Bên cạnh cảnh quan, điều thu hút ở làng là các ngôi nhà sàn có kiến trúc đồng nhất, với mái được lợp bằng ngói âm dương và cửa quay về hướng nam, tạo không gian thoáng mát.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
7 thg 11, 2024
Làng người Tày ẩn hiện trong sương ở Lạng Sơn
Làng Quỳnh Sơn ở Lạng Sơn có hàng trăm ngôi nhà gỗ mái ngói âm dương, cửa quay về một hướng và được bao phủ trong mây quanh năm.
Làng Quỳnh Sơn thuộc xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn với gần 450 ngôi nhà sàn tuổi đời gần trăm năm. Làng có khoảng 1.800 nhân khẩu là dân tộc Tày định cư lâu đời.
Bên cạnh cảnh quan, điều thu hút ở làng là các ngôi nhà sàn có kiến trúc đồng nhất, với mái được lợp bằng ngói âm dương và cửa quay về hướng nam, tạo không gian thoáng mát.
Bên cạnh cảnh quan, điều thu hút ở làng là các ngôi nhà sàn có kiến trúc đồng nhất, với mái được lợp bằng ngói âm dương và cửa quay về hướng nam, tạo không gian thoáng mát.
31 thg 10, 2024
Diện mạo mới ở di tích Quốc gia đền Tả Phủ
Trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên quê hương Xứ Lạng không thể không nhắc tới di tích đền Tả Phủ thờ Hán Quận công Thân Công Tài (phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn). Năm 2023, ngôi đền bắt đầu được tu bổ, tôn tạo từ nguồn xã hội hóa. Ngày 12/9/2024, đền Tả Phủ đã khánh thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân, du khách gần xa.
Phóng viên Báo Lạng Sơn đã có dịp đến thăm và ghi lại những hình ảnh đẹp của di tích trong diện mạo mới.
Phóng viên Báo Lạng Sơn đã có dịp đến thăm và ghi lại những hình ảnh đẹp của di tích trong diện mạo mới.
Đền Tả phủ hiện tọa lạc tại trung tâm phố chợ Kỳ Lừa, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Theo văn bia lưu giữ tại đền, ngôi đền này được Nhân dân 7 phường chợ ở Đoàn Thành Lạng Sơn cùng với 13 phường buôn Trung Quốc cùng nhau xây dựng vào năm 1683. Đền thờ Tả Đô đốc Hán Quận công Thân Công Tài. Ngôi đền đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993.Lễ hội đền Tả Phủ được tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội đã được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2015
12 thg 9, 2024
Dẻo thơm bánh bí đỏ Bắc Sơn
Đến với huyện Bắc Sơn, du khách không chỉ được khám phá những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng với những nét đẹp văn hóa cộng đồng đặc sắc của đồng bào các dân tộc mà còn được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, đặc biệt trong số đó có món bánh bí đỏ.
Bánh bí đỏ là món bánh truyền thống của người dân tộc Tày huyện Bắc Sơn. Từ xưa, đây là món bánh không thể thiếu trong các mâm cỗ cưới của người dân nơi đây, hiện nay, do nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều hộ còn làm hằng ngày để phục vụ khách hàng, đặc biệt là khách du lịch khi đến với Bắc Sơn.
Nộm rau dớn - món ăn dân dã của người dân Lạng Sơn
Nộm rau dớn là một món ăn dân dã của người dân Lạng Sơn, đặc biệt là người dân xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng. Tuy cách chế biến đơn giản nhưng món nộm này lại có hương vị độc đáo, khiến du khách thập phương yêu thích lựa chọn thưởng thức mỗi khi tới thăm Lạng Sơn.
Rau dớn có nhiều nét tương đồng với cây bụi dương xỉ nhưng kích thước lớn hơn. Rau thường mọc ở ven suối, trên đồi, trên núi và phát triển mạnh trong những ngách đá hoặc khe núi có độ ẩm ướt cao và thiếu ánh nắng mặt trời. Thời điểm rau mọc nhiều là vào mùa xuân hằng năm. Rau dớn là loại cây thân thảo, cao trung bình 50 đến 70 cm, lá rau dớn nhỏ, thuôn dài và mọc so le trên mỗi cành. Loại rau này chứa đến 86% nước và nhiều chất dinh dưỡng.
Rau dớn có nhiều nét tương đồng với cây bụi dương xỉ nhưng kích thước lớn hơn. Rau thường mọc ở ven suối, trên đồi, trên núi và phát triển mạnh trong những ngách đá hoặc khe núi có độ ẩm ướt cao và thiếu ánh nắng mặt trời. Thời điểm rau mọc nhiều là vào mùa xuân hằng năm. Rau dớn là loại cây thân thảo, cao trung bình 50 đến 70 cm, lá rau dớn nhỏ, thuôn dài và mọc so le trên mỗi cành. Loại rau này chứa đến 86% nước và nhiều chất dinh dưỡng.
