30 thg 9, 2019

Cốm Tú Lệ - quà của núi rừng Tây Bắc

Cốm được làm từ giống lúa quý, có màu xanh đậm, hạt mềm và hậu vị đắng nhẹ mang đặc trưng của vùng Tú Lệ. 


Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nổi tiếng với giống lúa nếp tan đặc trưng. Vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 lúa bắt đầu chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang. Trong thôn bản, tiếng chày cối nhịp nhàng đang chuẩn bị cho ra lò những mẻ cốm Tú Lệ nức tiếng gần xa. 

Cây vạn tuế 800 năm tuổi ở đền Hùng

Cây vạn tuế cổ có 3 nhánh tượng trưng cho 3 miền Bắc Trung Nam nhưng chung một cội nguồn.
Đến khu di tích lịch sử đền Hùng (Phú Thọ), ngoài những nơi thờ tự, cột đá thề, giếng ngọc, hạt lúa thần... du khách còn được chiêm ngưỡng cây vạn tuế cao lớn trước cửa chùa Thiên Quang cạnh Đền Hạ.

Cây vạn tuế chia làm ba nhánh có tuổi thọ lên đến hơn 800 năm tuổi ở đền Hùng, Phú Thọ. 

Cây cao hơn 5 mét, chia làm ba nhánh. Đường kính của gốc khoảng 35 cm, đường kính ngọn chính khoảng 25 cm, hai nhánh có đường kính thân khoảng 20 cm. Thân cây nghiêng khoảng 30 độ. Do đó, năm 2009, khu di tích đã làm cột chống bằng thép để giữ cây không bị đổ.

Chùa Thiền Lâm - nơi có cả tượng Phật đứng và Phật nằm

Huế được mệnh danh là nôi của Phật giáo Việt Nam. Nơi đây có rất nhiều ngôi chùa mang vẻ đẹp độc đáo và cuốn hút, một trong những số đó phải kể đến chùa Thiền Lâm, ngôi chùa mang nét kiến trúc riêng biệt, khác hẳn với các cổ tự ở Huế.

Chùa Thiền Lâm - Nơi có cả tượng Phật đứng và tượng Phật nằm. Ảnh: TT. 

Chùa Thiền Lâm hay còn được gọi với cái tên là Chùa Phật đứng - Chùa Phật nằm, tọa lạc trên đồi Quảng Tế (thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân, TP. Huế). Chùa thuộc hệ phái Nam Tông do Hòa Thượng Hộ Nhẫn lập ra vào năm 1960.

29 thg 9, 2019

Đặc sắc luật tục của người H’rê ở làng Vi Ô Lăk

Ngày xưa, các dân tộc Tây Nguyên chủ yếu sống trong cộng đồng làng, làng là nơi sinh sống, bảo vệ mọi người khỏi những thiên tai, địch họa, ứng xử với các làng khác và giải quyết cả mâu thuẫn giữa các thành viên cộng đồng. Vì vậy, để “điều hành” việc làng, các làng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên đều đề ra hệ thống luật tục (hay còn gọi lệ tục) của làng, mọi việc xảy ra trong làng do các già làng phán xử dựa trên các luật tục, không ai có quyền làm trái. Cũng như mọi làng đồng bào dân tộc tại chỗ ở Kon Tum, người H’rê ở làng Vi Ô Lăk, xã Pờ Ê (huyện Kon Plông) cũng đề ra luật tục của làng.

Luật tục của người H’rê ở làng Vi Ô Lăk được hình thành từ khát vọng của mỗi thành viên trong làng với mong muốn được sống ân nghĩa với các vị thần thiên nhiên và hài hòa với tất cả các thành viên trong cộng đồng. Luật tục của làng do người dân đặt ra và thực hiện, nhưng hội đồng già làng là những người đại diện cho dân làng đưa ra những phán quyết dựa trên luật lệ ấy để bảo vệ trật tự trong làng và sự phát triển của làng.

Người có công đầu đưa kỹ thuật xe nước về Quảng Ngãi

Đó là người phụ nữ mà ngày xưa dân làng gọi là “Mụ Diệm”. Bà là người có công đầu tiên đưa kỹ thuật xe nước từ phủ Hoài Nhơn về dựng trên sông Vệ ở làng Bồ Đề từ giữa thế kỷ XVIII.

Lần theo tích cũ



Lần theo những khảo cứu trước đó, chúng tôi tìm đến nhà thờ họ Nguyễn Văn ở làng Bồ Đề, tổng Lại Đức, huyện Mộ Hoa, phủ Tư Nghĩa, trấn Quảng Ngãi (nay là thôn 1, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) - nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật liên quan đến người phụ nữ có tên là “Mụ Diệm”.

Nhà thờ họ Nguyễn Văn tọa lạc trên khu đất thoáng đãng, diện tích khoảng 1.000m2 gồm cổng, lối vào, nhà thờ, nhà trù và sân vườn. Nhà thờ có kiến trúc nhà rường dạng ba gian không có chái. Tường hai bên xây bít lên đến bờ nóc bằng chất liệu gạch trát vữa. Cửa theo kiểu cửa song bài cùng các ô hộc trang trí hoa dây. Hai gian bên xây tường trổ cửa sổ dạng chữ hỉ. Mái nhà lợp ngói vẩy. 


Miếu bà Ngôn. 

Chuyện chiếc sừng trâu trong tục uống rượu cần của đồng bào vùng cao Nghệ An

Chiếc sừng trâu là điểm nhấn đặc biệt trong những cuộc rượu cần của người vùng cao. Nó vừa là thứ để đo lượng rượu và cũng để tính thời gian cho những cuộc thi về tửu lượng.
Bắt đầu cuộc vui bằng chiếc sừng trâu

Ở Nghệ An có 2 cộng đồng xem rượu cần là thứ không thể thiếu trong nhà, đó là cộng đồng người Thái và Khơ mú. Mỗi gia đình đều đặt một vài ché rượu trong nhà phòng khi có khách quý đến chơi, hoặc cần cho một số nghi lễ tâm linh.

Đi cùng với ché rượu là những ống hút gọi là “búa” hay “xe”, và đặc biệt không thể thiếu một chiếc sừng trâu. Chiếc sừng trâu thon nhỏ, gọn ghẽ luôn được nâng niu bởi một người lĩnh xướng cuộc rượu, thường là một chàng trai trẻ. Người Thái gọi chiếc sừng đựng rượu là “phoong”, còn người Khơ mú gọi là “huôi”. Chiếc sừng thường được đục một lỗ nhỏ ở đầu nhọn làm chỗ thoát nước, hệt như một cái phễu. 


