22 thg 10, 2012

Dân dã ẩm thực Bạc Liêu

Dù mộc mạc, dân dã nhưng các món đặc sản của Bạc Liêu luôn để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó phai khi một lần nếm thử hương vị ấy…


Bạc Liêu là vùng đất tận cùng của đất nước mới được khai phá từ đầu thế kỉ 18. Trước đó, nơi đây còn hoang vu, sau được người Hoa gốc Triều Châu đến lập thành làng xóm. Người ta vẫn ngâm nga: Bạc Liêu là xứ quê khờ.

Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu. Vì thế, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy một số món ăn có cái tên rất lạ ở mảnh đất này.

Bánh củ cải 

Loại bánh này có nguồn gốc từ người Hoa, một loại bánh rất thơm ngon và đặc biệt ở đây. Lớp ngoài của nó được làm bằng bột mì pha với bột củ cải trắng nghiền nhuyễn và cán mỏng ra. Nhân bánh gồm tôm khô hoặc tép bạc đất lột vỏ, cùng với ít thịt nạc và vài hạt đậu xanh.



Cháo ấu tẩu trên cao nguyên đá

Buổi sáng Quản Bạ mờ mịt hơi sương, chúng tôi ngồi bên bếp lò ấm sực và thưởng thức món cháo đặc sản của cao nguyên núi đá Hà Giang. Ngoài ô cửa, sương mù bay lãng đãng…


Bát cháo ấu tẩu thơm lừng - Ảnh: THÁI ANH

Vừa đến thị xã Hà Giang lúc nửa đêm, các bạn tôi đã đi tìm hàng cháo ấu tẩu, một đặc sản có tiếng của miền cao nguyên núi đá tai mèo. Do quá muộn nên những cửa hàng đều đã đóng cửa.

Trong mấy ngày hành trình sau đó, chúng tôi đều tính toán làm thế nào để thưởng thức được món cháo này vì cung đường có vẻ không phù hợp lắm, trong khi theo thông lệ, cháo ấu tẩu chỉ bán buổi tối.

Mưa cao nguyên

Những cơn mưa âm thầm rả rích luôn làm cho con người ta chạnh lòng trong cô độc. Nhưng cũng chính cái màu mưa xám xịt và bầu trời ầng ậc nước ấy đã làm cho người ta không sao quên được Hà Giang. 
 
Nếu đã đến và đi, đã trải nghiệm và ngấm đẫm cái sương sa, gió rét của miền đất cao nguyên nơi địa đầu cực bắc, mới cảm được phần nào cái day dứt của những nỗi nhớ mang tên Đồng Văn…


Yên Minh trong mưa - Ảnh: Việt Nguyễn

Một năm, không biết tôi đi Hà Giang mấy lần. Lần nào đi cũng mong trời nắng, còn chụp ảnh, còn nô đùa, còn nói cười. Ấy vậy mà nhiều khi mới đi đến cổng trời Quản Bạ thôi, đã thấy rét tê lòng trong sương mù giăng giăng tràn ngập.


Bãi đá cổ Xín Mần

Cùng với bãi đá cổ ở Sapa - Lào Cai, một bãi đá cổ khác cũng được công nhận là di sản quốc gia nhưng còn rất ít người biết đến. Đó là bãi đá cổ Nấm Dẩn ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Với những hình dáng kỳ lạ, cùng với nhiều nét chạm khắc bí ẩn, bãi đá này thực sự là điểm đến với mỗi du khách khi đặt chân đến Xín Mần - Hà Giang.



Từ thị trấn Cốc Pài huyện Xín Mần, xuôi về phía Nam 18km, chúng ta có thể đặt chân đến bãi đá cổ Nấm Dẩn. Những di tích cự thạch này nằm giữa dãy núi Tây Đản phía Bắc và dãy núi đồi Nấm Dẩn phía Nam, trải dài theo con suối. Rải rác, lên cao dần là những khối đá có hình dáng lạ kỳ. Khối thì vuông dài như 1 chiếc phản rộng, có khối lại là đá đen khổng lồ giữa mặt đen tương đối phẳng nổi lên những mảng đá trắng đục như 1 tấm bản đồ bí ẩn...

21 thg 10, 2012

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh

Nếu như ở Thanh Hóa có bánh gai, ở Quảng Ngãi có kẹo gương thì ở Hà Tĩnh có kẹo cu đơ. Một đặc sản khiến bao người con của quê hương "Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh", hay khách thập phương đã từng một lần được nếm thử thì khó có thể quên.



Kẹo Cu Đơ và bát nước chè xanh

Kẹo cu đơ lúc đầu có tên là cu hai. Sau này khi phong trào Tây học nở rộ, từ "hai" được các ông nghè nơi đây chuyển sang tiếng Pháp là "Deux" cho nó "trí thức". Từ đó, "cu deux" được đọc chệch thành cu đơ.


Cơm lam Hòa Bình

Gạo nếp - tinh hoa của đất - giao tình với nước, lửa và những ống nứa non tạo nên một món ăn đơn giản, khiêm tốn nhưng chứa trong đó biết bao nghệ thuật: cơm lam của người dân tộc Mường ở Hòa Bình.


Cơm lam - Ảnh: blogtamtay.vn

Không ai biết cái tên cơm lam có từ bao giờ, chỉ được nghe các già làng kể lại rằng: xa xưa trong những lần đi nương rẫy, dân trong bản thường không mang theo nồi, chảo, không cơm nắm phiền toái mà chỉ mang theo mình ít gạo nếp, một con dao, một hòn đá và ít bùi nhùi đánh lửa.

