29 thg 9, 2014

Chùa Hút Gió

Ở phường Bửu Hòa, Biên Hòa, trên đường Bùi Hữu Nghĩa có một ngôi chùa nhỏ tên Long Tân Tự. Có lẽ người phương xa đi ngang đây sẽ không chú ý gì đến ngôi chùa, vì nó nhỏ và đơn sơ quá. Tuy nhiên nếu đọc kỹ tên chùa, người ta sẽ nảy sinh sự tò mò: bên dưới tên Long Tân Tự còn một tên nữa được đắp nổi là Chùa Hút Gió.

Cổng chùa Long Tân, chữ Chùa Hút Gió màu trắng đắp nổi phía dưới. Ảnh: Panoramio

Tại sao có tên là chùa Hút Gió?

Nói đến hút gió người ta nghĩ đến quạt hút gió trong công nghiệp hoặc trong nhà. Hay là ngôi chùa này có khả năng thu hút gió bốn phương về đây? Không có lý! Vị trí và kiến trúc của chùa không cho thấy chùa có khả năng đặc biệt đó.

Hút gió trong tiếng miền Nam còn có một nghĩa nữa là huýt sáo..Hơ, nhưng không lẽ đây là chùa huýt sáo? Tên gì mà ngộ vậy?

Chuông thần và giếng Phật

Thiên Ấn (ở xã Tịnh Ấn, H.Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng của nước ta, nằm trên đỉnh núi cùng tên, với những câu chuyện ly kỳ về chuông thần và giếng Phật.

Một góc chùa Thiên Ấn - Ảnh: Xuân Khánh 

Cổ tự trên đỉnh Thiên Ấn

Trong cuốn 12 thắng cảnh Quảng Ngãi của tác giả Lê Hồng Khánh có đoạn miêu tả núi Thiên Ấn: “Núi cao 106 m, trông từ 4 phía đều tựa hình thang cân. Vào mùa nước đầy, nhìn từ bờ bắc, dòng nước sông Trà Khúc chảy theo hướng tây nam - đông bắc, như dồn vào chân núi; rồi lại từ chân núi, theo hướng tây bắc - đông nam, đổ về cửa Đại. Giữa một thiên nhiên thoáng đãng, ngọn núi như chiếc ấn của trời cao niêm xuống dòng sông xanh, nên người xưa còn gọi là Thiên Ấn niêm hà. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), núi được liệt vào hàng danh sơn và ghi vào điển tịch”. Với đặc điểm như thế, trong tâm thức người Quảng Ngãi, núi Thiên Ấn và dòng Trà Khúc là biểu tượng sơn thủy thiêng liêng. Điều này lý giải vì sao chùa Thiên Ấn rất nổi tiếng từ hàng trăm năm qua dù kiến trúc không có gì nổi bật.

Thiên Y A Na và tùy tướng Bạch Hổ

Điện Trường Bà (thị trấn Trà Xuân, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) thờ chánh thần Thiên Y A Na gắn với nhiều câu chuyện huyền bí.

Cây bồ đề mọc lâu năm trên cổng vào điện Trường Bà - Ảnh: Phạm Anh 

Hiển linh hang chùa Đá

Theo ông Châu Đình Hòa, chánh tế điện Trường Bà, thì điện này còn gọi là Mao Đình Nhứt Ốc, dân gian thường gọi là chùa Bà. Ngoài chánh thần Thiên Y A Na, nơi này còn thờ Nam Hải tứ vị Thánh vương, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thánh cùng một số nhân thần khác. Hai bên tả hữu trước điện có thờ Bạch Hổ sơn quân và Chúa quỷ Man vương. Ông Hòa không biết điện Trường Bà có từ thời nào nhưng về Thiên Y A Na thì trước đây vốn ở chùa Đá trên núi Đá Bà, cách điện Trường Bà khoảng 5 km về phía tây.

Một thời Thương xá Tax

Được xây dựng vào năm 1880, tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của trung tâm thành phố, Thương xá Tax chính là trung tâm thương mại sầm uất cũng như lâu đời nhất tại Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh và của cả Việt Nam. Nơi đây còn là điểm mua sắm được yêu thích của du khách và người dân Tp. Hồ Chí Minh suốt hơn một thế kỷ qua. 14 giờ ngày 25/9/2014, Thương xá Tax chính thức ngừng hoạt động, kết thúc "sứ mệnh" lịch sử của mình sau 134 năm hoạt động để nhường chỗ cho một công trình mới.

Thương xá Tax xứng đáng được xem là một di sản với vai trò thương mại song hành cùng sự phát triển của Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh trong thế kỷ 19 đến 20. Từ những năm 80 của thế kỷ 19, Thương xá Tax cùng với những công trình kiến trúc của Pháp khác như Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố… đã góp phần tạo nên một “Hòn ngọc Viễn Đông”, một “Ville de Sai Gon” tao nhã và sôi động bậc nhất Châu Á thời bấy giờ.

Khi mới hình thành, Thương xá Tax mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC) kinh doanh các mặt hàng sang trọng được nhập khẩu chủ yếu từ Anh, Pháp và các nước phương Tây. Đối tượng phục vụ của GMC lúc này là giới thượng lưu Sài thành và các đại điền chủ của Lục tỉnh Nam kỳ.