Một cuộc vui quanh chum rượu cần của đồng bào người Thái Nghệ An. Ảnh: Hữu Vi 

Những góc ảnh sống động của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nghệ cách đây gần 100 năm

Những bức ảnh hiếm hoi được chụp vào khoảng 1920-1929 hé lộ một phần bức tranh cuộc sống đậm bản sắc văn hóa của bà con dân tộc thiểu số ở các huyện Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Tương Dương của tỉnh Nghệ An. 

3 người đàn ông làm nghề săn bắn tại Mường Típ, Kỳ Sơn năm 1920. 

Bức tranh lao động bình dị trên cánh đồng cải củ mướt xanh

Cải củ là một trong số những rau màu mùa hè nổi tiếng của TX Hoàng Mai. Trên những cánh đồng chuyên canh mướt xanh ở Quỳnh Liên, người trồng rau hối hả thu hoạch cải củ sau thời gian chăm bón vất vả. 

Xã Quỳnh Liên, TX Hoàng Mai trồng khoảng 5 ha rau cải củ. Vào thời điểm thu hoạch, những đồng rau ngay hàng thẳng lối luôn nhộn nhịp người thu hái. 

Độc đáo món bánh tưởng nhớ nghĩa quân Lê Lợi của đồng bào dân tộc Thái

Hàng năm đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, người dân xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ lại tưng bừng đón Tết Bươn Xao. Từ bao đời nay, Tết Bươn Xao đã là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của bà con người Thái sống dưới chân Pù Pán. 

Theo bà con người Thái ở Tiên Kỳ, "Bươn Xao" có nghĩa là Tết vào ngày 20 tháng 8. Tết này, có nguồn gốc từ truyền thống uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ mẫu và lịch sử đấu tranh giữ nước ở của địa phương. Trong ngày Tết Bươn Xao, có một món ăn không thể thiếu là món moọc . Dịp này, nhà nhà thi nhau gói moọc, nấu moọc để chuẩn bị Tết. 

Khám phá hang động Thằm Viên nơi biên giới miền Tây Nghệ An

Dù còn hoang sơ, nhưng không khí mát lạnh và vẻ đẹp từ hệ thống thạch nhũ trong lòng hang Thằm Viên (xã Tri Lễ, huyện Quế Phong) chắc chắn sẽ chinh phục bất kỳ du khách nào một lần đến đây. 

Thằm Viên là tên gọi của hang đá nằm trên núi Pu Hò, thuộc bản Xan, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Cư dân bản địa lâu nay truyền tai nhau về vẻ kỳ vĩ, hoang sơ của hang động này, vì thế, vào một ngày cuối tháng 9/2019, chúng tôi đã có một chuyến khám phá đầy lý thú. Ảnh: Hữu Vi 

28 thg 9, 2019

Trở về tuổi thơ với kẹo tơ hồng ngon ngọt

Chẳng ai rõ kẹo tơ hồng có nguồn gốc từ đâu, chỉ nhớ rằng nó gắn liền với hình ảnh chiếc hộp gỗ phía sau yên xe đạp, cùng tiếng rao của người bán kẹo vào những buổi trưa hè nắng tràn. Tất cả như một phần ký ức tuổi thơ đã đi qua biết bao thế hệ.


Đây cũng là thức quà giản dị mang hương thơm đặc trưng trong từng sợi dừa bào, vị béo ngậy của lạc rang quyện cùng bánh tráng... vừa ngọt ngào lại vừa dẻo mềm, làm nên hương vị rất riêng và rất độc đáo, luôn khiến trẻ em phải mê mẩn.

Mai vàng… mùa nước nổi!

“Mai vàng mùa nước nổi” - người miền Tây quê tôi thường ví von loài hoa mộc mạc với cái tên rất bình dị nhưng tràn ngập trong ký ức của biết bao người: bông điên điển. “Những chùm bông điên điển giữa đồng, dù nước có nhấn chìm nhưng vẫn gắng gượng vươn lên, dâng tặng cho đời sắc hoa vàng rực còn tượng trưng cho ý chí và khát vọng vươn lên mãnh liệt của con người tự bao đời.
“Ăn bông điên điển…

Mùa nước nổi, những cánh đồng chìm trong biển nước. Ai đó từng bảo rằng đó là tấm áo màu bạc, long lanh và rất bình dị. Thật tuyệt vời khi trên chiếc áo trắng bạc đó, thiên nhiên lại ưu ái ban tặng cho một loài hoa khoe sắc vàng rực như điểm xuyết thêm cánh đồng nước nổi. Nhìn bông điên điển đương khi hoàng hôn rải những tia nắng vàng vọt cuối cùng của ngày, mới thấy hết cái đẹp bình yên và chân chất của cánh “mai vàng mùa nước nổi”. Chỉ cần dọc theo những mé sông, bờ đê hay kênh, rạch là dễ dàng bắt gặp màu vàng tươi của bông điên điển. Đâu chỉ để ngắm nhìn hay làm đẹp cho đời theo cách riêng của nó, loài hoa ấy từ lâu đã trở thành một loại “đặc sản” của người dân miền Tây Nam Bộ. Không chỉ một món, người ta còn chế biến được rất nhiều món ăn dân dã, độc đáo từ mớ bông điên điển vừa hái được sau nhà. Bà ngoại tôi ngày xưa vẫn thường nói: “Đừng coi thường bông điên điển, bởi thời của bà, nó là một trong những loại cây “cứu đói” độc đáo của dân quê mỗi khi nước tràn đồng!”. 

Cà muối - Đậm đà tình quê Hà Tĩnh

Xứ Nghệ vốn nổi tiếng với cà muối giòn và mặn. Từ cách muối cà truyền thống, ngày nay, người Hà Tĩnh còn có những “biến tấu” rất độc đáo, làm phong phú món ăn đậm đà hương vị quê nhà này...

