30 thg 6, 2024

8 đặc sản xứ Mường phải thử trên đường du lịch Tây Bắc

Ẩm thực xứ Mường với hương vị rất riêng đậm chất nơi rẻo cao, luôn là nét hấp dẫn du khách trên hành trình du lịch Tây Bắc.

Trên bản đồ du lịch Tây Bắc, Hòa Bình là cái nôi của nền ẩm thực xứ Mường bởi có vô số các món ăn khiến du khách nhớ mãi không quên. Dưới đây là một số đặc sản được lòng thực khách.

Thịt trâu lá lồm

Đây là món ăn độc đáo chỉ duy nhất vùng đất này mới có. Thịt trâu vốn rất hôi và dai, kết hợp với lá lồm lại cho ra một món ăn có hương vị riêng biệt.

Vị chua thanh của lá lồm đánh tan mùi hôi của thịt. Miếng thịt no lửa chín mềm ngon hòa quyện cùng đầy đủ gia vị. Cắn một miếng, thực khách sẽ thấy béo ngậy, thơm lừng. Thịt trâu ăn cùng cơm nóng hoặc bún lại càng hấp dẫn.

Thịt trâu lá lồm - đặc sản xứ Mường Hòa Bình. Ảnh: Minh Nguyễn

Gà nấu măng chua

Vùng núi Hoà Bình đặc biệt là các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi… nổi tiếng với những con gà thả đồi thịt săn chắc, dai và rất thơm. Măng tươi được hái từ trên rừng về sẽ có độ ngon ngọt, và chua tự nhiên hơn các loại măng ở vùng đồng bằng.

Hai đặc sản núi rừng kết hợp tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Những miếng măng giòn chua thanh, vị ngọt thơm của thịt gà quyện cùng vị của hạt dổi khiến nhiều du khách phải tấm tắc khen ngon.

Gà nấu măng chua chinh phục thực khách trên đường du lịch Tây Bắc. Ảnh: Minh Nguyễn

Lợn mán thui luộc

Lợn mán được người dân bản nuôi thả rông, vì thịt ngọt, tươi cũng như săn chắc của món ăn này. Chế biến cũng độc đáo và khác lạ, lợn được đem thui rơm thơm nức, sau đó chọn phần ngon nhất của con lợn đem đi luộc.

Khi chín, từng miếng thịt có lớp bì vàng ươm, giòn, thịt mềm. Thực khách sẽ cảm nhận rõ mùi thơm của lá gia vị, chấm cùng muối hạt dổi, chút beo béo của thịt mỡ và bì, càng ăn càng cuốn.

Lợn mán thui luộc. Ảnh: Minh Nguyễn

Cá ốt đồ măng chua

Là một món ăn chế biến rất kỳ công, cần đến 12 tiếng mới nấu xong. Người ta sẽ chọn những loại cá trắm, trôi, chép, và ngon hơn cả là các loại cá suối, cho thêm măng chua hoặc lá đu đủ thái nhỏ và đồ cho đến khi cá chín nhừ.

Du khách thưởng thức món cá ốt đồ sẽ cảm nhận được mùi thơm của cá quyện lẫn các loại gia vị của núi rừng Tây Bắc vô cùng hấp dẫn.

Cá ốt đồ 12 tiếng mới xong. Ảnh: Minh Nguyễn

Canh loóng

Canh loóng là loại canh được nấu từ thân non cây chuối rừng cùng nước xương ninh nhừ. Loại chuối này nấu canh sẽ không bị chát như các loại chuối thường.

Khi ăn, canh loóng có vị ngọt của xương lợn mán, vị thơm mát và giòn của loóng chuối, vị của lá lốt, vị cay nhẹ của hạt dổi. Tất cả quyện vào tạo nên một món ăn lạ miệng, hấp dẫn.

Xôi ngũ sắc

Chuyến du lịch nơi rẻo cao sẽ trở nên đáng nhớ nếu bạn được thưởng thức món xôi ngũ sắc vô cùng bắt mắt của đồng bào Mường. Theo quan niệm, hình ảnh xôi ngũ sắc tượng trưng cho “ngũ hành” và những điều may mắn, tốt lành.

Nguyên liệu để tạo ra món ăn này gồm có gạo nếp nương thơm dẻo và các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Xôi ngũ sắc có thể chấm cùng muối vừng hoặc ăn kèm thịt nướng đều rất ngon.

Xôi ngũ sắc dẻo thơm đốn tim du khách. Ảnh: Minh Nguyễn

Cơm lam

Đây là đặc sản vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam, cơm lam mang đậm hương vị núi rừng sẽ khiến du khách mê đắm. Gạo nếp dẻo ngon cho vào ống tre, nướng trên than hồng. Gạo nếp vẫn dẻo và thơm, ăn một lần là sẽ nhớ mãi.

Rượu cần

Nhắc đến Hòa Bình, nhiều người nghĩ ngay đến rượu cần. Đây không chỉ là một loại đồ uống mà còn là di sản văn hoà người Mường. Thường khi nhà có khách quý, dịp lễ Tết, hội hè, người Mường sẽ tổ chức uống rượu cần.

Rượu cần được nấu từ men lá cùng gạo nếp và trấu, kết hợp cùng nhiều loại lá, thảo quả… Hương vị rất đặc trưng.

