảnh: Phan Văn Toàn 

26 thg 3, 2018

Ngôi chùa mang tên Mục Đồng

Ở miền Nam có nhiều ngôi chùa được gọi là chùa Mục Đồng lắm. Truyền thuyết chung về tên gọi Mục Đồng của các ngôi chùa này là: Trẻ chăn trâu dùng đất sét nặn tượng Phật, rồi lập am để thờ. Nhờ Phật ấn chứng tâm thành thuần khiết của chúng, cho nên một số am, chùa mục đồng đơn sơ với các tượng Phật đất sét hồn nhiên sau này đã trở thành những ngôi chùa khang trang rộng lớn. Bổ sung cho truyền thuyết này còn có lời kể sau: Mục đồng nặn tượng Phật rồi thả xuống nước (sông, rạch), tượng nào nổi tức là linh thiêng sẽ được mang lên thờ. Các am, chùa ấy thường có tên là chùa Phật nổi...

Ngày nay còn rất nhiều ngôi chùa mục đồng ra đời theo lời kể như vậy đã trở nên khang trang, nổi tiếng và được khách thập phương kính viếng, như chùa Phật Nổi (Phước Lâm tự) ở Củ Chi, chùa Long Phước ở Bến Tre, chùa Thanh Trước, Thiên Trường ở Gò Công, chùa Sắc Tứ Linh Thứu ở Châu Thành, Tiền Giang…

Phước Long cổ tự, còn gọi chùa Gò Cát, theo lời kể là một ngôi chùa do mục đồng khởi dựng

Dấu ấn vàng son thời đại Óc Eo

Những báu vật kim hoàn và trang sức Óc Eo là những minh chứng sống động về một thời đại vàng son của vương quốc Phù Nam cách đây gần 2.000 năm lịch sử. Không gian trưng bày chuyên đề “Báu vật Vương quốc cổ - Nghệ thuật kim hoàn và trang sức Óc Eo” tại Bảo tàng Lịch sử Tp. Hồ Chí Minh thực sự lôi cuốn công chúng cùng khám phá những giá trị độc đáo qua hàng trăm báu vật của nền văn hóa Óc Eo thuở nào. 

Vương quốc Phù Nam được xác định tồn tại trong thời gian thế kỷ I-VII từ những hiện vật phát hiện tại Di tích cảng thị Óc Eo (An Giang). Nơi đây gắn liền với nền văn hóa Óc Eo, một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam. Hiện có trên 90 di tích (hoặc khu di tích) đã khai quật được hàng chục nghìn di vật gắn với nền văn hóa Óc Eo với nhiều chất liệu: đá, đồng, gốm, kim loại quý... Trong số đó, sản phẩm kim hoàn và trang sức Óc Eo thể hiện qua các hiện vật trưng bày trong chuyên đề “Báu vật Vương quốc cổ - Nghệ thuật kim hoàn và trang sức Óc Eo” là rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, thể hiện sự tinh xảo mang đậm giá trị nghệ thuật.


Chuyên đề “Báu vật Vương quốc cổ - Nghệ thuật kim hoàn và trang sức Óc Eo” thu hút công chúng tham quan, thưởng lãm.

Chùa Nôm - Ngôi chùa mang vẻ đẹp trường tồn với thời gian

Chùa Nôm là một trong những ngôi chùa cổ có quy mô lớn của đồng bằng Bắc bộ hiện còn bảo tồn nguyên vẹn được những kiến trúc xưa.

Cách Hà Nội khoảng 30 km về phía đông, chùa Nôm thuộc địa phận làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Trụ trì hiện tại là Thượng tọa Thích Đồng Huệ. Tam quan chùa Nôm nằm dưới những bóng cây cổ thụ tạo nên vẻ trầm mặc, thanh bình

Điện Hải cổ thành - Chuyện chưa kể: Hai nghĩa trang liệt sĩ đầu tiên của Việt Nam

Xét về tính chất và cách thức quy tập, các nhà sử học cho rằng nghĩa trủng Phước Ninh và Khuê Trung gắn liền với thành Điện Hải trong buổi đầu kháng Pháp. Đây cũng chính là 2 nghĩa trang liệt sĩ đầu tiên ở VN.

Nghĩa trủng Phước Ninh nơi có tấm bia ghi nhận công đức từng được đề nghị là bảo vật quốc gia. Ảnh: Hoàng Sơn 

Sau 18 tháng ròng rã giằng co cho đến khi liên quân Pháp rút khỏi Đà Nẵng (tháng 2.1860), lực lượng triều đình nhà Nguyễn cũng bị thiệt hại nặng nề. Hàng ngàn nghĩa sĩ đã ngã xuống, nhất là trong 2 trận đầu Pháp tấn công vào tháng 9 và 11.1858.

