Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 3, 2025

Đình thần Châu Phú

Đình thần Châu Phú là ngôi đình lớn nhất, đẹp nhất và xưa nhất ở Châu Đốc. Đây là một trong những ngôi đình lớn và đẹp hàng đầu ở miền Tây Nam bộ, với nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo, đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 1988.

Đình nằm ở góc đường Trần Hưng Đạo - Nguyễn văn Thoại, thuộc phường Châu Phú A, TP. Châu Đốc, gần chợ Châu Đốc, mặt tiền nhìn ra sông Châu Đốc.

Cổng đình Châu Phú, hướng ra sông Châu Đốc

17 thg 2, 2025

Nét đẹp Ðình Thần Thới An

Ðình Thần Thới An tọa lạc tại khu vực Thới Trinh A, phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ, là ngôi đình cổ kính, mang nhiều giá trị về kiến trúc, văn hóa và tín ngưỡng dân gian. Với lịch sử gần 200 năm, Ðình Thần Thới An như chứng nhân cho lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất và có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của bà con nơi đây. Ðình Thần Thới An đã được UBND TP Cần Thơ quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố vào năm 2004.

Theo tài liệu của Bảo tàng TP Cần Thơ, Ðình Thần Thới An được xây dựng bằng tre lá để thờ thần linh vào năm 1832, đến năm 1852, được vua Tự Ðức sắc phong “Bổn cảnh thành hoàng”.

4 thg 2, 2025

Đình Tân An: Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

Đình Tân An tọa lạc tại khu phố 1, phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một được xây dựng trên một gò đất cao, mặt hướng ra sông Sài Gòn. Việc chọn vị trí như vậy bởi theo quan niệm người xưa nơi thần linh cư ngụ là nơi bình lặng, tránh sự quấy rối của con người và thuận tiện cho việc bà con trong vùng hoặc những nơi khác tới tham dự lễ hội trong dịp “Kỳ yên” khi phương tiện đi lại của người dân trước đây chủ yếu bằng đường thủy.

Gian chánh điện thờ linh vị Khâm sai đại tướng quân Quận công Nguyễn Văn Thành

27 thg 1, 2025

Hai vị vương thời Lý trong ngôi đình cổ phương Nam

Đình Thông Tây Hội ở Gò Vấp là ngôi đình cổ nhất ở TPHCM. Đình được xây dựng từ năm 1679, tức 19 năm trước khi thiết lập nền hành chánh Sài Gòn (Phiên Trấn, 1698). Đọc tới đây lại liên tưởng tới Thất phủ cổ miếu (tức chùa Ông), ngôi miếu của người Hoa cổ nhất ở Biên Hòa được xây dựng năm 1684, tức 14 năm trước khi thiết lập nền hành chánh Biên Hòa (Trấn Biên, 1698). Trước khi triều đình thiết lập sự quản lý hành chánh, người dân đã tự tổ chức lấy cho mình, nơi là người Việt, nơi là người Hoa.

4 thg 1, 2025

Về Tứ Kỳ thăm nơi thờ ông tổ Nho học Việt Nam

Cùng với miếu Phạm và đền Cõi, đình Kiêm ở xã An Nghiệp xưa (nay là xã Dân An) là một trong 3 nơi thờ tự quan trọng bậc nhất của huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), được triều đình tổ chức cúng tế.

Đình làng Kiêm (tên nôm là làng Gồm)

Theo thần tích, thần sắc của làng Kiêm, Sĩ Nhiếp (士燮) tên chữ là Uy Ngạn, sinh ngày mồng 4 tháng giêng năm 137. Cha là Sĩ Tứ, khi Vương Mãng thay ngôi nhà Hán, tổ tiên Sĩ Nhiếp mới chạy sang Giao Châu. Năm 187, ông được phong làm Thái thú quận Giao Chỉ cho đến khi ông mất ngày 12/11/226.

13 thg 12, 2024

Ngôi đình hơn 300 năm tuổi lâu đời nhất Sài Gòn

Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679, vẫn còn nguyên vẹn kiến trúc của đình làng phương Nam thế kỷ 19.