Lộng lẫy Xiêm Cán

Đến thăm Bạc Liêu, du khách ai cũng muốn một lần đến thăm Chùa Xiêm Cán, một công trình kiến trúc tuyệt đẹp của người Khmer và cũng là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của địa phương này. 

Là ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Tiểu thừa của đồng bào dân tộc Khmer nhưng cái tên Xiêm Cán của chùa xuất phát từ tiếng Tiều (tiếng của người gốc Triều Châu, Trung Quốc hiện đang sinh sống nhiều ở Bạc Liêu - PV) có nghĩa là “giáp nước” bởi địa hình vùng đất này trước đây bên cạnh bãi bồi ven biển. Theo con đường rợp bóng những cây nhãn cổ thụ thuộc xã Hiệp Thành, Tp. Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán hiện ra trong mắt chúng tôi với một kiến trúc độc đáo, nổi hẳn lên bầu trời xanh trong một ngày đầy nắng. Chùa quả thực không hổ danh là một trong những ngôi chùa Khmer lớn nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.

Ấn tượng đầu tiên là cổng chùa nằm về hướng Đông với những đường nét, kiến trúc hết sức đa dạng và có một màu vàng đất dịu mắt, mang đậm sắc thái Khmer. Phía trên là hình ba ngọn tháp, mô phỏng theo kiểu kiến trúc Angkor của người Campuchia và tượng hình rắn nhiều đầu được chạm trổ công phu. Ngoài ra, bao quanh chùa nối với cổng là bức tường rào chạm khắc Rắn thần và nhiều hoa văn sặc sỡ, đẹp mắt.

Nét chân quê giữa thị thành

Nằm ven sông Sài Gòn, Khu du lịch (KDL) sinh thái Bình Mỹ (xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi) hiện là điểm đến được nhiều người dân Tp. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận ưa thích bởi hàng loạt các dịch vụ du lịch, giải trí đậm chất dân gian như tát mương bắt cá, thử làm nông dân, hay chèo xuồng xuôi những dòng kênh...

Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 20km về phía Đông, khu du lịch sinh thái Bình Mỹ nằm trong khung cảnh yên bình và được bao bọc bởi các vườn cây ăn trái xanh mướt. Từ cổng vào, không gian khu du lịch Bình Mỹ mở rộng ra hai phía tả - hữu và được tách biệt bằng một con đường trải đá xanh bằng phẳng. Ở bên tả, khu nhà hàng Bình Mỹ được thiết kế theo hướng vươn ra sông Sài Gòn, nơi bố trí không gian cho các loại hình dịch vụ giải trí như: cà phê hóng gió trời, hát karaoke, phòng hội nghị, nhà hàng ăn uống...Phía bên hữu, một khu miệt vườn rợp bóng cây lá với khung cảnh tái hiện hệ thống kênh, rạch chằng chịt được nối với nhau bằng những cây cầu khỉ lắt lẻo nằm sát mặt nước, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Dạo một vòng quanh khu vườn này, du khách sẽ bắt gặp các lán, chòi được dựng lên ven các con kênh, rạch rất thơ mộng để vừa thả câu, vừa thưởng thức những món ăn dân dã như: gỏi lục bình, gà nướng đất, dê thui, lẩu cá kèo... Ngoài ra, khu nghỉ dưỡng trong khu du lịch cũng được xây dựng theo mô hình du lịch sinh thái nằm dọc theo con kênh có các giàn cây xanh tốt hoa trái rủ bóng.

Nhà hàng Bình Mỹ nằm ven sông Sài Gòn. Ảnh: Lê Minh

Độc đáo con phố ngắn nhất Hà Nội

Tưởng chừng như chỉ là cái hẻm để đi tắt từ phố Cầu Gỗ ra Bờ Hồ nhưng ít ai biết đó là một trong những phố cổ lâu đời của Hà thành. Phố có tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, chỉ dài khoảng 45m nhưng có nhiều điều độc đáo để khám phá.

Nhắc đến phố cổ Hà Nội, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những phố "hàng": Hàng Đào, Hàng Da, Hàng Gà... Ít ai nghĩ đến con phố mang tên Hồ Hoàn Kiếm vẫn đang nằm thu mình trong góc nhỏ phố cổ, nối dài giữa phố Cầu Gỗ dẫn ra phố Đinh Tiên Hoàng và thông ra Bờ Hồ.


Nếu là người ngoại tỉnh hay người mới sống ở Hà Nội sẽ ít biết đến con phố ngắn nhất mà độc đáo của Hà thành. Con phố Hồ Hoàn Kiếm được dân gian hay gọi là phố Hàng Chè.

Ở thời kỳ Pháp thuộc nó có tên là Philharmonique (nghĩa là phố Hội Nhạc). Bởi lẽ, vào thời điểm lúc ấy, trên con phố Philharmonique tập trung nhiều nhất các rạp chiếu bóng, điểm ca nhạc giải trí của Hà Nội. Sau năm 1945 phố đã được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm (nay thuộc phường Hàng Bạc - quận Hoàn Kiếm).



23 thg 9, 2014

Thung lũng Bắc Sơn lộng lẫy trên trang tin nước ngoài

Trang web chuyên về du lịch When On Earth ca ngợi thung lũng Bắc Sơn của Việt Nam đẹp như một 'thiên đường màu xanh lá cây trên trái đất'.