Tân Định, nét duyên thầm giữa lòng đô thị hiện đại

Nhắc đến hai từ Tân Định, người Sài Gòn nghĩ ngay đến một địa danh nổi tiếng. Đó là một phần trung tâm của Sài Gòn thập niên 60-70 của thế kỉ trước và tiếp diễn đến tận bây giờ. Đó còn là nét 'duyên thầm' giữa lòng đô thị hiện đại. 

Một góc chợ Tân Định ngày nay - Ảnh: TẤN PHÁT

Với tôi, hai từ Tân Định không biết từ lúc nào đã ăn sâu vào trong ký ức của mình. Xin chia sẻ đôi điều về vùng đất có nét 'duyên thầm' này với những con người yêu mến Sài Gòn - TP.HCM.

Hội quăng chài của người dân vùng rốn vàng Nghệ An

Sau Tết, người dân vùng rốn vàng xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương (Nghệ An) rủ nhau xuống dòng Chà Hạ quăng chài, bắt cá như ngày hội. 

Chà Hạ là con suối chảy dọc xã Yên Tĩnh - vùng đất được gọi là rốn vàng của Nghệ An. Một thời gian, lòng suối bị đào khoét nham nhở, nước khe đỏ quạch vì vàng tặc. Sau khi chính quyền ráo riết truy đuổi, dòng suối Chà Hạ dần hồi sinh. Sau Tết Mậu Tuất 2018, người dân xã Yên Tĩnh lại cùng nhau xuống suối quăng chài như ngày hội. Ảnh: Hồ Phương 

Măng le - Sản phẩm đặc trưng Đăk Psi

Thời điểm từ cuối tháng 7 đến tháng 9 hằng năm, người dân ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) lại rủ nhau đi rừng lấy măng le về chế biến các món ngon hoặc phơi khô để bán theo đơn đặt hàng của nhiều thương lái từ thành phố Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Bình Định... lên thu mua. Có lẽ do đặc thù thổ nhưỡng nên măng le ở vùng đồi núi Đăk Psi từ lâu đã trở nên nổi tiếng.

Nhộn nhịp mùa măng le

Dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày cuối mùa mưa ở Kon Tum, chạy dọc con đường Tỉnh lộ 677 dẫn vào các thôn làng ở xã Đăk Psi đâu đâu cũng thấy bà con phơi măng le trải dọc ven đường, tỏa mùi thơm sực nức.

Tục ăn những hạt lúa giống cuối cùng trong năm của người Ba Na ở làng Kon Brap zu

Hàng năm, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch, vào thời điểm lúa trổ bông, bà con đồng bào Ba Na ở làng Kon Brap Zu (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) lại tổ chức Tết Ét Đoong để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống dân làng no đủ. Trong ngày Tết Ét Đoong, đồng bào Ba Na nơi đây tổ chức ăn những hạt lúa giống cuối cùng trong năm để chuẩn bị đón những hạt lúa mới từ rẫy về…
Bí thư chi bộ, già làng A Jring Đeng gọi điện mời chúng tôi về làng đón Tết Ét Đoong cùng với dân làng. Già căn dặn, ngày Tết dù diễn ra cả ngày nhưng để hiểu biết được nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Ba Na nơi đây phải đến từ sớm, bởi từ 6 đến 7 giờ sáng, nhà nhà nơi đây đã thực hiện nghi lễ cúng và ăn những hạt giống lúa cuối cùng trong năm.

Là đảng viên mẫu mực, từng làm cán bộ lãnh đạo xã, khi về nghỉ hưu tại địa phương, già A Jring Đeng được dân làng tín nhiệm bầu chọn làm già làng. Với trách nhiệm của mình, già A Jring Đeng luôn tích cực tuyên truyền, vận động bà con dân làng gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Già làng A Jring chuẩn bị con dúi để cúng Tết Ét Đoang 

22 thg 3, 2018

Chùa núi Châu Thới

Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương và là một trong những ngôi chùa hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ (ở nửa sau TK XVll). Chùa được xây trên ngọn núi Châu Thới (cao 82m) ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Sách “Gia Định Thành Thông Chí" viết: “Núi Chiêu Thái (Châu Thới) từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt, làm tấm bình phong triều về Trấn thành. Ở hang núi có hang hố và khe nước, dân núi ở quanh theo, trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành, ngó xuống đại giang, du khách leo lên thưởng ngoạn có cảm tưởng tiêu dao ra ngoài cửa tục”


'Thiên đường' nằm ngay dưới lòng đất Quảng Bình

Được mệnh danh là “Hoàng cung trong lòng đất”, động Thiên Đường là một kỳ quan thiên nhiên, mê hoặc những ai đã đặt chân vào.

Động Thiên Đường thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 70 km theo hướng tây bắc, cách động Phong Nha khoảng 25 km. Động Thiên Đường nằm trong vùng lõi đá vôi Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận. 

