Hiển thị các bài đăng có nhãn chămpa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chămpa. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 6, 2021

Tượng Bồ Tát bằng đồng đẹp nhất vương quốc Chăm Pa

Bức tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào 2013 dựa trên tiêu chí đây là hiện vật gốc, độc bản, hình thức độc đáo của vương quốc Chăm Pa...

Được bảo quản và trưng bày Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, tượng Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) Hoài Nhơn được coi là một trong những hiện vật bằng đồng hoàn mỹ nhất từng được biết đến của vương quốc Chăm Pa.

26 thg 4, 2019

Nét độc đáo của tháp cổ Bình Lâm

Tháp Bình Lâm nằm ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại thuộc xóm Long Mai (thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định). Người xưa đã lấy tên thôn Bình Lâm để đặt tên cho ngọn tháp này.


Tháp Bình Lâm cao 20m, bình đồ vuông, về hình thức tạo dáng, tháp cũng được xây cất theo kiểu tầng như các tháp khác, cửa chính quay về phía đông, còn ba mặt là cửa giả quay về ba hướng Tây – Nam – Bắc.

25 thg 6, 2015

Trong chùa có cái linga!

Thiệt ra "tâm nguyện" của tui là đặt tựa bài này thành "Trong chùa có tượng con c...", nhưng sợ mọi người nói là báng bổ nơi thờ tự (lại sợ bị phạt vì tội dùng từ tục tĩu nữa), nên đành đặt "Trong chùa có cái linga!" cho nó... có văn hóa.

Từ Quy Nhơn, bạn đi theo quốc lộ 19, qua tỉnh lộ 640 gập ghềnh khoảng hơn 20 km thì tới xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Đi thêm khoảng 5 km nữa trên con đường làng nhỏ hẹp qua thôn xóm, lũy tre, cánh đồng là bạn tới thôn Thanh Trúc. Ở đó có một ngôi chùa khá lớn và đẹp, tên chùa Thiên Trúc.

Khung cảnh đồng quê trước chùa

14 thg 5, 2015

Tháp Chăm Pô Sah Inư

Trong số các ngôi tháp Chăm cổ ở Việt Nam thì cụm đền tháp ở Phan Thiết là gần về phương Nam nhất. Cụm đền tháp này cũng rất dễ đến vì nó ở gần ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, chỉ cách 7 km.

Tháp Chăm Po Sah Inư. Ảnh: Wikipedia

Chính vì thế những ngôi tháp Chăm đầu tiên mà một người sinh ra ở Đồng Nai như tôi được nhìn thấy chính là những ngôi tháp ở Phan Thiết này. Biết từ hồi còn nhỏ xíu, từ cái thuở mà biết chẳng tới đâu cũng cứ tưởng là mình biết nhiều lắm.

4 thg 3, 2015

Ngắm vẻ cổ kính của tháp ngàn năm tuổi ở Nha Trang

Cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km, Tháp Bà Ponagar là ngôi đền Chăm Pa cổ ngàn năm tuổi tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ. Từ trên đồi nhìn xuống, đây là vùng cửa sông Cái có cảnh quang rất đẹp, thu hút nhiều du khách và cả dân địa phương đến đây chụp hình, tham quan.


Bất cứ ai một lần đến Nha Trang đều ghé thăm Tháp Bà. Mùa phượng hay những ngày lễ, tết… Tháp Bà là nơi lưu giữ kỷ niệm của không biết bao thế hệ học sinh, sinh viên Nha Trang. Có những gia đình còn giữ được bộ ảnh chụp ở Tháp Bà từ đời cha/mẹ, rồi đến thế hệ con cái ở lứa tuổi đó, 20-30 năm sau đó, cũng cảnh vật đó… 

25 thg 2, 2015

Bảo tàng điêu khắc Chăm độc đáo giữa Đà Nẵng

Được hoàn thành vào năm 1919, Bảo tàng điêu khắc Chăm là trung tâm lưu trữ và nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc Chăm ở dải đất miền Trung.

Cổ viện Chàm, nay là Bảo tàng điêu khắc Chăm (số 2, đường 2-9, thành phố Đà Nẵng), được xây dựng theo ý tưởng của nhà khảo cổ người Pháp Henri Parmentier với một đề án của Viện Viễn đông Bác cổ. Công trình được hoành thành vào năm 1919, trở thành là trung tâm lưu trữ và nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc Chăm ở dải đất miền Trung. Công trình được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu pha trộn với những đường nét của kiến trúc Chăm theo gợi ý của Parmentier.

Một góc của Bảo tàng điêu khắc Chăm

19 thg 6, 2014

Hùng vĩ tháp bà Ponagar

Không chỉ sở hữu bờ biển dài, với những bãi cát trắng, những dải san hô lớn, Nha Trang còn lưu giữ được rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời.


