Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mông. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 9, 2024

Phát huy di sản khèn Mông

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Mông, cây khèn và nghệ thuật múa khèn có thể được xem như một biểu trưng văn hóa. Chính vì lẽ đó, người Mông ở Đồng Hỷ và Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên luôn gìn giữ, trao truyền nghệ thuật khèn như một báu vật và phát huy giá trị thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch của địa phương.

Tiếng khèn là tiếng lòng

31 thg 8, 2024

Hồng Ngài - Vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Tây Bắc

Hồng Ngài là một bản nhỏ hoang sơ thuộc thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông với hơn 70 mái nhà trình tường độc đáo vẫn còn nguyên bản. Cùng với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, khí hậu đa dạng, mùa nào cũng đẹp, Hồng Ngài đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.

Với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, khí hậu đa dạng, mùa nào cũng đẹp, Hồng Ngài đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách

18 thg 7, 2024

Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Đến Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, du khách đều ngỡ ngàng, thích thú khi được ngắm nhìn những bức tường rào bằng đá bao quanh những ngôi nhà của người Mông. Nét đẹp văn hóa này không chỉ trở thành điểm check in ấn tượng của khách du lịch mà còn đi vào thơ ca, phim ảnh, tạo nên “thương hiệu” du lịch cho vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang với kiến trúc nhà trình tường, mái lợp ngói âm dương và bao quanh tường rào đá. Ảnh: Quỳnh Lưu

3 thg 5, 2024

Lên Thèn Chu Phìn vui hội Gầu tào của đồng bào Mông

Với mục đích bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn, Lễ hội Gầu Tào với chủ đề: “Sắc xuân biên giới” đã diễn ra tại xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vào trung tuần tháng 2 vừa qua. Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân trong và ngoài xã.

Thèn Chu Phìn là xã biên giới, cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì 14 km về phía bắc. Đây là địa bàn cư trú của 386 hộ với 1821 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông và Nùng; Thèn Chu Phìn có 4 thôn Nậm Dế, Cáo Phìn, Lùng Chin Hạ, Lùng Chin Thượng.

1 thg 5, 2024

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...

Đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống

Tỉnh Cao Bằng là nơi có nhiều DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc đều lưu giữ những nét văn hóa riêng, độc đáo trong đó có đồng bào dân tộc Mông. Đồng bào dân tộc Mông vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo như trong: trang phục truyền thống, ẩm thực, nhạc cụ và dân ca, dân vũ….

28 thg 3, 2024

Dặt dìu tiếng khèn Mông trên cao nguyên Gia Lai

Gần 40 năm kể từ khi đồng bào Mông đến lập nghiệp tại xã Ya Hội, huyện Đak Pơ (Gia Lai), bà con đã cùng nhau lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng, trong đó có tiếng khèn Mông hòa cùng những điệu múa truyền thống được gìn giữ nơi quê mới.

Phục dựng Lễ hội Gầu Tàu của đồng bào Mông ở xã Ya Hội

12 thg 1, 2024

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.

Cộng đồng người Mông (Nghệ An) chủ yếu sống quần cư trên các ngọn núi cao ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Dân tộc này hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng từ trang phục, lễ tết, ma chay, cưới hỏi…đến ẩm thực. Ảnh: Đào Thọ 

29 thg 8, 2023

Người Mông xứ Thanh làm giấy dó đón Tết

Làm giấy dó từ cây rừng thờ cúng tổ tiên là một phong tục độc đáo của người Mông ở miền núi Thanh Hóa. Sản vật này được đồng bào xem là vật linh thiêng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình trong dịp Tết cổ truyền.

Bột giấy được phơi trên khung bằng vải. Trước khi phơi, khung được rửa sạch để bột giấy không bị dính bụi bẩn ảnh hưởng đến độ kết dính, chất lượng giấy.