10 linh thú quỳ chầu ở chùa Phật Tích

Được xây dựng từ thế kỷ 11, 10 tượng linh thú quỳ chầu ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) trở thành nét độc đáo, hiếm chùa nào có được.

Tượng 10 linh thú là một trong ba nhóm cổ vật của tỉnh Bắc Ninh được công nhận bảo vật quốc gia đợt 6, năm 2017. Các nhà nghiên cứu nhận định, bảo vật này có giá trị đặc biệt, gắn liền với lịch sử thời Lý (thế kỷ 11), cùng thời điểm xây dựng chùa Phật Tích.

Các linh thú có tư thế quỳ chầu trước cửa Tam Bảo. Ảnh: Quang Chiến 

Sài Gòn đâu chỉ có phố Tây, còn cả phố Mã Lai

Bên cạnh phố người Hoa, phố Tây, Sài Gòn còn có một khu tập trung buôn bán, ăn uống dành riêng cho người Malaysia, Indonesia. 

Đường Nguyễn An Ninh, nằm ở mạn cửa Tây chợ Bến Thành, ở trung tâm quận 1 TP HCM. Đây là con đường dài khoảng 100 m, nối đường Phan Chu Trinh với Trương Định. 

Chùa Hương - đôi dòng lược sử

Chùa Thiên Trù ngày nay nhìn từ trên cao. 

Tôi bám gấu áo mẹ đi trẩy hội chùa Hương từ thủa còn thơ, buổi ấy trong ký ức, non nước Hương Sơn hẵng còn thưa vắng và hết mực trong lành, nhưng đến nay mới có dịp sao lục và xâu chuỗi lại về miền đất Phật.

Xem phụ nữ vùng cao trổ tài bắn đá

Lễ hội Pu Nhạ Thầu diễn ra từ ngày 10 - 12/3 thực sự là một ngày hội của bà con vùng cao xứ Nghệ, tại đây mọi người sẽ được thưởng thức các trò chơi dân gian sôi nổi và hấp dẫn.

Lễ hội Pu Nhạ Thầu diễn ra từ ngày 23-25 tháng Giêng hàng năm tại xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) thu hút hàng ngàn người tham gia để tưởng nhớ đến danh tướng Đoàn Nhữ Hài (thời Trần) và bà mẹ nuôi quân của ông (tức Nhạ Thầu). Ảnh: Đào Thọ 

Nô nức đi khai hội đền Pu Nhạ Thầu 2018

Sáng 12/3, lễ hội đền Pu Nhạ Thầu, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) chính thức khai mạc. Lễ hội diễn ra từ ngày 11 đến ngày 12/3 tức ngày 24 và 25 âm lịch. 

Đông đảo người dân địa phương và du khách tham dự lễ hội đền Pu Nhạ Thầu 2018. Ảnh: Hồ Phương 

Đền Pu Nhạ Thầu là ngôi đền linh thiêng và là điểm tựa về tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. 

Đền thờ Đức Thánh Mẫu Thượng Ngàn và Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài thời nhà Trần, là người đã có công lao to lớn bảo vệ giang sơn, bờ cỡi phía Tây Nam của đất nước.

Người Xê Đăng ở Đăk Psi “đón nia lửa mới vào nhà”

Một trong các nghi lễ độc đáo diễn ra trong lễ hội ăn cơm mới của đồng bào Xê Đăng ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) là việc đón nia lửa mới vào nhà. Nia lửa mới tượng trưng cho tinh thần, sức mạnh, sự ấm áp và no đủ của dân làng. Bởi lẽ đó, bắt đầu đi đến ăn cơm mới ở từng hộ gia đình, già làng luôn là người đi đầu để mang nia lửa mới đến với từng gia đình...

Đã thành phong tục truyền thống, hàng năm, khi những hạt lúa trên rẫy bắt đầu chín vàng, bà con Xê Đăng ở các làng Đăk Rơ Wang, Đăk Pơ Trang, Kon Pao, Kon Pao Kram (xã Đăk Psi) lại tổ chức lễ hội ăn cơm mới và đón nia lửa mới vào nhà.

Men theo con đường tránh lũ Đăk Psi (nối từ xã Diên Bình, huyện Đăk Tô vào đến tận các thôn làng của xã Đăk Psi) vừa láng nhựa phẳng lì, chúng tôi về làng Đăk Rơ Wang để ăn cơm mới cùng bà con dân làng theo lời mời của thôn trưởng, già làng. Từ sáng sớm, mọi gia đình nơi đây đều đã thức dậy để quét dọn nhà cửa, vườn tược sạch đẹp.

