Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 7, 2024

Lễ hội Thu hoạch sáp ong đá thu hút du khách đến Cao Bằng

Đến Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào lễ hội dịp này, du khách được trải nghiệm và nghe những câu chuyện về tổ ong đá nhiều thú vị.

Người dân gánh những sáp ong đến tham dự lễ hội. Ảnh: Nguyên Bình

Lần đầu tiên Lễ hội Thu hoạch sáp ong đá được tổ chức tại xóm Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm bảo lưu và tôn vinh một di sản văn hoá phi vật thể.

24 thg 7, 2024

Độc đáo Lễ hội tấc ka coong

Ngày 16/5, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, UBND huyện A Lưới tổ chức chương trình tái hiện trích đoạn sân khấu hóa Lễ hội tấc ka coong - cúng thần núi của dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Lễ hội Tấc ka coong – cúng thần núi của dân tộc Cơ Tu được tái hiện lại trong ngày hội. Ảnh: Tường Vi - TTXVN

Say lòng khúc hát, điệu múa dân gian dân tộc Thổ


Dân ca, dân vũ là yếu tố quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An. Lâu nay các làn điệu dân ca, dân vũ và những khúc hát đồng dao của đồng bào dân tộc Thổ ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp được bảo tồn, truyền dạy với mong muốn tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Thổ.

Đặc sắc Lễ hội đánh cá Đồng Hoa

Sáng 29/6, tại Đầm Vực thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, hàng nghìn người dân địa phương và du khách nô nức tham gia Lễ hội đánh cá Đồng Hoa. Đây là ngày hội mang đậm màu sắc dân gian độc đáo, với ý nghĩa khuyến nông, khuyến ngư, phát triển nông nghiệp, nông thôn. 

Sau tiếng trống khai hội, hàng nghìn người dân mang theo nơm, vó, vợt... cùng lao xuống Đầm Vực để đánh bắt cá. Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN

Nét đẹp trong trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Cống ở Điện Biên

Dân tộc Cống là một trong những dân tộc ít người đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ngày nay, cùng với xu thế phát triển và hội nhập, mặc dù có nhiều thay đổi trong đời sống vật chất, tinh thần nhưng cộng đồng người Cống vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc trưng riêng, đặc biệt là nét đẹp trong trang phục truyền thống. 

Phụ nữ dân tộc Cống may trang phục truyền thống. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

23 thg 7, 2024

Lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Lào ở Điện Biên

Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Na Sang 1 và 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là nơi sinh sống của gần 200 hộ đồng bào dân tộc Lào. Hiện nay, cộng đồng người dân tộc Lào ở Na Sang vẫn còn lưu giữ nghề truyền thống dệt thổ cẩm. Ban đầu, người dân chỉ dệt trang phục cho bản thân, tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thấy nghề dệt không chỉ là bản sắc mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều phụ nữ ở đây đã cùng nhau gìn giữ, phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình. 

Phụ nữ dân tộc Lào truyền dạy nghề dệt vải thổ cẩm cho thế hệ trẻ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

22 thg 7, 2024

Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Giẻ Triêng

Dân tộc Giẻ Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Giẻ Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.

Nhà trai mang lễ vật cưới sang nhà gái

Theo truyền thống, ngay từ khi mới sinh ra, hầu hết những đứa trẻ sẽ được cha mẹ định ước hôn nhân, 2 gia đình sẽ qua lại với nhau. Lớn lên, sau khi nghe lời khuyên răn và dạy dỗ của cha mẹ, họ hàng, người thân, đôi trai gái thống nhất tiến tới hôn nhân, họ sẽ thông báo cho gia đình của mình biết và cùng nhau chuẩn bị cho đám cưới.

Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh

Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm của đan lát gồm có thúng, mủng, nia, giỏ đựng chén, đĩa, giỏ đựng cá… Bên cạnh đó, người Chăm còn làm nghề đan lưới để đánh bắt cá. Tuy nhiên hiện nay, người Chăm chỉ còn bảo tồn nghề đan lát gùi để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hằng ngày. Để làm ra một cái gùi hoàn chỉnh, đòi hỏi người thợ cần phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và khéo léo cùng với kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm.

Nguyên liệu làm gùi

Nguyên liệu chính để làm gùi là cây lồ ô, cây tre và dây mây. Nguồn nguyên liệu này, được khai thác tại chỗ trong khu rừng Tánh Linh. Lựa chọn những cây lồ ô thẳng, không quá già hoặc quá non chặt mang về nhà để làm nguyên liệu đan gùi. Cây lồ ô được xử lý bằng cách ngâm dưới nước suối để không bị mối, mọt gây hại. Cây tre chặt ra thành từng đoạn, chẻ ra và vót mỏng tách lớp vỏ để làm nguyên liệu đan.

Gùi - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào ở Tây Nguyên

Từ xa xưa, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã gắn bó với chiếc gùi. Gùi gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào nơi đây, tạo thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên và được duy trì bền bỉ cho đến nay.

Bức tranh đan gùi đầy màu sắc ở làng Mrông Ngó 4, xã Ia Ka (huyện Chư Păh).

Đồng bào Tây Nguyên không biết gùi có tự bao giờ. Họ chỉ biết nó đã có từ rất lâu đời, được cha ông truyền lại cho những người đàn ông trong gia đình. Theo thời gian, nó gắn liền với phụ nữ DTTS ở nơi đây. Về các buôn làng ở Tây Nguyên, không khó để bắt gặp hình ảnh những cô sơn nữ hay những phụ nữ tóc đã nhuốm màu thời gian mang gùi trên vai đi khắp các nẻo đường đất đỏ bazan.

