30 thg 11, 2023

Băng rừng chinh phục đỉnh Sa Mu hoang sơ bậc nhất Tà Xùa

Sa Mu là một trong những đỉnh núi mới cắm chóp ở Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La), với vẻ đẹp hoang sơ của rừng nguyên sinh, đặc biệt vào mùa săn mây.

Sa Mu, còn có tên dân dã U Bò, là đỉnh núi còn hoang sơ vừa được cắm chóp vào tháng 12.2022, thuộc rừng đặc dụng Tà Xùa - một phần kéo dài của dãy Hoàng Liên về phía Nam.

Về An Giang khám phá văn hóa độc đáo ở làng Chăm Châu Phong

Làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu) là một trong những điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến tỉnh An Giang.

29 thg 11, 2023

Thảo nguyên Bùi Hui mênh mông giữa mây trời ở Quảng Ngãi

Bất cứ ai từng đến Bùi Hui (Quảng Ngãi) đều không thể quên được vẻ đẹp ấn tượng của thảo nguyên giữa núi cao mây ngàn.


Bùi Hui là một thảo nguyên mênh mông nằm trên độ cao gần 700 m so với mặt nước biển, thuộc xã Ba Trang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Bùi Hui có những ngọn đồi cao chìm trong biển mây trắng, đồng cỏ xanh dài tít tắp tận chân trời. Đây là địa điểm lý tưởng để săn mây và tận hưởng bầu không khí trong lành. Không gian phù hợp cho các nhóm bạn hay gia đình dã ngoại cuối tuần.

Mắm rươi, mối tình đầu đông

Mắm rươi, thoạt nghe ai cũng thấy tầm thường như bao thứ mắm khác ở cái xứ sở “ăn mắm từ khi lọt lòng mẹ” này.

Thịt luộc cùng với các loại rau chấm với mắm rươi. Ảnh: Hải An

Mắm rươi có khác gì mắm tép, mắm tôm, mắm cáy, mắm cá, mắm cua, mắm ruốc? Khác chứ, không nói về về sự đắt đỏ và quý hiếm, mắm rươi không phải thứ mắm dùng để chấm mà dùng để kết nối tình người.

Lễ cúng trăng Ok Om Bok của người Khmer ở Sài Gòn

Người Khmer ở TP HCM thành kính chờ được nhà sư đút cốm dẹp, thực phẩm trong lễ cúng trăng Ok Om Bok ở chùa Chantarangsay, tối 26/10.


Theo phong tục của người Khmer ở Nam Bộ, ngày Rằm tháng 10 là lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là đút cốm dẹp, diễn ra trong lúc cúng trăng nên cũng được coi là lễ cúng trăng. Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người dân tổ chức lễ để ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt cốm dẹp với sự chứng kiến của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng.

20h30, tại chùa Chantarangsay, quận 3, hàng trăm người đứng xung quanh sư trụ trì Danh Lung, chờ được hoà thượng đút cốm dẹp. Theo truyền thống, vị chủ trì buổi lễ vừa đút cốm và sẽ hỏi ước nguyện của mọi người trong tương lai.

Hầm bí mật dài gần 100 m trong ngôi đình cổ ở TP HCM

Đình Phong Phú, TP Thủ Đức, được xây dựng cuối thế kỷ XIX, phía dưới chánh điện có đường hầm, từng là nơi trú ẩn của bộ đội trong chiến tranh.


Đình Phong Phú nằm trên con đường cùng tên ở phường Tăng Nhơn Phú B, xây dựng khoảng năm 1880, thờ Thành hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam.

Đình mang phong cách truyền thống của miền Nam, với các hạng mục chính theo trục dọc như cổng tam quan, vỏ ca, tiền điện, chánh điện. Đối xứng qua trục chính bên phải là nhà truyền thống, trái là nhà rửa rau quả.

28 thg 11, 2023

Độc đáo món bánh “coóc mò” trong lễ thôi nôi của người Tày, Nùng

Bánh coóc mò là món ăn truyền thống độc đáo của người Tày, Nùng. Theo tiếng Tày "coóc mò" có nghĩa là sừng bò, là loại bánh không thể thiếu trong lễ thôi nôi của mỗi em bé.

Theo phong tục của người Tày, Nùng, khi em bé sinh ra được một tháng tuổi sẽ được làm lễ “Khai bươn” (lễ đầy tháng, lễ thôi nôi). Đây là lễ thức đầu tiên trong mỗi đời người nên được chuẩn bị rất chu đáo, công phu. Ngày đầy tháng của em bé, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ với các loại lễ vật gồm có: xôi ngũ sắc, gà luộc, rượu trắng, thịt lợn và đặc biệt không thể thiếu được bánh coóc mò để cúng bà Mụ và xin bà Mụ đặt tên cho đứa bé. Dịp này, gia đình cũng mời họ hàng, làng xóm đến ăn cơm và khi ra về đều tặng bánh coóc mò làm quà.