21 thg 3, 2018

Núi Đá Dựng - Hà Tiên

Trong Hà Tiên thập vịnh, vịnh về 10 cảnh đẹp Hà Tiên của Mạc Thiên Tứ có bài Châu Nham lạc lộ (cò về núi ngọc). Gần 300 năm qua rồi, không ai biết chắc cảnh đẹp Châu Nham xưa giờ là nơi đâu (chỉ biết là ở Hà Tiên!!!).

Các tài liệu về du lịch đều khẳng định Châu Nham ngày xưa giờ là Núi Đá Dựng.



Kỳ thật, từ năm 1999 nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt đã đưa ra những luận điểm để chứng minh rằng Châu Nham không phải núi Đá Dựng, mà là Bãi Ớt. Lập luận của ông khá vững chắc, vì khá dài nên không ghi lại đây, các bạn có thể tham khảo tại đây). Thế nhưng cho đến giờ hầu như mọi người hướng dẫn du lịch đều giới thiệu với khách tham quan rằng núi Đá Dựng chính là Châu Nham.  Họ còn giải thích tường tận tại sao gọi là núi ngọc (Châu Nham), rằng là ngày xưa khi Mạc Cửu tới đây thì bắt gặp một viên bảo châu lớn. Còn gọi là lạc lộ vì ngày xưa nơi đây sát bở biển, cò thường bay về (hic, mới chưa đầy 300 năm mà biển dời đi xa quá!!!).

Vẻ đẹp của cánh đồng hoa thì là đang gây sốt ở Ninh Thuận

Dưới nắng mặt trời, những bông hoa li ti có màu vàng tươi trải dài trên diện rộng được nhiều du khách tìm đến chụp hình.

Vườn hoa thì là toạ lạc tại xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Vườn đang vào mùa thu hoạch, hoa nở trên diện rộng tạo nên khung cảnh bắt mắt. Địa chỉ này gây sốt chỉ sau vài ngày mở cửa. Đông đảo các bạn trẻ đã đến tham quan, chụp ảnh, check-in. Ảnh: Sơn Đỗ. 

Cây quéo khổng lồ hơn 200 tuổi được xem là thần hộ mệnh của bản

Với đường kính gốc xấp xỉ 1,8 m, chiều cao tầm 25m, cây quéo này được cho là đã trên 200 tuổi và trở thành niềm tự hào của người dân bản Chiếng, xã Quang Phong (Quế Phong - Nghệ An).

Cây quéo 200 tuổi tới 4 người ôm mới xuể. Ảnh: Hùng Cường 

Mướt mát ngô xanh bãi bồi sông Lam

Những ngày này, người dân ven bãi bồi sông Lam đang hối hả thu hoạch ngô, tạo nên một bức tranh lao động hối hả giữa mướt mát màu xanh.

Những bãi bồi ven sông Lam góp phần tạo nên cảnh sắc hữu tình cho vùng quê xứ Nghệ. Ảnh: Lê Khánh Thành 

Ngỡ ngàng vẻ đẹp hoa dại quanh ta

Những bông hoa ven đường hay trong một góc vườn nhà, dù chẳng cần chăm chút, xới vun vẫn lặng lẽ dâng tặng cuộc đời hương sắc. Hãy thử một lần cúi xuống, ngắm nhìn, hẳn rằng bạn sẽ thấy chúng đẹp đẽ biết bao.

Cái màu hồng sáng của những đóa hoa mười giờ ngay bên thềm nhà luôn đem đến một cảm giác hân hoan. Ảnh: Lương Thanh Hải 

Hát Xoan - Một hiện tượng Di sản của UNESCO

Lần đầu tiên Di sản Hát Xoan thuyết phục được UNESCO ra một quyết định đặc cách và chưa có tiền lệ, chuyển đổi đặc biệt từ danh sách Di sản văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp sang danh sách Di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Di sản Hát Xoan của Việt Nam đang trở thành một hiện tượng Di sản được cả thế giới quan tâm, nghiên cứu và bình xét. 

Tháng 11/2011, UNESCO đã chính thức công nhận Hát Xoan Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Sau 4 năm được công nhận, tháng 10/2015 Ông Nguyễn Đắc Thủy, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Phú Thọ được tỉnh cử Sang Pháp báo cáo UNESCO về kết quả bảo tồn Di sản này.

Bản báo cáo của ông Thủy với những thông tin đầy thuyết phục, bà Cécile Duvelle, Trưởng Ban thư ký Ủy ban Di sản Phi vật thể UNESCO, người thẩm định hồ sơ đã kết luận: “Tôi ghi nhận kết quả bảo tồn của Hát Xoan là rất tốt. Với kết quả này, tôi khẳng định Hát Xoan đã ra khỏi danh sách Di sản cần bảo vệ khẩn cấp”.