11 thg 9, 2024
Giòn thơm bánh rán Hữu Lũng
Huyện Hữu Lũng có nhiều món ẩm thực hấp dẫn, thơm ngon làm say lòng nhiều du khách, trong đó, không thể không nhắc đến món bánh rán. Đây là loại bánh truyền thống, có từ lâu đời và nổi tiếng của huyện Hữu Lũng.
Những ngày cuối tháng 6/2024, chúng tôi có dịp đến thị trấn Hữu Lũng và được thưởng thức món bánh rán thơm ngon. Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết, bánh rán có từ lâu đời trên địa bàn huyện, hiện nay, riêng trên địa bàn thị trấn có 6 hộ làm để bán, hộ ít thì cũng có 10 năm, hộ nhiều thì có tới 40 năm kinh nghiệm làm bánh. Nếu như trước đây, bánh chủ yếu được làm và bán trực tiếp tại chợ cho khách hàng trong huyện thì hiện nay, bánh đã được tiêu thụ đến khách hàng trong và ngoài tỉnh như: Ninh Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Thành phố Hà Nội... Trung bình mỗi hộ bán từ 100 - 400 chiếc/ngày, thu nhập đạt từ 400.000 - 1.600.000 đồng/ngày.
Những ngày cuối tháng 6/2024, chúng tôi có dịp đến thị trấn Hữu Lũng và được thưởng thức món bánh rán thơm ngon. Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết, bánh rán có từ lâu đời trên địa bàn huyện, hiện nay, riêng trên địa bàn thị trấn có 6 hộ làm để bán, hộ ít thì cũng có 10 năm, hộ nhiều thì có tới 40 năm kinh nghiệm làm bánh. Nếu như trước đây, bánh chủ yếu được làm và bán trực tiếp tại chợ cho khách hàng trong huyện thì hiện nay, bánh đã được tiêu thụ đến khách hàng trong và ngoài tỉnh như: Ninh Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Thành phố Hà Nội... Trung bình mỗi hộ bán từ 100 - 400 chiếc/ngày, thu nhập đạt từ 400.000 - 1.600.000 đồng/ngày.
9 thg 9, 2024
Vẻ đẹp nguyên sơ của hang Pác Ả
Được mệnh danh là hang động đẹp nhất Tràng Định, Pác Ả là hang có diện tích lớn, sở hữu vẻ đẹp hoang sơ với hàng nghìn khối thạch nhũ đẹp lung linh và nhiều điều kỳ thú để khám phá.
Hang Pác Ả còn được biết đến với tên hang Bản Bó, nằm tại thôn Bản Bó, xã Tri Phương, huyện Tràng Định, cách thành phố Lạng Sơn hơn 70 km. Đối với nhiều người, đây là một điểm đến còn mới lạ và lý thú bởi hang mới lắp đặt hệ thống chiếu sáng và đón du khách thăm quan từ tháng 10/2021.
Hang Pác Ả là hang rộng lớn nằm trong núi bao gồm gồm 7 tầng với diện tích lớn nhỏ khác nhau, xuôi dần từ cao xuống thấp tính từ lối vào chính ở giữa lưng chừng núi. Hiện chưa có những số liệu thống kê chính xác về diện tích, chiều dài, chiều rộng của hang. Theo người dân địa phương, tầng thứ 2 tính từ cửa hang đi xuống là tầng rộng lớn nhất, ước chừng dài khoảng 60m, rộng 40m, trần hang nhiều chỗ cao hơn 10m với nhiều nhũ đá đẹp mắt. Càng xuống các tầng dưới, diện tích càng nhỏ dần. Đường đi lối lại trong hang khá dốc, nhỏ, trơn, lắt léo như mê cung, nhiều chỗ phải cúi người mới có thể qua được. Vào mùa mưa, nước từ trên trần chảy xuống xuôi theo những khối thạch nhũ, lượng nước ko nhiều nhưng đủ để hình thành nên nhiều “thác nước” và “hồ nước” bên trong hang.
Hang Pác Ả còn được biết đến với tên hang Bản Bó, nằm tại thôn Bản Bó, xã Tri Phương, huyện Tràng Định, cách thành phố Lạng Sơn hơn 70 km. Đối với nhiều người, đây là một điểm đến còn mới lạ và lý thú bởi hang mới lắp đặt hệ thống chiếu sáng và đón du khách thăm quan từ tháng 10/2021.
Hang Pác Ả là hang rộng lớn nằm trong núi bao gồm gồm 7 tầng với diện tích lớn nhỏ khác nhau, xuôi dần từ cao xuống thấp tính từ lối vào chính ở giữa lưng chừng núi. Hiện chưa có những số liệu thống kê chính xác về diện tích, chiều dài, chiều rộng của hang. Theo người dân địa phương, tầng thứ 2 tính từ cửa hang đi xuống là tầng rộng lớn nhất, ước chừng dài khoảng 60m, rộng 40m, trần hang nhiều chỗ cao hơn 10m với nhiều nhũ đá đẹp mắt. Càng xuống các tầng dưới, diện tích càng nhỏ dần. Đường đi lối lại trong hang khá dốc, nhỏ, trơn, lắt léo như mê cung, nhiều chỗ phải cúi người mới có thể qua được. Vào mùa mưa, nước từ trên trần chảy xuống xuôi theo những khối thạch nhũ, lượng nước ko nhiều nhưng đủ để hình thành nên nhiều “thác nước” và “hồ nước” bên trong hang.
