30 thg 3, 2015

Phố của thành phố

Bài viết này của nhà văn Bình Nguyên Lộc đăng lần đầu trên báo Nhân Loại năm 1957, sau đó được in trong tập truyện Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, xuất bản năm 1966. Đây là một tản văn thú vị về tên đường phố Sài Gòn thời điểm đó, xin mạn phép đăng lại để mọi người cùng nhớ và góp chuyện cho vui. (Ảnh minh họa trong bài được sưu tập trên mạng)


PHN
______________


Đại lộ Hai Bà Trưng

29 thg 3, 2015

Bàn cờ tiên trên đỉnh Sơn Trà

Lần đầu đến Đà Nẵng, thời gian lại không đủ để thăm thú các danh lam ở thành phố có nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng này. Chúng tôi đang loay hoay bàn tính thì được cô nhân viên ở nhà nghỉ gợi ý một điểm tham quan, theo cô thì không mới và nhiều người biết nhưng ít người đặt chân đến vì đường đi khó khăn, hiểm trở. Đó là đỉnh Bàn Cờ, thuộc cụm núi Sơn Trà, có độ cao khoảng 693 m so với mực nước biển.
Tuy vậy, cô tiếp tân khuyến cáo rằng nếu chỉ đi hai người với một chiếc xe máy thì sẽ không an toàn khi gặp sự cố. Nhưng đã “lỡ” nghe nói về đỉnh Bàn Cờ, chúng tôi không làm ngơ được, bèn đánh liều mạo hiểm một phen. Đổ đầy bình xăng cho chiếc xe số thuê ở nhà nghỉ, chúng tôi “phi” thẳng sang bán đảo Sơn Trà, tìm đường lên núi.

Đường đi trên bán đảo Sơn Trà quanh co ôm vách núi, dốc ngắn, dốc dài, một bên là biển xanh sâu hút. Chạy một hồi lâu nhưng chẳng gặp ai đi trên con đường này, tôi chợt lo nếu xe máy bị trục trặc hay gặp phải điều gì đó không may thì không biết làm sao mà gọi người giúp ở nơi vắng vẻ này. Bụng lo nhưng tay vẫn rú ga lao tới. Khi gặp một resort lớn nằm ở cuối đường, đang loay hoay không biết đi tiếp thế nào thì may sao có anh bảo vệ resort đến, nghe chúng tôi bàn bạc và đã chỉ cho chúng tôi con đường độc đạo đi tiếp lên đỉnh Bàn Cờ.

Dù truyền thuyết chỉ là sản phẩm hư cấu nhưng vẫn khiến cho du khách lâng lâng khi đứng giữa không gian bao la, tận hưởng cảm giác ở chốn bồng lai tiên cảnh.

Thổ Chu xa mà gần

Với người Nam bộ, nhắc đến Thổ Chu, ai cũng nhớ ngay đó là quần đảo gồm tám đảo nằm ở điểm cực Tây Nam tổ quốc, đây cũng là nơi giáp ranh vùng biển của ba nước Việt Nam – Campuchia – Thái Lan. Nhưng thử hỏi khách du lịch, mấy ai được đặt chân tới. Và, phải chăng nằm ở vị trí biệt lập, ít du khách đến cùng với yếu tố thời tiết mà mảng xanh của rừng và biển Thổ Chu thật quyến rũ. 

Ít du khách tới bởi lẽ vùng biển đảo xa xôi này nằm cách Rạch Giá 220 km, gấp 2-3 lần so với chặng đường từ đất liền tới những đảo tiền tiêu ở biển Đông như Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý… đồng thời, việc đi lại còn nhiều khó khăn, vất vả. Nếu muốn ra đảo, khách chờ tàu sắt với lịch chạy là 5 ngày/chuyến và lênh đênh trên biển tổng cộng 16 giờ, chưa kể ngủ qua đêm tại Phú Quốc. Trong trường hợp cấp bách, cần đi gấp thì dân đảo buộc phải nhờ cậy thuyền chài hoặc tàu gỗ chở hàng hóa và ngồi vạ vật suốt 36 giờ đồng hồ.

Quần thể đá hòn Từ, một cảnh quan kỳ thú.

Chợ đêm Dinh Cậu

Ở đảo ngọc Phú Quốc – Kiên Giang, ngoài phong cảnh thiên nhiên đẹp, hữu tình, khu chợ đêm Dinh Cậu nằm ngay trung tâm thị trấn Dương Đông là tụ điểm mua sắm, ăn uống thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.


Khu chợ đêm Phú Quốc chỉ cách Dinh Cậu chừng 100 m nên người dân địa phương đặt tên là chợ đêm Dinh Cậu. Dinh Cậu là một ngôi đền thiêng hướng ra biển được xây dựng trên bãi đá nổi dài nhô ra biển. Theo truyền thuyết của người dân Phú Quốc sống bằng nghề chài lưới trên biển thì ngày xưa nhiều ngư dân ra khơi đánh bắt cá gặp sóng dữ đã mãi mãi không về. Bỗng một ngày nọ, từ dưới làn nước xanh thẳm bên bờ cát trắng nổi lên một ghềnh đá dài nhô ra biển. Nghĩ đây là điềm lành linh ứng, người dân trên đảo đã xây trên bãi đá ngôi đền thờ thần sông nước, cầu mong thần che chở mỗi khi ngư dân ra giữa sóng bạc bể khơi. “Cậu” được xem là vị thần có uy quyền trị vì sông nước, có thể cứu giúp tàu bè khi gặp sóng to gió lớn. Ngày nay, thuyền bè ra khơi đánh bắt cá ở đảo Phú Quốc vẫn ghé vào thắp nhang tại Dinh Cậu cầu cho chuyến đi bình an trở về.