21 thg 7, 2024

Lễ Panh Kom San Srok của đồng bào Khmer

Lễ Panh Kom San Srok (Lễ cầu an) của đồng bào dân tộc Khmer, được diễn ra vào những ngày sau Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tức vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 Âm lịch. Tuy không phải là ngày lễ lớn, nhưng Lễ cầu an đã thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống lâu đời tại vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.

Lễ bái Tam bảo và thỉnh các sư mở khóa kinh cầu an, nghi thức quan trọng nhất trong ngày Lễ Panh Kom San Srok

20 thg 7, 2024

Đặc sắc lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy

Lễ hội Háu Đoong (Lễ cúng thần rừng) của đồng bào dân tộc Giáy được tổ chức vào ngày 10 và 11/7 tại phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu), là nơi tập trung đông người Giáy sinh sống.

Nghi thức cúng rừng tại lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy ở Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao lù gang

Từ bao đời nay, nghi thức đám cưới của người Dao lù gang tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn luôn mang đậm sắc màu văn hóa truyền thống.

Người Dao lù gang ở Công Sơn quan niệm, mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu khi Mặt trời còn chưa thức dậy. Vì vậy, đám cưới của người Dao lù gang thường được diễn ra vào ban đêm

19 thg 7, 2024

Đặc sắc đám cưới của đồng bào Giẻ Triêng

Với mục đích lan tỏa và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Giẻ Triêng đến từ tỉnh Kon Tum đã tổ chức tái hiện phong tục cưới đặc sắc của dân tộc mình.

Theo quan niệm của người Giẻ Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người. Từ xa xưa, phong tục hôn nhân của người Giẻ Triêng đã rất văn minh, chung thủy một vợ, một chồng. 

Nhà trai bàn bạc và chuẩn bị chu đáo mọi việc của lễ cưới . Ảnh: Hoàng Tâm

Làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn

Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc được mệnh danh là thủ phủ nuôi rắn của Việt Nam với sản lượng hàng năm khoảng 250 tấn rắn thịt thương phẩm và khoảng 3 - 4 triệu quả trứng giống. Khoảng 90% sản phẩm của làng nghề rắn được xuất khẩu sang Trung Quốc, đem về doanh thu khoảng 400 tỷ đồng.

18 thg 7, 2024

Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Đến Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, du khách đều ngỡ ngàng, thích thú khi được ngắm nhìn những bức tường rào bằng đá bao quanh những ngôi nhà của người Mông. Nét đẹp văn hóa này không chỉ trở thành điểm check in ấn tượng của khách du lịch mà còn đi vào thơ ca, phim ảnh, tạo nên “thương hiệu” du lịch cho vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang với kiến trúc nhà trình tường, mái lợp ngói âm dương và bao quanh tường rào đá. Ảnh: Quỳnh Lưu

12 thg 7, 2024

Độc đáo trang phục người dân tộc Si La

Si La là một trong những dân tộc có số dân ít nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam sinh sống chủ yếu ở Mường Nhé (Điện Biên) và Mường Tè (Lai Châu). Trang phục của người Si La mang nhiều nét riêng độc đáo của dân tộc. Thông qua bộ trang phục có thể phản ánh rất rõ những đặc trưng của lứa tuổi cũng như tình trạng hôn nhân gia đình.

Các thiếu nữ Si La xúng xính trong trang phục truyền thống đi chơi hội.

10 thg 7, 2024

Cận cảnh chợ trâu Bắc Hà: 'Sàn giao dịch trâu bò’ lớn nhất Tây Bắc

Ở con đường hai bên bờ sông giữa thị trấn Bắc Hà (Lào Cai), phiên chợ trâu bò lớn nhất Tây Bắc đều đặn họp vào thứ sáu hằng tuần. Một bên là trâu, một bên là bò, bà con địa phương tậu con vật ưng ý.

Vợ chồng ông Giàng Seo Măng mang ba con trâu lớn vượt hơn 40 km xuống chợ trâu Bắc Hà để tìm chủ mới cho vật nuôi của mình - Ảnh: NGUYÊN BẢO

3 thg 7, 2024

Au lèng - nét đẹp văn hoá của người Bắc Kạn

“Au lèng” là nét đẹp văn hoá trong lao động, sản xuất đã có từ lâu, đến nay vẫn được người dân tỉnh Bắc Kạn gìn giữ và phát huy. Tập quán truyền thống này thể hiện tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.

Trong thực tiễn sản xuất cũng như trong sinh hoạt hằng ngày, người dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn thường có tập quán “au lèng” hay còn gọi là giúp sức lẫn nhau. Xuất phát từ sự giúp đỡ, đổi công cho nhau một cách tự nguyện, nhằm phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” trong cộng đồng làng xóm.

Tập quán "au lèng" luôn được người dân Bắc Kạn gìn giữ và phát huy.

Còn ngân vang câu ví Trường Lưu

Trong kho tàng đồ sộ những di sản văn hóa làng Trường Lưu (Can Lộc, Hà Tĩnh), hát ví phường vải là một trong những niềm tự hào của nhiều thế hệ cư dân nơi đây.

Cùng là một làn điệu dân ca nhưng ví phường vải Trường Lưu lại uyên thâm hơn, sâu sắc hơn khi thu hút được trí tuệ của các bậc trí thức, nho sĩ trong và ngoài vùng… 

Đình làng Trường Lưu - một trong những địa điểm ngày xưa người dân địa phương thường hát giao duyên.

1 thg 7, 2024

Lửa rèn trên quê hương Bác


Ở xóm Liên Sơn, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn – nơi nghề rèn từng rất phát triển, nay chỉ còn vài nhà còn gắn bó với nghề. Sự gắn bó đó như một sợi dây kết nối những giá trị xưa và nay và ngọn lửa lò rèn cũng giống như tình yêu lao động, bập bùng bao năm.