Khi làm lễ đầy tháng, người ta phải căn cứ vào số khách mời để gói cho đủ bánh, khi khách ra về mỗi người đều được gia chủ tặng bánh coóc mò làm quà.

Đến Hà Tiên viếng lăng Mạc Cửu

Khu di tích lăng Mạc Cửu là một địa chỉ văn hoá, lịch sử ấn tượng của thành phố Hà Tiên, nơi thể hiện sự biết ơn và tình cảm của người bản địa qua nhiều thế hệ dành cho vị “Tổng trấn Hà Tiên” Mạc Cửu - người có công lớn trong việc khai phá và phát triển vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc hơn 3 thế kỷ trước.

Theo sử liệu, Mạc Cửu (1655-1735) là người gốc Trung Quốc, vì thời cuộc nên đã đưa gia đình đến Việt Nam rồi xuôi về phương Nam lập nghiệp. Năm 1680 ông đến xứ Hà Tiên và nhận thấy cơ hội phát triển kinh tế nên đã dừng chân tại nơi này. Nhờ có tài kinh doanh và khả năng lãnh đạo, ông đã từng bước gầy dựng cơ sở và thu hút người dân gần xa theo về đây lập nghiệp. Nhận thấy Nhà Nguyễn khi đó đang thực hiện công cuộc mở mang lãnh thổ về phương Nam nên Mạc Cửu đã chủ động dâng vùng đất này cho Nhà Nguyễn vào năm 1708. Nhờ vậy, ông được chúa Nguyễn Phúc Chu phong ông làm “Tổng trấn Hà Tiên” và tiếp tục để ông quyền quản lý vùng đất này, duy trì tục lệ cha truyền con nối sau này. Trải qua 7 đời dòng họ Mạc nắm quyền cai quản đã biến xứ Hà Tiên hoang sơ thành một trong những địa điểm giao thương sầm uất trong khu vực.

Sau khi Mạc Cửu mất, người con trai trưởng là Mạc Thiên Tích xây dựng lăng mộ dưới chân núi Bình San trong thời gian 4 năm (1735 - 1739), là nơi an táng Mạc Cửu và những người thân tộc của dòng họ Mạc sau này.

Toàn cảnh quần thể khu di tích lịch sử - văn hóa núi Bình San, nằm cạnh chân núi là lăng Mạc Cửu, phía trước lăng là hồ sen rộng lớn tạo cảnh núi non thanh bình.

Rùa biển, hải đăng đắp cát bên bờ biển Vũng Tàu

Vũng Tàu trưng bày mô hình cát rùa biển, tàu cá, các công trình biểu trưng của địa phương xây dưới thời Pháp bên bờ biển, nhằm thu hút du khách.

5 cụm mô hình được đặt bên bờ biển Bãi Sau trên đường Thùy Vân, TP Vũng Tàu, trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2023, diễn ra ngày 17 - 23/11.

Suối Tía - thượng nguồn như tiên cảnh của hồ Tuyền Lâm

Vào sáng sớm, sương mù giăng trên mặt nước, cuốn vào thân những cây chò trụi lá mọc giữa lòng hồ khiến Suối Tía hiện lên như chốn tiên cảnh.


Đến Đà Lạt, đa phần du khách đều biết đến hồ Tuyền Lâm - hồ nước ngọt lớn nhất TP Đà Lạt. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến nơi khởi nguồn của dòng nước đổ vào hồ, đó là Suối Tía.

Khu vực xung quanh dòng chảy của Suối Tía là các dãy núi bao quanh tạo thành địa hình lòng chảo. Khoảng năm 1985 - 1986, UBND tỉnh Lâm Đồng và huyện Đức Trọng thực hiện ra quân đắp đập để giữ nước của khu vực Suối Tía, tạo thành Hồ Tuyền Lâm như ngày nay, theo cổng thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng.

27 thg 11, 2023

Ram tôm đất

Mẹ tôi đi chợ sớm mua được vài lạng tôm đất còn nhảy tanh tách. Đúng ngày cuối tuần, các thành viên trong gia đình quây quần làm món ram tôm đất và thưởng thức món ăn đậm đà hương vị quê nhà.

Các nguyên liệu để làm món ram tôm đất.

Tôm đất là loại tôm sống ở vùng nước ngọt tự nhiên như sông, hồ, đầm... Tôm đất có vỏ mỏng, thịt ngọt nên làm món gì cũng ngon, trong đó có món ram tôm đất được nhiều người yêu thích.

Thơm ngon gỏi củ hủ dừa

Biết tin chị em tôi chuẩn bị về thăm quê, bà nội gọi điện thoại bảo đã để dành củ hủ dừa để trộn gỏi. Đây là món ăn dân dã, thơm ngon mà gia đình tôi ai cũng thích.

Món gỏi củ hủ dừa.