27 thg 3, 2015

Lên hải đăng ngắm Vũng Tàu

Đến Vũng Tàu, bạn đừng bỏ qua ngọn hải đăng nằm ở độ cao 170 m, nơi có thể ngắm toàn cảnh thành phố biển xinh đẹp này từ trên cao.

Từ trên ngọn hải đăng, bạn có thể nhìn thấy tượng Chúa dang tay cách đó không xa 

Hải đăng Vũng Tàu (xây dựng vào năm 1862 bởi người Pháp) được xếp vào hàng những ngọn hải đăng cổ xưa nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Hải đăng có ngọn tháp tròn, cao 18 m, được sơn trắng tinh tế nổi bật trên nền trời xanh, giữa những tán cây bao quanh.

Hà Giang - Hành trình không định trước

Tôi có cảm giác hành trình trở lại Hà Giang với lịch trình không định trước tựa như những ngày lang thang như gió với những cảm xúc vẫn vẹn nguyên như lần đầu tiên...

Hàng rào đá, nhà trình tường, và mái ngói âm dương 

Những chuyến đi gần đây của tôi luôn được bắt đầu bằng việc tự cám dỗ và nấn ná ở lại thêm một số ngày. Chuyến đi này cũng vậy. Chính những ngày nấn ná ở lại hẹn hò với bạn xe ôm, tôi có nhiều thời gian đi lang thang dọc ngang các bản làng.

26 thg 3, 2015

Vẩn vơ về bảo tàng Viễn Đông Bác cổ

Bảo tàng Louis Finot thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème - Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925. Công trình được khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Nǎm 1958, người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng mới.

Hiện giờ, nơi đây là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, nằm ngay góc phố Tràng Tiền và phố Phạm Ngũ Lão, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tuy vậy, người dân Hà Nội vẫn gọi nơi này bằng 2 tiếng Bác Cổ, thậm chí điểm dừng xe bus ở gần đấy cũng gọi là Bác Cổ.


...

Lên Cao Bằng trẩy hội Nàng Trăng

Trong mấy tháng mùa xuân, nếu đi ngao du trên những cung đường đầy hoa của tỉnh Cao Bằng, du khách thường được chứng kiến lễ hội kéo dài của người Tày.


Đó là lễ hội Nàng Hai (còn gọi là Nàng Trăng), là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo. Theo tín ngưỡng người Tày, Nàng Hai là mẹ Mặt Trăng chuyên ban phúc và giúp đỡ con người trong việc làm ruộng, dệt vải. Lễ hội này được tổ chức để mời Nàng Hai xuống hạ giới giao lưu cùng với bản làng.

Bún gỏi dà Mỹ Xuyên

Mỹ Xuyên ở cách trung tâm thành phố Sóc Trăng chưa đầy mười cây số, vốn nổi tiếng với thương cảng Bãi Xàu ngày trước. Về ẩm thực, ở đây có món bún gỏi dà ngon ngọt không đâu bằng.


Ai về đất Mỹ Xuyên mà chẳng nghe câu hát: Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, có con tép đất đậm đà quê hương. Chung quanh cái tên gọi nghe rất lạ bún gỏi dà này đã có nhiều cách giải thích.

25 thg 3, 2015

Thăm vườn nho Phan Rang ngày nhuộm nắng

Khi cái nắng vàng ruộm, gay gắt bao phủ cả một vùng đất Phan Rang vốn đã hanh hao là lúc mà những quả nho được mùa chín mọng, hấp dẫn nhất. 

Theo người trồng nho nơi đây thì nho ra quả quanh năm. Nhưng ngon đặc biệt phải kể đến mùa nắng. Vì thế, đây cũng là thời điểm thích hợp cho những ai muốn thăm thú những vườn nho bạt ngàn. 

Choáng ngợp với “kinh đô ánh sáng” ở ngoại thành Đà Lạt

Những nhà lồng lớn nhỏ tỏa ánh sáng đan xen vào nhau tạo nên một “kinh đô ánh sáng” nằm ven thành phố hoa khiến những ai lần đầu chứng kiến cũng phải kinh ngạc, ngất ngây.

Khi đến Đà Lạt, đêm xuống bạn sẽ đi đâu? Câu trả lời hầu hết sẽ là dạo chợ đêm Hòa Bình, tản bộ hồ Xuân Hương hoặc thư giãn ở một quán cà phê nào đó. Nhưng một lần, cô bạn dân Đà Lạt chính gốc rủ: “Loanh quanh hoài trong phố cũng chán, tối nay mình sẽ chở bạn ra ngoại thành ngắm cảnh”. “Trời, ngoại thành tối thui, có gì đâu mà ngắm” – tôi hồ nghi nhưng cũng gật đầu đồng ý.

Nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 5 km hướng về phía Bắc là những vùng hoa nổi tiếng của Đà Lạt như làng hoa Thái Phiên(phường 12), Trại Mát (phường 11). Ban ngày, khu vực này không có gì ngoài đồi núi chập chùng với những khu nhà lồng trồng hoa trắng xám.

Ban ngày, ngoại thành Đà Lạt đơn điệu một màu trắng xám của các khu nhà lồng trồng hoa

24 thg 3, 2015

Tắm biển dưới ánh hoàng hôn trên bãi Ông Lang Phú Quốc

Nằm giữa cung đường từ thị trấn Dương Đông đi Bắc Đảo, bãi biển ông Lang là địa điểm ngắm hoàng hôn tuyệt vời khi du khách có dịp ghé thăm Phú Quốc.

