Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
19 thg 3, 2023
Chiêm ngưỡng làng du lịch tốt nhất thế giới tại Thái Nguyên
Làng nhà sàn Thái Hải được mệnh danh là một ốc đảo xanh giữa lòng TP. Thái Nguyên. Đây không chỉ là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Tày mà còn mà điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước.
1 thg 9, 2022
Chùa Hang – “Tiên Lữ Phật động”
"...Ngày xưa tiên xuống đây chơi
Yêu người mến cảnh đường mây quên về
Ngọc Hoàng nổi giận, chiếu phê
Đẩy vào hang vắng cấm về Thiên cung...”
10 thg 7, 2022
Độc đáo chợ chè Phúc Xuân
Chợ chè phiên Phúc Xuân thuộc thành phố Thái Nguyên, giáp danh huyện Đại Từ được hình thành gần 30 năm, nơi có diện tích, sản lượng, chất lượng chè cao của tỉnh, chợ mỗi tháng họp 9 phiên vào các ngày 1,4,6,11,14,16,21,24,26 âm lịch.
Từ sáng sớm, người mua từ nhiều tỉnh thành, người bán từ các vùng trồng chè trong khu vực đã tấp nập đổ về chợ phiên, nét độc đáo của chợ phiên nơi đây là công đoạn thử chè của những người mua. Trong khi người bán đon đả mời chào thì người mua có một quy trình thử chè gồm: hình (của búp và cánh), sắc, hương, vị (của nước), hình (của bã chè).
Từ sáng sớm, người mua từ nhiều tỉnh thành, người bán từ các vùng trồng chè trong khu vực đã tấp nập đổ về chợ phiên, nét độc đáo của chợ phiên nơi đây là công đoạn thử chè của những người mua. Trong khi người bán đon đả mời chào thì người mua có một quy trình thử chè gồm: hình (của búp và cánh), sắc, hương, vị (của nước), hình (của bã chè).
2 thg 7, 2022
Cắm trại trốn nóng ở Thái Nguyên
Cách Hà Nội khoảng 80 km, khu vực thác Ngao - Thái Nguyên là một trong những điểm cắm trại mới hút khách.
28 thg 6, 2022
Bốn suối thác hoang sơ gần Hà Nội
Ẩn mình trong rừng núi ở Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ... những dòng suối mát lạnh là điểm tránh nóng lý tưởng cho du khách hè này.
Các điểm đến này đều cách Hà Nội chỉ khoảng 100 km, đi lại thuận tiện trong ngày hoặc hai ngày một đêm. Nếu không thể nghỉ ngơi ở những vùng biển xa, thì các điểm đến này thích hợp cho gia đình bạn hè này.
Các điểm đến này đều cách Hà Nội chỉ khoảng 100 km, đi lại thuận tiện trong ngày hoặc hai ngày một đêm. Nếu không thể nghỉ ngơi ở những vùng biển xa, thì các điểm đến này thích hợp cho gia đình bạn hè này.
6 thg 12, 2021
Đền Đuổm ở Thái Nguyên
Đền Đuổm tọa lạc tại xã Động Đạt (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) thờ danh tướng Dương Tự Minh, một thủ lĩnh người Tày có công lớn trong việc bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía bắc Đại Việt.
2 thg 5, 2021
"Bản nhạc rừng xanh" giữa lòng thành phố Thái Nguyên
Khác với những khu bảo tồn dân tộc thông thường, Làng nhà sàn Thái Hải (Thái Nguyên) không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá dân tộc mà còn là nơi sinh sống lao động thực tế của người đồng bào nơi đây, mang đến cảm giác mới lạ, độc đáo và yên bình cho du khách.
Nếu như xã hội hiện đại ngày nay khiến con người ta cảm thấy quá vội vã và đôi khi mệt mỏi với những guồng quay của cuộc sống thì đến với bản làng Thái Hải du khách sẽ được sống chậm lại, thư giãn và có những trải nghiệm vô cùng đặc biệt.