Về xem thổ cẩm Thái Mai Châu

Đến với bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), bạn không những được thưởng thức một không gian trong lành, đắm mình với khung cảnh lãng mạn mà còn được thỏa thích chiêm ngưỡng hay sở hữu những chiếc váy, chiếc túi thổ cẩm rực rỡ sắc màu, hoa văn sinh động. 


Cô gái Mai Châu trong điệu múa dệt vải - Ảnh: Tiếu Phong

Thổ cẩm Mai Châu từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.


Khám phá khu mộ cổ Đống Thếch

Nằm giữa núi rừng thâm u, những cột đá gần 400 năm tuổi vẫn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt. Đó là điểm độc đáo của khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) - một “kho báu” mang đậm bản sắc văn hóa xứ Mường Động.


Các cột đá được dựng theo theo quy luật, ẩn dưới mỗi nấm mộ là những đồ tùy táng có giá trị khảo cổ học… - Ảnh: Tiến Thành


Có câu “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” để chỉ sự giàu có và độc đáo trên mỗi mảnh đất xứ Mường. Mường Động là một trong những mảnh đất ấy. Với đam mê khám phá những vùng đất mới, từ Hà Nội, theo quốc lộ 21B chúng tôi đi ngược lên huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình - cái nôi trung tâm của văn hóa Mường Động.


Về Sóc Trăng thử món bò giá tréo


Bê thui tái chanh

Bà con Khmer ở Sóc Trăng và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tập quán nuôi bò trên đất cát giồng. Con bò vừa là tài sản vừa giúp ích cho nhà nông trong việc đồng áng, vận chuyển nông sản. Đàn bò cũng là nguồn cung cấp thực phẩm trong những dịp hội hè, lễ tiệc và sinh hoạt hàng ngày. Một món ngon từ thịt bò, tuy dân dã nhưng rất hấp dẫn là món bê thui mà người dân địa phương gọi là bò giá tréo hay bò tái mướt.

Hủ tiếu cá Sóc Trăng


Sóc Trăng vốn có nhiều món ăn ngon, nhưng xưa nay ít ai nói đến món hủ tiếu như một đặc sản của địa phương này, nhất là hủ tiếu cá. Nhưng nhiều du khách đến đây có dịp thưởng thức món hủ tiếu cá một lần đều tấm tắc khen ngợi như một phát hiện thú vị.

Tô hủ tiếu cá gồm hủ tiếu, cá, mực và cật heo, ăn kèm với ba loại rau gồm xà lách dòn, giá và rau cần. Một đặc điểm của món hủ tiếu cá là nồi nước dùng được hầm xương heo suốt đêm, cứ ba bộ xương heo hầm cho lượng nước dùng của 50 tô. Để nước dùng được trong, nồi nước không để dầu, mỡ vào.

Đầu bếp một quán hủ tiếu cá ở Sóc Trăng cho biết, hủ tiếu cá ở đây chỉ dùng cá chẽm, phi lê lấy phần thịt; tôm, mực loại tươi; cật heo phải dòn, ngon bằng cách ngâm nước đá cho nở. Riêng hủ tiếu làm bằng bột gạo lúa mùa.

Thụy Mẫn 

Hột vịt lộn rang me


Hột vịt lộn rang me. Ảnh: TPD

Một lần đến thị xã Sóc Trăng, anh bạn đi cùng dẫn tôi vô một cái quán bên đường Hùng Vương, kêu 4 cái hột vịt lộn rang me. Nghe qua, tôi thấy lạ quá, hột vịt lộn luộc chín rồi ăn với chút rau răm hay đập vỏ thả vô nồi lẩu ăn chung chớ nào giờ chưa nghe món hột vịt lộn mà lại rang me.

Nghe lạ hoắc vậy mà có thiệt. Chừng 15 phút sau, chị chủ quán bưng ra cho chúng tôi 4 cái hột vịt lộn thơm phức, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy thèm rồi. Không chờ bạn nhắc, tôi ăn thử ngay vì rất tò mò.

Chất quê trong tô bún nước lèo Sóc Trăng

Vị mằn mặn thơm phức của mắm bồ hóc, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo, làm nên chất quê của bún nước lèo Sóc Trăng.



Tô bún bún nước lèo Sóc Trăng đậm đà. Ảnh: Thi Ngoan

Tài liệu ẩm thực Việt Nam ghi nhận, bún nước lèo Sóc Trăng có lịch sử từ lâu đời, mà tiền thân của nó là món ăn truyền thống của người Khmer. Tỉnh Sóc Trăng là vùng đất giáp biển trù phú, có nhiều dân tộc như Kinh, Hoa, Khmer sinh sống. Trong quá trình cùng lao động, khai khẩn đất đai, các dân tộc đã chịu ảnh hưởng lẫn nhau làm nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng quê này. Và bún nước lèo Sóc Trăng là một trong những sản phẩm của quá trình cộng sinh ấy.

Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng


Hương án trong gian giữa chính điện chùa Ông Bổn. Ảnh: Trần Kiều Quang

Chùa Ông Bổn còn có tên gọi là chùa A Côn, hay Hòa An hội quán, có tuổi đời trên 130 năm, tọa lạc tại số 9 đường Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1, phường 1, thành phố Sóc Trăng. Đây là một di tích nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc độc đáo của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung. 

Theo tài liệu của ban quản trị chùa thì vào năm 1875, chùa Ông Bổn được xây dựng tại làng Khánh Hưng, tổng Nhiêu Khánh, tỉnh Sóc Trăng. Đến năm 1911 được trùng tu lần thứ nhất và đổi tên là Hòa An hội quán cho đến nay. Qua bảy lần trùng tu vào các năm 1953, 1969, 1987, 1990, 1994, 1999 có kiến tạo gia cố thêm nhưng vẫn đảm bảo được nguyên dạng xưa. Do chùa nằm ngay trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho nhân dân địa phương và du khách đến tham quan, chiêm bái. 