Món cà muối rất dễ làm nên hầu như người nào cũng biết muối cà. Tuy nhiên, trong cuộc sống bận rộn ngày nay, cà muối cũng đã trở thành hàng hoá. Tại thành phố Hà Tĩnh và nhiều địa phương khác đã xuất hiện nhiều hàng cà nổi tiếng. Chị Hương - người kế thừa cơ sở cà muối bà Vinh ở đường Xuân Diệu cho biết: “Cà nguyên liệu được nhập từ Đà Nẵng - là loại cà giòn, ngon. Ngoài món cà truyền thống, cơ sở của gia đình tôi còn có các món cà muối nước mắm, cà dầm tương. Mỗi loại có cách làm khác nhau và có hương vị khác nhau”.

27 thg 9, 2019

Mùa thu về Yên Tử lòng rộng thênh thang

Giữa nắng thu vàng ươm và đại ngàn núi rừng xanh ngát của vùng đất Yên Tử linh thiêng, du khách như thấy bước chân nhẹ nhàng, lòng rộng thênh thang... 

Yên Tử không chỉ là một ngọn núi thiêng của Phật giáo Việt Nam mà còn là một điểm đến văn hóa, lịch sử có phong cảnh thiên nhiên vô cùng kỳ thú. Trong Quần thể di tích Yên Tử, nổi tiếng bậc nhất là khu danh thắng Đông Yên Tử thuộc TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 

Xôi xéo – món quà của ký ức

Đối với một quốc gia có bề dày văn hoá lúa nước như Việt Nam, thì những chế phẩm làm từ gạo, đặc biệt là món xôi vẫn luôn nắm giữ vị trí quan trọng trong hầu hết những món ăn hằng ngày của người Việt. Trong đó, xôi xéo là một trong các loại xôi đặc trưng nhất của người Hà Nội.
Nhiều người ví xôi xéo Hà Nội giống như nắng sớm đầu ngày. Bởi thứ màu vàng óng ả, đẹp tinh tươm, bọc trong lá sen thơm hay lá chuối đậm xanh như gói hết cả phong vị của đất trời.

Xôi xéo là tổng thể của nhiều màu sắc, vàng sậm của hành phi, vàng hanh của nếp, vàng nhạt của đậu xanh nắm; hòa quện cùng màu xanh tươi mát mắt của lá gói xôi.

Không chỉ hấp dẫn bởi màu sắc, xôi xéo còn hấp dẫn cả mùi vị. Khi mở ra, mùi thơm của hành phi, của mỡ phi sẽ ập ngay lên mũi của người thưởng thức.

Nguyên liệu bao gồm gạo nếp, đậu xanh, hành khô và nghệ.

Tinh tế xà cạp của người Bhơ Noong

Trong các dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên duy chỉ có tộc người Bhơ Noong (cư trú tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) sử dụng tấm vải màu trắng, đen hoặc màu chàm bó quanh đôi chân giống như chiếc xà cạp của các dân tộc miền núi phía Bắc. Cách phục sức này đến nay vẫn còn phổ biến vì theo đồng bào đây cũng là cách để vừa làm đẹp vừa chống côn trùng cắn gây hại và bảo vệ cơ thể chống chọi với giá rét ở miền núi.
Các dân tộc miền núi phía Bắc sinh sống trong điều kiện thiên nhiên, môi trường khí hậu khắc nghiệt nên đồng bào luôn có ý thức về việc bảo vệ cơ thể. Bộ y phục của các tộc người do chính họ làm ra từ sợi lanh, sợi bông hay các nguyên vật liệu mua từ thị trường qua trao đổi với ngươi Kinh ở chợ luôn có độ bền chắc để bảo vệ cơ thể rồi mới tính đến việc làm đẹp. Ngoài trang phục chính, đồng bào đã nghĩ ra cách dùng vải quấn lại thành từng lớp để bảo vệ đôi chân khỏi bị côn trùng tấn công và giữ ấm đôi chân trong mùa đông buốt giá. Mảnh vải để quấn chân người ta gọi là xà cạp. Mỗi vùng có cách sử dụng xà cạp khác nhau. 

Xà cạp làm nên vẻ đẹp của trang phục lễ hội dân tộc Bhơ Noong. 

24 thg 9, 2019

Khám phá buôn du lịch cộng đồng đẹp nhất ở Buôn Ma Thuột

Buôn Ako Dhong tại phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột vừa được chọn làm điểm du lịch cộng đồng có quy mô nhất trên địa bàn Đắk Lắk. 

Hấp dẫn dịch vụ trải nghiệm trên đồng nước nổi

Trên những cánh đồng xả lũ ở huyện Phú Tân, mùa nước mang theo lượng phù sa dồi dào, đồng thời cũng tạo điều kiện giúp người dân phát triển một số dịch vụ thú vị đặc biệt. Trải nghiệm thực tế trên đồng nước nổi là một trong số đó.


Bơi xuồng ra tham quan đồng xả lũ. 

Ý tưởng này được anh Nguyễn Phước Trung (xã Hiệp Xương) lần đầu thực hiện, với giá trọn gói tham quan trải nghiệm chỉ 39.000 đồng, chưa bao gồm các món ăn. 

Những dòng suối đẹp như tranh vẽ vùng Bảy Núi

Mùa mưa, cây cối vùng Thất Sơn - Bảy Núi xanh rì. Xen lẫn tiếng chim hót là tiếng suối róc rách. Những dòng suối len lỏi qua khe đá, được ánh sáng mặt trời chiếu vào, tạo thành cảnh sắc lung linh, cứ ngỡ như chốn tiên bồng.

Sắc màu Thiên Cấm Sơn 


Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) là ngọn núi cao nhất vùng Bảy Núi, là một danh thắng du lịch tâm linh của An Giang, nơi nổi tiếng với tượng Phật Di Lặc (tượng Phật cao nhất trên đỉnh núi ở Châu Á), chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, hồ Thủy Liêm... Nơi đây còn có những dòng suối chảy quanh năm. Khi cất nhà, cư dân núi Cấm lựa chọn vị trí cặp theo các con suối, chỉ cần đưa một đầu ống nước vào giữa suối, đầu còn lại dẫn vào nhà là có nước sạch sử dụng miễn phí. Người dân còn dẫn nước từ suối để tưới cho nương rẫy, vườn cây trên núi. “Núi Cấm không khí mát mẻ, tiếng suối róc rách như âm nhạc khiến tâm hồn mình sảng khoái” - bà Trần Thị Hoa, sinh sống hơn 20 năm ở vồ Bạch Tượng (xã An Hảo, Tịnh Biên), chia sẻ. 



