Hiển thị các bài đăng có nhãn người Ê đê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Ê đê. Hiển thị tất cả bài đăng
7 thg 9, 2024
Khám phá buôn làng Ê đê bên dòng sông Sêrêpốk
23 thg 8, 2024
Độc đáo nghi thức rước rể của đồng bào Ê Đê
Trong khuôn khổ các hoạt động nhân "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tái hiện nghi thức rước rể độc đáo của dân tộc mình.
Theo phong tục của người Ê Đê, sau mùa rẫy, ngày rộng tháng dài, lúa gạo đầy kho.... các cô gái Ê Đê có thể đi hỏi chồng. Khi được đôi bên đồng ý, cô gái Ê Đê sẽ về nhà chồng để ở dâu từ 01 đến 03 năm (tùy vào sự thỏa thuận của 2 bên gia đình). Nhà trai được thách cưới và nhà gái sẽ lo mọi chi phí cưới, hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà.
Theo phong tục của người Ê Đê, sau mùa rẫy, ngày rộng tháng dài, lúa gạo đầy kho.... các cô gái Ê Đê có thể đi hỏi chồng. Khi được đôi bên đồng ý, cô gái Ê Đê sẽ về nhà chồng để ở dâu từ 01 đến 03 năm (tùy vào sự thỏa thuận của 2 bên gia đình). Nhà trai được thách cưới và nhà gái sẽ lo mọi chi phí cưới, hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà.
18 thg 7, 2023
K'pan: Ghế độc mộc độc đáo
K'pan là tên một chiếc ghế của người Ê đê. Chỉ là chiếc ghế thôi, nhưng đây là chiếc ghế hết sức độc đáo.
Về mặt tinh thần, đây là chiếc ghế cao quý, mà mỗi buôn làng chỉ 1 đến 2 gia đình được sở hữu. Họa hoằn lắm, nếu buôn làng rất sung túc, giàu có thì mới có 3 hoặc tối đa là 4 gia đình có có k'pan. Gia đình được phép có k'pan chẳng những phải là gia đình khá giả mà còn là gia đình có lòng hào hiệp, thường giúp đỡ người trong buôn.Về mặt vật chất, k'pan là một chiếc ghế dài khoảng 15 met, rộng 65 - 85 cm, dày khoảng 7 - 8 cm, 2 đầu hơi uốn cong, được đẽo từ một thân gỗ duy nhất! K'pan chính là một chiếc ghê độc mộc. Thời nay khi cây rừng đã bị tàn phá, không dễ gì làm được một chiếc k'pan.
Chính vì k'pan quan trọng như vậy cho nên từ lúc xin phép được làm k'pan, chọn cây để làm k'pan, thi công làm k'pan trong rừng... người chủ k'pan đều phải trải qua những nghi lễ hết sức trịnh trọng. Đặc biệt là khi k'pan đã được làm xong, lễ rước k'pan từ rừng về nhà là một lễ hội lớn với những nghi thức trọng thể của cả buôn làng.
Lễ rước k'pan từ trong rừng về. Ảnh: Báo Công an TPHCM.
20 thg 5, 2023
Ché trong đời sống đồng bào Ê đê, M'nông, Mạ
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, ngoài cồng chiêng thì ché đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Ché không chỉ là vật dụng sinh hoạt hàng ngày mà còn là vật dụng dùng trong các dịp cúng tế thần linh, là sính lễ trong cưới hỏi và là vật biểu trưng cho sự giàu có, đẳng cấp, địa vị của mỗi gia đình.
21 thg 10, 2022
Trang phục truyền thống của người Ê Đê
Ê Đê là một cộng đồng trong 54 dân tộc anh em của người Việt. Ngoài những câu chuyện thần thoại, trường ca, sử thi cũng như các nhạc cụ nổi tiếng thì trang phục truyền thống của dân tộc Ê Đê cũng là một trong những nét đặc sắc nổi bật của con người nơi đây.
29 thg 4, 2022
Lạ lùng đặc sản độc nhất ở Tây Nguyên, khách nhắm tít mắt mới dám thử
Khi được giới thiệu thưởng thức món sâu muồng Tây Nguyên, không ít thực khách phải nhắm mắt mới dám nếm thử.