Độc đáo Lễ cúng lúa mới của người Brâu

Dân tộc Brâu có nhiều lễ hội trong một năm. Đặc biệt là hệ thống lễ hội liên quan đến vòng đời sinh trưởng và phát triển của cây lúa như lễ mừng lúa mới. Lễ cúng lúa mới thường được tổ chức vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 (dương lịch) hàng năm, khi mà cây lúa trên rẫy đã no sữa...

Với người Brâu, lễ cúng lúa mới là một sự kiện trọng đại của cả làng hay một nhóm gia đình và cũng có thể tổ chức theo từng gia đình. Lễ hội cúng lúa mới cũng là dịp để các gia đình và cộng đồng làng thể hiện niềm vui mừng khi đón những hạt lúa mới thơm ngon, vì mùa màng bội thu và cảm ơn thần linh đã ban cho dân làng được một mùa bội thu, nhà nhà ấm no.

Bảo tồn thổ cẩm Rơ Măm

​Người già ở làng Le kể lại rằng, ngày xưa, khi ấy đồng bào Rơ Măm còn sống ở vùng rừng núi cao, ngoài trồng lúa nếp, lúa tẻ, bắp, mì để ăn và làm rượu cần, bà con còn biết lấy cây rừng (cây bông) để làm sợi dệt vải may mặc và trao đổi hàng hóa. Thổ cẩm của người Rơ Măm ngày trước đơn giản, chỉ có một màu trắng của vải mộc, không nhuộm; chứ không nhiều màu sắc như thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai…

Ngày rảnh rỗi, thấy chị em phụ nữ trong làng tập trung lên nhà rông để dệt thổ cẩm, bà Y Điết (67 tuổi) cũng tham gia cùng. Người phụ nữ Rơ Măm này cho biết, phải đến hơn 45 năm rồi, bà mới có cơ hội được ngồi lại bên khung dệt, công việc mà từ thời còn con gái rất yêu thích.

20 thg 3, 2018

Quán cháo mực gợi ký ức của nhiều sinh viên kiến trúc ở Sài Gòn

Tô cháo bình dân thơm phức trước cổng ĐH Kiến trúc TP HCM khiến nhiều kiến trúc sư thành đạt ngất ngây thèm mỗi khi nhớ về tuổi trẻ.

Nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, đối diện trường ĐH Kiến trúc và trường Kinh tế, đã gần 35 năm nay, quán cháo mực Thanh Sơn gắn liền với ký ức của bao thế hệ sinh viên Sài Gòn. 

6 đặc sản ăn một lần nhớ mãi ở Bình Phước

Hạt điều, rau nhíp, đọt mây hay thịt lợn thả rong là những món ăn đặc sản Bình Phước khiến người đi xa nhớ mãi.

Hạt điều


Hạt điều là đặc sản nổi tiếng và phổ biến nhất ở Bình Phước. Có thể nói, nhắc đến Bình Phước là nhắc tới những hecta trồng điều rộng mênh mông, cùng với những sản vật từ loại nông sản đặc biệt này. Hạt điều Bình Phước không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài và trở thành thương hiệu của nơi đây.

Đến Phú Yên xin đừng quên bãi Nồm

Bãi Nồm ở Phú Yên. Ảnh: PV 

Tọa lạc ở thôn Hòa An, xã Xuân Hòa, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, bãi Nồm được biết đến như một nơi "đốn tim" khách du lịch. 

Nếu ghé Phú Yên mà không đến bãi Nồm thì đó là một thiếu sót rất lớn.

Bãi Nồm có sức hút lạ lùng với ưu điểm là cảnh quan đẹp tự nhiên, bãi biển trong xanh. Đặc biệt, với vị trí nằm gần khu dân cư, bãi Nồm thu hút một lượng du khách lớn tìm đến hàng năm. Vì thế, kinh tế của người dân trong vùng nhờ đó mà cũng phát triển hơn.

“Viên ngọc ẩn” của du lịch Nghệ An

Thác nước ở Quế Phong. 

Đến với bản Mường Đán ở xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, du khách không chỉ được khám phá nét đẹp văn hóa với những phong tục, tập quán vô cùng độc đáo của đồng bào dân tộc Thái, mà còn được đắm mình trong cảnh sắc núi non hùng vĩ thiên nhiên ưu ái ban tặng. 

Hai bản Na Xai và Hủa Mương được gọi chung là Mường Đán, nằm sát biên giới Việt - Lào, là bản làng người Thái cổ nhất ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. 

Trong lành thác Kueng O

Thác Kueng O - một thác nước với không gian đẹp của huyện Chư Sê, Gia Lai. Ảnh Đình Văn 

Dòng nước tinh khôi, trong vắt mềm mại như từ đổ xuống từ vòm mây trên cao. Dưới chân thác, những bậc đá kết thành mái vòm hứng lấy bầu nước mát lạnh. Đó là thác Kueng O - một thác nước tuyệt đẹp - nằm trong quần thể thác Phú Cường của huyện Chư Sê (Gia Lai). 