Thú vui bắt ếch đồng

Hàng năm, khi mực nước trên những con sông dâng cao, ngoài đồng nước mấp mé tràn bờ cũng là lúc người dân tất bật chuẩn bị ngư cụ, phục vụ mùa đánh bắt thủy sản. Nào là đặt lờ, đặt lọp, đặt lú, đặt trúm…nhưng thú vị nhất vẫn là đi bắt ếch đồng. Không chỉ là thú vui lúc nông nhàn, công việc này còn giúp nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

“1001” kiểu bắt ếch 


Trong số các cách bắt ếch thì “nhấp” ếch là công việc thú vị nhất, cách thực hiện cũng rất đơn giản, không cần chuẩn bị và đầu tư dụng cụ nhiều. Chỉ cần trang bị 1 chiếc cần câu bằng cây trúc dài, một ít mồi câu (thường là ốc bươu vàng hay cá cắt nhỏ), 1 chiếc túi hoặc 1 sợi dây dài để buộc. Địa điểm câu ếch thường là những vùng nước có nhiều bụi rậm, lục bình, rau muống…Không giống như câu cá, người câu ếch phải dùng cọng rau muống nối phần lưỡi câu lên dây câu để lưỡi câu không bị vướng khi rê trên cỏ; đồng thời “nhấp” cần câu liên tục không nghỉ tay. Cũng nhờ “nhấp” liên tục nên ếch tưởng là sâu bướm hay côn trùng rớt xuống mặt nước liền nhảy lại để đớp lấy con mồi. Điều quan trọng nhất là tuyệt đối không làm động cỏ rác khu vực xung quanh bờ, hố nước. Do con ếch rất nhát, nên khi nghe tiếng động là nhảy xuống nước và lặn “mất tăm”. 


“Nhấp” ếch không chỉ là niềm vui, mà còn là “chén cơm” của nhiều người 

23 thg 9, 2019

Hải đăng cổ Tiên Sa

Nằm trên bán đảo Sơn Trà của thành phố Đà Nẵng, hải đăng cổ Tiên Sa được đánh giá là một trong những ngọn hải đăng đẹp nhất ở Việt Nam, là điểm đến đầy lãng mạn của những người yêu thiên nhiên và ưa thích lối sống chậm. 

Từ đầu phía Đông cầu sông Hàn, chạy xe máy về hướng Bắc dọc theo con đường ven biển Võ Nguyên Giáp kéo dài đến Hoàng Sa chừng 10 cây số là đến chân bán đảo Sơn Trà. Từ đó chạy ngược lên núi loanh quanh thêm chừng 10 cây số nữa về mạn phía Đông bán đảo là đến trạm hải đăng cổ Tiên Sa.

Hải đăng Tiên Sa hay còn gọi là hải đăng Sơn Trà nằm ở mũi phía Đông bán đảo Sơn Trà, trên độ cao 233m so với mực nước biển. Đây là một trong những ngọn hải đăng cổ đẹp nhất Việt Nam, được người Pháp xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1902.

Trạm nằm bên sườn núi cao, xung quanh cây rừng bao phủ xanh um, thi thoảng người ta còn bắt gặp lũ khỉ và voọc chà vá chân nâu kéo về kiếm ăn trên các tầng lá non. Ở đây có một khu nhà điều hành và một tháp đèn biển mang đậm lối kiến trúc Pháp hồi đầu thế kỉ 20. Toàn bộ công trình được sơn màu vàng kẽ viền trắng, kiểu màu đặc trưng thường thấy của các công trình kiến trúc cổ có từ thời Pháp ở xứ Đông Dương.

Tháp đèn duyên dáng với lồng bảo vệ sơn trắng cùng hàng lan can 360 độ được đỡ vững chắc bằng hàng con sơn sắt uốn cong mềm mại theo lối cổ điển. Ảnh: Thanh Hòa

Trải nghiệm khu du lịch sinh thái Vườn Mộng mơ

Cách trung tâm Biên Hòa 2km, tọa lạc tại phường Tân Hạnh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, khu du lịch sinh thái Vườn Mộng mơ có diện tích hơn 6.000m2 với nhiều hạng mục vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng hấp dẫn dành cho du khách vào mỗi dịp cuối tuần. 


Với ý tưởng xây dựng khu du lịch mang tính chuyên nghiệp, đa dạng và phong phú trong dịch vụ vui chơi, giải trí, ẩm thực lành mạnh cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt, với khu vực các trò chơi dân gian, truyền thống trong và ngoài nước, các mô hình vui chơi vận động sẽ thích hợp cho các du khách nhí. 

Một thoáng yên bình giữa lòng Cao Minh

Với không gian rộng 20 hecta, nhiều cây cối quanh năm rợp bóng mát, các hồ nước bao la xanh thẳm, thảm cỏ bát ngát và lộng gió, lẫn khuất sau những hàng cây con suối là những căn nhà nghỉ dưỡng xinh xắn, mộc mạc và bình yên. Khu du lịch nghỉ dưỡng và dã ngoại Cao Minh đang là điểm đến được nhiều du khách yêu thích và chọn lựa. 

Được ví như một miền quê châu Âu thanh bình, một làng quê cổ kính, một Ma Rừng Lữ Quán... cạnh Sài Gòn. KDL nghỉ dưỡng và dã ngoại Cao Minh được yêu thích bởi sự tĩnh lặng, bình yên, nơi cỏ cây, hoa lá, sông hồ chan hòa trong nắng và rộn tiếng chim ca. 

Kho lúa của người Mơ Nâm ở Kon Plông

Những ngày này, người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở các xã của huyện Kon Plông đang bước vào mùa thu hoạch lúa trên các cánh đồng ở quanh làng. Cách chân ruộng chừng hai mươi đến ba mươi mét, những kho lúa nằm trải dài trên khoảng đất trống nối nhau thẳng tắp, bên dưới là mảnh ruộng lúa chín đang chờ người thu hoạch... 