Ghé Tây Nguyên vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, không khó để bắt gặp cảnh người dân Êđê xách theo gùi, trèo lên những cây muồng cao tít tại nương rẫy để bắt sâu và nhộng sâu về làm món ăn.
Muồng là loại cây được trồng khắp các rẫy cà phê, hồ tiêu để chắn gió. Không chỉ vậy, muồng còn được trồng xen khắp rẫy để làm trụ cho hồ tiêu bám vào. Thời điểm này, trên những cành muồng chi chít những chú sâu bám khắp nơi, ăn trụi cả lá.
Ghé Tây Nguyên vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, không khó để bắt gặp cảnh người dân Êđê xách theo gùi, trèo lên những cây muồng cao tít tại nương rẫy để bắt sâu và nhộng sâu về làm món ăn.
Người dân leo lên cây muồng để bắt sâu, nhộng về chế biến món ăn.
Muồng là loại cây được trồng khắp các rẫy cà phê, hồ tiêu để chắn gió. Không chỉ vậy, muồng còn được trồng xen khắp rẫy để làm trụ cho hồ tiêu bám vào. Thời điểm này, trên những cành muồng chi chít những chú sâu bám khắp nơi, ăn trụi cả lá.
3 thg 5, 2021
Cá trê nướng cuốn rau rừng
Đồng bào Ê đê hay M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nướng cá trê cùng với các loại gia vị tự nhiên ăn kèm rau rừng khiến món cá trở nên độc đáo, đậm đà, thơm lừng và kích thích vị giác vô cùng…
Những con cá trê bắt được ở sông suối đem về làm sạch, bỏ ruột. Cá rửa sạch với muối hoặc một nắm tro bếp chà xát lên khắp mình cá để loại bỏ chất nhờn nhớt ở da cá. Để không bị tanh, cần phải rửa sạch phần tiết cá ở bụng và 2 cục máu tanh 2 bên ngạnh cá. Người ta dùng dao khứa nhẹ những đường chéo trên thân cá để khi nướng gia vị thấm vào thịt cá cũng như chín nhanh, đều và thịt bên trong khô hơn. Sau khi sơ chế, cá được để cho ráo nước, sau đó cho gia vị ướp cá.
Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Nông làm gia vị muối ớt đặc biệt để ướp cá
Những con cá trê bắt được ở sông suối đem về làm sạch, bỏ ruột. Cá rửa sạch với muối hoặc một nắm tro bếp chà xát lên khắp mình cá để loại bỏ chất nhờn nhớt ở da cá. Để không bị tanh, cần phải rửa sạch phần tiết cá ở bụng và 2 cục máu tanh 2 bên ngạnh cá. Người ta dùng dao khứa nhẹ những đường chéo trên thân cá để khi nướng gia vị thấm vào thịt cá cũng như chín nhanh, đều và thịt bên trong khô hơn. Sau khi sơ chế, cá được để cho ráo nước, sau đó cho gia vị ướp cá.
23 thg 3, 2021
Món cà đắng của người Ê đê
Đối với người Ê đê, món cà đắng giã cùng cá hấp tuy dân dã nhưng vô cùng độc đáo. Đây là một trong những món ăn truyền thống trong bữa cơm hằng ngày của người Ê đê. Món ăn chế biến khá đơn giản nhưng đã trở thành đặc sản gây “thương nhớ”, đặc biệt là những người con Ê đê xa quê hương…
Nguyên liệu chế biến món ăn này khá quen thuộc trong đời sống người Ê đê, gồm có cà đắng, cá hấp, sả, ngò gai, ớt, củ nén ngắn, người Ê đê đã có món cà đắng giã cá hấp dân dã.
Nguyên liệu chế biến món ăn này khá quen thuộc trong đời sống người Ê đê, gồm có cà đắng, cá hấp, sả, ngò gai, ớt, củ nén ngắn, người Ê đê đã có món cà đắng giã cá hấp dân dã.
19 thg 3, 2021
Lễ cúng sức khỏe cho voi
Với người Mnông, Ê Đê sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk, voi không chỉ là tài sản quý giá của gia đình mà còn được xem là người bạn, là thành viên trong gia đình. Vì vậy mà hàng năm, những gia đình có voi thường tổ chức cúng sức khỏe cho voi. Lễ cúng độc đáo này không chỉ mang yếu tố tâm linh mà nhắc nhở nhau phải trân trọng, chăm sóc, bảo vệ voi.