Chùa được cất theo hình chữ Phu - tượng trưng cho sự ấm no, phú quý. Chùa cất tuy không cao nhưng thoáng đãng, mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa. Mái chùa lợp ngói ống phủ lớp rêu phong. Trên nóc có tượng lưỡng long chầu nguyệt - cách trang trí truyền thống trong các ngôi chùa Hoa. Trên các gờ mái cũng có tượng rồng, kỳ lân nằm trải dài. Phía trước mái hiên chùa có treo một dãy đèn lồng đỏ. 

Chùa Ông Bổn được xây dựng hoàn toàn bằng đá và gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Ngôi chùa có chính diện quay về hướng nam, hai bên tả hữu tô đá rửa được nghệ nhân đắp nổi bằng xi măng rộng khoảng một thước là hai đại tự Tăng Phước - ngụ ý chúc bà con bá tánh hưởng thêm nhiều phước lộc, tạo thêm vẻ bề thế cho ngôi chùa. Ngoài ra, ở bên hữu khuôn viên chùa còn có ngôi miếu nhỏ thờ thần hoàng bổn cảnh của địa phương. 

Quan sát từ đỉnh hương lớn đặt giữa khuôn viên khá rộng của ngôi chùa, tổng thể kiến trúc di tích này có toàn bộ phần chân cột, đá xanh viền nền tam cấp trong khu vực nội thất đến khung cửa chính của ngôi chùa… đều được các nghệ nhân người Hoa đời trước tạc bằng đá tảng của Trung Quốc. Ngôi chùa được thợ xây dựng theo dạng phân kim tam cấp qua thước Lỗ Ban - theo hình chữ Phu - theo quan niệm của người Hoa. 

Vào bên trong ngôi chùa, du khách sẽ choáng ngợp trước một “rừng” hoành phi câu đối bằng chữ Hán được treo và ốp cột từ gian tiền điện đến gian chính điện, với nội dung ca ngợi công đức của các vị thần. Phía bên trái (nhìn từ ngoài vào) là bàn thờ Bạch Hổ uy nghi, bên phải là bàn thờ của Thanh Long hùng dũng - đây vừa là yếu tố phong thủy, lại vừa là vật linh nhằm để trấn giữ tà ma, xua đi những điều xui xẻo, không hên. 

Tòa chính điện gồm ba gian. Gian chính giữa thờ Trịnh Ân, tức Cảm thiên đại đế là vị phúc thần trong tâm thức của bà con người Hoa nơi đây. Tương truyền, Trịnh Ân là vị khai quốc công thần, văn võ song toàn, sống vào triều đại nhà Tống bên Trung Quốc. Ông có nhiều công lớn trong việc dạy dân bền chí làm ăn để khẩn hoang, lập ấp và khuyên mọi người phải biết giữ lễ nghĩa, giữ vẹn thuần phong mỹ tục. 

Do bị gian thần hãm hại nên ông bị triều đình khép vào tội chết. Lúc xử trảm ông, đất trời cảm động trút cơn mưa, điểm vần sắc hồng. Dân chúng thấy điềm trời như thế nên càng tỏ lòng thương tiếc và lập miếu thờ ông làm vị phúc thần. Chuyện này lan đến triều đình, làm vua tỉnh ngộ, thương cảm và phong sắc cho ông là Cảm thiên đại đế, tức lòng trung cảm động đến trời. 


Mặt trước chùa Ông Bổn. Ảnh: Trần Kiều Quang

Bên trái chính điện là hương án thờ Phúc đức chính thần, bên phải là trang thờ của Thiên Hậu thánh mẫu. Trước gian chính điện còn có hai hàng bát bửu hai bên. Đặc biệt nét điêu khắc trong chùa hết sức điêu luyện, tinh xảo, thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân Trung Quốc đời trước. Tiêu biểu, các bức điêu khắc gỗ, hoành phi chạm trổ ba lớp, tượng thờ bằng gỗ, câu đối bằng gỗ quý, các tượng gỗ chạm trổ các linh vật: long, lân, quy, phụng, nai, hạc… đều thể hiện các điển tích mà các vua chúa ngày xưa thường dùng trang trí trong cung đình, như lân hóa rồng, rồng hóa long dây lá, Bá Ngư chầu hoàng, Bá Ngư Điểu Chích… tất cả đều là các tác phẩm điêu khắc, hội họa đặc biệt quý hiếm thể hiện đúng theo khuôn mẫu bên Trung Quốc. 

Ngoài ra, trong chùa còn có nhiều cổ vật quý hiếm khác là tượng gỗ thờ Ông Bổn, Ông Phước Đức, Bà Thiên Hậu, sơn son thiếp vàng rực rỡ; bộ lư quỳ cổ hình thái tuế, ba bộ lư vuông, cặp hạc rùa ngậm hoa sen bằng kim loại màu… các bộ bàn thờ (quý tự) bằng gỗ quý đều được các nghệ nhân chạm khắc ba lớp và dát vàng rất tinh xảo. 

Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa ở đây, mà còn là nơi thu hút đông đảo bà con người Kinh, người Khmer cũng như khách thập phương đến đây tham quan cúng bái trong các dịp rằm, lễ tết, ngày vía Ông… Bên cạnh đó, chùa Ông Bổn còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc của bà con người Hoa và thông qua đó đã tập hợp, đoàn kết mọi người cùng nhau đóng góp, gây quỹ làm công tác từ thiện… thể hiện truyền thống đoàn kết lâu đời của bà con người Hoa và các dân tộc Kinh, Khmer anh em.


