19 thg 1, 2017

Mẫu Tam phủ - Di sản của niềm tin và khát vọng

Ngày 1/12/2016, Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là một tín ngưỡng bản địa thuần Việt tôn thờ nữ thần, người mẹ của thiên nhiên, thông qua hình ảnh Thánh Mẫu, một vị thần tối cao có quyền năng sáng tạo, cai quản và phù trợ cho con người. Đặc biệt, hình thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ với đỉnh cao là nghệ thuật hầu đồng huyền bí, chứa đựng niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt của con người, đã làm nên nét đặc sắc và sức sống trường tồn cho loại hình tín ngưỡng đặc biệt này.

Phủ Dầy - trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu

Người Việt có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Tháng Tám âm lịch hàng năm người Việt có lễ giỗ Cha để tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Trần, và tháng Ba âm lịch giỗ Mẹ để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là đạo lí uống nước nhớ nguồn có từ hàng nghìn năm nay của người Việt.

Bảo tàng văn hóa của người Churu

Linh mục Nguyễn Đức Ngọc là người khởi xướng thành lập Bảo tàng để lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc Churu ở Tây Nguyên. Bảo tàng văn hóa Churu là địa chỉ tham quan, khám phá hấp dẫn mỗi khi du khách đến huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). 

Có mặt trên vùng đất của người Churu ở Đơn Dương từ năm 1972, linh mục Nguyễn Đức Ngọc đã bắt đầu học tiếng nói, chữ viết, lối sống, phong tục, tập quán của người Churu bản địa. Với những trải nghiệm, hiểu biết của mình, ông đã thấy cái đẹp, sự phong phú trong văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Churu cần phải được bảo tồn, gìn giữ để không bị mai một theo thời gian. Và khi chính thức trở thành linh mục giáo xứ Ka Đơn vào năm 1998, ông đã có điều kiện để thực hiện ý tưởng thu thập các hiện vật và tạo nên một Bảo tàng văn hóa Churu đồ sộ như hiện nay. 
Bảo tàng văn hóa của người Churu (thôn Doom A, xã Lạc Xuân) trưng bày hàng nghìn hiện vật trên nhiều lĩnh vực như: lễ hội, nhạc cụ, ẩm thực, phục trang... Tất cả các hiện vật đã thể hiện một bề dày truyền thống văn hóa trong cuộc sống của đồng bào Churu trên vùng đất cao nguyên trải qua nhiều thế hệ.
Linh mục Nguyễn Đức Ngọc đã tập hợp các già làng người Churu có trình độ để đi tìm, sưu tập hiện vật. Sau gần 20 năm, Bảo tàng văn hóa của người Churu đã hình thành với diện tích gần 40 m2 hiện đang trưng bày nhiều hiện vật có giá trị được hệ thống, sắp xếp theo từng chủ đề và gọi tên bằng cả tiếng Việt và tiếng Churu. Nhờ vậy, đồng bào Churu cũng như đồng bào các dân tộc khác sống trong vùng và du khách dễ dàng đến tìm hiểu, tham quan.

Đồ trang sức của phụ nữ dân tộc Churu được trưng bày tại Bảo tàng.

Trẻ em H'Mông xúng xính đón tết ở Mộc Châu

Không khí Tết người H'Mông ở Mộc Châu (Sơn La) vừa rực rỡ sắc màu với trang phục dân tộc, vừa nhộn nhịp bởi trẻ em và người lớn đều ăn uống, vui chơi .

Đến Việt Nam dịp Tết du khách không thể bỏ qua cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và văn hóa phong phú. 

Trekking 7 km xuyên rừng và cắm trại trong lòng hồ Trị An

Chỉ cách TP.HCM chừng 70 km, nơi đây có những địa danh như Hiếu Liêm, Vĩnh Cửu, Mã Đà, Chiến khu D, hồ Trị An, là cái tên vừa quen, vừa lạ lẫm với những ai yêu thích du lịch bụi. 

Chỉ mất chừng một giờ 30 phút từ trung tâm Sài Gòn, chúng tôi đã đặt chân đến hồ Trị An, nơi có nhà máy thủy điện cùng tên. Trong ảnh là cửa đập xả lũ của hồ. Khi mực nước vượt mức cho phép, hồ sẽ xả nước xuống phía hạ lưu. Thời điểm xả nước là lúc nhiều người dân địa phương vui mừng vì sẽ đánh bắt được rất nhiều tôm cá, trong đó nổi tiếng nhất ở hồ là cá hoàng đế. 

Về Ninh Thuận ngắm thác nước Chapơ cuối tuần

Ninh Thuận có một dòng thác nổi tiếng hùng vĩ nguyên sơ. Ngày đêm dòng thác ấy đổ như tiếng ca mãnh liệt của nàng sơn nữ, đó là thác nước Chapơ. 


Thác nước nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 60 km về phía tây bắc, ở độ cao khoảng 500 m so với mực nước biển, thuộc xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, cách quốc lộ 27B khoảng 10 km. 

16 thg 1, 2017

Hồ Ly ở Phú Thọ

Hồ Ly ở Phú Thọ đang nổi lên là điểm check-in mới, và vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ của cảnh vật, bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao, người Mường. 

Hồ Thượng Long là một trong những hồ có trữ lượng nước lớn nhất của tỉnh Phú Thọ, được người dân bản địa gọi là hồ Ly, nằm ở xã Thượng Long, huyện Yên Lập. 

Cuối tuần về ốc đảo chè xanh mát xứ Nghệ

"Đường vô xứ Nghệ "hút hồn du khách thập phương đến ốc đảo chè thơ mộng, nơi bạn phải thuê thuyền mới có thể đến tham quan. 

Miền tây Nghệ An nổi tiếng có khí hậu nắng nóng, khắc nghiệt. Đến đây, bạn sẽ phải reo lên vì ngạc nhiên và thích thú trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bao trùm không gian là một màu xanh đầy sức sống, xanh nước, xanh trời và xanh chè... Cảnh yên bình và thơ mộng khiến ta thư thái tâm hồn. Ảnh: Nguyễn Như Hiệp. 

Đồ quý hiếm của cung đình thời Nguyễn ở Sài Gòn

Nhiều hiện vật gốc quý hiếm gồm các trang phục, vật dụng cung đình triều Nguyễn đang được trưng bày tại triển lãm "Vàng son nhung gấm" tại TP.HCM. 

