Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 11, 2024

Lên chốn bồng lai

Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng. Nhưng lạ thay, hòn đá lăn thẳng xuống dốc mà không hề va chạm hay trúng bất cứ ai. Người dân nơi đây lấy hòn đá đó tạo ra những sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày, như: Cối giã gạo, cối xay bột, trụ đá dùng dựng nhà hoặc cột nhà…

27 thg 11, 2024

Cây kẹo kéo ngày xưa

Hồi đó, trước cổng trường tiểu học của tôi có một ông già chuyên bán kẹo kéo bằng cách cho quay số may mắn. Ông chạy chiếc xe đạp cũ, chở thỏi kẹo kéo trắng, bự bằng bắp tay người lớn. Nhiều món đồ chơi tặng thưởng được ông treo lủng lẳng quanh xe, đặc biệt là cây đèn pin mới cáu. Ông nói đó là phần thưởng cho ai quay trúng ô “đặc biệt”, còn nếu quay trật hết, vẫn được cây kẹo kéo ngọt ngây.

Vãng cảnh chùa Hang

Dịp cuối tuần hay những ngày rảnh rỗi, nếu muốn tìm nơi thanh tịnh thư giãn, hãy ghé qua chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc). Với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, chùa Phước Điền là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Khung cảnh chùa Hang hài hòa với thiên nhiên

26 thg 11, 2024

Chứng tích bên dòng kênh huyền thoại

Trải qua 200 năm, con kênh Vĩnh Tế luôn cuộn chảy bất tận. Ngày nay, những chứng tích bên dòng kênh huyền thoại này vẫn còn nguyên giá trị, khắc ghi hào khí ngất trời của cha ông một thời mở mang bờ cõi.

24 thg 11, 2024

Trăm năm trên mái nhà xưa

Tọa lạc trên đường Lê Lợi, ngôi nhà bề thế này là một công trình đẹp và cổ xưa bậc nhất ở thị xã Châu Đốc (An Giang), được người dân địa phương gọi là “nhà lớn Lê Công” bởi đây là từ đường của dòng họ Lê Công nổi tiếng ở Châu Đốc.

Xưa kia ngôi nhà hẳn có vị trí lý tưởng với tầm nhìn bao quát ngã ba nơi sông Hậu gặp sông Châu Giang, nhưng nay ưu điểm đó không còn nữa do Khách sạn bốn sao Victoria phía trước che chắn mất. Với khuôn viên lên tới 1ha, ngôi nhà bốn mái vuông vức này được khởi công xây dựng năm 1908 và hoàn thiện năm 1912; đến hôm nay vẫn còn giữ được nét đẹp pha trộn giữa phong cách Á Đông ở nội thất và kiến trúc Pháp thời thuộc địa ở vẻ ngoài.

Những khuôn cửa cao giúp cho không gian bên trong nhà luôn thoáng đãng, mát mẻ như thường thấy ở những công trình thời thuộc địa. Hành lang bên hông nhà rộng hơn 3 m, nhưng gần như không bố trí đồ đạc gì, và mọi sự chú ý của khách đến thăm đều tập trung vào các gian giữa (ba gian theo quy ước của hệ cột), trong đó gian chính là nơi thờ cửu huyền thất tổ của dòng họ, hai gian bên thờ các vị tổ kế tiếp. Đặc biệt, ở vị trí cao nhất ở gian giữa là bàn thờ danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh, người đã có công lớn mở mang bờ cõi đất phương Nam. 

Ngôi nhà đã hơn trăm tuổi nhưng vẫn còn nguyên vẹn

21 thg 11, 2024

Lê Công phủ

Ai đi đến Châu Đốc hỏi “Nhà lớn” ở đâu sẽ được nhiều người dân chỉ dẫn. “Nhà lớn” hay phủ thờ dòng họ Lê Công trên đường Lê Lợi, nằm phía bên này ngó ra ngã ba sông về hướng Tân Châu.