Đình Thông Tây Hội (đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TP HCM) là ngôi đình cổ nhất Sài Gòn. Ban đầu, công trình chỉ xây bằng tre, vách lá, đến năm 1883 được dựng lại với kiến trúc như hiện nay.

8 thg 12, 2024

Cổ đình 235 tuổi người Việt thờ vua Chăm PôKlông Garai

Cổ đình Đắc Nhơn được người Việt xây dựng từ năm 1789 để thờ vua PôKlông Garai. Đây là vị vua nổi tiếng được người Việt và người Chăm ở Ninh Thuận tôn thờ vì có công dẫn thủy nhập điền, biến hoang mạc thành vùng đất trù phú.

Cổ đình Đắc Nhơn ở thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, Ninh Thuận - Ảnh: AN ANH

Cổ đình Đắc Nhơn nằm sát quốc lộ 27 thuộc thôn Đắc Nhơn (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận), cách trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10 km.

20 thg 10, 2024

Miễu Ông Cù - Đình thần Bưng Cù, những dòng ghi chép

Mặc dù là một ngôi đình cổ lâu năm được nhân dân tôn kính, một địa điểm được nhiều người biết tới, lại tọa lạc trên khuôn viên khá rộng (6.261,5 m²) nhưng kiến trúc của Đình thần Bưng Cù/Miễu Ông Cù lại khá đơn sơ và hầu như không có nét cổ kính so với các ngôi đình cùng thời.


Điều này có thể được lý giải phần nào khi ta tìm hiểu về lịch sử ngôi đình/miễu này.

Theo ghi nhận, đình thần Bưng Cù được xây dựng khoảng năm 1850 và được vua Tự Đức phong sắc thần năm 1852.

25 thg 9, 2024

Thăm đình làng Cổ Lão, nơi lưu giữ văn hóa làng xã Huế xưa

Làng Cổ Lão cũng như đình làng thuộc phường Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, được lập dưới thời các chúa Nguyễn.

Tuy chưa có nguồn tư liệu khẳng định sự ra đời của đình làng Cổ Lão vào thời điểm nào, nhưng qua khảo sát thực tế tại di tích và lời truyền khẩu của các vị cao niên trong làng, thì có thể đoán đình làng Cổ Lão được hình thành sau khi làng Cổ Lão ra đời một thời gian. 

Đình gồm ba gian hai chái, mái lợp ngói liệt, trên các bờ nóc, bờ dải, bờ tè… trang trí hình tượng Long, Lân, Quy, Phụng… Ảnh: Hoàng Lê

23 thg 9, 2024

Ngôi đình cổ có kiến trúc kiểu nhà sàn ở Bắc Ninh

Tọa lạc tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đình làng Đình Bảng là công trình kiến trúc kiểu nhà sàn độc đáo, mang nhiều giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống.

Theo TTXVN, đình làng Đình Bảng được khởi công xây dựng vào năm 1700 và đến năm 1736 mới hoàn thành. Ảnh: Vương Lộc

14 thg 9, 2024

Về đình Ngô Xá Hạ, nhớ ngày khởi nghĩa xưa

Giữa không khí thanh bình của làng quê, tôi như lạc vào những ngày tháng chiến đấu oanh liệt qua những lời kể mang sức nặng của dòng chảy lịch sử kiêu hùng của đất và người làng Ngô Xá Hạ, nay là khu phố Đồng Chí, huyện Thiệu Hoá.

Đình làng Ngô Xá Hạ nhuốm màu rêu phong, là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử, nhiều cuộc mít tinh đấu tranh cách mạng của quần chúng Nhân dân địa phương.

16 thg 7, 2024

Cổ kính đình, chùa Văn Xá (TP Hải Dương)

Nằm sâu trong khu dân cư Văn Xá, phường Ái Quốc (TP Hải Dương), đình, chùa Văn Xá khiêm nhường, nhỏ bé nhưng lại đầy ý nghĩa với cộng đồng dân cư nơi đây.