Ngày trước, ở xóm tôi, hầu như nhà nào cũng có vườn dừa cao ngút, sai trĩu quả. Dừa nhiều đến nỗi, để trên cây đợi khô rụng nhặt vào nấu chè, nấu xôi, làm kẹo dừa. Duy nhất chỉ có củ hủ dừa là lâu lắm mới có dịp được thưởng thức. Bởi củ hủ dừa là phần lõi non trong ngọn cây, để lấy củ hủ dừa, phải đốn hạ cả cây dừa. Tuy nhiên, vì công sức vun trồng, nên trừ khi cây dừa bị sâu bệnh hoặc bão làm gãy ngã, mọi người ở quê tôi mới đành chặt phá.

Ấm lòng xôi nếp củ mì

Nếp dẻo cùng với củ mì bùi mịn tỏa hương thơm làm ấm lòng trong ngày mưa lạnh. Xôi nếp củ mì là món ăn dân dã ở quê tôi, món ăn gợi nhớ quê nhà của những người con xa xứ.

Sớm mai, gió mưa xào xạc, trời se lạnh. Tôi chợt thấy thèm chén xôi nếp nấu với củ mì đậm đà hương vị làng quê. Đây là món ăn quen thuộc của người dân quê tôi. Nếp sau khi thu hoạch, đem xay xát rồi cho vào bao ni lông, cất trong khạp và đậy kín nắp để phòng ngừa lũ chuột. Cách làm món xôi nếp củ mì rất đơn giản. Mì gòn trồng trong vườn được nhổ lên bẻ lấy củ, rồi dùng dao lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, bên trong là thỏi ruột trắng tinh. Vo sạch nếp trong nồi rồi cho củ mì vào, thêm ít nước vừa đủ chín, nếu nhiều nước sẽ bị nhão.

Món xôi nếp củ mì.

26 thg 11, 2023

Trải nghiệm 'làng địa ngục' ngoài đời thực ở Hà Giang

Không điện, nước, sóng điện thoại, làng Sảo Há nằm giữa rừng già Vần Chải hoang vu, hẻo lánh, là bối cảnh của bộ phim kinh dị ăn khách "Tết ở làng địa ngục".

Làng Sảo Há thuộc thôn Khó Chơ, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, Hà Giang, là nơi sinh sống của người Mông, nằm giữa khu rừng già Vần Chải. Ngôi làng là bối cảnh của bộ phim "Tết ở làng địa ngục" khởi chiếu cuối tháng 10 và "Kẻ ăn hồn" - bộ phim tiếp nối, ra mắt vào tháng 12.

"Tết ở làng địa ngục" là bộ phim truyền hình kinh dị cổ trang của Việt Nam được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên. Nội dung xoay quanh ngôi làng biệt lập nằm sâu trong rừng có tên là "làng địa ngục", nơi ẩn dật của hậu duệ của một băng cướp khét tiếng. Do tội ác của ông cha ngày trước, người dân làng gặp phải những chuyện kỳ dị xảy ra vào đúng dịp Tết âm lịch.

Không điện, không nước, không sóng điện thoại, ngôi làng, mang cảm giác hoang vu, trầm uất, phù hợp với không khí của bộ phim, anh Giàng A Phớn, Giám đốc một công ty du lịch ở Hà Giang, đến trải nghiệm làng vào ngày 9/11 nhận xét.

Sống động Làng bích họa “Không gian ký ức” văn hóa Khmer tại Trà Vinh

Dịp lễ Ok om bok (cúng trăng) năm nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh đã hoàn thành việc bảo dưỡng Làng bích họa “Không gian ký ức”. Đây là 1 trong 30 hạng mục thuộc Dự án Làng văn hóa du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh đã được khánh thành vào cuối năm 2018, nhưng đã hư hỏng nặng thời gian qua.

Sơ đồ làng bích họa "không gian ký ức" nằm trong Làng Văn hóa Du lịch Khmer Trà Vinh (ấp Ba Se, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, Trà Vinh)

Cảnh phố cổ Hội An mùa lũ

Đi thuyền ngắm phố cổ Hội An mùa mưa lũ giúp du khách có nhiều trải nghiệm, khám phá từ lũ lụt.

Đường phố Hội An nhuộm màu phù sa.

Lịch sử bi tráng phía sau lăng Tam công Đại vương ở Bắc Ninh

Theo như thần phả, thần tích còn truyền lại thì cả ba vị Tam công Đại vương cùng sinh ngày 15/8/137 TCN (Giáp Thìn), cùng mất ngày mùng 2/12/112 TCN (Kỷ Tỵ).

Ngay dưới chân đê sông Đuống, thuộc địa phận làng Đồng Đoài, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, lăng Tam công Đại vương là nơi thờ phụng ba vị nhân thần được tôn làm thành hoàng của ba làng Đồng Đông, Đồng Đoài và Đồng Văn xưa.

Quán Sếu ở đâu?