Kho lúa người Mơ Nâm ngày nay


Đưa chúng tôi đi trên con đường bê tông nông thôn mới để ra cánh đồng lúa chín cách nhà khoảng 2km, chị Y Đăng ở thôn Kon Vơn Ke 2 (xã Đăk Long) giới thiệu: Do địa hình đất đai ở đây hơi gồ ghề, nhiều đồi dốc nhỏ nên bà con thường làm ruộng lúa quanh các khe suối. Em nhìn xuống phía dưới thung lũng có diện tích ruộng nhỏ bằng phẳng kia kìa. Ở đây, nhìn xa thấy bé bằng cái sân nhà rông, nhưng chị em mình tới gần thì rộng mênh mông chừng 3 đến 4ha...

Trống của người Gia Rai

Người Gia Rai có một kho tàng âm nhạc rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh các loại nhạc cụ truyền thống như đàn t’rưng, đàn ting ning, đàn goong, đàn k’ny, khèn lá, sáo, chiêng…, thì trống là một loại nhạc cụ được người Gia Rai đặc biệt coi trọng. Với người Gia Rai, trống được xem là vật thiêng. Trống có vị trí đặc biệt chẳng những về giá trị vật chất mà cả về giá trị tinh thần trong đời sống sinh hoạt của người Gia Rai…

Từ bao đời nay, người Gia Rai ở làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) luôn quan niệm rằng, âm thanh phát ra từ trống mang sức mạnh siêu nhiên, là vũ khí để xua đuổi ma quỷ hay những hiện tượng tự nhiên mà trước đây người dân chưa hiểu được và cho rằng đó là điềm gở (như nhật thực hoặc nguyệt thực…). Người Gia Rai xem trống là vật thiêng mang yếu tố tín ngưỡng tâm linh nên họ rất quý trọng, giữ gìn trống và cất giữ ở nơi trang trọng nhất trong nhà.

Trống của người Gia Rai ở làng Chốt có 2 loại, trống To có chiều dài thân trống (tang trống) hơn 60cm, đường kính mặt trống hơn 40cm và trống Nhỏ có chiều dài thân trống hơn 40cm, đường kính mặt trống hơn 20cm. Mặt trống được làm từ da trâu hoặc da bò. Thân trống được làm từ thân cây bò ma, đây là loại cây to, thân mềm, không bị mối mọt và nứt.


Đối với người Gia Rai ở làng Chốt, trống vừa là tài sản quý, vừa là vật linh thiêng. Ảnh: ĐT 

Khe Răm - Điểm du lịch "bụi" mới lạ

Có lẽ với nhiều người dân thành phố Đà Nẵng, cái tên Khe Răm vẫn còn rất mới lạ do địa hình đi lại khó khăn. Tuy nhiên, với dân phượt, cái tên này đã bắt đầu trở nên quen thuộc bởi vẻ đẹp hoang sơ, độc đáo. 

Bình minh trên thung lũng Khe Răm. Ảnh: G.H 

Khe Răm nằm ở điểm cuối của tuyến du lịch sông Cu Đê, thuộc địa phận thôn An Định, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25km, cách Quốc lộ 1A 5km theo đường bộ và cách Khu công nghệ cao 7km. Với quang cảnh núi rừng tuyệt đẹp, Khe Răm đang trở thành điểm du lịch “bụi” mới lạ và mang nét hấp dẫn riêng đối với dân phượt.

Xa rồi làng "kén dâu"

Làng Sung Tích, địa danh từng nổi tiếng với nghề “kén dâu”, nay chẳng còn ai giữ lấy nghề. Chuyện làng, chuyện nghề xoay quanh câu ca dao “Trai Sung Tích một dạ kén dâu” thoắt cái đã trở thành câu chuyện dĩ vãng... 

“Gái Thanh Khiết chuyên nghề cải giá/ Trai Sung Tích một dạ kén dâu”. Mang thắc mắc về nghề “kén dâu” gắn với làng Sung Tích từng đi vào ca dao một thuở, nay còn không? Tôi tìm về Sung Tích – một vùng đất mộc mạc, yên bình nằm ở tả ngạn sông Trà, thuộc xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi).


Cây dâu hiện được người làng Sung Tích, xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi) trồng làm ranh giới giữa các thửa ruộng. 

Cần bảo tồn nhà sàn truyền thống của đồng bào Cor

Không gian văn hóa nhà sàn truyền thống của đồng bào Cor không chỉ là chỗ ở, sinh hoạt của nhiều gia đình, mà còn là nơi giao lưu, văn hóa tín ngưỡng, cố kết cộng đồng. Thế nhưng, hiện nay nhà sàn của đồng bào Cor không còn nữa, nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng vì thế cũng dần bị mất đi.

Độc đáo nhà sàn của người Cor 


Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, nhà sàn truyền thống của đồng bào Cor thường dựng trên một sườn đồi thay thế cho một xóm nhà (gọi là p’lay), có khoảng 10 - 15 hộ gia đình sinh sống. Trong ngôi nhà dài được thiết kế theo lối nhà sau, sân trước và lối đi chung chính giữa. Ngôi nhà chung được chia thành nhiều ngăn cho từng hộ gia đình ăn, ở và sinh hoạt.

Trong mỗi ngăn đều có bếp, có cầu thang đi xuống sân sau, phía trước mặt cửa của mỗi ngăn nhà đều có lối đi chung dẫn ra sân trước của nhà hay qua lại các gia đình với nhau. Sân trước thường có đặt một cây nêu, bếp lửa. Xung quanh nhà sàn đều rào kín, có chừa cánh cửa, đóng mở theo quy định của già làng. 

Nhà văn hóa thôn Bắc xã Trà Sơn (Trà Bồng) được xây dựng theo kiến trúc mô phỏng nhà sàn truyền thống người Cor. 

21 thg 9, 2019

Quan niệm tâm linh về gà cúng của đồng bào vùng cao Nghệ An

Gà là vật phẩm quan trọng trong những nghi lễ tâm linh của cộng đồng các dân tộc miền núi. Người Thái và Khơ mú thường cúng gà trong khi gọi vía, cúng bản, lễ cầu mùa. Người Mông thường cúng một đôi gà gồm cả trống và mái trong khi làm vía cho người trưởng thành. 

Mâm cúng không thể thiếu con gà 


Còn hơn 4 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng chị Lương Thị Cáng ở bản Xiềng Nứa, xã Yên Na, huyện Tương Dương đã chuẩn bị lứa gà để cúng Tết. Ngoài phục vụ gia đình, chị còn dành ra hơn chục con. Gần Tết, nếu ai hỏi mua thì chị sẽ đem bán, gọi là có tiền mua bộ quần áo mới cho hai đứa con nhỏ. Cũng như người miền xuôi, người Thái ở bản Xiềng Nứa khá cầu kỳ trong việc chọn gà cúng Tết.

