Hiển thị các bài đăng có nhãn Vĩnh Phúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vĩnh Phúc. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 8, 2023

Tiệm cà phê nằm lưng chừng núi, khách vừa uống trà vừa săn mây ở Tam Đảo

Nằm trên một ngọn đồi cao ở Hồ Sơn, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tiệm cà phê mới mở nhanh chóng trở thành điểm check-in được nhiều tín đồ ưa xê dịch yêu thích và tìm tới để trải nghiệm săn mây, ngắm hoàng hôn,…

Nằm gần trung tâm thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, tiệm cà phê tọa lạc trên một ngọn đồi cao ở đường Lang Thị Liêu, Hồ Sơn với thiết kế ấn tượng nhanh chóng trở thành điểm check-in thu hút nhiều tín đồ ưa xê dịch tới ghé thăm (Ảnh: Tiệm cà phê Nhiệt Đới)

11 thg 4, 2023

Tam Đảo - thị trấn trong mây

Ở độ cao hơn 900 mét, khí hậu mát mẻ quanh năm, thị trấn Tam Đảo có nhiều công trình xây dựng theo lối kiến trúc từ thời Pháp cùng ẩm thực độc đáo của người dân địa phương... Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với nhiều loại hình như nghỉ dưỡng, sinh thái, mạo hiểm, nghiên cứu, tín ngưỡng, tâm linh...

Toàn cảnh thị trấn Tam Đảo nhìn từ trên cao.

Thị trấn Tam Đảo có diện tích hơn 214 ha, gồm 2 thôn (thôn 1 và thôn 2). Trong đó, đa phần những địa điểm du lịch nổi tiếng đều nằm ở thôn 1. Khu du lịch Tam Đảo được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh nên khí hậu rất mát mẻ. Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời, vừa thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong mây gió.

Du khách dễ dàng bắt gặp cảnh sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ xanh, muôn hoa đua thắm bên những ngôi nhà ven sườn núi. Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân đến Tam Đảo là nơi đây giống như một hệ thống “điều hòa” thiên nhiên khổng lồ, đang lặng lẽ điều hoà, đem đến cho thị trấn nhỏ một bầu không khí hài hoà, trong lành.

26 thg 8, 2022

Chùa Biện Sơn - di tích lịch sử cấp Quốc gia

Chùa Biện Sơn được coi là ngôi chùa đẹp nhất của huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Chùa Biện Sơn được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996.

Những ngày gần đây, chùa Biện Sơn (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) nhận được sự chú ý lớn của dư luận sau ký sự của Báo Dân Việt. Ảnh: Báo Dân Việt.

Ngay khi nhận thông tin từ báo chí, ông Bùi Huy Vĩnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết, Ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh đã họp và giao nhiệm vụ cho các cơ quan về vụ việc. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng vào cuộc ngay. Hiện vụ việc đang trong quá trình tìm hiểu. Ảnh: Báo Dân Việt.

Chiều 18/7, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống xung quanh thông tin báo Dân Việt phản ánh vụ việc ở Chùa Biện Sơn (Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, ngay khi nắm được thông tin, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã giao cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc làm rõ và phải có báo cáo rồi xử lý nghiêm. Ảnh: Báo Dân Việt.

Nhắc đến chùa Biện Sơn, nhiều người nhận ra đây là di tích lịch sử cấp Quốc gia nổi tiếng ở Vĩnh Phúc. Chùa Biện Sơn tọa lạc trên một gò đất cao rộng khoảng 14.939m2. Ngày trước có tên là Độc Nhĩ, người dân địa phương hay gọi là Núi Biện với dáng quy xà hợp hình rất kì lạ.