Vườn tháp tại chùa Phúc Thắng – Văn Xá

Văn Xá là một khu dân cư của phường Ái Quốc. Trải qua thời gian và các cuộc kháng chiến trường kỳ, nơi đây đã bị tàn phá nặng nề, nhưng với đạo lý "uống nước nhớ nguồn", nhân dân đã tích cực giữ gìn và tu sửa các di tích lịch sử văn hóa. Phường hiện nay có 5 di tích cấp quốc gia thì Văn Xá có cụm di tích gồm đình và chùa được xếp hạng.

Đình Bá Liễu (TP Hải Dương) thờ vị công thần giúp vua đánh giặc Tống

Đình Bá Liễu, phường Hải Tân (TP Hải Dương) thờ hai vị Thành hoàng, trong đó có một vị công thần giúp vua đánh giặc Tống thời Lý (thế kỷ XI), được tặng phong “Trung đẳng phúc thần Đại vương”.

Đình Bá Liễu

15 thg 7, 2024

Đình làng Phú Vinh

Nằm ở trung tâm làng Phú Vinh (thị trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa), đình Phú Vinh là công trình kiến trúc bề thế thời Nguyễn - nơi thờ Thành hoàng làng “Phù Vệ Đại vương Nguyễn Công Vũ” có công đánh đuổi giặc ngoại xâm. Di tích còn là địa điểm lịch sử thời kỳ tiền khởi nghĩa.

Đình làng Phú Vinh đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Làng Phú Vinh trước đây thuộc xã Hoằng Vinh (sau khi sáp nhập, hiện nay thuộc thị trấn Bút Sơn), giáp với các làng Cự Lộc, Hòa Diên, Thanh Ngoạn (xã Hoằng Đồng). Theo sử liệu và lưu truyền dân gian, bấy giờ vùng đất này (được cho là gồm các xã Hoằng Thịnh, Hoằng Đồng, Hoằng Vinh) dù đã có con người đến cư ngụ song vẫn còn khá hoang sơ. Đến thời Trần, một người đàn ông tên Nguyễn Công Đàn từ phía Bắc đã tìm về, góp sức cùng với dân làng khai khẩn ruộng hoang. Ông Nguyễn Công Đàn có sức khỏe, lại giỏi võ nghệ và trượng nghĩa nên được người dân rất mực quý mến. Tại đây, ông kết duyên cùng bà Ngô Thị - một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, giỏi nghề tằm tơ, dệt vải. Chính bà đã có công dạy và truyền nghề cho người dân trong vùng.

13 thg 7, 2024

Đình Mỹ Phước Long Xuyên – Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

Đình Mỹ Phước là một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia gắn liền với lịch sử thời kỳ khai mở đất mới vùng Tây Nam Bộ. Nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan du lịch An giang độc đáo bởi nét kiến trúc cổ kính, không gian trầm mặc.

Đình Mỹ Phước mang đậm dấu ấn kiến trúc triều Nguyễn

12 thg 7, 2024

Độc đáo kiến trúc đình Cung Chúc


Đình Cung Chúc, Vĩnh Bảo, Hải Phòng sừng sững hiên ngang như một biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và niềm tự hào của người dân nơi đây. Ngôi đình không chỉ thu hút mọi người bởi vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm mà còn gây ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo với hệ thống 16 lỗ đục xuyên qua 8 cột cái bằng gỗ lim, tạo nên một điểm nhấn đặc biệt và khác biệt so với các ngôi đình khác tại Việt Nam.

11 thg 7, 2024

Đình Bình Mỹ – Ngôi đình có kiến trúc đẹp ở An Giang

Đình Bình Mỹ là một biểu tượng lịch sử và văn hóa của làng quê Bình Mỹ; huyện Châu Phú; tỉnh An Giang. Nằm nép mình bên bờ rạch hiền hòa; ngôi đình cổ kính này đã chứng kiến bao thăng trầm lịch sử. Đến nay vẫn giữ nguyên nét đẹp bình dị; mộc mạc của kiến trúc truyền thống đình làng Nam Bộ.