Con gà là vật phẩm quan trọng nhất xuất hiện trong hầu hết các dịp cúng lễ của người Thái. Khi gọi vía, mỗi gia đình người Thái cần từ 1 hoặc 2 con gà trở lên, tùy vào số lượng bàn thờ trong nhà. Khi có cưới hỏi, gà cũng là thứ đầu tiên người ta nghĩ đến.

Trong mâm cúng dâng lên thần linh trong lễ cúng bản cũng chẳng thể vắng mặt chú gà trống mào đỏ. Khi một người chết đi, nghĩa là về với cõi trời, ngoài gà cúng trên đầu áo quan (người Thái gọi là “cáy tằng hua”), người ta còn phải đem 1 con gà thả ở khu rừng ma, nơi chôn cất để người chết cũng có vật nuôi như người sống. 



Khám phá nét độc đáo trong Tết Bươn Xao của người Thái

Hàng năm đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, người dân xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ lại tưng bừng đón Tết Bươn Xao. Từ bao đời nay, Tết Bươn Xao đã là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của bà con người Thái sống dưới chân Pù Pán. 

Theo bà con người Thái ở Tiên Kỳ, "Bươn Xao" có nghĩa là Tết vào ngày 20 tháng 8. Tết này, có nguồn gốc từ truyền thống uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ mẫu và lịch sử đấu tranh giữ nước ở của địa phương. Trong ngày Tết Bươn Xao, có một món ăn không thể thiếu là món moọc . Dịp này, nhà nhà thi nhau gói moọc, nấu moọc để chuẩn bị Tết. 

Những điều ít biết về gói cơm trong lễ gọi vía của người Thái Nghệ An

Một gói cơm nhỏ giấu kín sau những lớp áo là lễ vật mang theo của thầy mo khi đi gọi vía. Người ta tin rằng, hồn vía đi lạc cũng cần ăn lấy sức để trở về nhà. Đó là ý nghĩa của một lễ vật tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong phong tục tâm linh của người Thái ở Nghệ An. 

Lễ vật không thể thiếu

Đi gọi vía mà thiếu cái gói cơm là không được đâu. Tôi tình cờ nghe được điều này trong một ngày gần đây khi chuẩn bị những lễ vật đem theo đi gọi vía cho người thân. Với người Thái, trong đó có làng bản của tôi thì gọi vía là một nghi lễ thường gặp nhất, mỗi năm không biết phải chứng kiến bao nhiêu lần? 

Lễ vật trong lễ gọi vía không cần quá cầu kỳ, nhưng nhất thiết phải có bát cơm/ gói cơm, cùng với đó là một ít đồ dùng, vật dụng của người được gọi vía. Ảnh: Hữu Vi 

Đặc sắc lễ hội tưởng nhớ nghĩa sỹ Lam Sơn ở miền Tây Nghệ An

Lễ hội "ki mọc" - một sinh hoạt tâm linh của người Thái ở mường Khủn Tinh (Quỳ Hợp - Nghệ An) để tưởng nhớ công ơn của những nghĩa sỹ Lam Sơn hồi thế kỷ 15. 

“Ki mọc” (ăn mọc) là lễ hội của cư dân các cộng đồng người Thái mường Khủn Tinh thuộc xã Châu Quang và một số làng bản thuộc xã Châu Cường, Châu Thái (huyện Quỳ Hợp). Lễ này thường diễn ra vào 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Dù đã có từ lâu đời nhưng lễ hội chỉ ở quy mô dòng họ. Ảnh: Lao Thanh Chương 

Óng ả làng nghề tằm tơ xứ Lường

Từ xa xưa, xã Đặng Sơn (Đô Lương) được biết đến với nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, kéo sợi. Một thời, bát ngát đồng bãi ven sông Lam qua địa bàn xã là những nương dâu xanh rì; song qua thời gian, làng nghề dần thu hẹp lại. Tuy không còn nhộn nhịp như trước đây, nhưng về Đặng Sơn hôm nay, du khách vẫn ngỡ ngàng trước những mảng vàng tằm tơ óng ả và tìm hiểu "nghề ăn cơm đứng" truyền thống nơi đây. 

Ở xã Đặng Sơn hiện có khoảng gần 40 hộ trồng dâu, nuôi tằm và khoảng 6 hộ làm nghề ươm tơ. Nghề không nhàn rỗi, vì đặc điểm thời gian tằm ăn cách khoảng 3 tiếng/lần. Nghề nuôi tằm vì thế còn được gọi vui là "nghề ăn cơm đứng", vì dù làm gì cũng phải đúng thời gian cho tằm ăn, như vậy tằm mới chín sớm và đạt năng suất cao. Ảnh: Hải Vương 

Ngôi chùa 400 tuổi nằm trong hang núi lửa

Bên trong chính điện chùa nghi ngút khói hương, không khí mát lạnh tỏa ra từ những giọt nước ngầm chảy bên các nhũ đá. 

Danh thắng chùa Hang (còn gọi là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) nằm ở phía bắc núi Thới Lới, chứng tích của những đợt phun trào núi lửa trên đảo Lý Sơn. 
Quang cảnh chùa xanh mát bởi những cây bàng biển cổ thụ và các tảng đá núi liền kề biển. 

18 thg 9, 2019

Cánh đồng điện gió ở Ninh Thuận

Cánh đồng điện gió ở Phan Rang thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh nhờ khung cảnh đẹp như tranh vẽ. 

Điện gió Đầm Nại ở thôn Láng Me, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Điểm dừng chân này nằm cách biển Ninh Chữ hơn 10 km. Ảnh: Thúc Trình. 

Di tích Óc Eo hơn 1.000 năm tuổi bỏ hoang

Sau 32 năm khai quật, lập quy hoạch, di tích văn hóa Óc Eo trên 1.000 năm tuổi vẫn bị treo, cỏ mọc um tùm.

Di tích Bình Tả (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa) là cụm phế tích kiến trúc và di chỉ cư trú, được khai quật năm 1987, bao gồm ba khu chính: Gò Đồn, Gò Xoài và Gò Năm Tước. Mỗi khu cách nhau khoảng 500 m.