Ông Đàm Năng Long, sinh sống tại huyện Lắk chia sẻ: “Người Mnông quý voi như bạn nên năm nào cũng tổ chức cúng sức khỏe cho voi. Những năm qua, đàn voi nhà ở Tây Nguyên giảm hẳn, việc chăm sóc sức khỏe cho voi càng được chú trọng hơn”. Tùy theo từng dân tộc, điều kiện kinh tế của gia đình chủ voi sẽ có những cách cúng khác nhau, lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, tất cả mang ý nghĩa cầu sức khỏe cho voi, để voi đỡ đần, gánh vác những phần việc nặng nhọc cho con người. Đồng thời nhắc nhở con người phải biết trân quý, chăm sóc loài voi.
Lễ cúng sức khỏe cho voi thường có những vật phẩm quen thuộc như: rượu cần, đầu heo, bộ lòng heo, bắp tươi, hoa tươi, chuối, một ít gạo, cá khô và thân cây chuối và mía để tặng thưởng cho voi.
Ông Đàm Năng Long, sinh sống tại huyện Lắk chia sẻ: “Người Mnông quý voi như bạn nên năm nào cũng tổ chức cúng sức khỏe cho voi. Những năm qua, đàn voi nhà ở Tây Nguyên giảm hẳn, việc chăm sóc sức khỏe cho voi càng được chú trọng hơn”. Tùy theo từng dân tộc, điều kiện kinh tế của gia đình chủ voi sẽ có những cách cúng khác nhau, lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, tất cả mang ý nghĩa cầu sức khỏe cho voi, để voi đỡ đần, gánh vác những phần việc nặng nhọc cho con người. Đồng thời nhắc nhở con người phải biết trân quý, chăm sóc loài voi.
Lễ cúng sức khỏe cho voi thường có những vật phẩm quen thuộc như: rượu cần, đầu heo, bộ lòng heo, bắp tươi, hoa tươi, chuối, một ít gạo, cá khô và thân cây chuối và mía để tặng thưởng cho voi.
14 thg 2, 2021
Canh cá lăng nấu jam tang của người Ê đê
Người Ê đê đã kết hợp các loại đặc sản tạo nên món canh cá lăng nấu hoa và lá jam tang vô cùng độc đáo.
Cá lăng là loại cá da trơn nước ngọt, được xem như đặc sản nổi tiếng vùng sông Sêrêpốk. Trên dòng sông hùng vĩ, cá lăng sinh tồn, phát triển với thân mình săn chắc. Thịt cá lăng mềm nhưng dai, không bở, vị ngọt, thơm ngon, ít xương lại rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài cá lăng nướng muối ớt nổi tiếng, người Ê đê còn dùng cá lăng nấu canh rất thơm ngon. Người Ê đê nấu canh cá lăng theo nhiều kiểu ứng với các nguyên liệu theo mùa như canh chua cá lăng, canh cá lăng nấu măng, canh cá lăng nấu hoa chuối... Món canh cá lăng nấu hoa jam tang cũng chỉ thường được nấu vào mùa cây jam tang đâm chồi nở hoa. Vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, người Ê đê đi dọc sông Sêrêpốk tìm hái hoa, đọt và lá non của cây jam tang.
Cá lăng là loại cá da trơn nước ngọt, được xem như đặc sản nổi tiếng vùng sông Sêrêpốk. Trên dòng sông hùng vĩ, cá lăng sinh tồn, phát triển với thân mình săn chắc. Thịt cá lăng mềm nhưng dai, không bở, vị ngọt, thơm ngon, ít xương lại rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài cá lăng nướng muối ớt nổi tiếng, người Ê đê còn dùng cá lăng nấu canh rất thơm ngon. Người Ê đê nấu canh cá lăng theo nhiều kiểu ứng với các nguyên liệu theo mùa như canh chua cá lăng, canh cá lăng nấu măng, canh cá lăng nấu hoa chuối... Món canh cá lăng nấu hoa jam tang cũng chỉ thường được nấu vào mùa cây jam tang đâm chồi nở hoa. Vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, người Ê đê đi dọc sông Sêrêpốk tìm hái hoa, đọt và lá non của cây jam tang.