Độc đáo hương vị xôi lá sau sau
Với cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn, Tết Thanh Minh (diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 23/2 đến ngày 10/3 âm lịch) là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm. Đây là dịp để mọi người trong gia đình cùng tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Trong mỗi mâm cơm cúng gia tiên, không khó để bắt gặp hình ảnh những đĩa xôi lá sau sau thơm dẻo, đậm chất quê.
Sau sau là loại cây thân gỗ, mọc lá tự nhiên vào khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch, có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn... Tại Lạng Sơn, cây sau sau có ở hầu hết các huyện nhưng tập trung nhiều tại các huyện: Văn Quan, Cao Lộc, Bình Gia... Hằng năm, cứ vào dịp tết Thanh Minh, bên cạnh món xôi lá cẩm, xôi ngũ sắc, người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng còn thường làm món xôi lá sau sau để cúng gia tiên. Xôi có màu đen bắt mắt, khi ăn có vị thơm đặc trưng riêng.
Sau sau là loại cây thân gỗ, mọc lá tự nhiên vào khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch, có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn... Tại Lạng Sơn, cây sau sau có ở hầu hết các huyện nhưng tập trung nhiều tại các huyện: Văn Quan, Cao Lộc, Bình Gia... Hằng năm, cứ vào dịp tết Thanh Minh, bên cạnh món xôi lá cẩm, xôi ngũ sắc, người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng còn thường làm món xôi lá sau sau để cúng gia tiên. Xôi có màu đen bắt mắt, khi ăn có vị thơm đặc trưng riêng.
Độc đáo bánh “xì chúm” ngày rằm tháng 7
Đối với người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng, rằm tháng 7 được coi là cái tết lớn thứ hai trong năm sau Tết Nguyên đán. Vào ngày này, người dân thường làm nhiều loại bánh, trong đó có bánh “xì chúm” – một loại bánh truyền thống, có từ lâu đời được người dân làm để dâng lên gia tiên, cầu cho một năm mùa màng bội thu.
Theo tìm hiểu của phóng viên, “xì chúm” là tiếng dân tộc, chỉ một chiếc bánh đầy đặn, to tròn, căng bóng. Đây là loại bánh thường được người dân tộc Tày, Nùng (đặc biệt là người dân ở các huyện Văn Quan, Bình Gia) làm vào ngày rằm tháng 7.
Theo tìm hiểu của phóng viên, “xì chúm” là tiếng dân tộc, chỉ một chiếc bánh đầy đặn, to tròn, căng bóng. Đây là loại bánh thường được người dân tộc Tày, Nùng (đặc biệt là người dân ở các huyện Văn Quan, Bình Gia) làm vào ngày rằm tháng 7.
8 thg 9, 2024
Bánh “ma eng”: Món bánh độc đáo của người dân Bình Gia
Bánh “ma eng” (theo tiếng dân tộc "ma eng" nghĩa là chó con) là một món bánh có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia. Từ những nguyên liệu bình dị như bột gạo nếp, đường, người dân nơi đây đã khéo léo tạo ra một món bánh độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Để tìm hiểu về các công đoạn làm món bánh độc đáo này, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình bà Lương Thị Chuyên, thôn Văn Mịch, xã Hồng Phong, huyện Bình Gia, người đã gắn bó với nghề làm bánh nhiều năm nay. Trong lúc đang tất bật chuẩn bị nguyên liệu, bà Chuyên chia sẻ: Tôi sinh ra và lớn lên ở xã Hồng Phong, huyện Bình Gia. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được mẹ dạy cách làm bánh “ma eng”. Đây là món bánh mà người dân tộc chúng tôi thường làm mỗi dịp lễ, ngày hội để ăn hoặc mời khách. Đến năm 2000, khi lấy chồng, gia đình tôi bắt đầu làm bánh này để bán vào các ngày chợ phiên tại xã Hồng Phong, Hưng Đạo, Hội Hoan, thị trấn Bình Gia. Trung bình mỗi ngày, tôi bán được khoảng 1.000 chiếc bánh, với giá bán là 1.000 đồng/cái.