Theo ghi chép của gia tộc thì dòng họ Lê Công đã có mặt tại trấn Châu Đốc, nay thuộc tỉnh An Giang, từ những ngày đầu khẩn hoang mở đất (từ khoảng năm 1785 - 1837). Gia tộc cho biết dòng họ Lê Công thuộc dòng dõi của Lê Lai (Lê là Lê Lai, Công là công thần) nhân khi người chú (đang làm Thượng Thư tại triều đình Huế) đi kinh lược xứ Nam Kỳ, một người trong dòng họ đã ở lại và chọn Trấn An Giang làm nơi định cư.

Vùng này thuở xưa là đầm lầy lau sậy, trấp hoang vu có nhiều thú dữ, chỉ toàn là rừng rậm, không làng, không xóm, chỉ có một cái đồn cheo leo của triều đình lập ra tại trấn này. Lúc bấy giờ người ta thường gọi là thành Châu Phú, do các quan võ của triều đình và vài trăm quân lính trông coi. Đồn này còn được đặt tên là “Châu Đốc đồn”.

10 thg 11, 2024

Những người giữ màu xanh cho rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi

Từ người bơi xuồng chở khách đến nhân viên dọn vệ sinh, tất cả đều chung tay dệt màu xanh cho rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi.

Trên hành trình khám phá vẻ đẹp mùa nước nổi ở miền Tây, chúng tôi có dịp đến rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên, An Giang) - khu đất ngập nước được ví như “thiên đường xanh” của vùng Tứ giác Long Xuyên. Mùa này, sự trù phú của phù sa màu mỡ được vun bồi theo con nước, lớn ròng đã nuôi những thảm bèo chóng lớn trải dài trên mặt nước. Cũng tại đây, với bàn tay chăm sóc của người địa phương đã dệt thêm màu xanh tuyệt mỹ cho khu rừng.

Chị Trần Kim Ngọc - người có nhiều năm kinh nghiệm chèo xuồng tay chở khách - nhẹ nhàng đưa chúng tôi khám phá thế giới thiên nhiên. Vừa đi, chị vừa kể, mọi thứ ở đây đều giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, không gian yên tĩnh. Người địa phương đều xem rừng như viên ngọc quý báu cần phải giữ gìn. Khi đưa khách đi dưới những tán rừng, chị em trong đội biết được bao nhiêu sẽ giới thiệu bấy nhiêu với khách để giúp họ hiểu thêm về vùng đất.

Chị Ngọc giới thiệu cho du khách về vẻ đẹp rừng tràm Trà Sư. Ảnh: Phong Linh

28 thg 10, 2024

Về An Giang mùa nước nổi, lòng như muốn reo vui

Thật đáng tiếc nếu bạn bỏ lỡ những cung đường đẹp đến nao lòng, cánh đồng với những hàng thốt nốt mạnh mẽ, đẹp một cách sống động.

Hàng cây thốt nốt bên cánh đồng gần homestay tôi ở - Ảnh: NGUYỆT PHẠM

Nhắc tới An Giang, người ta nghĩ ngay tới Châu Đốc nổi danh với du lịch tâm linh, cả nước đều biết đến miếu Bà Chúa Xứ. Nhưng An Giang có nhiều hơn vậy.

Tôi có vài dịp đến An Giang, lần nào cũng cho tôi cảm xúc đẹp và mới lạ. Trở lại lần này vào mùa nước nổi, An Giang trong tôi mang một vẻ đẹp khác.

26 thg 10, 2024

Náo nhiệt chợ sáng

Bình minh lên, chợ Long Xuyên nhộn nhịp bởi tiếng cười nói, tiếng kỳ kèo trả giá giữa tiểu thương và bạn hàng đường xa. Từ bao đời nay, khung cảnh buổi chợ đông vui tấp nập, mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy sức sống bên dòng sông Hậu. Hàng hóa nông, thủy sản được bạn hàng đến cân rồi mang đi bán lẻ khắp các chợ quê.

25 thg 10, 2024

Quán cà-phê ven sông

Nép mình bên dòng sông hiền hòa, quán cà-phê Bêing Karon (xã Châu Phong, TX. Tân Châu) thu hút sự chú ý bởi lối thiết kế mộc mạc, giản dị với không gian thoáng đãng, yên bình, mát mẻ. Quán cà-phê thật sự là cái tên không thể bỏ lỡ khi đến với làng Chăm Châu Phong, bởi thực chất đây là quán cà-phê kết hợp với mô hình nhà hàng, du lịch trải nghiệm với view cực “chill”.