Quán Sếu hiện được xây dựng trên nền quán cũ, tọa lạc tại thôn Khuê Liễu, phường Tân Hưng (TP Hải Dương). Năm 2016, quán Sếu cùng với đình, miếu Sếu đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

Quán Sếu hiện nay được xây dựng trên nền quán cũ, nằm trong quần thể di tích lịch sử cấp tỉnh đình, miếu, quán Sếu

25 thg 11, 2023

Kỷ niệm 10 năm xây dựng cáp treo Fansipan

Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm xây dựng tuyến cáp treo Fansipan tại Bản Mây thuộc khu du lịch Sun World Fansipan Legend (Sa Pa), ngày 19/11.

Phát biểu tại sự kiện, ông Trịnh Xuân Trường - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai khẳng định, chặng đường 10 năm của Sun Group tại Sa Pa là mốc son quan trọng. Với nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, quá trình khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, khí hậu, kết hợp với khai thác bản sắc, văn hóa bản địa đã giúp cho ngành du lịch tỉnh tăng trưởng gấp gần 5 lần trong giai đoạn vừa qua.

"10 năm hành trình, Tập đoàn Sun Group đã khẳng định được vai trò của mình, giúp cho du lịch Sa Pa và Lào Cai phát triển xanh, bền vững", ông nói thêm.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (bên phải) trao tặng bằng khen danh dự cho đại diện Tập đoàn Sun Group vì những đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng, phát triển du lịch Sa Pa. Ảnh: Sun Group

Bún bò 'múa lửa' ở Hà Nội

Nhiều thực khách tìm đến quán bún bò Nam Bộ của ông Hòa không chỉ để thưởng thức hương vị món ăn mà còn để chiêm ngưỡng màn "múa lửa" trên chảo.

Nằm trong con ngõ rộng khoảng 1,5 m trên phố Khương Thượng, quận Đống Đa là quán bún bò Nam Bộ của ông Hà Đình Hòa (67 tuổi). Đây là địa chỉ quen thuộc của nhiều thực khách quanh khu vực trong gần 20 năm qua.

Kỷ vật của người lính trong Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

177 kỷ vật của người lính, dân công, bác sĩ...được trưng bày trong triển lãm ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, gợi nhớ về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.


Từ ngày 21/11 đến đến hết tháng 3/2024, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trưng bày chuyên đề "Kỷ vật thời kháng chiến", giới thiệu 177 hình ảnh, tư liệu, hiện vật, kỷ vật đến công chúng.

Các kỷ vật là hành trang của các tướng lĩnh, cựu binh, tù chính trị trên các mặt trận khác nhau như văn công Quân Giải phóng miền Nam, nữ chiến sĩ miền Nam, đội ngũ y bác sĩ, phóng viên chiến trường sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Mùa cỏ lau trên cung đường tuần tra biên giới

Đến Bình Liêu vào tháng 11, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cỏ lau nở trắng những triền đồi trên cung đường tuần tra biên giới, ngắm hoàng hôn và biển mây trên "sống lưng khủng long".


Cách Hà Nội gần 300 km, Bình Liêu là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có thời tiết mát mẻ, dễ chịu quanh năm, được ví như "Sa Pa thu nhỏ" giữa miền đất mỏ.

Bình Liêu có gần 50 km đường biên giới giáp Trung Quốc với một số cột mốc biên giới 1300, 1302, 1305 và 1327, thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh, đặc biệt vào mùa cỏ lau.

Vườn quốc gia Tràm Chim - nơi bảo tồn sếu đầu đỏ

Nằm cách TP HCM 150 km, Vườn quốc gia Tràm Chim rộng gần 7.400 ha, với hệ sinh thái đất ngập nước cuối cùng còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười xưa.

Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông) là nơi sinh sống của hơn 230 loài chim, trong đó có 32 loài quý hiếm, 16 loài nằm trong sách đỏ. Năm 2012, Tràm Chim được công nhận khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng mang tính quốc tế) thứ 2.000 của thế giới, thứ tư của Việt Nam. Trong ảnh là một góc của vườn quốc gia. Ảnh: Ngọc Tài

24 thg 11, 2023

Lễ tế Đàn Âm hồn tưởng nhớ sự kiện Thất thủ kinh đô

Sáng sớm 11/7 (nhằm ngày 24/5 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế Âm Hồn năm 2023, tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ vong mạng trong biến cố Thất thủ Kinh đô năm 1885.

Văn sớ được phục dựng theo nghi lễ dưới triều Nguyễn

Sắc diện mới nơi Đình Phú Vĩnh

Thượng tuần tháng 6/2023, “Điểm xanh văn hóa” tại Đình Phú Vĩnh - tổ dân phố 3, phường Phường Đúc đã được khánh thành. Cũng trong dịp ấy, Phường Đúc đã trao quyết định, ra mắt tổ tự quản điểm xanh Đình Phú Vĩnh trong sự hân hoan, vui mừng của mọi người.