Chùa Biện Sơn gây ấn tượng bởi cổng vào được xây dựng bằng chất liệu thô mộc, tự nhiên nhưng đường nét sắc sảo, chi tiết. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Chùa Biện Sơn hiện đã được tu bổ, tôn tạo, xây dựng nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính của một ngôi chùa thuần Việt trên cơ sở nền chùa cũ theo kiến trúc kiểu chữ "Đinh" gồm tiền đường 5 gian 2 dĩ, thượng điện 3 gian, các bộ vì theo kiểu thức "chồng rường giá chiêng". Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Phả lục đền Nguyễn Gia Loan (đền thờ Nguyễn Sứ Quân) chép: "Trước doanh trại của ông (nay là gò chùa Biện Sơn) có một khu đồng. Ông thường tích nước thả cá. Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng đầu xuân là ngày sinh nhật ông. ông mời bô lão trong xóm ấp, sai quân đánh cá, thiết tiệc mừng xuân. Đêm đến lại dâng bày hoa quả bánh trái, mừng vui tưởng niệm công đức cù lao của cha mẹ để lại. Ngày hôm sau lại mổ bò giết trâu, mời phường múa hát, cùng với nhân dân mở hội mừng xuân" . Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân lên vùng Tam Đái, Nguyễn Khoan chống không nổi, tử trận. Hai tướng và hai bà vợ của ông tự vẫn ở Ao Nâu, cạnh gò Đồng Đậu. Tuy nhiên, theo thần tích làng Vĩnh Mỗ (tức thị trấn Yên Lạc ngày nay) thì Nguyễn Khoan được Đinh Bộ Lĩnh tha chết và ông đã xuống tóc đi tu tại ngôi chùa Biện Sơn do ông xây dựng trước đó. Vì thế mà chùa Biện Sơn ngoài thờ Phật còn thờ đại sư Nguyễn Khoan. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Đại bảo tháp chùa Biện Sơn tạo điểm nhấn cho toàn bộ cảnh quan di tích. Đại bảo tháp được đúc bằng đồng nguyên chất theo dáng tháp của Tây Tạng, bên trong có chứa nhiều viên xá lợi lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Đến chùa Biện Sơn, du khách có thể bắt gặp những góc nhỏ bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Tang giếng trong chùa được chạm trổ cầu kỳ, công phu. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Chùa Biện Sơn hiện là cơ sở Phật giáo lớn của tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa Biện Sơn được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Ngày nay, chùa Biện Sơn trở thành điểm dừng chân, tham quan, nghiên cứu của đông đảo du khách trên lộ trình tìm về với cội nguồn dân tộc. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Đây cũng là nơi diễn ra lễ hội sông Loan – núi Biện đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách, phật tử gần xa về chiêm bái, thưởng ngoạn. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

27 thg 5, 2022

Nét đẹp văn hóa của trang phục người Dao Quần Chẹt

Bộ xà tích gồm dây bạc, nhiều đồng bạc, xương trâu vuốt thành đoạn nhỏ như chiếc đũa, chạm trổ cầu kỳ cùng những chiếc vòng bạc đeo cổ thể hiện tính kiên trì, địa vị của người mặc trong cộng đồng.

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục.Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang phục truyền thống.

Vì thế mà họ luôn cảm thấy tự hào vì mình tự tay tạo nên bộ trang phục dân tộc. Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Quần Chẹt phải trải qua những công đoạn công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời. Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt lấy tông màu chàm đen làm chủ đạo, kết hợp với những nét hoa văn thêu chỉ, các phụ kiện, trang sức khá cầu kỳ, hòa quyện vào nhau thành một khối thống nhất không thể tách rời.

22 thg 1, 2022

Thăm ngôi đền thiêng Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo hay còn gọi là đền Mẫu Thượng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thuộc thị trấn Tam Đảo, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.

8 thg 1, 2022

Nhà thờ đá Tam Đảo

Nhà thờ đá Tam Đảo là điểm đến du lịch nổi tiếng của thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc - nơi vốn được nhiều người coi là "Đà Lạt thu nhỏ" ngay gần Hà Nội.

Tam Đảo (Vĩnh Phúc) nằm cách TP Hà Nội khoảng 70 km, trong đó có 13 km là đường núi gấp khúc. Nơi đây được nhiều người coi là "Đà Lạt thu nhỏ". Một trong những địa điểm thu hút du khách nhất tại Tam Đảo là khu vực nhà thờ đá.

Nhà thờ đá Tam Đảo nằm trên triền núi cao, bên đường dẫn lên đỉnh núi Thiên Nhị, tại trung tâm thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ thị trấn, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy nhà thờ đá này.

Nhà thờ được khởi dựng từ năm 1906 và đây là một trong bốn ngôi nhà thờ đá nổi tiếng ở Việt Nam. Trải qua nhiều năm tháng, công trình này vẫn giữ nguyên sức sống và vẻ đẹp ấn tượng.