Để tìm hiểu về các công đoạn làm món bánh độc đáo này, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình bà Lương Thị Chuyên, thôn Văn Mịch, xã Hồng Phong, huyện Bình Gia, người đã gắn bó với nghề làm bánh nhiều năm nay. Trong lúc đang tất bật chuẩn bị nguyên liệu, bà Chuyên chia sẻ: Tôi sinh ra và lớn lên ở xã Hồng Phong, huyện Bình Gia. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được mẹ dạy cách làm bánh “ma eng”. Đây là món bánh mà người dân tộc chúng tôi thường làm mỗi dịp lễ, ngày hội để ăn hoặc mời khách. Đến năm 2000, khi lấy chồng, gia đình tôi bắt đầu làm bánh này để bán vào các ngày chợ phiên tại xã Hồng Phong, Hưng Đạo, Hội Hoan, thị trấn Bình Gia. Trung bình mỗi ngày, tôi bán được khoảng 1.000 chiếc bánh, với giá bán là 1.000 đồng/cái.
Mùa nước đổ ở Sàn Viên
Cứ đến giữa tháng 7 hằng năm, cánh đồng xã Sàn Viên (huyện Lộc Bình) bước vào vụ lúa mới. Nhìn từ trên cao, cánh đồng hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp với những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, lấp lánh nước, xen giữa là những quả đồi hình bát úp nhỏ trải đều khắp cánh đồng.
19 thg 8, 2024
Băng giá phủ trắng trên đỉnh Mẫu Sơn
Sáng 23/1, nhiệt độ trên đỉnh Mẫu Sơn giảm sâu, băng giá phủ trắng cảnh vật tạo nên hình ảnh thiên nhiên kỳ thú. Dưới đây là một số hình ảnh băng giá được phóng viên ghi lại trên đỉnh núi Mẫu Sơn.
18 thg 8, 2024
Thơm bùi hạt dẻ Thanh Lòa
Hạt dẻ nổi tiếng vào những năm 60 của thế kỷ trước, ăn ngọt bùi tự nhiên, mùi thơm ngậy, được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhận thấy trên địa bàn xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng và phát triển “sản vật” của quê hương, người dân nơi đây đã đưa cây hạt dẻ về trồng. Đến nay, toàn xã có 25,65 ha hạt dẻ (xã có diện tích trồng nhiều nhất huyện Cao Lộc).
Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao Lù Gang ở Công Sơn
Đồng bào người Dao Lù Gang tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc sinh sống rải rác trên các ngọn núi. Kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông, lâm nghiệp. Người Dao Lù Gang nơi đây nổi tiếng với những phong tục, tập quán, nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc từ cách ăn, nếp ở, trang phục, tục thờ cúng, lễ hội…. Trong số đó, phong tục cưới hỏi mang nhiều nét độc đáo nhất. Để tìm hiểu cụ thể, chúng tôi đã đến dự và chứng kiến lễ cưới của cô dâu Triệu Linh (sinh năm 2004) và chú rể Dương Hương (sinh năm 1995) tại thôn Ngàn Pặc, xã Công Sơn.
Người Dao Lù Gang ở Công Sơn quan niệm, mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu khi mặt trời còn chưa thức dậy. Vì vậy, đám cưới của người Dao Lù Gang đều được diễn ra vào ban đêm. Ngay từ 3 giờ sáng, khi cả bản làng còn đang chìm trong giấc ngủ, cô dâu đã phải thức dậy chuẩn bị trang phục để tiến hành các nghi lễ trước khi ra cửa
Nét đẹp bình dị trang phục truyền thống người Tày Xứ Lạng
Lạng Sơn là mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc gắn liền với truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc với những địa danh lừng lẫy, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là quê hương của nhiều dân tộc ít người vùng Đông Bắc Việt Nam, trong đó điển hình là dân tộc Tày.
Theo số liệu thống kê trong cộng đồng các dân tộc ở Lạng Sơn, người Tày đứng ở vị trí thứ hai (sau người Nùng) với tổng số trên 282.000 người, chiếm 36,1% tổng số dân toàn tỉnh. Dân tộc Tày là dân tộc gốc của Lạng Sơn, cư trú ở hầu khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Địa bàn có đông người Tày sinh sống nhất hiện nay là huyện Lộc Bình, Bắc Sơn, thành phố Lạng Sơn… Bên cạnh những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn ngữ… đồng bào dân tộc Tày còn có một nét đẹp bản sắc riêng đó chính là trang phục truyền thống. Nếu trang phục người Dao, người Mông… khá cầu kỳ, nhiều màu sắc và chi tiết thì trang phục của người Tày Lạng Sơn lại có vẻ đẹp từ sự giản đơn, đem đến sự nền nã, duyên dáng. Đó là chiếc áo nhuộm chàm thuần tuý, không thêu bất cứ họa tiết gì. Với nét đẹp bình dị và độc đáo đó, bộ trang phục đã trở thành biểu tượng văn hoá thể hiện cho tính cách giản dị, đôn hậu của những người con dân tộc Tày trên mảnh đất Xứ Lạng.
