Hiển thị các bài đăng có nhãn Võ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Võ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 7, 2024

Vùng đất võ Tây Sơn Thượng đạo

Võ sư Thái Minh Quang thị phạm cho các đệ tử kĩ thuật đánh bài “Thiết linh chùy” nổi tiếng của võ phái Bạch Long. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Tây Sơn Thượng đạo là vùng đất buổi đầu ba anh em nhà Tây Sơn chọn làm nơi tụ nghĩa, dấy binh, phất cờ khởi nghĩa. Vì thế nơi đây không chỉ lưu giữ nhiều dấu tích về đội quân “áo vải cờ đào” và còn là vùng đất phát tích của nhiều dòng võ cổ truyền nổi tiếng, đặc biệt là những dòng võ có nguồn gốc từ nhà Tây Sơn.

12 thg 8, 2016

Võ sĩ Huỳnh Văn Có và cú siết cổ kinh hoàng

Sau SEAP Games lần 3-1965 tại Malaysia, bất cứ một giải judo nào trong khu vực, các võ sĩ hạng cân 70kg cũng đều lảng vảng đến đoàn VN (miền Nam) chỉ để hỏi một câu: “Có ông Có tham dự không?”! Khi nhận được cái lắc đầu, anh nào cũng thở phào nhẹ nhõm... 

Võ sĩ Huỳnh Văn Có (hàng đứng, thứ hai từ trái sang) chụp ảnh chung với đàn em Nguyễn Hữu Huy (hàng ngồi, bìa trái) - Ảnh tư liệu

4 thg 3, 2016

Một cô gái đánh cọp ngay lễ mở chợ Bến Thành 1914

Hàng ngàn bà con Sài Gòn lẫn dân Nam kỳ lục tỉnh đã tận mắt coi trận đấu có lẽ chưa từng có trên thế giới ngay lễ khai thị chợ Bến Thành tháng 3-1914: một cô gái giỏi võ Việt vờn nhau với một con cọp đang gầm rú liên hồi. 

Chợ Bến Thành năm 1914 - Ảnh tư liệu 

​Chợ Bến Thành là ngôi chợ lớn giữa Sài Gòn. Ngôi chợ này do một hãng thầu của Pháp mang tên Brossard et Maupin xây dựng, khánh thành vào tháng 3-1914.

Chính quyền đương thời đã tổ chức lễ khánh thành chợ gọi là lễ khai thị chợ Bến Thành mới, mà báo chí thời đó gọi là “Tân Vương Hội”, gồm các hoạt động vui chơi kéo dài ba ngày đêm 28, 29 và 30-3-1914 với hơn 100.000 người ở Sài Gòn và các tỉnh đổ về.

7 thg 2, 2016

Cao thủ võ khèn cuối cùng trên cao nguyên trắng

Võ khèn là một môn võ cổ truyền của đồng bào H’Mông, nhưng theo thời gian, người theo học một ít đi... Hiện ở vùng đất của huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) chỉ còn một cao thủ. 

Ông Hồ thi triển một đường đánh của môn võ khèn 

Ở vùng cao nguyên huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) vốn được biết đến với những thửa đất ngút tầm mắt một màu trắng toát của hoa mận. Ấy vậy người ta mới gọi là cao nguyên trắng. Nhưng không chỉ nổi danh với loài mận, trên cao nguyên trắng đất Bắc Hà, lâu nay người dân vẫn đồn đại về tam đại cao thủ môn võ khèn quyền của người H’Mông. Ấy nhưng, 2 bậc kỳ phùng đã quy ẩn giang hồ, còn lại một cao thủ đó là ông Lý Seo Hồ, ở xã Bản Phố (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

6 thg 6, 2013

Huyền thoại võ phái Thất Sơn Thần Quyền

Năm1859, Pháp chiếm Nam Kỳ lục tỉnh. Nhiều chí sĩ, nghĩa sĩ đã tụ quân kháng chiến cứu nước ở vùng Bảy Núi, tức Thất Sơn (nay thuộc tỉnh An Giang). Trước sức mạnh vũ khí hiện đại của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân chỉ có binh khí thô sơ và lòng quả cảm. Những người chỉ huy phải sử dụng đến "vũ khí tâm linh" để tiếp thêm sức mạnh cho binh sĩ. Võ phái Thất Sơn Thần Quyền ra đời từ đó. 

Ông Đạo Ba ẩn cư ở Học Lãnh Sơn - Nhân chứng cuối cùng của Thất Sơn Thần Quyền.


23 thg 7, 2012

Huyền thoại Lôi long đao

Trải qua những giai đoạn đầy biến động, võ Bình Định – một trong những cái nôi của võ thuật cổ truyền Việt Nam vẫn như mạch ngầm âm thầm chảy. Trong dòng trầm tích ấy, đến nay những bài thảo cổ vẫn được lớp hậu sinh lưu giữ, truyền dạy như vật báu của quê hương đất võ… 

Trời Bình Định cuối năm trở lạnh. Bên tách trà, giọng nói của võ sư Nguyễn Đông Hải trở nên hào sảng khi nghe chúng tôi hỏi về bài thảo Lôi long đao. “Hiếm có bài đại đao nào uyển ảo, tinh thâm như Lôi long đao. Ngọn đao hư thực, sấm sét và mềm mại, chỉ có thể gọi bằng báu vật…”.

Tâm không tịnh, công phu chỉ là… công cốc

Theo võ sư Đông Hải, bài thảo Lôi long đao do đô đốc Võ Văn Dũng nghiên cứu chiêu pháp rồi soạn ra vào mùa thu năm 1768 tại huyện Tây Sơn, Bình Định.

Sách “Tây Sơn liệt quang chi binh pháp” ghi lại, đô đốc Võ Văn Dũng xuất thân trong một gia đình khá giả. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ mời các thầy võ về dạy, đến tuổi đôi mươi thì đã tinh thông võ nghệ. Gia đình có truyền thống nghề buôn nên Võ Văn Dũng cũng theo cha bôn tẩu khắp nơi, có dịp giao lưu với nhiều anh hùng hào kiệt bấy giờ. Càng lớn Võ Văn Dũng càng chứng kiến cảnh quan lại khắp nơi nhiễu nhương, hà hiếp dân lành. Ông tập hợp hào kiệt, luyện binh rồi tìm đến Nguyễn Nhạc xin tụ nghĩa. Chứng kiến đường đại đao sắc ngọt của Võ Văn Dũng, Nguyễn Nhạc phong ông làm đô đốc.