Ngày 21/12, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ tổ chức trưng bày chuyên đề "Vàng son nhung gấm" - Trang phục cung đình triều Nguyễn (1802-1945). 

Một chuyến Sơn Tây ăn bánh tẻ thời thơ ấu

Trong ký ức tôi, bánh tẻ luôn là một thứ quà quê gợi nhớ về thời thơ ấu, những năm tháng khó khăn và niềm hạnh phúc con trẻ khi được thỏa mãn cơn thèm ăn bánh trái... 

Bánh tẻ Phú Nhi - Ảnh: Thủy OCG 

Em gái từ Đà Nẵng ra Hà Nội chơi, mấy anh chị rủ đi chụp ảnh. Chiều âm u nắng, hai chiếc xe bám theo đê sông Hồng chạy ngược dòng, quanh queo một hồi nhằm hướng Sơn Tây mà đi.

Những cánh đồng xanh mướt hai bên triền đê trong màu khói sương u hoài, bảng lảng. Cô gái miền Trung ríu rít như con chim chích trên mương nước được xây kè cẩn thận, luôn miệng thốt lên đã lâu lắm rồi mới thấy cảm giác được về quê.

Ngơ ngẩn với đồng hoa hẹ và bánh hẹ Hiệp Thành

Chúng tôi đi Hiệp Thành, Bạc Liêu với mục đích tham quan chùa Xiêm Cán, vườn nhãn cổ, cây xoài cổ thụ và cánh đồng quạt gió. Nhưng lại “sa đà” vào một bất ngờ khác: những cánh đồng hoa... hẹ. 

Tuyệt đẹp một cánh đồng hoa hẹ - Ảnh: Châu Xuân Mai 

Đó là những luống hẹ xanh um chạy dài đến ngút tầm mắt mà khi chúng tôi dừng xe lại hỏi thăm, những người nông dân trồng hẹ đều mỉm cười: “Cứ vô coi đi, hẹ đang xanh. Chiều hay mai là cắt hết rồi đó”.

Thủ phủ hồng mùa này đâu đâu cũng quýt

Chúng tôi đến Đơn Dương, Lâm Đồng thăm một người bạn. Con đường dài chạy qua đèo D’ran, một thị trấn nhỏ nằm trong thung lũng, kề bên là cửa đập Đa Nhim. D’ran, thủ phủ của hồng nhưng trong mắt chúng tôi toàn quýt. 

Những cây quýt trĩu trái nằm ven chân núi, nhiều cây phải chống đỡ bằng dàn khung tre - Ảnh: Hằng Châu 

Thêm vài hướng dẫn qua điện thoại, rời trung tâm thị trấn buổi sáng có phần hơi náo nhiệt, cả nhóm chạy vào thôn Hòa Bình, một thôn làng nằm ven chân núi với những con đường đất bụi và bêtông.

12 thg 1, 2017

Cận cảnh những biệt thự Pháp sót lại ở 'Đà Lạt của miền Đông'

Trong quá trình khai thác cao su, người Pháp đã xây dựng một khu vui chơi nghỉ dưỡng ở vùng đất tựa như Đà Lạt thu nhỏ. Nhiều căn biệt thự đã được xây cất tại đây nhưng đến hiện nay đã nửa còn nửa mất.

Đây là căn biệt thự được nhiều người biết đến nhất với biệt hiệu "căn nhà ma" 

Trung tâm Văn hóa Suối tre (nằm ở xã Suối Tre, Thị xã Long Khánh Đồng Nai) được mệnh danh là “Đà Lạt của miền Đông”, do nơi đây từng là nơi nghỉ dưỡng, làm việc của người Pháp với những căn biệt thự trên các ngọn đồi nhấp nhô bên dòng suối trong xanh. Cùng với đó là những con đường uốn lượn bao bọc hàng ngàn cây xanh phủ bóng mát. 

Cá khô bổi Cà Mau vào mùa tết

Mùa này không chỉ tất bật đối với người nông dân, mà thương lái cũng sẵn sàng cho những thương vụ mới, tiêu thụ hàng trăm tấn cá đi khắp vùng miền. Riêng phần cá bổi (cá sặc rằn), người dân không xuất đi mà giữ lại, làm khô chuẩn bị cho mùa tết.

Những ngày gần tết “vương quốc” cá bổi ở Cà Mau vào vụ thu hoạch 

Thú vị trò leo núi mạo hiểm ở Ngũ Hành Sơn

Vừa được đưa vào khai thác ở ngọn Thủy Sơn (Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), leo núi mạo hiểm ngay lập tức tạo sức hút khám phá Ngũ Hành Sơn ở một góc độ khác đầy mới mẻ và phấn khích. 

Trải nghiệm môn Abseiling (leo xuống, trong lòng hang động) ở ngọn Thủy Sơn (Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) 

Bạn sẽ không phải thưởng ngoạn sơn thủy bằng những bậc tam cấp ngoằn ngoèo như hàng thế kỷ qua, mà vượt qua nỗi sợ độ cao để đu mình chơi vơi, lơ lửng ở độ cao gần 200 m so với mực nước biển, trên những mỏm núi đá nhấp nhô, vách dựng đứng… hay những vòm hang động tối thui và lành lạnh rợn người.

Pha Luông, điểm đến kiêu hãnh giữa núi rừng Tây Bắc

Sau Fansipan của thời cáp treo, đỉnh núi Pha Luông (Mộc Châu) đang là một điểm đến hoang dã và đầy thách thức cho những người yêu vùng đất Tây Bắc huyền ảo.

Quang cảnh trên đỉnh Pha Luông. 

Chinh phục đỉnh núi cao hơn 2.000 m (so với mặt nước biển) này vẫn còn đầy những hấp lực nguyên sơ. Bởi không kể những cánh rừng già rực lá phong đỏ đẹp nao lòng, mà khi đặt chân vào Pha Luông, bạn như còn tìm lại dấu vết của đoàn quân Tây Tiến năm nào vẫn còn rất sống động. Đường đến Pha Luông không phải là quá hiểm trở, nhưng ngọn núi vắt ngang đường biên giới tự nhiên Việt – Lào này vẫn là một hành trình nhiều gian nan. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị một sức khỏe tốt để chinh phục đỉnh núi Pha Luông, còn có rất nhiều thứ bên lề mà chúng ta cần chuẩn bị tinh thần để đối mặt.