Xuân Xuân

Ngôi chùa có hàng trăm cây thốt nốt cổ thụ ở Sóc Trăng

Chùa Ta Kúch Chắs còn có tên chùa Trà Quýt cũ (xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành) được xem là ngôi chùa trồng nhiều thốt nốt nhất miền Tây.

Chùa Trà Quýt tọa lạc tại ấp Trà Quýt B, xã Thuận Hòa, được hình thành cách đây trên 142 năm. Trước đây Chùa làm bằng gỗ, lợp lá đơn sơ. Đến tháng 2022, hoàn thành ngôi Chánh điện có kiến trúc, hoa văn chạm trổ độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Khmer Nam Bộ.

Không chỉ có sức hút về mặt kiến trúc, chùa Trà Quýt cũ còn thu hút du khách gần xa nhờ vào nét đẹp của các mảng xanh, nổi bật là hàng trăm cây thốt nốt được trồng hoàn toàn từ hạt.

Chánh điện Chùa Trà Quýt cũ. Ảnh: Phương Anh

Mùa hè ăn ngon chơi đã ở đảo Thanh Lân hoang sơ

Nếu đã quen thuộc với Hạ Long, Bãi Cháy..., du khách có thể thử ghé thăm những hòn đảo. Đảo Thanh Lân là một gợi ý.

Bãi biển trên đảo Thanh Lân còn khá hoang sơ với với những bãi cát trắng mịn. Phía bên phải bãi Ba Châu còn có một bãi đá với nhiều hình thù kỳ lạ để du khách thỏa sức check in "sống ảo". Ảnh: Hà Lê

Mỹ Sơn - điểm đến du lịch ấn tượng

Với những "con số biết nói" cho thấy du lịch Mỹ Sơn (Quảng Nam) đang phục hồi một cách ngoạn mục sau đại dịch Covid-19, trở thành điểm đến hấp dẫn.

Năm 2023, tổng lượng khách tham quan Mỹ Sơn (xã Duy Phú, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) đạt 380 nghìn lượt (tăng 344% so với năm 2022); trong đó khách nước ngoài đạt 335 nghìn lượt (tăng 500%). Tổng doanh thu đạt 60,3 tỉ đồng, tăng 360% so với năm 2022. Chỉ riêng quý 1/2024 tổng lượng khách đến tham quan Mỹ Sơn đạt 138.138 lượt khách (tăng 65,7% so với cùng kỳ năm 2023). Tổng doanh thu ước đạt 19,43 tỉ đồng. Đây là những con số vô cùng ấn tượng, phản ánh quá trình phục hồi ngoạn mục của du lịch Mỹ Sơn những năm gần đây.

“Đêm Mỹ Sơn huyền thoại” trở thành điểm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Mạnh Cường

29 thg 6, 2024

Langfarm Center - Nông trại cổ tích

Langfarm là một thương hiệu có xuất xứ từ phố núi Đà Lạt, lấy cảm hứng từ ngọn núi Lang Biang hùng vĩ, với chuyên ngành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt.

Langfarm Center được thiết kế dựa trên concept "Nông trại cổ tích" với câu chuyện về một người nông dân vui vẻ sống tại một vùng đất cổ tích tên là Langfarm. Ảnh: Lâm Viên

Samten Hills Dalat - Điểm đến đa trải nghiệm dành cho gia đình

Samten Hills Dalat, điểm du lịch đặt Đại bảo tháp kinh luân, bánh xe cầu nguyện lớn nhất thế giới đã xác lập kỷ lục Guinness, không chỉ biết đến là điểm du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo Kim Cương Thừa mà hiện có thêm nhiều dịch vụ đa dạng, tăng trải nghiệm cho du khách.

Toàn cảnh Samten Hills Dalat. Ảnh: N.A

Người con nuôi xứ Nghệ đến từ đất Phù Tang

Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Huy Bích từng chia sẻ thông tin, vào đầu thế kỷ XVII, tại khu vực Cửa Hội có một con tàu của thương nhân Nhật Bản bị đắm, chính quyền lúc bấy giờ đã cứu vớt được hơn 100 người; trong đó có 1 phụ nữ được người bản xứ nhận làm con nuôi...

Mối quan hệ giao thương đặc biệt

Là vùng đất có bề dày lịch sử, Nghệ An luôn là vùng đất giữ vị trí trọng yếu. Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, khi trấn lỵ Nghệ An được đặt dưới chân núi Lam Thành, cạnh con sông Lam và ngay trên trục đường thiên lý thời bấy giờ, đã thu hút nhiều thuyền buôn nước ngoài, trong đó có những thuyền buôn đến từ Nhật Bản. Các nguồn sử liệu Việt Nam và Nhật Bản đều ghi chép từ đầu thế kỷ XVII, thuyền buôn Nhật Bản đã đến xã Phục Lễ (Hưng Nguyên) để buôn bán.

Theo Nhà nghiên cứu Thái Huy Bích, khu vực dưới chân núi Lam Thành trước đây là nơi buôn bán sầm uất, tiếc thay nơi này đã bị lở xuống sông Lam. Ảnh: Tiến Đông

Nghìn năm sau nhớ Lê Khôi

Như những con sóng biển điệp trùng, dẫu đã 578 năm trôi qua nhưng tấm lòng thành kính tri ân Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi vẫn thao thiết trong lòng người Hà Tĩnh.