Du khách có thể nghỉ ngơi dưới hàng dừa bên cạnh bãi biển 

Ngoài việc có thể đắm mình trong khung cảnh hoàng hôn, du khách còn có thể nhìn ngắm được những đàn cá đang tung tăng bơi lội dưới làn nước biển trong xanh.

Khám phá làng chài Hàm Ninh bằng xe đạp

Nếu đến thăm Phú Quốc, bạn hãy dành một ngày để khám phá hòn đảo này bằng xe đạp. Trên tuyến đường từ trung tâm thị trấn Dương Đông đến làng chài Hàm Ninh, bạn không chỉ được thăm thú cảnh vật, cuộc sống của người dân làng chài mà còn được thưởng thức hải sản tươi ngon. 

Khung cảnh hữu tình ở làng chài Hàm Ninh 

Để bắt đầu cuộc hành trình, bạn cần chuẩn bị thể lực tốt để đạp xe. Bởi Phú Quốc toàn những con đường đồi dốc có thể thử thách khả năng đạp xe của bạn. Xe đạp thì bạn có thể thuê ở bất kỳ nơi đâu tại Phú Quốc với giá chừng 100.000 đồng/ngày. Khoảng cách từ trung tâm thị trấn Dương Đông đến làng chài Hàm Ninh chưa đầy 20km. Nếu đi xe máy thì chẳng có gì phải bàn, nhưng để chinh phục đoạn đường này bằng xe đạp thì bạn sẽ khá vất vả. Song có lẽ sự vất vả ấy được bù đắp bằng những cảnh đẹp ven đường.

Loa kèn đầu mùa trên đường phố Hà Nội

Là biểu tượng của tháng 4 Hà Nội nhưng những ngày này, dù mới tháng 3, loa kèn đã bắt đầu theo nhiều xe hoa xuống phố. 

Loa kèn thường nở rộ khi nắng ấm nên còn được gọi là hoa mùa hạ, báo hiệu hè đã đến. Tuy nhiên, những ngày cuối tháng 3 này do thời tiết ấm lên nên loa kèn cũng đã bung nở. 

Chùa Chiền Viện

Chùa Chiền Viện, còn gọi là chùa Vát Hồng, nay thuộc bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Tài liệu thư tịch quan phương, nói về ngôi chùa này sớm nhất, là sách "Đại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn. Theo bộ sách viết vào giữa thế kỷ XIX này thì ít nhất là đến khi ấy, chùa Chiền Viện vẫn còn là một kiến trúc Phật giáo lớn ở miền núi Tây Bắc, với số tượng Phật được thờ trong chùa là: 1 pho tượng lớn, 8 pho vừa, 56 pho nhỏ đều bằng đồng, 2 pho bằng thiếc, 1 pho nhỏ bằng ngà

Trước đấy - theo nhà Thái học Cầm Trọng - có thể chùa đã được tạo lập từ thế kỷ XIII, do đồng bào Thái Mộc Châu xây dựng, với nghĩa Thái của địa danh nơi xây chùa - "bản Vặt" - chính là âm chệch của "Phật" và tên hội chùa lễ Phật vào tháng 5 âm lịch ở đây là "Chách Vặt, Chách Và"

22 thg 3, 2015

Có bao nhiêu ngôi chùa?

Có một dạo, tôi tỉ mỉ tẩn mẩn tìm xem ở Việt Nam có bao nhiêu ngôi chùa. Wikipedia cho con số khá chi tiết: có 14.775 ngôi chùa ở Việt Nam, tiếc là không thấy nói dẫn nguồn từ đâu.

Số thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được công bố trong Hội nghị thường niên Hội đồng Trị sự Trung ương các ngày 26 và 27-12-2003 được tổ chức tại Thiền viện Quảng Đức (TP. Hồ Chí Minh) là : 14.401 ngôi tự viện, bao gồm:

  • 12.036 chùa Bắc tông
  • 539 chùa Nam tông Việt và Nam tông Khmer
  • 361 tịnh xá Khất sĩ
  • 467 tịnh thất
  • 998 niệm Phật đường
Chùa Quán Sứ ở Hà Nội là trụ sớ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Băng rừng qua Ma Thiên Lãnh lên núi Bà Đen

Cung đường chinh phục nóc nhà Đông Nam Bộ qua thung lũng Ma Thiên Lãnh thử thách dân phượt bởi địa hình hiểm trở và sự rình rập của những con rắn ấn nấp trong các bụi rậm.

Cách TP HCM khoảng hơn hai giờ chạy xe máy, những con đường trải nhựa sẽ dẫn bạn đến chân thung lũng Ma Thiên Lãnh trong quần thể núi Bà Đen, thuộc xã Thạnh Tân (thị xã Tây Ninh, Tây Ninh). Việc cần làm là tìm một chỗ gửi xe và bắt đầu hành trình chinh phục núi Bà Đen. 

Thăm Bảo tàng Gia Lai

Đến Bảo tàng Gia Lai, khách tham quan sẽ được giới thiệu một cách khái quát về lịch sử vùng đất và con người Gia Lai trong một không gian có diện tích 1.200m2 , chia làm 6 phòng trưng bày gần 7.000 hiện vật gốc các loại. Bảo tàng còn là một công trình kiến trúc văn hóa lớn, nơi hội tụ các di sản văn hóa, lịch sử, là điểm đến để học tập, nghiên cứu khoa học của nhân dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai và trong khu vực Tây Nguyên. 