Không hẳn ngạc nhiên khi đoàn khảo sát của huyện Chư Sê phải reo lên sung sướng khi phát hiện ra thác nước Kueng O. 


Bình dị chợ phiên Đăk Hà

Không rộn ràng váy hoa, áo đẹp; không tù và cũng chẳng sáo nhị, bao nhiêu năm nay, chợ phiên Đăk Hà vẫn bình dị, hiền hòa như thế. Chỉ với tấm bạt lót, trải hàng hóa lên bên vệ đường, những người nông dân chất phác bán đầy đủ các mặt hàng rau nhà, củ vườn, gà nuôi… đáp ứng nhu cầu của các “thượng đế” khắp cả vùng.

Phiên chợ nông dân


Chủ nhật, từ sáng sớm, người dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đăk Hà lại chuẩn bị sọt, gói ghém hàng hóa để đến chợ phiên bán.

Dù chỉ có ít ốc tự bắt, vài ba củ mì, vài búp hoa chuối nhưng từ 5h sáng, cô Nông Thị Quấy (người Nùng) ở xã Đăk Ngọk đã bỏ vào giỏ, cột lên xe mang ra chợ phiên.

Thủ thỉ Đinh Tút

Mỗi năm, vào mùa lễ hội, khi cái lạnh se se của gió xuân tràn về, làm các cánh rừng cứ xanh biếc lên, cũng là khi những ngôi làng Giẻ Triêng dìu dặt tiếng Đinh Tút, khi réo rắt, khi thủ thỉ như lời tâm tình. Phải chăng vì vậy mà Đinh Tút còn được biết đến như là âm thanh của núi rừng đón xuân về...!

1.
Lần đầu tiên tôi được xem biểu diễn Đinh Tút, được thưởng thức "món lạ" Đinh Tút cũng vào cữ xuân như bây giờ, sau Tết Nguyên đán năm 2014 ít ngày, ở Đêm hội cồng chiêng Tây Nguyên - Những sắc màu văn hóa. Và, giống như sau Tết, ngất ngư bởi cá thịt, chợt được mời nếm một mụt măng tươi, Đinh Tút khiến tôi ngất ngây.

Tôi đã ngẩn ngơ xem không chán mắt kỹ thuật trình diễn "khác lạ" của những "nghệ sĩ" đến từ làng Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi). Này nhé, sáu người đàn ông đứng hàng dọc nối tiếp nhau, phân biệt từ ống dài nhất đến ống ngắn nhất. Người thổi ống ngắn nhất đi cuối cùng cũng là người điều khiển nhịp độ của bài nhanh hay chậm.

“Cầu phao” âm thanh

“Anh bắc qua năm tháng - Chiếc cầu phao âm thanh - Đợi hai đầu mưa nắng - Đàn mắc võng tâm tình...”
Đó là những lời thơ mở đầu bài hát “Đàn t’rưng” của nhạc sĩ Nguyễn Viêm, lời thơ Huy Cận.

Gần 40 năm đã qua, kể từ ngày chị em tôi say sưa lắng nghe và mê mải hát theo người nam ca sĩ có chất giọng trầm ấm, tha thiết phát ra từ chiếc đài bán dẫn nho nhỏ, cũ kỹ.

Cảm nhận lời ca, ý nhạc từ lâu; nhưng tận mắt ngắm nhìn chiếc “cầu phao âm thanh” mến yêu, thì mãi sau này, khi chuyển vào sống ở mảnh đất bên sông Đăk Bla, với tôi, mới là thực sự...

19 thg 3, 2018

Không gian thanh bình khiến du khách phải dừng chân của Bảo Lộc

Bảo Lộc là địa danh không mới mẻ nhưng vẫn thu hút du khách nhờ nét hoang sơ của thiên nhiên và lối sống bình dị, mộc mạc của cư dân bản địa.

Bảo Lộc được biết đến với nhiều ngọn thác hùng vỹ như thác Dambri, thác 7 tầng Tà Ngào, thác Tam Hợp, thác Cầu Đôi. Ngoài ra còn có Suối Đá, hồ Đồng Nai, hồ Lộc Thanh, nằm ẩn mình bên những tán cây rừng nguyên sinh to lớn, tạo khung cảnh hữu tình, nên thơ. 