Nhà thờ Tam Đảo là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách tới Tam Đảo.

27 thg 12, 2021

Cổng trời Tam Đảo

Cổng Trời Tam Đảo là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi bạn du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Nơi đây sở hữu vẻ đẹp phong cảnh hữu tình với núi non trùng điệp, mây trôi lững lờ.

Nằm cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 70 km, cổng trời Tam Đảo là một địa danh du lịch nổi tiếng của vùng sơn cước Tam Đảo. Đây chắc chắn là điểm đến lý tưởng dành cho du khách nếu muốn chiêm ngưỡng thiên nhiên và hưởng không khí mát mẻ, trong lành.

20 thg 9, 2020

Ngôi nhà cổ vật gốm sứ

Hơn 20 năm nay ông nông dân Nguyễn Văn Trường (58 tuổi, ở làng Sơn Kiệu, xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đi dọc sông Hồng sưu tầm đồ xưa. Đồ ngày càng nhiều nhưng vì nhà chật không có chỗ nên ông đã gắn hơn 10.000 chén, đĩa cổ, tiền cổ… lên tường nhà, cổng và hòn non bộ, biến ngôi nhà thành tuyệt tác có một không hai.

Con đường dẫn vào nhà ông Trường là một ngõ nhỏ lát bê tông, hai bên nhà cửa san sát. Ngôi nhà nhìn từ xa thoáng một nét kiến trúc như cung đình xưa. Trên tường rào có vô vàn bát đĩa cũ, những mảnh gốm vỡ. Vài chục chiếc cối đá xếp thành hàng. Cánh cổng mái vòm gắn những chiếc bình, chiếc đĩa đủ loại hoa văn từ hoa điểu (chim và hoa), thạch trúc (tre trúc và đá), tuế hàn tam hữu (tùng, trúc, mai), tùng hạc (chim hạc và cây tùng), lý ngư (cá chép), phượng vũ (chim phượng), phúc lộc thọ…

Bước qua cổng, bên phải là hòn non bộ lớn đắp hàng nghìn mảnh gốm cổ. Cây si ẩn hiện phía sau, cây trúc la đà trước mặt. Bên trái là ngôi nhà cấp bốn không trát vôi vữa như lệ thường, thay vào đó trên tường gắn những chiếc đĩa thành từng hàng ngay ngắn. Ba cây cột trước nhà gắn chi chít những đồng tiền xu, đồng xèng, khuy áo cũ …

Ba gian nhà chính được gắn kín bằng đĩa cổ.

10 thg 7, 2019

Các tác phẩm nghệ thuật trưng bày trong rừng Đại Lải

51 tác phẩm hội hoạ, sắp đặt và tạo hình được trưng bày dưới những tán thông khiến người xem thích thú vì sự sáng tạo của nghệ sĩ. 

Giữa rừng thông ven hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), triển lãm Art In The Forest (AIF) 2019 trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật trừu tượng trong các container. Đó là những chiếc container đã được cải tạo với hệ thống chiếu sáng, điều hoà không khí, tường thạch cao… 

29 thg 4, 2019

Độc đáo nhà nửa sàn nửa đất của người Dao

Sống ở miền núi, trong môi trường tự nhiên có rừng cây, đồng bào người Dao đã dùng các loại cây gỗ, tre nứa, lá để làm nhà ở. Đây là các loại cây mọc tự nhiên trong rừng nơi nào cũng sẵn, đồng bào chỉ việc vào rừng lấy về, gia công thành cột, kèo, xà rồi dựng thành nhà ở.

Cấu trúc ngôi nhà

Nhà truyền thống người Dao (Nga Hoàng, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) là nhà nửa sàn, nửa đất, tiếng Dao gọi là “gẳng pằng gẳng thin’’. Nhà được làm trên nền đất dốc, phổ biến là nhà ngoãm nên vì kèo đơn giản. 


15 thg 3, 2019

Du xuân thưởng thức ẩm thực Tây Thiên

Hành hương về núi Tây Thiên (Vĩnh Phúc) du xuân, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đậm đà dư vị của vùng đất này.

