Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 10, 2024

Mùa vàng Trùng Khánh


Mảnh đất vùng biên viễn Trùng Khánh (Cao Bằng) non xanh nước biếc. Thu về, đồng nghĩa với mùa gặt, Trùng Khánh khoác lên mình một tấm áo mới vàng ươm trên những nẻo đường xuôi ngược.

Chẳng vì thế, từ khi xe ngược ngàn lên lên đầu huyện Trùng Khánh, nơi tiếp giáp với huyện Quảng Uyên đã mở ra trước mắt một không gian mê hoặc, lúa vàng chen núi, núi chen suối và những dòng suối nhỏ ôm ấp những bản làng người Tày mờ ảo trong sương sớm. Lúa vàng chạy ven theo Tỉnh lộ 215, ẩn hiện trong những thung lũng chạy dài ngút ngát tầm mắt. Thoang thoảng một mùi thơm nồng của lúa chín pha lẫn mùi rơm rạ hoai hoải tạo nên một thứ mùi vị rất khác, khó diễn tả bằng lời.

7 thg 10, 2024

Làng đá Khuổi Ky - điểm sáng du lịch cộng đồng tại Cao Bằng

Nằm trong quần thể Khu du lịch thác Bản Giốc, làng đá Khuổi Ky với những căn nhà sàn bằng đá độc đáo là điểm đến thu hút du khách khi tới xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ năm 2008, làng Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”.

Làng đá Khuổi Ky hơn 400 năm tuổi trải rộng khoảng 1 hecta, là nơi sinh sống của hơn 100 hộ dân với 100% là người dân tộc Tày. Làng Khuổi Ky khác biệt bởi những ngôi nhà sàn làm bằng đá, lợp ngói âm dương tựa lưng vào núi, hướng mặt về dòng suối Khuổi Ky trong xanh, réo rắt đêm ngày.

Người xưa kể lại, nhà sàn với người Tày nơi đây không chỉ là nơi ăn chốn ở, mà còn là nơi cất giữ rất nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của biết bao thế hệ. Đồng bào dân tộc Tày ở Trùng Khánh còn có truyền thống tín ngưỡng thờ đá; đá gắn bó trong mọi mặt đời sống hàng ngày, được dùng để xây nhà, đập nước, cối xay… Ngược dòng lịch sử, những ngôi nhà sàn đá đã được xây dựng từ khoảng năm 1594-1677, từ khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng để xây dựng thành quách để phòng thủ. Cho đến nay, những ngôi nhà sàn cổ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, ẩn chứa bao tri thức bản địa độc đáo.

Làng đá Khuổi Ky cách không xa khu du lịch thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.

28 thg 9, 2024

Đến Cao Bằng thăm thung lũng Xuân Trường, ngắm đèo Khau Cốc Chà

Cách trung tâm thị trấn Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hơn 20 km, xã Xuân Trường nằm lọt thỏm giữa thung lũng, được bao bọc bởi những ngọn núi cao.

Một góc thung lũng Xuân Trường nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Quốc Đạt 

20 thg 9, 2024

Làng đá Khuổi Ky - điểm sáng du lịch cộng đồng tại Cao Bằng

Nằm trong quần thể Khu du lịch thác Bản Giốc, làng đá Khuổi Ky với những căn nhà sàn bằng đá độc đáo là điểm đến thu hút du khách khi tới xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ năm 2008, làng Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”.

Làng đá Khuổi Ky hơn 400 năm tuổi trải rộng khoảng 1 hecta, là nơi sinh sống của hơn 100 hộ dân với 100% là người dân tộc Tày. Làng Khuổi Ky khác biệt bởi những ngôi nhà sàn làm bằng đá, lợp ngói âm dương tựa lưng vào núi, hướng mặt về dòng suối Khuổi Ky trong xanh, réo rắt đêm ngày.