Theo chân những người thợ đục hàu bên sông Cửa Lớn ở Cà Mau

Ngâm mình hàng giờ dưới nước, bấu víu vào những tảng bê tông với đầy vỏ hàu sắc nhọn để chống chọi lại dòng nước xiết chảy qua chân cầu cảng... là công việc thường ngày của những người thợ đục hàu bên bờ sông Cửa Lớn, thị trấn Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

Anh Trần Đình Hạnh, ngư dân tại khóm Hàng Vịnh, thị trấn Năm Căn đang chuẩn bị dụng cụ để bắt đầu công việc quen thuộc của mình. Một người thợ khác ngồi trên mui tàu giữ phao và thay nhau xuống đục mỗi khi người ở dưới đuối sức. 

Làng nghề chày thớt Phú Long

Làng nghề chày thớt Phú Long ở khu phố Hòa Long, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã tồn tại và phát triển từ hơn nửa thế kỷ qua. Đến nay, cái chày, tấm thớt Phú Long không những được ưa chuộng trên thị trường trong nước mà đã vươn xa ra thị trường các nước như: Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Lái Thiêu xưa vốn là vùng đất hoang sơ, có nhiều rừng nên nghề mộc nơi đây phát triển rất sớm nhờ nguồn nguyên liệu gỗ phong phú. Theo những người có kinh nghiệm làm chày, thớt ở Phú Long, người sáng lập ra làng nghề này là ông Hai Thiệt. Ban đầu, từ những khúc gỗ thừa của các xưởng mộc trong làng, ông mang về để tận dụng làm thớt. Sẵn nguồn nguyên liệu, lại nắm bắt nhu cầu của bà con trong vùng, ông Hai Thiệt làm thớt để bán, rồi truyền nghề lại cho con cháu sau này. Làng nghề dần được hình thành từ thời điểm những năm 1960 của thế kỷ trước và cũng để ghi công ông Hai Thiệt, người làng sau đó gọi ông là Hai Thớt.

Hiện làng nghề chày thớt Phú Long có hơn 20 cơ sở lớn, nhỏ làm việc quanh năm. Nếu trước đây một cơ sở khoảng 20 người làm thủ công chỉ được 300 thớt/ngày thì bây giờ với sự hỗ trợ của máy móc có thể sản xuất được 2.000 thớt/ngày. Ở nhiều cơ sở sản xuất lớn, sản phẩm chày, thớt Phú Long còn đăng ký thương hiệu và bán trong các siêu thị và xuất khẩu ra nước ngoài.

Những tấm thớt to bản còn nguyên vỏ cây khi được cưa ra từ thân cây gỗ nguyên liệu.

11 thg 1, 2017

Chinh phục “tiểu sa mạc” Hòa Thắng

Sau khi chinh phục chán chê các đỉnh núi, nhóm chúng tôi tìm thử thách mới bằng cung “hành xác”: chinh phục đồi cát Hòa Thắng, một trong những đồi cát lớn nhất Việt Nam, được mệnh danh là một “tiểu sa mạc”. 

Những dấu chân trên cát nóng - Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa 

Di chuyển bằng xe máy từ Sài Gòn ra gần tới Hòa Thắng, chúng tôi tập kết tại nhà nghỉ của bác An để nghỉ ngơi.

Nhà bác An cách đồi cát 3km nếu tính từ điểm gần chùa Bình Nhơn. Bác An còn kiêm cả vai trò cứu nạn, khi cần sẽ phóng xe đi giải nguy cho các phượt thủ khi có sự cố trên sa mạc.

Lạ mà ghiền với gỏi bòn bon Tiên Phước

Không chỉ ngắm những vườn bòn bon trĩu quả, những ngày này đến với miền đồi trung du Tiên Phước, Quảng Nam, du khách sẽ thấy ấm lòng hơn với đĩa gỏi bòn bon đặc sản của người dân nơi đây. 

Hấp dẫn đĩa gỏi bòn bon - Ảnh: Thanh Ly 

Nhắc đến Tiên Phước (Quảng Nam) người ta thường nhắc “Sông Tiên nước chảy ngược dòng. Ai về Tiên Phước để lòng ngẩn ngơ” hoặc “Tiên An có núi Đầu Voi. Có đập Vực Đá, có ngòi Nước Sôi"...

Ấm nồng canh ốc tía tô

“Ốc đồng em ơi, ốc đồng về nấu canh tía tô đi em!”. Giữa những tạp âm của phiên chợ phố ngày mưa, tiếng mời gọi yếu ớt kéo tôi về một góc trời quê hương xa xôi. 

Ấm nồng tô canh ốc tía tô - Ảnh: Thanh Ly 

Trên cánh đồng lộng gió, những tấm lưng trần ướt nhem nước mưa, chân lấm tấm bùn, đất mải miết theo từng luống cày, bờ ruộng, con kênh lần tìm vớt từng con ốc đồng.

Không chỉ lần đầu, nhưng sao chỉ cần thoáng nghe một lời nói thân thương, nhìn một hình ảnh quen thuộc mang hơi hướng đồng quê tôi lại giật mình, bối rối.

10 thg 1, 2017

Hồ Xạ Hương đẹp lặng thầm trên lưng núi Tam Đảo

Nhắc đến du lịch Tam Đảo là du khách thường nghĩ ngay đến thị trấn mù sương với nhà thờ đá, thác Bạc, đỉnh Rùng Rình, chùa Tây Thiên... Ít người biết rằng, dưới chân núi Tam Đảo còn có một hồ nước rộng lớn được ví như “nàng tiên” của mảnh đất này, nằm ẩn mình giữa đại ngàn hoang sơ.

Hồ Xạ Hương ở thung lũng núi Con Trâu, thuộc xã Minh Quang (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Đây là hồ nước ngọt nhân tạo rộng tới hơn 83 ha, thiết kế theo ý tưởng hồ trên lưng núi với mục đích lấy nước phục vụ nông nghiệp 

Ấn tượng những vòng tròn làng gốm Phù Lãng

Ấn tượng trong tôi về làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) ngay từ lần đầu tiên đến đây là những vòng tròn. Từ những con đường nhỏ hẹp chạy quanh làng như lạc vào mê cung đến vòng quay của những bàn xoay gốm. Ngay cả thành phẩm của làng nghề là chum, lọ, chậu cảnh cũng là những đường tròn được tạo nên từ vòng xoay ấy.