Vào xuân, mỗi ngày danh thắng Tây Thiên đón hàng vạn du khách

29 thg 11, 2018

Thăm thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Theo sử liệu và khảo cổ, gần đây các nhà nghiên cứu, các nhà sư và chính quyền các cấp xác minh rõ nguồn gốc và nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam ở Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trong rừng quốc gia Tam Đảo thuộc xã Đại Đồng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. 

29 thg 8, 2018

Tam Đảo, phố núi sương mù

Tất cả du khách đến phố núi Tam Đảo sau chặng đường dài “phượt” quanh co ven sường núi, đều có cảm giác mới lạ, dễ thở. Nhiều người ví đây là “thiên đường trốn nóng” duy nhất ở miền Bắc. Có người gọi Tam Đảo là Đà Lạt thứ hai của phố núi.

Quán gió Tam Đảo

Giữa mùa nắng nóng, nếu ở Hà Nội nhiệt độ trên mặt đường phố lên tới 40-41 độ C, thì cách đó chừng 80 km, nhiệt độ trung bình chỉ 18-20 độ C, đó là Tam Đảo. Người dân ở đây quen gọi là “Phố núi mây mù” vì quanh năm sương mù bao phủ; còn khách du lịch khắp nơi đổ về gọi là “Thiên đường tránh nóng” mùa hè. Cũng có nhiều du khách tới đây gọi là “Đà Lạt phía Bắc”.

3 thg 3, 2018

Du xuân trên đỉnh Tây Thiên

Núi Tây Thiên (Tam Đảo- Vĩnh Phúc), một điểm đến lí tưởng cho hành trình du xuân của du khách khắp mọi miền đất nước.

Ngọn núi Tây Thiên cao sừng sững là điểm đến cho hành trình của du khách về với huyền tích thời Hùng Vương, về nơi vốn được coi là một trong những cái nôi của Phật giáo Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu và chinh phục đỉnh cao non ngàn.

24 thg 12, 2017

Đại Lải - Thiên đường xanh ngay gần Hà Nội

Cách trung tâm Hà Nội 45 km, Đại Lải từ lâu được xem là lựa chọn lý tưởng cho những ai tìm chốn nghỉ dưỡng không quá xa thủ đô. 

Nếu cần khoảng thời gian yên bình, xa rời chốn đô thị xô bồ để trút bỏ mỏi mệt cuộc sống; hãy đến với thiên đường xanh nằm trong lòng khu nghỉ dưỡng sang trọng đang được nhiều người săn đón với các hoạt động giải trí thú vị.


Khu nghỉ dưỡng giữa rừng giành nhiều giải thưởng quốc tế. 

Đại Lải thuộc Vĩnh Phúc, đón du khách bằng cái nắng dịu nhẹ của ban ngày và chút se lạnh khi đêm dần buông. Ở đó, khu nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải xanh mướt mắt với không gian nghệ thuật giữa rừng thông kết hợp núi đồi, biển hồ, các loài hoa quý. Nơi đây ghi điểm trong lòng du khách bởi triết lý xanh trong thiết kế - “sống sang trọng giữa thiên nhiên”, nhưng vẫn thân thiện và bảo tồn các giá trị tài nguyên vốn có. Resort được nhiều người ví như lá phổi xanh khổng lồ, là miền đất hứa của những con người yêu thiên nhiên và tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng.

28 thg 9, 2017

Thổ Tang - nét đẹp văn hóa thời Hậu Lê

Từ thành phố Vĩnh Yên (thủ phủ tỉnh Vĩnh Phúc), xe chúng tôi đi theo quốc lộ 2A một đoạn rồi rẽ trái vào tỉnh lộ 305 để đến với thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường. Quãng đường hơn 20 cây số phô bày phần nào sự sầm uất của vùng đất chỉ cách Hà Nội gần hai giờ xe. 

Du khách đến thăm đình Thổ Tang

Dăm năm gần đây, Thổ Tang giàu có hẳn lên nhờ nghề gia công hàng hóa và trở thành đầu mối lấy hàng trong khu vực. Những ngôi nhà cổ kính bị thay dần bằng dãy nhà phố bề thế. Tuy nhiên nhiều du khách vẫn thích về đây hành hương vì thị trấn còn nhiều kiến trúc tôn giáo nổi tiếng. Thu hút đông khách thập phương nhất có lẽ là chùa Tùng Lâm được xây từ thời Hậu Lê.