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã thu thập hàng trăm cổ vật có giá trị gồm tượng thần, vật thờ như yoni, linga cùng một bộ sưu tập 26 hiện vật vàng lá 1.200 tuổi, được công nhận báu vật quốc gia.

Năm 1989, cụm di tích Bình Tả được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.

Toàn bộ khu quy hoạch di tích đang bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Ảnh: Hoàng Nam. 

Độc đáo văn hoá Cơ Tu hấp dẫn khách du lịch

Đà Nẵng với lợi thế về sông, suối, núi, hồ và văn hóa độc đáo rất phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái. 

Đà Nẵng đang hướng tới xây dựng mỗi người dân là một đại sứ du lịch của thành phố. 


Phong cảnh tuyệt đẹp ở xã miền núi Hòa Bắc - huyện Hòa Vang là lợi thế phát triển du lịch sinh thái. 

Vẻ đẹp núi rừng và sự độc đáo về văn hóa của người Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đang là điểm đến hấp dẫn của du khách. Nơi đây có những con sông, dòng suối với những ghềnh thác tuyệt đẹp. Khu du lịch Hòa Bắc Đà Nẵng phát triển dựa trên dự án du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, bao gồm mục đích bảo vệ sự đang dạng về sinh học và góp phần tạo sinh kế giúp đồng bào người dân tộc thiểu số Cơ Tu. Hiện, có 8 nhóm phục vụ du lịch gồm: cồng chiêng, văn nghệ, ẩm thực, trekking, đan lát, hát lý, dệt thổ cẩm, thuyết minh với hơn 60 hộ dân tham gia.

Ở homestay nhà cổ 200 năm tuổi khi về miền Tây

Tham quan nhà cổ là một hoạt động không thể thiếu trong các tour du lịch miền Tây, nhưng ít người biết đến hình thức homestay tại nhà cổ.

Ngôi nhà cổ mái lợp âm dương, sân gạch tàu và bên trong vẫn còn nguyên các vật dụng bằng gỗ quý. Phạm Thủy Tiên 

Tháp nước Phan Thiết gần 90 năm tuổi

Tháp nước Phan Thiết nằm bên sông Cà Ty xây gần 90 năm trước, do hoàng thân Xuphanuvong (Lào) thiết kế, hiện là biểu tượng của tỉnh Bình Thuận.

Tháp nước Phan Thiết (còn được gọi "Lầu nước") được người Pháp xây dựng 1928-1934 theo chủ trương quy hoạch đô thị của nhà cầm quyền đương thời, phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho Tòa Công sứ Pháp (nay là trụ sở UBND Bình Thuận) và người dân nội thị Phan Thiết.

Vị trí xây dựng tháp nước nằm trên đất làng Long Khê, bên tả ngạn sông Cà Ty, cao ráo thoáng mát, cách Tòa Công sứ chừng 350 m.

Tháp nước Phan Thiết nằm cạnh sông Cà Ty, gần trung tâm hành chính tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Việt Quốc. 

Lò hủ tiếu ba đời ở Cần Thơ

Tờ mờ sáng, ông Của cùng người thân nhóm lửa, đợi nước sôi rồi bắt đầu làm sợi hủ tiếu đến 14h. 

Từ bao đời nay, nghề làm hủ tiếu được nhiều gia đình ở quận Cái Răng, Cần Thơ duy trì như nét truyền thống của địa phương.
Ông Dương Văn Của, 49 tuổi (thứ hai từ trái qua) cho hay, ông bắt đầu làm công việc này từ năm 1982. "Làm hủ tiếu không chỉ là nghề truyền thống của gia đình tôi mà còn nhiều người dân khác sống ở quanh khu An Bình này. Tôi học việc từ ông bà khi còn nhỏ rồi và theo nghề đã gần 30 năm", ông Của nói. 

Mắm cáy Trung Lương

Chẳng biết tự lúc nào, người làng Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) gắn bó với nghề làm mắm cáy. Chỉ biết rằng, từ nhiều đời nay, trên mâm cơm của người dân ở đây hiếm khi thiếu vắng bát nước chấm cáy đặc trưng…

Dòng sông La uốn lượn qua mảnh đất này vừa mang nước, phù sa tưới tắm ruộng đồng lại vừa mang đến nguồn “nguyên liệu” để bà con ở đây chế biến thành đặc sản dân dã của quê nhà. Lúc rảnh rỗi, bà con ra ven bờ sông để bắt cáy. Khi bắt bằng tay tận hang, cũng có phải dùng “mẹo” bằng mồi đơm để bắt được nhiều. Chẳng thế mà trước đây, dù ít hay nhiều, bà con đều có ít lon mắm cáy để trong nhà làm “của để dành”. Trước thì để cải thiện bữa ăn, nay lại là món ngon để thiết đãi khách có dịp về quê.

Dòng sông La uốn lượn qua mảnh đất này vừa mang nước, phù sa tưới tắm ruộng đồng lại vừa mang đến nguồn “nguyên liệu” để bà con ở đây chế biến thành đặc sản dân dã của quê nhà.

Nửa đêm theo nông dân Đức Thọ ra bờ sông La bắt cáy

Vào khoảng 2-3h sáng, khi thủy triều sông La xuống thấp, là lúc người dân thôn Vĩnh Đại, xã Đức Vĩnh, Đức Thọ (Hà Tĩnh) ra bờ sông săn bắt cáy. Săn cáy không chỉ kiếm thêm thu nhập, mà còn góp phần lưu giữ một nghề truyền thống của người dân ven sông La.

Khi thủy triều trên sông La xuống kiệt cũng là lúc người dân thôn Vĩnh Đại đi đặt bẫy bắt cáy

Có dịp được cùng chị Lữ Thị Hồng Trinh (thôn Vĩnh Đại) ra bãi bồi ven sông La để bắt cáy, chúng tôi mới cảm nhận được cái nghề hết sức thú vị này.

Bánh vo - vị ngon khó quên của người Hà Tĩnh

Mấy ai về mảnh đất Hà Tĩnh mà khi ra đi không nhớ miếng kẹo cu đơ, bánh đa vừng, bưởi Phúc Trạch hay mực nhảy Vũng Áng. Người dân Cẩm Xuyên cũng vậy, dù có đi đâu xa, làm gì cũng nhớ mãi hương vị dân dã như chứa đựng cả một bầu trời tuổi thơ của món quà quê mang tên bánh vo.