Trần Kiều Quang 

Chơi núi Bà Đen



Núi Bà Đen nhìn từ bãi đậu xe dưới chân núi. Ảnh: Anh Việt

Về miền Đông Nam bộ, đi trên tuyến quốc lộ 22 (đường xuyên Á) đến Gò Dầu rẽ phải (22B) chừng 36 ki lô mét sẽ đến thị xã Tây Ninh. Từ đây du khách có thể viếng thăm nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng. Danh thắng núi Bà Đen cao 986 mét cách thị xã Tây Ninh 11 ki lô mét về phía đông bắc, nằm sừng sững giữa đồng bằng mênh mông, nhìn từ xa như một chiếc nón lá úp khổng lồ.

Mua vé vào cổng 15.000đ/người, du khách bắt đầu đi lên núi theo những bậc tam cấp đá. Đường lên núi quanh co, khúc khuỷu nhưng thoáng mát, khá dễ đi so với mươi năm về trước. Hồi ấy, du khách và người hành hương phải đi theo những lối mòn nhỏ, hiểm trở. Dọc đường lên núi, ta sẽ gặp nhiều khe nước nhỏ trong veo chảy róc rách, len lỏi qua những cánh rừng có rất nhiều hoa dại tuyệt đẹp. Du khách sẽ ngạc nhiên khi gặp những bụi “tre khổng lồ” cao có đến 50 mét, cành lá sum sê, xanh mướt với những lóng to bằng bắp vế người lớn, dài gần 1 mét. Có những cây long não, mét, dầu lông, xoài mút vòng tròn gốc to đến vài người ôm!



20 thg 10, 2012

Gỏi cá Tân Mai - Biên Hòa

Món gỏi cá có lẽ không phải xuất xứ từ Biên Hòa, mà là từ miền Tây sông nước, nơi có nhiều cá tôm. Thế nhưng khi du nhập vào Biên Hòa, nó được chế biến theo một kiểu cách riêng, thành một đặc sản của Biên Hòa.
 

Con sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa tạo nên một làng nghề ở phường Tân Mai: làng cá bè, chuyên nuôi cá bè trên sông. Từ chỗ nuôi cá, ngư dân Tân Mai chế ra món gỏi cá để... lai rai, rồi trở thành món ăn khoái khẩu của cả thành phố Biên Hòa và khách phương xa.

Làng cá bè Tân Mai

Đoạn sông Đồng Nai nói trên, bên này là Tân Mai, bên kia là Cù lao Phố, nên món gỏi cá có cả ở Tân Mai lẫn Cù lao Phố. Thế nhưng bên phía Tân Mai vẫn nhiều hơn, nên gắn liền với tên gọi: Gỏi cá Tân Mai.


Lung linh bãi đá ở biển Cổ Thạch

Trên cung đường biển dài hơn 1km, những bãi đá của biển Cổ Thạch cực kỳ ấn tượng với vẻ lung linh như những viên ngọc nhiều màu sắc, lúc lại xù xì như những con quái vật biển khổng lồ.



Bãi biển Cổ Thạch thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 90km. Có hai hướng để đến nơi đây, một là từ Phan Thiết xuôi theo quốc lộ 1 đến Cổ Thạch. Hướng thứ hai từ Mũi Né vòng ra quốc lộ 1 tại Lương Sơn. Độ dài đường đi giữa hai hướng chênh lệch không nhiều, và đều ôm gọn những cung đường biển tuyệt đẹp, hay bức tranh đồi cát bao la.

Hải đăng trăm tuổi mũi Kê Gà

Ngọn hải đăng trăm tuổi trên đảo Kê Gà sừng sững giữa biển khơi đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến với Bình Thuận. Đứng trên ban-công ở đỉnh hải đăng, phong cảnh một vùng biển mở ra trước mắt du khách đẹp đến sững sờ, hiếm có...




Ngọn hải đăng trăm tuổi trên mũi Kê Gà - Bình Thuận 

Từ thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đi xe máy hoặc xe buýt dọc theo bờ biển phía nam khoảng 25 km là đến địa điểm có ngọn hải đăng trăm tuổi này. Hải đăng Kê Gà (có người gọi Khe Gà) nằm trên mũi đất nhô ra bờ biển khoảng 500 m. Lúc nước thủy triều xuống, người ta có thể đi bộ ra mũi.


Di tích thành cổ Châu Sa

Châu Sa hay thành Hời là tên một thành do người Chăm tạo dựng, tọa lạc tại khu vực hạ lưu, tả ngạn sông Trà Khúc, thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Tòa thành cổ nằm cách TP. Quảng Ngãi 7 km về phía đông bắc, cạnh tuyến quốc lộ 24B, từ Quán Cơm (giáp QL số 1) đi cảng biển Sa Kỳ; phía nam giáp sông Trà Khúc, phía bắc giáp sông Hàm Giang, phía đông giáp cánh đồng Dinh, phía tây giáp núi Bàn Cờ.

Trên khắp cõi Việt Nam, đây là thành đất duy nhất mà người Chăm còn để lại với những dấu tích cho phép nhận diện khá rõ vị trí, quy mô, bố cục cũng như vai trò của tòa thành đối với vùng đất có thể là một tiểu quốc của họ, nay thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.


Bia di tích thành cổ Châu Sa



Sơn Mỹ mãi là điểm đến

Giám đốc Bảo tàng Sơn Mỹ - cũng là nạn nhân của vụ thảm sát Sơn Mỹ Nguyễn Thành Công - cho biết: "Theo thời gian, Sơn Mỹ càng hấp dẫn nhiều du khách trong nước và nước ngoài".