7 thg 1, 2021
Canh chua thịt gà của người Ê đê
Khác với người M’nông hay Mạ thường nấu canh măng chua với cá, người Ê đê lại có món canh chua nấu thịt gà đưa lại hương vị thơm ngon và đậm đà.
Măng chua nấu với thịt gà rất bổ dưỡng, được xem là món ăn sang trọng trong những ngày mưa gió. Gà thường nuôi trong vườn nhà, ăn cỏ cây, bắp lúa nên thịt rất thơm ngọt. Người Ê đê chọn con gà để nấu canh phải không quá già hay quá tơ, trọng lượng đạt từ khoảng 1,5 – 1,9 kg nấu ngon nhất. Lúc này, thịt gà hầm canh sẽ không bị bở, quá mềm hay quá dai mà có độ dai vừa đủ, dễ ăn. Thịt gà sau khi làm sạch đem chặt thành miếng vừa ăn và tẩm ướp thêm chút ít muối.
Măng chua nấu với thịt gà rất bổ dưỡng, được xem là món ăn sang trọng trong những ngày mưa gió. Gà thường nuôi trong vườn nhà, ăn cỏ cây, bắp lúa nên thịt rất thơm ngọt. Người Ê đê chọn con gà để nấu canh phải không quá già hay quá tơ, trọng lượng đạt từ khoảng 1,5 – 1,9 kg nấu ngon nhất. Lúc này, thịt gà hầm canh sẽ không bị bở, quá mềm hay quá dai mà có độ dai vừa đủ, dễ ăn. Thịt gà sau khi làm sạch đem chặt thành miếng vừa ăn và tẩm ướp thêm chút ít muối.
Cá khô nấu rau đắng của người Ê đê
Ẩm thực người Ê đê trên địa bàn tỉnh nổi tiếng với các món ăn có vị đắng nấu cùng cá cơm khô mang lại hương vị thơm ngon, đặc biệt. Ngoài nguyên liệu cà đắng hay khổ qua rừng, người Ê đê còn có hai loại lá có vị đắng rất độc đáo thường dùng nấu với cá cơm khô, lá mì và jdam ble (rau đắng).
Lá mì hay còn gọi là rau sắn có vị đắng được người Ê đê ưa thích. Lá mì dùng nấu phải là lá mì cuống đỏ, thường dùng chế biến thành món canh, lá mì xào hoa đu đủ đực, lá mì xào cá khô… Trong đó, lá mì xào cá khô chế biến giản đơn nhưng ăn rất ngon.
Lá mì hay còn gọi là rau sắn có vị đắng được người Ê đê ưa thích. Lá mì dùng nấu phải là lá mì cuống đỏ, thường dùng chế biến thành món canh, lá mì xào hoa đu đủ đực, lá mì xào cá khô… Trong đó, lá mì xào cá khô chế biến giản đơn nhưng ăn rất ngon.
30 thg 12, 2020
Rượu cần của người Ê đê
Văn hóa ẩm thực của người Ê đê từ bao đời nay vô cùng phong phú và đa dạng, không chỉ độc đáo từ các món ăn mà các thức uống cũng được đồng bào chế biến một cách công phu, hấp dẫn.
Trong đó, rượu cần là một trong những thức uống như thế, đã tạo nên nét đặc trưng riêng, được nhiều người yêu thích bởi mùi vị thơm nồng khó tả. Tuy nhiên, cách thức uống rượu cần của người Ê đê ở Tây Nguyên không phải ai cũng biết.
Trong đó, rượu cần là một trong những thức uống như thế, đã tạo nên nét đặc trưng riêng, được nhiều người yêu thích bởi mùi vị thơm nồng khó tả. Tuy nhiên, cách thức uống rượu cần của người Ê đê ở Tây Nguyên không phải ai cũng biết.
11 thg 10, 2020
Gỏi đọt bí thịt gà của người Ê đê
Gỏi đọt bí thịt gà là một trong những món ăn lâu đời của người Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Là món gỏi nhưng không chỉ việc trộn các nguyên liệu, nêm nếm gia vị vào món ăn mà cách chế biến của gỏi đọt bí thịt gà có phần đặc biệt, mang đậm màu sắc văn hóa ẩm thực riêng biệt của đồng bào Ê đê.