Theo số liệu thống kê trong cộng đồng các dân tộc ở Lạng Sơn, người Tày đứng ở vị trí thứ hai (sau người Nùng) với tổng số trên 282.000 người, chiếm 36,1% tổng số dân toàn tỉnh. Dân tộc Tày là dân tộc gốc của Lạng Sơn, cư trú ở hầu khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Địa bàn có đông người Tày sinh sống nhất hiện nay là huyện Lộc Bình, Bắc Sơn, thành phố Lạng Sơn… Bên cạnh những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn ngữ… đồng bào dân tộc Tày còn có một nét đẹp bản sắc riêng đó chính là trang phục truyền thống. Nếu trang phục người Dao, người Mông… khá cầu kỳ, nhiều màu sắc và chi tiết thì trang phục của người Tày Lạng Sơn lại có vẻ đẹp từ sự giản đơn, đem đến sự nền nã, duyên dáng. Đó là chiếc áo nhuộm chàm thuần tuý, không thêu bất cứ họa tiết gì. Với nét đẹp bình dị và độc đáo đó, bộ trang phục đã trở thành biểu tượng văn hoá thể hiện cho tính cách giản dị, đôn hậu của những người con dân tộc Tày trên mảnh đất Xứ Lạng.
17 thg 8, 2024
Hát Quan Lang - Nét độc đáo trong đám cưới người tày huyện Bắc Sơn
Bắc Sơn là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn. Trong đó có gần 50.000 người Tày sinh sống, chiếm 68,62% dân số toàn huyện. Văn hóa truyền thống dân tộc Tày được coi là một trong những nét đặc trưng, đại diện cho bản sắc văn hóa tiêu biểu của Bắc Sơn. Trải qua quá trình hình thành, phát triển, cộng đồng các dân tộc huyện Bắc Sơn nói chung, dân tộc Tày nói riêng đã không ngừng sáng tạo, bồi đắp, hình thành nên hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú và mang đậm nét đặc trưng riêng. Tiêu biểu trong số đó là hát Quan Lang hay còn gọi là thơ lẩu/thơ đám cưới. Đây là một phong tục đẹp trong đám cưới truyền thống của người Tày huyện Bắc Sơn.
Hát Quan Lang trong đám cưới người Tày ẩn chứa tính nhân văn, lòng nhân ái và là hình thức để giao lưu, gắn chặt tình đoàn kết cộng đồng. Nét văn hoá độc đáo, đặc sắc này cần được lưu truyền để các thế hệ con cháu sau này luôn nhớ và gìn giữ, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng dân ca đám cưới của các dân tộc Việt Nam.
Hát Quan Lang trong đám cưới người Tày ẩn chứa tính nhân văn, lòng nhân ái và là hình thức để giao lưu, gắn chặt tình đoàn kết cộng đồng. Nét văn hoá độc đáo, đặc sắc này cần được lưu truyền để các thế hệ con cháu sau này luôn nhớ và gìn giữ, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng dân ca đám cưới của các dân tộc Việt Nam.
Hát Quan Lang là một trong những loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống của người Tày để nói lên toàn bộ quy trình trong đám cưới với hệ thống các bài thơ, bài hát được chia thành các cung đoạn khác nhau, tương ứng với từng hành động, lễ thức trong đám cưới với những câu hát thay cho những lời chào mời xã giao rất tế nhị, lịch thiệp, thể hiện tình cảm chân tình, tôn trọng lẫn nhau.
Những sản phẩm du lịch độc đáo vùng đồi chè Đình Lập
Với người dân huyện Đình Lập, cây chè là một trong những cây trồng chủ lực giúp bà con nông dân thoát nghèo, góp phần đổi thay bộ mặt vùng quê nơi đây. Đặc biệt, không chỉ là nơi sản xuất ra những sản phẩm chè thơm ngon mà Đình Lập còn sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với sông núi hùng vĩ và những đồi chè bát ngát. Nhận thấy những lợi thế trên, từ năm 2022, ngành du lịch Lạng Sơn và cấp ủy, chính quyền huyện Đình Lập đã hỗ trợ người dân khai thác và kết nối phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp đồi.
Huyện Đình Lập hiện có vùng trồng chè nguyên liệu với diện tích hơn 600 ha, tập chung chủ yếu tại thị trấn Nông trường Thái Bình, xã Lâm Ca và xã Thái Bình… Cây chè được trồng tại đây thường là các giống chè như: Ô Long; Bát Tiên; Ngọc Thuý… và được sản xuất theo quy trình VietGAP, có sự giám sát nghiêm ngặt về quy trình chăm sóc cũng như chất lượng sản phẩm.
16 thg 8, 2024
Chùa Tân Thanh
Chùa Tân Thanh không chỉ là nơi đáp ứng đời sống tâm linh, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của người dân địa phương mà còn có ý nghĩa lớn trong việc khẳng định chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
Trên khắp dải đất Việt Nam từ biên cương đến nơi hải đảo, ở đâu cũng có những ngôi chùa với nét kiến trúc thuần Việt, thể hiện nền văn hóa đất nước và khát vọng hướng thiện, lòng từ bi theo tinh thần Phật giáo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam. Chùa Tân Thanh được hình thành cũng từ chính nguồn mạch ấy.