Kon Tum đón đợi mùa hoa pơ-lang

“Tây Nguyên ơi hoa rừng bao nhiêu thứ. Cánh hoa nào đẹp nhất rừng. Tây Nguyên ơi anh có nhớ buôn làng, nhớ người con gái. Nhớ cánh hoa pơ-lang đẹp nhất rừng Tây Nguyên” - Ca từ trong bài hát “Em là hoa pơ-lang” của nhạc sĩ Đức Minh đã gợi nhớ về hình ảnh những cô gái Tây Nguyên được ví von như bông hoa pơ-lang rực rỡ, tươi thắm…

Đầu xuân, khi nắng vàng từng giọt miên man nhả xuống miền đất này, tiết trời ấm áp, người ta lại được chiêm ngưỡng sắc hoa pơ-lang, nhắc nhở về loài cây mang tính biểu trưng cho vùng đất Tây Nguyên.

Cây pơ-lang thuộc họ gạo, có gai và bạnh vè ở góc, lá kép chân vịt mọc so le, hoa màu đỏ kết thành chùm và có đặc điểm là nở trước khi ra lá. Đây là loài thực vật phổ biến rất thích hợp với thổ nhưỡng vùng Tây Nguyên, gắn liền với nếp sống văn hóa cũng như tâm linh từ ngàn đời của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Hoa pơ-lang còn có nhiều tên gọi khác là hoa gạo (cách gọi của người Việt) hay hoa mộc miên (cách gọi của người Hoa).


Hai cây pơ-lang ở làng Kon Tu Mơnây Sơ Lam phường Trường Chinh. Ảnh: L.S 

Nắng bên cầu Kon Klor

Sông Đăk Bla là con sông chính chảy qua thành phố Kon Tum, hàng ngày chứng kiến sự thay đổi của thành phố này. Dù nguồn ngân sách có hạn, nhưng với nỗ lực, tỉnh ta đã xây dựng những cây cầu bắc qua sông Đăk Bla làm giảm thiểu ách tắc và góp phần cho thành phố Kon Tum có bước phát triển kinh tế - xã hội sôi động. Trong đó, cầu treo Kon Klor là một điểm nhấn đẹp cho thành phố.

Vừa hết ngày cuối cùng của tháng 2, nắng tháng 3 đã nhanh chân ùa về sưởi ấm và cũng mang theo chút se se lạnh hòa lẫn trong cái vị ấm áp riêng của đất trời Tây Nguyên.

Kon Tum năm nay, nắng tháng 3 thật lành. Bước chân đến cầu Kon Klor tôi đã thấy một không gian mênh mông ngút ngàn. Kon Klor là cây cầu đẹp nhất của Kon Tum và cũng là điểm đến yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.

Đến Tú Lệ thưởng thức xôi nếp dẻo thơm

Trong hành trình Tây Bắc trên cung đường Yên Bái- Tú Lệ- Mù Cang Chải, xôi nếp thơm nơi đây là đặc sản làm nức lòng du khách.

Nhắc đến xã Tú Lệ (Văn Chấn- Yên Bái) ai cũng nhắc đến không ít lần về đặc sản gạo nếp Tú Lệ thơm ngon nhất vùng Tây Bắc.

Món ngon cá niên nấu với cây chuối rừng

Nhắc đến ẩm thực ở vùng đất Kon Plông, nếu chỉ giới thiệu đặc sản đã có trong thực đơn nhà hàng nơi đây (như cá tầm, gà nướng, cơm lam…), chắc chắn sẽ thiếu sót bởi còn những món ngon độc đáo được nấu từ cá niên với chuối rừng dân dã do chính đồng bào Mơ Nâm chế biến để đãi khách quý hoặc các lễ hội của làng...

Một lần được về làng Kon Zu, xã Măng Cành (huyện Kon Plông), chúng tôi được cán bộ địa chính - nông lâm xã Măng Cành - A Láu mời về thưởng thức món cá niên nấu với cây chuối rừng dân dã rất độc đáo, khác hẳn cái vị cá niên nấu với rau răm hoặc cà chua xanh mà tôi từng thưởng thức.

Cuối tháng 11, ở Kon Plông gần như ngày nào cũng có mưa phùn lất phất làm cho thời tiết càng rét buốt. Đây là đặc trưng khí hậu riêng có ở vùng Đông Trường Sơn này. Từ trung tâm huyện về xã Măng Cành chỉ chừng chục cây số nhưng chúng tôi như thấu được cái rét mướt càng nhiều hơn trên đường về xã.

Về Ia H’Drai ăn… bánh tráng cá cơm

Từ những mẻ cá cơm tươi được phơi vàng rụm dưới ánh nắng tự nhiên, không cần chất bảo quản, các chị, các mẹ ở xóm chài (thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) đã chế biến nên món bánh tráng cá cơm thơm ngon, hấp dẫn, đậm đà. Chẳng biết tự bao giờ, từ món ăn vui miệng, cho các đấng mày râu “lai rai” trong những buổi chiều trên sông, bánh tráng cá cơm dần được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nức tiếng khắp vùng.