Đình Đệ Cửu (còn có tên là Đình Phú Vĩnh)

Đình Đệ Cửu (hay còn gọi là Đình Phú Vĩnh) ở xóm Lịch Đợi (nay thuộc Tổ 3, phường Phường Đúc, Tp Huế) mà tôi có dịp ghé thăm cách đây không lâu là một công trình đìu hiu lạnh lẽo và đang trên đà trở thành phế tích.

Thưởng thức cá lìm kìm trên hồ Hàm Thuận - Đa Mi

Vốn sống ở vùng biển, chỉ quen thưởng thức những sản vật tôm, cá của biển nên thú thực những món ăn lạ, ở sông, hồ không dễ lôi cuốn cái bụng của tôi. Nhưng có lẽ riêng món cá lìm kìm ở Đa Mi (Hàm Thuận Bắc) là ngoại lệ. Lênh đênh cùng bạn trên chiếc thuyền trên hồ Hàm Thuận – Đa Mi, thực đơn chỉ là đĩa cá lìm kìm khô chiên giòn chấm tương ớt vậy mà cũng làm câu chuyện của chúng tôi dài ra, quên cả thời gian.

Một địa chỉ du lịch ở Đa Mi

Dấu xưa Đức Bố

Hai thôn Đức Bố 1 và 2 của xã Tam Anh Bắc (Núi Thành) nằm ven bờ nam của sông Trúc Tân có hạ lưu là sông Bầu Bầu. Vùng đất này có tên rất xưa là A Vó. 

Cư dân Đức Bố (ông Lê Văn Bản) trước núi Bà Ty. Ảnh: P.B

Từ A Vó - Hà Bố đến Đức Bố

Địa bạ lập thời Gia Long (khoảng từ 1805 đến 1812) ghi địa giới thôn Hà Bố xã Đức Hòa nằm trong vùng “thuộc Liêm hộ” của huyện Hà Đông phủ Thăng Hoa thuộc dinh Quảng Nam như sau: “Đông giáp xã Trà Lý Tây và sông; tây giáp xã Thạch Kiều và sông; nam giáp xã Diêm Phổ, xã Đức Hòa; bắc giáp xã Trà Lý Tây”.

"Công tác cán bộ" Quảng Nam thời Minh Mạng

Triều Minh Mạng phân hạng địa phương để phân bổ quan lại và xử ý rất nghiêm quan lại vi phạm. Việc sử dụng, quản lý quan lại dưới thời Minh Mạng là bài học còn ý nghĩa đến ngày nay.

Nhà Nguyễn rất coi trọng cửa biển Đà Nẵng nên phái thêm nhiều quan viên đến coi giữ. Ảnh: T.L

Rạch Giá – thành phố cổ xưa và hiện đại

Khi nhắc tới Kiên Giang, nhiều du khách sẽ nghĩ ngay đến đảo ngọc Phú Quốc xinh đẹp nằm ngoài khơi xa, nhưng cũng nhiều người nghĩ ngay đến thành phố Rạch Giá, nơi được coi là đô thị sầm uất có tuổi đời hơn 3 thế kỷ nằm bên bờ Đông vịnh Thái Lan. Rạch Giá mang một vẻ đẹp quyến rũ khi vừa ẩn chứa những giá trị cổ kính nhưng lại mang những gam màu tươi mới hiện đại về một đô thị đáng sống.

Thành phố với những giá trị cổ xưa

Nếu lần đầu tiên đến Rạch Giá, có lẽ nhiều du khách sẽ đi qua và check-in đầu tiên chính là cổng Tam Quan, nằm trên con đường lớn Nguyễn Trung Trực, một trong những trục đường chính vào nội đô thành phố – như một sự chào mừng khách quý đến với Rạch Giá. Cổng Tam Quan được xem là biểu tượng của du lịch Rạch Giá, là “chứng nhân” lịch sử cho sự phát triển của thành phố và gắn liền với đời sống tinh thần người dân địa phương. Cổng được xây dựng từ năm 1955 với tổng thể kiến trúc của công trình này bao gồm ba cánh cổng hình vòng cung mềm mại với một cổng to ở giữa và hai cổng nhỏ hai bên, phía trên mỗi cổng là phần mái hai tầng, lối kiến trúc này mang đậm phong cách kiến trúc cổng đình, làng Việt Nam khi xưa.

Ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp từ bến tàu Rạch Giá.

Khám phá Khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu

Khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam. Nhờ công tác bảo tồn tốt cùng với hệ sinh thái đa dạng với nhiều dạng địa hình gồm cả đồi, núi, suối, hồ, biển và rừng nên nơi đây có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn.

Khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam. Nhờ công tác bảo tồn tốt cùng với hệ sinh thái đa dạng với nhiều dạng địa hình gồm cả đồi, núi, suối, hồ, biển và rừng nên nơi đây có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn.