Được khởi công năm 2015, chùa Tân Thanh gồm 3 khu: điện thờ chính (cung Tam Bảo), điện thờ Đức Thánh Trần, điện thờ Đức Thánh Mẫu và Tam Quan. Trong khuôn viên chùa có trên 100 pho tượng và khoảng 1.000 cây xanh các loại, trong đó gần một nửa là những cây hoa đào bung cánh rực rỡ mỗi dịp Xuân về.
Tọa hướng Đông Bắc – Tây Nam, chùa Tân Thanh nằm trên thế đất đẹp với bên trái có núi hình rồng chầu, bên phải có núi hình voi phục, phía sau thế núi như ngai rồng… Chùa Tân Thanh được dựng trên vùng đất cao nhìn ra cửa khẩu Tân Thanh và cách đường biên giới chỉ khoảng 300 mét. Đây được coi là ngôi chùa sát với đường biên giới nhất của nước ta.
Chị Nguyễn Hạnh Trang (du khách người Hà Nội) chia sẻ: “Điều đầu tiên tôi cảm nhận khi đến ngôi chùa này là không khí trong lành. Thú vị hơn cả là nó nằm ngay chợ Tân Thanh, ở ngay sát biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi và gia đình khi đến đây đã được trải nghiệm rất nhiều, kết hợp mua sắm, tham quan, vãn cảnh chùa và được biết thêm rất nhiều điều thú vị”.
Từ xa nhìn lại, cổng chùa Tân Thanh sừng sững với Tam quan chồng diêm lợp ngói mũi hài, mái đao đầu rồng đặc trưng ở các ngôi chùa Việt truyền thống. Đến chiêm bái chùa, du khách đều nhận thấy nơi đây có rất nhiều điểm nhấn từ kiến trúc thuần Việt đặc sắc, hài hòa với cảnh quan tổng thể, cách trang trí cảnh quan, cách bố trí các khu thờ tự, bài trí trong các điện thờ… Đặc biệt là tất cả câu đối, hoành phi trong chùa đều hoàn toàn là chữ thư pháp Việt.
Bước vào chùa, phía tay phải của du khách là đền thờ Quan Trấn Ải – nơi tưởng nhớ công lao biết bao anh hùng đã hy sinh xương máu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong chùa có bức hoành phi lớn chạm hai câu thơ “Trấn Ải Tân Thanh trung nghĩa lưu sử sách – Non sông Đại Việt trường tồn mãi nghìn thu” như lời nhắc nhở và khẳng định về chủ quyền bờ cõi nước Nam.
Đại đức Thích Bản Chung, người trông nom quản lý chùa Tân Thanh, cho biết: “Khi ở đây chúng tôi thấy cuộc sống rất an yên, là một ngôi chùa nơi địa đầu tổ quốc. Hằng ngày tụng niệm để cầu nguyện cho quốc thái dân an, trong tâm tôi cũng cảm nhận rằng đây là ngôi chùa đem lại sự an lạc cho mình và cho rất nhiều người đến với ngôi chùa này. Ngoài tu hành, chúng tôi cũng tổ chức hướng đạo cho nhân dân và du khách thập phương xa gần đến với chùa để hiểu hơn về ý nghĩa của ngôi chùa này. Cảm giác chung của rất nhiều du khách khi đến đây đó là khi ra về tâm đều được bình an, an lạc”.
Đứng trên hiên chùa nhìn ngược xuống Tam quan, đất trời, núi non và con người dường như hòa làm một. Thoảng trong gió, tiếng chuông chùa vang vọng càng làm cho không gian trong chùa như an yên, mang đến cảm giác thư thái cho Phật tử.
Thượng tọa Thích Quảng Truyền (Uỷ viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Phó Trưởng ban Trị sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn), trụ trì chùa Tân Thanh cho biết: Ngôi chùa có một điểm hết sức đặc biệt, đó là mỗi viên gạch xây dựng đều được đúc nổi dòng chữ “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, khẳng định ngôi chùa không chỉ là một địa chỉ tâm linh, văn hoá mà còn là cột mốc chủ quyền vững chãi nơi biên cương của Tổ quốc.
“Khi xây dựng chùa tôi là người thiết kế, và đưa ra ý tưởng tất cả viên gạch xây dựng chùa đều được đúc chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Phật Lịch 2559 khởi tạo chùa Tân Thanh”. Đây là cột mốc văn hóa, cột mốc chủ quyền thể hiện nền văn hóa của người Việt, không gì có thể thay đổi được, thời gian có thể làm mục nát, làm hư hỏng nhiều thứ, nhưng cột mốc văn hóa tâm linh này muôn đời không bao giờ mất đi”, Thượng tọa Thích Quảng Truyền nói.