Làng nhà sàn Thái Hải tên gọi đầy đủ là Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải thuộc xóm Mỹ Hào – Thịnh Đức – TP.Thái Nguyên. Với diện tích khoảng 25ha đây là nơi quy tụ và gìn giữ của hơn 30 ngôi nhà sàn có tuổi đời cả trăm năm. Các ngôi nhà sàn này đều được chuyển từ khu ATK Định Hóa và được phục dựng nguyên bản lại với mục đích gìn giữ và bảo tồn văn hoá dân tộc Tày. Được xây dựng từ năm 2003, đến năm 2011 làng nhà sàn Thái Hải chính thức được đưa vào khai thác phục vụ du lịch với nét độc đáo: chính dân bản vừa làm “nhân viên” vừa làm “hướng dẫn viên du lịch” cho du khách.
Nếu như xã hội hiện đại ngày nay khiến con người ta cảm thấy quá vội vã và đôi khi mệt mỏi với những guồng quay của cuộc sống thì đến với bản làng Thái Hải du khách sẽ được sống chậm lại, thư giãn và có những trải nghiệm vô cùng đặc biệt.
Làng nhà sàn Thái Hải tên gọi đầy đủ là Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải thuộc xóm Mỹ Hào – Thịnh Đức – TP.Thái Nguyên. Với diện tích khoảng 25ha đây là nơi quy tụ và gìn giữ của hơn 30 ngôi nhà sàn có tuổi đời cả trăm năm. Các ngôi nhà sàn này đều được chuyển từ khu ATK Định Hóa và được phục dựng nguyên bản lại với mục đích gìn giữ và bảo tồn văn hoá dân tộc Tày. Được xây dựng từ năm 2003, đến năm 2011 làng nhà sàn Thái Hải chính thức được đưa vào khai thác phục vụ du lịch với nét độc đáo: chính dân bản vừa làm “nhân viên” vừa làm “hướng dẫn viên du lịch” cho du khách.
29 thg 1, 2019
Ngắm xuân trên đảo hoa hồ Núi Cốc
Nếu bạn muốn tránh xa ồn ào khói bụi và hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp, đảo hoa trên mặt hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) là một trong những sự lựa chọn hợp lý khi xuân về.
Đảo hoa hồ núi Cốc nhìn từ trên cao - Ảnh: TRẦN ĐOÀN HUY
Đảo hoa này tọa lạc tại xóm Dộc Lầy, xã Phúc Xuân, cách TP. Thái Nguyên khoảng 17km, thuộc quần thể khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc. Vùng hồ này vốn một địa chỉ du lịch nổi tiếng của Thái Nguyên, có độ sâu 35m và diện tích mặt hồ rộng 25km².
12 thg 11, 2018
Bưởi Diễn ở Hoàng Nông
Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ nghề trồng lúa sang làm mô hình trồng cây bưởi Diễn, người dân ở xã Hoàng Nông (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) ngày càng có thu nhập kinh tế cao.
Xã Hoàng Nông nằm cách trung tâm thị trấn Đại Từ khoảng 13km. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên khi mới đặt chân vào đến đây là xung quanh các khu nhà đều bạt ngàn màu vàng chín mọng của những lứa bưởi Diễn đang chuẩn bị được thu hoạch.
Chúng tôi ghé thăm vườn bưởi Diễn được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên cấp chứng nhận mô hình trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP của hộ nhà anh Nguyễn Văn Chức. Anh Chức cho biết, ban đầu bắt tay trồng cây bưởi Diễn, vợ chồng anh chỉ đơn giản học hỏi từ bạn bè và tự về dưới đất bưởi Diễn ở Hà Nội để mua giống về trồng. Sau đó được cán bộ khuyến nông của xã Hoàng Nông cũng như huyện Đại Từ quan tâm đến mô hình, gia đình anh được cho đi tập huấn về chăm sóc và kỹ thuật để nâng cao an toàn chất lượng sản phẩm và bắt đầu chuyển sang tập trồng theo quy trình VietGAP.