Dây bí đỏ được bà con trồng trong vườn. Quả và đọt bí đều có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã hấp dẫn. Đọt bí là phần ngọn của dây bí đỏ. Từ lâu, loại rau này được đồng bào các dân tộc chế biến thành nhiều món ăn đơn giản nhưng rất ngon như đọt bí luộc, đọt bí xào, đọt bí nấu canh thụt,…
9 thg 10, 2020
Món cá xào hoa djam tang của người Ê đê
Sau những cơn mưa lớn, lũ từ thượng nguồn đổ về, các bụi djam tang (theo tiếng gọi của người Ê đê) mọc trên các dòng sông được phù sa lấp đầy các gốc. Đọt non và hoa bắt đầu vươn mình.
Từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, cây djam tang kết hoa, đồng bào Ê đê trên địa bàn tỉnh theo các ghềnh đá trên dòng sông Sêrêpốk thu hái hoa djam tang chế biến thành nhiều món ăn ngon. Vào mùa hoa djam tang, người Ê đê trên địa bàn huyện Cư Jút và Krông Nô tranh thủ chế biến nhiều món ăn đặc sản độc đáo từ hoa djam tang như djam tang xào tỏi, canh chua djam tang, gỏi hoa djam tang, canh cá lăng hoa djam tang,… Cá xào hoa djam tang cũng là một trong những món ăn truyền thống của người Ê đê nơi đây.
12 thg 8, 2020
Thơm ngon gỏi măng nướng của người Ê đê
Măng là một trong những nguyên liệu phổ biến, ưa thích trong ẩm thực của người Ê đê. Nhiều món ăn ngon được chế biến từ măng làm bữa ăn thêm đa dạng, đặc sắc như măng luộc, măng xào, măng muối chua… Người Ê đê trên địa bàn Đắk Nông còn có món gỏi măng nướng thơm ngon.
Món gỏi măng nướng của người Ê đê.
12 thg 7, 2020
Canh môn của người Ê đê
Canh môn (theo tiếng gọi người Ê đê là Djam bua) là một trong những món ăn độc đáo, đậm chất truyền thống của người Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Món ăn này hội tụ nhiều nguyên liệu tự nhiên và có quy trình chế biến cầu kỳ. Canh môn được xem là món ăn “cộng đồng”, không thể thiếu trong các dịp cúng lễ, đám tang, đám cưới... của người Ê đê.
Theo người Ê đê, món ăn này bắt buộc phải có cây môn, ngon nhất là loại môn ngứa chưa được thuần hóa. Loại môn này còn mọc nhiều ở ven suối, vùng trũng trong rừng. Cây có bẹ nhỏ, lá xanh và gây ngứa. Khi gia đình, buôn làng có tiệc, người Ê đê mới vào rừng hái môn. Bẹ môn đem về bỏ đi phần lá, tước vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn.
Môn ngứa và lõi chuối non đã sơ chế để nấu món canh môn
Theo người Ê đê, món ăn này bắt buộc phải có cây môn, ngon nhất là loại môn ngứa chưa được thuần hóa. Loại môn này còn mọc nhiều ở ven suối, vùng trũng trong rừng. Cây có bẹ nhỏ, lá xanh và gây ngứa. Khi gia đình, buôn làng có tiệc, người Ê đê mới vào rừng hái môn. Bẹ môn đem về bỏ đi phần lá, tước vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn.
20 thg 5, 2020
"Sâu muồng" - món ăn đặc trưng của người Ê đê
Đối với người Ê đê, bên cạnh các món ăn truyền thống như: cà đắng, jiăm tang, lá mì xào… thì “sâu muồng" được xem là một món ăn đặc trưng nhất từ thiên nhiên. Mùa sâu muồng thường bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 dương lịch hàng năm. Khi thời tiết nắng nóng và sắp chuyển sang mùa mưa là thời điểm mà sâu muồng sinh sôi, nảy nở.