Bảo tàng Gia Lai nằm ngay bên quảng trường Đại Đoàn Kết, trung tâm Tp. Pleiku. Tiền thân của bảo tàng là Phòng Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 để đáp ứng yêu cầu khai thác, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc của tỉnh Gia Lai. Đến năm 1989, Bảo tàng Gia Lai chính thức được thành lập với tư cách là một cơ quan văn hoá trong các thiết chế văn hoá trực thuộc Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Gia Lai. Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Festival Cồng chiêng quốc tế năm 2009 diễn ra tại Gia Lai, công trình Bảo tàng Gia Lai đã thực sự được hoàn thiện để giới thiệu đến công chúng trong nước và quốc tế những tinh hoa văn hóa của các dân tộc cư trú trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là hai tộc người bản địa Gia-rai và Ba-na như tín ngưỡng, phong tục tập quán, công cụ lao động sản xuất, trang phục, trang sức, nhạc khí… Đến bảo tàng, du khách còn đặc biệt ấn tượng khi ngay phía trước là bức phù điêu mô tả đời sống sinh hoạt thường nhật của đồng bào các dân tộc thiểu số và Tượng đài anh hùng Núp, một biểu tượng của sức chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ buôn làng của người Tây Nguyên.

Bình yên Trà Nhiêu

Không chỉ là thương cảng một thời của Đàng Trong, làng Trà Nhiêu (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) giờ đã trở thành là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khách thập phương.

Du khách đi thuyền tham quan làng Trà Nhiêu - Ảnh: Thanh Ly 

Những ngày chớm hè khi tiết trời trở nên oi bức, khu du lịch sông nước Trà Nhiều dường như lại thêm đông vui hơn.

21 thg 3, 2015

Trong veo những thiên thần miền sơn cước

Có dịp lên những vùng cao phía Bắc mới thấy hết sự ngây thơ đến đáng yêu, hoang dã trong từng ánh mắt, nụ cười của những thiên thần miền sơn cước. 

Nét đáng yêu hồn nhiên trong đôi mắt và đôi má đỏ ửng vì rét của đứa bé chúng tôi gặp trên đường lên Lũng Cú

Những đứa trẻ với đôi má đỏ ửng hồng vì rét reo vui khi nhận cái kẹo, cái bánh, hay háo hức khi nhìn thấy những lữ khách phương xa chúng tôi… sẽ là những mảng ký ức thật đẹp về một Tây Bắc mê hoặc lòng người, về một xứ sở luôn ở trong tim những kẻ ham xê dịch.

Phượng rừng tuyệt sắc 'thắp lửa' Tây Giang

Những ngày tháng 3 đến huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam), bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và choáng ngợp trước sắc phượng rừng đẹp rực rỡ.

Ở trung tâm huyện Tây Giang, những cây phượng rừng được trồng ven các con đường chính

Tây Giang cách Đà Nẵng hơn 150 km đường núi khá hiểm trở, là cung đường rất đáng để các phượt thủ chinh phục. Suốt trên chặng đường đến với Tây Giang, rất có nhiều điểm dừng chân với cảnh thiên nhiên vô cùng tuyệt mỹ.

Ngôi chùa được trang trí bằng hàng ngàn chiếc bát, đĩa

Chùa Chén Kiểu là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, một trong 18 điểm du lịch nên đến ở Sóc Trăng.

Chùa Sro Loun (chùa Chén Kiểu), tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; cách Trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu. Đây một trong những ngôi cổ tự có nét kiến trúc độc đáo, là 1 trong 18 điểm du lịch nên đến khi về Sóc Trăng. 

Toàn cảnh chính điện chùa Chén Kiểu. Ngôi chính điện là một tòa nhà kiên cố và rộng lớn. Nền lát gạch bông, và phần lớn các mảng tường ở đây cũng đều được ốp gạch men.

19 thg 3, 2015

Long Ẩn cổ tự

Long Ẩn cổ tự là ngôi chùa cổ ở Biên Hòa.

Thông tin rất ngắn gọn, rõ ràng. Thế nhưng...
  • Đi tìm khắp núi Long Ẩn (Bửu Long), cả ở trên núi và dưới chân núi, có chùa rất nhiều nhưng không ngôi nào mang tên Long Ẩn cả. Chùa Long Ẩn không ở núi Long Ẩn, vậy ở đâu?
  • Long Ẩn cổ tự là ngôi chùa cổ. Sao các tài liệu nói về di tích cổ ở Biên Hòa hầu như không nhắc tới?
À, chùa đây rồi:


nhưng không phải ở trên núi hay chân núi Long Ẩn, mà ở cách đó không xa lắm. Long Ẩn cổ tự ở bên kia đường, cách núi Long Ẩn khoảng 1 km, day mặt nhìn ra sông Đồng Nai. Địa chỉ là tổ 18, khu phố 3, phường Bửu Long, nằm cạnh bên trụ sở (rất to) của Đoàn Cải lương Đồng Nai.

Ba khu chợ nổi tiếng nhất Đà Nẵng

Chợ Hàn là biểu tượng lâu đời, chợ Cồn và chợ hải sản ven biển Sơn Trà là thiên đường ẩm thực với những hàng quán san sát nhau. 

Dưới đây là những khu chợ náo nhiệt và đông đúc nhất mà du khách không nên bỏ qua khi đến Đà Nẵng.

Thiên đường ăn vặt ở chợ Cồn

Nằm trên đường Ông Ích Khiêm ngay trung tâm thành phố, đây là một trong những chợ lâu đời và lớn nhất của thành phố biển. Sở dĩ chợ có tên như vậy là do xây dựng trên một cồn đất cao giữa phố từ năm 1940. Về mặt chính thức, chợ đã đổi tên chợ thành Trung tâm Thương nghiệp từ năm 1984 nhưng mọi người vẫn dùng cái tên chợ Cồn như trước kia. 

Chợ Cồn là điểm hẹn của những bạn trẻ thích ăn vặt. Ảnh: Thiện Nguyễn. 