Đình Bình Mỹ

9 thg 7, 2024

Bình Lục - ngôi đình cổ ở Châu Thành

Sau mấy trăm năm tồn tại và phát triển, đình Bình Lục, ngôi đình cổ nép dưới gốc sộp già ở xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Long An vẫn là nơi thờ cúng, tín ngưỡng của người dân, điểm sinh hoạt của cộng đồng dân cư; đồng thời là biểu trưng của lòng yêu nước, thể hiện lòng tri ân đối với sự hy sinh của thế hệ cha anh.

Ngoài thờ Thành hoàng, đình Bình Lục còn thờ Bác, 8 Mẹ Việt Nam Anh hùng và 61 liệt sĩ là con em của ấp 2, xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành

27 thg 3, 2024

Đình An Hoà vào hội Kỳ yên

Đình An Hoà, tiền thân là ngôi miếu Ông được lập nên ở đầu rạch Trảng Bàng, sông Vàm Cỏ Đông, đối diện với miếu Bà Thuỷ Long.

Chính điện đình An Hoà.

Theo hồ sơ đình An Hoà ghi chép lại, ông Trịnh Văn Đống (tự Thiện) là người gốc ở Thanh Hoá, sinh năm 1821, tại xóm Lò Mo. Lớn lên, ông theo ông Trương Công Định đánh Pháp, có nhiệm vụ lập hai đồn chống Pháp ở bìa sông Vàm Cỏ Đông và ở giữa rạch Trảng Bàng. Trong lúc đóng đồn ở bìa sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ- không biết có từ bao giờ, cũng không biết thờ ai- đề là “miếu Ông”. Thấy ngôi miếu cổ bị hư sập, ông Trịnh Văn Đống nguyện rằng khi có điều kiện sẽ di dời miếu về một nơi thuận lợi.

10 thg 3, 2024

Những ngôi đình ven sông Vàm Cỏ Đông


Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ Vương quốc Campuchia, chảy vào đất Việt Nam qua tỉnh Tây Ninh, đến Long An thì hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây rồi đổ ra biển Đông. Là “động mạch chủ" trong hệ thống sông rạch ở Tây Ninh, con sông chảy qua Tân Biên, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng đã để lại nhiều dấu ấn văn hoá đối với các vùng đất này, trong đó có những ngôi đình ven sông Vàm Cỏ Đông.

Đình An Hoà, tiền thân là ngôi miếu Ông được dựng ở đầu rạch Trảng Bàng (hay còn gọi là rạch Vàm Trảng), đoạn quay ra sông Vàm Cỏ Đông, đối diện với miếu Bà Thuỷ Long.

Theo hồ sơ đình An Hoà ghi chép lại, Trịnh Văn Đồng (tự Thiện) là người gốc ở Thanh Hoá, sinh năm 1821 tại xóm Lò Mo (An Hoà), theo Trương Công Định đánh Pháp, giữ nhiệm vụ lập hai đồn chống Pháp ở bia sông Vàm Cỏ Đông và giữa rạch Trảng Bàng. Trong lúc 
đóng đồn ở bìa sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ không biết có từ bao giờ cũng không biết thờ ai, chỉ để là "miếu Ông".

Nghi thức xây chầu trong lễ Kỳ yên đình An Hoà (Trảng Bàng)

Năm 1863, ông Trịnh Văn Đồng di dời ngôi miếu Ông từ bìa sông Vàm Cỏ Đông vào vị trí như hiện nay, thuộc khu phố An Phủ, phường An Hoà, thị xã Trảng Bàng; ban đầu vẫn là ngôi miếu sau phát triển thành ngôi đình của làng An Hoà thờ thành hoàng bồn cảnh. Ngôi đình hiện nay là vị trí trung tâm của phường, mặt đình nhìn về hướng Nam, phía trước là cánh đồng lúa trũng và cách 300 m là rạch 
Vàm Trảng. Hằng năm, đình An Hoà tổ chức lễ Kỳ yên vào ngày 11 và 12 tháng 2 nông lịch, theo các nghi thức tế lễ đình làng Nam bộ.