Quẩy tấu trong cuộc sống của người Mông

Trong nhịp sống hiện đại, chiếc quẩy tấu vẫn giữ một vai trò không thể thay thế, là “vật bất ly thân”, là người bạn gần gũi trong đời sống đồng bào Mông nơi vùng cao núi đá, cho dù đã xuất hiện những công cụ mới, phương tiện mới...

Ra mắt tổ liên kết dùng quẩy tấu đi chợ để bảo vệ môi trường tại Hà Giang

20 thg 7, 2023

Độc đáo nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong của người Mông


Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải là một kỹ thuật phổ biến và độc đáo của dân tộc Mông (H'Mông) ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Bằng bàn tay khéo léo cộng với trí tưởng tượng phong phú, những người phụ nữ bản địa đã sử dụng sáp ong để tạo ra những hình ảnh hoa văn độc đáo nhằm tô điểm thêm cho vẻ đẹp của các sản phẩm truyền thống như túi xách, ví, khăn, trang phục quần áo...

Xã Chế Cu Nha, huyện Mù Căng Chải, Yên Bái là nơi có nghề truyền thống thêu dệt thổ cẩm. Hầu hết người dân nơi đây mặc trang phục truyền thống được thêu bằng vải lanh với những hoa văn trang trí bằng phương pháp vẽ sáp ong, nhuộm chàm kết hợp với thêu và ghép vải. Trong tất cả các công đoạn đó thì phương pháp vẽ sáp ong luôn tạo nên sự độc đáo vì nó là đặc trưng riêng chỉ được truyền qua các thế hệ trong gia đình người Mông. Người Mông sử dụng sáp ong nóng chảy vẽ trên mặt vải nhằm che phủ những vị trí mong muốn của vải. Sau khi vẽ tấm vải sẽ được đem đi nhuộm và được luộc trong nước sôi. Trong quá trình luộc, sáp ong sẽ tan chảy trong nước sôi và để lộ ra những phần hoa văn. Vải có hình hoa văn được thêu thủ công thành nhiều sản phẩm khác nhau bán trên thị trường.

7 thg 6, 2023

Độc đáo nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái

Nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ngày 1/6.

Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ghi danh các di sản, trong đó có nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khèn Mông là loại nhạc cụ phổ biến và mang tính đặc trưng nhất của người Mông. Nhạc cụ này luôn là người bạn đường chung thủy của các chàng trai Mông, trong các dịp lễ hội, hay trên đường xuống chợ, đi rừng, đi nương, những điệu khèn là tiếng nói thể hiện lòng biết ơn đối với công lao sâu nặng của các đấng sinh thành, là tiếng lòng, khúc tâm tình của các chàng trai gửi tới người con gái mà mình yêu thương…

28 thg 1, 2023

Làng nguyên thủy của người Mông giữa núi rừng Tây Bắc, Mộc Châu

Ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vẫn còn tồn tại một bản làng nguyên thủy của người Mông với nét đặc trưng không điện, không sóng điện thoại, không cả đường giao thông...

Đường vào làng nguyên thủy Hang Táu thuộc bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu đến nay vẫn chỉ là đường đất và đá tổ ong. Để vào tới bản, khách du lịch phải đi bộ hoặc di chuyển bằng xe máy với quãng đường 7km. Ảnh: Trần Trọng.

9 thg 1, 2023

Thầy cúng Chứ Nênh/Nả Nênh trong quan điểm người Mông

Theo quan niệm của người Mông, cơ thể người sẽ gồm 3 phần cơ bản: Phần thể xác (lub cev), phần tâm và phần hồn (ntsuj plig). Khi một người được chọn để có thể trở thành thầy cúng, phần hồn (ntsuj plig) sẽ được Khua Nênh thử nghiệm và mang đi học hỏi.

Trong ngôn ngữ Mông, txiv là bố, nam là mẹ; như vậy txiv neeb nghĩa là bố của neeb; nam neeb nghĩa là mẹ của neeb. Nếu dịch neeb sang tiếng Việt là cúng, ta sẽ thấy nghĩa gốc của txiv neeb - nam neeb là bố - mẹ của cúng thay vì thầy cúng. Để hiểu được vì sao những người thầy cúng được coi là bố mẹ của neeb, ta cần hiểu, neeb là gì, từ đâu đến, đến như thế nào?