Nghề dệt chiếu Ngan Dừa

Nằm trong địa phận thuộc dòng chảy của sông Hậu, Thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) là vùng đất thuận lợi cho cây lác, nguồn nguyên liệu chính giúp người dân nơi đây phát triển nghề dệt chiếu từ bao đời nay.

Chị Nguyễn Thị Tám, 46 tuổi, ngụ tại ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa cho biết, không nhớ rõ làng nghề dệt chiếu ở đây có từ bao giờ, nhưng lúc nhỏ chị đã thấy bà nội và mẹ của mình dệt chiếu, nhiều khi tiếng go (dụng cụ dệt chiếu) lách cách, dệt đều đặn từng sợi lác còn theo chị vào giấc ngủ. Chiếu Ngan Dừa cứ thế nối tiếp nhau truyền từ đời này sang đời khác, đâu đâu trong làng, trong xóm cũng gặp từng bó, hay từng sợ lác trắng, lác màu, trông thật vui mắt.

Nằm trong địa phận thuộc dòng chảy của con sông Hậu, thị trấn Ngan Dừa là vùng trũng bị nhiễm phèn - điều kiện rất thuận lợi cho việc trồng cây lác. Từ đây, nguồn lác sẽ giúp người dân làm chiếu chủ động hơn khi tìm nguyên liệu và cũng tiết kiệm được chi phí. Vào làng nghề dệt chiếu truyền thống Ngan Dừa, ấn tượng đầu tiên là hai bên đường phơi toàn là lác và cả những chiếc chiếu mới tinh còn thơm mùi lác. Trong những mái hiên ngay bên đường, từng nhóm 2 chị em phụ nữ đang khéo léo phối hợp chuồi từng sợi lác vào chiếc go rồi dập xuống nhịp nhàng. Chị Trương Tú Khanh, cán bộ phụ trách tiểu thủ công nghiệp thị trấn Ngan Dừa cho biết, nghề dệt chiếu Ngan Dừa hiện đang phát triển khá mạnh khi toàn thị trấn có khoảng 15 dòng tộc với hàng trăm hộ chuyên sống bằng nghề làm chiếu, trong đó tập trung nhiều nhất ở ấp Thống Nhất.

Nằm trong địa phận thuộc dòng chảy của con sông Hậu, thị trấn Ngan Dừa là vùng trũng bị nhiễm phèn, điều kiện rất thuận lợi cho việc trồng cây lác là nguồn nguyên liệu để dệt chiếu

Chiêm bái Bác Ái cổ tự

Nằm trên đường Mạc Đĩnh Chi, với kiến trúc hầu như còn giữ nguyên từ thuở mới khai tự, chùa Bác Ái đơn sơ, mộc mạc, thanh bình giữa Phố núi Kon Tum. Sắc tự, chiếc phản gỗ, bức tượng Quan Âm,… vẫn còn nguyên như những vật báu đầy tự hào của ngôi chùa cổ nhất Tây Nguyên này.

Những năm 1931-1932, người dân từ miền xuôi di cư ồ ạt lên Tây Nguyên bởi nạn hạn hán, đói khổ triền miên. Giữa chốn rừng thiêng nước độc, những người con miền xuôi vẫn không thể yên tâm làm lụng, ngày đêm nơm nớp lo sợ. Để yên lòng dân, Tổ đình Bác Ái tự lập nên.

Tích xưa kể…

Tổ đình Bác Ái được xây dựng năm 1932, là ngôi chùa đầu tiên của Tây Nguyên. Ảnh: Phương Linh

18 thg 3, 2015

Những con đường Sài Gòn rợp bóng hoa

Mùa này hoa giấy, điệp vàng, phượng hoàng đỏ, bò cạp vàng nở rực, khiến phố phường Sài Gòn trở nên sống động. 

Đường Nguyễn Văn Linh, quận 7, lãng mạn và đầy thi vị dưới tán cây xanh điểm xuyết những cành hoa giấy. 

Mộc mạc chợ phiên Án Lại

Chợ Án Lại tọa lạc tại xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng không chỉ là nơi mua bán hàng tuần mà còn là điểm hẹn để gặp gỡ và trò chuyện của đồng bào dân tộc.

Chợ chủ yếu phục bụ bà con các xã Đức Xuân, Trương Lương (Hòa An), Phúc Sen, Quốc Dân (Quảng Uyên). Tuy nhiên, người dân đến từ huyện Hà Quảng, Bảo Lạc cũng về đây mua bán. 

Lãng mạn đèn lồng phố cổ Hội An

Ngoài khung cảnh yên bình, Hội An còn níu chân du khách bằng những chiếc đèn lồng lung linh. Đèn lồng xuất hiện mọi nơi trong phố cổ, trước hiên các nhà hàng, khách sạn, trên ban công hay cửa sổ nhà dân.


Đèn lồng Hội An đa dạng từ màu sắc, chất liệu đến hoa văn, kiểu dáng. Đặc biệt, loại đèn lồng làm bằng chất liệu lụa Hội An có thể gấp xếp được rất được du khách ưa chuộng mua làm quà lưu niệm. 

Thăm đảo Yến

Tour du lịch đảo Yến (Khánh Hòa) hấp dẫn du khách với chương trình ngắm san hô bằng tàu đáy kính, lên đỉnh Du Hạ, thăm đền thờ tổ nghề yến và vào hang xem tổ yến. Đặc biệt vào mùa hè, đảo Yến thu hút rất nhiều khách quốc tế và trong nước đến chiêm ngưỡng.