Du khách xem tư liệu, hiện vật trong khu chứng tích Sơn Mỹ - Ảnh: Võ Quý Cầu

Trong năm 2009, khu chứng tích Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) đã đón 106.000 lượt khách tham quan, tăng 40% so với năm trước và trong hơn hai tháng đầu năm 2010 đã có 25.000 lượt khách tham quan, trong đó có 1.630 khách nước ngoài mang 46 quốc tịch khác nhau.

Du khách đến nơi đây để hiểu thêm nỗi đáu xé lòng của người dân Sơn Mỹ trong buổi sáng kinh hoàng ngày 16-3-1968 khi 504 thường dân bị thảm sát, qua đó sẽ càng trân trọng mến yêu sự hòa bình, đồng thời chia sẻ, vui mừng với những nỗ lực của người dân nơi đây sau chiến tranh.


Ra đảo viếng chùa Hang

Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cách đất liền khoảng 24 km. Để đến được vùng đất giữa biển trời bao la này, từ cảng Sa Kỳ phải ngồi tàu cao tốc vượt biển hơn một giờ.
Huyện đảo được chia làm 3 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình với diện tích khoảng 9,97 km² và có hơn 20.000 cư dân đang sinh sống trên tất cả 3 đảo: đảo Lớn, đảo Bé và hòn Mù Cu ở phía đông của đảo Lớn. Đảo Lý Sơn không rộng lắm nhưng là nơi có nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng, như cụm di tích đình làng An Hải, di tích Âm Linh tự và mộ lính Hoàng Sa, nhà trưng bày lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải… Ngoài những di tích trên, Lý Sơn còn có những cảnh đẹp thiên tạo độc đáo mà tiêu biểu nhất là chùa Hang.

Chùa Hang nhìn từ trên cao

Về Châu Đốc thăm lăng Thoại Ngọc Hầu

Người đến Châu Đốc thường mải mê với một trời non nước, chùa chiền, rồi viếng Miếu Bà Chúa Xứ, mà đôi khi quên mất những di tích vô cùng giá trị khác như lăng Thoại Ngọc Hầu, nằm trong cụm di tích dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc.


Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, kiến trúc cao. Nếu có đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.


Phần sân của lăng và đền luôn được chăm sóc cẩn thận chỉn chu vô cùng đẹp mắt

Dạo chơi biển Tân Phụng

Với địa thế núi non và biển cả hữu tình, làng biển Tân Phụng (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) là một địa chỉ du lịch văn hóa còn nhiều nét hoang sơ, kỳ thú của Bình Định.

Một chuyến dạo chơi trên biển Tân Phụng, du khách sẽ khám phá những danh thắng độc đáo như Mũi Rồng, Bãi Bàm, Đá Dựng hay tham quan chợ cá buổi sớm…


Cảnh lặn nhum thường ngày khi nước triều xuống ven biển Tân Phụng

Từ thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ (cách Quy Nhơn khoảng 70km), du khách có thể đi bằng xe buýt hoặc xe máy tiếp khoảng 13km sẽ đặt chân tới làng biển Tân Phụng, xã Mỹ Thọ.

19 thg 10, 2012

Biên Hòa ở Phủ Lý, Hà Nam

Số là thế này: Đi chơi rong ruổi suốt ngày ở Hà Nam, Nam Định, đến tối về Hai Ẩu cùng Mẹ Bụ lại đi cà phê trong thành phố Phủ Lý. Đi tới một con đường rộng rãi, sáng rực ánh đèn, Hai Ẩu bỗng dụi mắt, tưởng mình ngủ gục: các bảng hiệu hai bên đường cho thấy đây đang là... Biên Hòa.

Hai Ẩu hỏi Mẹ Bụ: Đây là đường Biên Hòa à? (đường (đi) Biên Hòa, không phải đường (ngọt) Biên Hòa). Mẹ Bụ cười hì hì: Thế đấy, nên mới đưa anh Hai tới đây cho biết!

Chẳng những ở Phủ Lý có một con đường mang tên Biên Hòa, mà đó là con đường lớn nữa. Các bạn hãy xem trên bản đồ Google thì biết:




Cây muỗm - cây di sản chùa Phổ Minh


 Cây muỗm cổ thụ chùa Phổ Minh

Ngày 25/9/2012, Ban Quản lý khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Đền Trần-Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp-Nam Định) đã tổ chức buổi lễ đón nhận Bằng công nhận và gắn biển Cây Di sản Việt Nam đối với hai cây muỗm tại chùa Phổ Minh, thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận.


Chuyện tình nơi đình Tân Lân


Trong ảnh là đình Tân Lân, một di tích lịch sử nổi tiếng ở thành phố Biên Hòa. 

Tân Lân là xóm mới. Hơn ba trăm năm trước, tướng quân Trần Thượng Xuyên và những lưu dân người Hoa đến vùng đất Biên Hòa. Những con người ấy đã chấp nhận Biên Hòa là xóm làng mới, là quê hương mới, nên đặt cho thôn làng nơi họ đến là thôn Tân Lân. Thời Minh Mạng (thế kỷ 19), nhân dân xây đình Tân Lân để tỏ lòng ngưỡng vọng Trấn Biên đô đốc Trần Thượng Xuyên, người có công khai phá đất Biên Hòa - Đồng Nai. Ngôi đình hiện nay nhìn ra sông Đồng Nai, phong cảnh hữu tình...

Nhưng hãy tạm gác chuyện lịch sử ấy qua một bên nhé bạn. Điều tôi sắp kể cho các bạn nghe là một thiên diễm tình ẩn sau ngôi đình cổ kính, uy nghi ấy.