Bắc Sơn không chỉ nổi tiếng là địa danh lịch sử mà còn được biết đến là một thung lũng trù phú với cảnh sắc đẹp mê hồn. 

Đèo Pha Đin huyền ảo trong mây ngàn

Từ lưng chừng lên đến đỉnh đèo, những áng mây bồng bềnh, trắng xóa ôm lấy Pha Đin tạo cảm giác như chốn bồng lai tiên cảnh.

Dài 32 km, đèo Pha Đin hay dốc Pha Đin là nơi nối liền biên giới hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Nằm trên quốc lộ 6, một phần đèo thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

22 thg 9, 2014

Hiền hòa như Biên Hòa, hùng hổ như Biên Hùng!

Tên gọi Biên Hùng thường được dùng để chỉ vùng đất Biên Hòa. Đi ngược dòng thời gian một chút tên Biên Hùng có vẻ còn được ưa chuộng hơn Biên Hòa nữa. Trong bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên của mình, cụ Lương văn Lựu đã đặt tựa tập 2 là Biên Hùng oai dũng, còn nhà văn Thái Thụy Vi thì đã viết bộ sách về Biên Hòa mang tên Biên Hùng liệt sử. 

Vì sao lại có 2 cái tên mang ý nghĩa hơi ngược nhau như vậy nhỉ? (Hòa là hiền hòa, còn Hùng là hùng dũng)

Có 2 chi tiết đáng chú ý:
  • Tên gọi Biên Hùng có trước tên gọi Biên Hòa
  • Biên Hòa là một địa danh hành chính chính thức, còn Biên Hùng chỉ là một tên gọi tự xưng.
Thuở ban đầu vùng đất Biên Hòa ngày nay có tên Trấn Biên, được đặt từ thời chúa Nguyễn. Trấn nghĩa là gìn giữ, cũng là đơn vị hành chánh có tính quân sự cấp tỉnh. Biên  là chỗ giáp giới bờ cõi. Đến năm 1808, vua Gia Long đổi tên dinh Trấn Biên thành Biên Hòa. Hòa là bình yên, hòa thuận, với mong muốn vùng đất nơi biên cương này được trấn giữ chắc chắn, thuận hoà.

Hải đăng Hòn Khoai


Hòn Khoai còn có tên là hòn Giáng Hương, hòn Độc Lập. Thời Pháp thuộc gọi là đảo Poulo Obi, tuy nhiên, người địa phương vẫn quen gọi là Hòn Khoai vì hình dạng của nó giống như củ khoai khổng lồ. 

Với địa hình đồi, núi, rừng nguyên sinh và bãi biển tuyệt đẹp, Hòn Khoai là một trong những hòn đảo đẹp nhất miền cực nam của nước ta và là một địa danh du lịch hấp dẫn. 

Hải đăng Mũi Điện


Mũi Đại Lãnh còn có tên gọi khác là mũi Điện, mũi Nạy, mũi Diều, hay mũi Kê Gà, thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hoà Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

Hải đăng mũi Đại Lãnh được người Pháp xây năm 1890 gồm khối nhà cao 5m. Tháp đèn hải đăng mũi Đại Lãnh là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5m. Bên trong hải đăng là cầu thang gỗ 110 bậc bóng loáng. 

Hải đăng Vĩnh Thực


Hải đăng Vĩnh Thực tọa lạc tại xã đảo Vĩnh Thực, Vĩnh Thực, huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh, được xây dựng từ năm 1986. Đây là ngọn đèn hải đăng quốc tế do Việt Nam xây dựng và quản lý ở vị trí đầu tiên biên giới biển hình chữ S. 


Hải đăng Lý Sơn


Không chỉ nổi tiếng với danh xưng "Vương quốc tỏi" cùng món đặc sản gỏi tỏi, đảo Lý Sơn còn được các phượt thủ biết đến và yêu thích với ngọn hải đăng nằm ở phía Đông đảo Lý Sơn thuộc xã Lý Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được đưa vào hoạt động năm 1898. 

Điều tuyệt diệu nhất là khi đứng ở trên đỉnh cao nhất của ngọn hải đăng chúng ta có thể nhìn toàn cảnh hòn đảo có bốn bề là biển cả: những con sóng miệt mài xô bờ đá, những ruộng hành, ruộng tỏi tuyệt đẹp và những con thuyền nhỏ bé xinh xinh. Nhưng có lẽ cảm giác khó quên nhất là cảnh hoàng hôn đỏ rực bao trùm biển khơi.
An Huỳnh - Ảnh: Vms North

Hải đăng Mũi Dinh


Hải đăng Mũi Dinh có từ năm 1904, khi toàn quyền Đông Dương Pôn Bô Paul Beau ký lệnh xây đèn biển Mũi Dinh phục vụ những chuyến hải trình ở khu vực. Kiến trúc sư Chavanat, người thiết kế đèn biển Mũi Dinh đã chọn vị trí đắc địa ở độ cao 178m để dựng đèn.

Muốn lên đến Mũi Dinh, bạn phải đi bộ, leo núi, đường dốc ngoằn ngoèo cả tiếng đồng hồ. Bù lại, cái mà Mũi Dinh "chiêu đãi" bạn gió, biển bốn bề hoang sơ, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm xa xa...