Thành phẩm của làng nghề là chum, lọ, chậu cảnh cũng là những đường tròn được tạo nên từ bàn xoay gốm 

Về thăm làng nghề cỏ tế Phú Túc gần trung tâm Hà Nội

Làng Phú Túc (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) nổi tiếng hơn 300 năm nay khi có nghề đan cỏ tế độc đáo. Những sản phẩm làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tính thẩm mỹ rất cao.


Vào khoảng thế kỷ thứ 17, Phú Túc là một vùng quê thuần nông với đồng lúa chiêm trũng mọc nhiều loại cây cỏ dại. Người dân có khá nhiều thời gian nhàn rỗi, thấy vậy bà Nguyễn Thảo Lâm, một người con của Phú Túc đã tận dụng những loại cỏ dại này để làm thành đồ gia dụng. Dần dà những loại cỏ này được gọi chung là cỏ tế (họ Dương Xỉ) và nghề đan cỏ tế trở thành nghề phụ của cả 8 thôn thuộc xã Phú Túc. 

Hẹn hò giữa bãi đá tình yêu bên sông Hồng

Ven đê sông Hồng có một địa điểm đẹp lý thú mà các đôi trai gái thường hò hẹn, đó chính là 'bãi đá tình yêu' thuộc phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội).


Sông Hồng có nhiều đoạn xung yếu, chính vì vậy ngay từ thời phong kiến các triều đình đã phải cho kè đá rất nhiều lần, đặc biệt ở ven kinh thành Thăng Long. Vào thời nhà Mạc, khu vực Bãi Đá sông Hồng ngày nay được kè quy mô khá lớn, thời Minh Mạng được tu sửa thêm chắc chắn.

8 thg 1, 2017

Lá phong nhuộm đỏ rực chốn cửa Phật ở Hải Dương

Cuối tháng 12, du khách đến chùa Thanh Mai sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rừng phong đỏ trong khung cảnh cổ kính, thanh tịnh của ngôi cổ tự. 

Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, xây dựng vào khoảng năm 1329. Trải qua nhiều thăng trầm, chùa đã được trùng tu, thu hút nhiều du khách thập phương đến tham quan kiến trúc độc đáo và rừng phong đỏ xung quanh. Ảnh: Trần Phương. 

Kiến trúc độc đáo của những nhà thờ khắp đất nước

Kiến trúc Nhà thờ cũng thay đổi theo trào lưu kiến trúc của thế giới, theo sự tiến bộ của kỹ thuật xây dựng và thay đổi theo cả yếu tố địa phương.

Nhà thờ Lớn Hà Nội (Nhà thờ Chính tòa Tổng Giáo phận Hà Nội), một trong những công trình kiến trúc lâu đời với phong cách Gothique, được xây dựng năm 1884.

Độc đáo thành cổ đá ong Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây là công trình kiến trúc quân sự độc đáo, là toà thành duy nhất ở Việt Nam được xây dựng bằng vật liệu đá ong.

Thành cổ Sơn Tây nằm ở trung tâm thị xã Sơn Tây (Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 42km. Đây là công trình quân sự, là thủ phủ của vùng đất Sơn Tây xưa, được coi là một trong tứ trọng trấn (bốn trấn quan trọng) của đất Thăng Long; đó là: Sơn Tây, Kinh Bắc (Bắc Ninh), Hải Dương, Sơn Nam (Nam Định). Thành Sơn Tây vừa là hậu cứ, vừa là bàn đạp để tiến ra bảo vệ phên giậu vùng tây và tây bắc đất nước.

5 thg 1, 2017

Làng gốm cổ hơn 1.000 năm tuổi bên sông Hồng

Theo một số tài liệu lịch sử, làng gốm cổ Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội được hình thành từ thế kỷ thứ 9, đến nay đã hơn 1000 năm tuổi.

Nằm ngay cạnh làng gốm sứ nổi tiếng của Hà Nội là Bát Tràng, thế nhưng cũng rất ít người biết tới tên gốm Kim Lan, dù thậm chí nghề gốm ở đây còn lâu đời hơn cả gốm Bát Tràng…

Ngược miền đá núi Hà Giang

Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới, nằm ở cực Bắc của Tổ quốc. Mảnh đất này mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ với những dãy núi đá tai mèo lởm chởm, những cung đường đèo quanh co uốn lượn giữa lưng trời, những thửa ruộng bậc thang vàng óng ả khi sắp vào mùa gặt và cả những điều bí ẩn chưa từng khám phá hết về đời sống văn hóa của cộng đồng hơn 20 dân tộc như Mông, Tày, Dao, Nùng, Giáy... 

Hà Giang là vùng đất cổ, nơi sinh sống của cộng đồng hơn 20 dân tộc ít người với nhiều phong tục, tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội sinh động, hấp dẫn du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Cổng Trời, núi đôi Quản Bạ (huyện Quản Bạ); dinh thự nhà Vương, cột cờ Quốc gia Lũng Cú (huyện Đồng Văn); đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc); thác Tiên - đèo Gió, bãi đá cổ Nấm Dẩn (huyện Xín Mần); suối khoáng Quảng Ngần (huyện Vị Xuyên)... rất hấp dẫn du khách đến tham quan, nghiên cứu tìm hiểu.

Dốc Chín Khoanh ở Phố Cáo, Đồng Văn với những cung đường đèo núi quanh co, hiểm trở. Ảnh: Hoàng Quang Hà

Nước mắm Gành Đỏ

Nhiều thế hệ người dân ở Gành Đỏ (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) khi sinh ra, họ đã ngửi thấy mùi nước mắm, ăn cơm với nước mắm mà lớn lên, rồi lấy vợ sinh con, học nghề cha ông truyền lại. Cái nghề theo người vùng thị xã Sông Cầu như định mệnh, như lời nói chân chất của bà Trần Thị Dung, 60 tuổi, chủ hiện tại của cơ sở nước mắm Ông Già: “Khi nào vợ chồng tôi không làm nổi nữa thì con tôi sẽ kế nghiệp nghề làm nước mắm của gia đình.” 

Những ngư dân ở thị xã Sông Cầu cho rằng, loại cá cơm (nguyên liệu làm nước mắm) ở vùng biển Phú Yên có một mùi thơm đặc biệt, khi làm ra nước mắm Gành Đỏ cũng mang mùi thơm ngon đặc trưng không thể lẫn vào những loại nước mắm khác.
Cũng theo bà Dung, trước đây nhiều người làm nước mắm không ai chú ý đến tên gọi cả. Nhiều du khách đến đây mua về ăn thấy ngon rồi “truyền tai” nhau, giới thiệu về loại nước mắm ở Gành Đỏ, tên gọi truyền miệng của làng nghề dọc biển làm nước mắm ở thị xã Sông Cầu. Rồi từ sau năm 1975, bà Dung mới cùng những cơ sở khác mới đăng ký nhãn hiệu.