Như thường lệ, mỗi năm cứ vào dịp cuối tháng Tư đầu tháng Năm âm lịch, người dân Hà Tĩnh nói chung và người dân các xã Thạch Kim, Mai Phụ, thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà), Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Long (Thạch Hà)… lại bồi hồi tưởng nhớ, chuẩn bị cho lễ giỗ của danh tướng Lê Khôi. 

Đền Lê Khôi nhìn từ biển Cửa Sót (Lộc Hà).

28 thg 6, 2024

Đại bảo tháp Kinh luân và không gian văn hóa Phật giáo của người Việt

Drigung Kagyu Rinchen Khorchen Khorwe Go Gek, Đại bảo tháp Kinh luân vừa nhận kỷ lục Guinness đang được xem là biểu tượng của tình hữu nghị, hòa bình, văn hóa ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới.

Đây cũng là công trình quan trọng trong việc khơi lại dòng chảy lịch sử Phật giáo Kim cương thừa từ hơn một nghìn năm trước, thời nhà Lý - Trần đến nay. Bên cạnh những di sản Phật giáo vẫn tồn tại trong đời sống tinh thần người Việt, Đại bảo tháp Kinh luân lớn nhất thế giới sẽ trở thành một di sản văn hóa Phật giáo tại Việt Nam. Công trình chứa đựng tâm huyết của chủ đầu tư - Công ty Kim Phát, sẽ góp phần mang Việt Nam đến với thế giới và mang thế giới về với Việt Nam bằng con đường giao lưu văn hoá, nghệ thuật trong đó văn hóa tâm linh Phật giáo.

Thác Tác Tình giữa đại ngàn Lai Châu

Tác Tình, ngọn thác với câu chuyện tình cảm động với dòng chảy trắng xóa như dải lụa mềm, là điểm đến trên bản đồ du lịch Tây Bắc.

Chinh phục thác Tác Tình giữa đại ngàn Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Thị Thủy

Nhắc đến Lai Châu, hẳn du khách sẽ nhớ những bản làng bình yên như Sì Thâu Chải, Sìn Hồ hay hang động thiên nhiên Pu Sam Cáp, động Tiên Sơn, đỉnh Pu Si Lung và Bạch Mộc Lương Tử… Nhưng không nhiều người biết giữa núi rừng bạt ngàn còn có một ngọn thác vừa dịu dàng vừa mộng mơ khiến du khách cảm thấy được chữa lành tâm hồn khi đến đây.

Động Chin Chu Chải được ví như Sơn Đoòng của Lai Châu

Hang động Chin Chu Chải mới được khám phá trên bản đồ du lịch Tây Bắc. Bước đầu được đánh giá là có nhiều kỷ lục, phá vỡ các giới hạn những hang động đã được phát hiện ở Lai Châu.

Kỳ quan Chin Chu Chải đẹp như động tiên. Ảnh: Nguyễn Thị Thủy

Cuộc sống bình dị hiếm thấy nơi làng chài hơn 300 năm tuổi ở Vũng Tàu

Phước Tỉnh là một trong những làng chài phát triển sầm uất nhưng vẫn giữ được nét đơn sơ và yên bình tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Phước Hải là làng chài khá sầm uất với tuổi đời hơn 300 năm. Ảnh: Nguyễn Chí Kiệt

Đón khách bằng cái tình làng chài

Di sản của những làng chài ở Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) đang được gìn giữ và phát huy bởi những con người giàu tâm huyết, hứa hẹn sẽ trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, đậm tình làng chài.

1. Những ngày này, ông Huỳnh Văn Mười (57 tuổi, trú 56/15 Võ Nguyên Giáp, P.Mân Thái, Q.Sơn Trà) đang tất bật lo cho chương trình văn nghệ Mân Thái một miền thương (tổ chức ngày 28.6). Đây là hoạt động do chính ông Mười đứng ra xin phép, tổ chức với nguồn huy động từ những nhà hảo tâm.

Nghi thức xuất quân đánh bắt tại lễ cầu ngư Q.Sơn Trà 2024 đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách. HOÀNG SƠN

Người mê làm du lịch dưới tán rừng

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có nhiều khu, điểm du lịch dưới tán rừng. Nhưng ít người biết cách đây 30 năm, loại hình du lịch này đã rất nổi tiếng do một cựu chiến binh làm chủ.

Đó là ông Nguyễn Đức Phúc, trung tá quân đội về hưu. Dù bước qua tuổi 83, nhưng ông vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Ông Phúc hào sảng kể về một thời khốn khó mà vẻ vang của tour du lịch "Một đêm trong rừng vắng" tại Khu du lịch (KDL) Đarahoa dưới chân núi Voi (H.Đức Trọng) và sau này ở nhiều nơi khác.

Xin nhận rừng để bảo vệ rừng

Ông Phúc cho biết năm 1993, ông nghỉ hưu sau hơn 30 năm phục vụ trong quân đội và có thời gian làm chuyên viên văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng. Suốt thời gian trong quân ngũ, ông gắn bó với núi rừng Tây nguyên nên ấp ủ làm một việc gì đó cho đỡ nhớ rừng sau ngày về hưu.