Bánh vo là thức quà xuất hiện từ rất lâu đời ở khắp các vùng quê ở huyện Cẩm Xuyên. Món bánh được làm từ bột gạo trắng dân dã, mộc mạc, thấm đượm hồn quê này đã gắn bó với nhiều người dân nơi đây. Gạo phải được ngâm từ đêm hôm trước rồi xay mịn, sau đó quấy liên tục để bột dẻo, quánh, mịn.

Về Kỳ Anh coi chừng “nghiện” bánh đa chợ Cầu!

Bánh đa chợ Cầu ở xã Kỳ Châu (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) từ lâu đã nức tiếng bởi vị thơm ngon đặc trưng của sản phẩm làng nghề truyền thống. Kể cả những cụ cao niên cũng không ai nhớ rõ nghề có từ khi nào, chỉ biết rằng khi sinh ra đã thấy ông bà, bố mẹ tỉ mẫn làm nên những chiếc bánh đa vừng thơm ngon.

Được truyền nghề qua nhiều thế hệ, đến nay, ở Kỳ Châu còn có khoảng hơn 20 hộ duy trì và phát triển nghề làm bánh đa. Để có sản phẩm bánh đa ngon, người làm nghề thường sử dụng gạo có độ dẻo ít (thường dùng gạo Khang Dân 18) để tráng bánh.

Về Cà Mau ăn mắm ong rừng

Biết tôi thích khám phá ẩm thực, nhân chuyến về Cà Mau thăm quê, bạn tặng cho một hũ mắm ong rừng. Cầm món quà, tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú vì từ trước tới nay chỉ biết mật ong rừng nổi tiếng ở địa phương này còn mắm ong rừng thì đúng là quá xa lạ.

Mắm ong rừng Cà Mau - Ảnh: Thanh Tâm

Tò mò, không “giấu dốt”, tôi liền hỏi bạn cách chế biến cũng như việc thưởng thức món ăn quá đỗi lạ lùng này. Thấy tôi “hai lúa” thứ thiệt, bạn hào hứng kể ngay.

Tri Tôn mùa làm mắm cá chốt

Khi mùa nước nổi đầu nguồn miệt Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) vừa dứt, cũng là lúc mùa làm mắm cá chốt bắt đầu. 

Cá chốt mới đánh bắt - Ảnh: N.T.Đăng 

Một ngày cuối tháng mười, chúng tôi đến thăm địa danh lịch sử cầu Vĩnh Thông (Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang). Thấy dưới chân cầu có nhiều người đang ngồi làm cá chốt và cá chốt được thu mua, tập kết về đây với số lượng lớn nên ai cũng háo hức tới xem.

Bình dị mà rạng rỡ trên cánh đồng lúa Tà Pạ ở Tri Tôn

Tiếng nhạc từ các ngôi chùa Khmer vang ngân trong không gian, cánh đồng lúa Tà Pạ với những mảnh ghép xanh ngát và vàng ươm, những người phụ nữ cặm cùi làm đồng... là những hình ảnh đọng lại trong lòng du khách.

Xe đạp trên đường đê tạo nên vẻ đẹp rất riêng cho vùng đất này - Ảnh: NGUYỆT NHI

Cánh đồng Tà Pạ (Tri Tôn - An Giang) sau mùa thu hoạch còn trơ những gốc rạ vẫn thu hút với vẻ đẹp riêng.

Bà con nơi đây chủ yếu dựa vào nước mưa để trồng lúa, đang mùa mưa nên dễ bắt gặp hình ảnh những người nông dân ra đồng nhổ mạ cấy lúa. Những người phụ nữ Khmer với đôi mắt sâu hút vừa nói cười rôm rả vừa cặm cụi nhổ từng thớ mạ, số ít không rành tiếng Việt nên khi tiếp xúc với du khách chỉ cười trừ, để lộ hai hàm răng trắng muốt.

11 thg 9, 2019

"Độc lạ" món gỏi cá mai ở Quy Nhơn

Đến Quy Nhơn, du khách không chỉ bị lạc lối bởi cảnh đẹp hút hồn mà còn bị hấp dẫn bởi những món ăn địa phương đặc sắc, thơm ngon và bổ dưỡng, trong đó, món gỏi cá mai được đánh giá về độ "độc lạ".


Quy Nhơn là nơi có khung cảnh thiên nhiên hòa quyện giữa rừng núi hùng vĩ và biển cả bao la, tạo ra sự đan xen giữa các hệ sinh thái đa dạng, cung cấp sản vật vùng miền vô cùng phong phú, hấp dẫn rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Đông Khuyết Đài - không gian văn hóa mới cho du khách khi đến Huế

Không gian văn hóa Đông Khuyết Đài - Đại nội Huế đã chính thức được khai trương và khởi đầu bằng triển lãm “Chuyện ghế” của họa sỹ Lê Thiết Cương.

Đông Khuyết Đài nằm trong Quần thể Di tích Kinh thành Huế. 

Đông Khuyết Đài nằm ở hướng Đông, đường Đoàn Thị Điểm (phường Thuận Thành, TP. Huế). Đây là một trong bốn đài canh gác nằm giữa Hoàng thành Huế, được xây dựng từ thời vua Gia Long.

Chiêm ngưỡng Ấn Hoàng đế vua Quang Trung

Với hàng ngàn tư liệu hiện vật gốc, hàng trăm hiện vật phục chế về Nhà Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung đang sở hữu một kho tư liệu, hiện vật giàu có, phong phú về một thời đại lừng lẫy, vị vua kiệt xuất nhất, được yêu mến trong lịch sử dân tộc.

Ấn Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ. 

Nằm ở thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) quê hương của 3 anh em người anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ; cũng là nơi phát sinh phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Bảo tàng Quang Trung là nơi lưu giữ khá đầy đủ những di tích hiện vật có liên quan tới phong trào Tây Sơn.

10 thg 9, 2019

Nhà thờ Trà Cổ đang hồi xây dựng lại

Về đất mỏ Quảng Ninh, đi miền Đông, tới Móng Cái, tới Trà Cổ mà không ghé thăm nhà thờ Trà Cổ là một thiếu sót vô cùng lớn cho một chuyến viễn du.

Tháng 9, những ngày vào thu, nhà thờ Trà Cổ thêm lần nữa đang hồi xây dựng lại.