Với diện tích tự nhiên hơn 10.537 ha, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu trải dài trên địa phận 5 xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Xuyên Mộc, Phước Bửu, cùng ưu thế rừng cây họ Dầu là nơi cư trú cho các loài sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngoài ra, khu bảo tồn còn có chức năng phòng hộ môi trường vùng ven biển, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, phục vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, giáo dục bảo tồn, vui chơi giải trí và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.

Khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu được xếp vào "Kiểu thực vật rừng kín, nửa rụng lá ẩm nhiệt đới" đa dạng về thành phần thực vật, gồm 750 loài thuộc 123 họ, trong đó có 732 loài đã được định danh, với nhiều loài quý hiếm như: Cẩm lai Bà Rịa, Gõ đỏ, Gõ mật, Giáng hương, Bình linh nghệ, Dầu cát,...

Hồ bông súng tự nhiên của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu. Ảnh: Nguyễn Luân

23 thg 11, 2023

Cảnh sắc “thiên đường hạ giới” trên dòng sông nổi tiếng Gia Lai

Chảy qua địa hình đồi núi chập chùng, dòng sông này có cảnh quan kỳ vĩ và đầy vẻ hoang sơ. Lưu vực sông chính là nơi phát tích của người Gia Rai...

Sông Ayun là một phụ lưu của sông Ba, chảy hoàn toàn trên địa phận tỉnh Gia Lai. Dù không quá lớn, dòng sông này có rất nhiều điều lý thú để khám phá.

Lên núi Báo Đức thăm lăng mộ cụ Nguyễn Phi Khanh

Mất ở Trung Quốc vào năm 1428, song bằng cách nào, cụ Nguyễn Phi Khanh - thân phụ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi - đã được đưa về an táng trên núi Báo Đức, ở quê nhà Chi Ngãi, TP Chí Linh ngày nay?

Từ đỉnh núi Báo Đức có thể phóng tầm mắt ra tứ phía. Trong ảnh: Phần mộ cụ Nguyễn Phi Khanh trước năm 2015 (ảnh do Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cung cấp)

Mỳ Quảng sâm Ngọc Linh

Nặng lòng với mỳ Quảng, lại muốn đẩy mạnh thương hiệu sâm Ngọc Linh, dược liệu quý của Việt Nam, một chuyên gia vi mạch công nghệ cao của Tập đoàn Intel đã cần mẫn nghiên cứu kết hợp và cho ra đời món mỳ Quảng sâm Ngọc Linh. 

Anh Ba (bìa phải) tại vườn sâm Ngọc Linh của “vua sâm” Hồ Văn Du (bìa trái).

Đó là anh Nguyễn Huy Ba (SN 1986, quê ở Thăng Bình), là một chuyên gia vi mạch. Chu du khắp nơi, anh biết rằng có nhiều nước cũng có sâm như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc… Mặc dù hàm lượng dưỡng chất trong cây sâm của những quốc gia này không bằng sâm Ngọc Linh, nhưng lại có vị thế trên thị trường quốc tế.

Hàng bột báng nơi phố nhỏ

Thời sinh viên, tôi trọ học ở Tam Kỳ khi ấy vừa mới “lên” thành phố. Thành phố nhỏ thôi nhưng luôn rộng lòng cưu mang đứa sinh viên từ miền núi xuống học. Những dĩa cơm quán trưa muộn, từng tô mỳ Quảng, tô bột báng xế chiều vừa ngon vừa rẻ cứ thế cho tôi ấm lòng đi qua mấy năm đại học.


Không như các bạn sinh viên bây giờ có thể bay nhảy khắp nơi, chúng tôi thuở ấy chỉ quanh quẩn với giảng đường, thư viện, ký túc xá rồi mấy con phố, con hẻm cạnh trường.

Một di tích của đạo thầy trò

Tại gò Nổng Tranh ở xã Duy Trung (Duy Xuyên) có một ngôi mộ đất đơn sơ nhưng có hai tấm bia cổ, một do con cháu dựng vào năm 1849 và một do học trò dựng vào năm 1850. Đó là mộ của thầy giáo Nguyễn Đức Huy, người từng là thầy của vua Tự Đức và Tiến sĩ Phạm Phú Thứ. 

Bia do 6 người con dựng tại mộ cha Nguyễn Đức Huy. Ảnh: Phòng VHTT huyện Duy Xuyên cung cấp

22 thg 11, 2023

Lung linh đêm Kiếp Bạc

Khu di tích Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) về đêm cảnh sắc lung linh, huyền ảo bởi hệ thống ánh sáng đèn điện đa sắc màu trang hoàng khắp nơi.

Khác với không khí sôi động, náo nhiệt ban ngày, khu di tích Kiếp Bạc về đêm yên bình, thanh khiết, đẹp đến lạ. Từ đường vào khu di tích cho đến các khu thờ tự, các địa điểm trải nghiệm ở chốn linh thiêng này đều trở nên đặc biệt về đêm.

Mời bạn đọc cùng khám phá vẻ đẹp về đêm ở Kiếp Bạc qua ống kính của phóng viên Báo Hải Dương.