Lễ Kỳ yên đình Ân Hoà (Trảng Bàng)

Tượng ông Đặng Văn Châu- thành hoàng bồn cảnh đình Thanh Phước (Gò Dầu)

Theo “Đặng Thế tộc phả", Đặng Văn Châu tên tộc Đặng Thế Châu, là con của ngài Đặng Văn Trước. Ông là bậc tiền hiền đã có công khai khẩn vùng đất Gò Dầu và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ quê hương. Đặng Văn Châu chiêu mộ nghĩa quân, cùng với nhân dân lập căn cứ chống thực dân Pháp từ thời vua Tự Đức tại xóm Xoài Đồn, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Trong một trận đánh, ông bị giặc Pháp bắt và đày đi Côn Đảo. Được trả tự do, ông trở về tiếp tục lập lại căn cứ kháng Pháp và khai khẩn thêm đất đai, tích trữ lương thực để chiến đấu lâu dài. Khi ông mất, người dân đã lập miếu thờ ông bên cạnh bờ sông Vàm Cỏ Đông, nơi ông mất. Để thể hiện lòng tôn kính, dân làng tôn ông là thành hoàng làng Thanh Phước, phát triển ngôi miếu thành đình, lấy tên là “đình Thanh Phước".


Người dân ngồi xem hát bội trước sân đình An Hoà (Trảng Bàng)

Do lâu năm, đình bị sụp nên được di dời về xây dựng trên một gò đất cao, có nhiều cây dầu cổ thụ rộng 10.000 m², hiện toạ lạc tại thị trấn huyện Gò Dầu; mặt chính đình quay về hướng Tây nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông. Hằng năm, đình Thanh Phước tổ chức cúng Kỳ yên từ ngày 16 đến 18 tháng 2 nông lịch.

Đình Phước Trạch hiện toạ lạc tại xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu. Ngôi đình được người dân thành lập thở thành hoàng bồn cảnh. Ngôi đình được xây dựng quay hướng ra sông Vàm Cỏ Đông. Lễ Kỳ yên của đình diễn ra trong hai ngày 16 và 17 tháng 2 nông lịch hằng năm. Nghi lễ tế tự tại đình cũng giống như nhiều ngôi đình ở Nam bộ, vào những năm kinh tế dồi dào, người dân cùng với Ban hội đình mời đoàn hát bội về hát cúng đình.

Đình Trường Đông, đình Trường Tây toạ lạc tại thị xã Hoà Thành. Đây là hai ngôi đình nằm bên cạnh bờ sông, mặt tiền đình nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông, được người dân thành lập thờ thành hoàng bồn cảnh. Cả hai ngôi đình tuy nhỏ nhưng mang nhiều giá trị về kiến trúc nghệ thuật.

Đặc biệt, trong lễ Kỳ yên đình Trường Đông vào 16 tháng Giêng hằng năm có nghi thức tống ôn diễn ra đúng 12 giờ trưa. Chiếc thuyền tống ôn được thiết kế bằng thân cây chuối, tre trúc làm khung và dán giấy với nhiều màu sắc sặc sỡ, trên thuyền có đặt gạo muối, thức ăn, nhang đèn và nhiều vật phẩm, ngoài ra còn có thêm ít tiền lẻ gọi là “tiền đi đường".

Thả thuyền tống ôn trên sông Vàm Cỏ Đông trong lễ Kỳ yên đình Trường Đông (Hoà Thành)

Đến giờ, chiêng trống nổi lên, lân rồng múa đón trước sân đình, các cụ chức sắc trong đình khiêng thuyền tống ôn xuống ghe chở ra đến giữa sông để thả. Thuyền tống ôn được thả đi theo con nước ròng mà trôi về phía hạ lưu. Người dân quan niệm rằng, thuyền tống ôn trôi đi đem theo cả những điều xui rủi, kể cả thiên tai dịch bệnh, để cho cư dân trong làng được mưa thuận gió hoà, góp phần cho quốc thái dân an.