Chiều đến, xóm chài ở dòng Sê San yên bình đến lạ. Dưới nắng hoàng hôn chiếu rọi, nhà nhà chuẩn bị cơm chiều sau một ngày làm việc mệt mỏi. Trên những ngôi nhà nổi đã được làm vững chãi, người dân í ới hú nhau chèo ghe, tập trung tại nhà xóm trưởng Hai Triều (ông Nguyễn Văn Triều - PV) để cùng tiếp đón khách đường xa. Thế rồi chỉ sau vài phút hỏi thăm, tay bắt mặt mừng, ai nấy đều tranh thủ bắt tay hái rau nhút, sơ chế cá, chế biến các món tươi ngon thết đãi khách.

Tên ai được đặt thành tên đường nhiều nhất TPHCM?

Sài Gòn có một số con đường trùng tên nhau. Theo thống kê, có tới hơn 300 con đường trùng tên. Thí dụ như có ông Nguyễn Đình Chiểu ở quận 3 và có ông Nguyễn Đình Chiểu khác ở quận Phú Nhuận, có ông Lý Thường Kiệt ở quận 10 và ông Lý Thường Kiệt khác ở Gò Vấp,... Đó là chưa kể trường hợp không trùng tên nhưng... trùng người. Thí dụ như đường Quang Trung (Gò Vấp) với đường Nguyễn Huệ (quận 1), đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1, Bình Thạnh) với đường Đinh Bộ Lĩnh (Bình Thạnh)...

Ngoài đường Nguyễn Huệ nổi tiếng ở quận 1, ta còn có các con đường... Quang Trung ở Gò Vấp. Hóc Môn và quận 9!

Hang Tú Làn, hang động 5 triệu tuổi

Để khám phá hệ thống hang động Tú Làn nằm sâu trong núi rừng ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình), phải trải qua 5 ngày băng rừng, lội suối, bơi qua sông ngầm, leo vách đá cao, để chạm vào các thạch nhũ triệu năm tuyệt đẹp, chưa từng được công bố ở Việt Nam.


Nằm sâu trong núi rừng Tân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình, hệ thống hang động Tú Làn có tuổi từ 2 đến 5 triệu năm được xem như kỳ quan của tạo hóa ban tặng. Không phải là hang động lớn nhất, nhưng về vẻ đẹp, các chuyên gia đánh giá nơi đây không thua kém hang Sơn Đoòng là bao. Ngoài Tú Làn, hệ thống hang động còn các hang phụ như Song, Ươi, Chuột, Hung Ton, Kim, Ken, Tổ Mộ...

Trai tráng Lạng Sơn đua sức tại Hội thi Phài Lừa

Sự hấp dẫn, kịch tính tại Hội thi Phài Lừa trên con sông Kỳ Cùng chảy qua TP.Lạng Sơn thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia cổ vũ. Đây là một lễ hội độc đáo hội tụ đầy đủ các yếu tố truyền thuyết, tín ngưỡng văn hóa và thể hiện tinh thần thể thao, thượng võ.

Hội Phài Lừa (Hội đua bè mảng) diễn ra vào sáng 10.3 (tức ngày 23 tháng Giêng) trên con sông Kỳ Cùng thơ mộng chảy qua địa bàn TP.Lạng Sơn là một trong những lễ hội đặc trưng, truyền thống của huyện Bình Gia và huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Để hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định tổ chức hội thi mang quy mô tỉnh với sự tham gia của 12 đội thi đến từ 6 thôn, bản của huyện Bình Gia và Tràng Định. 

Ban tổ chức trao cờ cho đại diện 2 huyện Bình Gia và Tràng Định. 

Bí ẩn đội trống nữ nổi tiếng chỉ kết nạp thành viên đã lập gia đình


Sau hơn 10 năm thành lập, đội trống nữ làng Đọi Tam (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam) đã vang danh khắp vùng bởi sự chuyên nghiệp và tiếng trống rền vang, say đắm lòng người.

Làng Đọi Tam với nghề làm trống truyền thống đã có từ 200 năm. Hiện nay, trong 3.000 nhân khẩu của làng có tới 80% theo nghề làm trống. Với đặc thù làng nghề, ngay từ thuở bé, các chị em làng Đọi Tam đã có tình yêu và cảm nhận sâu sắc với âm điệu phát ra từ những chiếc trống.

Hàng nghìn người dân đổ xô về lễ hội Đền Cờn để xin lộc

Hàng nghìn người dân tập trung về bãi biển tham dự lễ hội Đền Cờn. Ảnh:HQ 

Mới sáng sớm đã có hàng nghìn người dân tập trung tại bãi biển Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An để tham dự lễ hội Đền Cờn và cầu xin lộc cầu mong sự may mắn.
Lễ hội đền Cờn là một trong những lễ hội truyền thống được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Lễ hội mang đậm bản sắc vùng biển, được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ Tứ Vị Thánh Nương.