Đến với quán cà-phê Bêing Karon, bạn sẽ được thưởng thức những thức uống quen thuộc, món ăn dân dã và ngắm dòng sông quê lãng đãng tuyệt đẹp, với những sắc màu rực rỡ của làng bè trên ngã ba sông.

Cho xin “một vé” tắm đồng

Những ngày con nước nổi về với miền châu thổ, người ta lại có thú vui mới là đi tắm đồng. Với trẻ nhỏ, đó là trải nghiệm vui vẻ. Với người lớn, đó cũng là lúc họ xin “một vé” về lại tuổi thơ!

Những ngày con nước tràn về mấy cánh đồng xả lũ, người ta nô nức rủ nhau đi tắm đồng. “Bãi tắm” thường nằm cạnh những con đường giao thông nội đồng đã được bê-tông hóa, nên khá sạch sẽ.

Lên đồi Tức Dụp

Theo truyền thuyết, thuở xưa, khi trời đất còn tối tăm, dãy Thất Sơn hoang sơ. Các tiên ông từ núi Cấm, núi Dài đã cùng nhau khiêng từng phiến đá xếp chồng lên nhau mãi cho đến lúc bình minh thì thành hình trái núi. Các nàng tiên thường rủ nhau sang núi dạo chơi và đùa nghịch. Một hôm, họ thi nhau thành ngọn đồi có mặt trong trời đất bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.

Một ngày nọ, những người mở đất tới đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy gan ruột, đêm nằm không ngủ được, bỗng họ nghe có tiếng nước róc rách, phát hiện ra quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi “Tức Dụp” (nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và các già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum, sóc.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồi Tức Dụp được ví như ngọn đồi thép đi vào huyền thoại bất tử.

Mùa mưa, ngọn đồi “2 triệu đô-la” được phủ màu xanh trông rất đẹp và hoang sơ.

Cây thốt nốt - Món quà thiên nhiên ban tặng vùng đất Bảy Núi

Đi qua vùng nông thôn của TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, khung cảnh những hàng cây thốt nốt vươn cao trên cánh đồng lúa “vẽ” nên bức tranh quê bình dị tạo ấn tượng đặc biệt với du khách khi đến vùng Bảy Núi.

24 thg 10, 2024

Mùa nước nổi ở rừng tràm Trà Sư

Vào mùa nước nổi, rừng tràm Trà Sư như khoác lên chiếc áo mới, để trở thành "thiên đường xanh" của vùng Tứ giác Long Xuyên.

Trên hành trình khám phá vẻ đẹp mùa nước nổi ở miền Tây, chúng tôi tiếp tục đến rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên, tỉnh An Giang) - khu đất ngập nước được ví như “thiên đường xanh” của vùng Tứ giác Long Xuyên. Mùa này, sự trù phú của phù sa màu mỡ được vun bồi theo con nước, lớn ròng đã nuôi những thảm bèo chóng lớn trải dài trên mặt nước.

Nhộn nhịp mùa buôn ếch đồng

Năm nào cũng vậy, vào mùa lũ, xóm buôn ếch đồng ở xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành) trở nên nhộn nhịp. Mờ sáng, họ rong ruổi khắp vùng nông thôn thu mua ếch mang về bán tại vựa, kiếm thu nhập khá lúc nông nhàn.

Trưa nắng gắt, chúng tôi ngang qua kênh Mặc Cần Dưng vô tình bắt gặp người dân lom khom lựa ếch đồng. Ghé vựa của anh Hiếu (55 tuổi), mới thấy hết không khí làm ếch tích cực của bà con ở đây. Công đoạn lựa ếch, phân loại, lột da ếch diễn ra đều tay. Hàng ngày, vựa ếch anh Hiếu thu gom của bạn hàng đường xa từ 3 - 4 tấn ếch đồng đủ loại. Nguồn ếch làm xong sẽ được phân phối khắp các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh.