Dù chỉ mới được xây dựng và khánh thành vài năm trở lại đây nhưng chùa Tân Thanh đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh. Với vẻ tráng lệ cùng kiến trúc thuần Việt, chùa Tân Thanh khiến du khách luôn muốn được ghé thăm, dâng nén tâm nhang cầu nguyện cho quốc thái dân an và gửi gắm ước nguyện biên cương bình yên, giàu mạnh…
Như chia sẻ của Thượng tọa Thích Quảng Truyền: “Với vị thế, văn hóa của ngôi chùa nhắc nhở tất cả mọi người trong đó có bạn bè quốc tế rằng chúng ta phải yêu chuộng hòa bình. Tôi mong tất cả mọi người có một ngày nào đó đến với Tân Thanh, đến với Lạng Sơn, đến với địa đầu Tổ quốc để chúng ta thấy yêu giang sơn hơn, để quý trọng hơn hòa bình, để chúng ta nhìn nhận lại chính mình, để chúng ta thấy có trách nhiệm hơn với Tổ quốc, với dân tộc, cùng nhau hoàn thiện, xây dựng quê hương đất nước ngày càng ấm no, ngày càng phồn vinh”.
Được khởi công năm 2015, chùa Tân Thanh gồm 3 khu: điện thờ chính (cung Tam Bảo), điện thờ Đức Thánh Trần, điện thờ Đức Thánh Mẫu và Tam Quan. Trong khuôn viên chùa có trên 100 pho tượng và khoảng 1.000 cây xanh các loại, trong đó gần một nửa là những cây hoa đào bung cánh rực rỡ mỗi dịp Xuân về.
Tọa hướng Đông Bắc – Tây Nam, chùa Tân Thanh nằm trên thế đất đẹp với bên trái có núi hình rồng chầu, bên phải có núi hình voi phục, phía sau thế núi như ngai rồng… Chùa Tân Thanh được dựng trên vùng đất cao nhìn ra cửa khẩu Tân Thanh và cách đường biên giới chỉ khoảng 300 mét. Đây được coi là ngôi chùa sát với đường biên giới nhất của nước ta.
Chị Nguyễn Hạnh Trang (du khách người Hà Nội) chia sẻ: “Điều đầu tiên tôi cảm nhận khi đến ngôi chùa này là không khí trong lành. Thú vị hơn cả là nó nằm ngay chợ Tân Thanh, ở ngay sát biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi và gia đình khi đến đây đã được trải nghiệm rất nhiều, kết hợp mua sắm, tham quan, vãn cảnh chùa và được biết thêm rất nhiều điều thú vị”.
Từ xa nhìn lại, cổng chùa Tân Thanh sừng sững với Tam quan chồng diêm lợp ngói mũi hài, mái đao đầu rồng đặc trưng ở các ngôi chùa Việt truyền thống. Đến chiêm bái chùa, du khách đều nhận thấy nơi đây có rất nhiều điểm nhấn từ kiến trúc thuần Việt đặc sắc, hài hòa với cảnh quan tổng thể, cách trang trí cảnh quan, cách bố trí các khu thờ tự, bài trí trong các điện thờ… Đặc biệt là tất cả câu đối, hoành phi trong chùa đều hoàn toàn là chữ thư pháp Việt.
Bước vào chùa, phía tay phải của du khách là đền thờ Quan Trấn Ải – nơi tưởng nhớ công lao biết bao anh hùng đã hy sinh xương máu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong chùa có bức hoành phi lớn chạm hai câu thơ “Trấn Ải Tân Thanh trung nghĩa lưu sử sách – Non sông Đại Việt trường tồn mãi nghìn thu” như lời nhắc nhở và khẳng định về chủ quyền bờ cõi nước Nam.
Đại đức Thích Bản Chung, người trông nom quản lý chùa Tân Thanh, cho biết: “Khi ở đây chúng tôi thấy cuộc sống rất an yên, là một ngôi chùa nơi địa đầu tổ quốc. Hằng ngày tụng niệm để cầu nguyện cho quốc thái dân an, trong tâm tôi cũng cảm nhận rằng đây là ngôi chùa đem lại sự an lạc cho mình và cho rất nhiều người đến với ngôi chùa này. Ngoài tu hành, chúng tôi cũng tổ chức hướng đạo cho nhân dân và du khách thập phương xa gần đến với chùa để hiểu hơn về ý nghĩa của ngôi chùa này. Cảm giác chung của rất nhiều du khách khi đến đây đó là khi ra về tâm đều được bình an, an lạc”.
Đứng trên hiên chùa nhìn ngược xuống Tam quan, đất trời, núi non và con người dường như hòa làm một. Thoảng trong gió, tiếng chuông chùa vang vọng càng làm cho không gian trong chùa như an yên, mang đến cảm giác thư thái cho Phật tử.
Thượng tọa Thích Quảng Truyền (Uỷ viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Phó Trưởng ban Trị sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn), trụ trì chùa Tân Thanh cho biết: Ngôi chùa có một điểm hết sức đặc biệt, đó là mỗi viên gạch xây dựng đều được đúc nổi dòng chữ “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, khẳng định ngôi chùa không chỉ là một địa chỉ tâm linh, văn hoá mà còn là cột mốc chủ quyền vững chãi nơi biên cương của Tổ quốc.