8 thg 1, 2023

Ăn tết sớm cùng người Mông ở rẻo cao Xím Vàng

Khi người dân dưới xuôi vẫn đang miệt mài mưu sinh những ngày cuối năm thì trên bản Mông rẻo cao Tây Bắc đã đón tết, vào xuân. Chúng tôi ghé thăm xã vùng cao Xím Vàng, huyện Bắc Yên (Sơn La) những ngày cuối tháng 12 để cùng bà con sống trong không khí vui tươi, thú vị của cái tết sớm.

Được gia chủ - ông Hạng Páo Chơ (bản Xím Vàng, xã Xím Vàng) mời chào nhiệt tình từ nhiều ngày trước nên chúng tôi quyết định làm chuyến ngược lên Tây Bắc.

Hoa đào rừng nở rực trên cung đường Tây Bắc. Ảnh: Nguyễn Duy

29 thg 11, 2022

Vì sao rất nhiều người Mông có tên là Tủa (Tuam/Tuôv)?

Trong bối cảnh giao thoa văn hóa toàn cầu, người Mông có thể chọn cho con cái họ những cái tên rất “Việt”, rất “Tây”, nhưng vẫn còn rất nhiều người Mông lựa chọn những cái tên rất “Mông”. Một trong những cái tên được đặt phổ biến nhất trong cộng đồng người Mông là Tủa.

Người Mông sẽ làm lễ hu plig gọi phần hồn tus plig về nhập vào cơ thể lub cev đứa bé vào buổi sáng sớm thứ ba kể từ khi hạ sinh. Trong lễ hu plig, người chủ lễ sẽ đặt tên cho đứa trẻ dưới sự đồng thuận của cha mẹ của đứa bé và những vị thần, gia tiên puj koob yawm txwv thiab dab khuas. Nếu cái tên vì một lý do nào đó được đặt không phù hợp với đứa bé, nó sẽ dễ ốm đau, bệnh tật, chậm lớn. Hoặc, một người có phần hồn tus plig đi lạc, bị bắt cóc bởi thế giới bên kia, hoặc bị một thế lực nào đó ví dụ như long vương zaj laus đánh dấu. Trong cả hai trường hợp đó, người Mông sẽ tiến hành đổi tên.

23 thg 11, 2022

Rực rỡ sắc màu chợ phiên thị trấn Tủa Chùa

Chợ phiên thị trấn Tủa Chùa( Điện Biên) họp vào chủ nhật hàng tuần, là nét đẹp văn hoá độc đáo mang đặc trưng của đồng bào vùng cao. Cùng với những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, các di tích lịch sử, chợ phiên thị trấn Tủa Chùa đã trở thành điểm đến thu hút du khách bởi nét văn hóa đặc trưng của người bản địa.

20 thg 11, 2022

Bánh dày ngày Tết của người Mông Xanh

Người Mông Xanh coi bánh dày tượng trưng cho Mặt trăng và Mặt trời, là nơi sinh ra con người và vạn vật trên trái đất. Bánh dày còn là biểu tượng cho sự thủy chung của các đôi trai gái, không đơn thuần là một món ăn truyền thống có từ lâu đời mà còn là loại bánh mang nghi thức cúng lễ, tâm linh không thể thiếu trên ban thờ của các gia đình người Mông Xanh mỗi dịp Lễ, Tết.

Người Mông Xanh ở Mộc Châu chỉ làm bánh dày trong những ngày lễ, Tết.

12 thg 11, 2022

Thăm phiên chợ người Mông dưới chân cột cờ Lũng Cú

Chợ phiên Lũng Cú (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) chỉ họp duy nhất một ngày cuối tuần trên con đường dẫn lên cột cờ Lũng Cú.