An Huỳnh - Ảnh: Vms North

Hải đăng Cửa Gianh


Hải đăng Cửa Gianh tọa lạc ở bờ Nam cửa sông Gianh thuộc xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và được đưa vào hoạt động năm 1970. 

Hải đăng Cửa Sót


Hải đăng Cửa Sót tọa lạc ở mũi Sót thuộc xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng vào năm 1969, cao khoảng 91m.

Hải đăng Cô Tô


Hải đăng Cô Tô tọa lạc trên quần đảo cùng tên (tỉnh Quảng Ninh), được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Vào thời điểm khánh thành và những năm sau đó, những người “thắp đèn” phải hàng đêm chèo thuyền nan đi đốt đèn biển bằng dầu hỏa. Hiện nay, hải đăng đã được đầu tư chiếu sáng bằng pin năng lượng mặt trời. 

Hải đăng Ba Lạt


Hải đăng Bà Lạt cứng cáp và khoẻ khoắn bởi lớp áo phủ bên ngoài mầu nòng súng. 

Biệt thự 100 tuổi giữa Sài Gòn được rao bán 35 triệu USD

Ngôi biệt thự cổ có kiến trúc kiểu Pháp nằm giữa trung tâm TP HCM được giới chuyên môn nhận định đây căn nhà có giá trị kinh tế cao.

Ngôi biệt thự có tổng diện tích hơn 2.800 m2 (44,3x66,5 m) bao gồm 3 mặt tiền: Võ Văn Tần, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thị Diệu (Phường 6, Quận 3), ban đầu được rao bán với giá 47 triệu USD (gần 1.000 tỉ đồng). Tuy nhiên, hiện giá căn nhà đã giảm xuống còn 35 triệu USD (khoảng 753 tỉ đồng) 

Ngôi biệt thự hơn 100 năm, đang rao bán giá 35 triệu USD 

Khuôn viên ngôi nhà gồm một biệt thự chính 2 lầu, hướng mặt về phía đường Võ Văn Tần. Sau lưng là hai biệt thự nhỏ hơn mặt hướng về đường Nguyễn Thị Diệu 

Bên trong tòa Bưu điện vắt qua 3 thế kỷ ở Sài Gòn

Bưu điện trung tâm là một trong những công trình biểu tượng về kiến trúc của thành phố Hồ Chí Minh, nơi đón đông đảo người dân, du khách làm dịch vụ thư tín và tham quan hàng ngày. 

Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở số 2 đường Quảng trường Công xã Paris (phường Bến Nghé, quận 1). 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay

Vương cung thánh đường Chánh tòa Đức Bà là một trong những địa điểm nhiều người muốn ghé thăm khi đặt chân tới TP.HCM. Nhìn từ trên cao, công trình này mang một vẻ đẹp khác lạ.

Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn (người dân quen gọi là Nhà thờ Đức Bà) tọa lạc giữa trung tâm thành phố (số 1 Quảng trường Công xã Paris, Quận 1). 

18 thg 9, 2014

Những bãi biển đẹp ở Phú Yên

Phú Yên, như tên gọi, nằm hiền hòa, yên bình giữa khúc ruột miền Trung, phía Bắc giáp Bình Định, phía Nam là Khánh Hòa, ngó sang hướng Tây là Đăk Lăk và Gia Lai, phía Đông nhìn ra biển Đông. Phú Yên cuốn hút với vẻ đẹp hoang sơ của những bãi biển tĩnh lặng như chưa có dấu chân người qua, mê hoặc đến lạ thường.

Bãi Môn - bãi tắm đẹp nổi tiếng của Phú Yên 

Phú Yên là xứ biển, nên đến đây bạn sẽ được ngắm vẻ nguyên sơ quyến rũ của những bãi biển tuyệt đẹp, hít thở không khí trong lành của những làn gió biển. Ngoài thắng cảnh Gành Đá Đĩa, Phú Yên còn nổi tiếng với rất nhiều bãi biển đẹp, như khu vực vịnh Vũng Rô, bãi Bầu, bãi Long Thủy, bãi Tuy Hòa...

Viếng đền Trần

Đền Trần thuộc thành phố Nam Định, cách Hà Nội khoảng 94km, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 4km về phía Tây Bắc thuộc phường Lộc Vựng. Là cụm di tích nổi tiếng trong cả nước với lễ hội đền Trần.

Khu di tích đền Trần gồm các hạng mục: ngũ môn, hồ nước, nghi môn, giải vũ, đền Thiên Trường, đền Cổ Trạch và đền Trùng Hoa. Ngũ môn gồm 5 cửa (ba cửa lớn và hai cửa nhỏ). Bước qua ngũ môn vào bên trong sẽ thấy hồ nước có diện tích khoảng 1.000m2. Hồ thoáng, cảnh trí đẹp, cây cao in bóng xuống mặt hồ rất nên thơ, lãng mạn. 

Đền Thiên Trường 

Giang Thơm long lanh đáy nước in trời

Bảy tầng thác Giang Thơm liên hoàn như một dải tóc của sơn nữ đang ngủ quên giữa bạt ngàn núi rừng.

Hố Giang Thơm dưới tán lá rừng 

Giang Thơm là một con suối thuộc thôn 9 (xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, Quảng Nam), cách thành phố Tam Kỳ khoảng 30 km về phía tây nam.