Xã Hoàng Nông nằm cách trung tâm thị trấn Đại Từ khoảng 13km. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên khi mới đặt chân vào đến đây là xung quanh các khu nhà đều bạt ngàn màu vàng chín mọng của những lứa bưởi Diễn đang chuẩn bị được thu hoạch.
Chúng tôi ghé thăm vườn bưởi Diễn được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên cấp chứng nhận mô hình trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP của hộ nhà anh Nguyễn Văn Chức. Anh Chức cho biết, ban đầu bắt tay trồng cây bưởi Diễn, vợ chồng anh chỉ đơn giản học hỏi từ bạn bè và tự về dưới đất bưởi Diễn ở Hà Nội để mua giống về trồng. Sau đó được cán bộ khuyến nông của xã Hoàng Nông cũng như huyện Đại Từ quan tâm đến mô hình, gia đình anh được cho đi tập huấn về chăm sóc và kỹ thuật để nâng cao an toàn chất lượng sản phẩm và bắt đầu chuyển sang tập trồng theo quy trình VietGAP.
Các hộ dân ở xã Hoàng Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa sang trồng bưởi Diễn đã đem lại hiệu quả về kinh tế.
11 thg 4, 2018
An toàn khu Định Hóa - điểm đến hấp dẫn ở Thái Nguyên
Di tích lịch sử ATK (Định Hóa- Thái Nguyên) là một địa chỉ quan trọng giáo dục lòng yêu nước và tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Lán ở của Bác Hồ trên đỉnh đồi Khau Tý
18 thg 2, 2018
Bánh chưng Bờ Đậu nhộn nhịp đón Tết
Mỗi dịp cận kề Tết đến, Xuân về làng nghề bánh chưng Bờ Đậu (xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) lại thấy người người, nhà nhà tấp bật bên những nồi bánh chưng nghi ngút hương thơm nồng. Với lịch sử hơn 50 năm duy trì và phát triển, bánh chưng Bờ Đậu đã khẳng định được thương hiệu và trở thành một trong 5 làng bánh chưng nổi tiếng nhất miền Bắc.
Cách thành phố Thái Nguyên khoảng 8km, ngã ba Bờ Đậu là một trong những nơi trung chuyển, giao thương của các tỉnh miền Bắc. Theo bà Nguyễn Bích Liên- Trưởng Làng nghề Bánh chưng Bờ Đậu cho biết, những năm 1960, Bờ Đậu bắt đầu manh nha nghề làm bánh chưng. Trước đây do kinh tế khó khăn và người dân chưa ưa chuộng sản vật này lắm, nên người dân chỉ gói bán bắt đầu từ dịp 23 Tháng Chạp đến Tết Nguyên đán, còn ngày thường thì làm nghề trồng lúa nên cuộc sống nhiều gia đình bấp bênh do không có nguồn thu nhập. Thế nhưng, đến nay khi thương hiệu làng nghề được công nhận với hương vị thơm ngon, bánh chưng được các hộ làm quanh năm.
Cách thành phố Thái Nguyên khoảng 8km, ngã ba Bờ Đậu là một trong những nơi trung chuyển, giao thương của các tỉnh miền Bắc. Theo bà Nguyễn Bích Liên- Trưởng Làng nghề Bánh chưng Bờ Đậu cho biết, những năm 1960, Bờ Đậu bắt đầu manh nha nghề làm bánh chưng. Trước đây do kinh tế khó khăn và người dân chưa ưa chuộng sản vật này lắm, nên người dân chỉ gói bán bắt đầu từ dịp 23 Tháng Chạp đến Tết Nguyên đán, còn ngày thường thì làm nghề trồng lúa nên cuộc sống nhiều gia đình bấp bênh do không có nguồn thu nhập. Thế nhưng, đến nay khi thương hiệu làng nghề được công nhận với hương vị thơm ngon, bánh chưng được các hộ làm quanh năm.
Mỗi năm khi dịp Tết gần đến, các hộ đều phải thuê nhân công địa phương hoặc vùng lân cận đến để gia tăng sản xuất, kịp trả các đơn hàng của các tỉnh đặt.