Nuôi gà kỳ lân giữa Sài thành

Những chú gà “khổng lồ” với bộ lông đủ màu sắc “đỏm dáng” là ấn tượng ban đầu cho giống gà kỳ lân (có tên khoa học là Brahma) hiện được nuôi ở một số trại gà tại Tp. Hồ Chí Minh những năm gần đây. Loại gia cầm được mệnh danh là “Ông hoàng của các giống gà” được bán cho nhiều người chơi gà cảnh với quan niệm sẽ mang lại cho gia chủ nhiều may mắn. 

Thăm trại gà kỳ lân của anh Lê Ngọc Phước (phường Thạnh Lộc, quận 12, Tp. Hồ Chí Minh), chúng tôi được tận mắt chứng kiến và tìm hiểu những đặc tính của loài gà độc đáo này. Theo anh Phước thì trước đây anh từng nuôi đủ loài gà, trong đó có cả gà Đông Tảo nên có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và hiểu biết về các loài gà. Cách đây 4 năm, biết được gà kỳ lân có hiệu quả kinh tế cao khi có thể sử dụng để làm cảnh, cho sản xuất trứng hoặc làm thịt, anh Phước đã nhập 6 cặp gà từ Pháp với giá gần 15 triệu đồng/cặp để nuôi thử.

Đặc điểm dễ nhận biết của gà kỳ lân là có một bộ râu xòe rộng ra hai bên má, chân nhiều lông và 5 ngón chân trên mỗi bàn chân giống như chân người, chứ không giống gà bình thường chỉ có 3 ngón. Đặc biệt, lông của loài gà này phủ kín cơ thể xuống tận móng chân khiến dáng vẻ mỗi chú gà trở nên khá “kiểu cách”, và về tổng thể trông giống như con kỳ lân. Về cơ bản, gà kỳ lân có hai màu chủ đạo là màu xám tro hay xám trắng với con mái, còn con trống có màu vàng trắng, vàng chuối là chủ yếu.

Gà kỳ lân trưởng thành đạt trọng lượng 7-8kg/con.

Giòn thơm bánh cóng Sóc Trăng

Ăn đĩa bánh cóng Sóc Trăng nhớ mãi cái nóng sốt, giòn rụm quyện hương thơm bùi béo của đậu xanh với nước chấm chua ngọt nơi đầu lưỡi.

Bánh cóng hay còn gọi là bánh cống có nguồn gốc ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, nay có mặt ở nhiều tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Bánh được làm từ thịt heo bằm nhuyễn với bột gạo, đậu xanh hột chấm với nước mắm chua ngọt.

Gạo và đậu xanh để làm bánh cóng đều phải chọn loại ngon, ngâm nước từ sáu giờ cho nở đều. Xay gạo thành bột nước, nêm chút muối, đường cho vỏ bánh đậm được đậm đà. Đậu xanh hấp chín, nguyên hạt. Tôm cũng là thành phần không thể thiếu. Chọn tôm đất bắt từ các dòng sông miền Tây, cắt bỏ đầu, giữ lại phần đuôi cho đẹp, rút sợi chỉ đen trên sống lưng rửa sạch để ráo nước. Hấp tôm chín tái. Nhân bánh cóng làm từ thịt nạc heo với tôm bóc vỏ bằm nhuyễn. Có thể trộn hỗn hợp nhân vào trong bột nước quậy đều hoặc để riêng khi nào đổ bột vào khuôn mới cho nhân vào giữa.

Bánh pía - món quà thân thương từ Sóc Trăng

Nhân đậu xanh, trứng muối, sầu riêng bọc trong lớp bột mỏng rồi mang đi nướng, chiếc bánh pía Sóc Trăng là món quà quê nổi tiếng từ trăm năm nay.

Bánh pía có nguồn gốc từ Triều Châu, được người Hoa đến miền Nam và Tây Nam bộ lập xưởng rồi dần dần truyền nghề cho cả người Việt, nổi tiếng nhất là ở Sóc Trăng. Tại đây, nhiều xưởng bánh đã ra đời từ gần 100 năm trước. Để có được chiếc bánh ngon, tất cả quy trình làm bánh đều phải thực hiện thủ công. Đầu tiên, trứng vịt được mang đi muối trong một tháng, sau đó tách lấy lòng đỏ. 

4 thg 1, 2017

Khám phá Hà Nội trên lưng "chú ong kiều diễm"

Với ý tưởng độc, lạ bên cạnh các giá trị văn hóa của xe Vespa, nhóm 8X hanoi Vespa tour đã thực hiện chương trình khám phá Hà Nội bằng xe Vespa cổ - được du khách ví như "đi du lịch trên lưng chú ong kiều diễm". 

Cách đây 3 năm, Trịnh Văn Xứng, người sáng lập 8X hanoi Vespa tour mới bập bẹ chơi Vespa cổ vì loại xe này được ví như "chú ong kiều diễm". Có lần Xứng nghe báo chí giới thiệu về loại hình du lịch đi xe Vespa khám phá các địa danh ở Sài Gòn. Với ý nghĩ mang Vespa tour ra Hà Nội, nhóm 8X hanoi Vespa tour đã lên chương trình và gửi đến các công ty du lịch.

Sau khi nhận được đơn đặt hàng, nhóm 8X hanoi Vespa tour lên kế hoạch phục vụ khách trong khoảng thời gian 3 giờ/tour, với chi phí khách phải trả là 60-70 USD. 8X hanoi Vespa tour đưa du khách đến những địa danh nổi tiếng như: Hồ Gươm, Phố cổ, Cầu Long Biên, Con đường gốm sứ, hồ Trúc Bạch, Hồ Tây, Chùa Trấn Quốc, Khu quần thể Lăng Chủ Tịch... nhằm giới thiệu những tinh hoa, văn hóa của Hà Nội.

Các hướng dẫn viên du lịch nhóm 8X hanoi Vespa tour chuẩn bị đồng phục để bắt đầu cho tour du lịch.