Màn đêm buông, người dân đi bắt ếch đồng về bán cho tiểu thương. Hàng đêm, họ thu hoạch từ 3 - 4 kg ếch, thu nhập trên 100.000 đồng.

Xuôi dòng Vĩnh Tế

200 năm trước, với tầm nhìn chiến lược, triều Nguyễn đã mở đường cho phương cách giữ nước, an dân đặc biệt trên vùng biên viễn, đó là đào tuyến kênh để có thể vừa phát triển sản xuất, giao thương, cũng vừa bảo vệ tuyến biên giới, xác lập chủ quyền bờ cõi. Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu, kênh được hoàn thành vào năm 1824 với chiều dài 97 km, rộng 25 m, sâu 3 m.

200 năm sau, kênh Vĩnh Tế được ghi nhận là công trình thủy lợi quan trọng trong việc khẩn hoang cả vùng Tứ giác Long Xuyên làm nên vựa lúa lớn nhất vùng ĐBSCL. Kênh Vĩnh Tế không chỉ là công trình mang tính chiến lược, bảo vệ quốc phòng - an ninh, khẳng định chủ quyền quốc gia mà còn có giá trị về giao thông, thương mại và thủy lợi.


Nơi giao thoa giữa sông Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế, bắt đầu từ đây kênh Vĩnh Tế chạy dài qua 3 địa phương của An Giang và kết nối với sông Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) đổ ra Biển Tây.

Thú vị nghề lấy mật ong

Ở xã Vĩnh Trung (TX. Tịnh Biên) có một nghề khá đặc biệt, đó là nuôi ong lấy mật. Phóng viên có mặt tại Trại nuôi ong mật rừng tràm Trà Sư ghi nhận được nhiều câu chuyện thú vị với nghề lấy mật ong của những người thợ nơi đây.

TX. Tịnh Biên có địa hình núi, rừng khá dày, nhất là vùng Bảy Núi thuận lợi cho nghề nuôi ong lấy mật.

23 thg 10, 2024

Mùa ủ nước mắm cá linh

Mùa lũ, con cá linh ở đầu nguồn nhiều ăn không hết, người dân ủ nước mắm thơm ngon dùng trong bữa ăn hàng ngày. Thời khẩn hoang, cha ông đã biết kỹ thuật ủ nước mắm cá linh được người dân gìn giữ cho tới bây giờ. Cuộc sống ngày càng phát triển, nước mắm công nghiệp chiếm ưu thế thị trường. Do đó, nước mắm cá linh ít người biết đến. Để khôi phục nghề truyền thống này, một số gia đình tận dụng nguồn cá dồi dào, mua về ủ nước mắm cá linh, tiêu thụ thị trường nội địa.

Tham quan Anh Vũ Sơn

Anh Vũ Sơn là một trong Bảy Núi nổi tiếng ở vùng đất biên giới An Giang. Người dân địa phương thích gọi dân dã là “núi Két” hoặc “núi ông Két”. Bởi, nhìn từ xa, bóng dáng một “chú chim” hiện ra rành rạnh, nổi bật giữa bầu trời xanh ngắt.


Nằm trên phường Thới Sơn (TX. Tịnh Biên), núi Két không quá rộng lớn như người anh núi Cấm, núi Dài, núi Cô Tô… nhưng vẫn có nét đặc trưng rất riêng của mình. Theo sử sách, gần 200 năm trước, Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, Giáo chủ giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và nhiều đệ tử đến chân núi Két, bắt đầu hành trình khai hoang, biến vùng đầm lầy, rừng rậm trở thành đồng ruộng, làng mạc.

22 thg 10, 2024

Độc đáo nghề câu ếch đồng

Khi con nước lũ tràn đồng, không chỉ mang lại phù sa bồi đắp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, mà còn mang về nhiều sản vật tự nhiên để người dân đầu nguồn sông nước cải thiện cuộc sống. Trong đó, nghề câu ếch đồng được coi là một trong những nghề “làm chơi, ăn thiệt”, vừa giải trí, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân.

Một điểm câu ếch đồng ở tuyến đập tràn tại ấp Phú Hiệp (xã Phú Hữu, huyện An Phú)