Theo tài liệu lịch sử còn lưu tại Khánh Hòa, năm 1328, trong một chuyến công cán phương Nam, Đề đốc thủy quân nhà Trần là Lê Văn Đạt cùng đoàn quân gặp bão lớn nên thuyền phải dạt vào đảo Hòn Tre. Tại đây ông tình cờ phát hiện các đảo yến ở vùng biển đảo Bình Khang (thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày nay) và quyết tâm ở lại cai quản vùng đất này. Với tầm nhìn chiến lược của một vị tướng, ông thành lập các đội thủy quân để bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên quý này. Nghề yến sào nước ta ra đời từ đó và ông được người đời sau suy tôn là Thủy tổ nghề yến sào.

Đảo Yến không phải là tên riêng của một hòn đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi là đảo Yến. Trong vịnh Cam Ranh thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến làm tổ nhất.

Những chiếc tàu đưa du khách từ bến cảng Vinpearl ra thăm đảo Yến.

17 thg 3, 2015

Kỳ vĩ thác Trắng

Nằm cách TP Quảng Ngãi chừng 30km về hướng tây nam, thác Trắng (xã Thanh An, huyện miền núi Minh Long) là điểm đến của nhiều người trong những ngày cuối tuần và dân “phượt” khi có dịp đến Quảng Ngãi.

Với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, thác Trắng đang dần dần thu hút du khách trong và ngoài tỉnh ghé thăm - Ảnh: Phước Tuần 

Men theo tuyến đường lên thị trấn Chợ Chùa (huyện Nghĩa Hành), chúng tôi tiếp tục hành trình lên huyện miền núi Minh Long. Hai bên đường, vùng đất bán sơn địa này cảnh sắc thật tuyệt vời. Dưới những rặng núi nhô cao là một bức tranh tuyệt đẹp được ghép từ những cánh đồng xanh ngắt màu mạ non, những đồi cọ xen lẫn hàng dừa xanh mát.

Gỏi cá sặc bông bần - "phlia" của người Khmer Nam bộ

Người Khmer Nam bộ có nhiều món ăn dân dã nổi tiếng, xứng đáng lưu giữ trong văn hóa ẩm thực dân gian, trong đó có món gỏi cá sặc trộn bông bần, tiếng dân tộc gọi là “phlia”.

Đĩa phlia - gỏi cá sặt trộn bông bần trông thật ngon mắt và hấp dẫn - Ảnh: Hoài Vũ 

"Phlia" không chỉ phổ biến trong các phum sóc của người Khmer mà hiện còn lan tỏa trong làng ẩm thực của người Việt. Món ăn tận dụng môi trường thiên nhiên và chế biến một cách tinh tế, đòi hỏi người làm phải có bàn tay nghệ thuật và sành điệu về ăn uống.

16 thg 3, 2015

Thăm Long Tuyền cổ miếu - Cần Thơ


Long Tuyền cổ miếu tức Đình Bình Thủy ngày nay đã được vua Tự Đức năm thứ 5 phong sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng ngày 29 tháng 11 năm 1852.

Ngôi đình hiện tại được xây dựng từ 1909. Đây là một trong những ngôi đình lâu đời của Nam bộ còn giữ được khá nguyên vẹn ở Cần Thơ.

Đình Bình Thủy là một công trình kiến trúc - nghệ thuật có giá trị của dân tộc Việt Nam, nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân trong những ngày lễ hội truyền thống.

Ngày 5 tháng 8 năm 1989, bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định công nhận đình Bình Thủy là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật.

Lên 'nóc' Xê Đăng mùa cúng máng nước

Men theo quốc lộ 40B, chúng tôi lên với những bản làng của người Xê Đăng dưới chân núi Ngọc Linh đúng vào dịp bà con dân bản nơi đây đang chuẩn bị cho lễ cúng máng nước.

Quốc lộ 40B rộng mở dẫn lên đỉnh Ngọc Linh 

Đồng bào Xê Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) quần tụ sống tại 3 xã Trà Nam, Trà Linh và Trà Cang. Sau khi đón tết cổ truyền (theo phong tục người Kinh) với lễ hội đâm trâu đặc sắc, những ngày đầu tháng 3, người Xê Đăng lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ cúng máng nước linh thiêng.

Sài Gòn mùa hoa bò cạp vàng

Sài Gòn bước sang tháng 3 với những cơn nắng gay gắt. Tiết trời cuối xuân cũng là lúc nhiều con đường ở thành phố, công viên, sân trường đại học bắt đầu lấp ló những chùm hoa vàng rực, mà nhiều người gọi là hoa xuân muộn.

Thăm vườn ca cao Đắk Lắk

Mùa này lên Đắk Lắk, bạn sẽ có dịp khám phá những khu vườn ca cao đang mùa thu hoạch. Nếu đã từng uống ca cao, ăn sô-cô-la, lần đầu tiên thấy trái ca cao giữa một vườn ca cao chắc chắn bạn sẽ rất thích thú.


Những cây ca cao tuy thấp nhưng trái chi chít, từ gốc đến ngọn, nhiều màu khác nhau: tím nhạt, tím thẫm, tím hồng, vàng, xanh… Nếu bạn tưởng màu tím là trái chín thì sẽ nhầm đấy. Khi chín, ca cao sẽ đổi sang màu vàng. Trái chín phải hái ngay. Để lâu, chất lượng sẽ giảm. 

14 thg 3, 2015

No căng với "xôi gà lên mâm" xứ Quảng

Là đặc sản của người dân xứ Quảng, "gà lên mâm" được dùng trong nhiều dịp, từ bữa sáng thường ngày, cho đến tiệc tùng, hay trên bàn thờ cúng bái ông bà tổ tiên. 