Người dân địa phương quen gọi địa điểm này là “hố Giang Thơm”. Thoạt đầu nghe gọi là “hố”, trong đầu tôi hình dung Giang Thơm chỉ như một cái hồ tự nhiên nằm giữa núi rừng mà thôi. Nhưng nếu nghĩ đó chỉ là “cái hố” không thôi và bỏ qua nó trong “danh bạ” phượt của mình có nghĩa bạn là đã bỏ lỡ cơ hội được chiêm ngưỡng một con suối với 7 tầng thác tự nhiên tuyệt đẹp.

17 thg 9, 2014

Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối...


Đây là ảnh của minh tinh Thẩm Thúy Hằng trên bìa lịch Xuân 1967 của báo Phụ nữ Ngày mai. Thẩm Thúy Hằng là người đẹp nổi tiếng ở miền Nam, và thời ấy bức ảnh này được xem là táo bạo (hic, lạc hậu quá so với bây giờ hả các bạn). Để tôn vinh vẻ đẹp của người đẹp, nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu đã cất công đi chọn một hậu cảnh thiên nhiên thơ mộng nhất. Và cái nền thiên nhiên mà ông đã chọn ấy là suối Lồ Ồ ở Dĩ An, Biên Hòa. (Xin lưu ý rằng thời đó Dĩ An thuộc Biên Hòa chứ không phải Bình Dương như bây giờ nhé).

Suối Lồ Ồ đã từng là một điểm du ngoạn nổi tiếng của vùng Biên Hòa - Sài Gòn. Trong Biên Hòa sử lược toàn biên viết cách đây trên bốn mươi năm, cụ Lương văn Lựu đã viết: Suối Lồ Ồ máy chục năm trước hãy còn hoang vu, là một mục tiêu du ngoạn của giới thanh niên nam nữ, dẫn nhau đến nghỉ trưa, tắm mát.

Khám phá 'chốn thần tiên' ở Vườn quốc gia Tràm Chim

Với hệ động thực vật tự nhiên phong phú và vẫn còn vẹn nguyên vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) được công nhận là khu Ramsar (vùng đất ngập nước đa dạng về sinh học, có tầm quan trọng quốc tế) thứ 4 của Việt Nam, và thứ 2.000 trên thế giới. 

Tràm Chim là nơi lý tưởng khám phá vẻ đẹp của miền sông nước và muốn hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên 

Vườn quốc giaTràm Chim đẹp nhất vào mùa nước nổi (bắt đầu từ tháng 8 đến hết tháng 11). Nếu đến Tràm Chim trong khoảng thời gian này, bạn có thể được ngắm những vạt nước mênh mang bên những đồng cỏ ống, năn kim, lúa trời, sen hồng, sen trắng, những rừng tràm phủ bóng xanh ngát xuống những dòng kênh.

Hòn Cau có trước rồi mới đến... thiên đường

Có thể nói, du khách nào đến với hòn Cau ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng dễ bị choáng ngợp trước vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ nhưng không kém phần lãng mạn của một thiên đường nhiệt đới giữa biển khơi.
Nơi đây, bờ cát trắng trải dài dọc theo dãy núi hình cánh cung, xen lẫn là hàng dừa và cây Phong Ba sừng sững chắn gió. Biển hòn Cau xanh bất tận, sâu lắng tiếng sóng vỗ rì rào vào bờ đá, từng làn sóng tung bọt trắng xóa, kéo du khách hòa vào không gian tuyệt vời.

Để đến được hòn Cau vào tháng bảy thật không dễ vì hòn Cau là một hòn đảo nhỏ nằm cách xa đảo chính Côn Sơn (người dân quen gọi là Côn Đảo). Nếu di chuyển bằng tàu thì mất gần hai giờ hoặc mất gần một giờ nếu di chuyển bằng ca nô.

Ngày nay, với nhiều người, hòn Cau có trước rồi mới đến... thiên đường. Nơi đây cảnh vật và thiên nhiên vẫn còn giữ được nét hoang sơ chưa bị tác động nhiều bởi con người.

Do khoảng cách địa lý thuận lợi và được quy hoạch trong phân khu bảo tồn biển của Vườn Quốc gia Côn Đảo nên hệ sinh thái rừng và biển ở hòn Cau còn khá hoang sơ, biển rất sạch và trong.

Bờ biển của Hòn Cau vẫn còn khá sạch và hoang sơ 

10 thg 9, 2014

Hàm Rồng ở... Biên Hòa

Trong Nam, khi nhắc đến Hàm Rồng người ta thường nghĩ ngay đến núi Hàm Rồng ở Pleiku, Gia Lai. Có nhiều lý do khiến địa danh Hàm Rồng Pleiku trở nên quen thuộc:
  • Đại bản doanh của đội bóng đá Hoàng Anh - Gia Lai và học viện bóng đá của HAGL đặt tại Hàm Rồng. Do vậy những người không quan tâm du lịch, địa lý, chỉ quan tâm thể thao cũng biết tên Hàm Rồng.
  • Hàm Rồng là ngọn núi lớn ở Pleiku, từ nhiều vị trí ở TP Pleiku đều có thể nhìn thấy ngọn núi này.
  • Truyền thuyết rằng núi Hàm Rồng là phần dương của núi lửa, còn Biển Hồ Pleiku là phần âm, đem núi Hàm Rồng úp lên Biển Hồ sẽ... vừa khít!
Núi Hàm Rồng ở Gia Lai. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Nằm mơ... tìm đất cho làng