Long Thành (thị xã Hoà Thành) cùng với Long Giang, Long Khánh, Long Thuận, Long Chữ (huyện Bến Cầu) hợp thành vùng đất “Ngũ Long”. Đây là những ngôi làng cổ mà cư dân sớm định cư trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. Những vùng đất này gắn liền với công lao của ông Trần Văn Thiện cùng cha là ông Trần Văn Quế dẫn hàng chục người ngược dòng sông Vàm Cỏ Đông đến Tây Ninh khai hoang mở đất từ những năm 1844. Suốt 40 năm, ông Trần Văn Thiện cùng với nhân dân mở rộng vùng đất mới chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Đông. Sau khi ông Trần Văn Thiện mất, được người dân tôn phong là thành hoàng làng và lập đình thờ cúng.

Đình Phước Trạch (Gò Dầu)

Để thể hiện tấm lòng tri ân đến tiền hiển Trần Văn Thiện, năm 1883, đình Long Thành được xây dựng thờ cúng ông. Mặt tiền đình Long Thành quay về hướng Nam, nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông giống như kiểu kiến trúc của nhiều ngôi đình khác trong tỉnh. Hằng năm, vào ngày 17 và 18 tháng 3 nông lịch, đình tổ chức cúng Kỳ yên, những ngày diễn ra lễ hội có đông đảo người dân địa phương, nhân dân trong vùng Ngũ Long, ở Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh cùng với nhiều vùng lân cận trong và ngoài tỉnh về dự lễ.

Những ngôi đình ở huyện Bến Cầu như đình Long Thuận, Long Khánh, Long Giang đều được thành lập phụng thờ thành hoàng bồn cảnh từ thời khai hoang mở đất bên cạnh sông Vàm Cỏ Đông. Người dân nơi đây đều kính trọng công lao của ông Trần Văn Thiện đối với vùng đất Ngũ Long nên tôn ông là tiền hiền thờ ở đình hay cũng có đình phong ông là thần thành hoàng của làng.

Đình Trung Long Khánh (toạ lạc tại ấp Long Châu, xã Long Khánh, trên bàn thờ thần có đặt 5 bài vị viết bằng chữ Nho thờ thành hoàng bồn cảnh của 5 xã "Linh Thần Long Giang xã, Linh Thần Long Thuận xã, Linh Thần Long Khánh 
xã, Linh Thần Long Vĩnh xã, Linh Thần Long Chữ xã". Lễ Kỳ yên tại đình diễn ra vào hai ngày 15 và 16 tháng 12 nông lịch. Vào ngày này, các thương nhân buôn bán trên sông Vàm Cỏ Đông ở gần đình cũng ghé vào dâng hương cầu cho việc làm ăn được thuận lợi.

Đình Long Thuận (Hoà Thành) - Đình Trường Đông (Hoà Thành)

Đình Long Thành (Hòa Thành)

Đình Long Giang (ấp Bảo, xã Long Giang) được xây dựng nằm ngay khu dân cư đông đúc, bên cạnh rạch Vàm Bảo hướng nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông. Đình thờ thành hoàng bổn cảnh và các vị tiền hiền như ông Trần Văn Thiện, Lãnh bình Két- là những người đã có công trong việc khai hoang mở đất, chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng đất và biên giới phía Tây sông Vàm Cỏ Đông. Đây là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất của vùng đất Ngũ Long và cũng là ngôi đình duy nhất tại huyện Bến Cầu có sắc phong. Do sự tàn phá của chiến tranh, đình bị sụp đổ, sắc phong thất lạc nên từ sau năm 1975, lễ rước sắc không còn.

Khi xưa, giao thông đường bộ chưa được phát triển nên việc đi lại bằng đường thuỷ là chủ yếu, cũng chính từ đó ảnh hưởng đến kiến trúc các đình ở Tây Ninh có mặt tiền quay ra sông, rạch. Những ngôi đình ở ven theo sông Vàm Cỏ Đông đã chứng kiến sự sầm uất cảnh trên bến dưới thuyền giao thương buôn bán ở Tây Ninh xưa và nay. Sông Vàm Cỏ Đông đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần lẫn vật chất của cư dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và xã hội, tạo nên nét đặc trưng và tiêu biểu cho văn hoá sông nước ở Tây Ninh.

Bài, ảnh: PHÍ THÀNH PHÁT - Thiết kế: TƯỜNG VI