Lạc chốn thiên đường ở cánh đồng hoa túy điệp ven Hồ Tây

Những ngày cuối năm, rất nhiều du khách tìm đến cánh đồng hoa túy điệp ở ven Hồ Tây để tham quan và chụp ảnh. Màu tím thướt tha, mộng mơ của hoa khiến bạn như đang lạc vào chốn thiên đường. 

Thung lũng hoa Hồ Tây nằm ở ngã ba đường Nhật Chiêu – Công Viên Nước với diện tích rộng hàng ngàn m2 trồng đủ các loài hoa lạ mắt như hoa túy điệp, hoa hướng dương, hoa cánh bướm... thu hút được sự quan tâm với những người yêu thích chụp ảnh. 

Săn mây, đón bình minh trên núi Bà Đen - Tây Ninh

Nếu bạn thích du lịch thì không thể bỏ qua trải nghiệm săn mây, đón bình minh tại núi Bà Đen, Tây Ninh, để thấy vẻ đẹp huyền ảo đầy chất thơ. 

Ngoài những câu chuyện huyền bí về đức tin, tín ngưỡng của người dân Tây Ninh, thì núi Bà Đen còn được biết đến như là nóc nhà của vùng Nam Bộ, với đỉnh cao nhất là 986 m, diện tích 24 
km2, được hình thành bởi ba ngọn núi: núi Heo, núi Phụng, núi Bà Đen.

Khung cảnh như cõi mộng ở Bà Đen. Ảnh: Nam Phạm. 

Những "dòng sông mây" kỳ ảo nơi ải Bắc Lai Châu

Vẻ đẹp hoang sơ núi rừng trong mây, cùng với những cảnh quan kỳ vĩ nơi ải Bắc Lai Châu đang là điểm đến của hàng nghìn du khách.

Khi ánh bình minh hé sáng trên đỉnh núi, bắt đầu cho một ngày mới của vạn vật, muôn loài cũng là lúc những dòng sông mây hình thành dưới những thung lũng. 

Vãn cảnh Thiền viện Trúc Lâm phương Nam

Được xây dựng theo lối kiến trúc thời Lý – Trần, Thiền viện Trúc Lâm phương Nam tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng đất Tây Đô. 

Thiền viện Trúc Lâm phương Nam được xây dựng từ nguyện vọng của tăng ni, phật tử và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Tp. Cần Thơ mong muốn có một ngôi chùa để kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, tâm linh Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm thuần Việt do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.

Điểm ấn tượng đầu tiên mà du khách đến viếng thăm thiền viện là lối kiến trúc độc đáo. Cổng chính là những vòm mái vuốt cong với hình đầu rồng cách điệu, cửa làm bằng gỗ. Bên trái cổng là tượng Vi Đà Hộ Pháp (ông Thiện) bảo vệ ngôi Tam Bảo. Bên phải là tượng Tiêu Diện Đại Sĩ (ông Ác) chuyên hàng phục quỷ yêu, cứu độ chúng sinh. Qua cổng chính là khoảng sân gạch rộng lớn khiến du khách cảm nhận ngay được sự thoáng đãng của chốn thanh tịnh. Từ sân gạch, du khách phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ uy nghi của Chánh điện (còn gọi là Đại Hùng Bửu Điện).

Cổng chính vào Thiền viện Trúc Lâm phương Nam.

"Thế giới băng giá" giữa vùng nhiệt đới

Công viên Văn hóa Đầm Sen ở quận 11, Tp. Hồ Chí Minh đã triển lãm các tác phẩm nghệ thuật tạc từ băng đá mô phỏng các công trình kiến trúc nổi tiếng của Việt Nam và thế giới nhằm phục vụ du khách trong mùa Giáng sinh 2017. 

Với chủ đề "Thế giới băng giá", triển lãm trưng bày tái hiện 18 công trình kiến trúc nổi tiếng trong và ngoài nước bằng chất liệu nước đá nguyên khối như: Chùa Một Cột (Hà Nội), Cầu Rồng (Đà Nẵng), chợ Bến Thành (Tp. Hồ Chí Minh), Khải hoàn môn (Pháp), đền Lotus (Ấn Độ), đền Angkor Wat (Campuchia), tháp Vạn Tượng (Lào), Nhà thờ Basil (Nga)… Để xem được những tác phẩm này, du khách sẽ được phát áo choàng giữ ấm và bao tay vì ở đây lúc nào cũng lạnh -100C.

Triển lãm được tạo bởi hơn 50 kỹ sư, kỹ thuật viên Việt Nam và 20 nghệ nhân điêu khắc băng đến từ Cáp Nhĩ Tân (Hắc Long Giang, Trung Quốc). Toàn khu triển lãm có diện tích 2.000m², sử dụng 750m³ băng, 2.000 bóng đèn màu được xử lý đặc biệt để chịu lạnh ổn định. Đặc biệt, các kỹ sư đã nghiên cứu lắp đặc hệ thống chiếu sáng tự động ở những vị trí có góc chụp ảnh đẹp để du khách có thể những bức ảnh lưu niệm ưng ý.

Cổng chào được trang trí bắt mắt để thu hút khách tham quan.

3 thg 1, 2017

Hồ nước xanh được mệnh danh 'Tuyệt Tình Cốc' ở Hải Phòng

Hồ nước màu xanh độc đáo tọa lạc ở thôn Trại Sơn, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đang là điểm đến thu hút sự quan tâm của nhiều phượt thủ. 

Xuất phát từ một vài hình ảnh được chia sẻ trên một nhóm phượt uy tín, hồ nước màu xanh ở thôn Trại Sơn, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng bỗng dưng trở nên nổi tiếng và được rất nhiều người mê xê dịch tìm đến để “sống ảo”. 

Hồ Cổ Yếm với màu nước xanh ngọc bích đẹp mắt. 

Khám phá 'Tuyệt tình cốc' ở Ninh Bình

Thời gian gần đây, dân du lịch truyền tai nhau một địa điểm có biệt danh "Tuyệt tình cốc" của Việt Nam với vẻ đẹp không thua kém những sơn trang nổi tiếng trong phim kiếm hiệp. 
Đó là chùa động Am Tiên nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, nơi vua Đinh Tiên Hoàng từng nuôi hổ báo, xây pháp trường, đồng thời có ngôi chùa Thái hậu Dương Vân Nga tu hành cuối đời. 

Cổng vào động chùa Am Tiên. Ảnh: Phi Ba Ngơ. 