Đường vào khu di tích Kiếp Bạc về đêm

Dấu tích cầu đá cổ ở Xạ Sơn

Đó là 12 di vật về một cây cầu bằng chất liệu đá xanh nguyên khối, được phát hiện tại sân trước nhà ông Nguyễn Văn Nhương, sinh năm 1960, ở thôn Xạ Sơn, xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương).

Trang trí vân mây trên dầm cầu

Mắm cá thính kho với sắn mồi

Mắm thính hay còn gọi cá thính kho với củ sắn mồi là món ăn quen thuộc ngày trước nhưng bây giờ không phải thứ dễ tìm. Mỗi lần mẹ tự tay chuẩn bị món xưa, ký ức tuổi thơ ùa về, có món nào ngon hơn bữa cơm mẹ nấu… 

Sắn mồi kho mắm thính - món ngon của mẹ.

Cá lưỡi trâu kho khô

Một sáng đi chợ, tôi may mắn mua được hai con cá lưỡi trâu lẫn trong mớ cá lộn xộn trên mẹt của chị bán cá biển ngang.

Đem về đánh vẩy rửa sạch để ráo, ướp chút tiêu, bột nghệ, đường, nước mắm, ớt bột, dầu phụng, củ hành đập dập... Để một chút cho cá thấm, bắc lên bếp liu riu lửa. Khi cá sôi, đổ thêm ít nước sôi kho đến khi cạn nước.

Khi kho phải chú ý mở nắp vung để thịt cá không bị mềm. Kho xong cá cứng, thịt thấm thía. Phần nước kho sệt lại thoảng chút mùi cháy sém càng thêm ngon.

Đậm đà cá lưỡi trâu kho khô.

Thương hoài tép nhủi ngày mưa

Món tép đồng má nấu canh sắn hay xào khế tự thuở xưa nhưng dư vị cứ quẩn quanh ký ức… 


“Siêng đi tát, nhác đi câu, muốn cho đầy bầu chạy về vác nhủi”. Có người đi từ mờ sáng còn hơi sương, có người dầm cơn mưa chiều, có kẻ đợi trời hưng hửng mới kéo nhủi quanh.

21 thg 11, 2023

Hoàng Ân cổ tự với cây dầu 300 tuổi

Ngày 2/11/2023, tại chùa Hoàng Ân ở Cù lao Phố, Biên Hòa đã diễn ra lễ đón nhận và gắn bia cây di sản Việt Nam cho cây dầu rái hơn 300 năm tuổi trong khuôn viên chùa. Đây là cây di sản đầu tiên và cho đến nay là duy nhất ở Đồng Nai.

Chùa Hoàng Ân được khai sơn năm 1726. Theo lời kể của người xưa thì khi ấy ở khu vực quanh chùa có nhiều cây dầu như vậy. Qua thời gian 3 thế kỷ, các cây dầu khác đã lần lượt biến mất, chỉ còn lại duy nhất một cây như hiện nay. Tình từ thời gian lập chùa đến nay là 297 năm, mà lúc ấy đã có cây dầu rồi như vậy tuổi của cây dầu đã trên 300 năm.

Đến viếng chùa, từ xa ta đã thấy câu dầu cao vút trời xanh. Chu vi gốc cây khoảng 8 met, 3 người ôm không xuể. 

Nhân dịp đặc biệt này, tui đăng lại bài viết năm 2011 về chùa Hoàng Ân với các thông tin và hình ảnh cũ, cách đây 12 năm. Cuối bài có bổ sung vài hình ảnh mới của chùa.

Thăm cây da trăm tuổi xứ đầu nguồn An Phú

Hơn 300 năm song hành cùng mưa nắng, cây da Long Bình (thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã chứng kiến biết bao sự đổi thay của đất trời, là nơi lưu giữ niềm tin, tình đất, tình người Long Bình với quê hương, xứ sở...


Tọa lạc tại thị trấn Long Bình, cây da Long Bình gắn chặt với tên gọi “Giồng cây da”. Địa danh dân gian ấy đã chứng minh sự có mặt của “cụ” cây này từ những ngày lớp lưu dân đầu tiên đến “cắm dùi”, lập ấp ở vùng đất đầu nguồn.

Bí ẩn hai sư bà họ Lê ẩn tu trên núi Thị Vải

Núi Thị Vải là ngọn núi linh thiêng của vùng Đông Nam Bộ. Nơi đây chứa đựng nhiều huyền tích văn hóa lịch sử gắn với tiểu thuyết "Búp sen xanh" của nhà văn Sơn Tùng.

Núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) là ngọn núi thiêng liêng, gắn với sự tích lịch sử về hai người con gái nổi tiếng đã theo dòng tu khắc khổ tại đây. Đó là sư bà Lê Thị (thường gọi là bà Vải) và sư cô Lê Thị Huệ (nhân vật bạn Bác Hồ trong tác phẩm nổi tiếng Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng).