Ngôi nhà gỗ dưới tán rừng thông. Lâm Viên

27 thg 6, 2024

Khám phá hang động kỳ thú nằm giữa rừng ngập mặn biển Cát Bà

Ít ai biết rằng, trên vùng biển Cát Bà (H.Cát Hải, Hải Phòng), nằm lọt thỏm trong lòng núi Linh Quy và được bao bọc bởi cánh rừng ngập mặn nguyên sinh là một hang động với vẻ đẹp huyền bí, tên gọi Thiên Long.

Động Thiên Long là hang động đẹp, kỳ bí nằm trong quần thể hang động đá vôi trên quần đảo Cát Bà (H.Cát Hải) hiện chưa được Hải Phòng đưa vào khai thác phục vụ khách tham quan du lịch nên rất ít người biết đến.

Các thạch nhũ đủ hình thù được kiến tạo sau hàng triệu năm bên trong Thiên Long động. GIANG LINH

Nằm trên địa bàn xã Phù Long (H.Cát Hải), động Thiên Long biệt lập, cách xa khu dân cư, xung quanh được bao bọc bởi cánh rừng ngập mặn nguyên sinh trên biển lớn nhất Việt Nam.

Núi Bà Đen - điểm đến hành hương hàng đầu Nam bộ

Không chỉ là ngọn núi thiêng gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu, núi Bà Đen còn sở hữu nhiều công trình và sự kiện kỷ lục.

Đại lễ dâng đăng có kỷ lục nhiều đèn đăng nhất Việt Nam

"Đại lễ dâng đăng có số lượng đèn đăng nhiều nhất Việt Nam" tối ngày 8-6 vừa qua tại núi Bà Đen

Ngày 8-6, nhằm kính mừng lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, đại lễ dâng đăng đã tổ chức trên đỉnh núi Bà Đen và được Kỷ lục Việt Nam chứng nhận là "Đại lễ dâng đăng có số lượng đèn đăng nhiều nhất Việt Nam", với 55.000 ngọn đăng thắp sáng khắp đỉnh núi.

Đại ngàn vẫy gọi

Mặc cho đường sá xa xôi, những điểm du lịch trên dãy Trường Sơn vẫn đủ sức hút nhiều người tạm rời bỏ phố thị để tìm về, hòa mình vào không gian xanh của đại ngàn.

1. Biết chúng tôi có ý định sẽ trú tại khu vực bãi bồi dưới chân cầu A Sáp (xã Hồng Thượng, H.A Lưới, Thừa Thiên-Huế) bằng lều cá nhân nhưng Hồ Văn Líp vẫn hết sức nhiệt tình. "Các anh thoải mái cắm trại, vui chơi… Chỗ chúng em có những món ẩm thực truyền thống, khi cần các anh có thể gọi món. Lúc rời đi, chỉ cần gửi em chút tiền để gọi là phí vệ sinh môi trường là được", chàng trai Pa Kôh 25 tuổi cười tươi.

Hình ảnh tuyệt đẹp ở farmstay của Riáh Dung, Bí thư Đoàn xã Gari. HOÀNG SƠN

Độc đáo những món đồ uống 'đặc sệt' chất Quảng Bình

Từ loài cây gai mọc trên đồi cát cằn cỗi cho đến loại quả gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, một phụ nữ ở Quảng Bình đã sáng tạo những món đồ uống với hương vị vừa lạ vừa quen, đậm chất quê.

Trà giải nhiệt từ loài cây gai

Nếu có dịp đặt chân đến Quảng Bình, bên cạnh thưởng thức những món ăn đặc sản như bánh lọc, khoai deo, cháo canh..., du khách nhớ tìm để thưởng thức một đồ uống độc lạ được làm từ loại cây gai mọc trên đồi cát khô cằn: trà xương rồng.

Món trà độc đáo được làm từ cây xương rồng. BH

26 thg 6, 2024

Ngã Bảy - thành phố trẻ đang vươn lên thành trung tâm đô thị, du lịch

Là đô thị trẻ chỉ cách thành phố Cần Thơ và thành phố Sóc Trăng khoảng 30 km, Ngã Bảy đang trở thành một trong những thành phố phát triển năng động với nhiều dự án đã và đang triển khai.

Ông Lê Hoàng Xuyên - chủ tịch TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Hoàng Xuyên - chủ tịch UBND thành phố Ngã Bảy - cho biết:

Dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình hình suy giảm về kinh tế toàn cầu với đứt gãy hàng loạt chuỗi cung ứng, nhưng kinh tế - xã hội của thành phố vẫn có bước tăng trưởng khá: tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 113,44%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 127,32%; phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể đạt 620% và thu ngân sách nhà nước đạt 102,97% so với kế hoạch.

Bánh lá rau mơ, món ăn dân dã miền quê!

Những ai từng sinh ra, lớn lên ở các miền quê, có lẽ món bánh lá rau mơ đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ; món ăn tuy dân dã, nhưng với hương vị đặc trưng ấy khiến nhiều người nhớ và sẽ lạ miệng, thú vị với người lần đầu thưởng thức.

Nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng của bánh là lá rau mơ, loại dây leo mọc nhiều ở các bụi rậm, vườn hoang. Cách làm bánh rau mơ cũng khá đơn giản: Nước cốt lá rau mơ pha cùng bột gạo, ít bột củ năng tạo độ dai, mềm, thêm ít gia vị theo ý thích, rồi nhào đều tay, tạo thành khối bột nhão vừa phải.

Từ khối bột này, có 2 cách để tạo ra bánh lá rau mơ mà ông bà xưa thường hay làm: Ðơn giản nhất là bắc xoong nước sôi, nắn bột cho vào nồi luộc; cách 2 công phu hơn là nắn bột mỏng trên lá mít hoặc lá dừa nước rồi hấp cách thuỷ, sẽ cho bánh ngon hơn, giữ trọn mùi thơm của lá rau mơ quyện cùng lá mít, lá dừa và đây cũng là cách làm phổ biến duy trì đến ngày nay. Bánh lá rau mơ còn nóng, ăn kèm nước cốt dừa thắn sền sệt, béo thì người ăn sẽ cảm nhận trọn vẹn vị ngon của món bánh dân dã này.

Ở miền quê, mỗi khi có dịp tập hợp, các chị, các cô vẫn thường tổ chức làm các món bánh dân gian thết đãi mọi người, với bánh lá rau mơ dễ làm, ăn ngon, nên cũng được ưu tiên lựa chọn.

Món cua níu chân du khách

Với lợi thế về độ mặn, thông số môi trường thích hợp phát triển cua thương phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cua trong và ngoài nước, cua Ngọc Hiển nói riêng, cua Cà Mau nói chung được đánh giá là ngon nhất cả nước, bởi thịt cua thơm ngon, gạch béo ngậy, trở thành món đặc sản được du khách ưa chuộng.

Theo rà soát, toàn huyện Ngọc Hiển có khoảng 20.000 ha nuôi cua kết hợp với tôm, đa phần người dân chọn con cua là đối tượng có giá trị cao trong phát triển kinh tế. Hiện nay, cua được nuôi theo hình thức quảng cảnh cải tiến, nuôi cua 2 giai đoạn dưới tán rừng có lượng phù sa nhiều giúp cua nuôi phát triển tốt, đạt chất lượng. Con cua được nuôi trong môi trường tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn nên thịt cua ngon, gạch béo và giá thành cao so với cua ở các vùng khác. Cua thương phẩm được nuôi khoảng 4 tháng sẽ cho thu hoạch, cua đạt trọng lượng trung bình từ 4-5 con/kg.

Nhớ hoài canh chua cá chốt lá me non

Khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống vùng đất cực Nam, cũng là lúc vạn vật như được hồi sinh sau những tháng ngày nắng như thiêu cháy, làm nứt nẻ đồng đất và khô cạn những dòng sông.

Mưa xuống, những cánh đồng xanh hơn, những con sông đầy hơn... Nhớ hoài những cơn mưa đầu mùa ngày trước, tươi tắn nhất là bọn trẻ đồng quê chúng tôi hồi đó: nhớ những buổi tắm sông, những lúc đùa nước. Vốn là con nhà nghèo, nên trong những lúc đùa chơi với sóng, với nước, cũng không quên kiếm cái gì đó cho bữa trưa, cho mâm cơm buổi chiều.

Nhớ lại, khi những cơn mưa đầu mùa trở lại, từng đàn cá chốt kéo nhau về những láng và kênh rạch để đẻ... Tụi nhỏ chúng tôi nhảy ùm xuống kênh rạch để vừa đùa chơi, vừa giăng lưới bắt cá chốt cho bữa ăn gia đình.

Mưa đầu mùa cũng là thời điểm cá chốt đầy trứng. Ảnh: HUỲNH LÂM

Bánh dứa - Tìm lại hương vị xưa

Bánh dứa (hay còn gọi là bánh rây), một trong những loại bánh dân gian có từ lâu đời, rất đỗi quen thuộc với người dân vùng nông thôn.

Dựa vào các bước trong khâu chế biến bánh mà người dân đặt tên cho loại bánh này. Gọi là bánh dứa vì lấy nước lá dứa xay, pha chung với bột nếp để có miếng bánh thơm ngon; còn với tên gọi bánh rây, vì người làm sẽ dùng một cái rổ tre hoặc rổ bằng lưới để rây bột xuống chảo nóng.

Nguyên liệu để làm bánh khá đơn giản, gồm có bột nếp, lá dứa, dừa nạo, đậu phộng và đường. Khâu pha bột với nước lá dứa có vai trò quyết định đến sự thành công của loại bánh này. Rây bột thật nhanh tay, mỏng, tròn đều trong lòng chảo nóng, đậy nắp lại trong vòng 2 phút, bánh kết dính lại, có độ mềm dẻo, phất mùi thơm lá dứa thì mới thành công. Khi bánh chín sẽ chuyển sang màu xanh của lá dứa, thêm nhân dừa, đậu phộng rang, rồi xếp chiếc bánh theo ý thích. Các thao tác phải thuần thục và nhanh chóng.