Phủ Dầy - dấu xưa còn chăng?

1. 
Phủ là nơi thờ Mẫu. Khái niệm này rất lạ lẫm đối với một người Nam bộ như tôi, nhưng là một điều rất thiêng liêng với Mẹ Bụ.

Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản, Nam Định là một nơi đặc biệt, ở đó có một quần thể các phủ với mật độ di tích đậm đặc, có lẽ là nhiều nhất nước. Trong vòng bán kính 1 km có đến gần 20 di tích.

2.
Mẹ Bụ hướng dẫn chúng tôi đi viếng các phủ chính. Đầu tiên là phủ Công Đồng - như là một nghi thức trình diện. Rồi đến phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, sau đến lăng Mẫu Liễu Hạnh.

Đến mỗi nơi, Mẹ Bụ lại lộ vẻ thất vọng: Ô hay! Sao họ lại làm mới rồi? Không còn cổ kính như cách đây ít lâu nữa?

Trên đường đi, Mẹ Bụ chỉ vào một số nơi, nói: Đấy là phủ giả, do dân dựng lên.


Mẹ đưa em qua phủ Tây Hồ

Khăn quàng cũ cuối mùa thu,
Mẹ đưa em qua phủ Tây Hồ 

là lời ca bài Phố nghèo của nhạc sĩ Trần Tiến. Bài hát gợi lên một không gian đậm chất Hà Nội. Hà Nội nghèo chứ không phải Hà Nội sang, Hà Nội lãng mạn của Phú Quang, Trịnh Công Sơn...

Phủ Tây Hồ là gì? Ở đâu? Thật ra thì không cần biết điều này vẫn cảm được bài hát qua giọng ca da diết của Trần Thu Hà. Thế nhưng biết vẫn thích hơn. Vì thế, ra Hà Nội lần này lúc chớm thu, tôi đưa tôi ra phủ Tây Hồ....

 Hồ Tây, nhìn từ phủ Tây Hồ


2 thg 10, 2012

Về thăm làng Vũ Đại

Cái ông nhà văn Nam Cao đã đẻ ra một lão Chí Phèo quá nổi tiếng cùng với cái làng Vũ Đại hư cấu nào đó có Bá Kiến, Thị Nở và cả lão Hạc... Chính vì sự nổi tiếng của cả nhà văn và các nhân vật này mà Sở Du lịch tỉnh Hà Nam đã làm dự án thành lập khu du lịch với kinh phí tới 30 tỉ đồng để “phục chế” cái làng quê nơi sinh thời Nam Cao đã sống...
Làng Vũ Đại ở đâu?

Chính cái ý tưởng lý thú của dự án này khiến chúng tôi phải hành hương về thăm làng Vũ Đại. Đã có hai bộ phim nói về cái làng này (một là phim truyện Làng Vũ Đại ngày ấy và một là phim tư liệu Làng Vũ Đại ngày nay) khiến nó càng nổi tiếng hơn.

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí (1917-1951), thuộc thế hệ văn học tiền chiến nhưng mất rất sớm trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tác phẩm quan trọng của ông hầu hết được viết  trước chiến tranh, với đề tài những khổ đau của dân quê và những hủ tục của một thời mà con người nghèo nàn chỉ biết bám víu vào những hư vị hão trong thôn làng.
Nhưng chúng tôi vừa đi vừa phải hỏi đường, bởi vì chẳng có người dân nào biết cái làng Vũ Đại của Nam Cao nằm ở đâu. Thật ra cả tỉnh Hà Nam chẳng có cái làng nào tên Vũ Đại. Còn cái làng quê Đại Hoàng, nơi chôn nhau cắt rốn của Nam Cao (và cũng là nơi có những nguyên mẫu cho các nhân vật của ông) ngày xưa, bây giờ đã mất tên.

Sau kháng chiến chống Pháp, nó được đổi tên là làng Nhân Hậu, rồi được sáp nhập với hai làng khác để thành xã Hòa Hậu của huyện Lý Nhân ngày nay. Tuy thuộc tỉnh Hà Nam nhưng nó chỉ cách thành phố Nam Định hơn 10km với phân nửa đường đi vào gập ghềnh đầy ổ voi do mấy ông thần xe tải lui tới chở vật liệu đổ mặt bằng một khu công nghiệp.

Làng của Nam Cao bây giờ có đường nhựa dẫn vào, xanh mát bóng những hàng cây và ao hồ nằm dọc dòng Châu Giang thơ mộng. Tơ tằm được phơi đầy các ngõ ì xèo tiếng máy dệt.

Bí thư xã Hòa Hậu, anh Trần Ngọc Nghiêm, tình nguyện làm “hướng dẫn viên du lịch” không công cho chúng tôi để đi thăm lại “những vết tích xưa”.

Cái “lò gạch cũ”, nơi xuất thân của lão Chí Phèo, bây giờ không còn nữa, cái nền xưa của nó bây giờ là một cái hố nông choèn mà người dân làng dùng để ủ vôi nằm khuất dưới những tàn tre sát bờ sông Châu.

Bá Kiến có nguyên mẫu là Bá Bính hay còn gọi là Chánh Bính. Cơ ngơi hàm hố của tay bá hộ này không còn gì (do bị chia năm xẻ bảy cho ba người con trai của ông ta và chia lại cho nông dân sau cách mạng) ngoài gian nhà thờ có niên đại 200 năm (dài 4m, ngang 7,5m với những kèo cột gỗ lim rất có giá trị, nằm giữa một khu vườn rộng khoảng 1ha).