Để dời về làng mới, đồng bào ở Tây nguyên thường cử người đi đến đất mới nằm ngủ một đêm, nếu giấc mơ “ưng cái bụng” thì cả làng đến ở.
Thủ tục “xin đất”


Già làng Thao Dêu làm lễ cúng nơi vừa tìm đất mới (trong lễ phục dựng tìm đất mới ngày 13 và 14.1) - Ảnh: Phạm Anh 

Nghệ nhân Thao La, người Brâu (ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, H.Ngọc Hồi, Kon Tum) kể hơn 100 năm qua, làng Đăk Mế đã 11 lần dời đến nơi ở mới. Ông và cha của Thao La lần lượt từng là già làng nên ông biết nhiều nguyên tắc tìm vùng đất mới. Tất cả đều do già làng định đoạt, chọn những trai tráng và một số người lớn tuổi trung thực trong làng, kiêng cữ ba ngày không được giết con gì để đến ngày đẹp trời theo già làng ra đi. Trên vai đoàn người đi tìm đất mới lập làng là con gà, rượu cần và đồ ăn thức uống đầy đủ. Lội rừng băng suối, hễ nghe phía bên tay phải, con chim xu xi kêu lên thánh thót là điềm lành, được tổ tiên chỉ lối tìm ra đất cho làng. Khi tìm ra vùng đất bằng phẳng, cây xanh tốt, gần nguồn nước là già làng cùng đoàn người tìm đất dừng lại. Thủ tục “xin đất” bắt đầu…

Những hòn đá linh thiêng

Ở Kon Tum có ba hòn đá mà đồng bào bản xứ xem đó là vật thiêng của làng, được thêu dệt bằng những câu chuyện ly kỳ, bí ẩn.

Hòn đá thiêng ở làng Kon Rế - Ảnh: Phạm Anh 

Hòn đá “may mắn”

Làng Kon Rế (xã Ngọc Wang, H.Đăk Hà) có hòn đá được đồng bào Xê Đăng ở địa phương xem là vật thiêng. Theo già làng A Hé, hòn đá được cất dưới một gốc cây lớn nằm phía đông nam nhà rông của làng, có hàng rào tre, lồ ô bao bọc xung quanh. Dẫn chúng tôi đến gốc cây, già làng A Hé kính cẩn, nhẹ nhàng lật lớp rào nhỏ để lộ ra hòn đá cao gần nửa mét, hình lưỡi mác. “Hòn đá thiêng này, chỉ có già làng A De (nay gần 90 tuổi) rõ nhất, sau đó đến tao. Chỉ già làng mới truyền nhau việc này”, A Hé tự hào.

Truyền thuyết 7 hồ ở Măng Đen

Bảy hồ và ba thác nước tuyệt đẹp ở khu du lịch sinh thái Măng Đen (H.Kon Plông, Kon Tum) được người Mơ Nâm địa phương lý giải bằng câu chuyện đắm màu huyền thoại.

Thác Pa Sỹ, một cảnh đẹp thoát tục ở Khu sinh thái du lịch Măng Đen - Ảnh: Hoàng Ngọc 

Già làng A Đồ Ren ở làng Kon Bring (xã Đăk Long, H.Kon PLông) kể, người Mơ Nâm gọi Măng Đen là T'măng Deeng, nghĩa là đất bằng (rộng lớn).

7 thg 9, 2014

Lên núi Ngũ Phong gióng chuông Hòa Bình

Nằm cách thành phố Huế chừng 7 km về phía Tây, đền Huyền Trân (151 đường Thiên Thai, phường An Tây, TP. Huế) với nhiều công trình kiến trúc được xây dựng công phu như điện thờ công chúa Huyền Trân, tượng Phật Di Lặc, tháp chuông Hòa Bình… Đây là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo người dân địa phương và khách du lịch mỗi khi đến Huế.

Toạ lạc trên diện tích rộng hơn 28 ha, rợp bóng cây xanh, đền Huyền Trân được xây dựng dưới chân núi Ngũ Phong, là một cụm quần thể kiến trúc truyền thống bốn bề đồi núi trùng điệp, phong cảnh hữu tình.


Bàu Trắng - hồ nước ngọt nơi biển xanh

Tiếp nối thanh âm nhộn nhịp của những bãi tắm, khu resort, làng chài… chạy dọc bờ biển theo cung đường ra Mũi Né về hướng Đông Bắc khoảng 30km là nét trong trẻo, hoang sơ của Bàu Trắng. Và, cũng chính những nét phác thảo đơn sơ ấy của thiên nhiên là lý do thôi thúc du khách ghé đến khám phá nơi đây.

Con đường đất đỏ dẫn vào Bàu Trắng 

Rẽ lối vào nơi mà người ta gọi là Bàu Trắng (hay Bàu Sen), không khó để bạn nhận ra hồ nước ngọt trong vắt, cùng thảm thực vật xanh mát lọt thỏm giữa những triền cát trắng bao la, gợn sóng.