Thành phố Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa là một trong những địa danh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và nghỉ dưỡng. 

6 thg 4, 2014

Phật viện Đồng Dương ẩn mình nơi rừng rậm

Phật viện nổi tiếng ở Quảng Nam khá khó tìm vì đường vào sâu và bị những rừng keo bao phủ. Khách tham quan phải nhờ đến lũ trẻ trong làng dẫn lối để vào đây.

Trời mưa là lúc con đường dẫn đến làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình lỗ chỗ với ổ voi, ổ gà lõng bõng nước. Vượt qua con đường đất đỏ sũng nước, du khách sẽ đến được với Phật viện nổi tiếng ở đây.

Nếu không hỏi thăm, chắc ít ai tìm được vì khu di tích nằm ẩn mình giữa khu rừng rậm rạp, bỏ hoang lâu ngày. Hai chú bé và một cô bé hồn nhiên, dắt tay người khách lạ, chạy băng qua cánh đồng rồi rẽ vào con đường mòn nhỏ để thấy Phật viện nổi danh im lìm trong đám cỏ dại, được chống đỡ bởi vô vàn những cột thép ngang dọc. 

Phật viện Đồng Dương một thời huy hoàng nằm lặng lẽ trong cánh rừng keo. 

6 thg 6, 2013

Cổ vật Việt ở nước ngoài: Những báu vật của vương triều Champa

Theo thông tin và hình ảnh được công bố trong các công trình nghiên cứu của các học giả ngoại quốc, trong các sách hướng dẫn tham quan của một số bảo tàng ở hải ngoại và trong các vựng tập của các nhà đấu giá cổ vật ở châu Âu và châu Mỹ thì hiện có ít nhất 9 linga-kosa (đa số chỉ còn phần đầu tượng Siva) của Champa đang "lưu lạc" ở hải ngoại. 


Cơ duyên với linga-kosa

Tháng 9/1997, khi đang đi học khảo cổ ở Nhật Bản, tôi nhận được e-mail của một anh bạn người Đức, là một chuyên gia về mỹ thuật cổ châu Á, cho biết từ ngày 13/10 đến 14/11/1997, nhà đấu giá Spink ở London (Anh) sẽ tổ chức đấu giá 32 cổ vật đến từ Đông Nam Á, trong đó, có rất nhiều cổ vật Champa của Việt Nam.

23 thg 2, 2013

Tháp cổ Ponagar

Được xây dựng từ thế kỷ VIII, Khu di tích Tháp Bà Ponagar (phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) là một trong những quần thể kiến trúc tiêu biểu của nền văn hóa Chăm Pa và gần như còn nguyên vẹn qua thời gian… 

Bên quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km về phía Bắc, Tháp Bà Ponagar nằm trên đỉnh một ngọn đồi, sát cửa sông Cái. Tổng thể kiến trúc Tháp Bà Ponagar bao gồm 3 tầng, trong đó, tầng thấp, ngang bằng mặt đất là ngôi tháp cổng nay không còn nữa. 
Trước cửa tháp là 2 hàng 10 cột lớn và 2 cột nhỏ hai bên. Chính giữa đặt một bàn thờ, bát hương, nơi từng diễn ra các hoạt động múa hát của người Chăm cổ vào mỗi dịp hội hè, lễ tết. Tầng giữa gọi là Mandapa với ý nghĩa là nhà khách, dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật và sửa soạn trang phục trước khi làm lễ chính thức ở tầng trên. Tầng trên là nơi các ngọn tháp được xây dựng, nổi bật nhất là Tháp Bà Ponagar, bốn tầng, tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo, bên trong có tượng nữ thần cao 2,6 mét, tạc bằng đá hoa cương màu đen, ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chăm Pa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Các tháp khác thờ thần Shiva, thần Sanhaka và thần Ganeca.

Quần thể Tháp Bà Ponagar.

12 thg 2, 2013

Đám cưới Chăm

Mới đây, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô (Hà Nội) đã tổ chức tái hiện một dám cưới truyền thống của người Chăm ở An Giang. 

Đám cưới Chăm là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghi lễ tái hiện đã kể lại hành trình một đám cưới Chăm rất công phu trong không khí trang trọng.

Trước khi lễ cưới diễn ra, cả dòng họ hai gia đình sẽ tiến hành một cuộc họp và làm bánh để cúng lễ trong ngày cưới. Việc trang trí giường cưới rất công phu, trang phục, chăn màn đều tinh tươm và rực rỡ với những gam màu sáng nhất. Chỉ khi nào ưng ý với giường cưới thì cả hai gia đình mới tiến hành làm lễ cầu nguyện tại nhà mình, mọi người cùng đọc những lời chúc may mắn để mong cô dâu, chú rể sẽ có một cuộc sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long.