Sư trụ trì Linh Sơn Bửu Thiền tự trên núi Thị Vải là Hòa thượng Thích Pháp Huệ, năm nay 72 tuổi. Nhà sư cho phóng viên Tiền Phong biết: "Ngọn núi này gắn với hai tu sĩ đều họ Lê".

Đường lên núi Thị Vải hoang sơ, vắng vẻ, với những bậc đá rêu phong.

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.

Đình Lạc Giao được khởi dựng vào năm 1928, vị trí nằm ở góc ngã tư đường Phan Bội Châu và đường Điện Biên Phủ (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).

Tháp Nghinh Phong, nơi gió về kể chuyện đất Phú trời Yên

Không hề quá khi nói rằng tháp Nghinh Phong là một tuyệt tác của Phú Yên. Đây là công trình kiến trúc độc đáo, một tác phẩm nghệ thuật kết hợp giữa cách sắp đặt và cảnh quan thiên nhiên, âm thanh và ánh sáng, đồng thời vừa chứa đựng giá trị lịch sử, truyền thống vừa mang hơi thở đương đại.

Khánh thành năm 2022, tháp Nghinh Phong nằm trên nút giao giữa đại lộ Nguyễn Hữu Thọ và đường Độc Lập, trung tâm thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. Với kiến trúc đồ sộ và độc đáo, tháp trở thành biểu tượng mới của mảnh đất "hoa vàng trên cỏ xanh".

Ông đồ Nghệ từ chối chức Tể tướng để về quê dạy học

Năm 1783, khi Thượng thư Nguyễn Huy Oánh vừa mới được nghỉ hưu, vua Lê Hiển Tông có chiếu triệu về Kinh thành trao chức Tham tụng (Tể tướng) nhưng ông cáo lão để về dạy học ở quê nhà.

Một nhà giáo đam mê với công việc dạy học

Nguyễn Huy Oánh sinh ngày 17/9/1713, trong một gia đình và dòng họ có truyền thống khoa bảng ở làng Tràng Lưu, xã Lai Thạch, tổng Lai Lạch, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay là làng Trường Lưu, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông vừa là một đại thần mẫn tiệp, vừa là một tài năng về thơ văn, triết học, lịch sử, địa lý, hội họa ... và để lại gần 40 tập sách khác nhau. Xuyên suốt cuộc đời, Nguyễn Huy Oánh vẫn là một nhà giáo tâm huyết, đam mê với sự nghiệp trồng người.

Thủy tổ của Nguyễn Huy Oánh là Ngũ kinh Bác sĩ Quốc Tử giám Nguyễn Uyên Hậu (thế kỷ XV). Tính từ cụ Thủy tổ, suốt 12 đời liên tục, đời nào dòng họ Nguyễn Huy cũng có nhiều người đăng khoa và đời nào cũng có người gắn bó với nghiệp dạy học, trong đó nhiều người giảng dạy ở Quốc Tử Giám. 

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Nhà thờ Nguyễn Huy Oánh và Nguyễn Huy Tự tại xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh: Báo Hà Tĩnh

18 thg 11, 2023

Nét độc đáo của tòa thành 230 năm tuổi gần thành phố Nha Trang

Thành cổ Diên Khánh được coi là tòa thành nguyên vẹn nhất của nhà Nguyễn bên ngoài Cố đô Huế còn được gìn giữ đến nay. Sau nhiều lần trùng tu, tòa thành đã xuất hiện nhiều điểm hư hỏng mới và bị xâm hại nghiêm trọng.

Tòa thành cổ nguyên vẹn nhất bên ngoài Cố đô Huế

Nằm ở thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), cách thành phố Nha Trang 10 km về phía Nam, thành cổ Diên Khánh được coi là tòa thành nguyên vẹn nhất của nhà Nguyễn bên ngoài Cố đô Huế còn được gìn giữ đến nay.



Theo các sử liệu, năm 1793 chúa Nguyễn Ánh đem quân chiếm vùng đất Diên Khánh từ nhà Tây Sơn. Ông quyết định xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc và giao Hoàng tử Cảnh trông coi việc xây dựng tòa thành này. Nhân lực để đắp thành gồm 3.000 quân Bình Thuận, 100 dân Thuận Thành. Trong hơn một tháng thì công trình hoàn thành.

Khám phá “viên ngọc thô” cực hấp dẫn giữa đại ngàn Đắk Lắk

Với diện tích mặt nước khoảng 100 ha, hồ được bao bọc bởi nhiều đồi núi và ruộng vườn. Mặt nước hồ luôn trong xanh, có sóng gợn nhẹ nhờ gió đại ngàn...

Nằm bên Quốc lộ 27, thuộc địa phận xã Yang Reh, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, hồ Yang Reh được ví như một "viên ngọc thô" trên bản đồ du lịch Tây Nguyên.

Thung Nham: Bản giao hưởng miền nhiệt đới