Hồ Đá Xanh (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Hồ Đá Xanh có khung cảnh kỳ diệu với nước hồ xanh mướt, những ngọn núi cao sừng sững phía xa. Nơi đây là địa điểm mới mà các bạn trẻ từ TP.HCM tìm đến để thư giãn vui chơi. 

Hồ Đá Xanh nằm bên sườn núi Dinh ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nơi đây khung cảnh hoang sơ, hữu tình đẹp như tranh vẽ. Không gian thoáng đãng và yên bình khiến du khách mê mẩn ngay từ lần đầu đặt chân tới. Ảnh: Mamnhan. 

Xốn xang cá trũ sông Thu Bồn mùa nước lũ

Bao nhiêu mùa lụt tuổi thơ qua cũng là bấy nhiều lần vác trũ, câu, lờ… Nay lũ về, dù không lớn nhưng trong mưa đông lành lạnh bên mâm cơm bốc khói, lòng bỗng thấy xốn xang khi gắp từng con cá nhỏ nhâm nhi. 

Nguyên liệu cho món cá trũ kho lá nghệ - món ngon hầu như gia đình nào cũng thích - Ảnh: T.Ly 

Mấy hôm nay miền Trung “mưa như cầm chĩnh đổ”. Mưa suốt ba, bốn ngày không ngớt. Nước trên thượng nguồn Thu Bồn (Quảng Nam) quê tôi đổ về con sông trước làng đục ngầu kèm theo bèo bọt, gỗ mục trắng sông.

Hấp dẫn món lạ từ khô và gân trâu

Khô trâu làm gỏi, gân trâu chiên tỏi... Ngon, lành và giàu chất bổ dưỡng, gần đây, nhiều quán ăn, quán nhậu bình dân đã chế biến thịt trâu thành nhiều món ăn dân dã nhưng không kém phần tinh tế. 

Gỏi khô trâu - Ảnh: Hoài Vũ 

Thịt trâu là một trong những loài thực phẩm ngon, lành và giàu chất bổ dưỡng nhưng vốn không phổ biến trên thị trường.

Gần đây, nhiều quán ăn, quán nhậu bình dân đã chế biến thịt trâu thành nhiều món ăn dân dã, tuy đậm chất quê mùa nhưng không kém phần tinh tế, đặc biệt là món khô trâu làm gỏi và gân trâu chiên tỏi.…

Một buổi trưa ăn ram Hà Tĩnh ở Hà Tĩnh

Không phải món ăn nào cũng đọng lại trong tôi bởi vẻ đẹp và hương vị tuyệt hảo. Có món được nhớ đến bởi chút nhói lòng từ câu nói của người bán hàng trên nẻo đường xa. Ram Hà Tĩnh là một món như thế. 

Ram Hà Tĩnh, 5.000 đồng/chiếc - Ảnh: Thủy OCG 

Những bữa ăn vội dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh luôn mang lại cho tôi một cảm xúc rất lữ hành. Không phải là thứ “cơm đường, cháo chợ” kiểu qua loa rẻ tiền ăn cho xong bữa, mà luôn là những ký ức êm đềm nhất của một hành trình.

Làng nghề đan đát Vinh Ba

Hàng trăm năm qua, làng nghề đan đát Vinh Ba (xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) đã nổi tiếng với những sản phẩm đan đát từ các nguyên liệu chủ yếu là tre, nứa. Các sản phẩm truyền thống của làng hiện được sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng sử dụng trong đời sống hàng ngày như: bồ, thúng, nia, sàng, giỏ tre, vỉ tráng bánh… 

Ở Vinh Ba, hầu như ai cũng có thể tham gia vào hoạt động đan đát, từ thanh niên, phụ nữ đến trẻ em hay các cụ già. Quanh đường làng ngõ xóm, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh quen thuộc là đàn ông chẻ tre, chuốt sợi, đàn bà, trẻ em ngồi quây quần đan đát như một đặc trưng riêng biệt của địa phương. 

Nguyên liệu tre, nứa hiện có sẵn tại địa phương là lợi thế để Vinh Ba phát triển các sản phẩm đan đát . Ảnh: Thông Hải

Nuôi gà thảo mộc ở Định Quán

Nuôi gà thảo mộc, hay còn gọi là thảo dược, khác với những mô hình nuôi khác ở chỗ người nuôi bổ sung vào khẩu phần thức ăn nhiều loại thảo dược tốt có lợi cho sức khỏe của gà, góp phần thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh và chất kích thích tố tăng trọng thường sử dụng trong quy trình nuôi gà bình thường.

Nuôi gà thảo mộc là mô hình chăn nuôi kiểu mới không sử dụng kháng sinh, giúp cho thịt gà có hương vị thơm ngon, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Bà Cao Thị Ten (ấp 2, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) là người tiên phong trong việc nuôi gà thảo mộc ở tỉnh Đồng Nai.

Từ lâu, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đã hướng tới nền chăn nuôi sạch, bền vững và xu hướng này trở nên khá phổ biến trên thế giới. Nắm bắt được xu thế đó và nhận biết nhu cầu thị trường luôn ưu tiên sử dụng sản phẩm sạch, chất lượng, từ năm 2011, bà Cao Thị Ten đã tiến hành nuôi thử nghiệm lứa gà thảo mộc đầu tiên.

Trang trại nuôi gà thảo mộc của bà Cao Thị Ten (ấp 2, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai).

2 thg 1, 2017

Đến hồ Than Thở nghe "đồi thông kể chuyện tình buồn"

Danh thắng Hồ Than Thở - Đồi Thông Hai Mộ với vẻ đẹp lãng mạn và đi vào thơ ca về những câu chuyện tình buồn mà chung thủy, son sắt đã thu hút nhiều du khách khi đến với Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng). 