“Khi xây dựng chùa tôi là người thiết kế, và đưa ra ý tưởng tất cả viên gạch xây dựng chùa đều được đúc chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Phật Lịch 2559 khởi tạo chùa Tân Thanh”. Đây là cột mốc văn hóa, cột mốc chủ quyền thể hiện nền văn hóa của người Việt, không gì có thể thay đổi được, thời gian có thể làm mục nát, làm hư hỏng nhiều thứ, nhưng cột mốc văn hóa tâm linh này muôn đời không bao giờ mất đi”, Thượng tọa Thích Quảng Truyền nói.
Dù chỉ mới được xây dựng và khánh thành vài năm trở lại đây nhưng chùa Tân Thanh đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh. Với vẻ tráng lệ cùng kiến trúc thuần Việt, chùa Tân Thanh khiến du khách luôn muốn được ghé thăm, dâng nén tâm nhang cầu nguyện cho quốc thái dân an và gửi gắm ước nguyện biên cương bình yên, giàu mạnh…
Như chia sẻ của Thượng tọa Thích Quảng Truyền: “Với vị thế, văn hóa của ngôi chùa nhắc nhở tất cả mọi người trong đó có bạn bè quốc tế rằng chúng ta phải yêu chuộng hòa bình. Tôi mong tất cả mọi người có một ngày nào đó đến với Tân Thanh, đến với Lạng Sơn, đến với địa đầu Tổ quốc để chúng ta thấy yêu giang sơn hơn, để quý trọng hơn hòa bình, để chúng ta nhìn nhận lại chính mình, để chúng ta thấy có trách nhiệm hơn với Tổ quốc, với dân tộc, cùng nhau hoàn thiện, xây dựng quê hương đất nước ngày càng ấm no, ngày càng phồn vinh”.
15 thg 8, 2024
Ấn tượng nghi lễ rước kiệu tại Lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phủ
Đúng 12 giờ ngày 2/3 (tức ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại thành phố Lạng Sơn đã diễn ra nghi thức rước kiệu của Quan lớn Tuần Tranh tại Đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) đến dự lễ hội, thăm hỏi và tạ ơn Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài ở Đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ) vì đã minh oan cho Quan lớn Tuần Tranh. Đến 27 tháng Giêng đoàn lại rước ngài trở lại đền Kỳ Cùng.
Dưới đây là một số hình ảnh đặc sắc, ấn tượng về nghi lễ rước kiệu ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Thìn:
Dưới đây là một số hình ảnh đặc sắc, ấn tượng về nghi lễ rước kiệu ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Thìn:
Rực rỡ sắc hoa Chuông vàng
Trên địa bàn thành phố Lạng Sơn dọc 2 bên đường Hùng Vương (đoạn cầu Kỳ Lừa); đường Nam Cao, xã Mai Pha, những ngày này đang rực rỡ sắc hoa Chuông vàng. Những chùm hoa chuông vàng bung nở, góp phần tô điểm cho cảnh quan thành phố thêm thơ mộng.
Khám phá du lịch sinh thái cộng đồng xã Vũ Lăng – huyện Bắc Sơn
Vũ Lăng là xã vùng cao nằm ở phía Tây Nam huyện Bắc Sơn, cách thung lũng Bắc Sơn 20 km, với tổng diện tích tự nhiên là 4.160,29 ha. Xã Vũ Lăng được công nhận là xã An toàn khu ở tỉnh Lạng Sơn có bề dày truyền thống lịch sử – văn hóa lâu đời cùng với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh độc đáo, phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc. Nằm trên mảnh đất có vòng cung núi đá vôi Bắc Sơn – Ngân Sơn chạy qua nên trên địa bàn xã có rất nhiều hang động trong lòng núi, xen kẽ giữa các núi đá vôi đó là các vùng núi đất và các thung lũng bằng phẳng gọi là lân, lũng… Sinh sống trong xã chủ yếu là dân tộc Tày với phong tục tập quán, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc cùng danh lam thắng cảnh đẹp và thơ mộng trải dài trên trên khắp các thôn bản.
Với mục tiêu, định hướng đưa nơi đây trở thành một điểm đến du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn, đầu năm 2018, xã Vũ Lăng đã có những bước khởi đầu để phát triển loại hình du lịch này thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, nhà sàn truyền thống và hoạt động sinh hoạt, sản xuất của đồng bào các dân tộc nơi đây. Dựa trên những điều kiện về mặt tự nhiên, Vũ Lăng là địa điểm có nhiều điều kiện thuận lợi hình thành khu du lịch sinh thái cộng đồng.
Với mục tiêu, định hướng đưa nơi đây trở thành một điểm đến du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn, đầu năm 2018, xã Vũ Lăng đã có những bước khởi đầu để phát triển loại hình du lịch này thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, nhà sàn truyền thống và hoạt động sinh hoạt, sản xuất của đồng bào các dân tộc nơi đây. Dựa trên những điều kiện về mặt tự nhiên, Vũ Lăng là địa điểm có nhiều điều kiện thuận lợi hình thành khu du lịch sinh thái cộng đồng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)