6 thg 7, 2022

Khí nhạc của người Mông

Những nhạc cụ từ đại ngàn

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông ở Nghệ An, những nhạc cụ truyền thống có sức sống vượt thời gian. Thanh âm của các loại nhạc cụ xuất hiện trong tất cả sự kiện, nghi lễ cuộc đời, từ khi sinh ra đến khi mất đi, từ niềm vui tới nỗi buồn… Xin giới thiệu tới bạn đọc chuyên đề “Khí nhạc của người Mông” của nhạc sĩ Dương Hồng Từ - người nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu tâm huyết về âm nhạc truyền thống nói chung và âm nhạc của đồng bào dân tộc Mông nói riêng.

Kèn lá

Tiếng Mông là Blồng, thổi kèn lá là Sua Blồng. Người Mông không thổi kèn lá trong nhà, trong bản mà chỉ thổi trên đường đi, trên nương rẫy.

Khi ngồi bên nhau, trai gái không bao giờ dùng lá thổi để tâm sự, cũng không thổi lá vào ban đêm vì theo truyền thuyết, nếu thổi lá vào ban đêm thì con ma sẽ theo tiếng lá mà tìm về. Tuy lá xanh ở bất kỳ làng bản rẫy nương nào cũng có, nhưng người thổi phải tìm được loại lá trơn không có lông tơ, lá mềm để hơi thổi lùa qua tạo nên độ rung và dễ phát âm. Thông thường, khi 2 người ở xa nhau, nói chuyện không thể được người ta dùng lá thổi để hỏi thăm quê quán, đã vợ chồng chưa hoặc chọc ghẹo trêu đùa nhau giảm bớt mệt nhọc trong lao động.

Việc giữ hơi và tay cầm là kỹ thuật quan trọng khi biểu diễn kèn lá. Ảnh tư liệu: Đào Thọ

18 thg 5, 2021

Sin Suối Hồ - Điểm du lịch ấn tượng ở Lai Châu

Đặt chân đến bản Sin Suối Hồ ở xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ) vào bất cứ mùa nào trong năm, du khách sẽ đều bị cuốn hút bởi cảnh sắc hữu tình và những phong tục tập quán truyền thống của người Mông vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Đến nay, Sin Suối Hồ đã trở thành điểm sáng trong việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng của tỉnh Lai Châu, mang lại sự đổi thay đáng kể cho đời sống người dân nơi đây.

Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển bản Sin Suối Hồ trong tiếng Mông có nghĩa là “suối có vàng”. Cái tên ấy đủ gợi lên cho du khách về một bản nhỏ bình yên, đầy cây trái với những thác nước, khe suối rì rào suốt đêm ngày. Gọi là suối vàng, bởi Sin Suối Hồ có gốc tiếng Quan Hỏa mà chữ sin tức kim nghĩa là vàng. Cái suối này nghe nói, có rất nhiều vàng, nhưng xưa nay dân bản không ai đào, đãi gì ở đây, nó được bảo vệ nguyên vẹn, sơ khai.

Ở Sin Suối Hồ có 10 hộ gia đình làm homestay; mỗi homestay đều có cổng chào, biển báo bằng gỗ với dòng chữ tết bằng dây thừng hoặc dây mây ghi số điện thoại, các dịch vụ, tên chủ nhà... Mọi thứ đều thân thiện với thiên nhiên. 

Bản Sin Suối Hồ được bao quanh bởi một khu rừng nguyên sinh đẹp đến ngỡ ngàng. Đường lên thác Trái Tim phải đi xuyên qua một khu rừng nguyên sinh, dọc theo con suối Vàng. Từ trung tâm bản lên thác dài độ 1.500 m, nhưng phải luồn rừng, leo dốc. Từ năm 2015, cả bản đã huy động tất cả các hộ tập trung xuống suối bê từng hòn đá cuội lên xếp thành con đường độc đáo, nên đi lại dễ dàng hơn, vừa đi vừa thưởng thức, nhấm nháp cái hoang sơ nơi rừng già của thiên nhiên.

Khu rừng nguyên sinh quanh bản Sin Suối Hồ. Ảnh: Tất Sơn/VNP