25 thg 6, 2024

Gần 40 năm giữ nghề làm tương hột

Tương hột là gia vị tạo nên hương vị đậm đà cho những món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Dù hiện nay có rất nhiều loại gia vị mới lạ trên thị trường, nhưng nhờ bí quyết tạo ra hương vị đặc trưng, nên nghề làm tương hột của lò tương Cúc Phương (Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) vẫn đỏ lửa duy trì và phát triển gần 40 năm nay.

Gia đình vốn là người Hoa nên bà Phú Xí Cúc được mẹ truyền dạy cho nghề làm tương hột. Bà cùng chồng là ông Trần Việt Phương nấu tương hột bán cho khắp các điểm chợ trong huyện, lò tương mang tên hai vợ chồng được mở ra từ năm 1986.

Ðầm Thị Tường - Nơi trải nghiệm độc đáo

Nằm cách trung tâm TP Cà Mau khoảng 40 km, cách thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) khoảng 15 km, đầm Thị Tường, nằm giữa 3 huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước và Phú Tân (phần thuộc huyện Cái Nước có diện tích 0,86 ha, không có dân sinh sống). Ðầm Thị Tường có diện tích 700 ha mặt nước, gồm đầm trong, đầm giữa và đầm ngoài.

Ðầm Thị Tường là một trong những địa điểm trải nghiệm độc đáo và thú vị tại Cà Mau. Chỉ cần một ngày trên đầm, tin rằng bạn sẽ có thể khám phá trọn vẹn nhịp sống bình dị và cảnh sắc nên thơ, trữ tình tại đầm nước tự nhiên lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau đã thực hiện giải phóng mặt bằng, bảo vệ hệ sinh thái nhằm tạo sức hút mời gọi các nhà đầu tư để đưa đầm Thị Tường trở thành khu tham quan, nghỉ dưỡng, kết hợp thể thao nước và tìm hiểu đời sống, văn hoá vùng sông nước, tạo điều kiện cho người dân cùng làm du lịch, hưởng lợi từ du lịch.

Ðầm Thị Tường nhìn từ trên cao.

Bãi Kem - bãi tắm đẹp bậc nhất mùa hè Phú Quốc

Phú Quốc thường đón gió tây và đôi khi có mưa vào hè, song Bãi Kem ở bờ đông lại bước vào mùa đẹp nhất năm với nắng vàng, nước xanh, sóng lặng.


Bãi Kem dài khoảng 3,5 km, nằm trong vịnh kín ở bờ đông nam đảo Phú Quốc. Vì thế nơi đây được mệnh danh là bãi biển đẹp quanh năm, ngay cả khi Phú Quốc bước vào mùa hè có mưa nhiều và các bãi tắm ở bờ tây thường sóng lớn.

Theo người dân địa phương, nên đến Bãi Kem từ tháng 6 đến tháng 9 bởi lúc này hoàn toàn lặng gió, giúp nước xanh như ngọc và trời nắng dịu. Đặc biệt, bãi còn là điểm đến lý tưởng cho gia đình có trẻ nhỏ vì độ dốc thoải, nước nông.

Cắm trại, ngắm biển mây trên đồi Vô Ưu

Ngọc Minh và gia đình dành hai ngày cắm trại ở ngọn đồi cách TP Bảo Lộc 20 km, ngắm biển mây, sao trời và tận hưởng không khí trong lành.


Đồi Vô Ưu thuộc xã Đại Lào, nằm trên đèo Bảo Lộc, là điểm đến được nhiều người tìm tới hai năm gần đây. Ngọn đồi được ví thiên đường mây của xứ B'lao. Từ đỉnh, du khách có thể nhìn ngắm những ngọn đồi nhấp nhô như những chiếc bát úp ngược bên dưới. Xa xa bên kia đồi là thành phố Bảo Lộc và núi Đại Bình.

Chữa lành ở Nam Ban

Nam Ban khí hậu mát mẻ với những nông trại cây trái, xưởng dâu tằm, là nơi du khách đến để tìm sự yên bình trong tâm hồn.

Huỳnh Thị Kiên (Xu Kiên), 30 tuổi, blogger du lịch, vừa có chuyến đi tới Nam Ban, một địa danh tại Lâm Đồng. Chị chia sẻ những cảm xúc trong hành trình "chữa lành" tại đây với độc giả VnExpress.

Nam Ban là thị trấn nhỏ, diện tích khoảng 20 km², thuộc huyện Lâm Hà. Nằm trên thềm chuyển tiếp giữa cao nguyên với vùng bình nguyên, Nam Ban có độ cao trung bình từ 800 đến 1.000 m so với mực nước biển. Bên cạnh người dân tộc Kinh di cư từ Hà Nội và các tỉnh miền Tây, nơi đây còn có dân tộc thiểu số như Cơ Ho, Mạ, Tày, Thái. Những năm gần đây, Nam Ban trở thành điểm du lịch "chữa lành" được nhiều du khách yêu thích.

Không gian yên bình tại Nam Ban.

24 thg 6, 2024

Đảo Yến hoang sơ trên vịnh Nha Trang

Dịp hè, nhiều du khách đến hòn Nội, còn gọi là đảo Yến để tận hưởng bãi tắm đẹp, cảnh biển hoang sơ và tìm hiểu về văn hóa lịch sử.


Hòn Nội, còn gọi là đảo Yến, là một trong những hòn đảo đẹp, nổi tiếng ở vịnh Nha Trang với nét hoang sơ, hùng vĩ.