7 thg 11, 2017
Tôm cuốn Thùa Lâm
Người dân thôn Thù Lâm, xã Tiên Phong (T.X Phổ Yên, Thái Nguyên) có một món ăn độc đáo và lâu đời, đó là món tôm cuốn tổng hợp. Đặc biệt, món ăn này mới được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bầu chọn vào Top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của cả nước trong giai đoạn 2011-2016.
Tên món ăn “Tôm cuốn Thùa Lâm” khiến chúng tôi băn khoăn, bởi tra cứu mãi mà không thấy ở Thái Nguyên có địa danh Thùa Lâm. Hỏi thăm nhiều cụ cao niên mới vỡ lẽ, Thùa Lâm với Thù Lâm (thuộc xã Tiên Phong, T.X Phổ Yên) là một. Xưa kia, người dân các vùng lân cận thường gọi miền đất Tiên Phong là Thùa.
Tên món ăn “Tôm cuốn Thùa Lâm” khiến chúng tôi băn khoăn, bởi tra cứu mãi mà không thấy ở Thái Nguyên có địa danh Thùa Lâm. Hỏi thăm nhiều cụ cao niên mới vỡ lẽ, Thùa Lâm với Thù Lâm (thuộc xã Tiên Phong, T.X Phổ Yên) là một. Xưa kia, người dân các vùng lân cận thường gọi miền đất Tiên Phong là Thùa.
5 thg 11, 2017
Tây Thiên Trúc - Ngôi chùa ghi đậm dấu ấn lịch sử
Di tích lịch sử Trung đội Giải phóng quân Phạm Hồng Thái ở xóm Hoà Bình, xã Quân Chu (Đại Từ).
4 thg 11, 2017
Chợ Sông Đào
Vùng đất Phú Thượng (Võ Nhai) trước đây từng có một khu chợ nổi tiếng đi vào thơ ca: “Chợ Sông Đào một tháng sáu phiên / Anh bán nâu, vỏ, kiếm tiền em tiêu”.
Đây là khu chợ duy nhất của
cả một vùng rộng lớn Bắc Sơn - Võ Nhai. Lúc đầu, chợ có tên là Đình Cả,
tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng thuộc hữu ngạn sông Dong, ngay ngã
ba Gốc Gạo - nơi giao cắt giữa tuyến đường từ Bắc Giang lên Tràng Xá rồi
ra thị trấn Đình Cả với Quốc lộ 1B. Khu ngã ba này có một cây gạo rất
to, thân thẳng và nở nhiều hoa mỗi độ xuân về.
Bo Táng - nét xưa của Làng Quặng
Cứ mỗi lần có dịp về xóm Làng Quặng, xã Định
Biên (Định Hóa) là tôi thường được nghe mọi người kể về chiếc giếng Làng
Quặng với một tình yêu, coi như vật báu của làng nhưng cũng đầy sự bí
ẩn. Tôi quyết định trở lại Làng Quặng để tìm hiểu về chiếc giếng.
Làng Quặng không chỉ có một
chiếc giếng mà có tới ba chiếc giếng cổ. Bo Ong (theo tiếng Tày, Bo là
giếng) ở Làng Quặng A, Bo Táng và giếng Chùa ở Làng Quặng B. Tuy nhiên,
theo các cụ kể lại, Bo Táng là chiếc giếng ở cuối làng đã có hàng trăm
năm, được thường xuyên sử dụng và chứa đựng nhiều điều bí ẩn hơn cả.
28 thg 10, 2017
Tiến sĩ Nguyễn Cấu
Khu Lưu niệm Tiến sĩ Nguyễn Cấu.
Tiến sĩ Nguyễn Cấu có tên tự là Phúc Trung, sinh năm 1442, tại làng Thanh Thù, tổng Tiểu Lễ, huyện Thiên Phúc, phủ Bắc Hà, xứ Kinh Bắc, nay là xóm Thanh Xuân, phường Đồng Tiến (T.X Phổ Yên). Năm 21 tuổi (1463) cụ đỗ Tiến sĩ (Tên của cụ được khắc trên bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội). Sau khi vinh quy bái tổ, cụ được triều đình bổ nhiệm làm quan, được Vua Lê Thánh Tông ban tặng tên Cấu (Nguyễn Cấu).