Nó được xây theo kiểu nhà “bức bàn” ba gian với ngói vảy cá, các đầu kèo được chạm trổ tinh vi. Chị Trần Thị Hoa, một cán bộ làm việc ở UBND xã, cho biết ông nội của chị mua lại căn nhà này từ tay con trai cả của Bá Bính. Ông Bá Bính này không hề bị anh nông dân say rượu nào đâm chết cả mà ông chết vì bệnh sau khi di tản tới một làng khác để sống vì lý do chiến tranh. Cũng giống như lão Hạc thật, không chết vì bả chó như nhân vật lão Hạc mà Nam Cao miêu tả dù hoàn cảnh của hai lão Hạc này rất giống nhau!

Cụ Trần Hữu Đạt, 83 tuổi, em trai ruột của Nam Cao, hiện vẫn đang sống tại mảnh đất của bố mẹ mình, cho chúng tôi biết người chết vì bả chó thật chính là nguyên mẫu mà Nam Cao dùng để xây dựng nhân vật bố chồng của dì Hảo trong truyện ngắn cùng tên.

Cụ Đạt và con dâu cùng cháu nội trai của Nam Cao

Truyện và đời

Câu chuyện mà người dân Hòa Hậu kể lại cho chúng tôi nghe, chung quanh cái tên ”làng Vũ Đại”, có một chút gì huyền bí. Dường như có một thứ định mệnh gì đó được tạo ra từ sự giao thoa giữa sáng tác hư cấu và chuyện thật của cuộc đời. May mắn thay, lần này về quê của Nam Cao, khi thắp nhang trước mộ ông, chúng tôi được gặp cô con dâu thứ và đứa cháu nội trai của ông.

Họ cho biết có một cái làng thật tên Vũ Đại nhưng nó không ở Hà Nam mà thuộc tỉnh Ninh Bình... Không biết tại sao Nam Cao lại chọn nơi đây làm địa bàn hoạt động cách mạng, để rồi chính trên cánh đồng của làng có cái tên gắn liền với “sự nghiệp” nổi tiếng của Chí Phèo và Thị Nở này, liệt sĩ Nam Cao đã bị Tây giết và vùi xác tập thể cùng một số chiến hữu khác của ông.

Định mệnh hay ngẫu nhiên? Hoặc một trò chơi khăm lẫn nhau giữa nghệ thuật và cuộc đời? Năm 1998, các con cháu của Nam Cao phải nhờ bói toán, nhập đồng, nhà ngoại cảm và cả khoa học hình sự mới tìm được hài cốt của ông mà đem về Hòa Hậu chôn cất.

Làng Vũ Đại nào mới đúng như trong tác phẩm của Nam Cao đây?

Theo cụ Đạt, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên của số phận Nam Cao, chứ cái làng Vũ Đại thật ấy chẳng có dính líu gì đến anh Chí Phèo và Thị Nở, bởi tất cả những nhân vật của Nam Cao được xây dựng từ những nguyên mẫu, người thật việc thật của làng Đại Hoàng. Cụ Đạt nhớ rằng ngày ông còn nhỏ, ở đây có một người tên Chí Phèo (bí thư Nghiêm thì nói người đó tên là Tí Tèo) có tính cách giống như Chí Phèo của Nam Cao.

Còn nguyên mẫu thật của lão Hạc có tên là trùm Ruyên, một người Công giáo mộ đạo. Oái oăm thay cái sự đời, sau hơn nửa thế kỷ khi truyện ngắn Lão Hạc được viết ra, nấm mộ của Nam Cao bây giờ và ngôi nhà tưởng niệm ông lại được xây trên chính mảnh vườn của trùm Ruyên - lão Hạc!

Chưa hết, khi vào sống trong ngôi nhà của Bá Kiến - Bá Bính, gia đình chị Hoa luôn gặp rắc rối mà theo lời dân làng, cũng chính cái tác phẩm của ông Nam Cao là “tác nhân”. Ngay tại ngôi nhà ấy bố chị Hoa đã treo cổ tự sát. Chồng chị Hoa bỏ đi biệt tích, đứa con gái duy nhất của chị lìa đời khi đang học lớp 11 vì bị ung thư. Bây giờ chỉ còn chị và người mẹ già quây quần sớm tối với nhau trong căn nhà quá ư nổi tiếng ấy!

Dự án tái tạo

Lò gạch ở Hòa Hậu hiện nay

Chị Trần Thị Khuyên, người con dâu thứ hai của Nam Cao, hiện đang sống tại Nam Định, cho chúng tôi biết ngôi mộ của Nam Cao được xây với số tiền hơn 70 triệu đồng, trong đó Nhà nước cấp 27 triệu. Còn ngôi nhà tưởng niệm thì được xây với kinh phí 500 triệu đồng (theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm khi ông về đây thắp hương trước mộ Nam Cao).

Hiện người ta đang bỏ ra khoảng 100 triệu đồng nữa để xây bờ kè trước ngôi nhà tưởng niệm. Chúng tôi nhìn vào bên trong ngôi nhà vừa mới xây xong, chưa có gì trong đó.

Nếu dự án du lịch “làng Vũ Đại” trị giá 30 tỉ đồng của ngành du lịch Hà Nam trở thành hiện thực thì sao nhỉ? Làng Nhân Hậu sẽ được đổi tên là làng Vũ Đại? Cái ”lò gạch cũ” sẽ được dựng lại, ngôi nhà Bá Bính sẽ được trùng tu? Hướng dẫn viên nào sẽ đóng vai Chí Phèo và Thị Nở cho thật đạt? Lại còn bát cháo hành nữa chứ, cũng phải xây một cái bếp để mà nấu... Du khách có kéo về hàng loạt để tham quan không?