Người dân vùng cao nguyên Lâm Viên còn lưu truyền một truyền thuyết rằng: Vào thế kỷ 18, khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dấy binh đánh quân xâm lược nhà Thanh, trai tráng khắp nơi hưởng ứng, trong đó có Hoàng Tùng. Trước khi tòng quân, Hoàng Tùng và người yêu là Mai Nương rủ nhau ra bên bờ hồ hẹn thề đến mùa xuân - khi hoa mai anh đào nở sẽ đem tin thắng trận trở về. Ở nhà, Mai Nương được tin Hoàng Tùng tử trận nên đã gieo mình xuống hồ. Đến giữa mùa xuân Hoàng Tùng thắng trận trở về, chàng vô cùng đau đớn khi biết người yêu đã chết nên cũng gieo mình xuống hồ nước. Cảm thương đôi trai gái bạc mệnh, rừng thông rì rầm khúc nhạc bi ai. Từ đó hồ có tên là Than Thở cho đến ngày nay.
Mối tình ngang trái của Lê Thị Thảo và Vũ Minh Tâm là câu chuyện có thật cách nay hơn 60 năm với tình tiết gần giống như bi kịch về tình yêu đã đi vào huyền thoại của Romeo - Juliet được viết bởi đại văn hào William Shakespeare. Tâm là chàng trai quê ở Tiền Giang yêu cô gái tên Thảo đang độ tuổi vừa đôi tám. Cả hai yêu nhau say đắm, nồng nàn, thường hẹn hò trên đồi thông trong những buổi chiều sương lãng đãng. Tại đây, Tâm đã dành cho người con gái của mình những lời yêu thương tha thiết, ước hẹn một ngày sẽ nên duyên vợ chồng.

Ngờ đâu, cha mẹ Tâm khi biết chuyện đã ngăn cấm đôi trẻ vì lý do không môn đăng hộ đối. Phẫn chí, Tâm bỏ đi xa, để một ngày, Thảo nghe tin người yêu đã chết. Nàng đau đớn tìm ra nơi hẹn hò khi xưa mà khóc than, rồi gieo mình tự vẫn. Nhưng éo le là Tâm không chết và đã trở về tìm người yêu. Đau đớn khi biết Thảo chết vì tình và chàng cũng tự tử để giữ trọn lời thề non hẹn biển với người con gái mình yêu thương. Hai người cũng được thỏa ước nguyện nằm bên nhau mãi mãi trên đồi thông và cũng từ đó đồi thông có tên là “Đồi Thông Hai Mộ”. 

Khu du lịch hồ Than Thở cách trung tâm Tp. Đà Lạt 6km về phía đông.

Khám phá Đà Lạt qua những cung đường đèo hùng vĩ

Những con đèo quanh co, uốn lượn nối tiếp nhau nơi mảnh đất ngàn thông sẽ đem lại trải nghiệm thú vị cho những đôi chân ham xê dịch. 

Những cung đường đèo uốn lượn dẫn vào TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã được nhiều du khách biết đến như những thắng cảnh tuyệt đẹp, chỉ có ở khu vực Tây Nguyên. Hãy ghé thăm Đà Lạt một lần, bạn sẽ có dịp thưởng thức vẻ đẹp ngoạn mục, nên thơ của những cung đường đèo này. 

Đèo Prenn

Đèo Prenn dài 11 km, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km. Đây cũng là con đường từ sân bay Liên Khương dẫn vào thành phố. Đèo Prenn có độ dốc vừa phải, uốn lượn qua một thác nước cùng tên.

Hai bên đèo là những hàng thông cao vút với cảnh đẹp nao lòng du khách. Nơi đây còn được ví như dải lụa hồng duyên dáng của thành phố, nhờ những vườn mai anh đào trải dài theo cung đường.

Trên đường đèo, du khách có thể dừng xe, ghé thăm căn biệt thự trắng và khám phá những câu chuyện ma mị xoay quanh ngôi nhà này. Đến đèo Prenn, bạn sẽ cảm nhận được cái se lạnh của phố núi ngay cả khi trời đang nắng. Chỉ khoảng 13-14h, cung đường sẽ được bao phủ bởi mây mù và sương. 

Con đường đèo mộng mơ uốn mình qua những hàng thông cao vút. 

Bắc Kạn có một thứ quà không ai dám... 'ăn vụng'

Bạn ở Bắc Kạn, cứ đến mùa này là gửi xe khách xuống cho vài chục cân quýt hôi, thứ quả ăn chơi mà muốn “ăn vụng” là điều không tưởng, bởi mùi hương “thần thánh” không loại quýt nào có được. 

Mùa quýt hôi Bắc Cạn - Ảnh: Thủy OCG 

Cuối năm dương lịch, dọc theo quốc lộ 3 từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn, những hàng quýt dân dã kê bán dọc hai bên đường khiến nhiều lái xe không thể không dừng lại.

Tiết trời se lạnh, còn gì ngon hơn thưởng thức cá chìa vôi nướng bên than hồng

Vào tháng 10, tháng 11 là thời điểm cá chìa vôi tập trung thành đàn đi kiếm ăn ở khu vực san hô nhiều. Đây cũng chính là mùa đánh bắt chìa vôi của ngư dân các vùng ven biển Quảng Nam, Đà Nẵng. Cá chìa vôi mới đánh bắt luôn có được vị tươi ngon.
Từng khúc cá sau khi làm sạch được ướp với ít muối, mắm và tiêu cho dậy mùi rồi bắc lên bếp kho lăn tăn. Không cần đợi lâu, thoắt cái đã chín. Vị ngọt thanh của cá hòa quyện cùng mùi thơm của chén cơm nóng đã thỏa được lòng mong nhớ sau mấy tháng chìa vôi vắng bóng... 

Cá chìa vôi nướng trên bếp than hồng - Ảnh: Thanh Ly 

Cá sơn kho lá nghệ món ngon dân dã ngày mưa

Nguyên liệu cho món cá sơn kho lá nghệ tươi - Ảnh: Thanh Ly 

Cá sơn được ngư dân liệt kê vào hàng cá trũ (những loại cá đánh bắt bằng lưới ven sông như cá mại, cá móm, cá luối...). Cá sơn có kích thước cỡ chừng ngón tay cái, thân hình thoi, màu trắng trong suốt, da có vảy nhỏ, thịt mềm. 

Theo kinh nghiệm dân gian, cá sơn thịt ngon, tính hàn, không những chế biến được nhiều món mà còn giúp bồi bổ cơ thể. Vào mùa cá sơn, người dân đánh bắt đưa vào bờ, đong từng chén cho cư dân trong làng với giá khoảng 10.000 đồng mỗi chén, cốt để chia nhau sản vật mùa nước lụt. 

Du khách thích thú chèo thuyền thăm Hội An mênh mông nước

Đô thị cổ Hội An đẹp giữa mênh mông nước sau những trận mưa lớn, điểm xuyết những ghe thuyền chen giữa mái ngói rêu phong...

Du khách thuê đò đi ven sông Hoài. Bên kia sông các con phó ở khu An Hội đã ngập nước.