Hấp dẫn xôi gà lên mâm xứ Quảng - Ảnh: Huỳnh Lê Đức Hợp 

Nếu người Huế chủ yếu "ăn hương, ăn hoa" thì người Quảng Nam - Đà Nẵng lại rất khoái với kiểu "chặt to kho mặn", vì thế mà những món ăn lúc nào cũng đầy ấp, với mục đích ăn phải no, phải đã. Vì lẽ đó mà nhiều món ăn "khủng" được ra đời, trong đó không thể không nhắc đến món xôi gà lên mâm nổi tiếng từ xưa đến nay.

Ngắm thiền viện Trúc Lâm bên bờ Bái Tử Long

Xa rời chốn đô thị với bao náo nhiệt và mệt nhọc, bước chân vào chốn cửa thiền bên bờ Bái Tử Long, con người như được vào một không gian vừa thanh tịnh, vừa hùng vĩ… 

Bậc tam cấp dẫn lên khu chính điện của thiền viện - Ảnh: N.T.Lượng 

Từ thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), theo hướng đông bắc khoảng 10km, chúng tôi đến được thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm.

Con đường dẫn đến thiền viện phong cảnh hoang sơ, tự nhiên mà đẹp đến nao lòng. Phía tay trái là những rừng thông, rừng phi lao rì rào, hoa sim rực hồng trên những mỏm đá, còn phía tay phải là những căn nhà nhỏ xinh mái đỏ, nằm ẩn trong những lùm cây xanh.

13 thg 3, 2015

Ghi chép lan man ở nhà cổ Bình Thủy - Cần Thơ

Từ trung tâm thành phố Cần Thơ, đi theo đường Cách mạng Tháng Tám (tức quốc lộ 91) về hướng Long Xuyên, vừa qua cầu Bình Thủy thì rẽ trái theo đường Bùi Hữu Nghĩa khoảng 800 met là tới nhà cổ Bình Thủy. Xí lộn, chỗ đó cấm quẹo trái, lỡ quẹo công an phạt ráng chịu.  Có thể quẹo phải (vô đình Bình Thủy) rồi quay đầu, hoặc chạy tới một chút rồi quay đầu.

Tui cứ tưởng là trước cổng nhà phải có bảng biển gì đó trịnh trọng lắm, nhưng hông, hổng có gì hết, nó như vầy thôi nè:


Chỉ có bảng số nhà, hông có bảng hiệu, cũng hông có bảo vệ, hông có reception gì hết. Ờ, thì đây là nhà dân mà, đâu phải cơ quan. Cổng thì mở sẵn, vô thoải mái, khỏi phải báo bẩm gì với ai hết. Qua cái cổng thì tới... cái cổng. À, đây mới là cổng chính, nó nằm lưng lửng ở sau cổng vào.

Phiên chợ trâu lớn nhất Tây Bắc

Chợ gia súc Cán Cấu ở Si Ma Cai, Lào Cai từ lâu nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc với nét độc đáo, hoang sơ. 

Đây là một trong những chợ trâu bò lớn nhất Tây Bắc, bởi mỗi phiên có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần, Hà Giang tụ hội về đây. 

Hồ Gươm mùa lộc vừng thay lá

Những ngày đầu xuân, rất nhiều người thích đến hồ Gươm (Hà Nội) để ngắm những cây lộc vừng thay lá, vàng rực cả một góc hồ.

Cây lộc vừng chuyển màu lá dưới nắng ấm của mùa xuân, tạo nên một khung cảnh nên thơ, cuốn hút 

12 thg 3, 2015

Nhà cổ Bình Thủy và Ngôi nhà Người Tình

Nói đến nhà cổ ở miền Tây Nam bộ, người ta thường nghĩ ngay đến ngôi nhà Người Tình (hay nhà cổ Huỳnh Thủy Lê) ở Sa Đéc. Thế nhưng theo nhiều người thì ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây (và theo tui cũng vậy) là nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ.

Ngồi rãnh việc tui thử so sánh những đặc điểm của 2 ngôi nhà này nha bà con.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Những người làm nên sức sống cho điệu múa trống Xa-dăm

Hồi cuối năm 2014, nghệ thuật múa trống Xa-dăm (Chhay dam) của người Khmer ở ấp Trường An, xã Trường Tây đã được Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Sự kiện này cũng làm nhiều người đặt câu hỏi: Tây Ninh chỉ là một tỉnh nhỏ, đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ không nhiều so với các tỉnh miền Tây Nam bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh... Tỉnh Trà Vinh còn có một đoàn nghệ thuật Khmer được Nhà nước bao cấp, đó là đoàn Ánh Bình Minh.

Vậy sao điệu múa trống của một xóm Khmer không đông lắm ở Tây Ninh lại được tôn vinh như thế? Những ai đã từng thưởng thức điệu múa trống Xa- dăm ấy chắc sẽ dễ dàng công nhận ngay mà không thắc mắc. Cũng có nhiều người đã biết điệu múa ấy hay và đẹp (do ở âm thanh dân dã, do các mảng miếng khi múa, khi lăn hoặc khả năng chơi trống bằng nhiều phần cơ thể của người múa…) nhưng nếu bảo nhận xét cụ thể hơn thì đành chịu! Vậy phải đi tìm lý do thôi, mà tốt nhất là bắt đầu với những người trong cuộc- những người dân ở ấp Trường An, xã Trường Tây. 

Múa trống Xa-dăm. 

Chùa Phố Cũ - Nơi ghi dấu lịch sử

Đến thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể vào một ngày đầu xuân, chúng ta có thể cảm thấy sự đổi thay của đất và người nơi đây. Những nét văn hóa truyền thống xưa vẫn phảng phất đâu đây trong đời sống của người dân bản địa. Đặc biệt ở nơi ghi dấu lịch sử, chùa Phố Cũ, một ngôi chùa cổ ở Tiểu khu 7 thị trấn Chợ Rã.