Hiện giờ thì cả chính quyền và người dân xã Hòa Hậu chẳng biết tí ti gì về dự án này. Nó vẫn còn trên giấy với những ý tưởng còn đang nhảy múa trong sự hưng phấn đột biến của các anh du lịch, trong khi cả xã Hòa Hậu đang cần kinh phí chỉ vài ba tỉ đồng để củng cố lại làng nghề dệt truyền thống của họ mà chưa có.


Tôi về thăm Hòa Hậu vào tháng 9/2012, hơn 8 năm sau bài viết này trên báo Tuổi trẻ. Con ngõ vào nhà "Bá Kiến" có một tấm bảng chđường, chữ nghĩa đã long, rơi rớt.



Cây nhãn cổ thđầu ngõ vào nhà "Bá Kiến"

Nhà Bá Kiến là đây, nhưng ảnh chỉ được chụp qua hàng rào, không vào được.

Những người phụ nữ này nói với chúng tôi rằng: Chả có gì trong đó cả! Nhà nước mua lại nhà, dọn đồ đi sạch rồi. Có mấy chú đo đất sống trong đó, nhưng hôm nay đi ăn cưới rồi, chiều tối mới về

"Hướng dẫn viên du lịch" cho chúng tôi là thế đấy! Và quanh quẩn mãi cũng chỉ chụp được từ bên ngoài như thế này thôi!

Cũng theo lời những người hàng xóm của Bá Kiến ấy, đây là nhà bà Ba (vợ thứ ba của Bá Kiến)

Đây là nhà bà Tư
Tiếp tục đi, chúng tôi đến Khu lưu niệm nhà văn Nam Cao và mộ của ông, được xây dựng trên mảnh đất ngày xưa là của nhân vật hư cấu Lão Hạc, tức đất của trùm Ruyên ở ngoài đời.

Nghe nói rằng trông nom nhà lưu niệm này là em ruột của nhà văn, chúng tôi mong mỏi được gặp để nghe kể về Nam Cao, cũng như tham quan những di vật của ông. Tiếc thay, nhà đóng cửa, vắng người.

Mộ Nam Cao

Mộ Nam Cao, bên cạnh là nhà tưởng niệm
Mặt trước Nhà Tưởng niệm, cửa đóng im ỉm

Chúng tôi viếng mộ nhà văn, và tiếc nuối chia tay làng Vũ Đại.

Có một dán du lịch văn hóa được thực hiện nửa vời....
Phạm Hoài Nhân

40 món ngon Việt Nam trong mắt CNN

Từ phở đến bún, món ăn Việt Nam ngon nhất khi bạn ngồi húp xì xụp, nhai rào rào trên một chiếc ghế nhựa... 40 món ngon Việt Nam vừa được chuyên trang về tin tức, du lịch châu Á của CNN - giới thiệu.

Ẩm thực Việt Nam không giành điểm vì sự phức tạp. Nhiều trong số những món ăn phổ biến nhất có thể được nấu ngay bên vệ đường cũng ngon lành như trong một nhà hàng thượng hạng. Nhưng chính sự đơn giản này, các biến thể món ăn tinh tế theo vùng và nguyên liệu tươi xanh khiến chúng ta cứ muốn ăn thêm nữa.

1. Phở



Phở bò - Ảnh: Nhahangvannam.com

Danh sách món ăn Việt Nam nào sẽ hoàn thiện nếu thiếu phở? Gần như không thể đi bộ qua một khối nhà ở các thành phố lớn của Việt Nam mà không gặp một đám đông khách quen đói meo đang xì xụp tại một hàng phở bình dân. Nguyên liệu chính đơn giản gồm có nước dùng đậm đà, bánh phở tươi, một chút rau thơm và thịt gà hoặc thịt bò. Món ăn này ngon, rẻ và bạn muốn ăn bất kỳ giờ nào trong ngày cũng có. 

Ăn đâu: Phở Thìn, 13 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.


Bộ linga - yoni to nhất

Bộ linga - yoni to nhất có kích thước như sau: linga cao 2,1 met, yoni là một hình vuông mỗi cạnh 2,26 met!


Bộ linga-yoni khi mới được khai quật

Đây là bộ linga-yoni không chỉ to nhất Việt Nam mà còn to nhất Đông Nam Á, được khai quật tại Cát Tiên năm 2006.

Người háo danh như Hai Ẩu nghe tới đây là mừng rơn, vì biết rằng vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc Đồng Nai, cặp linga-yoni này ở Cát Tiên, như vậy Đồng Nai sẽ có kỷ lục Linga-Yoni bự nhất!

Phổ Quang cổ tự

Theo những tư liệu tôi biết thì Biên Hòa có 3 ngôi chùa cổ (niên đại khai sơn thuộc thế ký 17), đó là chùa Đại Giác, chùa Bửu Phong và chùa Long Thiềng (xin đọc Chùa cổ ở Biên Hòa). Thế nên tôi rất ngạc nhiên khi bắt gặp ở ấp Bình Thạnh, xã Bình Hoà, huyện Vĩnh Cửu một ngôi chùa có niên đại khai sơn là 1657! Đã đành rằng theo địa giới hành chính hiện giờ thì nơi đây thuộc huyện Vĩnh Cửu chứ không phải thành phố Biên Hòa, nhưng từ lâu vùng đất Vĩnh Cửu này là thuộc tỉnh Biên Hòa chứ! Vậy có đúng đây là ngôi cổ tự không, và nếu đúng thì vì sao bao nhiêu lâu rồi ngôi cổ tự này không được nhắc tên? 

Cổng chùa