3 thg 7, 2017

Trình trò trâu rơm bò rạ

Vào mùng 4 Tết hằng năm, dân làng Bích Đại và Đồng Vệ (xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) lại cùng nhau tổ chức hội làng với điểm nhấn chính là trò diễn trâu rơm bò rạ. 

Tuy là hai làng nhưng Bích Đại và Động Vệ lại có chung ngôi đình, chung hội và cùng thờ Đinh Thiên Ích, một vị tướng thời Hùng Vương thứ 6. Màn trình diễn các hoạt động nghề nông trâu rơm bò rạ là hoạt động văn hóa để tưởng nhớ đến ông, người có công dạy dân làng trồng lúa nước.

Theo sắc phong của làng, Đức Thánh Đại Vương Đinh Thiên Ích là một vị tướng tài. Năm 62 tuổi, ông từ quan ngao du thiên hạ. Khi đến vùng này, thấy phong cảnh hữu tình ông ở lại và lập làng dạy dân trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, dệt vải, học chữ. Khi ông mất, dân làng tôn ông là thành hoàng làng.

Khi xưa vào hội, dân hai làng ở Đại Đồng nhà nào có trâu bò, không có tang đều làm một con trâu hoặc bò bằng rơm đem ra sân đình. Ngày nay, người dân trong xã chia thành 3 đội theo vị trí địa lý về dự hội. Thường mỗi đội có khoảng bảy chú trâu bò bằng rơm, rạ.

Trình trò trâu rơm bò rạ trên sân đình xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) vào ngày mùng 4 tết hàng năm.

25 thg 5, 2017

Ẩm thực trên núi Tây Thiên

Thật thú vị biết mấy khi leo bộ theo con đường mòn lên đỉnh núi Tây Thiên, Vĩnh Phúc để vãn cảnh và dừng lại đâu đó dọc đường thưởng thức những món ăn đậm đà dư vị của núi rừng. 

Khám phá Tây Thiên, bạn sẽ cảm nhận được bao điều thú vị, từ phong cảnh hoang sơ, trong lành và thoáng mát đến những ngôi đền cổ thấp thoáng trong rừng xanh. Trong hành trình ấy, bạn có thể dừng chân ở một quán nhỏ, thưởng thức những món ăn dân dã được chế biến từ những sản vật của người dân địa phương. 

Gà nướng than hồng làm nức lòng du khách mọi miền khi đến Tây Thiên. 

29 thg 4, 2017

Choáng ngợp với khung cảnh “thập diện mai phục” trên dãy Tam Đảo

Chỉ trong chưa đầy một ngày, bạn có thể khám phá khung cảnh vừa liêu trai, vừa lãng mạn, không kém phần thử thách của 3 đỉnh thuộc dãy núi Tam Đảo...

Bạn cần một chuyến “chạy trốn” khỏi những khói bụi nơi thành thị, cần chinh phục những thử thách mới mẻ của thiên nhiên để chiêm nghiệm lại chính mình, hay đơn giản là bạn muốn hòa mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên để nạp thêm năng lượng? Chẳng phải đi đâu xa, hãy xách ba lô lên đi 80km từ Hà Nội về thị trấn Tam Đảo và chinh phục 3 đỉnh núi thuộc dãy này. Đây là cung trekking còn mới nhưng đang được rất nhiều bạn trẻ săn đón.

10 thg 1, 2017

Hồ Xạ Hương đẹp lặng thầm trên lưng núi Tam Đảo

Nhắc đến du lịch Tam Đảo là du khách thường nghĩ ngay đến thị trấn mù sương với nhà thờ đá, thác Bạc, đỉnh Rùng Rình, chùa Tây Thiên... Ít người biết rằng, dưới chân núi Tam Đảo còn có một hồ nước rộng lớn được ví như “nàng tiên” của mảnh đất này, nằm ẩn mình giữa đại ngàn hoang sơ.

Hồ Xạ Hương ở thung lũng núi Con Trâu, thuộc xã Minh Quang (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Đây là hồ nước ngọt nhân tạo rộng tới hơn 83 ha, thiết kế theo ý tưởng hồ trên lưng núi với mục đích lấy nước phục vụ nông nghiệp