Theo sử sách, năm 1328, đề đốc Thủy quân Lê Văn Đạt (thời nhà Trần) phát hiện ra các hòn đảo có yến làm tổ ở vùng biển Bình Khang. Sau đó, ông được suy tôn là thủy tổ nghề yến sào Việt Nam.


Để đến đảo, du khách phải đi tàu gỗ, hoặc cano từ cảng cá dân sinh tại Nha Trang, quãng đường 30 km. Giá vé tàu từ 490.000-790.000 đồng mỗi người.


Đoạn đường vào đảo phải đi qua những mỏm đá cheo leo, một bên là biển xanh, gió mát. Một số đoạn đường được đơn vị du lịch bố trí các cầu để du khách dễ dàng di chuyển.


Nhà vọng cảnh trên đảo nằm ở đỉnh Hạ Du, cao 90 m. Tại đây, du khách có thể ngắm toàn cảnh biển đảo.


Tượng Đô đốc Thủy quân Tây Sơn - Lê Thị Huyền Trâm được dựng tại Hòn Nội. Theo tài liệu lịch sử, bà Lê Thị Huyền Trâm được giao chỉ huy đội thủy quân tại dinh Bình Khang kiêm Tổng quản quần đảo Hòn Tre và các sở lưới đăng, đảo Yến (hòn Nội). Bà đã tổ chức khai thác, xuất khẩu yến sào làm nguồn tài chính, hậu cần, quân nhu cho nhà Tây Sơn.

Năm 1788, bà được phong chỉ huy liên quân thủy bộ trấn thủ một số vùng biển trọng yếu. Ngày 10/5/1793, trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải và các đảo yến, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang đã hy sinh. Người dân suy tôn bà Lê Thị Huyền Trâm là Đảo yến chủ Thánh Mẫu, lập miếu thờ trên các đảo yến.


Ngày 10/5 âm lịch hàng năm, người dân địa phương tổ chức cúng giỗ Thánh Mẫu và tướng sĩ Tây Sơn hy sinh tại Đền thờ Tổ nghề Yến sào. Du khách khi đến đây có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của nghề yến sào.

Trên đảo, một số điểm tập trung những mỏm đá lớn, xung quanh nhiều hải âu bay lượn, thu hút khách chụp ảnh.

Ông Thế Quang, đến từ Hà Nội, biết hòn Nội qua các kênh du lịch nên dành thời gian ra đảo tham quan. Sống ở thành phố lớn, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ồn ào, nên ra đảo nghỉ dưỡng là "một trải nghiệm thú vị", ông Quang nói.

Một góc bãi biển trong xanh trên đảo. Cách hòn Nội chừng 2 km là hòn Ngoại (góc phải), nhân viên tại đảo cho biết nơi đây từng tập trung nhiều loài chim.

Bùi Toàn

Bốn món ăn lạ miệng ở Quy Nhơn

Gỏi ốc giấy, cá cơm mờm khô rim hay cá chình mun, bò chua Tây Sơn là những món đặc sản lạ miệng, du khách nên thử khi đến Quy Nhơn.

Thành phố biển Quy Nhơn không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Với những ai yêu thích khám phá hương vị mới lạ, Quy Nhơn là điểm đến lý tưởng. Dưới đây là những món ăn du khách không nên bỏ qua khi đến thăm thành phố biển xinh đẹp này.

Gỏi ốc giấy

Gỏi ốc giấy là một trong những món ăn đặc trưng của Quy Nhơn, mang hương vị thanh mát. Ốc giấy còn gọi là ốc giấm - một loại ốc có vỏ mỏng, dày và ngọt thịt.

Gỏi ốc giấy thanh mát của người Quy Nhơn. Ảnh: Hải sản Đại Dương Xanh

Những món ăn không nên bỏ qua khi đến Đà Nẵng

Đà Nẵng đang trong mùa cao điểm du lịch hè, với lễ hội pháo hoa quốc tế, những bãi biển đẹp, đa dạng hoạt động giải trí và nhiều món ngon.


Các món ăn và quán ăn dưới đây được lựa chọn dựa trên trải nghiệm của phóng viên VnExpress và được Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng cùng các thành viên trên Diễn đàn Du lịch Đà Nẵng với hơn 600.000 người gợi ý.

Vịnh Lan Hạ - "viên ngọc quý" của du lịch biển Việt Nam

Nằm trong quần thể Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà, vịnh Lan Hạ được mệnh danh là "viên ngọc quý" của du lịch biển đảo Việt Nam. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, yên bình với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, cùng hệ sinh thái đa dạng, phong phú, thu hút du khách trong và ngoài nước đến khám phá và trải nghiệm.

Toàn cảnh vịnh Lan Hạ nhìn từ trên cao. Ảnh: Công Đạt/ Báo ảnh Việt Nam

Khám phá vẻ đẹp kỳ quan "Mắt Thần Núi"


Nằm bên hồ Nặm Chá, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, danh thắng Mắt Thần Núi với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vỹ được coi là ngọn núi đẹp, kỳ lạ của Việt Nam. Ngọn núi này được hình thành cách đây khoảng 300 triệu năm, qua quá trình kiến tạo địa chất phức tạp và là minh chứng cho sức mạnh của thiên nhiên và là một địa điểm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới tới tham quan.