Lên khoảng 50 bậc đá mới được xây dựng lại, ngôi chùa Phố Cũ hiện ra giữa không gian mênh mông của núi, giữa bao la mây trời. Xa xa, cánh đồng Chợ Rã đang xanh mướt một màu cuả ngô, lúa, ôm trọn dòng sông Năng lững lờ nước chảy.

Ngôi chùa Phố Cũ được xây dựng cách đây khoảng 120 năm từ thời vua Thành Thái thứ 18 (1906), là một không gian linh thiêng, mang dấu ấn của nền Phật giáo có nhiều đóng góp tích cực trong công cuộc bảo vệ nền độc lập cho dân tộc qua nhiều thời kỳ lịch sử. Theo những thăng trầm của lịch sử, phong hóa của thiên nhiên, sự tàn phá của chiến tranh, đất đai bị xâm lấn, thu hẹp, chùa trở nên hiu quạnh, hoang phế. Di tích chùa cổ nay chỉ còn lại nền gạch đá cũ và một tấm bia ghi từ đời vua Thành Thái. Tuy vậy bà con Phật tử địa phương vẫn liên tục đèn hương thể nguyện theo tâm linh cầu cho dân lành no ấm, cuộc sống hạnh phúc.


11 thg 3, 2015

Đến cõi Niết Bàn

Giỡn thôi, chớ làm sao tui tới cõi Niết Bàn được! Đây là nói đến viếng Niết Bàn Tịnh xá ở Vũng Tàu á.

Nơi đây được nhiều trang du lịch xếp vào danh sách 10 danh lam - thắng cảnh phải đến khi ghé Vũng Tàu. Mà thiệt, chuyện này được ký tên đóng dấu xác nhận đàng hoàng:


Dạo Côn Đảo ngắm lá bàng đỏ rực trời xuân

Đến Côn Đảo mùa này, ngoài những điểm tham quan quen thuộc, bạn sẽ còn được thưởng lãm miễn phí mùa cây bàng thay lá đỏ đẹp nao lòng.

Bánh khoái tép - món ngon của xứ Thanh

Bánh khoái tép là món ăn giản dị nhưng cũng thuộc hàng thơm ngon bậc nhất tại Thanh Hóa, rất thích hợp để thưởng thức trong ngày mưa rét.

Với người Thanh Hóa, chỉ cần nhắc đến bánh khoái tép đều hình dung ra thứ bánh nghi ngút khói, ăn mãi không biết chán. Nguyên liệu làm bánh chỉ bao gồm gạo tẻ xay thành nước, tép tươi loại ngon cùng rau cần và bắp cải thái sợi, thì là. Tép đồng mua ở chợ vào buổi sáng sớm còn tươi ngon, rửa sạch và để ráo trước khi đảo sơ với hành lá cùng chút gia vị như tiêu, muối… cho ngấm. Công cụ chế biến cũng chỉ cần duy nhất một chiếc chảo gang, thêm miếng mỡ khổ, mỡ phần để láng trơn mặt chảo. 

Tép tươi mua về chỉ đảo sơ qua để giữ nguyên độ ngọt. 

Nộm hoa ban của người Thái ở Lai Châu

Khi hoa ban nở trắng trời Tây Bắc là lúc người phụ nữ Thái tranh thủ đi nương hái về hái đầy giỏ để chế biến thành các món ngon cho gia đình. 

Hoa ban là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, chỉ khoe sắc khi hoa mận, hoa đào đã phai dần. Hoa nở rộ khắp các bản làng vùng cao là lúc đồng bào dân tộc Thái thường đi hái về đem bán ở các chợ như một thứ rau sạch, làm phong phú thêm cho bữa ăn hàng ngày như xào, nấu canh, đồ với xôi, làm nộm... 

Hoa ban được hái là những bông hoa đã nở rộ, tránh hái nụ để mùa sau hoa còn nở nhiều. Ảnh: Lương Ngọc

10 thg 3, 2015

Lễ hội tri ân thầy mo của người Thái ở Mộc Châu

Mỗi độ hoa ban rộ nở cũng là lúc người Thái ở Bản Áng cùng nhau tổ chức lễ hội để bày tỏ lòng thành kính với thầy mo, người mà dân bản đôi khi nhờ cậy mỗi khi có bệnh hoặc vấn đề về tâm linh. 

Lễ hội Hết Chá (kết thúc mùa ban nở) thường diễn ra thường niên từ 23 đến 26 tháng 3 ở Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Nói về nguồn gốc của lễ hội, chuyện kể rằng xưa kia người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo (thầy cúng). Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng. Để tỏ ơn cứu chữa, nhiều người xin được làm con nuôi của ông và rồi cứ mỗi dịp cuối năm, thường vào 29, 30 Tết, con cháu lại đến tạ ơn. 

Mùa hoa ban nở trắng sườn đồi cũng là lúc diễn ra lễ hội. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn 

Rùng mình lễ hội chém lợn Bắc Ninh

Trưa 24/2/2015 (mồng 6 tháng Giêng), hai 'ông lợn' được đao phủ khiêng ra chém trước sân đình Ném Thượng, phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Một "ông lợn" được mang ra đình làng 

Di sản văn hóa thời Trần tại chùa Nậm Dầu (Hà Giang)

Di tích Quốc gia chùa Nậm Dầu hiện đang tọa lạc trên một đỉnh núi rồng thuộc dãy núi cao, nằm tại thôn Nậm Thạnh, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

Trong quá trình khai quật đã phát hiện nhiều di tích có giá trị văn hóa nằm sâu, trải dài dưới lòng đất, cấu thành nên bản sắc văn hóa trên vùng cực Bắc biên cương của Tổ quốc.