Đồn Đình Cả - Nơi lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
Theo các tài liệu lịch sử, đồn Đình Cả được thực dân Pháp cho xây dựng năm 1914 sau khi chiếm được Võ Nhai, nhằm kiểm soát và trấn áp phong trào cách mạng ở địa phương. Đồn được xây dựng khá kiên cố trên một ngọn đồi cao, với các lô cốt bằng đá vôi và bê tông, kết nối với nhau bởi hệ thống giao thông hào. Lực lượng địch đóng tại đây gồm 2 trung đội lính khố xanh dưới sự chỉ huy của tên Đồn trưởng người Pháp, được trang bị các loại súng máy, súng trường. Đây là đồn mạnh nhất và có vị trí trọng yếu của địch ở Võ Nhai, từ đây chúng có thể khống chế toàn bộ phố Đình Cả và tuyến đường từ Thái Nguyên lên Lạng Sơn.
Đền Đình Cả - di tích lịch sử cấp tỉnh Thái Nguyên
Trải qua 2 cuộc chiến tranh, thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, nhân dân trong vùng phải sơ tán đi nhiều nơi, Đình – Đền không được quan tâm tu bổ, không có người trông coi nên bị xuống cấp nặng, một số tài liệu, hiện vật bị thất tán. Sau này, khu đất thuộc khuôn viên Đình – Đền được sử dụng làm trụ sở Hợp tác xã Mua bán huyện Võ Nhai, làm trụ sở UBND thị trấn Đình Cả từ 1991 đến 1993.
Một mái chùa mang hùng thiêng sông núi
Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại chùa Thịnh Đán.
4 thg 7, 2017
Lễ cầu mùa của người Sán Chay
Là một trong những lễ hội được tổ chức lớn nhất trong năm của người Sán Chay, lễ hội cầu mùa là hoạt động sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng đặc sắc với những nét riêng, độc đáo. Vừa qua, bà con dân tộc Sán Chay (thôn Đồng Xiền, xã Yên Lạc, Phú Lương, Thái Nguyên) đã tái hiện lễ hội cầu mùa của dân tộc mình tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dân tộc Sán Chay còn có các tên gọi khác là Hờn Bận, Cao Lan, Sán Chí, Mán Cao Lan cư trú chủ yếu tại địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang và rải rác ở vài tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.
Thường vào dịp tổ chức lễ hội cầu mùa, các gia đình người Sán Chay cùng chuẩn bị, góp chung lễ vật để chuẩn bị mâm cỗ cúng gồm có thịt lợn, xôi, gà, trứng, các loại bánh truyền thống, hoa quả. Một trong những vật quan trọng không thể thiếu trong lễ cúng là những tờ tranh với các họa tiết, hình vẽ cổ dựng quanh mâm lễ vật. Theo truyền thống người Sán Chay có khoảng gần 30 bức tranh với hình vẽ khác nhau được dùng trong các buổi lễ.
Dân tộc Sán Chay còn có các tên gọi khác là Hờn Bận, Cao Lan, Sán Chí, Mán Cao Lan cư trú chủ yếu tại địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang và rải rác ở vài tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.
Thường vào dịp tổ chức lễ hội cầu mùa, các gia đình người Sán Chay cùng chuẩn bị, góp chung lễ vật để chuẩn bị mâm cỗ cúng gồm có thịt lợn, xôi, gà, trứng, các loại bánh truyền thống, hoa quả. Một trong những vật quan trọng không thể thiếu trong lễ cúng là những tờ tranh với các họa tiết, hình vẽ cổ dựng quanh mâm lễ vật. Theo truyền thống người Sán Chay có khoảng gần 30 bức tranh với hình vẽ khác nhau được dùng trong các buổi lễ.
Một phụ nữ dân tộc Sán Chay chuẩn bị treo những bức tranh có các họa tiết cổ phục vụ cho nghi thức cúng cầu mùa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)