Sâu muồng là loại sâu sống ở cây muồng, loại cây thường được người dân trồng xen trong vườn cà phê, trồng ở bìa rẫy để tạo bóng mát, chắn gió và vừa làm trụ cho cây hồ tiêu. Những cây muồng lá sum suê, lá non là nguồn thức ăn khoái khẩu của sâu muồng. Sâu muồng nhỏ, dài khoảng 3-4 cm, lưng có màu nâu vàng, hai bên mình có sọc màu nâu thẫm, da trơn, di chuyển bằng cách cong thân mình lại về phía trước. Khi trưởng thành, sâu bắt đầu rời bỏ ngọn cây, trở về cùng thân cây muồng để kéo kén, thành nhộng.
Sâu muồng là loại sâu sống ở cây muồng, loại cây thường được người dân trồng xen trong vườn cà phê, trồng ở bìa rẫy để tạo bóng mát, chắn gió và vừa làm trụ cho cây hồ tiêu. Những cây muồng lá sum suê, lá non là nguồn thức ăn khoái khẩu của sâu muồng. Sâu muồng nhỏ, dài khoảng 3-4 cm, lưng có màu nâu vàng, hai bên mình có sọc màu nâu thẫm, da trơn, di chuyển bằng cách cong thân mình lại về phía trước. Khi trưởng thành, sâu bắt đầu rời bỏ ngọn cây, trở về cùng thân cây muồng để kéo kén, thành nhộng.
Sâu muồng nhỏ, lưng có màu nâu vàng, hai bên mình có sọc màu nâu thẫm, da trơn được người Ê đê bắt về chế biến món ăn
10 thg 5, 2020
Lễ hội cúng bến nước của người Ê Đê
Đồng bào Ê Đê (Tây Nguyên) có hệ thống lễ hội theo chu kỳ sản xuất. Một trong những lễ hội độc đáo là lễ cúng bến nước. Sau khi kết thúc mùa rẫy, chủ bến nước mời các chức sắc trong buôn đến họp bàn về việc chuẩn bị lễ cúng bến nước.
Lễ nghi nông nghiệp độc đáo
Theo phong tục của người Ê Đê, trong những ngày tổ chức lễ cúng bến nước, không một ai trong buôn được đi rừng, đi rẫy, không được ra suối lấy nước hoặc tắm giặt.
Lễ nghi nông nghiệp độc đáo
Theo phong tục của người Ê Đê, trong những ngày tổ chức lễ cúng bến nước, không một ai trong buôn được đi rừng, đi rẫy, không được ra suối lấy nước hoặc tắm giặt.
Sau nghi thức cúng thần, các chàng trai và các cô gái sẽ cùng tham gia lễ hội té nước và tắm nhằm cầu mong điều tốt lành.
19 thg 4, 2020
Một thoáng Cô Thôn
Mặc cho sự khắc nghiệt của thời gian và sự tác động của đời sống thời hiện đại, buôn Cô Thôn vẫn bền bỉ giữ gìn được những giá trị di sản văn hóa và tập tục có từ lâu đời của tộc người Ê Đê bản địa ở thành phố Buôn Ma Thuột.
Nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chừng 2km về hướng Bắc là buôn Cô Thôn hay còn gọi là buôn Ako Dhong. Trong tiếng Ê Đê, Ako Dhong có nghĩa là đầu nguồn suối và trên thực tế buôn này cũng nằm ngay đầu nguồn suối Ea Nuôl.
Buôn Cô Thôn được xem là buôn làng giàu mạnh, đẹp nhất Tây Nguyên và có lẽ cũng là buôn duy nhất hiện còn giữ được dáng dấp, nét độc đáo của buôn làng truyền thống người Ê Đê.
Nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chừng 2km về hướng Bắc là buôn Cô Thôn hay còn gọi là buôn Ako Dhong. Trong tiếng Ê Đê, Ako Dhong có nghĩa là đầu nguồn suối và trên thực tế buôn này cũng nằm ngay đầu nguồn suối Ea Nuôl.
Buôn Cô Thôn được xem là buôn làng giàu mạnh, đẹp nhất Tây Nguyên và có lẽ cũng là buôn duy nhất hiện còn giữ được dáng dấp, nét độc đáo của buôn làng truyền thống người Ê Đê.
Vẻ đẹp độc đáo ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê ở buôn Cô Thôn. Ảnh: Thanh Hòa
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)