Người xưa kể lại, nhà sàn với người Tày nơi đây không chỉ là nơi ăn chốn ở, mà còn là nơi cất giữ rất nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của biết bao thế hệ. Đồng bào dân tộc Tày ở Trùng Khánh còn có truyền thống tín ngưỡng thờ đá; đá gắn bó trong mọi mặt đời sống hàng ngày, được dùng để xây nhà, đập nước, cối xay… Ngược dòng lịch sử, những ngôi nhà sàn đá đã được xây dựng từ khoảng năm 1594-1677, từ khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng để xây dựng thành quách để phòng thủ. Cho đến nay, những ngôi nhà sàn cổ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, ẩn chứa bao tri thức bản địa độc đáo.

Làng đá Khuổi Ky cách không xa khu du lịch thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.

22 thg 8, 2024

Thám hiểm lòng hố sụt trong công viên địa chất Non Nước

Hố sụt Canh Cảo, Công viên địa chất toàn cầu Non Nước, là điểm đến mới được dân yêu thích thám hiểm quan tâm gần đây vì "kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp".

Hố sụt Canh Cảo sâu 150 m, được hình thành từ sự sụp đổ trần của một hang động lớn. Hố sụt ẩn mình trong Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng - nơi được UNESCO công nhận năm 2018.

20 thg 8, 2024

Khung cảnh mây vờn trên đồi cỏ, đẹp như phim ở Cao Bằng 'đốn tim' du khách

Mùa săn mây ở đồi cỏ Ba Quáng (hay còn gọi là đồi cỏ Vinh Quý), Cao Bằng đang thu hút sự chú ý của nhiều du khách.

Những ngày qua, hình ảnh biển mây xuất hiện ở khu đồi cỏ xanh mướt, nhấp nhô uốn lượn, phía xa xa lấp ló ánh bình minh được chia sẻ rộng rãi trên nhiều nhóm du lịch. Cư dân mạng nhanh chóng "săn lùng" tọa độ check-in đẹp như phim này.

Theo tìm hiểu, khung cảnh gây sốt được ghi lại tại đồi cỏ Ba Quáng (hay còn gọi là đồi cỏ Vinh Quý) - nằm giáp ranh giữa xóm Khum Đin và xóm Bắc Vọng, thuộc xã Vinh Quý, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.

Khu vực này nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 70km.

Hai năm trở lại đây, đồi cỏ Ba Quáng thu hút rất đông người dân và du khách bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, độc đáo, mỗi mùa mỗi vẻ.

29 thg 7, 2024

Cao Bằng - nơi tốt nhất để 'lạc lối' ở Đông Nam Á

Lonely Planet lựa chọn Cao Bằng trong 7 điểm đến tốt nhất Đông Nam Á dành cho khách tìm kiếm nơi ít người, cách xa phố lớn và lạc lối giữa thiên nhiên.

Nhà xuất bản sách hướng dẫn du lịch lớn nhất Australia Lonely Planet công bố danh sách 7 điểm đến tuyệt vời nhất Đông Nam Á hè này. Tại mỗi điểm đến được lựa chọn, các chuyên gia du lịch đều nêu rõ điểm nổi bật nhất nhằm giúp du khách thuận tiện hơn khi lựa chọn cho kỳ nghỉ sắp tới.

Cao Bằng, tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc với đường biên giới dài trên 300 km, giáp Trung Quốc, là đại diện duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách. Địa thế hiểm trở nhưng thiên nhiên tươi đẹp, có núi non, hệ thống hang động và hồ nước là các ưu điểm giúp Cao Bằng trở thành điểm đến tuyệt nhất khu vực dành cho khách tìm kiếm nơi hoang vắng, ít du khách và lạc lối giữa thiên nhiên.

Mùa lúa chín tại xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Hà Cương

25 thg 7, 2024

Lễ hội Thu hoạch sáp ong đá thu hút du khách đến Cao Bằng

Đến Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào lễ hội dịp này, du khách được trải nghiệm và nghe những câu chuyện về tổ ong đá nhiều thú vị.

Người dân gánh những sáp ong đến tham dự lễ hội. Ảnh: Nguyên Bình

Lần đầu tiên Lễ hội Thu hoạch sáp ong đá được tổ chức tại xóm Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm bảo lưu và tôn vinh một di sản văn hoá phi vật thể.