Cô dâu Chăm với trang phục cưới truyền thống gồm áo dài màu đỏ, đầu đội mũ có nhiều hoa rực rỡ

10 thg 2, 2013

Nơi lưu giữ dấu ấn văn hóa Chăm

Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bình Thuận mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng đã trở thành một địa chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực bảo tồn, lưu giữ và giới thiệu những hiện vật, di sản đặc trưng về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm...

Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bình Thuận (TTVHC) có tổng diện tích gần 3500m2, tọa lạc ngay bên cạnh Quốc lộ I, thuộc địa phận làng Palei Dhaong Panan, nay là thôn Bình Tiến, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, cách thành phố Phan Thiết hơn 65km về hướng Nam.

TTVHC trưng bày hàng trăm hiện vật văn hóa Chăm như tượng thần Siva, vũ nữ Apsara, vua Po Rome, Po Anit… bằng nhiều loại chất liệu khác nhau như composite, kim loại, gốm, gỗ, vải... cùng hàng trăm hình ảnh mô tả, tái hiện lại những lễ hội, phong tục, tập quán của cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận. Các hiện vật được trưng bày thành nhiều khu vực khác nhau theo chủ đề như: khu sưu tập di sản văn hóa hoàng tộc Chăm; khu trưng bày nông, ngư cụ truyền thống của người Chăm; khu trưng bày và trình diễn làng nghề gốm; khu trưng bày các loại nguyên liệu, công cụ, sản phẩm dệt thủ công cổ truyền…

Yếm của vua Chăm Po Klong Mơ Nai.

8 thg 2, 2013

Lễ cúng Tuần của người Chăm

Theo tục lệ của người Chăm hồi giáo Bà Ni ở Bình Thuận, sau khi kết thúc lễ mai tán, gia đình người quá cố tiếp tục làm lễ cúng Tuần (tiếng Chăm gọi là Phathi) ở nhà trong 3 ngày. Ngày đầu gọi là “Dấu Van”, ngày thứ hai “Tak Ku Bâu Yâu” ( lễ giết trâu), ngày thứ ba “Pố Non” (lễ tiễn đưa). Vật phẩm trong lễ cúng Tuần gồm một cặp trâu, một tấn gạo, cá, trầu cau, đường… 

Các nghi lễ cúng Tuần hầu hết sẽ do thầy Cả điều khiển, đọc kinh cùng với các tăng lữ. Những người trong làng đến tham dự sẽ giúp gia đình dựng “chànk” (nhà lều) để làm lễ. Ngay sau lễ mai táng vào buổi sáng, vào tầm 4 - 5 giờ chiều, gia đình sẽ tiến hành làm lễ Dấu Van với những lễ vật rất đơn sơ, chỉ có cơm với thịt gà.

Đoàn người dâng lễ vật trong Lễ Pố Non tại thôn Văn Lâm 4, thuộc xã Văn Lâm, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. 

6 thg 2, 2013

Tháp Chăm Bình Định

Nhà nước Chămpa cổ đại hình thành từ đầu Công nguyên và phát triển rực rỡ nhất vào khoảng thế kỉ X - XV. Và Bình Định được biết đến như một địa danh giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chămpa cổ đại với một nền văn hóa phát triển rực rỡ. Dấu tích văn hóa Chămpa thời kì này còn lưu giữ đến ngày nay, điển hình là quần thể 14 tháp Chăm cổ xưa. Giữa nắng gió miền Trung, những ngôi tháp Chăm nghìn năm tuổi đầy huyền bí vẫn sừng sững in bóng trên nền trời xanh biếc.

Trong Ấn Độ giáo, tháp Chăm là một dạng kiến trúc tiêu biểu của Bà La Môn giáo với đỉnh nhọn, biểu tượng của ngọn núi Mêru thần thoại, nơi ngự của các vị thần. Quá trình trị vì đất nước, các triều đại Chămpa cổ đã cho xây dựng nhiều đền đài, đến nay còn tồn tại một số dạng kiến trúc đền đài là các tháp Chăm. Điển hình như các tháp Chăm ở Bình Định được xây dựng từ thế kỉ thứ XI đến thế kỉ thứ XV. Đây là một dạng kiến trúc tôn giáo mang bản sắc rất riêng của dân tộc Chămpa, đồng thời chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo.

Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, về kiến trúc, tháp Chăm Bình Định được thiết kế hoành tráng, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, được xây dựng tập trung chủ yếu ở thành phố Quy Nhơn và 3 huyện Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn trong khu vực thành Đồ Bàn, kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa cổ đại.


Tháp Bình Lâm ở thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
hiện là ngôi tháp Chăm duy nhất nằm giữa khu dân cư. (Ảnh: Lê Minh)

5 thg 2, 2013

Điêu khắc cổ Champa

Một thời kỳ vàng son của đế chế VIJAYA- Vương quốc Champa kéo dài gần 500 năm từ thế kỷ XI đến nửa sau thế kỷ XV đã để lại vùng đất Bình Định ngày nay những di sản điêu khắc vô giá.

Trong số 150 tác phẩm điêu khắc cổ Champa hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, phần lớn được tìm thấy ở gò Tháp Mẫm (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). Các nghệ sĩ điêu khắc Champa bằng bàn tay tài hoa, điêu luyện đã biến những khối đá và đất nung vô hồn thành những hình tượng thần, người, thú phù hợp với tâm thức của người Chăm bản địa. Các tác phẩm nói chung thấm đẫm ảnh hưởng phong cách văn hóa Ấn Độ giáo với hệ thống tam vị nhất thể (Brahma - Vishnu - Shiva) cùng vô vàn thần linh, tu sĩ, vũ nữ…

Một góc trưng bày các tác phẩm điêu khắc cổ Champa của Bảo tàng Tổng hợp Bình Định. Ảnh: Lê Minh 

19 thg 1, 2013

Tháp Bánh Ít


Trên quốc lộ 1A, theo hướng bắc-nam, qua khỏi cầu Bà Di thuộc địa phận thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nổi bật trên nền trời xanh là những ngôi tháp cổ sừng sững trên ngọn đồi nằm phía bên tay trái. Khi nghiên cứu quần thể kiến trúc này, người Pháp ghi tên tháp là Tour d’Argent (tháp Bạc), nhưng người địa phương xưa nay vẫn gọi đó là tháp Bánh Ít. Đây là cụm quần thể tháp cổ Chăm Pa có nhiều tháp nhất hiện còn trên đất Bình Định.


Quần thể tháp Bánh Ít được xây dựng khoảng gần 1.000 năm trước, dưới thời hai quốc vương Harivarman IV và V; trong giai đoạn phong cách kiến trúc Champa chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Cụm tháp hiện có 4 ngọn, nhưng căn cứ vào dấu tích còn lại, số lượng hạng mục ở đây còn nhiều hơn và đã đổ nát. Quả đồi dốc thoai thoải về phía Đông. Trên đường đi tới tháp chính, ngang qua những dấu vết đổ nát của hai lớp tường xây bằng gạch, đá ong là tháp cổng. Qua tháp cổng là một khoảng sân, nơi đây còn dấu tích vòng tường thành bao quanh khu trung tâm.



25 thg 6, 2012

Mưa... cứ mưa bay trên tầng tháp cổ

Trên quốc lộ 01 ra Nha Trang, khi qua khỏi Phan Rang độ 15 km, nhìn bên tay phải bạn sẽ thấy một cụm tháp Chàm cổ. Đó là tháp Hòa Lai.

Tháp Hòa Lai sau khi trùng tu năm 2008 - Ảnh: Wikipedia

Tháp Hòa Lai còn được gọi là Ba Tháp, vì gồm có 3 ngôi tháp: Tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam. Tháp Giữa xây dở dang, chỉ còn nền tháp, nên bây giờ ta chỉ thấy hai tháp.

Cụm tháp Hòa Lai được xây dựng koảng thế kỷ thứ 9, là một quần thể rất có giá trị về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, cũng do đó Hòa Lai được đặt tên mở đầu một phong cách kiến trúc Chăm: phong cách Hòa Lai.

18 thg 3, 2011

Chùa Phật bốn tay

Bạn đã từng đi ăn lẩu tôm Năm Ri ở Biên Hòa chưa?

Không phải tôi quảng cáo cho lẩu tôm Năm Ri đâu, nhưng vì đây là địa điểm khá nổi tiếng và quen thuộc đối với dân Biên Hòa và cả Sài Gòn nên tôi muốn dùng nó để định vị cho bạn tìm đến một địa điểm khác, đó là một... ngôi chùa!

Trên đường vào lẩu tôm Năm Ri, bạn nhìn bên tay trái, có một ngôi chùa.

Ngôi chùa nhỏ, không phải chùa cổ, ngay cả tên chùa cũng rất bình thường, trùng tên với vô số chùa khác trên cả nước: Chùa Bửu Sơn.


Photobucket

Dân ở đây quen gọi chùa là chùa Phật bốn tay!