4 thg 9, 2014

Chùa Long Sơn Thạch Động

Chùa Long Sơn Thạch Động nằm ở sườn đông của núi Long Ẩn, dân gian gọi là chùa Hang. Cái tên hoa mỹ Long Sơn Thạch Động chính là chùa hang trên núi Long Ẩn. Xưa nay đường lên chùa là đi 99 bậc thang từ chân núi, mà chân núi ấy lại nằm trong khuôn viên khu du lịch Bửu Long nên người ta xem như chùa là một thành phần của khu du lịch Bửu Long. Tuy nhiên gần đây đã có đường nhựa (xe hơi đi được) lên chùa từ chân núi phía ngoài khu du lịch. (Xem bài Đi chùa Hang ở Biên Hòa).

Đường lên chùa

Lặn biển ở Hòn Mun

Khám phá thế giới dưới nước ở độ sâu từ 5 - 40 mét là một trong những hoạt động thú vị mà những người yêu du lịch, thích khám phá nên thử khi đến Nha Trang.

Nếu may mắn, du khách sẽ gặp được những đàn cá lượn lờ quanh những vách đá dưới biển - Ảnh: L.T

Với chứng chỉ PADI Open Water Diver, tôi chọn một dịch vụ sau khi đã tham khảo giá cả và gợi ý của những người đi trước.

Đúng 7 giờ sáng, chúng tôi ra bến cảng, lên thuyền đi lặn biển tại Vườn bảo tồn Hòn Mun, nơi tập trung nhiều điểm lặn.

Rộn rã làng đá Non Nước

Làng đá Non Nước tọa lạc tại P.Hoà Hải, Q.Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) là làng nghề truyền thống từ lâu đời với hơn 400 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ. 

Vườn tượng ở Non Nước

Cuộc sống ở đây sôi động suốt ngày, từ sáng đến tối với những âm thanh rộn rã phát ra từ sự tác động giữa bàn tay khéo léo của nghệ nhân vào những tảng đá to đùng. Tiếng lách cách đều đều xen lẫn tiếng nói cười thoải mái, bộc trực của người dân làng đá càng làm tăng thêm sự hiếu khách vốn có của người dân nơi đây.

Thử sức leo núi Ngũ Hành Sơn

Với những du khách có sức khỏe và thích khám phá, dành một ngày lượn lờ bằng xe gắn máy đến năm ngọn núi trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và chinh phục độ cao của các ngọn núi này là thú vị nhất.

Có thể leo núi Thủy Sơn bằng cách dễ nhất: đi theo các bậc tam cấp 

Trong hệ thống năm ngọn núi này (còn gọi là núi Non Nước), Thủy Sơn là ngọn núi lớn nhất và là nơi du khách ưa thích viếng thăm, do có nhiều hang động đẹp và có hệ thống thang máy dành cho người sức khỏe giới hạn.

Nằm ở phía đông bắc trong quần thể này, Thủy Sơn có ba ngọn từng được gọi là núi Tam Thái, trên núi có chùa Tam Thái từng được xếp vào dạng quốc tự thời Minh Mạng.

Luôn có bất ngờ dưới tán tre Phú An

Cách trung tâm Sài Gòn khoảng 35km về hướng bắc, những tán tre muôn hình muôn vẻ ở làng tre Phú An không chỉ là một nơi dã ngoại tránh nóng lý tưởng, mà còn cho bạn muôn vàn điều bất ngờ thú vị.

Cổng vào làng tre Phú An 

Làng tre Phú An thuộc xã Phú An, huyện Bến Cát (Bình Dương). Đây là khu bảo tàng và bảo tồn sinh thái tre đầu tiên của Việt Nam. Được triển khai xây dựng từ năm 2004, đến năm 2008, làng tre đã được đưa vào khai thác du lịch.

Làng tre gồm khu vực trồng tre rộng 10ha; và một bảo tàng về tre, lưu giữ những mẫu tre để phục vụ nghiên cứu. Nơi đây quy tụ hơn 1.500 bụi tre, khoảng 130 giống tre với 300 loại mẫu tre khác nhau, trong đó có nhiều giống quý hiếm như tre vuông, mai ống, tre vàng sọc, luồng (Phú Thọ), mây Muồi Mai (Bắc Kạn), tre ngà (Thái Nguyên), tre mét, hóp lớn (Hà Tĩnh)...

2 thg 9, 2014

Xứ Lak: hồ “đẹp” đến hơi thở cuối cùng

Miền thượng là tổ hợp kết dính của núi, rừng, sông, suối, thung lũng, bình nguyên, vực sâu, muôn loài, và hệ thống hồ nước. Không có hồ nước tự nhiên sinh thái rừng không được cân bằng, nhiều loài động vật cũng không thể tồn tại khi thiếu nước, khoáng chất, và không gian để quẫy đạp, sinh hoạt.

Hồ thủy điện, thủy lợi giờ “nhân bản vô tính” khắp Tây Nguyên, nên hồ Lak tự nhiên này đây chợt hóa “cổ”, dày lên ký ức nguyên sinh lẫn văn hóa tộc người, và đặc biệt là nó không “đuổi” dân đi như hồ thủy điện…

Một làn sương hư ảo nhả xuống mặt hồ. Dãy núi vòng cánh cung rộng thênh làm hậu cảnh vĩnh cửu cho con hồ ở phía xa ấy khói sương cũng giăng phủ, kéo rê đi, chỗ đậm chỗ nhạt theo sắc trắng xám của sương. Các buôn làng M’nông lâu đời tít bên bờ bên kia của hồ bị sương “ngậm” mất, chưa thể thấy le lói ra vào lúc này. Những sợi nắng đầu ngày tinh khiết như màu mật ong đục thủng những màn mây xám ban sớm để rót le lói ánh sáng xuống con hồ mênh mông.