11 thg 7, 2024

Khâu nhục Cao Bằng- Món ngon mang đậm bản sắc văn hóa Tày


"Khâu nhục" hay còn gọi là "Nằm khâu", bắt nguồn từ tiếng Tày, mang ý nghĩa là "thịt mềm nhừ". Món ăn này thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết, cỗ bàn quan trọng hoặc để đãi khách quý, thể hiện sự hiếu khách và lòng thành kính của người Tày.

Hình thức trình bày món khâu nhục cũng mang ý nghĩa độc đáo. Thịt ba chỉ được xếp xen kẽ với khoai môn, tạo thành hình chóp nhọn tựa như một ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho sự no đủ, sung túc và sức sống mãnh liệt của người dân nơi đây.

24 thg 6, 2024

Khám phá vẻ đẹp kỳ quan "Mắt Thần Núi"


Nằm bên hồ Nặm Chá, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, danh thắng Mắt Thần Núi với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vỹ được coi là ngọn núi đẹp, kỳ lạ của Việt Nam. Ngọn núi này được hình thành cách đây khoảng 300 triệu năm, qua quá trình kiến tạo địa chất phức tạp và là minh chứng cho sức mạnh của thiên nhiên và là một địa điểm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới tới tham quan.

Người dân địa phương gọi Mắt Thần Núi là "Phja Piót" (có nghĩa là ngọn núi bị thủng). Tương truyền, ngọn núi này từng là nơi sinh sống của một con rồng hung dữ. Một ngày nọ, có chàng trai dũng cảm đã giết chết con rồng và giải phóng người dân khỏi sự cai trị tàn bạo của nó. Để tưởng nhớ chiến công của chàng trai, ngọn núi đã được đặt tên là Mắt Thần.

19 thg 5, 2024

Khám phá rừng trúc Bản Phường ở độ cao 1000m

Nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển với khung cảnh đẹp như tranh vẽ, rừng trúc Bản Phường đang dần trở thành địa điểm check-in thu hút các tín đồ ưa xê dịch khi tới thăm non nước Cao Bằng.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 260 km, rừng trúc Bản Phường (xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) vài năm gần đây trở thành địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách ghé thăm bởi không gian xanh mát dưới tán hàng nghìn cây trúc sào cao vút, thẳng tắp.

Đến Cao Bằng thăm "Biệt thự đỏ" bị lãng quên

Sở hữu tài nguyên thiên nhiên độc đáo, vùng đất Phia Oắc – Phia Đén được ví như một "báu vật" mà trời đất ban tặng cho Cao Bằng. Trong tuyến hành trình "Khám phá Phia Oắc" của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, du khách sẽ bắt gặp những dấu tích các công trình do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

Trong tuyến hành trình "Khám phá Phia Oắc" của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, du khách sẽ bắt gặp điểm tham quan thú vị có tên "Biệt thự đỏ của Pháp" ở xóm Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

1 thg 5, 2024

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...

Đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống

Tỉnh Cao Bằng là nơi có nhiều DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc đều lưu giữ những nét văn hóa riêng, độc đáo trong đó có đồng bào dân tộc Mông. Đồng bào dân tộc Mông vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo như trong: trang phục truyền thống, ẩm thực, nhạc cụ và dân ca, dân vũ….

6 thg 4, 2024

Vẻ đẹp mộc mạc, bình yên của bản Dao giữa núi đá trập trùng nơi biên giới

Cà Lò là bản biên giới của xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Cả bản có 34 hộ đều là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Người dân ở đây xây dựng nhà bằng gỗ theo kiểu nhà sàn truyền thống sát nhau từ chân núi đến lưng chừng đồi. Bên cạnh những ngôi nhà là những vườn hoa cải vàng óng ả tạo nên một bức tranh nên thơ giữa núi đồi hùng vĩ.

Bản Cà Lò là bản biên giới của xã Khánh Xuân có điều kiện tự nhiên toàn núi đá, nên đời sống kinh tế của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả.

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là Đồn Biên phòng Xuân Trường theo Đề án 681 của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, về việc phân công đảng viên công tác tại các Đồn biên phòng phụ trách, giúp đỡ hộ gia đình ở khu vực biên giới, cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng khởi sắc, ấm no.