Người dân địa phương gọi Mắt Thần Núi là "Phja Piót" (có nghĩa là ngọn núi bị thủng). Tương truyền, ngọn núi này từng là nơi sinh sống của một con rồng hung dữ. Một ngày nọ, có chàng trai dũng cảm đã giết chết con rồng và giải phóng người dân khỏi sự cai trị tàn bạo của nó. Để tưởng nhớ chiến công của chàng trai, ngọn núi đã được đặt tên là Mắt Thần.

23 thg 6, 2024

Đến Kim Bồng trải nghiệm văn hóa đồng quê xứ Quảng

Du khách trải nghiệm, khám phá nghề chài lưới trên sông Thu Bồn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Với thế mạnh về nghề mộc truyền thống hơn 400 năm cùng với cảnh quan đồng quê, làng xóm bình yên, dân dã, văn hóa đặc sắc, con người thuần hậu, mến khách… làng mộc Kim Bồng (Quảng Nam) đang trở thành điểm đến hấp dẫn và thú vị đối với du khách trong và ngoài nước khi có dịp đến với Hội An.

16 thg 6, 2024

Văn hóa ẩm thực của dân tộc thiểu số xứ Quảng

Miền núi xứ Quảng là nơi cư trú lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số như Hrê, Cor, Ca Dong, Xơ đăng, Cơ Tu, Giẻ - Triêng... Cũng như các loại hình văn hóa khác, văn hóa ẩm thực của các dân tộc nơi đây có những nét đặc trưng riêng.

Mang hương vị núi rừng

Đời sống ẩm thực của các dân tộc nơi đây gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên. Nguồn lương thực, thực phẩm cho cuộc sống hằng ngày cũng như hoạt động lễ hội được đồng bào khai thác trong thiên nhiên bằng cách “săn bắt hái lượm” như rau ranh, ốc đá, rau dớn, măng rừng, chuối rừng, chim muông, thú rừng, cá suối hay thu hoạch từ trồng trọt, chăn nuôi. Văn hóa ẩm thực của các dân tộc thể hiện qua cách khai thác, bảo quản, chế biến, tổ chức ăn uống trong gia đình và cộng đồng. Qua quá trình lâu dài, định hình nên bản sắc ẩm thực dân tộc. Ẩm thực là một trong những tài nguyên nhân văn làm nên nguồn sống, sinh lực của cộng đồng, cần được bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả.

Đồng bào Cor huyện Trà Bồng giới thiệu các món ăn truyền thống tại Hội thi Văn hóa ẩm thực các dân tộc tổ chức tại Kon Tum.

Những món ngon từ rau muống

Rau muống là loại rau dễ trồng và chế biến được nhiều món ăn dân dã. Ngoài những món đơn giản như luộc, xào tỏi, các món canh từ rau muống cũng rất ngon.

Rau muống nấu với hến, rau muống nấu với mực cơm là món ăn dân dã, thơm ngon.

15 thg 6, 2024

Về ăn bánh bèo Phú Bông

Điều lạ lùng của món ngon ở quê, là thường được bán tại chợ. Ngôi chợ cũng mang tên làng. Bánh bèo Phú Bông nổi tiếng, có lẽ đầu tiên vì gắn tên mình với chợ...

Du khách tham quan trải nghiệm đúc bánh bèo Phú Bông tại nhà ông Nguyễn Văn Thành. Ảnh: N.V

Sạp bánh bèo bà Nguyễn Thị Vân nằm giữa chợ Phú Bông, lúc nào cũng có khách. Trên chiếc bàn thấp, dãy chén bánh úp chồng lên nhau. Cạnh đó, những lọ đậu phụng rang giã vụn, tương, dầu, nước mắm… bày biện gọn gàng. Không phải đợi lâu, vừa ngồi vào ghế, 4 chén bánh bèo lẹ làng đặt trước mặt khách.

Rau má quê nghèo

Vừa mới tới cơ quan bạn đã hồ hởi khoe với tôi rằng mới mua được bịch rau má quê ngon hết sẩy. Như chạm vào mạch cảm xúc, chúng tôi bắt đầu cuốn vào câu chuyện ký ức với những cọng rau má quê nghèo thân thương.

Rổ rau má dại ven đồng. Ảnh: Minh họa

Bạn nhắc nhớ, cái hồi còn bé xíu, ở quê vào mùa hè thường theo đám bạn đi nhổ rau má ở ven bờ ruộng.

Rau má mùa hè cằn cỗi, vì chúng đâu có nước, nhưng bù lại thì cọng nào cọng nấy đều chất lượng, khi nấu nước uống ngon phải biết.

14 thg 6, 2024

Biệt thự Chả Cá

Chả cá Lã Vọng là một trong những món ăn nổi tiếng của Hà Nội, đến mức có người nói du lịch Hà Nội thì dứt khoát phải ăn chả cá Lã Vọng.

Để khỏi phải viết lại những gì người khác đã viết, tui xin trích đăng bài nói về chả cá Lã Vọng trên Wikipedia:

Chả cá Lã Vọng chính gốc ở Hà Nội. Ảnh: Phương Huy trên Wikipedia

Một thoáng Tư Lăng