Chợ Lách: “vương quốc” trái cây

Chợ Lách, Bến Tre là “vương quốc” trái cây của Việt Nam, trong đó sầu riêng là chủ lực.

Là "vua" trái cây, sầu riêng có khoảng 70 loại khác nhau nhưng sầu riêng Chợ Lách có các loại nổi tiếng là RI 6, cơm vàng hạt lép, Monthon (gốc Thái Lan), D6 (gốc Malaysia). Hình như thương người chăm sóc nên trái sầu riêng chín đa phần rụng lúc nửa đêm, số ít rụng vào chính ngọ. Hoa sầu riêng mọc thẳng từ thân, nụ giống trái sung, nở giấc xế chiều, màu trắng sữa, tung phấn và rụng ban đêm. Nhụy hoa xào vừa ngon, vừa tăng cường sinh lực. 

Những đặc sản trong vườn ông Tư Thành 

Mênh mông thác nước Đồng Nai - 2

Cầu La Ngà bắc qua sông La ngà, là một nhánh của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, chạy ngang địa phận Tánh Linh của tỉnh Bình Thuận trước khi hòa vào dòng sông Đồng Nai tại khu vực lòng hồ Trị An. Làng cá bè tập trung đông nhất trên sông ở đoạn có cầu La Ngà bắc ngang.


Theo quốc lộ 20 (Sài Gòn – Đà Lạt), qua cầu La Ngà chừng 10km là ngả rẽ vào thác Mai. Rẽ phải, nhóm bắt đầu chặng đường xuyên rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên đến với Thác Mai – Bàu Nước Sôi. 8km đầu tiên khi rẽ phải từ quốc lộ vào, đường thác Mai đổ nhựa phẳng phiu, xe chạy vô tư không ngại ngần gì.

Mênh mông thác nước Đồng Nai - 1

Tỉnh Đồng Nai nằm ở cực bắc miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương.

Điểm đến lần này chúng tôi chọn cho chuyến đi là một số thác nước ở Đồng Nai: Thác Đá Hàn (xã Sông Trầu, Trảng Bom), đập Trị An, thủy điện Trị An, ven hồ Trị An (Vĩnh Cửu), thác Mai & thác Ba Giọt (Định Quán)

Bắt đầu khởi hành từ Quận 10 lúc trời tờ mờ sáng để kịp đi đến các điểm đã dự định… Nhưng vẫn không quên làm 1 tấm trước khi khởi hành.



1 thg 9, 2014

Ngắm sắc thu chùa Non Nước

Chùa Non Nước - Ngũ Hành Sơn là danh thắng nổi tiếng ở Đà Nẵng, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Một góc chùa Linh Ứng ở Non Nước 

Cứ mỗi mùa về lại mang đến cho những ngôi chùa trên đỉnh Non Nước những cảnh sắc khác lạ. Vào cuối hạ đầu thu, khi cái nắng ở miền Trung giảm nhiệt, bạn có thể thong dong lên Non Nước tận hưởng không khí trong lành, nghe thoang thoảng hương rừng và đón những chùm nắng vàng trải thảm dưới những bậc thềm đá rêu phong...

Những khúc cua Trường Sơn

Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi thực hiện một chuyến đi tròm trèm ngàn cây số trên đường Hồ Chí Minh qua 4 tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị. Và chúng tôi say mê không gian xanh trùng điệp mở ra trước tầm nhìn vốn hạn hẹp phố sá do những trì níu cơm áo và công việc quanh năm bù đầu tối mặt. 

Những cung đường vắt vẻo lưng mây

Có đến tận nơi, có thấy tận mắt những đặc thù bản địa, những thuộc tính riêng biệt của từng xứ sở mới càng thêm tự hào, càng thêm yêu Tổ quốc mình. Và như thế, đâu cần ai thêu dệt, chẳng cần phải thêm thắt, đã thấy quê hương ta, đất nước ta gấm vóc nhường nào!

Nên thơ Hòn Chồng

Du khách và người dân Nha Trang thường chọn khu quần thể bãi đá Hòn Chồng là nơi thư giãn. Cà phê ngon, khung cảnh đẹp, nên thơ và đặc biệt là sự yên ả nơi này không dễ tìm thấy ở nơi nào khác tại Nha Trang.

Đa phần người dân Nha Trang đều biết và (có thể) đã từng một lần đặt chân đến Hòn Chồng, một quần thể bãi đá, những tảng đá lớn nhỏ chồng lên nhau từ bao đời nay. Những quán cà phê xung quanh khu vực Hòn Chồng ngày càng thu hút nhiều người đến đây hơn. Điều thú vị khi ngồi cà phê ở Hòn Chồng bất cứ thời điểm nào trong ngày là bạn có thể chiêm ngưỡng được bức tranh thiên nhiên vừa kỳ ảo, vừa nên thơ, thanh bình.

Nằm dưới chân đồi La San, di tích Hòn chồng gồm 2 cụm đá lớn. Điều rất kỳ lạ là trên cụm đá, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có vết lõm hình bàn tay rất lớn.