Một số hình ảnh ghi nhận tại bản Cà Lò:

Bản Cà Lò được bao quanh bởi những dãy núi đá trùng điệp

4 thg 4, 2024

Người Nùng ở Phúc Sen sở hữu làng rèn thủ công "ngàn năm tuổi"

Ai có dịp ghé thăm mảnh đất Cao Bằng, về với các huyện vùng cao Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang khi qua đèo Mã Phục quanh co 7 tầng dốc sẽ bắt gặp những cửa hàng kim khí san sát ven đường. Đây chính là xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà nơi có nghề rèn thủ công nổi tiếng “ngàn năm tuổi” của người Nùng.


Tương truyền, nghề rèn nơi đây đã có từ thế kỉ thứ XI, ban đầu là nơi sản xuất vũ khí cho đội quân của Nùng Tôn Phúc và Nùng Trí Cao chống lại quân Tống xâm lược. Sau chiến tranh, người dân dần chuyển sang rèn công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

28 thg 3, 2024

Tháng Ba về Xuân Trường ngắm sắc trắng hoa lê

Xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, như dốc 15 tầng - Khau Cốc Chà, hồ Thôm Lốm, Di tích lịch sử quốc gia đồn Đồng Mu, cùng với nhiều đặc sản địa phương như: gạo nếp hương, mận máu... Đặc biệt, vào những ngày cuối Xuân, khi những cánh đào đã phai sắc thắm, những triền đồi bắt đầu đỏ rực rỡ bởi hoa mộc miên, thì những đóa hoa lê trắng nơi đây cũng bắt đầu khoe sắc.

Màu trắng hoa lê nổi bật bên những mái nhà rêu phong

23 thg 3, 2024

Độc đáo Lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Cao Bằng

Nằm tại phía Bắc Việt Nam, Cao Bằng tự hào là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Trong số đó, Lễ hội Nàng Hai ở xã Tiên Thành, Cao Bằng là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày. Lễ hội diễn ra nhằm thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong cầu cho mùa màng bội thu.

Theo tín ngưỡng dân gian của người Tày trên cung trăng có Mẹ Trăng và các nàng tiên. Mẹ Trăng cùng các nàng tiên hàng năm chăm lo bảo vệ mùa màng cho dân chúng. Lễ hội Nàng Hai được tổ chức với ý nghĩa tượng trưng cho hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui hội trần gian và giúp dân làng tong công việc làm ăn sinh sống, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh sôi nảy nở. Trên quan niệm đó, cứ nhằm vào ngày 22/3 âm lịch các năm chẵn, người dân nơi đây lại tổ chức Lễ hội Nàng Hai.

17 thg 3, 2024

Hạt dẻ Trùng Khánh


Hạt dẻ Trùng Khánh nổi tiếng với kích thước to, vỏ dày, hạt vàng, bùi, thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao.

Hạt dẻ Trùng Khánh là một loại hạt dẻ đặc sản của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Hạt dẻ Trùng Khánh nổi tiếng với kích thước to, vỏ dày, hạt vàng, bùi, thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao.

8 thg 1, 2024

Lạc vào cảnh phim kiếm hiệp ở rừng trúc Cao Bằng

Khu rừng trúc rộng hơn 30 ha ở thị trấn Nguyên Bình khiến nhiều du khác ngỡ như đang lạc vào một phân cảnh trong bộ phim kiếm hiệp khi đến tham quan.


Thị trấn Nguyên Bình nằm trong tuyến du lịch phía Tây "Khám phá Phja Oắc - Vùng núi của những đổi thay" của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Bên cạnh bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, Nguyên Bình còn sở hữu nhiều cảnh đẹp hoang sơ.

20 thg 12, 2023

“Cung điện” thạch nhũ nơi địa đầu Tổ quốc


Cái tên động Ngườm Ngao đã gợi lên sự bí ẩn, thôi thúc du khách đến mảnh đất địa đầu Cao Bằng để tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm một “cung điện” thạch nhũ đẹp lung linh, huyền ảo.

Động Ngườm Ngao thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Tương truyền, xưa kia trong động có rất nhiều hổ dữ sinh sống, ngày đêm phát ra những tiếng gầm gào đáng sợ, nên người Tày nơi đây mới đặt tên động là Ngườm Ngao có nghĩa là động hổ.